Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 61/2009/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Quy định tại Quy chế này thay thế những quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Các quy định trước đây trái với các quy định tại Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các trường đại học tư thục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, KGVX (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Quy chế này quy định việc tổ chức quản lý và hoạt động của trường đại học tư thục bao gồm: tổ chức và nhân sự; giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học; hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; tài chính; tài sản; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.

2. Trường đại học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước hoạt động theo Quy chế này và Điều lệ trường đại học, các quy định của pháp luật.

Điều 2. Vị trí của trường đại học tư thục

1. Trường đại học tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.

2. Trường đại học tư thục có địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, nghĩa vụ và quyền lợi như các trường đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. “Góp vốn” là việc đưa tài sản vào nhà trường để trở thành chủ sở hữu của nhà trường. Tài sản góp vốn có thể bằng đồng Việt Nam (VNĐ), vàng, ngoại tệ, giá trị quyền sử dụng đất (đất), giá trị quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản khác được ghi trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trường. Tổng giá trị các tài sản do các cá nhân đóng góp được quy đổi thành VNĐ theo thời giá quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm góp vốn tạo thành vốn của trường.

2. “Chủ sở hữu chung” là chủ sở hữu số tài sản chung hợp nhất của các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn và số tài sản gia tăng trong quá trình hoạt động của trường.

3. “Vốn điều lệ” là tổng giá trị số vốn góp bằng đồng Việt Nam của tất cả các thành viên góp vốn, được ghi vào Quy chế tổ chức và hoạt động của trường. Trong quá trình hoạt động vốn điều lệ có thể được gia tăng do nhu cầu xây dựng và phát triển nhà trường.

4. “Phần vốn góp” là tỷ lệ tính bằng % (phần trăm) của phần vốn mà từng chủ sở hữu đóng góp so với vốn điều lệ.

5. “Phần vốn có quyền biểu quyết” là phần vốn góp, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông quyết định. Phần vốn có quyền biểu quyết của trường đại học tư thục do Đại hội đồng cổ đông quy định.

6. “Thành viên sáng lập” là người tham gia trực tiếp đề xuất, chuẩn bị thành lập trường ngay từ thời gian đầu thành lập; tham gia xây dựng và thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động đầu tiên của nhà trường và có số vốn góp đáp ứng quy định của trường.

7. “Cổ phần” là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, mỗi phần gọi là “cổ phần”.

8. “Cổ đông” là người sở hữu ít nhất một cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Cổ đông sở hữu phần vốn có quyền biểu quyết gọi là cổ đông có quyền biểu quyết. Cổ đông chưa đủ phần vốn có quyền biểu quyết gọi là cổ đông phổ thông.

9. “Giảng viên và cán bộ cơ hữu”: giảng viên cơ hữu và cán bộ cơ hữu của trường đại học tư thục là những người có hợp đồng làm việc dài hạn (từ 1 năm trở lên) tại trường, không thuộc biên chế nhà nước, không đang làm việc theo các hợp đồng dài hạn tại các trường khác hay các cơ quan, tổ chức khác; do nhà trường trả lương và chịu trách nhiệm chi trả về các chế độ bảo hiểm, chính sách khác đối với người lao động theo quy định của Nhà nước; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với cán bộ biên chế tại trường đại học.

Điều 4. Quản lý nhà nước đối với trường đại học tư thục

Trường đại học tư thục chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi trường đặt trụ sở.

Điều 5. Tổ chức đảng và các tổ chức đoàn thể

Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập và hoạt động trong trường đại học tư thục theo Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động trong trường đại học tư thục theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học tư thục

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học tư thục thực hiện theo quy định của Điều lệ trường đại học và các quy định pháp luật khác.

Trường đại học tư thục không được cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào mượn danh nghĩa của trường để tiến hành các hoạt động bất hợp pháp, không đúng với tôn chỉ mục đích hoạt động của nhà trường. Trường đại học tư thục chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm pháp luật của trường.

Điều 7. Thành lập, đình chỉ, sáp nhập, chia, tách, giải thể

Việc thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học tư thục thực hiện theo quy định tại Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học.

Việc thành lập trường đại học tư thục phải có ít nhất từ 3 thành viên (tổ chức hoặc cá nhân) tham gia góp vốn điều lệ, trong đó mỗi thành viên chỉ được tham gia góp vốn điều lệ ở không quá 2 trường đại học, cao đẳng tư thục và mức vốn góp tại mỗi trường tối đa là 51% so với vốn điều lệ của trường đó.

Chương 2.

TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

Điều 8. Cơ cấu tổ chức

Trường đại học tư thục có cơ cấu tổ chức bảo đảm các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định trong Điều lệ trường đại học và phù hợp với điều kiện, quy mô đào tạo trong từng giai đoạn phát triển của trường.

Cơ cấu tổ chức của trường đại học tư thục bao gồm:

1. Hội đồng Quản trị.

2. Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng.

3. Ban Kiểm soát.

4. Hội đồng Khoa học và Đào tạo.

5. Các phòng (ban) chuyên môn.

6. Các khoa và bộ môn trực thuộc trường.

7. Các bộ môn trực thuộc khoa.

8. Các tổ chức khoa học và công nghệ, các cơ sở phục vụ đào tạo, dịch vụ, chuyển giao công nghệ và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc trường.

9. Tổ chức đảng và các tổ chức đoàn thể.

Điều 9. Đại hội đồng cổ đông

1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và cổ đông phổ thông, trong đó cổ đông phổ thông không có quyền biểu quyết nhưng có quyền tham gia ý kiến trong các cuộc họp.

2. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau:

a) Xác định mục tiêu, phương hướng xây dựng và phát triển trường; kế hoạch thực hiện hàng năm, từng giai đoạn; việc mở rộng, thay đổi, điều chỉnh ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo, định hướng hoạt động khoa học và công nghệ gắn với chiến lược phát triển của trường;

b) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và thành viên Ban Kiểm soát của trường; giải quyết các yêu cầu về việc bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng Quản trị.

c) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của trường;

d) Thông qua quy định về vốn có quyền biểu quyết và các quy định nội bộ khác của trường như về tiêu chuẩn lựa chọn Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Hiệu trưởng;

đ) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Quy chế tổ chức hoạt động của trường.

3. Đại hội đồng cổ đông được triệu tập họp thường niên bắt buộc mỗi năm một lần hoặc họp đột xuất theo quyết định của Hội đồng Quản trị hoặc theo yêu cầu của cổ đông sở hữu trên 30% số cổ phần.

Trong trường hợp Hội đồng Quản trị vi phạm nghiêm trọng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường thì Ban Kiểm soát được quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường, đồng thời thông báo cho Hội đồng Quản trị biết.

Mọi chi phí cho việc triệu tập và tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông được tính trong kinh phí hoạt động của nhà trường.

Việc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải được thực hiện theo hình thức gửi giấy mời họp kèm theo dự kiến chương trình, nội dung cuộc họp và các tài liệu liên quan đến tất cả cổ đông trong Đại hội đồng cổ đông trước ít nhất là 7 ngày so với ngày họp.

4. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được coi là tiến hành hợp lệ khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tham gia dự họp. Tỷ lệ cụ thể do Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường quy định nhưng không thấp hơn tỷ lệ này.

5. Nội dung các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi bằng biên bản và được thông qua ngay tại cuộc họp, có chữ ký của người chủ trì và thư ký cuộc họp để lưu trữ. Việc thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thực hiện bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được coi là có giá trị hiệu lực khi được số cổ đông đại diện ít nhất là 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Tỷ lệ cụ thể do Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường quy định.

Điều 10. Hội đồng Quản trị

1. Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý và là tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của trường đại học tư thục; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và có quyền quyết định những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch, kế hoạch và phương hướng đầu tư phát triển của trường phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông của trường đại học tư thục bầu và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận. Hội đồng Quản trị có từ 3 đến 11 thành viên gồm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Hội đồng (nếu cần thiết) và các thành viên. Hội đồng Quản trị phải có ít nhất là 2/3 số thành viên có trình độ đại học trở lên.

Thành viên Hội đồng Quản trị của trường đại học tư thục phải là những người đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân có số lượng cổ phần đóng góp ở mức cần thiết theo đúng quy định của trường đó.

Nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị là 5 năm tính từ ngày có quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.

3. Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ đầu tiên của trường được thành lập trên cơ sở đề cử nhân sự của các thành viên sáng lập trường và bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. Từ nhiệm kỳ thứ hai, việc thành lập Hội đồng Quản trị bắt buộc được thực hiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Hội đồng Quản trị họp thường kỳ ba tháng một lần. Việc tổ chức họp Hội đồng bất thường do Chủ tịch Hội đồng Quản trị quyết định, nhưng phải được ít nhất 1/3 số thành viên Hội đồng Quản trị đồng ý. Các Nghị quyết của Hội đồng Quản trị được thông qua bằng hình thức biểu quyết công khai trước cuộc họp. Nghị quyết của Hội đồng Quản trị xây dựng theo nguyên tắc: mỗi thành viên Hội đồng Quản trị có một phiếu biểu quyết và mọi quyết định chỉ có hiệu lực khi được quá nửa số thành viên Hội đồng Quản trị nhất trí. Trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

5. Việc bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng Quản trị phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua theo hình thức bỏ phiếu kín.

Trường hợp số thành viên của Hội đồng Quản trị bị giảm quá 1/3 so với số lượng quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường thì trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ khi số thành viên của Hội đồng Quản trị giảm quá quy định nêu trên Chủ tịch Hội đồng Quản trị phải triệu tập Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung thành viên Hội đồng Quản trị.

6. Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị

a) Thành viên Hội đồng Quản trị bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhất là trong công tác tuyển sinh, đào tạo và quản lý, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Bị chết hoặc bị hạn chế năng lực, hành vi dân sự;

- Tự nguyện từ chức;

- Không đủ sức khỏe để thực hiện các công việc đang đảm nhiệm;

- Các trường hợp khác do Quy chế tổ chức và hoạt động của trường quy định.

b) Bãi miễn thành viên Hội đồng Quản trị nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Vi phạm Quy chế tổ chức và hoạt động của trường một cách nghiêm trọng bị Đại hội đồng cổ đông đề nghị bãi miễn.

Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Quản trị

Hội đồng Quản trị có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường để thông qua Đại hội đồng cổ đông; kiến nghị Đại hội đồng cổ đông xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của trường khi cần thiết hoặc kiến nghị việc bổ sung, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của Hội đồng Quản trị.

2. Xây dựng định hướng chiến lược phát triển và chỉ đạo tổ chức, hoạt động của trường để trình Đại hội đồng cổ đông tại các kỳ họp. Xây dựng và ban hành các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi tài chính của trường phù hợp với quy định của pháp luật và chế độ quản lý tài chính.

3. Thực hiện nghiêm túc các quyết nghị của Đại hội đồng cổ đông. Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng trường, phê duyệt dự toán, quyết toán tài chính hàng năm và giám sát việc quản lý sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.

4. Bầu Hiệu trưởng của trường và trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, ra quyết định công nhận. Quyết định bổ nhiệm các Phó Hiệu trưởng theo đề cử của Hiệu trưởng và Đại hội đồng cổ đông.

5. Phê duyệt việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các Phó Hiệu trưởng; đề xuất với cấp có thẩm quyền miễn nhiệm Hiệu trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị theo quy định.

6. Phê duyệt phương án chung về tổ chức bộ máy, biên chế và những vấn đề liên quan đến tổ chức, nhân sự của trường trên cơ sở đề xuất của Hiệu trưởng.

7. Xác định những nguyên tắc cơ bản giải quyết công việc liên quan đến công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, dịch vụ, xây dựng cơ sở vật chất, đối ngoại của nhà trường hàng năm và từng giai đoạn.

8. Giám sát công tác lãnh đạo, điều hành của Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động của trường được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; tuân thủ các quyết nghị của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng Quản trị.

9. Triệu tập Đại hội đồng cổ đông họp thường kỳ hoặc đột xuất theo quy định.

Điều 12. Ban Kiểm soát

1. Ban Kiểm soát của trường đại học tư thục gồm những người đại diện cho các tổ chức cổ đông hoặc cá nhân có số lượng cổ phần đáp ứng theo quy định của trường; do Đại hội đồng cổ đông bầu, có số lượng từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có ít nhất một thành viên có chuyên môn về kế toán. Trưởng Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông của trường bầu trực tiếp.

Ban Kiểm soát thực hiện việc giám sát các hoạt động của nhà trường và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Ban Kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị và cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu của trường về báo cáo và hoạt động của mình.

2. Thành viên của Ban Kiểm soát phải là người có có quốc tịch Việt Nam; không là thành viên Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng, Kế toán trưởng (hoặc Trưởng Phòng Tài vụ); cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ của thành viên Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng, Kế toán trưởng của trường.

3. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị.

Điều 13. Quyền và nhiệm vụ của Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

1. Giám sát, kiểm tra các hoạt động của nhà trường; của Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu và các tổ chức, đơn vị trong trường.

2. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong việc quản lý điều hành hoạt động của trường và việc ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính.

3. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của trường; kiểm tra cụ thể các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, điều hành hoạt động của trường.

4. Định kỳ thông báo với Hội đồng Quản trị về kết quả hoạt động của mình và nội dung các báo cáo, kết luận, kiến nghị của Ban Kiểm soát trước khi chính thức thông qua Đại hội đồng cổ đông.

5. Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về kết quả giám sát các hoạt động của nhà trường tại các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông.

6. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

7. Được quyền kiến nghị về những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của trường với các cơ quan quản lý có thẩm quyền; được quyền yêu cầu Hội đồng Quản trị hoặc thành viên Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý khác của trường cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết liên quan trong quá trình thực thi các nhiệm vụ được giao.

8. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mọi hoạt động của Ban Kiểm soát phải không gây sự cản trở, làm gián đoạn đến các hoạt động của Hội đồng Quản trị và nhà trường.

Điều 14. Chủ tịch Hội đồng Quản trị

1. Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đứng đầu của Hội đồng Quản trị; do Hội đồng Quản trị bầu và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ta quyết định công nhận. Chủ tịch Hội đồng Quản trị ít nhất phải có bằng đại học trở lên.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị có thể được kiêm nhiệm giữ chức Hiệu trưởng, nhưng phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định đối với nhà giáo và Hiệu trưởng trường đại học.

2. Chủ tịch Hội đồng Quản trị có những quyền và nhiệm vụ sau đây:

a) Chủ trì chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng Quản trị. Có trách nhiệm chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho cuộc họp của Hội đồng Quản trị; có quyền triệu tập các cuộc họp Hội đồng Quản trị; là người chịu trách nhiệm chính về các quyết nghị và việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng Quản trị;

b) Ký trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận Hiệu trưởng của trường. Phê duyệt quyết định bổ nhiệm các Phó Hiệu trưởng của trường trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Quản trị và ý kiến thông qua của Đại hội đồng cổ đông;

c) Trường hợp cần thiết, được quyền ký quyết định cử Hiệu trưởng tạm quyền điều hành hoạt động của nhà trường trong thời gian không quá 01 tháng để tiến hành việc cử Hiệu trưởng theo quy định;

d) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

3. Chủ tịch Hội đồng Quản trị được quyền sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Quản trị và ký các văn bản, quyết định của Hội đồng Quản trị.

4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng Quản trị vắng mặt trong thời gian nhất định theo quy định của trường đại học tư thục thì phải ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị (nếu có) hoặc cho một trong số các thành viên còn lại của Hội đồng Quản trị đảm nhận trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng Quản trị trong thời gian đi vắng. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản và được thông báo công khai, đồng thời báo cáo các cơ quan quản lý giáo dục và địa phương có thẩm quyền quản lý. Thời gian ủy quyền là không quá 6 tháng và không được áp dụng việc ủy quyền hai lần liên tiếp.

Trường đại học tư thục được áp dụng chế độ cử Quyền Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Việc bầu và công nhận Quyền Chủ tịch Hội đồng Quản trị được thực hiện theo nguyên tắc như bầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Thời gian công nhận Quyền Chủ tịch Hội đồng Quản trị là không quá 6 tháng, kể từ ngày ban hành quyết định công nhận và không được áp dụng thực hiện hai lần công nhận liên tiếp đối với một cá nhân.

Điều 15. Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng trường đại học tư thục phải là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục đối với nhà giáo; có chức danh từ Phó Giáo sư hoặc học vị Tiến sĩ trở lên, đã có ít nhất 5 năm tham gia quản lý giáo dục đại học từ cấp Trưởng bộ môn, phòng hoặc ban trở lên, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn; có uy tín đối với trường; có sức khỏe đảm nhận nhiệm vụ được giao và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước.

2. Hiệu trưởng trường đại học tư thục do Hội đồng Quản trị bầu đề cử theo nguyên tắc bỏ phiếu kín với quá nửa số phiếu tán thành; được Đại hội đồng cổ đông thông qua và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận theo quy định.

Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị.

3. Hiệu trưởng trường đại học tư thục là người đại diện cho trường triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao; có trách nhiệm điều hành các hoạt động của trường và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình đối với các vấn đề liên quan đến trường trước Hội đồng Quản trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo và pháp luật.

4. Ngoài ra, Hiệu trưởng trường đại học tư thục còn có quyền hạn và trách nhiệm cụ thể sau:

a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Quản trị;

b) Dự kiến tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự của trường trình Hội đồng Quản trị phê duyệt. Phê duyệt Quyết định tuyển dụng lao động; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ giảng viên, công nhân viên và người học theo quy định của pháp luật sau khi được Hội đồng Quản trị thông qua;

c) Tổ chức triển khai việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, hoạt động đào tạo, khoa học – công nghệ và các hoạt động khác của trường theo quy định, bảo đảm chất lượng, đúng quy định của pháp luật và kế hoạch đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt nhằm mục tiêu phát triển nhà trường;

d) Tổ chức công tác kế toán, quản lý tài chính và tài sản của trường theo các quy định của pháp luật;

đ) Lập dự toán và quyết toán tài chính hàng năm, trình Hội đồng Quản trị phê duyệt. Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính theo quy định của trường. Định kỳ báo cáo Hội đồng Quản trị và các cấp quản lý liên quan về công tác tài chính và hoạt động của nhà trường;

e) Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm, học phí, khen thưởng, kỷ luật giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học của trường;

g) Thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo, kiểm tra, thi, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng chứng chỉ; ban hành các nội quy, quy định nội bộ nhằm thực hiện việc điều hành các hoạt động của trường;

h) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế theo quy định;

i) Tổ chức thực hiện việc bảo đảm trật tự, an ninh và an toàn trong nhà trường;

k) Đề cử các Phó Hiệu trưởng của Hội đồng Quản trị xem xét, bổ nhiệm;

l) Hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông về các hoạt động đào tạo của trường theo quy định và có quyền bảo lưu ý kiến cá nhân về các quyết định của Hội đồng Quản trị để báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Điều 16. Phó Hiệu trưởng

1. Các Phó Hiệu trưởng trường đại học tư thục phải là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường đại học đối với nhà giáo; có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có sức khỏe. Các Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng. Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo và nghiên cứu khoa học phải có tiêu chuẩn chức danh, học vị như đối với Hiệu trưởng; được Chủ tịch Hội đồng Quản trị ra quyết định bổ nhiệm sau khi được Hội đồng Quản trị thông qua bằng hình thức bỏ phiếu kín với đa số tán thành.

2. Phó Hiệu trưởng có những quyền và trách nhiệm sau:

a) Giúp Hiệu trưởng quản lý điều hành các hoạt động của trường, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc do Hiệu trưởng giao;

b) Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng giao, Phó Hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hiệu trưởng về việc thực hiện nhiệm vụ được giao;

c) Nhiệm kỳ của Phó Hiệu trưởng cùng với nhiệm kỳ của Hiệu trưởng.

Điều 17. Hội đồng Khoa học và Đào tạo

1. Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường đại học tư thục bao gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, các trưởng khoa, một số trưởng phòng, đại diện các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên chính của trường, một số nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục và đại diện của một số tổ chức kinh tế - xã hội ngoài trường có sự quan tâm và am hiểu về giáo dục đại học.

2. Hội đồng Khoa học và Đào tạo được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng và do Hiệu trưởng làm Chủ tịch. Nhiệm kỳ của Hội đồng Khoa học và Đào tạo theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng.

3. Hội đồng Khoa học và Đào tạo là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về:

a) Quy hoạch và chiến lược phát triển nhà trường; mục tiêu, chương trình đào tạo; kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm về đào tạo, khoa học và công nghệ;

b) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên cơ hữu của trường;

c) Hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học.

4. Hội đồng Khoa học và Đào tạo họp ít nhất 6 tháng một lần và các cuộc họp bất thường do Chủ tịch Hội đồng triệu tập.

5. Các thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường được quyền kiến nghị về kế hoạch và nội dung hoạt động của Hội đồng. Kết luận của các phiên họp của Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường phải được thông báo công khai đến các khoa và bộ môn trong trường.

6. Nhiệm kỳ của Hội đồng Khoa học và Đào tạo theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng.

Điều 18. Các phòng (ban), khoa, bộ môn

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng (ban), khoa hoặc bộ môn trực thuộc của trường đại học tư thục như các trường đại học công lập. Tùy thuộc vào quy mô đào tạo, nhiệm vụ của trường, Hiệu trưởng đề xuất với Hội đồng Quản trị về cơ cấu tổ chức của các phòng (ban), khoa, bộ môn, bảo đảm thực hiện tốt các hoạt động của trường.

Trưởng, Phó các phòng (ban), khoa, bộ môn do Hiệu trưởng đề cử, Chủ tịch Hội đồng Quản trị quyết định bổ nhiệm.

Điều 19. Các tổ chức khoa học và công nghệ, các cơ sở phục vụ đào tạo và các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong trường đại học tư thục

1. Các tổ chức khoa học và công nghệ trong trường đại học tư thục gồm: các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ đã được quy định trong Điều lệ trường đại học.

2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong trường đại học tư thục được thành lập gắn với nhiệm vụ đào tạo của trường và hoạt động theo quy định của pháp luật.

3. Các cơ sở phục vụ đào tạo khác:

a) Trường đại học tư thục có Trung tâm thông tin tư liệu phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Trung tâm thông tin tư liệu có trách nhiệm quản lý, bổ sung và cung cấp các nguồn thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực hoạt động của trường; thu thập và bảo quản sách, tạp chí, băng, đĩa, các luận án đã bảo vệ tại trường, các ấn phẩm của trường và các tài liệu lưu trữ khác; hướng dẫn và quản lý công tác quyền sở hữu trí tuệ của trường. Trung tâm thông tin tư liệu hoạt động theo Quy chế do Hiệu trưởng ban hành và các quy định của Nhà nước;

b) Trường đại học tư thục còn có các đơn vị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phù hợp với điều kiện phát triển của trường.

Chương 3.

GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ, NHÂN VIÊN VÀ NGƯỜI HỌC

Điều 20. Giảng viên

1. Giảng viên trường đại học tư thục phải có đủ các tiêu chuẩn quy định về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và sức khỏe theo quy định của Điều lệ trường đại học và tại điểm e khoản 1 Điều 77 và Điều 79 của Luật Giáo dục. Giảng viên trường đại học tư thục có trách nhiệm và quyền hạn quy định tại các Điều 70, 71, 72, 73, 74 và 75 của Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật liên quan.

2. Giảng viên cơ hữu của trường đại học tư thục được tuyển dụng theo quy định của pháp luật; được hưởng chế độ tiền công, tiền lương, được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được hưởng quyền lợi theo tỷ lệ vốn góp và có quyền tham gia các hoạt động của các tổ chức xã hội và đoàn thể theo quy định của pháp luật.

3. Những giảng viên đang trong biên chế nhà nước chuyển sang làm cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu của trường đại học tư thục thì thời gian làm việc tại cơ quan cũ được cộng với thời gian làm việc tại trường đại học tư thục để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, trường đại học tư thục có trách nhiệm tiếp tục nộp bảo hiểm xã hội cho giảng viên theo quy định của Nhà nước.

4. Giảng viên trường đại học tư thục phải nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện đầy đủ các quy định của Điều lệ trường đại học, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tổ chức hoạt động của trường và các quy định do nhà trường ban hành.

5. Giảng viên cơ hữu của các trường đại học tư thục có đủ các tiêu chuẩn theo quy định được xét phong tặng các danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân, chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư và Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục.

6. Giảng viên thỉnh giảng của trường đại học tư thục được hưởng quyền và nghĩa vụ như quy định đối với giảng viên thỉnh giảng tại các trường đại học công lập.

Điều 21. Cán bộ, nhân viên

1. Cán bộ, nhân viên cơ hữu của trường đại học tư thục được hưởng chế độ tiền công, tiền lương theo kết quả hoạt động của trường, được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được hưởng quyền lợi theo tỷ lệ vốn góp và nghỉ các ngày lễ, tết hưởng nguyên chế độ theo quy định của pháp luật. Có quyền tham gia các tổ chức chính trị, xã hội và đoàn thể theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, nhân viên được tuyển dụng làm việc ngắn hạn phù hợp với quy định của pháp luật được hưởng lương theo chế độ do nhà trường quy định, bảo đảm theo mức lương tối thiểu do nhà nước quy định; được trường đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và được trường bảo đảm các chế độ khác theo quy định của pháp luật trong thời gian làm việc tại trường.

3. Cán bộ, nhân viên trường đại học tư thục phải nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực hiện đầy đủ các quy định của Điều lệ trường đại học, các quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Quy chế tổ chức hoạt động của trường và các quy định khác do nhà trường ban hành.

Điều 22. Nhiệm vụ và quyền của người học

Người học trong trường đại học tư thục thực hiện các nhiệm vụ và quyền được quy định tại Luật Giáo dục và Điều lệ trường đại học.

Chương 4.

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, HỢP TÁC QUỐC TẾ

Điều 23. Hoạt động đào tạo

Trường đại học tư thục tổ chức xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập, thực hiện việc tuyển sinh; quản lý quá trình đào tạo, đánh giá quá trình dạy và học, cấp văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo quy định của Điều lệ trường đại học

Điều 24. Hoạt động khoa học và công nghệ

Trường đại học tư thục xây dựng và thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, các dịch vụ tư vấn khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực ngành nghề đào tạo của trường; thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển; tổ chức quản lý hệ thống thông tin tư liệu; phát hành các ấn phẩm khoa học, tài liệu phục vụ cho các hoạt động đào tạo theo các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và Điều lệ trường đại học.

Điều 25. Hợp tác quốc tế

Trường đại học tư thục thực hiện các nhiệm vụ về hợp tác quốc tế theo quy định của Điều lệ trường đại học.

Chương 5.

TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN

Điều 26. Chế độ tài chính

1. Trường đại học tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện góp vốn, tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, thống kê, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành khác liên quan.

2. Trường đại học tư thục được vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư mở rộng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất cung ứng dịch vụ.

3. Trường đại học tư thục được nhà nước cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng.

Điều 27. Nguồn tài chính

Nguồn tài chính của trường đại học tư thục gồm:

1. Vốn góp của các cổ đông và nguồn tài chính bổ sung từ kết quả hoạt động hàng năm của nhà trường.

2. Các nguồn tài chính khác gồm:

a) Học phí, lệ phí thu từ người học theo quy định của pháp luật;

b) Thu từ các hoạt động liên kết hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;

c) Lãi tiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng;

d) Các khoản đầu tư, tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng (bằng tiền, bằng hiện vật) của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước;

đ) Vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cá nhân;

e) Các khoản thu hợp pháp khác.

Điều 28. Nội dung chi

1. Chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động; các khoản chi phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường.

2. Các khoản chi cho người học, học bổng, khen thưởng.

3. Chi cho các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao.

4. Chi cho hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng công nghệ, phục vụ giảng dạy học tập.

5. Chi quản lý hành chính.

6. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất; chi trả tiền thuê, mướn cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị đồ dùng dạy học.

7. Trích khấu hao tài sản cố định.

8. Chi trả vốn vay và lãi vốn vay.

9. Chi cho các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

10. Các khoản chi khác theo quy định của trường (theo quy chế chi tiêu nội bộ), không trái với quy định của pháp luật.

Điều 29. Quản lý tài chính và tài sản

1. Tài chính và tài sản của trường đại học tư thục được hình thành từ các nguồn thu theo quy định tại Điều 26 Quy chế này. Chế độ chi tiêu tài chính và sử dụng tài sản phải được Hội đồng Quản trị của trường quy định cụ thể, minh bạch.

2. Trường đại học tư thục có trách nhiệm báo cáo hoạt động tài chính hàng năm cho cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính liên quan ở địa phương.

3. Dự toán và quyết toán hàng năm của trường do Hiệu trưởng trình, Hội đồng Quản trị phê chuẩn và phải báo cáo công khai tại cuộc họp (hay hội nghị) Đại hội đồng cổ đông hàng năm.

4. Định kỳ hàng năm, các tài sản của trường phải được kiểm kê đánh giá lại giá trị và kiểm toán theo quy định của pháp luật. Trường đại học có thể tự quy định tỷ lệ khấu hao nhanh các tài sản cố định để thu hồi vốn những không vượt quá mức trích khấu hao tối đa theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp. Trường đại học tư thục phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để làm cơ sở pháp lý điều hành tài chính của trường.

5. Tài sản của trường đại học tư thục bao gồm:

a) Tài sản do các tổ chức và các cá nhân đầu tư, góp vốn;

b) Tài sản tăng thêm nhờ kết quả hoạt động của trường;

c) Tài sản do hiến, tặng, cho, tài trợ;

d) Học phí, lệ phí thu từ người học theo quy định của pháp luật.

6. Quyền sở hữu tài sản

Tài sản của các trường đại học tư thục được hình thành từ vốn góp của các cổ đông thuộc sở hữu tư nhân của tổ chức, cá nhân góp vốn theo số lượng cổ phần. Tài sản do biếu, tặng cho, tài trợ hoặc tăng thêm nhờ kết quả hoạt động của trường thuộc sở hữu chung của trường đại học tư thục. Tài sản thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu chung được nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện chế độ công khai tài chính và chấp hành công tác kiểm tra tài chính theo quy định của Nhà nước và yêu cầu của Ban Kiểm soát. Nghiêm chỉnh chấp hành việc kiểm tra của cơ quan tài chính theo quy định của pháp luật về việc sử dụng kinh phí và tình hình tăng, giảm tài sản, nguồn vốn của trường.

Điều 30. Thu nhập và sử dụng thu nhập

Tổng thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi phí cần thiết cho hoạt động của nhà trường quy định tại Điều 28 Quy chế này, số còn lại được sử dụng như sau:

1. Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, đóng góp các khoản thuế theo quy định hiện hành.

2. Trích lập quỹ đầu tư phát triển nhà trường và các quỹ khác theo quyết nghị của Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông.

3. Phân chia cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn sau khi đã sử dụng chi phí theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Mức chi trả thu nhập cho người lao động và chia lãi cho các thành viên góp vốn do Hội đồng Quản trị quyết định trên cơ sở quyết nghị của Đại hội đồng cổ đông và phù hợp với Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

Điều 31. Chuyển nhượng quyền sở hữu và rút vốn

Việc chuyển quyền sở hữu và rút vốn phải bảo đảm sự phát triển và ổn định của nhà trường.

1. Các cổ đông góp vốn xây dựng trường có quyền chuyển nhượng, rút vốn một phần hoặc toàn bộ số vốn góp theo quy định do Đại hội đồng cổ đông thông qua. Việc quy định cụ thể việc chuyển nhượng quyền sở hữu và rút vốn của trường được dựa trên Luật Doanh nghiệp. Trường đại học tư thục chủ động xây dựng quy chế tài chính của trường thông qua Đại hội đồng cổ đông trước khi Chủ tịch Hội đồng Quản trị phê duyệt.

2. Cổ đông có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo các quy định sau đây:

a) Cổ đông muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp trước hết phải chuyển nhượng phần vốn đó cho các cổ đông còn lại theo giá thỏa thuận tại thời điểm chuyển nhượng;

b) Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông của trường nếu các cổ đông của trường không mua hoặc mua không hết.

3. Trong trường hợp nhà trường bị giải thể, việc xử lý về tài chính, tài sản được áp dụng theo quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp.

Chương 6.

THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 32. Thanh tra, kiểm tra

1. Trường đại học tư thục có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra các hoạt động của trường theo các quy định hiện hành.

2. Trường đại học tư thục chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật pháp.

Điều 33. Khen thưởng

Tập thể, cá nhân (lãnh đạo, giảng viên, cán bộ, nhân viên) của trường đại học tư thục có thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và người học có thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Xử lý vi phạm

Trong trường hợp trường đại học tư thục có hành vi vi phạm pháp luật, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không bảo đảm các điều kiện đào tạo, vi phạm các quy định khác liên quan đến môi trường, uy tín của ngành, trường và địa phương … thì tùy mức độ vi phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định đối với của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục:

1. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện, khắc phục và xử lý các vi phạm.

2. Xử phạt hành chính, ra quyết định hủy bỏ việc công nhận Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng trong trường hợp cần thiết và kiến nghị với các cơ quan pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với những vi phạm vượt quá thẩm quyền.

3. Quyết định việc tạm ngừng tuyển sinh đào tạo có thời hạn hoặc không có thời hạn để chờ xử lý.

4. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ việc tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể trường đại học tư thục.

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 61/2009/QD-TTg

Hanoi, April 17, 2009

 

DECISION

ISSUING THE REGULATION ON ORGANIZATION AND OPERATION OF PRIVATE UNIVERSITIES

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Education Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP of August 2, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law;
At the proposal of the Minister of Education and Training,

DECIDES:

Article 1. To issue the Regulation on organization and operation of private universities.

Article 2. This Decision takes effect 45 days from the date of its signing.

This Regulation replaces the Regulation on organization and operation of private universities issued together with the Prime Minister's Decision No. 14/2005/QD-TTg of January 17, 2005.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial-level People's Committees and private universities shall implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Thien Nhan

 

REGULATION

ON ORGANIZATION AND OPERATION OF PRIVATE UNIVERSITIES
(Issued together with the Prime Minister's Decision No. 61/2009/QD-TTg of April 17, 2009)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. This Regulation provides for the organization, management and operation of private universities.

Including their organization and personnel; lecturers, cadres, employees and learners; training, scientific research and international cooperation: finance; property; inspection, examination, commendation and handling of violations.

2. Private universities are founded by social organizations, socio-professional organizations, economic organizations or individuals that invest in the building of their material foundations and ensure funding for their operation with non-state budget capital. Private universities operate according to this Regulation, their charters and law.

Article 2. Status of private universities

1. A private university has the legal person status and a seal and may open accounts at banks and state treasuries.

2. Private universities have the same legal status, functions, tasks, obligations and interests as public universities in the national education system.

Article 3. Interpretation of terms

1. "Capital contribution" means the contribution of assets by a party to a university in order to become its owner. Assets for capital contribution may be in Vietnam dong (VND), gold, foreign currencies, land use right value (land), intellectual property right value or other property as stated in the Regulation on organization and operation of the university. Total value of assets contributed by individuals shall be converted into Vietnam dong at the exchange rate set by the State Bank at the time of capital contribution for the creation of university capital.

2. "Common owner" means the owner of assets under common ownership by integration contributed by organizations and individuals as well as assets increased in the university's operation process.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. "Contributed capital portion" means the proportion (in %) of capital amount contributed by an owner to the charter capital.

5. "Capital portion with voting right" means a contributed capital portion which entitles its owner to vote on issues falling within the deciding power of the Shareholders' General Meeting. Capital share with voting right of a private university shall be decided by the Shareholders' General Meeting.

6. "Founding member" means a person directly involved in proposing and preparing for the founding of a university right from the beginning; in formulating and approving the university's first Regulation on organization and operation, who has contributed a capital amount in accordance with regulations of the university.

7. "Share" means an equally divided part of the charter capital.

8. "Shareholder" means the owner of at least one share. A shareholder may be institutional or individual. Shareholders holding capital portions with voting right are called voting shareholders. Shareholders with capital portions insufficient to have the voting right are called ordinary shareholders.

9. "Permanent lecturers and cadres" mean those who work under long-term contracts (of one year or longer) at a university, who neither belong to the state payroll nor work under long-term contracts at other universities, other agencies or organizations; who get their salaries, insurance premiums and policy benefits paid by the university according to state regulations; and who have the rights and obligations of staff on the payroll of universities as provided for by law.

Article 4. State management of private universities

Private universities are subject to the state management of education by the Ministry of Education and Training; and to the territory-based administration by the People's Committees of the provinces or centrally run cities (below collectively referred to as provincial-level People's Committees) where they are headquartered.

Article 5. Party and mass organizations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Socio-political organizations and social organizations shall be established and operate in private universities in accordance with the Constitution and law.

Article 6. Tasks and powers of private universities

Tasks and powers of private universities comply with their charters and other provisions of law.

A private university may not lend its name to any individual or organization to conduct illegal activities which fail to accord with its principles and purposes. It shall take responsibility for its illegal activities.

Article 7. Founding, termination, merger, division, split and dissolution

The founding, operation termination, merger, division, split and dissolution of private universities comply with the Prime Minister's Decision No. 07/2009/QD-TTg of January 15, 2009, on conditions and procedures for founding, operation termination, merger, division, split and dissolution of universities.

The founding of a private university requires at least 3 members (institutional or individual) to contribute charter capital, each of whom may contribute charter capital at not more than 2 private universities or colleges which must not exceed 51 % of the charter capital of each university.

Chapter II

ORGANIZATION AND PERSONNEL

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A private university has its organizational structure meeting the relevant requirements in its charter and suitable to its conditions and training scale at each of its development stages.

The organizational structure of a private university consists of:

1. The Board of Directors.

2. The rector and vice rectors.

3. The Control Board.

4. The Academic and Training Council.

5. Specialized departments (divisions).

6. University-run faculties and disciplines.

7. Faculty-run disciplines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Party and mass organizations.

Article 9. Shareholders' General Meeting

1. The Shareholders' General Meeting includes all voting shareholders and ordinary shareholders of whom the latter have no right to vote but may raise opinions at meetings.

2. The Shareholders' General Meeting has the following rights and tasks:

a/ To identify objectives and orientations for university construction and development: annual and periodical plans; the expansion, alteration, adjustment of training disciplines, scale and degrees, and orientations for scientific and technological activities in line with the university development strategy;

b/ To elect, dismiss, relieve from office members of the Board of Directors or the Control Board of the university; to settle requirements on the supplementation or replacement of members of the Board of Directors.

c/ To adopt annual financial statements of the university;

d/ To approve regulations on capital portions with voting right and other internal regulations of the university such as criteria for selection of members of the Board of Directors, the Control Board and the rector:

e/ To exercise other rights and perform other tasks according to the Regulation on organization and operation of the university.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case the Board of Directors seriously violates the Regulation on organization and operation of the university, the Control Board may convene an irregular meeting of the Shareholders' General Meeting and concurrently the Board of Directors thereof.

All costs of convening and organizing a meeting of the Shareholders' General Meeting shall be accounted into the operation funding of the university.

A meeting of the Shareholders' General Meeting shall be convened through sending written invitations, enclosed with a tentative agenda and related documents, to all shareholders at least 7 days before the meeting.

4. A meeting of the Shareholders' General Meeting shall be considered valid when attended by shareholders holding at least 51 % of total shares with voting right. A specific proportion shall be set in the Regulation on organization and operation of the university but must not be lower than the above-mentioned percentage.

5. Proceedings at meetings of the Shareholders' General Meeting must be recorded in writing and adopted right at the meetings, with signatures of their chairpersons and secretaries, for archive. Decisions of the Shareholders' General Meeting shall be adopted by voting or secret ballot at meetings. A Shareholders' General Meeting decision shall be considered valid when it is voted for by attending shareholders holding at least 51% of total shares with voting right. A specific proportion shall be set in the Regulation on organization and operation of the university.

Article 10. Board of Directors

1. The Board of Directors is the managing body and the sole representative of ownership of a private university; responsible for organizing the implementation of resolutions of the Shareholders' General Meeting and competent to decide on organizational, personnel, financial, property, planning and plan issues, and development investment plans and orientations of the university in accordance with law.

2. The Board of Directors shall be elected by the Shareholders' General Meeting of the private university and recognized by decision of the Minister of Education and Training. The Board of Directors has between 3 and 11 members, including the chairman; a deputy chairman (when necessary) and members. At least two-thirds of its members must possess university or higher degrees.

Members of the Board of Directors of a private university must be representatives of organizations or individuals that hold a necessary quantity of shares as required by that university.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Board of Directors of the first term of a private university is established based on nomination by the university's founding members and elected by secret ballot. From the second term, the establishment of the Board of Directors must comply with Clause 2 of this Article.

4. The Board of Directors shall meet once every three months. The convention of irregular meetings of the Board shall be decided by its chairman but must be agreed upon by at least one-third of its members. Resolutions of the Board of Directors shall be adopted through open voting at meetings. Resolutions of the Board of Directors shall be elaborated on the principle that each member of the Board has one voting card and all decisions will be effective only when they are approved by more than half of total members of the Board of Directors. In case the numbers of votes for and votes against are equal, the final decision will rest on the side with the opinion of the chairman of the Board of Directors.

5. The addition or change of members of the Board of Directors must be approved by secret ballot by the Shareholders' General Meeting.

In case the number of members of the Board of Directors decreases by more than one-third compared to the number set in the Regulation on organization and operation of the university, within 60 days after this happens, the chairman of the Board of Directors shall convene a meeting of the Shareholders' General Meeting in order to elect additional members to the Board of Directors.

6. Dismissal, relief from office of members of the Board of Directors

a/ A member of the Board of Directors shall be dismissed in the following cases:

- Violating law or committing serious violations of regulations of the Ministry of Education and Training, especially in the enrolment, training and management, which, however, are not serious enough for penal liability examination;

- Being dead or having restricted civil act capacity;

- Voluntarily resigning:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Other cases specified by the Regulation on organization and operation of the university.

b/ A member of the Board of Directors shall be relieved from office in one of the following cases:

- Being examined for penal liability;

- Having committed a serious violation of law which, however, is not serious enough for penal liability examination;

- Violating seriously the Regulation on organization and operation of the university and requested to be relieved from office by the Shareholders' General Meeting.

Article 11. Tasks and powers of the Board of Directors

The Board of Directors has the following tasks and powers:

1. To elaborate the university's Regulation on organization and operation for adoption by the Shareholders' General Meeting; to propose the Shareholders' General Meeting to consider, amend and supplement the university's rules and regulations when necessary or propose the addition, dismissal or relief from office of members of the Board of Directors.

2. To set the university's strategic orientations for development and direction of its organization and operation, to be submitted to the Shareholders" General Meeting at its meetings. To elaborate and issue the university's regulations on financial mechanisms and entitlements as well as revenue and expenditure norms in accordance with law and financial management regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To elect the university's rector and submit the election result to the Minister of Education and Training for consideration and issue of a recognition decision. To decide on appointment of vice rectors at the nomination of the rector and the Shareholders' General Meeting.

5. To approve the dismissal, relief from office of vice rectors; to propose competent authorities to dismiss the rector, the chairman and vice chairman of the Board of Directors according to regulations.

6. To approve the overall scheme on organizational apparatus, payroll and issues related to the university's organization and personnel at the proposal of the rector.

7. To identify basic principles to handle affairs related to training, scientific research, technological development, services, construction of material foundations and external relations of the university annually and in each period.

8. To monitor the leadership and administration by the rector and the Managing Board in order to ensure that all the university's activities are conducted in accordance with law; to abide by resolutions of the Shareholders' General Meeting and the Board of Directors.

9. To convene regular or extraordinary meetings of the Shareholders' General Meeting.

Article 12. Control Board

1. The Control Board of a private university consists of representatives of its institutional or individuals shareholders that hold a quantity of shares up to the level set in the university's regulations; is elected by the Shareholders' General Meeting, and has between 3 and 5 members, at least one of whom has a degree in accountancy. The head of the Control Board is elected directly by the Shareholders' General
Meeting.

The Control Board shall monitor operations of the university and take responsibility before the Shareholders' General Meeting for its performance according to regulations. The Control Board is also answerable to the Shareholders' General Meeting, the Board of Directors and permanent cadres, lecturers and employees of the university, for its reports and activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A term of office of the Control Board coincides with that of the Board of Directors.

Article 13. Rights and tasks of the Control Board

The Control Board has the following rights and tasks:

1. To monitor and inspect activities of the university; its Board of Directors, rector, the Managing Board and organizations and units.

2. To examine the rationality and legality in the management and administration of the university, and the recording of accounting books and financial statements.

3. To appraise the university's annual financial statements; check details of issues related to the management and administration of the operation of the university.

4. To regularly notify the Board of Directors of its operation results and contents of its reports, conclusions and proposals before they are officially approved by the Shareholders' General Meeting.

5. To report to the Shareholders' General Meeting on the results of operation of the university at the meetings of the General Meeting.

6. To exercise other rights and perform other tasks according to the university's Regulation on organization and operation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. In the course of performing its tasks, the Control Board shall ensure that its operations do not obstruct or interrupt operations of the Board of Directors of the university.

Article 14. Chairman of the Board of Directors

1. The chairman of the Board of Directors is head of the Board of Directors; elected by the Board of Directors and recognized by decision of the Minister of Education and Training. The chairman of the Board of Directors must possess university or higher degree.

The chairman of the Board of Directors may concurrently act as the rector if meeting the criteria set for university teachers and rectors.

2. The chairman of the Board of Directors has the following powers and tasks:

a/ To assume the prime responsibility for directing and running operations of the Board of Directors. To be responsible for preparing agendas, contents and documents of meetings of the Board of Directors; to have the right to convene meetings of the Board of Directors; and to assume the prime responsibility for resolutions and the implementation of resolutions of the Board of Directors;

b/ To sign and submit to the Minister of Education and Training for issuance a decision recognizing the rector of the university. To approve decisions to appoint vice rectors of the university at the proposal of the Board of Directors and approval of the Shareholders' General Meeting;

c/ When necessary, to sign decisions to nominate an acting rector of the university who may run the university for not more than 1 month pending the nomination of a rector according to regulations;

d/ To exercise other powers and perform other tasks according to the Regulation on organization and operation of the university.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. In case the chairman of the Board of Directors is absent for a certain period according to regulations of the private university, he/she must mandate the vice chairman (if any) of the Board of Directors or one of the remaining members of the Board of Directors to assume his/her responsibilities in that period. The mandate shall be made in writing and publicly notified, and concurrently reported to the educational administration agency and local competent management agency. The mandate period must not exceed 6 months and two successive mandates are not allowed.

The private university may nominate an acting chairman of the Board of Directors. The election and recognition of the acting chairman of the Board of Directors must comply with the principles applied to the election of the chairman of the Board of Directors. The time for recognition of the acting chairman of the Board of Directors must not exceed 6 months from the date of issue of the recognition decision and two successive recognitions of the same individual are not allowed.

Article 15. Rector

1. The rector of a private university shall meet qualifications for teachers in accordance with the Education Law; hold the academic title of associate professor or doctorate, have been involved in tertiary education administration for at least 5 years as chief of a discipline, division or section: have professional experience, capacity and prestige within the university; and be physically fit to undertake the assigned tasks, and other than a civil servant on the state payroll.

2. The rector of a private university shall be nominated by the Board of Directors on the principle of secret ballot with more than half of the votes being cast for; be approved by the Shareholders" General Meeting and recognized by decision of the Minister of Education and Training.

A term of office of the rector coincides with the term of the Board of Directors.

3. The rector of a private university is the university's representative in the implementation of assigned tasks; shall administer operations of the university and take responsibility for his/her decisions on all issues related to the university before the Board of Directors, the Ministry of Education and Training and law.

4. In addition, the rector of a private university has the following powers and responsibilities:

a/ To organize the implementation of resolutions of the Board of Directors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To organize the mobilization, management and use of the university's resources, training, scientific and technological and other activities according to regulations, ensuring quality and compliance with law and plans already approved by the Board of Directors for development of the university;

d/ To organize accounting work and financial and property management according to law;

e/ To formulate cost estimates and annual financial settlements to be submitted to the Board of Directors for approval. To organize the implementation of financial plans according to regulations of the university. To periodically report to the Board of Directors and relevant management authorities on financial matters and operations of the university;

f/ To implement the laws on labor, salary, remuneration, insurance, tuition, commendation and disciplining of lecturers, cadres, employees and learners of the university;

g/ To implement regulations on enrolment, organize the management of training, tests, examinations, recognition of graduation and award of diplomas and certificates; to issue internal rules and regulations for administration of the university;

h/ To build up and organize scientific research, technology transfer and domestic and international cooperation activities;

i/ To organize the maintenance of order, security and safety in the university;

j/ To nominate vice rectors for consideration and appointment by the Board of Directors;

k/ To report to the Shareholders' General Meeting on the university's training activities according to regulations and to reserve his/her opinions on decisions of the Board of Directors for reporting to the Ministry of Education and Training or competent authorities for consideration and handling.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Vice rectors of a private university must meet the criteria for teachers set in the Education Law and the university's charter; and possess university or higher degree and good health. Vice rectors are assistants to the rector. A vice rector in charge of training and scientific research must meet the requirements on academic title and degree as for the rector; be appointed under decision by the chairman of the Board of Directors after being approved by the Board of Directors by secret ballot with a majority of votes for.

2. A vice rector has the following powers and responsibilities:

a/ To assist the rector in managing and administering operations of the university, directly run a number of work domains and handle affairs assigned by the rector;

b/ When handling affairs assigned by the rector, the vice rector shall act on behalf of the rector and take responsibility before law and the rector for his/her performance;

c/ A term of office of the vice rector coincides with the term of office of the rector.

Article 17. Academic and Training Council

1. The Academic and Training Council of a private university consists of the rector, vice rectors, department heads, a number of division chiefs, representatives of professors, associate professors and principal lecturers of the university, and a number of scientists, education administrators and representatives of socio-economic organizations outside the university which are interested in. and knowledgeable about, tertiary education.

2. The Academic and Training Council is set up under decision of the rector and chaired by the rector. A term of office of the Council corresponds to the term of office of the rector.

3. The Academic and Training Council shall advise the rector on:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Training and retraining of the university's permanent lecturers, cadres and employees;

c/ Domestic and international cooperation in training and scientific research.

4. The Academic and Training Council shall meet at least once every 6 months or extraordinarily when convened by its chairman.

5. Members of the Academic and Training Council may propose plans of action of the Council. Conclusions of meetings of the Council must be notified to the university's departments and disciplines.

6. A term of office of the Academic and Training Council corresponds to the term of office of the rector.

Article 18. Divisions, departments and disciplines

The functions and tasks of divisions, departments or disciplines of a private university are the same as those of public universities. Depending on its training scale and tasks, the rector may propose the Board of Directors to organize divisions, departments and disciplines in a way to ensure effective operation of the university.

Heads and deputy heads of divisions, departments and disciplines shall be nominated by the rector and appointed by decision of the chairman of the Board of Directors.

Article 19. Scientific and technological institutions, training service establishments, and production and business establishments in a private university

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Production and business establishments in a private university shall be established based on its training tasks and operate in accordance with law.

3. Other organizations serving training:

a/ A private university has an information and documentation center to serve training, scientific and technological activities. The information and documentation center shall manage, supplement and supply information sources and materials on domestic and foreign sciences and technologies in the university's operation fields; collect and preserve books, journals, tapes, discs and theses which have been defended at the university, the university's publications and other archives; and guide and manage intellectual property work of the university. It shall operate according to regulations issued by the rector and the State's regulations;

b/ A private university also has training, scientific research and technological service establishments suitable to its development conditions.

Chapter III

LECTURERS, CADRES, EMPLOYEES AND LEANERS

Article 20. Lecturers

1. Lecturers of a private university must meet criteria on moral and professional qualifications and health conditions according to its charter and Point e, Clause 1 of Article 77, and Article 79 of the Education Law. Lecturers of a private university have responsibilities and powers as defined in Articles 70,71,72,73.74 and 75 of the Education Law and relevant laws.

2. Permanent lecturers of a private university will be recruited according to law; entitled to remunerations and wages, and to pay social insurance and health insurance premiums; enjoy benefits corresponding to their capital portions, and may join in activities of social and mass organizations in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Lecturers of a private university shall strictly observe the Party's lines and policies and the State's law; fully abide by the university's charter and regulations of the Ministry of Education and Training, the Regulation on organization and operation of the university and regulations issued by the university.

5. Permanent lecturers of private universities who fully meet the set criteria may be considered for the award of "Outstanding Teacher". "People's Teacher", Professor or Associate Professor title and commemorative medals for the cause of education.

6. Guest lecturers of private universities have the same rights and duties as guest lecturers of public universities.

Article 21. Cadres, employees

1. Permanent cadres and employees of a private university are entitled to remuneration and salaries according to operation results of the university; may pay social and health insurance premiums, enjoy benefits corresponding to their capital portions and all other benefits during festive and new-year holidays as prescribed by law. They may also join in political, social and mass organizations in accordance with law.

2. Cadres and employees recruited for short-term jobs according to law are entitled to salaries according to the university's regulations and the minimum salary level set by the State; have health and social insurance premiums paid and other benefits assured by the university during their working duration at the university in accordance with law.

3. Cadres and employees of a private university shall strictly observe the Party's undertakings, line and policies and the State's law: fully abide by the charter of the university and regulations of the Ministry of Education and Training, the Regulation on organization and operation of the university and relevant regulations issued by the university.

Article 22. Tasks and rights of learners

Learners at a private university shall perform tasks and exercise rights provided for in the Education Law and the charter of the university.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



TRAINING SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL ACTIVITIES, AND INTERNATIONAL COOPERATION

Article 23. Training activities

A private university shall organize the formulation of training programs, teaching and learning plans and organize the enrolment; manage the training process, assess the teaching and learning process; award diplomas and certificates and accredit the university education quality in accordance with its charter.

Article 24. Scientific and technological activities

A private university shall organize and conduct scientific and technological activities, provide scientific consultancy services, and carry out technology transfer, production and business activities in its training disciplines; set up research and development centers; organize the management of an information and documentation system; distribute scientific publications and documents for training activities in accordance with the Law on Science and Technology and the university's charter.

Article 25. International cooperation

A private university shall perform tasks of international cooperation in accordance with its charter.

Chapter V

FINANCE AND PROPERTY

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A private university shall operate on the principle of voluntary capital contribution, financial autonomy, self-balancing of revenue and expenditure, observance of the laws on accountancy, statistics and obligations towards the state budget, and other current relevant regulations

2. A private university may borrow capital from credit institutions for investment in the expansion of its material foundations, improvement of training quality, scientific research, production and service provision.

3. A private university will be allocated with funds by the State for performing tasks ordered by the latter.

Article 27. Financial sources

Financial sources of a university include:

1. Capital contributed by shareholders and financial sources added from annual operation results of the university.

2. Other financial sources, including:

a/ Tuitions and fees paid by learners in accordance with law;

b/ Revenues from cooperation activities in training, scientific research, technology transfer, trial production and other labor, production and service activities as prescribed by law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Investments, aid, donations and gifts (in cash or kind) from domestic or foreign organizations and individuals;

e/ Loans provided by banks, credit institutions or individuals;

f/ Other lawful revenues.

Article 28. Expenditure items

1. Salaries, salary allowances, remuneration, bonuses and social and health insurance premium payments for laborers; expenses on training and retraining to raise qualifications of cadres, lecturers and employees of the university.

2. Expenses for learners, on scholarships and rewards.

3. Expenses on cultural, physical training and sports activities.

4. Expenses on teaching, learning, training, job training, scientific research, deployment and application of technology, and activities serving teaching and learning.

5. Expenses on administrative affairs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Expenses on depreciation of fixed assets.

8. Expenses on payment of loan principals and interests.

9. Expenses on humanitarian and charity activities.

10. Other expenses under the university's regulations (its internal expenditure rules), which are not in contravention of law.

Article 29. Management of finance and property

1. Finance and property of a private university are created from its revenue sources specified in Article 26 of this Regulation. Specific regulations on financial expenditure and property use must be issued by the Board of Directors in a transparent manner.

2. A private university shall report its annual financial activities to its managing agency and concerned local finance agency.

3. Annual cost estimates and financial settlements of a private university shall be submitted by the university's rector, approved by the Board of Directors and reported publicly at annual meetings (or conferences) of the Shareholders' General Meeting.

4. Annually, the university's property must be inventoried, revaluated and audited in accordance with law. The university may set a rapid depreciation rate for its fixed assets to recover capital, which, however, must not exceed the maximum depreciation rate prescribed by law for enterprises. It shall elaborate an internal spending regulation to serve as a legal basis for its financial management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Assets invested or contributed by organizations and individuals;

b/ Assets increased from the university's operation results;

c/ Assets acquired from donation, presentation or assistance;

d/ Tuitions and fees collected from learners according to law.

6. Property ownership rights

Assets of a private university created from capital contributed by shareholders belong to private ownership of capital contributors in proportion to their shares. Assets acquired from donation, presentation or assistance or increased from the university's operation results come under common ownership of the private university. Assets under private or common ownership shall be protected by the State in accordance with law.

7. The private university shall observe financial publicity regulations and submit to financial inspection under state regulations and at the request of the Control Board. It is subject to inspection by financial agencies according to the law on the use of funds and the increase and decrease of its property or capital sources.

Article 30. Revenue and use of revenue

Total revenue of a private university may, after covering necessary expenses for its activities specified in Article 28 of this Regulation, be used for the following:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Deduction for setting up the university's investment development fund and other funds according to resolutions of the Board of Directors and Shareholders' General Meeting.

3. Distribution to shareholders corresponding to their capital portions after covering expenses defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

4. The levels of payment to laborers and profit distribution to capital-contributing members shall be decided by the Board of Directors based on resolutions of the Shareholders' General Meeting and in line with the Regulation on organization and operation of the university.

Article 31. Transfer of ownership rights and capital withdrawal

The ownership right transfer and capital withdrawal must ensure the development and stability of a university.

1. Capital-contributing shareholders may transfer or withdraw part or all of their contributed capital according to regulations approved by the Shareholders' General Meeting. Specific regulations on ownership right transfer and capital withdrawal in the university must comply with the Enterprise Law. The private university may take the initiative in formulating its financial regulations for adoption by the Shareholders' General Meeting before they are approved by the Board of Directors.

2. Shareholders may transfer part or the whole of their contributed capital to others according to the following provisions:

a/ A shareholder that wishes to transfer part or the whole of his/her capital portion shall, first of all, transfer that portion to other shareholders at a negotiable price at the time of transfer;

b/ The transfer may be made to persons other than the university's shareholders only when other shareholders of the university refuse to buy or do not buy up the transferred capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

INSPECTION, EXAMINATION, COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 32. Inspection, examination

1. A private university shall organize self-inspection of its operations according to current regulations.

2. A private university is subject to inspection and examination by competent state agencies in accordance with law.

Article 33. Commendation

Collectives and individuals (leaders, lecturers, cadres and employees) of a private university that make contributions to the cause of education and learners who record outstanding achievements in study and scientific research will be commended in accordance with law.

Article 34. Handling of violations

If a private university commits acts in violation of law or regulations of the Ministry of Education and Training; fails to meet training conditions or violate other regulations on environment, prestige of the education sector, the university or concerned locality, the Ministry of Education and Training shall, depending on the severity of its violation, consider and handle the violation according to regulations applicable to state management agencies in charge of education:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To impose administrative sanctions, issues decisions annulling the recognition of the chairman of the Board of Directors or the rector in necessary cases, and propose legal and competent bodies to consider and handle violations beyond its competence.

3. To decide on definite or indefinite suspension of enrolment or training activities pending the handling.

4. To propose the Prime Minister to suspend the operation of. or dissolve, a private university.

;

Quyết định 61/2009/QĐ-TTg về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 61/2009/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành: 17/04/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 61/2009/QĐ-TTg về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…