THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2022 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình “Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2022 - 2030” (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung sau đây:
1. Mục tiêu chung:
Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng Khung bảo đảm chất lượng ASEAN, góp phần quan trọng thúc đẩy tự chủ giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.
2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2022 - 2025:
Hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo) được cơ bản hoàn thành; năng lực hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm được nâng cao, cụ thể:
a) 100% cơ sở đào tạo hoàn thành hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong với mục tiêu, chính sách, nguồn lực, nhiệm vụ, kế hoạch, các quy trình bảo đảm chất lượng và hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng được xác định rõ ràng phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và điều kiện thực tế của cơ sở đào tạo trong từng giai đoạn trên cơ sở các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trong nước và nước ngoài;
b) 100% cơ sở đào tạo hoàn thành tự đánh giá, 95% cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng chu kỳ kiểm định lần thứ nhất; 70% cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng chu kỳ kiểm định lần thứ hai;
c) 35% số chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng theo chu kỳ kiểm định lần thứ nhất; trong đó có ít nhất 10% số chương trình đào tạo đạt theo tiêu chuẩn nước ngoài (sau đây gọi là kiểm định quốc tế), 100% số chương trình đào tạo giáo viên các trình độ đạt tiêu chuẩn chất lượng;
d) 100% các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được đánh giá đạt tiêu chuẩn đánh giá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 10% các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được đánh giá đạt theo tiêu chuẩn đánh giá của tổ chức bảo đảm chất lượng quốc tế;
đ) 50% tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước tham gia vào mạng lưới các tổ chức bảo đảm chất lượng quốc tế hoặc có thoả thuận hợp tác quốc tế trong việc công nhận kết quả kiểm định lẫn nhau;
e) Có ít nhất 750 người được cấp thẻ kiểm định viên; 100% kiểm định viên được bồi dưỡng chuyên sâu về công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục trong đó có 5% kiểm định viên có chứng nhận và tham gia hoạt động kiểm định quốc tế;
g) 90% công chức và 70% viên chức, người lao động trong cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở đào tạo làm việc ở các vị trí về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục được bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu tham mưu xây dựng và thực thi chính sách, quy định về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục; trong đó có 20% được tập huấn, đào tạo bởi chuyên gia quốc tế và khu vực.
3. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2026 - 2030:
Phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm; phát triển bền vững hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm:
a) 100% cơ sở đào tạo phát triển hệ thống đảm chất lượng bên trong để thực thi hiệu quả mục tiêu chiến lược và văn hóa chất lượng của cơ sở đào tạo;
b) 100% cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng theo các chu kỳ kiểm định phù hợp (chu kỳ kiểm định lần thứ nhất với cơ sở đào tạo mới có một khóa người học tốt nghiệp hoặc các chu kỳ kiểm định tiếp theo với cơ sở đào tạo đã đạt kiểm định chất lượng giai đoạn trước năm 2025);
c) 80% số chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng chu kỳ kiểm định lần thứ nhất hoặc lần thứ hai; trong đó có ít nhất 20% số chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng kiểm định quốc tế, 100% số chương trình đào tạo giáo viên các trình độ đạt tiêu chuẩn chất lượng;
d) 100% các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước tự đánh giá theo khung tiêu chuẩn đánh giá của khu vực ASEAN, trong đó 20% đạt theo tiêu chuẩn đánh giá của tổ chức bảo đảm chất lượng quốc tế;
đ) 100% tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước tham gia các tổ chức bảo đảm chất lượng quốc tế hoặc có thoả thuận hợp tác quốc tế trong việc công nhận kết quả kiểm định lẫn nhau;
e) Có ít nhất 1500 người được cấp thẻ kiểm định viên; 100% kiểm định viên được bồi dưỡng định kỳ, chuyên sâu về công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục. 7% kiểm định viên có chứng nhận và tham gia hoạt động kiểm định quốc tế;
g) 100% công chức, viên chức, người lao động làm việc ở các vị trí trong cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở đào tạo về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục được bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ đáp ứng yêu tham mưu xây dựng và thực thi chính sách, quy định về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó có 35% được tập huấn, đào tạo bởi chuyên gia quốc tế và khu vực.
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm
a) Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, cơ chế, tiêu chuẩn, quy trình, biện pháp để phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm, trong đó có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các giảng viên của cơ sở giáo dục đại học tham gia hoạt động bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm; xác định mô hình tổ chức bộ máy kiểm định chất lượng giáo dục bảo đảm cho việc phát triển bền vững hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục;
c) Ban hành Khung bảo đảm chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm bảo đảm thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ của khu vực và thế giới.
2. Nâng cao năng lực của hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong các cơ sở đào tạo
a) Xây dựng, kiện toàn hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở đào tạo để thực thi hiệu quả sứ mạng, mục tiêu của cơ sở đào tạo;
b) Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, truyền thông bên trong và bên ngoài, cơ sở dữ liệu bảo đảm chất lượng và quy trình quản lý chất lượng, thực hiện trách nhiệm giải trình và công khai thông tin theo quy định;
c) Bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức, giảng viên làm công tác bảo đảm chất lượng trong các cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo; có chính sách khuyến khích cán bộ bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở đào tạo tham gia các đoàn đánh giá ngoài của các tổ chức kiểm định khu vực và thế giới.
3. Phát triển, nâng cao năng lực các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
a) Mở rộng mạng lưới các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cho một số lĩnh vực chuyên sâu đặc thù, bảo đảm liên thông, liên kết, hợp tác hiệu quả; bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định khi thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; tổ chức, sắp xếp các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập đáp ứng theo yêu cầu của Luật Giáo dục đại học;
b) Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và cơ sở giáo dục; thiết lập hệ thống công nghệ thông tin kết nối dữ liệu kiểm định chất lượng giáo dục và dữ liệu đầu vào, đầu ra của cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo;
c) Tăng cường các chương trình hợp tác giữa các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài và các tổ chức bảo đảm chất lượng quốc tế nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; có chính sách khuyến khích cán bộ bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tham gia các đoàn đánh giá ngoài của các tổ chức kiểm định khu vực và thế giới.
4. Tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức làm công tác xây dựng chính sách về bảo đảm và kiểm định chất lượng; nâng cao chất lượng và bảo đảm về số lượng kiểm định viên đáp ứng theo các tiêu chuẩn quốc gia và tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế
a) Bồi dưỡng chuyên sâu, nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức của cơ quan quản lý nhà nước làm công tác xây dựng chính sách về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ kiểm định viên theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, bảo đảm có đủ số lượng và năng lực để triển khai hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;
c) Định kỳ tổ chức sát hạch cấp thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục nhằm tăng cường số lượng và nâng cao năng lực của đội ngũ kiểm định viên, đánh giá viên;
d) Tổ chức các khóa tập huấn trong nước, có sự tham gia của các đối tác quốc tế uy tín nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở đào tạo, các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và cơ quan quản lý nhà nước.
5. Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, sự tham gia của các bên liên quan, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục
a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi chính sách bảo đảm và kiểm định chất lượng của cơ sở đào tạo; giám sát và đánh giá hoạt động của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Tăng cường sự tham gia và hợp tác của các bên liên quan vào hoạt động bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục; tăng cường sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục;
c) Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục với các tổ chức bảo đảm, kiểm định chất lượng quốc tế và cơ quan quản lý nhà nước của các quốc gia khác nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực làm chính sách và quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan đến bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục;
d) Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các bên liên quan về hoạt động bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục.
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình từ nguồn ngân sách nhà nước được giao trong dự toán hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo và các bên liên quan theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước hiện hành.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan lập kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình; chỉ đạo các cơ sở đào tạo trong việc thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ của Chương trình và kiểm tra việc thực hiện;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách về kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm trình Chính phủ ban hành; xây dựng Khung bảo đảm chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình; tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Chương trình trong phạm vi cả nước theo năm và từng giai đoạn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính
Trên cơ sở đề xuất về kinh phí của các Bộ, cơ quan Trung ương tham gia thực hiện Chương trình, Bộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm của các bộ, cơ quan trung ương theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan tổng hợp, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án được cơ quan thẩm quyền phê duyệt theo quy định để triển khai Chương trình.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có các ngành đào tạo giáo viên.
5. Các bộ, cơ quan ngang bộ
a) Chỉ đạo các cơ sở đào tạo trực thuộc, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình để cụ thể hóa nội dung triển khai trong các chương trình, kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và của ngành;
b) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong xây dựng chính sách và bố trí nguồn lực, hỗ trợ công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục cho các cơ sở đào tạo trực thuộc;
c) Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện theo đúng mục tiêu Chương trình, hằng năm gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chỉ đạo các cơ sở đào tạo của địa phương hoặc của các bộ, ngành đóng trên địa bàn thực hiện tốt công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong xây dựng chính sách, bố trí nguồn lực, hỗ trợ công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục cho các cơ sở đào tạo trực thuộc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
THE
PRIME MINISTER |
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 78/QD-TTg |
Hanoi, January 14, 2022 |
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to the Law on Government Organization and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;
Pursuant to Law on Education dated June 6, 2019;
Pursuant to Law on Higher Education dated June 18, 2012; Law on amendments to Law on Higher Education dated November 19, 2018;
Pursuant to Law on Vocation Education dated November 27, 2014;
Pursuant to the Resolution No. 50/NQ-CP dated April 17, 2020 of the Government on introducing Government’s action program on Politburo’s Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019 on a number of guidelines and policies for active participation in fourth industrial revolution;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
At the request of the Minister of Education and Training.
HEREBY DECIDES:
Article 1. Approval for “the Program of development of system of quality assurance and accreditation for pedagogical universities and colleges in period of 2022 – 2030” (hereinafter referred to as the Program), in specific:
1. General objectives:
Develop the system of quality assurance and accreditation for pedagogical universities and colleges in Vietnam to meet the requirement pertaining to fundamental and comprehensive renovation of education and training, to meet the standards of ASEAN Quality Assurance Framework, which greatly contributes to promote autonomy of higher education and improvement of the quality of pedagogical universities and colleges.
2. Specific objectives in period of 2022 – 2025:
Internal quality assurance system of pedagogical universities and colleges (hereinafter referred to as educational institutions) is basically completed; the capacity of the system of accreditation for pedagogical universities and colleges improves, in specific:
a) 100% of educational institutions complete the internal quality assurance system with clearly determined objectives, polices, resources, tasks, plans, processes, and information system of quality assurance in conformity with the missions, objectives and actual conditions of the educational institutions from time to time based on the domestic and foreign sets of quality assessment standards;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) 35% of training programs meet the given standards in the first periodic accreditation; in which at least 10% of training programs meet the given foreign standards (hereinafter referred to as international accreditation), 100% of programs for training teachers of various levels meet the given standards;
d) 100% of education quality accreditation organizations meet the given standards set by the Ministry of Education and Training; 10% of education quality accreditation organizations meet the given standards set by international quality accreditation organizations;
dd) 50% of domestic education quality accreditation organizations join the network of international quality assurance organizations or reach accreditation accords;
e) At least 750 people have been granted an accreditor card; 100% of the accreditors have been trained in the work of education quality assurance and accreditation, of which 5% of the accreditors are certified and participate in international accreditation practices;
g) 90% of officials and 70% of public employees, non-public employees in regulatory agencies and educational institutions who take positions in education quality assurance and accreditation may receive intensive training in order to give counsel on formulation and implementation of policies and regulations on education quality assurance and accreditation; 20% of whom may receive training from international and regional experts.
3. Specific objectives in period of 2026 - 2030:
Develop the internal quality assurance system of pedagogical universities and colleges; foster the sustainable development of the system of education quality accreditation of the pedagogical universities and colleges:
a) 100% of educational institutions develop the internal quality assurance system in order to accomplish their strategic objectives and quality culture;
b) 100% of educational institutions meet the given standards in periodic accreditations (first periodic accreditation for educational institutions that have the first graduates or subsequent periodic accreditations for educational institutions that are accredited for the period before 2025);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) 100% of domestic education quality accreditation organizations make self-assessment according to the ASEAN quality assurance framework, 20% of which meet the given standards of the international quality assurance bodies;
dd) 100% of domestic education quality accreditation organizations join the network of international quality assurance organizations or reach accreditation accords;
e) At least 1500 people have been granted an accreditor card; 100% of the accreditors receive periodic and intensive training in education quality assurance and accreditation. 7% of accreditors are certified and participate in international accreditation practices;
g) 100% of officials, public employees, non-public employees in regulatory agencies and educational institutions who take positions in education quality assurance and accreditation may receive intensive training in order to give counsel on formulation and implementation of policies and regulations on education quality assurance and accreditation; 35% of whom may receive training from international and regional experts.
1. Further improve the system of legislative documents on education quality assurance and accreditation for pedagogical universities and colleges
a) Review, formulate and improve the policies, mechanism, standards, process, measures for development and improvement of the system of education quality assurance and accreditation for pedagogical universities and colleges, including policies on incentives and support for lecturers of higher education institutions who engage in education quality assurance and accreditation;
b) Further improve the system of legislatives documents on education quality accreditation for pedagogical universities and colleges; determine the model to organize the education quality inspection apparatus to ensure the sustainable development of the education quality accreditation system;
c) Promulgate a framework for ensuring the quality of pedagogical universities and colleges to ensure the implementation of the Vietnam National Qualifications Framework, in accordance with regional and world standards and practices.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Build and reinforce the internal quality assurance system of the educational institutions to accomplish their missions and objectives:
b) Build and develop the internal and external communications system, quality assurance database and quality management process, fulfill the responsibility concerning accountability and information disclosure as prescribed;
c) Provide intensive training and improve capacity of officials, public employees, lecturers in charge of quality assurance in the educational institutions and training programs; have incentive policies in place for the officials in charge of education quality assurance and accreditation of the educational institutions to participate in external assessment commissions of regional and international accreditation organizations.
3. Develop and build capacity of education quality accreditation organization
a) Expand the network of education quality accreditation organizations in certain specific areas of expertise, ensure effective interconnection; protect state secrets as prescribed upon performance of education quality accreditation for higher education institutions affiliated to the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense; make public education quality accreditation organizations comply with requirements of the Law on Higher Education;
b) Accelerate digital transformation and information technology in education quality accreditation of education quality accreditation organizations and educational institutions; establish the IT system to connect the database of education quality accreditation and input and output database of the educational institution and training program;
c) Strengthen the cooperation programs between the Vietnamese education quality accreditation organizations and foreign education quality accreditation organizations and international quality assurance organizations to improve capacity for education quality accreditation organizations; have incentive policies in place for officials in charge of education quality assurance and accreditation of education quality accreditation organizations to participate in external assessment commissions of regional and international accrediting bodies.
4. Strengthen capacity for officials to make policies on quality assurance and accreditation; improve quality and ensure the number of qualified accreditors in accordance with national standards and in proximity to international standards
a) Provide intensive training and build capacity for officials of regulatory agencies in charge of formulating policies on education quality assurance and accreditation;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Administer periodic tests for issuance of cards of education quality accreditors to increase quantity and improve capacity of accreditors and assessors;
d) Provide domestic training courses, with presence of reputable international partners to build capacity for officials in charge of education quality assurance and accreditation of educational institutions, education quality accreditation organizations and regulatory agencies.
5. Promote the role of regulatory agencies, the involvement of related parties, promote international cooperation in the field of education quality assurance and accreditation
a) Strengthen inspection in implementation of policies on education quality assurance and accreditation of educational institutions; supervise and assess performance of education quality accreditation organizations in accordance with law;
b) Strengthen the involvement and cooperation of relevant parties in education quality assurance and accreditation; strengthen the cooperation of relevant parties in drafting and promulgating legislative documents and guiding documents on education quality assurance and accreditation;
c) Strengthen cooperation between education authorities and international education quality assurance and accreditation and regulatory agencies of other countries with a view to share experience, improve capacity to make policies and state administration in the fields related to education quality assurance and accreditation;
d) Promote communication to raise awareness and responsibilities of relevant parties in education quality assurance accreditation.
Funding for implementation of tasks and solutions of the Program is set aside from the state budget which is allocated in the annual estimate of the Ministry of Education and Training, Ministries, agencies, local governments, education and training institutions and relevant parties as per the law on state budget now in force.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The Ministry of Education and Training
a) Take charge and cooperate with relevant ministries, agencies, and local governments in planning and guiding the implementation of the Program; direct the educational institutions to implement the solutions and tasks of the Program and inspect the implementation thereafter;
b) Take charge and cooperate with relevant parties in formulating mechanism and policies on education quality accreditation for pedagogical universities and colleges and submitting them to the Government for promulgation; build the framework of education quality assurance for pedagogical universities and colleges;
c) Direct, guide, expedite, inspect the implementation of the Program; send consolidated reports on the implementation result of the Program nationwide on the annual and periodic basis to the Prime Minister.
2. The Ministry of Finance
Based on the funding proposals of the Ministries, central authorities that implement the Program, the Ministry of Finance shall send a consolidated proposal to the competent authority to provide funding for the Program set aside from the annual expenditure estimate of state budget of the Ministries and central authorities as per the law on state budget.
3. The Ministry of Planning and Investment
Take charge and cooperate with the Ministry of Education and Training and relevant Ministries and agencies in sending consolidated mid-term and annual plans for public investment to the Government and Prime Minister for implementation of programs and projects approved by the competent authorities to initiate the Program.
4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Ministries and ministerial-level agencies
a) Direct affiliated educational institutions to, based on the objectives and tasks, solutions of the Program to elaborate the tasks to be performed in the programs, and plans for improvement of training quality for the economic and social development of localities and branches;
b) Cooperate with the Ministry of Education and Training in formulating policies and arrange resources, assist the education quality assurance and accreditation for affiliated educational institutions;
c) Evaluate the performance based on the objectives of the Program, and send annual reports to the Ministry of Education and Training to report to the Prime Minister.
6. The People’s Committee of provinces and central-affiliated cities
a) Direct educational institutions of localities and ministries and central authorities located in provinces and central-affiliated cities to perform education quality assurance and accreditation in an effective manner;
b) Cooperate with the Ministry of Education and Training in formulating policies and arrange resources, assist the education quality assurance and accreditation for affiliated educational institutions.
Article 2. This Decision comes into force as of from the date of signing.
Article 3. Ministries, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant entities shall implement this Decision./.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PP.
PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Vu Duc Dam
;
Quyết định 78/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình "Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2022-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 78/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 14/01/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 78/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình "Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2022-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video