THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 716/TTg |
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 1995 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC VIỆN QUỐC PHÒNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 188/CP ngày 20 tháng 12 năm 1994 về việc thành lập Học viện
Quốc phòng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Giám đốc Học viện Quốc phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC VIỆN QUỐC PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 716/TTg ngày 7 tháng 11 năm 1995)
Điều 1. Bản Quy chế này quy định những điểm cơ bản về tổ chức và hoạt động của Học viện Quốc phòng.
Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý. Các cơ quan nhà nước và các địa phương theo chức năng của mình có trách nhiệm tham gia xây dựng Học viện.
Học viện Quốc phòng hoạt động hợp tác chặt chẽ với trung tâm khoa học quốc gia, các viện nghiên cứu, các học viện và trường đại học để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Học viện Quốc phòng có trách nhiệm hỗ trợ các học viện, trường đại học khác trong việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, đào tạo cán bộ quân sự và nghiên cứu khoa học quân sự.
Học viện Quốc phòng là đơn vị được Nhà nước và Bộ Quốc phòng ưu tiên đầu tư về cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhằm đổi mới công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học quân sự, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng đất nước.
NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Điều 4. Học viện Quốc phòng thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng sau đại học cho các đối tượng:
- Đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan chỉ huy - tham mưu cao cấp, chiến dịch, chiến lược; quân sự địa phương; cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu khoa học quân sự; đào tạo cao học, nghiên cứu sinh về khoa học quân sự theo quy chế văn bằng của Nhà nước.
- Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và tương đương, cán bộ lãnh đạo thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể Trung ương.
- Hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp quân sự.
Mọi chương trình đào tạo nhằm đạt các loại văn bằng của Học viện Quốc phòng đều phải được Bộ Quốc phòng phê chuẩn và đăng ký ở Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài ra Học viện Quốc phòng còn được giảng dạy một số môn học, lớp học trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của Học viện.
Điều 7. Học viện Quốc phòng tổ chức theo hệ thống nhà trường quân đội, cơ cấu bao gồm:
a. Ban Giám đốc,
b. Cục Huấn luyện - Đào tạo,
c. Cục Chính trị,
d. Cục Hậu cần - Kỹ thuật,
e. Viện nghiên cứu khoa học quân sự,
g. Văn phòng,
h. Các Khoa, các Bộ môn giảng dạy,
i. Các hệ quản lý học viên.
Tổ chức, biên chế cụ thể do Bộ Quốc phòng xác định.
1. Một số Phó Giám đốc.
2. Cục trưởng Cục Huấn luyện - Đào tạo.
3. Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Quân sự.
4. Một số cán bộ khoa, cán bộ giảng dạy, nhà khoa học ở trong và ngoài Học viện Quốc phòng.
Tuỳ theo yêu cầu công việc, Giám đốc Học viện Quốc phòng có thể thành lập các Hội đồng khoa học chuyên ngành và Hội đồng tư vấn lâm thời khác.
Riêng học viên vào học các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, do Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ triệu tập.
Những học viên tốt nghiệp xuất sắc, được khen thưởng và ưu đãi theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Hàng năm Học viện Quốc phòng lập và báo cáo bảo vệ dự án thu chi ngân sách (từ tất cả các nguồn) trước Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng của Chính phủ có liên quan. Bộ Quốc phòng chủ trì cùng các cơ quan chức năng của Chính phủ có liên quan phê duyệt và ra quyết định giao nhiệm vụ thu chi ngân sách hàng năm cho Học viện Quốc phòng.
Ngân sách của Học viện Quốc phòng bao gồm các nguồn sau đây:
- Ngân sách Quốc phòng cấp.
- Ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp.
- Các nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, giảng dạy v.v...
- Hỗ trợ, tài trợ khác.
Giám đốc Học viện Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền sử dụng kinh phí theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá của Bộ Quốc phòng và Nhà nước, cuối năm tổng hợp báo cáo quyết toán các nguồn thu và các khoản chi với Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính.
Học viện Quốc phòng chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Quốc phòng và sự quản lý Nhà nước trong phạm vi chức năng của các Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ.
Giám đốc Học viện Quốc phòng được ra quyết định công nhận các chức danh từ giảng viên chính, nghiên cứu viên chính trở xuống đối với cán bộ trong học viện.
Điều 16. Giám đốc Học viện Quốc phòng được quyền cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy chế hiện hành.
Điều 17. Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký.
Căn cứ vào Quy chế này, Giám đốc Học viện Quốc phòng quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc.
Quyết định 716/TTg năm 1995 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 716/TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 07/11/1995 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 716/TTg năm 1995 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video