ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2008/QĐ-UBND |
Tân An, ngày 11 tháng 11 năm 2008 |
BAN HÀNH ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA DẠY NGHỀ TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật dạy nghề ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Quyết định số 13/2008/QĐ-UBND ngày 28/3/2008 của UBND tỉnh ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 03/4/2007 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2008-2010 và những năm tiếp theo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội tại Tờ trình số 1568/TTr-SL ĐTBXH ngày 05 tháng 11 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH
Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 4033/QĐ-UBND ngày 29/9/2004 của UBND tỉnh về việc quy định tạm thời một số chính sách khuyến khích xã hội hóa dạy nghề tại tỉnh Long An.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
XÃ HỘI HÓA DẠY NGHỀ TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 VÀ NHỮNG
NĂM TIẾP THEO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54 /2008/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2008
của UBND tỉnh Long An)
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA DẠY NGHỀ CỦA TỈNH LONG AN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
I. Công tác triển khai thực hiện các chủ trương xã hội hóa:
Trong những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác xã hội hóa trên lĩnh vực văn hoá xã hội, trong đó có lĩnh vực đào tạo nghề như:
- Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa.
- Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.
- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao.
- Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
- Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 07 tháng 6 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc phê duyệt đề án “Phát triển xã hội hóa dạy nghề đến năm 2010”.
- Thông tư số 05/2007/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các trường hợp được ưu đãi về sử dụng đất và việc quản lý đất đai đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Thực hiện chủ trương xã hội hoá dạy nghề, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp dạy nghề:
- Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Long An lần VIII nhiệm kỳ 2005-2010; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An 5 năm 2006-2010; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh xã hội hóa trên một số lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế và thể dục thể thao đến năm 2010 và những năm tiếp theo.
- Quyết định số 3086/QĐ-UB ngày 29 tháng 8 năm 2001 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Long An thời kỳ 2001 - 2010.
- Quyết định số 4033/QĐ-UB ngày 29 tháng 9 năm 2004 của UBND tỉnh về việc quy định tạm thời một số chính sách khuyến khích xã hội hóa hoạt động dạy nghề tại tỉnh Long An.
- Quyết định số 4259/2004/QĐ-UB ngày 21 tháng 10 năm 2004 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án quy hoạch bổ sung mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Long An đến năm 2010.
- Quyết định số 13/2008/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2008 UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 07-NQ/TU ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2008-2010 và những năm tiếp theo.
Đây là một chủ trương đúng đắn nhằm kêu gọi các nguồn lực đầu tư, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển sự nghiệp đào tạo nghề.
II. Kết quả thực hiện xã hội hoá:
1. Mặt đạt được:
Qua thời gian triển khai thực hiện, tình hình xã hội hóa dạy nghề trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực như sau:
- Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và nhân dân đối với công tác dạy nghề được nâng lên. Từ đó tạo sự chuyển biến tích cực ở cả hai khu vực: các cơ sở dạy nghề công lập từng bước đổi mới hoạt động; các cơ sở dạy nghề ngoài công lập phát triển với những loại hình, phương thức hoạt động mới, đa dạng, phong phú góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện công bằng xã hội.
- Chủ trương xã hội hoá hoạt động dạy nghề bước đầu đã tạo được sự tham gia của xã hội vào công tác dạy nghề, tạo phong trào học tập nghề nghiệp sâu rộng trong nhân dân nhất là lực lượng thanh niên.
- Môi trường và cơ chế quản lý đào tạo nghề từng bước được cải thiện, hoạt động học nghề và dạy nghề đi vào nề nếp, đào tạo nghề gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thị trường lao động.
- Việc huy động nguồn lực đầu tư từ các tổ chức, cá nhân cho công tác đào tạo nghề bước đầu đã đạt được hiệu quả, đặc biệt là do có sự cạnh tranh nên chất lượng dạy nghề từng bước được nâng lên, phần lớn số lao động qua đào tạo đều được các doanh nghiệp tuyển dụng, phát huy được nghề nghiệp và nâng cao mức thu nhập cho bản thân và gia đình.
Thể hiện một số hoạt động cụ thể:
a) Về mạng lưới các cơ sở dạy nghề theo chủ trương xã hội hóa:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 9 cơ sở dạy nghề tư thục, trong đó 5 cơ sở đã đi vào hoạt động (Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ LADEC, Trung tâm đào tạo kỹ thuật giao thông Long An, Trung tâm dạy nghề Anh Việt, lớp dạy nghề sửa chữa điện thoại di động thuộc Công ty TNHH TM-DV Đông Nam Á, lớp dạy nghề cho người tàn tật thuộc Công ty TNHH 01 TV Đông nghi) và 4 cơ sở đang lập dự án triển khai xây dựng và thủ tục thành lập (Trung tâm dạy nghề Công nghệ ứng dụng Tân Đức, Trường cao đẳng nghề Tây Sài Gòn, Trường trung cấp nghề của Công ty Long Hậu, Trường trung cấp nghề của Công ty TNHH Hoa Đăng Khánh). Ngoài các cơ sở dạy nghề do Sở LĐTBXH quản lý hiện nay có 5 cơ sở của các sở ngành tham gia dạy nghề (ngành Giáo dục, Y tế); và các doanh nghiệp, hộ sản xuất cá thể, làng nghề cũng tham gia dạy nghề với hình thức kèm cặp, chủ yếu là thực hành, chưa tổ chức thành lớp học, với nhiều hình thức truyền nghề phong phú, linh hoạt nên thu hút khá nhiều lao động.
(Đính kèm phụ lục 1 Danh mục các cơ sở dạy nghề hiện có trên địa bàn tỉnh Long An đến thời điểm tháng 6/2008)
b) Công tác đào tạo:
Các cơ sở dạy nghề luôn theo sát thị trường lao động, đa dạng hóa trình độ đào tạo, hình thức đào tạo, ngành nghề đào tạo và đổi mới chương trình giảng dạy để đáp ứng yêu cầu của xã hội nói chung và tuyển dụng của các doanh nghiệp nói riêng. Quy mô tuyển sinh vào học nghề ngày càng tăng từ 5.868 người năm 2001 tăng lên 10.713 người năm 2006 ( trong đó, tuyển sinh dài hạn từ 791 người năm 2001 lên 1.654 người năm 2006). Luật Dạy nghề bắt đầu có hiệu lực từ 01/6/2007, công tác dạy nghề chuyển đổi từ 2 hệ dài hạn và ngắn hạn sang 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Năm 2007, công tác tuyển sinh đạt 13.373 người (cao đẳng nghề 694 người, trung cấp nghề 2.271 người và sơ cấp nghề 10.408 người), trong đó các cơ sở dạy nghề công lập thuộc ngành LĐTBXH tuyển sinh đạt 10.261 người chiếm tỷ lệ 76,7%, các cơ sở dạy nghề công lập ngoài ngành LĐTBXH và tư thục tuyển sinh đạt 3.112 người chiếm tỷ lệ 23,3% so với tổng số đào tạo chính quy.
Nguyên nhân đạt được thành tựu trên, chủ yếu là do có chủ trương xã hội hóa từ Trung ương và sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh; sự quan tâm của các ngành, các cấp và sự chủ động, tâm huyết của một số nhà đầu tư trước nhu cầu bức xúc về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.
2. Mặt hạn chế:
- Tiến độ xã hội hóa chậm, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề của khu vực ngoài công lập vẫn còn thấp so với tiềm năng và yêu cầu.
- Công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách xã hội hoá dạy nghề còn hạn chế, nên mặc dù trên thực tế học nghề với thời gian ngắn, có cơ hội tìm việc làm và thu nhập cao hơn một số bậc đào tạo khác nhưng tâm lý của một bộ phận thanh niên không muốn vào học nghề.
- Việc phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, chủ yếu tập trung ở các huyện có khu, cụm công nghiệp và thị xã. Việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập còn rất hạn chế, đa số đầu tư để đào tạo những nghề đơn giản, dễ đào tạo, ít thiết bị như: kế toán doanh nghiệp, bán hàng, công nghệ thông tin, lái xe, quản trị kinh doanh…vv, những lĩnh vực đào tạo nghề kỹ thuật mũi nhọn như: cắt gọt kim loại, gò, hàn, điện công nghiệp và các ngành nghề kỹ thuật cao hầu như không có.
- Sự đổi mới trong phương thức hoạt động, cơ chế quản lý của hệ thống các cơ sở dạy nghề công lập diễn ra chậm, chất lượng và hiệu quả cung ứng dịch vụ của các cơ sở này chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí.
* Nguyên nhân của mặt hạn chế:
- Nhận thức về xã hội hoá dạy nghề trong hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội chưa cao, chưa thấy hết được sự cần thiết của công tác xã hội hoá trên lĩnh vực dạy nghề, cũng như vai trò của việc học nghề trong tiến trình phát triển và hội nhập, mà còn xem xã hội hoá chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, chưa coi dạy nghề là lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
- Một số cơ chế chính sách tuy đã được ban hành nhưng chưa đồng bộ và thiếu tính kích thích để huy động được tổ chức, cá nhân như: chính sách về đất đai, thuế, học phí ….vv. Quỹ đất công khu vực thị xã, thị trấn thì không còn nhưng ở các huyện vùng sâu, khó khăn thì các tổ chức, cá nhân không đầu tư. Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề rất lớn, nhưng hiệu quả không cao, khả năng thu hồi vốn chậm nên chưa hấp dẫn được các tổ chức, cá nhân đầu tư.
- Cơ sở vật chất thiết bị và đội ngũ giáo viên của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập còn hạn chế; nội dung chương trình, giáo trình chưa được đổi mới nên hiệu quả công tác dạy nghề chưa cao.
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HOÁ DẠY NGHỀ CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
I. Mục tiêu phát triển xã hội hoá dạy nghề đến năm 2010 và những năm tiếp theo:
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì đội ngũ lao động kỹ thuật cao giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Long An nói riêng. Vì vậy, đòi hỏi công tác đào tạo nghề phải tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đó việc xã hội hoá công tác dạy nghề là yêu cầu bức xúc nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Trong thời gian tới, mục tiêu phấn đấu của tỉnh như sau:
1. Mục tiêu:
Đề cao trách nhiệm xã hội, phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động các nguồn lực của xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp dạy nghề. Tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được tiếp cận và thụ hưởng các thành quả phát triển dạy nghề với chất lượng ngày càng cao đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
2. Một số chỉ tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 30%. Những năm tiếp theo, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt trên 60%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 40%.
- Về cơ cấu đào tạo nghề theo ba cấp trình độ: phấn đấu đến năm 2010 có 5% cao đẳng nghề, 25% trung cấp nghề và 70% sơ cấp nghề. Những năm tiếp theo tăng dần tỷ trọng cao đẳng nghề và trung cấp nghề, giảm tỷ trọng sơ cấp nghề trong tổng số tuyển sinh đào tạo nghề (phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ tương ứng là: 10%, 30%, 60%); nâng dần tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và đặc biệt là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học nghề.
- Cơ cấu lao động đến năm 2010: khu vực I: 42%, khu vực II: 31%, khu vực III: 27%, đến năm 2015 khu vực I là 30%, khu vực II là 39%, khu vực III là 31%.
- Từ nay đến năm 2010 tăng qui mô và nâng cấp các trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề hiện có, nâng cấp Trường trung cấp nghề Long An lên trường cao đẳng nghề, thí điểm chuyển 01 trung tâm dạy nghề công lập sang hình thức tư thục. Phấn đấu đến năm 2015 thành lập mới ít nhất 2 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung cấp nghề, 7 trung tâm dạy nghề ngoài công lập.
(Đính kèm phụ lục 2 Dự báo nhu cầu đào tạo nghề giai đoạn 2008-2010 và đến 2015)
II. Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện xã hội hoá dạy nghề đến năm 2010 và những năm tiếp theo:
1. Tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho xã hội về xã hội hoá dạy nghề:
- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách về xã hội hóa dạy nghề để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhân dân nhận thức đúng, đầy đủ, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành và toàn xã hội đối với công tác dạy nghề để gắn với giải quyết việc làm, giảm nghèo và xuất khẩu lao động, coi đây là một trong những công tác trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Phát động các phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến về xã hội hóa dạy nghề.
2. Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2009-2020:
Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực trạng mạng lưới và năng lực đào tạo của cơ sở dạy nghề hiện có, nhu cầu về số lượng, chất lượng nguồn lao động của thị trường lao động trong thời gian tới để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo vừa phát triển công nghiệp, vừa phát triển nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, hài hòa giữa các vùng, khu vực trong tỉnh. Tăng cường mở rộng cơ sở vật chất và đầu tư thiết bị để nâng cao năng lực cho các cơ sở dạy nghề công lập hiện có, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập mới các cơ sở dạy nghề theo hướng xã hội hoá ở các huyện hiện nay chưa có trường, trung tâm dạy nghề theo quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề đã được phê duyệt để đảm bảo đến năm 2015 tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh đều có trường hoặc trung tâm dạy nghề, với lộ trình thực hiện như sau:
- Giai đoạn 2009-2010:
+ Các huyện Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước và thị xã Tân An: thành lập mới ít nhất 05 trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề ở các huyện (thị xã) với diện tích tối thiểu 10 ha/trường.
+ Các huyện, Tân Trụ, Thủ Thừa, Châu Thành: mỗi huyện thành lập mới ít nhất 01 trường hoặc trung tâm dạy nghề với diện tích tối thiểu 10ha/trường (trung tâm).
- Giai đoạn 2011-2020:
Các huyện còn lại chưa có trường hoặc trung tâm dạy nghề thì mỗi huyện thành lập ít nhất 01 cơ sở dạy nghề với diện tích tối thiểu 10ha/trường (trung tâm).
Khuyến khích các doanh nghiệp mở các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để đào tạo nguồn nhân lực cho bản thân doanh nghiệp và cho xã hội, đồng thời các trường, trung tâm dạy nghề cần liên kết đào tạo với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho học sinh đến doanh nghiệp thực tập, tiếp cận công nghệ mới và gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo.
3. Về cơ chế, chính sách phục vụ xã hội hoá dạy nghề:
- Thực hiện chủ trương, chính sách khuyến khích xã hội hoá theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường (Nghị định số 69/2008/NĐ-CP), các đối tượng sau đây được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa dạy nghề:
+ Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật.
+ Các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa dạy nghề, có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định pháp luật thành lập các cơ sở dạy nghề hạch toán độc lập thực hiện xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Điều kiện để được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa dạy nghề: cơ sở dạy nghề thuộc danh mục các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ quyết định thì được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa dạy nghề, như sau:
3.1. Cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất:
- Sử dụng quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất để cho cơ sở thực hiện xã hội hóa dạy nghề thuê dài hạn với giá ưu đãi. Mức giá ưu đãi tối đa không bao gồm tiền thuê đất, tiền đền bù giải phóng mặt bằng và tiền lãi của cơ sở kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.2. Chính sách về đất đai:
1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa dạy nghề được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình xã hội hóa theo các hình thức:
a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất;
b) Cho thuê đất và miễn tiền thuê đất;
c) Giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất.
Trường hợp chủ đầu tư đã ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án xã hội hóa dạy nghề theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (kể từ ngày Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành) thì số kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã đầu tư đối với diện tích đất phục vụ hoạt động xã hội hóa dạy nghề sẽ được ngân sách nhà nước hoàn trả.
2. Trường hợp được UBND tỉnh giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất nhưng cơ sở thực hiện xã hội hóa dạy nghề có nguyện vọng được thực hiện theo phương thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư (không thực hiện theo quy định miễn giảm tiền sử dụng đất) thì được thực hiện theo quy định hiện hành về thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và được trừ chi phí bồi thường đất, hỗ trợ đất đã ứng trước (nếu có) vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
Trong trường hợp này cơ sở thực hiện xã hội hóa dạy nghề được tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị tài sản của dự án đầu tư và có các quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.
3. Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng đăng ký lựa chọn một địa điểm để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa dạy nghề thì thực hiện chọn nhà đầu tư theo phương thức đấu thầu để lựa chọn dự án đáp ứng cao nhất các tiêu chí về quy mô, chất lượng, hiệu quả.
Các vấn đề có liên quan khác về đất đai được áp dụng theo khoản 4 đến khoản 8, Điều 6, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
3.3. Chính sách thuế, tín dụng:
a) Về chính sách thuế:
- Về lệ phí trước bạ: các cơ sở dạy nghề thực hiện xã hội hóa được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn với đất; được miễn giảm các khoản phí, lệ phí khác liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất.
- Về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: cơ sở dạy nghề thực hiện xã hội hóa được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và các quy định hiện hành.
- Về thuế thu nhập doanh nghiệp: áp dụng theo Điều 8, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:
+ Cơ sở dạy nghề thực hiện xã hội hoá có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động.
+ Cơ sở dạy nghề thực hiện xã hội hóa mới thành lập kể từ ngày Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo.
+ Trường hợp cơ sở dạy nghề thực hiện xã hội hóa được thành lập mới kể từ ngày Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành tại các địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục B ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo và được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động.
+ Cơ sở dạy nghề thực hiện xã hội hóa được thành lập trước ngày Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo nguyên tắc: Thời gian hưởng ưu đãi theo các quy định trước đây đã hết thì được hưởng thuế suất 10% kể từ ngày Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Trường hợp thời gian hưởng ưu đãi theo quy định trước đây vẫn còn thì tiếp tục được hưởng ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ sau khi trừ đi thời gian đã được hưởng ưu đãi trước đây. Việc xác định thời gian ưu đãi còn lại được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa dạy nghề có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau phải tổ chức hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động xã hội hóa dạy nghề để được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Về chính sách tín dụng:
Cơ sở dạy nghề thực hiện xã hội hóa được vay vốn tín dụng đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo quy định về tín dụng đầu tư của nhà nước.
c) Huy động vốn:
Cơ sở dạy nghề thực hiện xã hội hóa được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, góp vốn từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Việc hoàn trả vốn, trả lãi và thủ tục huy động vốn thực hiện theo qui định của pháp luật.
3.4. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
Người lao động thuộc cơ sở dạy nghề thực hiện xã hội hóa được thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành của nhà nước.
3.5. Chế độ học phí:
- Các cơ sở dạy nghề tư thục: tự thoả thuận với người học nghề về mức học phí để đảm bảo đủ trang trải chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động và có tích lũy để đầu tư phát triển.
- Xây dựng Quỹ hỗ trợ học nghề từ nguồn đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, hỗ trợ ngân sách Nhà nước và nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ cho người học nghề theo quy định pháp luật.
3.6. Chính sách nhân lực:
- Tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng giữa các cơ sở dạy nghề công lập và cơ sở dạy nghề ngoài công lập về công tác tuyển sinh, về thi đua khen thưởng, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, về tiếp nhận, thuyên chuyển cán bộ từ khu vực công lập sang ngoài công lập và ngược lại, về công tác đấu thầu và cung ứng chỉ tiêu đào tạo theo đơn đặt hàng của nhà nước theo hướng dẫn của Bộ, ngành chuyên môn.
- Khuyến khích các cơ sở dạy nghề ngoài công lập tập trung xây dựng chương trình dạy nghề có tính liên thông giữa các cấp trình độ, đặc biệt là những ngành nghề mũi nhọn, hướng vào đào tạo theo nhu cầu xã hội.
3.7. Khen thưởng:
Các cá nhân, tập thể tham gia đóng góp cho hoạt động xã hội hoá dạy nghề và các cơ sở thực hiện xã hội hoá dạy nghề có thành tích xuất sắc được ghi nhận, khuyến khích và khen thưởng theo quy định của pháp luật.
4. Đầu tư từ ngân sách:
Ngân sách Nhà nước đầu tư đối với quỹ đất phục vụ hoạt động xã hội hóa dạy nghề như sau:
- Đối với các huyện Bến Lức, Đức Hòa, Tân Trụ, Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa, Châu Thành, Mộc Hóa và thị xã Tân An: nhà nước hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư.
- Đối với các huyện còn lại: nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư.
5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề:
- Nhà nước thống nhất quản lý đối với các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập; tạo điều kiện để các cơ sở cùng phát triển ổn định lâu dài, đảm bảo lợi ích của từng cá nhân, tập thể và toàn xã hội. Tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện đầy đủ quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động dạy nghề theo qui định của pháp luật.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề theo quy định của Luật Dạy nghề.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong việc thẩm định, cấp phép thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề.
- Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở dạy nghề về nội dung hoạt động, chương trình đào tạo, các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, quản lý và cấp văn bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của pháp luật để kịp thời hướng dẫn về chính sách, hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ, uốn nắn những trường hợp sai phạm nhằm ngăn ngừa vi phạm và làm trái quy định của pháp luật về dạy nghề.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức triển khai thực hiện đề án, kiểm tra, giám sát theo dõi tiến độ thực hiện; sơ kết, tổng kết, báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ LĐTBXH theo định kỳ và đột xuất.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cho các cơ sở dạy nghề công lập và tư thục.
- Thường xuyên kiểm tra các cơ sở dạy nghề về việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động dạy nghề để kịp thời chấn chỉnh những hạn chế và đề nghị xử lý các trường hợp sai phạm. Định kỳ tổng kết rút kinh nghiệm và báo cáo UBND tỉnh những mô hình xã hội hoá có hiệu quả để kịp thời biểu dương.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tổng hợp, xây dựng danh mục kêu gọi xã hội hóa hàng năm của tỉnh với các cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể cho từng lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực dạy nghề tham mưu UBND tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định để triển khai thực hiện.
- Tổng hợp kinh phí thực hiện việc hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư đối với quỹ đất phục vụ xã hội hoá các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, trong đó có lĩnh vực dạy nghề; tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Đồng thời, chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các ngành chức năng liên quan tham mưu UBND tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định về việc sử dụng nguồn thu sử dụng đất, nguồn thu xổ số kiến thiết, nguồn ngân sách địa phương để đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư đối với quỹ đất phục vụ xã hội hoá các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, trong đó có lĩnh vực dạy nghề.
3. Sở Tài chính:
- Tham mưu UBND tỉnh:
+ Các chính sách về tài chính liên quan đến việc triển khai thực hiện xã hội hóa trên lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật.
+ Trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định cơ chế, mức hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các dự án xã hội hóa trên lĩnh vực dạy nghề thuộc thẩm quyền địa phương theo quy định pháp luật.
4. Cục thuế tỉnh:
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế để các cơ sở dạy nghề biết và thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
- Đề xuất các ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực xã hội hóa dạy nghề theo quy định; kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động xã hội hoá dạy nghề theo đề án này.
5. Sở Tài nguyên - Môi trường:
- Xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phát triển đào tạo nghề theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về đất đai, trong đó chú ý khi xây dựng hoặc điều chỉnh huy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh phải đảm bảo bố trí quỹ đất dành cho hoạt động xã hội hóa lĩnh vực dạy nghề; tham mưu UBND tỉnh công bố công khai về quy hoạch sử dụng đất dành cho lĩnh vực xã hội hóa dạy nghề.
- Tham mưu UBND tỉnh các vấn đề có liên quan như: chính sách ưu đãi về sử dụng đất; công bố công khai quy trình, thủ tục giải quyết việc giao đất, cho thuê đất đối với các cơ sở dạy nghề thực hiện xã hội hóa.
- Giám sát, kiểm tra đối với các cơ sở dạy nghề thực hiện xã hội hóa về việc quản lý, sử dụng đúng mục tiêu, hiệu quả; tham mưu UBND tỉnh xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
6. Sở Xây dựng:
- Cung cấp các thông tin về quy hoạch xây dựng các cơ sở dạy nghề khi có yêu cầu.
- Tham mưu UBND tỉnh trong xây dựng quy hoạch, quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị phải dành quỹ đất theo quy hoạch để đầu tư xây dựng phát triển các cơ sở thực hiện xã hội hóa dạy nghề.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Tổ chức tư vấn, hướng nghiệp trong các trường phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên để định hướng và thực hiện phân luồng đối với học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Tích cực tuyên truyền để học sinh vào học ở các cơ sở dạy nghề phù hợp với trình độ và năng lực của mình.
- Phối hợp với Sở LĐTBXH tổ chức các lớp dạy nghề kết hợp dạy văn hóa theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục thường xuyên trong tỉnh.
- Phối hợp với các cơ sở dạy nghề để giảng dạy văn hóa theo chương trình giáo dục thường xuyên hoặc chương trình khung quy định cho các lớp dạy nghề do các cơ sở dạy nghề tổ chức.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:
Xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về chủ trương xã hội hóa trên lĩnh vực dạy nghề để mọi tầng lớp nhân dân quán triệt và tích cực tham gia.
9. UBND các huyện, thị xã:
- Phối hợp với các sở ngành chuyên môn quy hoạch diện tích đất để xây dựng cơ sở dạy nghề phù hợp với chủ trương, chính sách, đề án của tỉnh theo thẩm quyền phân cấp. Có biện pháp huy động các nguồn lực tại địa bàn để thực hiện kế hoạch phát triển xã hội hóa dạy nghề theo quy hoạch mạng lưới dạy nghề của tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư ở những địa điểm thực hiện xã hội hóa dạy nghề.
10. Các cơ sở dạy nghề:
- Thực hiện đúng theo những quy định của Luật Dạy nghề và các chủ trương, chính sách xã hội hoá dạy nghề theo quy định pháp luật.
- Phối hợp tốt với các doanh nghiệp để liên kết đào tạo, xây dựng bổ sung, cập nhật chương trình, gởi học sinh thực tập sản xuất….vv và gắn với sử dụng lao động sau đào tạo.
11. Các cấp, các ngành có liên quan trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Đề án này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề mới phát sinh gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo, đề xuất và trình UBND tỉnh xem xét quyết định./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
DANH MỤC CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ HIỆN CÓ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
TT |
Tên cơ sở dạy nghề |
Địa chỉ |
Ghi chú |
I |
Các CSDN công lập |
|
|
a |
Ngành LĐTBXH quản lý |
|
|
1 |
Trường TCN Long An |
294/26, QL 62, P.2, thị xã Tân An, tỉnh Long An |
|
2 |
Trường TCN Đức Hòa |
Ô 5, khu B, thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, Long An |
|
3 |
Trường TCN Đồng Tháp Mười |
Xã Tuyên Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An |
|
4 |
Trung tâm dạy nghề Cần Giuộc |
Xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An |
|
b |
Các đơn vị có tham gia dạy nghề |
|
|
5 |
Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Long An |
277, QL1, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An |
Sở Giáo dục - Đào tạo quản lý |
6 |
Trường Trung học Y tế Long An |
P.6, thị xã Tân An, tỉnh Long An |
Sở Y tế quản lý |
7 |
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Long An |
132 Nguyễn Thị Bảy, P.6, thị xã Tân An, tỉnh Long An |
Sở Giáo dục - Đào tạo quản lý |
8 |
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Võ Văn Tần |
KV3, thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An |
Sở Giáo dục - Đào tạo quản lý |
9 |
Trung tâm GTVL Long An |
Số 78, QL 1A, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý |
II |
Các CSDN tư thục |
|
|
a |
Các đơn vị đã có quyết định thành lập |
|
|
10 |
Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ LADEC |
132 Nguyễn Thị Bảy, P.6, thị xã Tân An, tỉnh Long An |
Hoạt động từ năm 2007 |
11 |
Trung tâm đào tạo kỹ thuật giao thông Long An |
Ấp Bình Cang, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An |
Hoạt động từ năm 2007 |
12 |
Lớp dạy nghề của Công ty TNHH TM –DV Đông Nam Á |
147 – 149 Quốc lộ 62, P. 6, thị xã Tân An, tỉnh Long An. |
Hoạt động từ năm 2007 |
13 |
Trung tâm dạy nghề Anh Việt |
312 Hùng Vương, P.3, thị xã Tân An, tỉnh Long An |
Hoạt động từ năm 2008 |
14 |
Lớp dạy nghề của Công ty THNN 01 thành viên Đông Nghi |
Khu phố Quyết Thắng 1, phường Khánh Hậu, thị xã Tân An, tỉnh Long An |
Hoạt động từ năm 2008 |
15 |
Trung tâm dạy nghề công nghệ ứng dụng Tân Đức |
Lô TG1, đường số 14 A, khu dân cư Tân Đức giai đoạn 1, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An |
Đang lập dự án xây dựng Trung tâm dạy nghề tại huyện Đức Hòa |
b |
Các đơn vị đang lập thủ tục thành lập |
|
|
16 |
Trường Cao đẳng nghề Tây Sài Gòn |
Địa điểm đầu tư tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An |
|
17 |
Trường Trung cấp nghề của Công ty cổ phần Long Hậu |
Địa điểm đầu tư tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An |
|
18 |
Trường Trung cấp nghề của Công ty TNHH Hoa Đăng Khánh |
Địa điểm đầu tư tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An |
|
DỰ BÁO NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 VÀ ĐẾN 2015
STT |
Danh mục |
Năm 2008 |
Năm 2009 |
Năm 2010 |
Từ năm 2011 - 2015 |
Ghi chú |
|
Lao động qua đào tạo nghề hàng năm (người) |
21.753 |
24.588 |
28.297 |
102.139 |
|
|
Các CSDN công lập thuộc ngành LĐTBXH đào tạo |
8.040 |
8.100 |
8.000 |
25.000 |
|
|
Đạt tỷ lệ (%) |
37 |
33 |
28 |
24 |
|
|
Các CSDN khác và doanh nghiệp tự đào tạo gắn với giải quyết việc làm |
13.713 |
16.488 |
20.297 |
77.739 |
|
|
Đạt tỷ lệ (%) |
63 |
67 |
72 |
76 |
|
1 |
Khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản) |
10.964 |
11.384 |
11.885 |
30.822 |
|
a |
Các CSDN công lập thuộc ngành LĐTBXH đào tạo |
4.056 |
3.757 |
3.328 |
7.397 |
|
b |
Các CSDN khác và doanh nghiệp tự đào tạo gắn với giải quyết việc làm |
6.907 |
7.627 |
8.557 |
23.424 |
|
2 |
Khu vực II (công nghiệp, xây dựng) |
5.525 |
6.934 |
8.772 |
40.068 |
|
a |
Các CSDN công lập thuộc ngành LĐTBXH đào tạo |
2.044 |
2.288 |
2.456 |
9.616 |
|
b |
Các CSDN khác và doanh nghiệp tự đào tạo gắn với giải quyết việc làm |
3.481 |
4.646 |
6.316 |
30.452 |
|
3 |
Khu vực III (thương mại, dịch vụ) |
5.264 |
6.270 |
7.640 |
31.849 |
|
a |
Các CSDN công lập thuộc ngành LĐTBXH đào tạo |
1.948 |
2.069 |
2.139 |
7.644 |
|
b |
Các CSDN khác và doanh nghiệp tự đào tạo gắn với giải quyết việc làm |
3.316 |
4.021 |
5.501 |
24.205 |
|
* Ghi chú:
Số lượng lao động qua đào tạo nghề hàng năm và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từng khu vực I, II, III dựa vào Dự báo lao động và chất lượng nguồn lao động của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 (trang 125).
DỰ KIẾN NĂNG LỰC ĐÀO TẠO CỦA CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2010
STT |
Tên đơn vị dạy nghề |
Trung cấp và Cao đẳng nghề |
Sơ cấp nghề |
Tổng cộng |
Ghi chú |
A |
Các cơ sở dạy nghề hiện có |
|
|
|
|
I |
Đơn vị dạy nghề công lập |
3.100 |
10.500 |
13.600 |
|
1 |
Ngành LĐTBXH quản lý |
3.100 |
9.400 |
12.500 |
|
1.1 |
Trường TCN Long An |
800 |
800 |
1.600 |
|
1.2 |
Trường TCN Đức Hòa |
600 |
2.500 |
3.100 |
|
1.3 |
Trường TCN Đồng Tháp Mười |
600 |
1.400 |
2.000 |
|
1.4 |
Trung tâm GTVL Long An |
500 |
3.700 |
4.200 |
|
1.5 |
Trung tâm DN Cần Giuộc |
600 |
1.000 |
1.600 |
|
2 |
Ngành GD-ĐT quản lý |
|
900 |
900 |
|
2.1 |
Trường TH KT-KT Long An |
|
700 |
700 |
|
2.2 |
Trung tâm KTTHHN Long An |
|
100 |
100 |
|
2.3 |
Trung tâm KTTHHN Võ Văn Tần |
|
100 |
100 |
|
3 |
Ngành Y tế quản lý |
|
200 |
200 |
|
3.1 |
Trường TH Y tế |
|
200 |
200 |
|
II |
Đơn vị ngoài công lập |
2.500 |
1.900 |
4.400 |
|
1 |
Trường Cao đẳng nghề LADEC |
2.500 |
600 |
3.100 |
|
2 |
Trung tâm DN Anh Việt |
|
600 |
600 |
|
3 |
Trung tâm đào tạo kỹ thuật giao thông Long An |
|
400 |
400 |
|
4 |
Lớp dạy nghề Đông Nam Á |
|
100 |
100 |
|
5 |
Lớp dạy nghề Công ty TNHH 01 thành viên Đông Nghi |
|
200 |
200 |
|
B |
Các CSDN dự kiến bổ sung |
2.000 |
1.000 |
3.000 |
|
1 |
Trung tâm dạy nghề công nghệ ứng dụng Tân Đức (Đức Hòa) |
|
700 |
700 |
|
2 |
Trường CĐN Tây Sài Gòn (Bến Lức) |
1.400 |
|
1.400 |
|
3 |
Trường TCN Công ty TNHH Hoa Đăng Khánh (Thủ Thừa) |
300 |
|
300 |
|
4 |
Trường TCN Công ty cổ phần Long Hậu (Cần Giuộc) |
300 |
|
300 |
|
5 |
Trung tâm dạy nghề Công ty cổ phần TM-DVXD và XNK Trung Thành (Cần Đước) |
|
300 |
300 |
|
|
TỔNG CỘNG: |
7.600 |
13.400 |
21.000 |
|
Quyết định 54/2008/QĐ-UBND đề án xã hội hóa dạy nghề giai đoạn 2008 – 2010 và những năm tiếp theo do tỉnh Long An ban hành
Số hiệu: | 54/2008/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Long An |
Người ký: | Đỗ Hoàng Việt |
Ngày ban hành: | 11/11/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 54/2008/QĐ-UBND đề án xã hội hóa dạy nghề giai đoạn 2008 – 2010 và những năm tiếp theo do tỉnh Long An ban hành
Chưa có Video