THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 638/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2009 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về
giáo dục quốc phòng - an ninh;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
QUYẾT ĐỊNH
- Từ nay đến năm 2015 thành lập các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh tại 9/63 trường quân sự cấp tỉnh (14,3%), 05 trường quân sự quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Trường Sĩ quan Chỉ huy kỹ thuật thông tin để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh tại các khu vực tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, nhiều cán bộ đối tượng 2, đối tượng 3 và nhu cầu đào tạo giáo viên hệ ngắn hạn, tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục quốc phòng - an ninh và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh;
- Từ sau năm 2015, thành lập Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại trường quân sự của các tỉnh còn lại, đảm bảo 100% sinh viên các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, 100% số cán bộ đối tượng 2, đối tượng 3 bổ nhiệm mới hàng năm được học tập tại các Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh.
- Gắn với quy hoạch mạng lưới trường đai học, cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010 đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001, gắn kết với các Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên và xu hướng phát triển các nhà trường, số lượng cán bộ của từng vùng, miền, địa phương, để nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở này và giảm chi phí đào tạo;
- Hạn chế việc tăng biên chế, tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có của các nhà trường để tiết kiệm ngân sách, tăng hiệu quả sử dụng;
- Có mặt bằng và cơ sở vật chất bảo đảm cho học tập, rèn luyện và sinh hoạt tập trung theo nếp sống quân sự cho học viên, sinh viên;
- Đủ điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, phương tiện, mô hình, học cụ cần thiết để có thể thực hiện được nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ đối tượng 2, đối tượng 3.
3. Quy mô của các Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự Quân khu 1. Đảm bảo học tập cho 10.000 sinh viên/năm; cán bộ đối tượng 2: 350 đến 500 đồng chí/năm;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự Quân khu 2. Đảm bảo học tập cho 10.000 sinh viên/năm; cán bộ đối tượng 2: 350 đến 500 đồng chí/năm;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự Quân khu 3. Đảm bảo học tập cho 10.000 sinh viên/năm; cán bộ đối tượng 2: 350 đến 500 đồng chí/năm;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự Quân khu 4. Đảm bảo học tập cho 10.000 sinh viên/năm; cán bộ đối tượng 2: 300 đến 400 đồng chí/năm;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự Quân khu 9. Đảm bảo học tập cho 10.000 sinh viên/năm; cán bộ đối tượng 2: 400 đến 500 đồng chí/năm;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Đảm bảo học tập cho 10.000 sinh viên/năm; cán bộ đối tượng 2: 350 đến 550 đồng chí/năm; cán bộ đối tượng 3: 400 đến 600 đồng chí/năm;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường Sĩ quan Chỉ huy kỹ thuật Thông tin. Đảm bảo học tập cho 7.000 sinh viên/năm;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự tỉnh Nam Định. Đảm bảo học tập cho 7.500 sinh viên/năm; cán bộ đối tượng 3: 400 đến 600 đồng chí/năm;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự thành phố Cần Thơ. Đảm bảo học tập cho 5.500 sinh viên/năm; cán bộ đối tượng 3: 300 đến 500 đồng chí/năm;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự tỉnh Hưng Yên. Đảm bảo học tập cho 7.500 sinh viên/năm; cán bộ đối tượng 3: 300 đến 500 đồng chí/năm;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự tỉnh Bình Định. Đảm bảo học tập cho 7.000 sinh viên/năm; cán bộ đối tượng 3: 300 đến 500 đồng chí/năm;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự thành phố Hồ Chí Minh. Đảm bảo học tập cho 25.000 sinh viên/năm; cán bộ thuộc đối tượng 3: 500 đến 600 đồng chí/năm;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự tỉnh Bình Dương. Đảm bảo học tập cho 7.500 sinh viên/năm; cán bộ thuộc đối tượng 3: 300 đến 500 đồng chí/năm;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự tỉnh Đồng Nai. Bảo đảm học tập cho 7.500 sinh viên/năm; cán bộ thuộc đối tượng 3: 400 đến 600 đồng chí/năm;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự tỉnh An Giang. Đảm bảo học tập cho 3.500 sinh viên/năm; cán bộ thuộc đối tượng 3: 400 đến 600 đồng chí/năm;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự tỉnh Tiền Giang. Đảm bảo học tập cho 3.500 sinh viên/năm; cán bộ thuộc đối tượng 3: 300 đến 400 đồng chí/năm.
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh thuộc Bộ Quốc phòng gồm Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại trường quân sự các quân khu, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Trường Sĩ quan Chỉ huy kỹ thuật Thông tin;
- Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh thành lập tại các trường quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) là đơn vị trực thuộc trường quân sự tỉnh.
a. Nâng cấp, mở rộng quy mô bảo đảm kiên cố hệ thống giảng đường, phòng học chuyên dùng, thao trường, bãi tập, ký túc xá, nhà ăn đáp ứng yêu cầu huấn luyện, học tập của 16 trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh;
b. Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh: biên chế thêm 01 Phó Giám đốc Thường trực là sĩ quan chuyên trách, Giám đốc do Hiệu trưởng nhà trường kiêm nhiệm; các khoa, phòng ban chức năng trên cơ sở các khoa, phòng, ban chức năng của nhà trường đảm nhiệm và thực hiện “xã hội hóa” một số khâu trong quá trình đào tạo;
c. Bổ sung cơ sở vật chất, kỹ thuật, đồ dùng dạy học, mô hình, học cụ quân dụng và phòng học chuyên dùng, máy bắn tập điện tử hoặc laser và thao trường tập kỹ thuật, chiến thuật, thể lực. Vũ khí, trang bị huấn luyện đặc chủng và các cơ sở, vật chất khác do Bộ Quốc phòng bảo đảm theo Thông tư liên tịch số 182/2007/TTLT-BQP-BCA-BGD&ĐT-BNV ngày 04 tháng 12 năm 2007 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ.
6. Tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng
- Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 đầu tư 200 tỷ đồng (các Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự Quân khu 1, 2, 3, 4; Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Trường Sỹ quan Chỉ huy kỹ thuật Thông tin mỗi trung tâm 30 tỷ đồng; Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự tỉnh Nam Định và Cần Thơ mỗi trung tâm 10 tỷ đồng);
- Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 đầu tư 100 tỷ đồng (Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự Quân khu 9: 30 tỷ đồng; Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại Trường quân sự các tỉnh: Hưng Yên, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang và thành phố Hồ Chí Minh mỗi trung tâm 10 tỷ đồng).
a. Hằng năm, Ban Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương lập dự toán chi báo cáo Bộ Quốc phòng để tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
b. Chi xây dựng cơ bản bao gồm xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, trang thiết bị ban đầu trên cơ sở tổng mức đầu tư theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Quyết định này;
c. Chi thường xuyên bảo đảm cho hoạt động của các Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của Nhà nước.
a. Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý, thường trực Đề án, có nhiệm vụ:
- Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án;
- Ra quyết định thành lập, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh;
- Hướng dẫn các nhà trường có trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh thuộc Bộ Quốc phòng, lập Dự án đầu tư xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở Đề án đã được phê duyệt, tổng hợp và lập kế hoạch triển khai Hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tại các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh.
b. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ:
- Hàng năm tổng hợp nhu cầu, cân đối kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh của Bộ Quốc phòng và các địa phương;
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tại các Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh.
c. Bộ Tài chính có nhiệm vụ:
- Hàng năm, căn cứ vào Luật Ngân sách, hướng dẫn Bộ Quốc phòng, địa phương lập dự toán kinh phí cho trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh, xem xét tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước, phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tại các trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh.
d. Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch phân luồng sinh viên đến học tại các Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh. Các Bộ, ngành chỉ đạo các học viện, nhà trường thuộc Bộ, ngành mình đưa sinh viên đến học theo kế hoạch phân luồng của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tại các Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh.
đ. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Ban của Đảng, Ủy ban thuộc Quốc hội, Đoàn thể Trung ương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cử cán bộ đối tượng 2, đối tượng 3 tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh theo kế hoạch hàng năm của Tư lệnh các Quân khu và Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
e. Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh của Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại trường quân sự tỉnh trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh; chỉ đạo các đơn vị, nhà trường có Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh trong Quyết định này xây dựng đề án chi tiết, trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đầu tư xây dựng theo chế độ quản lý vốn đầu tư hiện hành.
g. Các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: |
KT.
THỦ TƯỚNG |
Quyết định 638/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại các nhà trường quân đội giai đoạn 2009 - 2015 và những năm tiếp theo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 638/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Thiện Nhân |
Ngày ban hành: | 21/05/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 638/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại các nhà trường quân đội giai đoạn 2009 - 2015 và những năm tiếp theo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video