BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 668/QĐ-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2023 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ GIẢI THỂ THAO HỌC SINH PHỔ THÔNG TOÀN QUỐC NĂM 2023
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 242/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành các nhóm nhiệm vụ trọng tâm và Danh mục Kế hoạch nhiệm vụ năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ Giải thể thao học sinh phổ thông toàn quốc năm 2023 (gọi tắt là Giải thể thao).
Điều 2. Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến kết thúc Giải thể thao.
Điều 3. Chánh Văn phòng; Chánh Thanh tra; Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin; Vụ trưởng các Vụ: Tổ chức cán bộ, Giáo dục thể chất, Kế hoạch tài chính; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương1; các đơn vị, cá nhân liên quan và các thành viên tham dự Giải thể thao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG |
GIẢI
THỂ THAO HỌC SINH PHỔ THÔNG TOÀN QUỐC NĂM 2023
(Ban
hành theo Quyết định số 668/QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 3 năm 2023 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Mục đích
- Đẩy mạnh cuộc vận động “toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thường xuyên tập luyện, thi đấu thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Thông qua Giải thể thao nhằm đánh giá chất lượng công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong các trường phổ thông.
- Tăng cường giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa cán bộ, giáo viên và học sinh, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh trong nhà trường.
2. Yêu cầu
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 15/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao.
- Các đơn vị cử vận động viên (VĐV) dự Giải thể thao đúng độ tuổi, đúng đối tượng theo quy định. Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)2, chịu trách nhiệm về nhân sự tham gia Giải thể thao của đơn vị mình.
- Công tác tổ chức Giải thể thao phải an toàn, thiết thực và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi và thu hút đông đảo các đơn vị, địa phương tham dự Giải.
- Chấp hành nghiêm chỉnh Luật, Điều lệ, các quy định của Ban Tổ chức (BTC) Giải thể thao.
ĐIỀU 2. ĐƠN VỊ, ĐỐI TƯỢNG VÀ SỐ MÔN THI
1. Đơn vị tham dự Giải thể thao
- Mỗi Sở GDĐT tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương là một (01) đơn vị tham dự Giải thể thao.
- Sở GDĐT các tỉnh/thành phố có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan làm các thủ tục cử đoàn vận động động viên - học sinh, đảm bảo quyền lợi và tạo cơ hội cho học sinh được tham dự Giải thể thao.
2. Đối tượng tham dự và quy định độ tuổi
2.1. Đối tượng tham dự
- Học sinh, học viên (gọi chung là học sinh) đang học tại các cơ sở giáo dục năm học 2022-2023, gồm các cơ sở giáo dục có học sinh đang học các cấp học: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Những học sinh đã hoàn thành chương trình học tập của lớp và cấp học trong năm học 2022-2023 vẫn được thi đấu Giải thể thao (trước thời điểm khai giảng năm học 2023-2024).
- Học sinh thi đấu hệ phong trào thuộc nhóm tuổi ở cấp học nào chỉ được quyền đăng ký dự thi ở nhóm tuổi cấp học đó. Học sinh ở cấp học dưới quá tuổi theo quy định thì được phép thi đấu ở cấp học trên liền kề, nhưng không vượt quá tuổi quy định ở cấp học trên liền kề.
- Học sinh thi đấu hệ nâng cao: Học sinh từ 18 tuổi trở xuống.
2.2. Đối tượng không được tham dự: các học sinh ngoài quy định tại khoản 2.1 và học sinh đang bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
2.3. Quy định độ tuổi của học sinh
- Đối với cấp Tiểu học: Từ 11 tuổi trở xuống (sinh sau năm 2011).
- Đối với cấp Trung học cơ sở (THCS): Từ 15 tuổi trở xuống (sinh sau năm 2007).
- Đối với cấp Trung học phổ thông (THPT): Từ 18 tuổi trở xuống (sinh sau năm 2004).
3. Số lượng môn thi
07 môn, gồm: Bơi, Bóng đá, Bóng rổ, Cờ vua, Cầu lông, Điền kinh và Vovinam.
4. Điều kiện thi đấu
- Mỗi VĐV chỉ được tham gia thi đấu 01 môn thi trong cùng một thời điểm tổ chức.
- Điều kiện tổ chức thi đấu: Chỉ tổ chức thi đấu khi mỗi nội dung của môn thi có từ 03 VĐV của 02 đơn vị tham dự trở lên.
5. Cách tính điểm, xếp hạng
5.1. Cách tính điểm
Điểm từng nội dung thi (cá nhân, đôi, đồng đội, tập thể) của từng môn thi chỉ tính theo xếp thứ tự từ 01 đến 10, cách tính như sau:
- Xếp thứ tự: 01 = 11 điểm, 02 = 9 điểm, 03 = 8 điểm, 04 = 7 điểm, 05 = 6 điểm (thứ 05 đến thứ 08 đối với các nội dung thi theo thể thức loại trực tiếp), 06 = 5 điểm, 07 = 4 điểm, 08 = 3 điểm, 09 = 2 điểm (thứ 09 đến thứ 16 đối với các nội dung thi theo thể thức loại trực tiếp), 10 = 1 điểm.
- Đối với các nội dung loại trực tiếp: các đội có cùng thành tích ở cùng một vòng đấu sẽ tính đồng thứ hạng (chỉ lấy tối đa đến thứ tự thứ 16).
- Đối với các nội dung chia bảng: kết thúc vòng bảng, ngoài các đội được lựa chọn vào thi đấu vòng tứ kết, bán kết, chung kết được xếp thứ hạng từ 01-08, các đội cùng thứ hạng còn lại ở mỗi bảng được tính điểm bằng nhau (các đội được xếp đến đồng hạng 09, thì các đội còn lại sẽ tính đồng hạng 10).
Hướng dẫn chi tiết cách tính điểm xem phụ lục 4.
5.2. Xếp hạng
- Xếp hạng cá nhân: theo quy định của từng môn.
- Xếp hạng toàn đoàn môn thi: tổng số điểm các nội dung của môn thi đó.
ĐIỀU 3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
1. Thời gian, địa điểm tổ chức: sẽ có thông báo chi tiết sau.
2. Thời hạn, thủ tục đăng ký và hồ sơ VĐV
2.1. Thời hạn đăng ký
Đăng ký sơ bộ trước 30 ngày, đăng ký chính thức trước 15 ngày tính tới thời điểm kiểm tra nhân sự của mỗi môn thi.
2.2. Hình thức đăng ký
Đăng ký trực tuyến trên hệ thống (hướng dẫn chi tiết thông báo sau).
2.3. Thông tin bắt buộc khi đăng ký trực tuyến
- Mã học sinh (nguồn: cơ sở dữ liệu ngành của Bộ GDĐT).
- Số định danh cá nhân (nguồn: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư).
- Thông tin cá nhân VĐV.
- Giấy khai sinh/hộ chiếu (đối với học sinh dưới 14 tuổi).
- Căn cước công dân/hộ chiếu (đối với học sinh từ đủ 14 tuổi trở lên).
2.4. Hồ sơ kiểm tra nhân sự VĐV
a) Hồ sơ nhân sự VĐV được in từ file xuất trên hệ thống phần mềm đăng ký thi đấu Giải thể thao học sinh phổ thông toàn quốc năm 2023 (in màu), có chữ ký, đóng dấu xác nhận của Giám đốc Sở GDĐT, gồm:
- Quyết định cử đoàn.
- Danh sách cán bộ đoàn và đăng ký chi tiết nội dung thi của từng VĐV (phụ lục 1).
- Phiếu thi đấu của từng VĐV (phụ lục 2).
b) Giấy khám sức khỏe của từng VĐV theo mẫu hiện hành và được cơ quan y tế đủ thẩm quyền kết luận “đủ sức khỏe thi đấu thể thao”, có thời hạn trong vòng 06 tháng.
1. Bộ GDĐT phối hợp với đơn vị đăng cai đảm nhiệm kinh phí tổ chức Giải thể thao từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí xã hội hóa hợp pháp khác.
2. Các đơn vị tham dự tự túc toàn bộ chi phí bồi dưỡng tập luyện, ăn, ở đi lại và các chi phí liên quan khác theo quy định hiện hành.
1. Nội dung thi đấu
1.1. Nội dung thi đấu hệ phong trào nam và nữ
a) Cấp Tiểu học
- Nhóm tuổi 7 đến 8: Bơi tự do 50m, 100m; Bơi ếch 50m, 100m; Bơi tiếp sức phối hợp nam - nữ: 4x50m tự do (02 nam, 02 nữ).
- Nhóm tuổi 9 đến 11: Bơi tự do 50m, 100m; Bơi ếch 50m, 100m; Bơi ngửa 50m; Bơi tiếp sức phối hợp nam - nữ: 4x50m tự do (02 nam, 02 nữ).
b) Cấp THCS
- Nhóm tuổi 12-13: Bơi tự do: 50m, 100m; Bơi ếch: 50m, 100m; Bơi ngửa: 50m; 100m; Bơi tiếp sức: 4x50m tự do.
- Nhóm tuổi 14-15: Bơi tự do: 50m, 100m; Bơi ếch: 50m, 100m; Bơi ngửa: 50m, 100m; Bơi tiếp sức: 4x50m tự do.
c) Cấp THPT
Bơi tự do: 50m, 100m, 200m; Bơi ếch: 50m, 100m, 200m; Bơi ngửa: 50m, 100m; Bơi tiếp sức: 4x50m tự do.
1.2. Nội dung thi đấu hệ nâng cao nam và nữ
- Bơi tự do: 50m, 100m, 200m, 400m, 800m, 1.500m.
- Bơi ếch: 50m, 100m, 200m.
- Bơi tiếp sức: 4x100m tự do.
- Bơi tiếp sức: 4x200m tự do.
2. Hệ thi đấu
- Hệ nâng cao: Học sinh là VĐV đang được đào tạo tại các Trung tâm đào tạo VĐV, các trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao của tỉnh/thành phố, bộ, ngành và quốc gia; học sinh được phong đẳng cấp “VĐV cấp 2” trở lên; học sinh đã đoạt huy chương vàng, bạc và đồng tại các Giải Bơi trong hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao quốc gia do ngành Thể dục thể thao và Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam tổ chức.
- Hệ phong trào: Các đối tượng còn lại.
Học sinh thuộc đối tượng nào chỉ được phép đăng ký nội dung thi ở hệ đó.
3. Quy định số lượng đăng ký
- Mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 02 VĐV và 01 đội tiếp sức tham gia thi đấu ở mỗi nội dung.
- Mỗi VĐV được đăng ký tối đa 02 nội dung cá nhân và 01 nội dung tiếp sức.
- Mỗi đơn vị được đăng ký: 40/66 nội dung hệ phong trào và 12/22 nội dung hệ nâng cao.
4. Luật thi đấu: Áp dụng Luật Bơi của Tổng cục Thể dục thể thao ban hành năm 2015.
5. Thể thức: Tổ chức thi đấu các cự ly cá nhân và tiếp sức theo các nhóm tuổi quy định, tính thời gian trực tiếp để xếp thứ hạng VĐV đạt thành tích.
6. Cơ cấu giải thưởng
- Giải cá nhân: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba (xếp thứ tự 03, 04) cho mỗi nội dung.
- Giải toàn đoàn: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba và 07 giải khuyến khích (xếp thứ 04 đến thứ 10) tính theo tổng điểm của các nội dung thi. Nếu bằng điểm nhau sẽ xét theo thứ tự: tổng số huy chương vàng, bạc, đồng, nếu vẫn bằng nhau thì tổ chức bốc thăm.
1. Nội dung thi đấu
1.1. Nội dung thi đấu hệ phong trào nam và nữ
a) Cấp Tiểu học: Chạy 60m, 500m; bật xa tại chỗ; chạy tiếp sức 4x50m, chạy tiếp sức hỗn hợp 4x50m (mỗi đội 02 nam, 02 nữ); toàn năng (chạy 60m, bật xa tại chỗ, chạy 500m).
b) Cấp THCS: Chạy 100m, 200m, 400m, 800m; chạy tiếp sức 4x100m, nhảy xa; nhảy cao; chạy tiếp sức hỗn hợp 4x100m (mỗi đội 02 nam, 02 nữ); toàn năng (chạy 100m, 800m, nhảy xa).
c) Cấp THPT: Chạy 100m, 200m, 400m, 800m nữ, 1.500m nam; chạy tiếp sức 4x100m; nhảy cao; nhảy xa; đẩy tạ 05kg nam, đẩy tạ 03kg nữ; toàn năng (chạy 100m, nhảy xa, chạy 800m nữ/1.500m nam).
1.2. Nội dung thi đấu hệ nâng cao nam và nữ
- Chạy: 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m, 3000m.
- Chạy tiếp sức: 4x100m, 4x400m, 4x100m hỗn hợp nam nữ.
- Nhảy xa.
- Nhảy cao.
- Đẩy tạ: Nam (5kg), Nữ (3kg).
2. Hệ thi đấu
- Hệ nâng cao: Học sinh là VĐV đang đào tạo tại các Trung tâm đào tạo VĐV, các trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao của tỉnh/thành phố, bộ, ngành và quốc gia; học sinh được phong đẳng cấp “VĐV cấp 2” trở lên; học sinh đã đoạt huy chương vàng, bạc và đồng tại các Giải Vô địch Điền kinh các nhóm tuổi trẻ quốc gia, Giải Vô địch Điền kinh trẻ quốc gia, Giải Vô địch Điền kinh quốc gia và các Giải Điền kinh quốc tế.
- Hệ phong trào: Các đối tượng còn lại.
Học sinh thuộc đối tượng nào chỉ được phép đăng ký nội dung thi ở hệ đó.
3. Quy định số lượng đăng ký
- Mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 02 VĐV và 01 đội tiếp sức tham gia thi đấu ở mỗi nội dung.
- Mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 02 VĐV thi đấu toàn năng. VĐV đã thi toàn năng không được thi đấu các nội dung khác.
- Mỗi đơn vị được đăng ký: 30/46 nội dung hệ phong trào và 12/23 nội dung hệ nâng cao.
- Mỗi VĐV được đăng ký tối đa 02 nội dung cá nhân và 01 nội dung tiếp sức.
4. Luật thi đấu: Áp dụng Luật Điền kinh thế giới hiện hành.
5. Thể thức: Thể thức thi đấu được Ban chuyên môn quyết định tại cuộc họp chuyên môn của Giải.
6. Cơ cấu giải thưởng
- Giải cá nhân: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba (xếp thứ tự 03,04) cho mỗi nội dung.
- Giải tiếp sức: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba (xếp thứ tự 03, 04).
- Giải toàn đoàn: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba và 07 giải khuyến khích (xếp thứ 04 đến thứ 10) tính theo tổng điểm của các nội dung thi. Nếu bằng điểm nhau sẽ xét theo thứ tự: Tổng số huy chương vàng, bạc, đồng, nếu vẫn bằng nhau thì tổ chức bốc thăm.
1. Nội dung thi đấu
1.1. Nội dung thi đấu hệ phong trào
a) Cấp Tiểu học (chỉ thi nội dung quyền).
* Nội dung nam:
- Đơn luyện nam: Thập tự quyền.
- Quyền Đồng đội nam: Long hổ quyền (mỗi đội gồm 05 VĐV, bài thi kết hợp với nhạc nền thiếu nhi Việt Nam - tự chọn).
* Nội dung nữ:
- Đơn luyện nữ: Thập tự quyền.
- Quyền Đồng đội nữ: Thập tự quyền (mỗi đội gồm 05 VĐV, bài thi kết hợp với nhạc nền thiếu nhi Việt Nam - tự chọn).
b) Cấp THCS
* Nội dung nam:
- Nội dung đối kháng: Dưới 42kg, 45kg, 48kg, 51kg, 54kg, 57kg, 60kg.
- Nội dung Quyền:
+ Đơn luyện nam: Tứ trụ quyền, Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp.
+ Song luyện nam: Song luyện 1.
+ Quyền Đồng đội nam: Long hổ quyền (mỗi đội gồm 05 VĐV, bài thi kết hợp với nhạc nền Việt Nam - tự chọn)
* Nội dung nữ:
- Nội dung đối kháng: Dưới 39kg, 42kg, 45kg, 48kg, 51kg, 54kg, 57kg.
- Nội dung Quyền:
+ Đơn luyện nữ: Long hổ quyền, Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp.
+ Song luyện nữ: Song luyện 1.
+ Quyền Đồng đội nữ: Thập tự quyền (mỗi đội gồm 05 VĐV, bài thi kết hợp với nhạc nền Việt Nam - tự chọn).
c) Cấp THPT
* Nội dung nam:
- Nội dung đối kháng: Dưới 45kg, 48kg, 51kg, 54kg, 57kg, 60kg, 63kg
- Nội dung Quyền:
+ Đơn luyện nam: Ngũ môn quyền, Tứ tượng côn pháp.
+ Song luyện nam: Song luyện 3.
+ Đa luyện nam: Đa luyện tay không, Đa luyện vũ khí.
+ Đòn chân tấn công nam: Mỗi đội gồm 04 VĐV thi biểu diễn 16 đòn chân tấn công (mỗi VĐV thực hiện 04 đòn chân tấn công).
* Nội dung nữ:
- Nội dung đối kháng: Dưới 42kg, 45kg, 48kg, 51kg, 54kg, 57kg, 60kg
- Nội dung Quyền:
+ Đơn luyện nữ: Long hổ quyền, Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp.
+ Song luyện nữ: Song luyện 3.
+ Đa luyện nữ: Đa luyện tay không, Đa luyện vũ khí.
+ Tự vệ nữ: Thực hiện tối thiểu 12 đòn, trong đó có 05 đòn thế Vovinam (thời gian thực hiện bài thi tối đa là 03 phút).
1.2. Nội dung thi đấu hệ nâng cao
Nội dung thi đấu hệ nâng cao dành cho học sinh cấp THCS và cấp THPT thi chung một nhóm và đăng ký theo nội dung.
* Nội dung nam:
- Nội dung đối kháng: 50kg, 55kg, 60kg.
- Nội dung Quyền:
+ Đơn luyện nam: Ngũ môn quyền, Tứ tượng côn pháp, Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp.
+ Song luyện nam: Song luyện kiếm.
+ Đòn chân tấn công nam: Mỗi đội gồm 04 vận động viên thi biểu diễn 16 đòn chân tấn công (mỗi VĐV thực hiện 04 đòn chân tấn công).
* Nội dung nữ:
- Nội dung đối kháng: 45kg, 50kg, 55kg.
- Nội dung Quyền:
+ Đơn luyện nữ: Long hổ quyền, Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp, Song dao pháp.
+ Song luyện nữ: Song luyện kiếm.
+ Đa luyện nữ: Đa luyện vũ khí.
2. Hệ thi đấu
- Hệ nâng cao: Học sinh là VĐV đang đào tạo tại các Trung tâm đào tạo VĐV, các trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao của tỉnh/thành phố, bộ, ngành và quốc gia; học sinh được phong đẳng cấp “VĐV cấp 2” trở lên; học sinh đã đoạt huy chương vàng, bạc và đồng tại các Giải Vovinam trong hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao quốc gia do Tổng cục Thể dục thể thao và Liên đoàn Vovinam Việt Nam tổ chức.
- Hệ phong trào: Các đối tượng còn lại.
Học sinh thuộc hệ thi đấu nào chỉ được phép đăng ký thi ở hệ đó.
3. Quy định số lượng đăng ký
3.1. Hệ phong trào
- Nội dung đối kháng: Mỗi đơn vị được đăng ký 01 VĐV tham gia thi ở mỗi nội dung.
- Nội dung quyền:
+ Cấp Tiểu học: mỗi đơn vị được đăng ký 02/04 nội dung.
+ Cấp THCS: Đơn luyện (nam, nữ), mỗi đơn vị được đăng ký 01/02 bài (tay không hoặc binh khí). Nội dung song luyện nam, song luyện nữ, quyền đồng đội nam, quyền đồng đội nữ, mỗi đơn vị được đăng ký 02/04 nội dung.
+ Cấp THPT: Đơn luyện, đa luyện (nam, nữ), mỗi đơn vị được đăng ký 01/02 bài (tay không hoặc binh khí). Nội dung song luyện nam, song luyện nữ, đòn chân tấn công nam, tự vệ nữ, mỗi đơn vị được đăng ký 02/04 nội dung.
3.2. Hệ nâng cao: các đơn vị được đăng ký tất cả các nội dung thi đấu.
4. Luật thi đấu: Theo Luật Vovinam do Tổng cục Thể dục thể thao ban hành (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
5. Thể thức
- Đối kháng: thi đấu xếp hạng từng hạng cân nam, nữ theo thể thức đối kháng loại trực tiếp 1 lần thua.
- Thi quyền: thi đấu xếp hạng các nội dung đơn luyện, đôi (song luyện nam, nữ; tự vệ nữ), đồng đội (đòn chân tấn công nam; đa luyện nam, nữ; quyền đồng đội nam, nữ).
6. Các Quy định khác
- Có trình độ chuyên môn từ “lam đai” trở lên (đối với cả 2 hệ).
- Trang phục thi đấu: VĐV phải mặc võ phục đúng quy cách; Võ phục đai màu vàng (áp dụng cho cấp THCS và THPT, riêng cấp Tiểu học mang đai màu xanh); tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn, không mang trang sức khi thi đấu; phải mang bảo hộ tay chân, bảo vệ hạ bộ, bảo hộ răng (đối với cấp THCS, THPT). Các trang thiết bị: găng, giáp, mũ bảo hộ...của VĐV do đơn vị tự trang bị.
7. Cơ cấu giải thưởng
- Đối kháng: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba (xếp thứ tự 03, 04) cho mỗi nội dung.
- Thi quyền: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba (xếp thứ tự 03, 04) cho mỗi nội dung.
- Giải toàn đoàn: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba và 07 giải khuyến khích (xếp thứ 04 đến thứ 10) tính theo tổng điểm của các nội dung thi. Nếu bằng điểm nhau sẽ xét theo thứ tự: tổng số huy chương vàng, bạc, đồng, nếu vẫn bằng nhau thì tổ chức bốc thăm.
1. Nội dung thi đấu
1.1. Nội dung thi đấu hệ phong trào nam và nữ
a) Cấp THCS:
- Nhóm tuổi 12 đến 13: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ phối hợp.
- Nhóm tuổi 14 đến 15: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ phối hợp.
b) Cấp THPT: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ phối hợp.
1.2. Nội dung thi đấu hệ nâng cao nam và nữ
Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ phối hợp.
2. Hệ thi đấu
- Hệ nâng cao: Học sinh là VĐV đang đào tạo tại các Trung tâm đào tạo VĐV, các trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao của tỉnh/thành phố, Bộ, ngành và quốc gia; học sinh được phong đẳng cấp “VĐV cấp 2” trở lên; học sinh đã đoạt huy chương vàng, bạc và đồng tại các Giải Cầu lông trong hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao quốc gia do Tổng cục Thể dục thể thao và Liên đoàn Cầu lông Việt Nam tổ chức.
- Hệ phong trào: Các đối tượng còn lại.
Học sinh thuộc hệ thi đấu nào chỉ được phép đăng ký thi ở hệ đó.
3. Quy định số lượng đăng ký
3.1. Hệ phong trào
- Mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 03 VĐV nam và 03 VĐV nữ cho mỗi nhóm tuổi.
- Mỗi VĐV được đăng ký tối đa 02 nội dung thi đấu.
3.2. Hệ nâng cao: các đơn vị được đăng ký tất cả các nội dung theo điều lệ.
4. Luật thi đấu: Áp dụng Luật Cầu lông hiện hành của Tổng cục TDTT.
5. Thể thức: Thi đấu loại trực tiếp, các trận thi đấu trong 3 ván, thắng 2.
6. Cơ cấu giải thưởng
- Giải cá nhân: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba (xếp thứ tự 03, 04) cho mỗi nội dung.
- Giải toàn đoàn: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba và 07 giải khuyến khích (xếp thứ 04 đến thứ 10) tính theo tổng điểm của các nội dung thi. Nếu bằng điểm nhau sẽ xét theo thứ tự: tổng số huy chương vàng, bạc, đồng, nếu vẫn bằng nhau thì tổ chức bốc thăm.
1. Nội dung thi đấu
- Bóng đá nam cấp Tiểu học (05 người).
- Bóng đá nam cấp THCS (07 người).
2. Số lượng và đối tượng
2.1. Số lượng
- Đội Bóng đá nam cấp Tiểu học: đăng ký tối đa 12 VĐV.
- Đội Bóng đá nam cấp THCS: đăng ký tối đa 14 VĐV.
2.2. Đối tượng không được đăng ký
Học sinh là VĐV đang được đào tạo tại các trung tâm đào tạo VĐV, các trường năng khiếu thể dục, thể thao của tỉnh/thành phố, quốc gia; học sinh đã đạt Giải, Huy chương tại các Giải bóng đá Vô địch hoặc Cúp lứa tuổi trẻ Quốc gia3.
3. Luật thi đấu: Thi đấu theo Luật bóng đá 05 và 07 người hiện hành của Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
4. Thể thức
- Tùy theo số lượng đăng ký của các đơn vị, BTC sẽ tiến hành chia bảng, bốc thăm.
- Chung kết: Thắng bán kết 1 gặp thắng bán kết 2.
- Hai đội thua tại bán kết xếp đồng giải ba.
5. Cách tính điểm xếp hạng và chọn hạt giống trong thi đấu vòng tròn
a) Cách tính điểm:
- Đội thắng: 03 điểm.
- Đội hòa: 01 điểm.
- Đội thua: 0 điểm.
- Xếp hạng theo tổng số điểm của mỗi đội đã đạt được.
b) Nếu có từ hai đội trở lên bằng điểm nhau, tính kết quả của các trận đấu giữa các đội đó với nhau theo thứ tự:
- Tổng số điểm.
- Hiệu số của số bàn thắng và bàn thua.
- Tổng số bàn thắng.
Đội nào có chỉ số cao hơn sẽ xếp trên.
c) Nếu các chỉ số trên bằng nhau, thì tiếp tục xét các chỉ số của toàn bộ các trận đấu trong Giải theo thứ tự:
- Hiệu số của tổng số bàn thắng và tổng số bàn thua.
- Tổng số bàn thắng: Đội nào có chỉ số cao hơn sẽ xếp trên. Nếu các chỉ số đều bằng nhau sẽ tổ chức bốc thăm để xác định đội xếp trên.
- Các trận tứ kết, bán kết và chung kết: Nếu hết thời gian thi đấu chính thức mà hai đội có tỷ số hòa, sẽ tiếp tục thi đá luân lưu 06m (đối với cấp Tiểu học) và 09m (đối với cấp THCS) để xác định đội thắng (không thi đấu hiệp phụ).
đ) Chọn hạt giống: Đội bóng của địa phương đăng cai và các đội bóng đạt giải nhất, giải nhì và đồng giải ba của Giải bóng đá học sinh Tiểu học và THCS toàn quốc năm 2022.
6. Quy định khác
6.1. Bóng thi đấu
- Cấp Tiểu học: Bóng số 4 (bóng nảy), loại I dùng cho thi đấu do BTC cấp.
- Cấp THCS: Bóng số 5, loại I dùng cho thi đấu do BTC cấp.
6.2. Trang phục thi đấu
a) Trang phục thi đấu
- BTC, nhà tài trợ cung cấp cho mỗi đội bóng tham dự 02 bộ trang phục khác màu.
- Các đội bóng có trách nhiệm sử dụng trang phục BTC, nhà tài trợ cung cấp khi: Dự Khai mạc, nghi thức ra sân, khởi động, thi đấu.
* Ghi chú:
- Áo của thủ môn phải khác màu với các cầu thủ khác và trọng tài trên sân (02 thủ môn cùng đội có màu áo giống nhau nhưng khác số).
- Đăng ký màu áo: Đội có mã số đứng trước là đội được ưu tiên.
- Đội bóng, cầu thủ có vi phạm về quy định trang phục như nêu trên sẽ không được vào sân thi đấu.
b) Giày thi đấu
- Cấp Tiểu học: Giày dùng cho thi đấu Bóng đá 05 người.
- Cấp THCS: Giày dùng cho thi đấu Bóng đá 07 người.
- VĐV tham gia thi đấu phải có bọc ống quyển theo quy định của Luật (cho cả 02 cấp học).
7. Cơ cấu giải thưởng
- Giải đồng đội: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba cho mỗi cấp học.
- Giải toàn đoàn: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba và 07 giải khuyến khích (xếp thứ 04 đến thứ 10) tính theo tổng điểm cấp Tiểu học và cấp THCS. Nếu bằng điểm sẽ xét theo tổng thứ hạng, đội nào có thứ hạng cao hơn sẽ xếp trên.
1. Nội dung thi đấu: Bóng rổ 5x5 nam cấp THCS.
2. Quy định số lượng đăng ký: Mỗi đội được đăng ký tối đa 12 VĐV.
3. Luật thi đấu: Áp dụng Luật Bóng rổ thế giới hiện hành.
4. Thể thức
- Thể thức thi đấu được Ban chuyên môn quyết định tại cuộc họp chuyên môn của Giải.
- Thời gian thi đấu 04 hiệp, mỗi hiệp 10 phút.
5. Quy định khác
5.1. Bóng thi đấu: bóng số 07.
5.2. Trang phục thi đấu: Áo thun 3 lỗ, phía trước và phía sau lưng phải cùng một màu. Áo của mỗi cầu thủ phải được in rõ ràng ở cả sau lưng và trước ngực. Số áo sau lưng cao ít nhất 20cm, số áo trước ngực cao ít nhất 10cm, chiều rộng của số áo không nhỏ hơn 02cm (Mỗi đội phải có ít nhất 02 bộ trang phục thi đấu, hai màu khác nhau).
6. Cơ cấu giải thưởng: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba cho mỗi cấp học.
Do đặc thù về hình thức tổ chức Giải, môn Cờ vua có những quy định riêng, cụ thể như sau:
1. Hình thức tổ chức thi đấu: Trực tuyến, chia 02 giai đoạn
- Giai đoạn 1: cấp khu vực (05 khu vực).
- Giai đoạn 2: cấp toàn quốc.
2. Đơn vị tham dự: Mỗi trường Tiểu học, THCS là một đơn vị tham dự Giải.
3. Đối tượng tham dự và quy định độ tuổi
3.1. Đối tượng tham dự và quy định độ tuổi: theo Mục 2.1 và 2.3 Khoản 2, Điều 2 của Điều lệ.
3.2. Đối tượng không được tham dự: Học sinh đã được phong đẳng cấp “VĐV cấp 1” trở lên không được tham dự giải; học sinh đã đạt huy chương cá nhân tại các giải quốc gia và quốc tế trong 3 năm gần nhất (2021, 2022, 2023).
4. Quy định đăng ký và số lượng
4.1. Quy định đăng ký
- Cấp khu vực: Mỗi trường Tiểu học, THCS là một đơn vị tham dự và đăng ký tại hệ thống phần mềm Giải thể thao (Danh sách đội tuyển phải có xác nhận của Lãnh đạo trường).
- Cấp toàn quốc: Danh sách đội tuyển phải có xác nhận của Lãnh đạo Sở GDĐT.
- Đăng ký trực tuyến, tập huấn Điều lệ, công tác tổ chức, thi đấu... (BTC Giải thể thao sẽ có thông báo hướng dẫn).
4.2. Số lượng
- Cấp Tiểu học tối đa 10 VĐV (mỗi khối lớp 02 VĐV).
- Cấp THCS tối đa 08 VĐV (mỗi khối lớp 02 VĐV).
5. Luật thi đấu: Áp dụng Luật Cờ vua hiện hành.
6. Thể thức
- Thi đấu theo hệ Thụy sĩ Swiss cá nhân, nội dung cờ nhanh. Thời gian mỗi ván đấu của mỗi vận động viên là 10 phút + 2 giây cho mỗi nước đi. Tổng ván đấu tại mỗi bảng cho mỗi vận động viên là 7 ván. Thời gian nghỉ giữa các ván đấu là 2 phút.
- Quy định về sắp xếp cặp thi đấu: Do phần mềm Lichess sắp xếp tự động.
6. Cơ cấu giải thưởng
- Giải cá nhân: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba cho mỗi khối lớp.
- Giải đồng đội: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba mỗi cấp học.
- Giải toàn đoàn: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba và 07 giải khuyến khích (xếp thứ 04 đến thứ 10) tính theo tổng điểm của đội Tiểu học và đội THCS. Nếu bằng điểm nhau sẽ xét theo thứ tự: tổng số huy chương vàng, bạc, đồng, nếu vẫn bằng nhau thì tổ chức bốc thăm.
KHEN THƯỞNG - KHIẾU NẠI - KỶ LUẬT
1. Giải cá nhân: BTC tặng huy chương vàng, bạc, đồng cho các cá nhân, đồng đội đạt thành tích nhất, nhì, ba theo điều lệ từng môn.
2. Giải toàn đoàn môn thi: BTC tặng cờ cho các đơn vị đạt 01 hạng nhất, 01 hạng nhì, 01 hạng ba và cờ khuyến khích cho các đoàn xếp từ thứ 04 đến thứ 10.
3. Giấy chứng nhận: BTC cấp giấy chứng nhận thành tích cho các cá nhân, đồng đội đạt giải và giấy chứng nhận tham dự cho các VĐV tham dự Giải thể thao.
4. Điểm thưởng
Các đơn vị tham gia Giải Thể thao học sinh phổ thông toàn quốc năm 2023 được cộng điểm khen thưởng theo môn tham gia vào tổng điểm xếp hạng toàn đoàn Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024.
- Đơn vị đăng cai tổ chức toàn quốc: được +40 điểm.
- Đối với điểm thưởng các môn: Nhất toàn đoàn môn thi được +30 điểm, nhì toàn đoàn môn thi được +25 điểm, ba toàn đoàn môn thi được +20 điểm, từ thứ 06 đến thứ 10: +15 điểm, các đội còn lại được +10 điểm.
- Riêng môn Cờ vua:
+ Đơn vị đăng cai vòng khu vực được +20 điểm.
+ Nhất toàn đoàn môn thi được +30 điểm, nhì toàn đoàn môn thi được +25 điểm, ba toàn đoàn môn thi được +20 điểm, từ thứ 6 đến thứ 10: +15 điểm.
+ Các Sở GDĐT tỉnh/thành phố có đội tham dự vòng thi cấp toàn quốc được +10 điểm.
1. Kỷ luật
- Cá nhân, tập thể vi phạm Luật, Điều lệ, BTC sẽ quyết định hình thức xử lý từ cảnh cáo đến truất quyền thi đấu, truất quyền chỉ đạo, hủy bỏ kết quả thi đấu tùy theo mức độ vi phạm.
- Bộ GDĐT có văn bản kiến nghị cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị vi phạm xử lý theo quy định hiện hành.
2. Khiếu nại
- Trưởng đoàn, huấn luyện viên trưởng mới có quyền khiếu nại về nhân sự, BTC có trách nhiệm xem xét và xử lý. Những vi phạm về nhân sự nếu chưa kịp xác định trong thời gian diễn ra Giải thể thao, BTC sẽ xác minh và tiếp tục xử lý sau khi kết thúc. Đơn vị vi phạm chịu toàn bộ kinh phí cho công tác xác minh và BTC sẽ hủy kết quả thi đấu đối với VĐV/đội của đơn vị sai phạm.
- Tổng trọng tài quyết định xử lý các khiếu nại về chuyên môn theo đúng Luật và Điều lệ.
- Lệ phí khiếu nại: 2.000.000 đồng/lần.
ĐIỀU 3. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO
1. Chỉ có BTC Trung ương mới có quyền thay đổi, bổ sung Điều lệ này.
2. Bộ GDĐT giao Vụ Giáo dục thể chất chủ trì, phối hợp với Hội thể thao học sinh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.
3. Giám đốc Sở GDĐT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thành lập đoàn đúng đối tượng được quy định tại Điều lệ này.
4. Địa chỉ liên hệ
- Thường trực BTC: Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Số 35 Đại Cồ Việt, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Email: vugiaoducthechatbgd@gmail.com.
- Thông tin liên hệ các môn:
+ Môn Bơi: Ông Phạm Văn Tịnh, Chuyên viên Vụ Giáo dục thể chất, điện thoại: 0946083535, email: pvtinh@moet.gov.vn.
+ Môn Điền kinh, Cờ vua: Ông Trần Ngọc Tiến, Chuyên viên Vụ Giáo dục thể chất, điện thoại: 0912186911, email: tntien@moet.gov.vn.
+ Môn Vovinam: Bà Vũ Thị Hồng Thu, Chuyên viên Vụ Giáo dục thể chất, điện thoại: 0912312606, email: vththu@moet.gov.vn.
+ Môn Bóng rổ: Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chuyên viên Vụ Giáo dục thể chất, điện thoại: 0976042222, email: natuan.vutc@moet.gov.vn.
+ Môn Bóng đá, Cầu lông: Ông Cao Khả Thọ, Chuyên viên Vụ Giáo dục thể chất, điện thoại: 0913197581, email: cktho@moet.gov.vn.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO |
ĐĂNG KÝ DANH SÁCH ĐOÀN THAM DỰ GIẢI THỂ THAO HỌC SINH PHỔ THÔNG TOÀN QUỐC NĂM 2023
I. Danh sách cán bộ Đoàn
TT |
Họ và tên |
Giới tính |
Ngày, tháng, năm sinh |
Chức vụ |
Nơi công tác |
Trách nhiệm |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
Trưởng đoàn |
|
2 |
|
|
|
|
|
HLV môn... |
|
… |
|
|
|
|
|
…… |
|
II. Đăng ký nội dung thi đấu chi tiết của vận động viên
TT |
Họ tên |
Giới tính |
Ngày, tháng, năm sinh |
Mã học sinh |
Số định danh cá nhân |
Lớp/ Trường |
Cấp học |
Môn thi đấu |
Hệ thi đấu |
Nội dung thi |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…………..ngày tháng năm 2023 |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO |
GIẢI THỂ THAO HỌC SINH PHỔ THÔNG TOÀN QUỐC NĂM 2023 Cấp học: ……………..……….Môn thi:…………………………… |
||
Ảnh học sinh cỡ 3x4 có dấu giáp lai của trường |
- Họ và tên học sinh: - Ngày tháng năm sinh: - Giới tính: - Mã học sinh: - Số định danh cá nhân: - Địa chỉ theo hộ khẩu thường trú: - Lớp: Trường: - Quận (huyện): - Tỉnh, thành phố: |
|
BGH trường (Ký, đóng dấu.
Ghi rõ họ tên) |
Giám đốc Sở GDĐT (Ký, đóng dấu.
Ghi rõ họ, tên) |
|
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO |
|
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CHẠY TIẾP SỨC 4X50M
1. Mô tả tính chất: Chạy tiếp sức nước rút quay vòng
2. Số lượng: 4 vận động viên
3. Yêu cầu sân, dụng cụ:
- Sân 2 làn đường, mỗi làn đường dài 25m, 2 đầu sân chính giữa 2 làn đường cắm vật mốc A - B (cán cờ, nấm nhựa cao...). Vạch xuất phát/đích cách cột B khoảng cách 10m; khu vực trao tín gậy cách vạch xuất phát/đích khoảng cách 10m (theo hình minh họa).
4. Luật thi đấu:
Toàn đội tập hợp tại khu vực trao tín gậy. Vận động viên chạy đầu tiên bắt đầu chạy vòng qua cột cờ B, tiếp tục chạy thẳng vòng qua cột cờ A về phía đội mình và trao tín gậy cho người thứ hai ở khu vực trao tín gậy. Người này thực hiện toàn bộ các bước như trên và truyền lại tín gậy cho người thứ 3. Tiếp tục như vậy với người thứ 4 chạy vòng cuối.
Yêu cầu: Tín gậy phải được trao trong khu vực trao tín gậy 10m, nếu trao ngoài khu vực này sẽ bị coi là phạm quy. Khi về đích phải có tín gậy ở trên tay.
5. Tính thành tích:
Đánh giá xếp hạng dựa vào thời gian hoàn thành phần thi của mỗi đội.
Hình minh họa:
|
- Đối với các nội dung loại trực tiếp: các đội có cùng thành tích ở cùng một vòng đấu sẽ tính đồng thứ hạng (chỉ lấy tối đa đến thứ tự thứ 16).
Ví dụ: nội dung đơn nam môn cầu lông có 30 vận động viên thi đấu, theo cách như trên thì điểm mỗi VĐV sẽ được tính của từng vòng như sau:
+ 02 đội thắng ở bán kết: xếp thứ tự 01, 02.
+ 02 đội thua ở bán kết: xếp thứ tự 03, 04 (nếu không tranh 03-04 thì sẽ xếp đồng hạng 3).
+ 04 đội thua ở tứ kết: xếp đồng hạng 05 (thứ tự từ 05-08)
+ 08 đội thua ở vòng 1/8: xếp đồng hạng 09 (thứ tự từ 09-16).
Như vậy, với cách tính điểm như trên với các nội dung thi đấu loại trực tiếp sẽ tính điểm được tối đa đến đội thứ 16, không xếp thứ hạng thứ 10.
- Đối với các nội dung chia bảng: kết thúc vòng bảng, ngoài các đội được lựa chọn vào thi đấu vòng tứ kết, bán kết, chung kết được xếp thứ hạng từ 01-08, các đội cùng thứ hạng còn lại ở mỗi bảng được tính điểm bằng nhau (các đội được xếp đến đồng hạng 09, thì các đội còn lại sẽ tính đồng hạng 10).
Ví dụ:
Đối với những nội dung có chia 04 bảng, mỗi bảng 05 đội, tùy thuộc thể thức thi đấu, trong trường hợp này sau khi thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm, xếp hạng/bảng, sẽ lựa chọn 02 đội nhất, nhì của mỗi bảng vào thi đấu vòng 2:
+ 08 đội được lựa chọn vào thi đấu vòng 1/8, như vậy theo cách tính điểm trên đã xác định được 08 thứ hạng (sau khi thi đấu tứ kết, bán kết, chung kết sẽ xác định cụ thể được từng hạng và tính tương ứng ra điểm).
+ 04 đội xếp thứ 03 của mỗi bảng: vì lý do đã xác định được 08 thứ hạng, do đó 04 đội này sẽ được tính đến thứ hạng thứ 09 và xếp đồng hạng.
+ Các đội còn lại: xếp thứ 04, 05 của mỗi bảng sẽ xếp đồng hạng 10.
Quyết định 668/QĐ-BGDĐT về Điều lệ Giải thể thao học sinh phổ thông toàn quốc năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 668/QĐ-BGDĐT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Ngô Thị Minh |
Ngày ban hành: | 08/03/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 668/QĐ-BGDĐT về Điều lệ Giải thể thao học sinh phổ thông toàn quốc năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Chưa có Video