ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 673/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/3/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư số 05/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 về việc thông qua Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,
Xét Tờ trình số 2977/TTr-SLĐTBXH ngày 27/12/2013 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội về việc phê quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 1365/BC-KHĐT ngày 27 tháng 12 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
Quy hoạch phát triển mạng lưới trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề Thành phố gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy hoạch ngành, gắn với phát triển không gian, vùng, lãnh thổ, đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao cho Thành phố và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Phát triển mạng lưới các trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề của Hà Nội trên cơ sở kết hợp, khai thác và phát huy có hiệu quả các cơ sở dạy nghề của các Bộ, ngành Trung ương đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục theo yêu cầu phát triển toàn diện, hiện đại, với cơ cấu hợp lý, đồng bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Xã hội hóa nguồn lực để phát triển hệ thống các trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề.
Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô dạy nghề, đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề có sử dụng nhân lực tay nghề cao trong nước và xuất khẩu lao động.
2.1. Mục tiêu chung
Phát triển đồng bộ với cơ cấu hợp lý hệ thống mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, có chất lượng và kỹ thuật, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; chất lượng đào tạo một số nghề đạt trình độ khu vực ASEAN và thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Về lao động qua đào tạo:
Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 40% (trong đó trình độ từ sơ cấp trở lên đạt trên 28%); Năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 55% (trong đó trình độ từ sơ cấp trở lên đạt trên 40%); Năm 2030 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 90%.
- Về mạng lưới trường nghề:
Tập trung đầu tư, nâng cấp các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập hiện có nhằm đáp ứng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Phấn đấu mỗi quận, huyện, thị xã có ít nhất 01 trung tâm dạy nghề hoặc 01 trường trung cấp nghề hoặc 01 trường cao đẳng nghề. Phát triển trường ngoài công lập. Đầu tư nâng cấp một số trường cao đẳng, trung cấp thành trường chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, khu vực Asean, cấp vùng và một số trung tâm dạy nghề kiểu mẫu. Tăng cường liên doanh, liên kết trong đào tạo nghề ở làng nghề và doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015, toàn Thành phố có 14 trường cao đẳng nghề (trong đó có 01 trường chuẩn quốc tế, 01 trường chất lượng cao), 32 trường trung cấp nghề, 57 trung tâm dạy nghề (trong đó có 01 trung tâm kiểu mẫu); Đến năm 2020 có 21 trường cao đẳng nghề (trong đó có 02 trường chuẩn quốc tế, 03 trường cấp khu vực Asean, 01 trường chất lượng cao, 03 trường cấp vùng), 32 trường trung cấp nghề (trong đó có từ 01-03 trường cấp vùng), 66 trung tâm dạy nghề (trong đó có 01 trung tâm kiểu mẫu).
Đến năm 2030 có khoảng 23 trường cao đẳng nghề, 34 trường trung cấp nghề, 73 trung tâm dạy nghề.
- Về phát triển đội ngũ giáo viên:
Đến năm 2020 đội ngũ giáo viên dạy nghề cơ bản đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề, phù hợp với cơ cấu ngành nghề đào tạo, trong đó có 30% số giáo viên dạy cao đẳng nghề và trung cấp nghề có trình độ sau đại học. Đến năm 2030 có khoảng 50% số giáo viên có trình độ sau đại học.
3.1. Mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề
a) Đến năm 2015: Giữ nguyên các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề hiện có đang hoạt động có hiệu quả. Điều chỉnh đối với các trường hoạt động không hiệu quả. Đầu tư, nâng cấp, mở rộng các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề để đảm bảo quy mô và chất lượng, cụ thể:
- Hệ cao đẳng nghề: 14 trường
+ Trường cao đẳng nghề công lập: có 4 trường, trong đó đầu tư, nâng cấp trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội thành trường chuẩn quốc tế, trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội thành trường chất lượng cao; Duy trì, cải tạo trường Cao đẳng nghề kinh doanh và công nghệ (thuộc doanh nghiệp Nhà nước); thành lập mới trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc.
+ Trường cao đẳng nghề ngoài công lập: có 10 trường, trong đó đã có 08 trường, thành lập mới 02 trường ở Sóc Sơn và Hoàng Mai để đào tạo các nghề dịch vụ ăn uống, khách sạn, dịch vụ bảo vệ, an ninh, công nghệ thông tin và phục vụ xuất khẩu lao động.
- Hệ trung cấp nghề: 32 trường
+ Trường trung cấp nghề công lập: duy trì, nâng cấp 07 trường, trong đó có 01 trường trung cấp nghề thuộc doanh nghiệp Nhà nước.
+ Trường trung cấp nghề ngoài công lập: 25 trường
- Trung tâm dạy nghề: có 57 trung tâm
+ Trung tâm dạy nghề công lập: có 16 trung tâm, trong đó đầu tư trung tâm dạy nghề Ba Vì thành trung tâm kiểu mẫu; duy trì, cải tạo, nâng cấp 15 trung tâm dạy nghề thuộc các ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã đang quản lý.
+ Trung tâm dạy nghề ngoài công lập: có 41 trung tâm, trong đó đã có 38 trung tâm, thành lập mới 03 trung tâm ở Phúc Thọ, Mỹ Đức và Sơn Tây để đào tạo các nghề dịch vụ xã hội như: điều dưỡng, chăm sóc gia đình, trang điểm thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc da, chăm sóc tóc, các nghề về công nghệ thông tin, thời trang, các nghề sản xuất đồ gỗ, các nghề thủ công mỹ nghệ...
b) Đến năm 2020: Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, mở rộng các trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề để đáp ứng quy mô đào tạo. Nâng cấp trường trung cấp nghề thành cao đẳng nghề, thành lập mới một số trường cao đẳng nghề và trung tâm dạy nghề
- Hệ cao đẳng nghề: 21 trường
+ Trường cao đẳng nghề công lập: có 06 trường, trong đó duy trì, nâng cấp 04 trường đã có, thành lập mới 02 trường trên cơ sở nâng cấp từ trường trung cấp nghề lên cao đẳng nghề (Trường trung cấp nghề số 1 Hà Nội thành trường Cao đẳng nghề chất lượng cao Phú Xuyên; trường Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội thành trường Cao đẳng nghề Du lịch và Khách sạn Hà Nội); Duy trì trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội tiếp tục đạt tiêu chuẩn quốc tế; trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, trường Cao đẳng nghề Du lịch và khách sạn Hà Nội đạt tiêu chuẩn khu vực Asean; trường Cao đẳng nghề Phú Xuyên đạt trường chất lượng cao. Bảo đảm một số trường có đủ năng lực dạy nghề cho cả vùng ở khu vực Thạch Thất, Sóc Sơn, Phú Xuyên.
+ Trường cao đẳng nghề ngoài công lập: có 15 trường, trong đó nâng cấp trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo thành trường chuẩn quốc tế, trường Cao đẳng nghề Thăng Long đạt tiêu chuẩn khu vực Asean; thành lập mới 05 trường ở các huyện Chương Mỹ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Mỹ Đức và thị xã Sơn Tây.
- Hệ trung cấp nghề: 32 trường
+ Trường trung cấp nghề công lập: có 07 trường, trong đó có 01 trường trung cấp nghề thuộc doanh nghiệp nhà nước. Nâng cấp trung tâm dạy nghề của Hội người mù Thành phố thành trường Trung cấp nghề dành cho người khuyết tật. Nâng cấp trung tâm dạy nghề Ứng Hòa thành trường Trung cấp nghề Ứng Hòa. Giảm trường Trung cấp nghề Nấu ăn và Nghiệp vụ khách sạn Hà Nội do nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Du lịch và khách sạn Hà Nội. Giảm trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội do nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Chất lượng cao Phú Xuyên.
+ Trường trung cấp nghề ngoài công lập: có 25 trường.
- Trung tâm dạy nghề: có 66 trung tâm.
+ Trung tâm dạy nghề công lập: có 18 trung tâm, trong đó duy trì, nâng cấp 14 trung tâm dạy nghề đã có; giảm 02 trung tâm do nâng cấp thành 02 trường trung cấp nghề (trung tâm dạy nghề Ứng Hòa, trung tâm dạy nghề của Hội người mù Thành phố); thành lập mới 04 trung tâm dạy nghề tại các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Phúc Thọ, Mỹ Đức. Xây dựng trung tâm dạy nghề Ba Vì, Thanh Trì là trung tâm kiểu mẫu.
+ Trung tâm dạy nghề ngoài công lập: có 48 trung tâm, trong đó duy trì hoạt động của 41 trung tâm dạy nghề đã có; thành lập mới 07 trung tâm dạy nghề tại Đan Phượng, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Long Biên, Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn.
c) Đến năm 2030:
- Trường cao đẳng nghề: 23 trường
+ Trường cao đẳng nghề công lập: 06 trường
+ Trường cao đẳng nghề ngoài công lập: 17 trường, trong đó 15 trường đã có, thành lập mới 02 trường tại Sóc Sơn, Ứng Hòa.
- Trường trung cấp nghề: 34 trường
+ Trường trung cấp nghề công lập: 07 trường, trong đó có 01 trường thuộc doanh nghiệp nhà nước.
+ Trường trung cấp nghề ngoài công lập: 27 trường, trong đó 25 trường đã có, thành lập mới 02 trường.
- Trung tâm dạy nghề: 73 trung tâm.
+ Trung tâm dạy nghề công lập: 18 trung tâm.
+ Trung tâm dạy nghề ngoài công lập: 55 trung tâm, trong đó 48 trung tâm đã có, thành lập mới 07 trung tâm.
- Duy trì các trường đạt tiêu chuẩn quốc tế, các trường chất lượng cao, trường đạt tiêu chuẩn khu vực Asean, trường cấp vùng và các trung tâm kiểu mẫu.
3.2. Cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo
Phát triển đào tạo nghề cả về quy mô và chất lượng theo ba cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề. Trong đó, chú trọng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo, nhằm bảo đảm sự đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo và cơ cấu trình độ nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tập trung đào tạo đội ngũ lao động làm việc trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng quy mô đào tạo các nghề thuộc nhóm nghề thu hút học viên theo học như: Điện công nghiệp, điện dân dụng, điện tử công nghiệp, công nghệ ô tô, cắt gọt kim loại, hàn, lập trình máy tính, quản trị mạng máy tính, nguội chế tạo, nguội sửa chữa máy công cụ, nguội lắp ráp cơ khí, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, vẽ và thiết kế trên máy tính, quản trị cơ sở dữ liệu, hệ thống điện, kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính.
Phát triển dạy nghề truyền thống ở các làng nghề.
Liên kết dạy nghề trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3.3. Cơ sở vật chất trang thiết bị
- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề theo hướng chuẩn hóa và hiện đại, đồng bộ, đảm bảo đủ các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng cho hoạt động dạy, học và giáo dục toàn diện.
- Đến năm 2020: 100% số trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đạt chuẩn về đất đai, trang thiết bị, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và khu rèn luyện thể chất.
3.4. Đội ngũ giáo viên dạy nghề
Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, đạt chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết, thực hành, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng dạy nghề; có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học, bảo đảm đạt tiêu chuẩn tỷ lệ giáo viên trên số lượng học sinh ở mức 1/20. Định hướng đến năm 2020 có 30% số lượng giáo viên trong các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề có trình độ sau đại học, có 50% số lượng giáo viên sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Định hướng đến năm 2030, có khoảng 50% số giáo viên có trình độ sau đại học và 100% giáo viên sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
3.5. Chương trình và giáo trình dạy nghề
Xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình dạy theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và tiếp cận với trình độ tiên tiến, đảm bảo đào tạo liên thông, theo phương pháp phân tích nghề, tích hợp kiến thức, kỹ năng.
Đến năm 2020: Các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề có đủ chương trình, giáo trình dạy nghề được xây dựng theo hướng hiện đại, phù hợp với từng nghề, nhóm nghề đào tạo.
4. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
a) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và xã hội về học nghề và dạy nghề
Tăng cường quán triệt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, về dạy nghề, học nghề; ưu tiên đầu tư phát triển dạy và học nghề, coi dạy và học nghề là giải pháp đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.
b) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dạy nghề
Thực hiện kiểm định cơ sở dạy nghề và kiểm định chương trình đào tạo. Các cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng dạy nghề, tiêu chuẩn tuyển sinh và tốt nghiệp; tự kiểm định chất lượng dạy nghề và chịu sự đánh giá định kỳ của các cơ quan kiểm định chất lượng dạy nghề.
c) Xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa phát triển mạng lưới dạy nghề
Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành lập trường nghề, trung tâm dạy nghề; liên kết với trường nghề trong đào tạo và giải quyết việc làm. Xây dựng các mô hình, hình thức và phương thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để nâng cao khả năng có việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo.
d) Tăng cường hợp tác quốc tế về dạy nghề
Mở rộng hợp tác quốc tế để trao đổi và học tập kinh nghiệm của các nước đặc biệt là các nước thành công trong phát triển đào tạo nghề. Khuyến khích hợp tác với trường đào tạo nghề của các nước phát triển và trao đổi chương trình đào tạo, trao đổi giáo viên, chuyên gia đào tạo; chuyển giao công nghệ, phương pháp giảng dạy.
e) Giải pháp về vốn
Tổng nhu cầu đầu tư phát triển trường nghề Hà Nội đến năm 2030 dự kiến khoảng 31.320 tỷ đồng. Giải pháp về vốn đầu tư như sau:
Nâng dần tỷ trọng đầu tư cho dạy nghề lên trên 13% trong tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo, tập trung đầu tư cho những cơ sở dạy nghề trọng điểm, các vùng khó khăn, khu vực ngoại thành; phát triển chương trình; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho các đối tượng chính sách, nhóm yếu thế trong xã hội và phổ cập nghề cho người lao động.
Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nguồn lực cho phát triển dạy nghề bao gồm: nhà nước, doanh nghiệp, người học, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, trong đó nguồn ngân sách nhà nước là quan trọng.
Xây dựng chính sách thu hút và huy động vốn từ tư nhân trong nước để đầu tư, tạo điều kiện các cơ sở dạy nghề còn được hưởng một số ưu đãi về tín dụng và đầu tư, được miễn thuế nhập khẩu đối với một số trang thiết bị dạy nghề.
Nghiên cứu và đề xuất cơ chế khuyến khích các Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề công lập huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước đề đầu tư phát triển.
Tập trung nguồn vốn ngân sách và vốn ODA để đầu tư phát triển một số trường trọng điểm, trung tâm giới thiệu việc làm để làm tiền đề phát triển nhân rộng mô hình đào tạo.
Phát huy cơ chế tự chủ về tài chính vừa là động lực để các cơ sở dạy nghề mạnh dạn đầu tư phát triển vừa là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động.
Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là cơ sở để xây dựng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, định hướng đầu tư phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề của Thành phố. Ủy ban nhân dân Thành phố giao:
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Công bố và phổ biến rộng rãi quy hoạch. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, các chương trình, dự án để thực hiện quy hoạch.
- Tham mưu cho UBND thành phố điều chỉnh quy hoạch kịp thời khi không phù hợp.
2. Các sở, ban, ngành của Thành phố
Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
Lồng ghép nội dung quy hoạch Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã cho phù hợp. Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển của các quận, huyện, thị xã.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở, ngành của Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN
NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 24/1/2014 của UBND TP Hà Nội)
STT |
Tên dự án |
Địa điểm |
Ghi chú |
|
Giai đoạn 2013-2015 |
|
|
1 |
Trung tâm dạy nghề Hùng Vương |
Quận Cầu Giấy |
Đã được cấp phép |
2 |
Trung tâm dạy nghề nhân đạo Vân Sơn |
Huyện Sóc Sơn |
Đã được cấp phép |
3 |
Trung tâm đào tạo và dạy nghề lái xe cơ giới đường bộ Hà An |
Huyện Sóc Sơn |
Đã được cấp phép |
4 |
Trường huấn luyện, đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ |
Quận Hoàng Mai |
Đã được cấp phép |
5 |
Trụ sở làm việc và trung tâm đào tạo bồi dưỡng lao động xuất khẩu |
Quận Cầu Giấy |
Đã được cấp phép |
6 |
Xây dựng trường trung cấp nghề Vân Canh |
Huyện Hoài Đức |
Đã được cấp phép |
7 |
Xây dựng trường trung cấp nghề công nghệ Tây An |
Huyện Đan Phượng |
Đã được cấp phép |
8 |
Xây dựng trung tâm dạy nghề Sao Bắc Việt |
Quận Hà Đông |
Đã được cấp phép |
9 |
Dự án xây dựng Trường trung cấp nghề kỹ thuật và công nghệ |
Huyện Thường Tín |
Đã được cấp phép |
10 |
Trường trung cấp tư thục công nghệ Thăng Long |
Huyện Hoài Đức |
Đã được cấp phép |
11 |
Trường trung cấp nghề Thiên Đức |
Huyện Sóc Sơn |
Đã được cấp phép |
12 |
Trường trung cấp nghề Thông Tin và Truyền Thông Hà Nội |
Huyện Gia Lâm |
Đã được cấp phép |
13 |
Trung tâm Hướng Nghiệp và đào tạo dạy nghề mộc và thêu ren |
Quận Cầu Giấy |
Đã được cấp phép |
14 |
Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo |
Huyện Đông Anh |
Đã được cấp phép |
15 |
Trung tâm dạy nghề Đại Cường |
Qụân Long Biên |
Đã được cấp phép |
16 |
Trung tâm dạy nghề Gaet |
Huyện Từ Liêm |
Đã được cấp phép |
17 |
Trung tâm dạy nghề Cửu Long |
Huyện Từ Liêm |
Đã được cấp phép |
18 |
Trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội |
Huyện Từ Liêm |
Đã được cấp phép |
19 |
Trường Cao đẳng nghề Phú Châu |
Quận Hoàng Mai |
Đã được cấp phép |
20 |
Trung tâm đào tạo và dạy nghề |
Huyện Từ Liêm |
Đã được cấp phép |
21 |
Trung tâm dạy nghề chất lượng cao |
Huyện Đông Anh |
Đã được cấp phép |
22 |
Cơ sở dạy nghề đào tạo lái xe thuộc Trung tâm dạy nghề dân lập Thanh Xuân |
Huyện Đông Anh |
Đã được cấp phép |
23 |
Trung tâm dạy nghề Thăng Long |
Huyện Từ Liêm |
Đã được cấp phép |
24 |
Xây dựng trụ sở làm việc, trường dạy nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh |
Huyện Thanh Trì |
Đã được cấp phép |
25 |
Xây dựng trung tâm dạy nghề tư thục nhân đạo Minh Tâm |
Huyện Thạch Thất |
Đã được cấp phép |
26 |
Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc |
Huyện Đông Anh |
Đã được cấp phép |
27 |
Trường Cao đẳng nghề tại Sóc Sơn |
Huyện Sóc Sơn |
|
28 |
Trường Cao đẳng nghề tại Hoàng Mai |
Quận Hoàng Mai |
|
29 |
Trung tâm dạy nghề Phúc Thọ |
Huyện Phúc Thọ |
|
30 |
Trung tâm dạy nghề Mỹ Đức |
Huyện Mỹ Đức |
|
31 |
Trung tâm dạy nghề Sơn Tây |
Thị xã Sơn Tây |
|
32 |
Trường Cao đẳng nghề Chương Mỹ |
Huyện Chương Mỹ |
|
|
Giai đoạn 2016-2020 |
|
|
33 |
Trường Cao đẳng nghề chất lượng cao Phú Xuyên |
Huyện Phú Xuyên |
|
34 |
Trường Cao đẳng nghề du lịch và khách sạn Hà Nội |
Thị Xã Sơn Tây |
|
35 |
Trường Cao đẳng nghề số 17 |
Quận Thanh Xuân |
|
36 |
Trường Cao đẳng nghề số 10 |
Quận Thanh Xuân |
|
37 |
Trung tâm dạy nghề Quốc Oai |
Huyện Quốc Oai |
|
38 |
Trung tâm dạy nghề Mỹ Đức |
Huyện Mỹ Đức |
|
39 |
Trung tâm dạy nghề Phúc Thọ |
Huyện Phúc Thọ |
|
40 |
Trung tâm dạy nghề Ba Vì |
Huyện Ba Vì |
|
41 |
Trường Cao đẳng nghề Sơn Tây |
Thị xã Sơn Tây |
|
42 |
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Phú Xuyên |
Huyện Phú Xuyên |
|
43 |
Trường Cao đẳng nghề Quốc Oai |
Huyện Quốc Oai |
|
44 |
Trường Cao đẳng nghề Mỹ Đức |
Huyện Mỹ Đức |
|
45 |
Trường Trung cấp nghề dành cho người khuyết tật |
Quận Hà Đông |
|
46 |
Trường Trung cấp nghề Ứng Hòa |
Huyện Ứng Hòa |
|
47 |
Trung tâm dạy nghề Đan Phượng |
Huyện Đan Phượng |
|
48 |
Trung tâm dạy nghề Phú Xuyên |
Huyện Phú Xuyên |
|
49 |
Trung tâm dạy nghề Chương Mỹ |
Huyện Chương Mỹ |
|
50 |
Trung tâm dạy nghề Long Biên |
Quận Long Biên |
|
51 |
Trung tâm dạy nghề Mê Linh |
Huyện Mê Linh |
|
52 |
Trung tâm dạy nghề Đông Anh |
Huyện Đông Anh |
|
53 |
Trung tâm dạy nghề Sóc Sơn |
Huyện Sóc Sơn |
|
Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các chương trình, dự án nêu trên được tính toán, lựa chọn và xác định chính xác cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư
THE PEOPLE’S COMMITTEE OF HANOI |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
|
No: 673/QD-UBND |
Hanoi, January 24, 2014 |
THE PEOPLE’S COMMITTEE OF HANOI
Pursuant to Law on Organization of the People’s Councils and the People’s Committees of provinces dated March 26, 2003
Pursuant to Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 07, 2006 of the Government prescribing the formulation, approval and management of the master plan for social-economic development; Decree No. 04/2008/ND-CP dated January 11, 2008 of the Government prescribing the amendments to some articles of Decree No. 92/2006/ND-CP; Circular No. 05/TT-BKHDT dated October 31, 2013 of Ministry of Planning and Investment giving instructions on formulation, inspection, approval, amendments and announcement of the master plan for social-economic development and the plan for the development of primary industries and products.
Pursuant to Decision No. 1081/QD-TTg dated July 06, 2011 of the Prime Minister on the approval for the master Plan for social-economic development in Hanoi by 2020, the orientation towards 2030; Decision No. 1259/QD-TTg dated July 26, 2011 of the Prime Minister on the approval for the overall plan for the development of Hanoi by 2030, the orientation towards 2050;
Pursuant to Resolution No. 23/2013/NQ-HDND dated December 04, 2013 of The 15th People’s Council of Hanoi session 8 on the approval of the plan for the development of vocational colleges, vocational secondary schools and vocational training centers by 2020, the orientation towards 2030.
Pursuant to the Report No. 2977/TTr-SLDTBXH dated December 27, 2013 of Department of Labor, Invalids and Social Affairs of the province on the approval of the plan for the development of vocational colleges, vocational secondary schools and vocational training centers by 2020, the orientation towards 2030;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
DECISION
The plan for vocational school system shall be developed in terms of the plan for the social-economic development, the overall plan for the development of Hanoi, the plan for the industries, associated with local and nationwide development in order to provide high quality workers for cities and provinces in the Red River Delta and in the whole country.
The vocational school system shall be developed in terms of the cooperation, operation of vocational centers under the management of Ministries and central agencies; ensuring a systematic and continuous development to satisfy the need for socio-economic development of Hanoi.
The involvement of private sector shall be enhanced to develop vocational school system.
Quality and scale of the vocational training shall be developed to satisfy the demands of domestic industries in favor of high quality employees and labor export.
2.1 General aim
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.2 Specific aims
- With regard to trained workers:
By 2050, the rate of trained workers is expected to exceed 40% (among which those at the fundamental level at least make up more than 28%); By 2020, the rate of trained workers is expected exceed 55% (among which those at the fundamental level at least make up more than 28%); By 2030 the rate of trained workers is expected to be approximate 90%
- With regard to the vocational school system:
The vocational schools shall be invested in and upgraded to reach the national standards in terms of facilities and equipment. The goal is each district has at least one vocational school. Private vocational schools are developed. Some vocational colleges or secondary schools will be upgraded to exemplary vocational centers or to reach the international, ASEAN or local standards. The vocational schools cooperate with trade villages and enterprises in training. By 2015, there will be 14 vocational colleges (one of which is of international standards, another one is a high quality college), 32 vocational secondary schools, 57 vocational training centers (one of which is an exemplary center). By 2020, there will be 21 vocational colleges (two of which are of international standards, three are of ASEAN standards, one is high quality school, three are of local standards), 32 vocational secondary schools (one to three of which are of local standards), 66 vocational training centers (one of which is an exemplary center)
By 2030, there are about 23 vocational colleges, 34 vocational secondary schools and 73 vocational training centers.
- With regard to the teachers:
By 2020, the expertise, teaching skills and professional skills of vocational teachers must meet standards and suit the proportions of the vocations being trained; 30% of teachers in vocational colleges and vocational secondary schools possess postgraduate degrees. This rate should reach 50% by 2030.
3. Plan for the development of vocational schools by 2020, the orientation towards 2030
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) By 2015: The effective vocational schools shall be maintained; the ineffective ones shall be dealt with; vocational schools shall be invested, upgraded and extended to suit their scale and quality, in particular:
- There are 14 vocational colleges, including:
+ 4 public vocational colleges among which Hanoi high-tech vocational college will be upgraded to an internationally-recognized college, Hanoi vocational college of Industry will be upgraded to a high quality college; the vocational college of business and technology (affiliated to the State-owned enterprises) will be maintained and upgraded; Vietnam- Korea vocational college will be established.
+ There are 10 private vocational colleges among which 08 colleges have been already established, 2 colleges that provide training in cuisine, hospitality, bodyguard services, information technology and labor export shall be established in Soc Son and Hoang Mai
- There are 32 vocational secondary schools, including:
+ 07 public vocational secondary schools maintained and upgraded, one of which is affiliate to the State-owned enterprises.
+ 25 private vocational secondary schools
- There are 57 vocational training centers, including:
+ 16 public vocational centers among which Ba Vì vocational center will be upgraded to an exemplary center, 15 centers under the management of such organizations, associations and local authorities will be upgraded.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) By 2020: the vocational schools shall be invested, upgraded and extended to suit the training scale; some vocational secondary schools shall be upgraded to vocational colleges; some vocational colleges and centers shall be established.
- There are 21 vocational colleges, including:
+ 06 vocational colleges among which 04 colleges have been already established, 02 vocational colleges are upgraded from vocational secondary schools (Hanoi vocational secondary school 1 is upgraded to Phu Xuyen high quality vocational college; Hanoi vocational secondary school that provide training in cuisine and hospitality is upgraded to Hanoi vocational college of Tourism and Hospitality), Hanoi high-tech vocational college is of international standards, Hanoi industrial vocational college and Hanoi vocational college of Tourism and Hospitality are of ASEAN standards; Phu Xuyen vocational college is a high quality college. Some colleges are eligible to provide vocational education services in Thạch Thất, Sóc Sơn, Phú Xuyên.
+ 15 private vocational colleges among which Tran Hung Dao vocational college is upgraded to an internationally-recognized college, Thang Long vocational college is of ASEAN standards; 05 vocational colleges will be established in Chuong My, Phu Xuyen, Quoc Oai, My Duc and Son Tay.
- There are 32 vocational secondary schools, including:
+ 07 vocational secondary schools, one of which is affiliated to the State-owned enterprises. Vocational center of the Hanoi Association for the blind is upgraded to Vocational secondary school for the handicapped. Ung Hoa vocational center is upgraded to Ung Hoa vocational secondary school. Hanoi vocational secondary school of Cuisine and Hospitality is upgraded to the Hanoi vocational college of Tourism and Hospitality. Hanoi vocational secondary school 1 is upgraded to Phu Xuyen high quality vocational college.
+ 25 private vocational secondary schools
- There are 66 vocational training centers, including:
+ 18 public vocational training centers among which 14 centers are maintained and upgraded, 02 centers are excluded due to their upgradation to vocational secondary schools (Ung Hoa vocational center and vocational center of the Hanoi Association for the blind); 04 vocational centers shall be established in Ba Vì, Quốc Oai, Phúc Thọ, and Mỹ Dức. The vocational centers in Ba Vi and Thanh Tri are being upgraded to exemplary centers.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) By 2030:
- There are 23 vocational colleges including:
+ 06 public vocational colleges
+ 17 private vocational colleges among which 15 colleges are already established, 02 colleges will be established in Sóc Sơn, Ứng Hòa.
- There are 34 vocational secondary schools including:
+ 07 public schools, one of which is affiliated to the State-owned enterprises.
+ 27 private vocational secondary schools among which 25 schools have already been established and 02 schools will be established.
- There are 73 vocational centers including:
+ 18 public vocational centers
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Schools of international standards, high quality schools, schools of ASEAN standards, schools of local standards and exemplary centers are maintained.
3.2 Proportions of vocations and training level
Vocational training scale and quality shall be developed in terms of 3 levels: college level, intermediate level, and beginning level. Training quality and result shall be focused on to ensure comprehensive development of the proportions of training vocations and vocational levels. The quality of the workers shall be enhanced to satisfy the demand of the social-economic development.
Special training shall be provided for the workers in the field of industry and services to satisfy the demand of the industrialization and modernization. The training scale of some occupational groups attracting a large number of learners shall be enlarged such as: Industrial electricity, civil electrical engineering, industrial electronics, automotive technology, metalworking, computer programming, computer network administration, power tool repair, mechanical assembly, air conditioner technology, computer-aided design, database administration, electric system, computer assembly and repair.
Training in traditional vocations shall be developed in trade villages.
Vocational training shall be provided for enterprises, production, business and service establishments.
3.3 Facilities:
- The facilities provided to the vocational schools must be standardized, modern and synchronized; specialized sections and constructions items must be adequate for teaching, learning and overall education.
- By 2020: the land, facilities, workshops, classrooms, dormitories and sports areas of all of the vocational schools must meet the required standards.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The vocational teachers must be adequate to meet the demands in terms of quantity, moral qualities, and professional ethnics. The theoretical and practical expertise, teaching skills and professional skills of them must meet standards. They are also required to have computer and foreign language skills to apply to teaching and scientific research. The ratio of teachers to learners is 1:20. By 2020, 30% of the teachers in vocational colleges and vocational secondary schools possess postgraduate degrees, 50% of vocational teachers can apply information technology to teaching. By 2030, 50% of the vocational teachers possess postgraduate degrees and all of the teachers can apply information technology to teaching.
3.5. Vocational programmes and course books:
The programmes and textbooks shall be innovated according to vocational skill standards in order to suit the technological development of production and keep up with the advanced level, ensure training continuity by vocation analysis, integration of knowledge and skills.
By 2020: the programmes and course books of any vocational school must be modern and suitable for each vocation or vocation group being trained.
4. Solutions for implementation of the plan:
a) Enhancing the administration, instructing the organizations, associations and society in vocational training activities.
The conformity of the policies of the Communist Party, the law of the Government on the development of manpower, vocational teaching and learning shall be enhanced; training shall be preferably invested in, vocational training is considered as a significant breakthrough in the plan for the social-economic development, solutions to the unemployment, guarantee for provision of social welfare
b) Enhancing the Government’s management of the vocational teaching
Vocational schools and their training programmes shall be inspected. Vocational schools are responsible for their teaching quality, enrolments, graduation and self-inspections. They shall be periodically evaluated by the agencies in charge of inspecting vocational teaching quality.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The policies shall be established to support the enterprises to establish vocational schools; vocational schools shall cooperate with each other to provide training and jobs. Model, form and methods shall be developed to enhance the cooperation between the enterprises and the vocational schools to provide the learners with jobs after they complete their training.
d) Enhancing international cooperation in vocational training
The international cooperation shall be enhanced to exchange and gain experience from other countries, especially countries that have succeeded in vocational training. The cooperation with vocational schools in developed countries shall be encouraged to exchange training programmes, teachers, experts, technology and teaching methods.
e) Solution for capital
The total estimated expense used for the development of vocational schools in Hanoi by 2030 is about 31.320 billion VND. The capital shall be dealt with as follows:
The proportion of investment in vocational training shall be raised to over 13% of the total budget for education and training. Major vocational training schools, disadvantaged areas, suburban areas shall be invested; the programme shall be developed; vocational training shall be provided for rural workers, beneficiaries of incentive policies, and disadvantaged groups in society and fundamental vocational training shall be provided for workers.
The involvement of the private sector and resources for the development of vocational training including those of the government, enterprises, learners, domestic and foreign investors of which the State budget is specially important shall be encouraged.
Policies to secure capital funding from the domestic private investors shall be established to enable the vocational schools to receive benefits of credit and investment incentives and to buy equipment for vocational training without import tax.
Policies shall be introduced to encourage the vocational schools to raise non-public capital for their development.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The financial independence shall be encouraged, which is not only a motivation for the development of the vocational schools but also a criterion for performance evaluation
The plan for development of the vocational schools in Hanoi by 2020, the orientation towards 2030 is a basis for the five-year or annual plans, the orientation of the development of the vocational schools in Hanoi. The People’s Committee of Hanoi has assigned:
1. The Department of Labor, Invalids and Social Affairs of Hanoi to:
- Announce, disseminate the plan; formulate an implementation plan.
- Take charge and cooperate with the local authorities in Hanoi in implementing 5-year and annual plans, programmes and projects on the development.
- Advise the People’s Committee of Hanoi adjusting the plan whenever it is found inappropriate.
2. Local authorities in Hanoi to:
Cooperate with the Department of Labor, Invalids and Social Affairs of Hanoi in implementing the plan.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Integrate the plan for the development of vocational schools with the master plan for the social-economy development of such districts; establish and implement the programmes, plans and projects on the development of such districts.
The Chief of the People's Committee of Hanoi Secretariat, Director of the departments of the City; Chairmen of the People's Committees of districts; Heads of relevant agencies and units shall implement this Decision. /.
ON BEHALF OF THE PEOPLE’S COMMITTEE OF THE PROVINCE
PP. PRESIDENT
VICE-PRESIDENT
Nguyễn Thị Bích Ngọc
LIST OF THE PROJECTS FOR THE DEVELOPMENT
OF VOCATIONAL COLLEGES, VOCATION SECONDARY SCHOOLS AND VOCATIONAL TRAINING
CENTERS BY 2020, THE ORIENTATION TOWARDS 2030
( Attached to Decision No. 673/QD-UBND dated
January 24, 2014 of the People’s Committee of Hanoi)
No
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Location
Notes
From 2013 to 2015
1
Hung Vuong vocational training center
Cau Giay District
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2
Van Son humanity vocational training center
Soc Son District
Licensed
3
Ha An driving school
Soc Son District
Licensed
4
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hoang Mai District
Licensed
5
Office building and vocational training center for labor export
Cau Giay District
Licensed
6
Van Canh vocational secondary school
Hoai Duc District
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7
Tay An vocational technical secondary school
Dan Phuong District
Licensed
8
Sao Bac Viet vocational training center
Ha Dong District
Licensed
9
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thuong Tin District
Licensed
10
Thang Long private secondary school of technology
Hoai Duc District
Licensed
11
Thien Duc vocational secondary school
Soc Son District
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
12
Hanoi vocational secondary school of Information and Media
Gia Lam District
Licensed
13
Vocational center for carpentry and embroidery
Cau Giay District
Licensed
14
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Dong Anh District
Licensed
15
Dai Cuong vocational training center
Long Bien District
Licensed
16
Gaet vocational training center
Tu Liem District
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
17
Cuu Long vocational training center
Tu Liem District
Licensed
18
Vocational and Continuing education center in Me Tri ward
Tu Liem District
Licensed
19
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hoang Mai District
Licensed
20
Vocational training center
Tu Liem District
Licensed
21
High quality vocational training center
Dong Anh District
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
22
Driving school affiliated to Thanh Xuan private vocational training center
Dong Anh District
Licensed
23
Thang Long vocational training center
Tu Liem District
Licensed
24
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thanh Tri District
Licensed
25
Minh Tam private humanitarian vocational training center
Thach That District
Licensed
26
Vietnam- Korea vocational college
Dong Anh District
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
27
Vocational college in Soc Son
Soc Son District
28
Vocational college in Hoang Mai
Hoang Mai District
29
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phuc Tho District
30
My Duc vocational training center
My Duc District
31
Son Tay vocational training center
Son Tay District
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
32
Chuong My Vocational college
Chuong My District
From 2016 to 2020
33
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phu Xuyen District
34
Hanoi vocational college of tourism and hospitality
Son Tay District
35
Vocation college 17
Thanh Xuan District
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
36
Vocation college 10
Thanh Xuan District
37
Quoc Oai vocational training center
Quoc Oai District
38
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
My Duc District
39
Phuc Tho vocational training center
Phuc Tho District
40
Ba Vi vocational training center
Ba Vi District
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
41
Son Tay vocational college
Son Tay District
42
Phu Xuyen high-tech vocational college
Phu Xuyen District
43
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Quoc Oai District
44
My Duc vocational college
My Duc District
45
Vocational secondary school for the handicapped
Ha Dong District
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
46
Ung Hoa Vocational secondary school
Ung Hoa District
47
Dan Phuong vocational training center
Dan Phuong District
48
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phu Xuyen District
49
Chuong My vocational training center
Chuong My District
50
Long Bien vocational training center
Long Bien District
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
51
Me Linh vocational training center
Me Linh District
52
Dong Anh vocational training center
Dong Anh District
53
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Soc Son District
Note: The location, scale, land areas, total invested capital and invested capital resources of above projects shall be specifically calculated during the formulation and appraisal of such projects.
;Quyết định 673/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 673/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Nguyễn Thị Bích Ngọc |
Ngày ban hành: | 24/01/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 673/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Chưa có Video