THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 775/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2018 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ ban hành quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 (Nghị quyết 73);
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm các nội dung chính sau:
1. Tên Chương trình và cơ quan quản lý Chương trình:
a) Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Chương trình).
b) Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Mục tiêu tổng quát:
- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú theo Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 - 2015 và các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện mới được thành lập do chia tách địa giới hành chính và theo quy hoạch mạng lưới điều chỉnh.
- Hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu và bàn ghế học sinh, trang thiết bị, đồ dùng nhà ăn, nhà bếp, khu ở nội trú; sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các thôn đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi chung là vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) và các trường phổ thông dân tộc bán trú.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
- Hỗ trợ hoàn thành 19 dự án đầu tư các trường phổ thông dân tộc nội trú đang xây dựng dở dang trong số 48 trường thuộc danh mục đầu tư xây dựng mới tại Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn thực hiện nhưng không vượt quá mục tiêu 22 Dự án theo phê duyệt tại Nghị quyết 73).
- Hỗ trợ đầu tư 05 dự án khởi công mới các trường phổ thông dân tộc nội trú trong số 48 trường thuộc danh mục đầu tư xây dựng mới tại Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn thực hiện nhưng không vượt quá mục tiêu 16 Dự án).
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị cho 02 trường phổ thông dân tộc nội trú mới thành lập theo quy hoạch mạng lưới điều chỉnh sau khi có Quyết định chia tách địa giới hành chính và Quyết định thành lập trường tại các tỉnh Tuyên Quang, Khánh Hòa (điều chỉnh hỗ trợ thêm 02 trường tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên khi có nguồn thực hiện).
- Hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu và bàn ghế học sinh cho 1.070 trường và điểm trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ dùng cho 1.045 nhà ăn, nhà bếp, 1.045 khu nội trú học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ sửa chữa, cải tạo theo hướng nâng cấp, mở rộng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật trường học theo quy định hiện hành cho 760 nhà ăn, nhà bếp, 760 khu ở nội trú trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Nhiệm vụ chính của Chương trình:
a) Nhiệm vụ 01: Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách trung ương với tổng mức vốn là 401,696 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 1.100 tỷ đồng). Các nội dung và hoạt động chính:
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị cho 19 dự án chuyển tiếp các trường phổ thông dân tộc nội trú trong số 48 trường thuộc danh mục đầu tư xây dựng mới tại Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn thực hiện nhưng không vượt quá mục tiêu 22 Dự án theo phê duyệt tại Nghị quyết 73).
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị cho 05 dự án khởi công mới của các trường phổ thông dân tộc nội trú trong số 48 trường thuộc danh mục đầu tư xây dựng mới tại Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn thực hiện nhưng không vượt quá mục tiêu 16 Dự án).
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị cho 02 trường phổ thông dân tộc nội trú mới thành lập theo quy hoạch mạng lưới điều chỉnh sau khi có Quyết định chia tách địa giới hành chính và Quyết định thành lập trường tại các tỉnh Tuyên Quang, Khánh Hòa (điều chỉnh hỗ trợ thêm 02 trường tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên khi có nguồn thực hiện).
b) Nhiệm vụ 02: Hỗ trợ trang thiết bị, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các hạng mục thiết yếu của các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách trung ương và địa phương; hỗ trợ hoạt động giám sát, đánh giá, triển khai Chương trình. Tổng mức vốn thực hiện là 4.000 tỷ đồng, bao gồm: vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương là 3.000 tỷ đồng (trong đó có 0,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động giám sát, đánh giá và triển khai Chương trình ở trung ương thuộc kế hoạch năm 2016 và 6 tỷ đồng hỗ trợ cho Yên Bái và Điện Biên bị ảnh hưởng bão lũ năm 2017), ngân sách địa phương: 1.000 tỷ đồng. Các nội dung và hoạt động chính:
- Hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu, bàn ghế học sinh cho 1.070 trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cho 1.045 nhà ăn - nhà bếp, 1.045 khu nội trú học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ sửa chữa, cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục công trình, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường học cho 760 nhà ăn, nhà bếp, 760 khu ở nội trú của trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
a) Ngân sách trung ương:
- Vốn đầu tư phát triển: 401,696 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 1.100 tỷ đồng).
- Vốn sự nghiệp: 3.000 tỷ đồng.
b) Ngân sách địa phương: 1.000 tỷ đồng.
6. Cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình:
a) Đối với vốn đầu tư phát triển:
- Thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
- Ngân sách trung ương hỗ trợ các trường phổ thông dân tộc nội trú theo khả năng cân đối nguồn vốn, kể cả các trường hợp có dự án quy mô nhỏ thuộc nhóm C; các dự án chuyển tiếp không đảm bảo thời gian thực hiện do thiếu vốn được kéo dài thời gian thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.
- Hằng năm, căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mục tiêu, nhiệm vụ, số vốn đầu tư phát triển của Chương trình, các địa phương xây dựng kế hoạch gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, giao kế hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật liên quan.
b) Đối với vốn sự nghiệp:
- Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.
- Ngân sách trung ương hỗ trợ theo khả năng nguồn vốn, theo quy mô và nhiệm vụ giao cho các trường, điểm trường thuộc đối tượng Chương trình; theo nhu cầu, khả năng đối ứng vốn của địa phương; ưu tiên địa bàn, cơ sở giáo dục khó khăn và có sự điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế khách quan, phù hợp nhiệm vụ của ngành trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ Chương trình.
Không hỗ trợ kinh phí Chương trình mua sắm mới, cải tạo, sửa chữa các trường, điểm trường thuộc diện quy hoạch lại và thay đổi địa điểm.
- Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực hiện các mục tiêu năm trước, mục tiêu của từng nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020 và dự kiến kinh phí ngân sách trung ương năm sau của Bộ Tài chính; Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ và phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương chi tiết theo từng nhiệm vụ, từng địa phương kèm theo thuyết minh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, giao kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương triển khai mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình, các tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường tiểu học, trường trung học cơ sở. Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện bảo đảm vốn đối ứng của địa phương tối thiểu theo tỷ lệ chung của Chương trình.
7. Thời gian thực hiện Chương trình: 2016 - 2020.
8. Tổ chức thực hiện Chương trình
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương thực hiện Chương trình.
- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra của Chương trình.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, giao vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định nguồn vốn đầu tư phát triển và khả năng cân đối vốn đầu tư phát triển các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương thuộc Chương trình.
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.
c) Bộ Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Giáo dục và Đào tạo cân đối, bố trí vốn sự nghiệp của trung ương thực hiện Chương trình.
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.
- Chủ trì hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình.
d) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương, trong đó giao Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị đầu mối chủ trì tổng hợp, tham mưu đề xuất phương án đầu tư, triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát đánh giá, lưu trữ dữ liệu và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan theo quy định.
- Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện Chương trình.
- Xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của bộ, ngành và địa phương; gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.
- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo chủ Chương trình tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình ở địa phương theo quy định.
- Chỉ đạo việc huy động đủ nguồn kinh phí đối ứng cho Chương trình; phối hợp với các bộ ngành trung ương điều hành, quản lý đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình.
Điều 2. Cơ chế quản lý điều hành Chương trình thực hiện theo các Quyết định và các quy định hiện hành liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
Quyết định 775/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 775/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 27/06/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 775/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video