Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4910/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HÀ NỘI HỌC CHO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”;

Căn cứ Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2021 của y ban nhân dân Thành phố Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”;

Xét đề nghị của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tại Tờ trình số 1210/TTr-ĐHTĐHN ngày 11 tháng 11 năm 2022 về việc đề nghị phê duyệt Đán “Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” theo đề xuất của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (kèm theo Đề án số 1209/ĐA-ĐHTĐHN ngày 11 tháng 11 năm 2022).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (Cơ quan thường trực Đ án)

Chịu trách nhim toàn diện về việc xây dựng và thực hiện Đề án đảm bảo hiu quả, đúng lộ trình, đúng quy định. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Các Sở: Văn hóa và Thể thao, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Nội vụ, các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp cùng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong quá trình triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy định.

3. Kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách Thành phố và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm đảm bảo nguồn kinh phí được thực hiện đúng mục đích, đối tượng và thanh quyết toán theo quy định pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Văn hóa và Thể thao, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Nội vụ; Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực: Thành ủy, HĐND;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ban Tổ chức Thành ủy;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Viện nghiên cứu phát triển KTXH Thành phố;
- VPUB: CVP, các Phó Chánh Văn phòng;
Các phòng: KGVX, NC, TH;
- Lưu: VT, KGVX
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chử Xuân Dũng

 

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1209/ĐA-ĐHTĐHN

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2022

 

ĐỀ ÁN

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HÀ NỘI HỌC CHO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Hà Nội mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu những thăng trầm của lịch sử dân tộc, nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, nơi có vị thế là kinh sư gần như liên tục trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay chứa đựng trong mình số lượng di tích lịch sử - văn hóa đồ sộ chiếm 1/3 số lượng di tích của cả nước với 5922 di tích. Nhiều di sản văn hóa vật thvà phi vật thđã được UNESCO ghi nhận. Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của Hà Nội, khơi dậy niềm tự hào, khát vọng của nhân dân Thủ đô nhất là thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thì rất cn đến việc phổ biến kiến thức về Hà Nội trên các lĩnh vực cho các tầng lớp nhân dân, trước hết là cần phổ biến trong trường học để giáo viên và học sinh Thủ đô nắm được. Hiu về vùng đất nơi mình đang sng, hiểu được lịch sử, văn hóa, hiu được điểm mạnh, điểm yếu để từ đó khơi dậy ý chí, niềm tự hào, khát vọng phát triển của nhân dân Thủ đô, đây cũng tinh thn mà Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đề ra.

Xác định được tầm quan trọng của văn hóa Hà Nội và những vấn đề liên quan đã và đang diễn ra tại mảnh đất ngàn năm văn hiến này nên từ cuối thế kỷ XX và thập kỷ đầu của thế kỷ XXI vấn đề nghiên cứu về Hà Nội học đã được đặt ra. Với mong muốn đào tạo, phổ biến kiến thức về Hà Nội cho các tầng lớp nhân dân Thủ đô trong đó đặc biệt là thế hệ trẻ, các nhà khoa học, những chuyên gia nghiên cứu về Hà Nội đã có các hoạt động như tổ chức hội thảo khoa học: “Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội Văn hiến - Anh hùng - vì Hòa bình” (Hội thảo khoa học quốc tế, 2010); “Hà Nội học: Phương pháp tiếp cận và nội dung nghiên cứu” (2011); “Xây dựng người Hà Nội văn minh thanh lịch”; Các công trình khoa học nghiên cứu về Hà Nội được thhiện trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (2010); Xây dựng Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô nhằm định hướng cho việc nghiên cứu và đào tạo Hà Nội học; Biên soạn giáo trình Hà Nội học và đào tạo cho sinh viên Hà Nội,...Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đã có đề án “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” và đưa vào giảng dạy cho học sinh phổ thông. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng và phổ biến kiến thức Hà Nội học một cách đầy đủ cho giáo viên và học sinh Thủ đô chưa thực sự diễn ra đồng bộ.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Giáo dục địa phương là một môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục phổ thông. Mặc dù Hà Nội đã tiến hành biên soạn tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội và bước đầu đưa vào giảng dạy nhưng rất khó khăn vì đội ngũ giáo viên chưa được bồi dưỡng kiến thức về Hà Nội.

Như vậy, căn cứ vị thế đặc thù của Hà Nội, căn cứ vào mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của Thành phố đặt ra là “Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”; Đthực hiện có hiệu quả Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”. Đặc biệt đáp ng vấn đề trước mắt và lâu dài của ngành giáo dục Thủ đô là cần có đội ngũ giáo viên có kiến thức chuyên sâu về Hà Nội để truyền tải cho học sinh thông qua môn học Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội ở các cấp học khác nhau thì rất cần thiết phải xây dựng và triển khai Đề án “Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Đảng

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn din giáo dục và đào tạo; Nghị quyết 88 - NQ/88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về Đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, nêu rõ: “Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức biên soạn bổ sung những nội dung về đặc điểm lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã hội của địa phương”. Căn cứ vào đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương: “Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp...” nhằm trang bị cho học sinh những hiu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học đgóp phần giải quyết những vấn đề của địa phương. Đây là những quan điểm giáo dục mới góp phần “đổi mới toàn diện, căn bản” cho nền giáo dục nước nhà giai đoạn hiện nay.

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5 tháng 5 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra yêu cầu, phát triển Hà Nội nhanh, bền vững đòi hỏi phải giữ gìn bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa; phái đặc biệt quan tâm đến nội dung xây dựng người Hà Nội thanh lịch - một đặc điểm, nét riêng của người Hà Nội từ ngàn xưa. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đòi hi phải tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên trì; phn đấu xây dựng con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biu cho văn hóa lương tri và phẩm giá con người Việt Nam. Đây là nội dung mà Nghị quyết đã nêu và thực hiện không chỉ một vài năm mà phải kiên trì, dài hơi...Nghị quyết cũng đặt ra nhiệm vụ cho Hà Nội cần khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Nội. Phát huy sức mạnh tổng hợp để xây dựng thđô xứng đáng với vị trí, vai trò là “Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bng Sông Hồng và cả nước”.

Mục tiêu đến năm 2030:

- Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

- Tốc độ tăng trưng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD.

Tầm nhìn đến năm 2045: Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Một trong những khâu đột phá để thực hiện được mục tiêu trên, đó là: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực sáng tạo, nhân lực quản trị xã hội, quản trị kinh tế...; xây dựng cơ chế phù hợp để phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo, hệ sinh thái khi nghiệp đổi mới sáng tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội. Phát huy nguồn lực trí tuệ của các trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện chiến lược phát triển Thđô. Phát huy các giá trị văn hóa ngàn năm văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, tự lực, tự cường, niềm tin, ý chí và khát vọng vươn lên; đề cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức xã hội, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực quan trọng quyết định phát triển Thủ đô.

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ Thành phố và Chương trình số 04-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy (khóa XVI) về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016-2020”, Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” đã xác định một trong những mục tiêu giai đoạn tới 2021-2025: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng và phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”. Đồng thời, Chương trình số 06-CTr/TU cũng đã đưa ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố giai đoạn 2021-2025 trong đó có nội dung: “Xây dựng và phát triển đề án đào tạo giáo viên môn học Hà Nội học trong hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”.

2. Căn cứ các quy định của Nhà nước

- Luật Giáo dục đại học 2018 (số 34/2018/QH14).

- Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

- Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ, ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

- Nghị định 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt động với sinh viên sư phạm.

- Quyết định số 2402/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.

- Công văn 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/1/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông.

- Công văn 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 10/10/2014 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị Trung ương lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

- Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”.

- Kế hoạch số 274/KH-UBND, ngày 31/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Kế hoạch 08/KH-UBND, ngày 12/1/2021 của UBND thành phố về việc tiếp tục thực hiện Kết luận số 76- KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

- Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 về việc Thực hiện Chương trình 06/CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, trong đó được cụ thể hóa ở đề án “Xây dựng và phát triển đán đào tạo giáo viên môn học Hà Nội học trong hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.

3. Căn cứ thực tiễn

Kiến thức Hà Nội học có vai trò rất quan trọng đối với người dân Thủ đô và người dân cả nước bởi nó cung cấp các thông tin và đặc trưng cơ bản về địa bàn nhân lõi và quan trọng nhất của đất nước, về các nguồn tài nguyên, về dân cư và con người Hà Nội. Đặc biệt những kiến thức về lịch sử, văn hóa Hà Nội sẽ giúp người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung tự hào về truyền thống, nét thanh lịch của người Hà Nội, biết trân quý những di sản văn hóa trên mảnh đất vốn gần như liên tục là trung tâm đầu não chính trị của đất nước suốt hơn nghìn năm lịch sử. Từ đó nâng cao khát vọng và ý thức trách nhiệm của công dân Thủ đô và công dân đất nước trong việc giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp mà các thế hệ cha ông để lại, phát huy và nâng tầm những giá trị vốn có của Hà Nội, xứng đáng là thủ đô Văn hiến, Thành phố vì Hòa bình, Thành phố Sáng tạo.

Thực tiễn về nghiên cứu về Hà Nội học và vấn đề đưa kiến thức Hà Nội học vào các trường phổ thông:

Ngay từ năm 2005, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội và Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học cấp nhà nước KX.09 đã tổ chức một cuộc Hội thảo khoa học về “Người Hà Nội thanh lịch - văn minh” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các cán bộ lãnh đạo, quản lý và những người nghiên cứu khoa học.

Vấn đề cần phải nghiên cứu Hà Nội học một cách hệ thống, có tính liên ngành đã đặt ra nhiều năm ở các cấp các ngành ở Hà Nội nhưng chưa thực hiện được. Năm 2013, Hà Nội phối hợp với Đại học Quốc gia xây dựng Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô nhằm nghiên cứu về Hà Nội góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội, tạo nội lực cho sự phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên Trung tâm mới dừng lại ở chức năng nghiên cứu, tư vấn các chính sách cho Thành phố. Chức năng đào tạo Hà Nội học cần phải đặt tại một sở đào tạo của Hà Nội (mà phù hợp nhất là Đại học Thủ đô Hà Nội - Trường đại học trực thuộc UBND thành phố Hà Nội - nơi đã có đầy đủ những điều kiện để nghiên cứu, đã và đang giảng dạy Hà Nội học cho sinh viên của nhà trường, trong đó có sinh viên các ngành sư phạm).

Trước đó, từ năm 2010, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có chủ trương đưa nội dung giáo dục nếp sống văn minh của người Hà Nội vào dạy cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn Thủ đô.

Ngay sau khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, Hà Nội đã chủ động ban hành kế hoạch triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn Thành phố Hà Nội với mục đích chuẩn bị các điều kiện và tổ chức triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuẩn bị đội ngũ đthực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục và đào tạo Thành phố: “Căn cứ lộ trình triển khai áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, xác định đối tượng và số lượng giáo viên, nhân viên cần đào tạo, bồi dưỡng từng năm để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nhân viên; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên, nhân viên để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nhân viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

Thực hiện Công văn 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 274/KH-UBND, ngày 31/12/2019, UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một nội dung kiến thức về Hà Nội được đưa vào trong chương trình Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội đã và đang tiến hành dạy ở các cấp học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Hà Nội có hơn 2,1 triệu học sinh, hiện có 772 trường tiểu học với gần 762.000 học sinh; 628 trường THCS với hơn 450.000 học sinh; 215 trường THPT với khoảng hơn 200,000 học sinh. Tiến hành kho sát ngẫu nhiên trên số lượng 180 cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phổ thông của Hà Nội có thể đánh giá một số thuận lợi và khó khăn chính sau đây:

- Thuận lợi: Giáo viên và học sinh đu hào hứng và mong mun có sự hiu biết về mọi lĩnh vực của Hà Nội (lịch sử, địa lý, văn hóa, tính cách người Hà Nội....).

- Khó khăn:

+ Giáo viên chưa được trang bị kiến thức chuyên sâu về Hà Nội, chưa được trang bị về phương pháp truyền tải có hiệu quả kiến thức về Hà Nội học cho học sinh.

+ Khó khăn về việc đưa học sinh đi trải nghiệm, học tập tại các di tích, địa điểm ngoài trường.

+ Cơ sở vật chất, không gian văn hóa, học liệu để nghiên cứu học tập những nội dung kiến thức liên quan đến Hà Nội còn thiếu, chưa được đầu tư.

Từ thực tiễn đó cần có chiến lược nghiên cứu về Hà Nội học và đào đạo nguồn nhân lực cốt lõi (giáo viên) đtruyền dạy, phổ biến kiến thức về Hà Nội mọi lĩnh vực cho thế hệ trẻ Thủ đô.

III. THỰC TRẠNG, CHẤT LƯỢNG

1. Thực trạng việc dạy kiến thức liên quan đến Hà Nội tại các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố

Qua khảo sát giáo viên quản lý và giáo viên giảng dạy tại các trường phổ thông ở Hà Nội cho thấy, các trường phổ thông rất ý thức về việc cần đưa kiến thức về Hà Nội dạy lồng ghép vào các môn học, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông. Từ năm học 2010-2011 nội dung giáo dục nếp sống văn minh - thanh lịch cho học sinh Thủ đô đã được các nhà trường chú trọng. Hình thức dạy có thể lồng ghép vào các môn học hoặc dạy riêng, hoặc dưới hình thức ngoại khóa, sân khấu hóa. Việc dạy chủ yếu do giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc giáo viên các bộ môn lịch sử, văn, giáo dục công dân,...đảm nhiệm. Do mi trường có những cách thức dạy khác nhau nên kết quả mang lại cùng khác nhau.

Từ năm học 2020-2021, cùng với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới thì môn Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội cũng đã được đưa vào dạy thí điểm và dạy chính thức cho học sinh phổ thông. Kết quả bước đầu khảo sát ở một số trường cho thy giáo viên đảm nhận việc dạy môn học này đang rất lúng túng cvề tài liệu giảng dạy, phương pháp lên lớp và đặc biệt là do chưa có kiến thức chuyên sâu về Hà Nội trên các lĩnh vực để chủ động dạy các đối tượng học sinh khác nhau.

2. Thực trạng đào tạo kiến thức Hà Nội học cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho thành phố Hà Nội theo nghị định 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương. Với mục tiêu đào tạo mang đậm chất Hà Nội hóa và quốc tế hóa nên ngay từ khi trường chưa được nâng cấp thành trường đại học (trước năm 2015) thì môn Hà Nội học đã đưa vào dạy cho sinh viên. Từ năm 2016 Trường bắt đầu được đào tạo hệ đại học thì môn Hà Nội học vẫn tiếp tục được dạy cho sinh viên của Khoa Văn hóa - Du lịch của trường. Từ năm học 2021 - 2022, môn Hà Nội học được dạy cho sinh viên toàn trường với thời lượng 2 tín chỉ, riêng sinh viên ngành Việt Nam học, các ngành du lịch thì dạy 3 tín chỉ. Dạy Hà Nội học kết hợp lý thuyết và trải nghiệm tại các di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề... ở Hà Nội đã gây hứng thú cho sinh viên nhất là những sinh viên từ các địa phương khác về Hà Nội học.

Về giáo trình và học liệu: Trường Đại học Thủ đô Hà Nội phối hợp với các chuyên gia, các nhà khoa học có kinh nghiệm nghiên cứu về Hà Nội để xây dựng giáo trình Hà Nội học dạy cho sinh viên (Giáo trình Hà Nội học, do Nhà giáo Nhân dân GS.TS Nguyễn Quang Ngọc và TS Lê Thị Thu Hương đồng chủ biên, xuất bản năm 2018, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng với các công trình nghiên cứu về Hà Nội trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến (gồm 150 đầu sách do NXB Hà Nội xuất bản từ năm 2010 đến năm 2019 và bộ Bách Khoa thư Hà Nội (2010) gồm 18 tập và bộ Bách khoa thư Hà Nội mở rộng (2016) gồm 14 tập.

Về cơ sở vật chất: Tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội khi giảng dạy môn Hà Nội học cho sinh viên có thuận lợi là trường đóng ngay tại trung tâm Thành phố, gần các di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt nên việc học trải nghiệm ngoài trường rất thuận lợi.

3. Tồn tại, hạn chế

Việc dạy và học kiến thức Hà Nội học ở các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội trước khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới chưa đồng bộ thống nhất về cách thức, chưa được đầu tư về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất cần thiết để thuận lợi cho việc giảng dạy. Khi tiến hành Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Giáo dục địa phương là môn học bắt buộc nhưng lại chưa có đội ngũ giáo viên chuyên biệt để giảng dạy.

Việc dạy môn Hà Nội học ở trường đại học mới dừng lại ở mức độ giới thiệu, chưa có chương trình tích hợp riêng cho sinh viên ngành sư phạm.

4. Nguyên nhân của thực trạng

Nguyên nhân đạt được: Nhờ sự tâm huyết của các nhà khoa học đối với Hà Nội, sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nên kiến thức về Hà Nội đã được đưa vào dạy cho học sinh, sinh viên Hà Nội, góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức và hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm của thế htrẻ đối với việc bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Nguyên nhân của những hạn chế: Mặc dù đã có nhiều c gng để nghiên cứu và phổ biến kiến thức về Hà Nội cho thế hệ trẻ Thủ đô nhưng trước Đại hội lần thứ XVII của Thành phố vẫn chưa có những đề án riêng về vấn đề Hà Nội học.

Trên cơ sở phát huy những lợi thế sẵn có, nhng kết quả bước đầu đạt được trong việc phổ biến kiến thức Hà Nội cho công dân Thđô, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô mà trước hết là đu tư nhằm “Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy đã định hướng “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” và trong đó Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 về việc Thực hiện Chương trình 06/CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội đã giao nhim vụ cho Đại học Thủ đô Hà Nội: “Xây dựng và phát triển đán đào tạo giáo viên môn học Hà Nội học trong hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Sau nhiều lần tiếp thu góp ý của các cơ quan chức năng tham mưu, đề án có tên gọi mới: Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phthông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phần II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi

Đề án thuộc Chương trình 06-CT/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, hướng đến mục tiêu “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Phạm vi thực hiện Đề án là các hoạt động có liên quan đến bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên trong hệ thống giáo dục phổ thông trên phạm vi không gian là toàn thành phố Hà Nội bao gồm 30 quận, huyện, thị xã.

Về nội dung:

Hà Nội học là nghiên cứu tìm hiu về Hà Nội và mối quan hệ tng hòa giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Yếu tố cốt lõi của Hà Nội học là nghiên cứu chủ yếu về lịch sử và văn hóa Thủ đô nhưng cũng thông qua các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, chính trị, hành chính, các hoạt động kinh tế, xã hội...

Kiến thức Hà Nội học là kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của Hà Nội qua thời gian.

Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho đội ngũ giáo viên phổ thông là trang bị cho giáo viên kiến thức cơ bản trên mọi lĩnh vực của Hà Nội để thông qua họ truyền cảm hứng, khát vọng và tình yêu Hà Nội đến thế hệ tr, nhất là học sinh phổ thông, giúp các em hình thành ý thức trách nhiệm công dân với Thủ đô và đất nước.

Nội dung bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học sẽ bám sát vào môn học Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội để cung cấp kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về Hà Nội nhằm giúp đội ngũ giáo viên vững vàng về kiến thức để giảng dạy môn Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội ở các cấp học.

Kiến thức Hà Nội học rất phong phú vì vậy sẽ lựa chọn những vấn đề cơ bản nhằm bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông Hà Nội, giảng dạy cho sinh viên sư phạm đáp ứng được việc dạy môn Giáo dục địa phương. Cụ thể là:

- Đối với giáo viên phổ thông cấp Tiểu học: Biên soạn nội dung tập trung giới thiệu những vấn đề cơ bản về: Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương; địa lí, dân cư, cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; một số nội dung về kinh tế, xã hội, giáo dục đạo đức, lối sống liên quan đến bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương. Thông qua nội dung này giúp giáo viên Tiểu học có kiến thức nền tảng khi tiến hành dạy cho học sinh, giúp học sinh bậc học này hiu, biết và thực hành để thiết kế các bài học trải nghiệm cụ thể, tùy theo đối tượng học sinh, theo trục từ gia đình - nhà trường - xã hội trong bối cảnh và điều kiện thực tế của địa phương.

- Đối với giáo viên cấp THCS: Biên soạn các chuyên đề tập trung vào các nội dung giới thiệu về: Văn hóa, lịch sử, truyền thống; địa lý, kinh tế, hướng nghiệp; chính trị - xã hội, môi trường của địa phương trong bối cảnh hiện nay. Giúp giáo viên có kiến thức chuyên sâu và phương pháp để dạy môn Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội ở cấp THCS.

- Đối với cấp THPT: Biên soạn các chuyên đề với các nội dung giới thiệu địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... những lĩnh vực ngành, nghề thế mạnh của địa phương hiện tại và tương lai. Nội dung này giúp giáo viên khi dạy môn Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội truyền tải cho học sinh THPT, giúp học sinh định hướng được nghề nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn Thành phố trong xu thế phát triển như hiện nay.

- Đối với sinh viên sư phạm: Nội dung giảng dạy là các chuyên đề thuộc các lĩnh vực trên được dạy tích hợp trong quá trình sinh viên học tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

Thời gian thực hiện Đề án: từ năm 2021 đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

2. Đối tượng của Đề án

Đề án tập trung bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên trong hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm:

- Giáo viên phổ thông giảng dạy môn Giáo dục địa phương (giáo viên chuyên sâu)

- Cán bộ quản lý giáo dục;

- Giáo viên các trường phổ thông của Hà Nội (giáo viên đại trà);

- Sinh viên các ngành sư phạm đang học tập tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

Trong nội dung bồi dưỡng giáo viên có những chuyên đề bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, bồi dưỡng cho giáo viên đại trà và bồi dưỡng chuyên sâu cho những giáo viên đảm nhim dạy môn Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội.

Ngoài ra đtạo nguồn giáo viên cho Thủ đô trong những giai đoạn tiếp theo là năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đề án tiến hành đào tạo tích hợp kiến thức Hà Nội học cho sinh viên sư phạm các ngành: Giáo dục Tiểu học; Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Giáo dục công dân.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phthông có kiến thức về Hà Nội trên các lĩnh vực, qua đó có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ giảng dạy môn Giáo dục địa phương Hà Nội trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời việc triển khai Đề án “Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên trong hệ thống giáo dục phthông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025” còn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, hướng đến thực hiện tốt các mục tiêu của Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Đến năm 2025: Hoàn thiện hệ thống chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học và bước đầu tiến hành tổ chức bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông.

a) Xây dựng đề án và tổ chức các Hội thảo

b) Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưng kiến thức Hà Nội học cho các đối tượng:

- Khảo sát nhu cầu xã hội về việc bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học

- Xây dựng 01 chương trình, tài liệu bồi dưỡng (02 chuyên đề) dành cho cán bộ quản lý giáo dục.

- Xây dựng 01 chương trình, tài liệu bồi dưỡng (03 chuyên đề) dành cho toàn bộ giáo viên phổ thông.

- Xây dựng 03 chương trình và tài liệu bồi dưỡng (8 chuyên đề cho cấp Tiểu học; 8 chuyên đcho cấp THCS; 8 chuyên đề cho cấp THPT) cho giáo viên dạy môn Giáo dục địa phương ở từng cấp học ph thông.

- Xây dựng 02 chương trình và tài liệu (04 học phần đào tạo kiến thức Hà Nội học cho đào tạo giáo viên Tiểu học và 04 học phần đào tạo kiến thức Hà Nội học cho giáo viên Trung học) đào tạo tích hợp cho sinh viên sư phạm ngành Giáo dục Tiểu học và sinh viên các ngành sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân (đào tạo giáo viên trung học).

c) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên tại các trường phổ thông của Hà Nội

- Đảm bảo 100% giáo viên giảng dạy môn Giáo dục địa phương ở 3 cấp học (Tiểu học, THCS, THPT) đều được bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học.

- Đảm bảo 10% giáo viên của Hà Nội các cấp học được bồi dưỡng cơ bản về kiến thức Hà Nội học.

- Đảm bảo môi trường phổ thông ở các cấp học trên địa bàn thành phố Hà Nội có 01 cán bộ quản lý trong Ban Giám hiệu phụ trách chuyên môn được bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học.

d) Tổ chức đào tạo tích hợp kiến thức Hà Nội học cho sinh viên sư phạm của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Đến năm 2025, đảm bảo 100% sinh viên sư phạm (tuyển sinh từ năm 2022 trở đi (Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Giáo dục công dân) được đào tạo tích hợp kiến thức Hà Nội học khi tham gia học tập tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

đ) Trang bị cơ sở vật chất

Xây dựng 01 không gian Hà Nội thu nhỏ tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội với diện tích 500 m2 với các mô hình thu nhỏ nhằm phục vụ việc dạy và học Hà Nội học.

2.2. Đến năm 2030: Tiến hành tổ chức bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông.

a) Đảm bảo 100% cán bộ quản lý trong Ban Giám hiệu các của các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội được bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học.

b) Đảm bảo 30% giáo viên phổ thông của Hà Nội được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về Hà Ni hc.

c) Rà soát, chnh lý, hoàn thiện chương trình, bộ tài liệu giảng dạy kiến thức Hà Nội học.

2.3. Tầm nhìn đến năm 2045: Toàn thể đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục Thủ đô được bồi dưỡng và có năng lực truyền đạt nội dung Hà Nội học đến học sinh Hà Nội.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ và giải pháp chung

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhận thức về tầm quan trọng của việc hiu biết kiến thức Hà Nội học đến các cấp quản lý Trung ương và Hà Nội, trong các Nhà trường từ cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên giảng dạy, đặc biệt là tuyên truyền đến đối tượng học sinh ở các cấp học. Tuyên truyền trong sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng.

Phối hợp với các bên liên quan tiến hành xây dựng nguồn học liệu và bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông Hà Nội. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho Hà Nội giai đoạn tiếp theo, cn đào tạo tích hợp kiến thức Hà Nội học cho sinh viên các ngành sư phạm.

2. Nhiệm vụ và giải pháp cụ th:

2.1. Xây dựng chương trình và nội dung các chuyên đề thuộc các lĩnh vực của Hà Nội bồi dưỡng cho giáo viên ph thông Hà Nội.

Giải pháp: Phối hợp với các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội để xây dựng các chuyên đề về Hà Nội học phù hợp.

Các hoạt động:

a) Nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực trạng việc dạy học kiến thức liên quan đến Hà Nội học tại các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố.

b) Tổ chức Hội thảo, tọa đàm với các nhà khoa học, đại diện Sở giáo dục và Đào tạo và các bcn liên quan, thống nhất về chương trình bồi dưỡng và nội dung đề cương các chuyên đề bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ quản lý và giáo viên (đại trà và giáo viên dạy môn Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội); Sinh viên các ngành sư phạm đang học tại Trường Đại học Thđô Hà Nội.

c) Tổ chức thẩm định chương trình và nội dung các chuyên đề bồi dưỡng/ đào tạo và thống nhất nội dung bồi dưỡng giáo viên và đào tạo sinh viên.

2.2. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và đào tạo sinh viên sư phạm

Giải pháp: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các quận, huyện, thị xã để tiến hành bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên.

Các hoạt động:

a) Mở các lớp bồi dưỡng thí điểm cho giáo viên phổ thông ở 3 cấp học: Tiểu học, THCS và THPT.

b) Mở các lớp bồi dưỡng trong năm theo lịch thống nhất với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và các địa phương trên địa bàn Hà Nội.

c) Tiến hành đào tạo tích hợp cho sinh viên các ngành Sư phạm đang học tại Đại học Thủ đô Hà Nội.

2.3. Xây dựng cơ sở vật chất và các nguồn học liệu khác

Giải pháp: Phối hợp với Sở Quy hoạch, Sở Tài chính, xây dựng các phòng học và không gian văn hóa Hà Nội phục vụ việc giảng dạy/ bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học.

Các hoạt động:

a) Xây dựng dự toán, kinh phí để xây dựng 02 phòng học mô phỏng không gian văn hóa Hà Nội tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

b) Trang bị các nguồn học liệu số (kính 3D, các phần mềm về công nghệ thực tế áo về Hà Nội) phục vụ việc dạy và học Hà Nội học.

2.4. Tổ chức các hi tho

Giải pháp: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các nhà khoa học tổ chức các hội thảo/ Tọa đàm nhằm lấy ý kiến qua các giai đoạn thực hiện Đề án.

Cụ thể:

a) Tọa đàm ý kiến các bên liên quan góp ý nhằm hoàn thiện Đề án.

b) Hội thảo về góp ý cho Chương trình bồi dưỡng và đề cương chi tiết các chuyên đề.

c) Hội đồng thẩm định duyệt các chương trình bồi dưỡng và đề cương chi tiết các chuyên đề.

d) Tổ chức 4 Hội thảo các chuyên đề liên quan đến khối kiến thức bồi dưỡng cho giáo viên Tiểu học, THCS, THPT và cho sinh viên sư phạm.

đ) Hội thảo về vai trò của kiến thức Hà Nội học với phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

e) Hội thảo đánh giá kết quả của việc Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên và định hướng các hoạt động đến năm 2030.

2.5. Cấp Giấy chứng nhận cho giáo viên khi đã hoàn thành tham gia chương trình bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học theo nội dung của Đề án

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội sẽ cấp Chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho các đối tượng tham gia các khóa bồi dưỡng. Đây là cơ sở để các trường phổ thông phân công giáo viên giảng dạy môn Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội theo chương trình mới.

IV. TỔ CHỨC LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Lộ trình thực hiện

1.1. Giai đoạn 2021 - 2022

Tổ chức ph biến nội dung Đề án, tuyên truyền đến các cấp ủy trực thuộc và các cơ quan, đơn vị trong toàn Thành phố. Xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án; xây dựng quy chế làm việc, bộ máy giúp việc; phân công nhiệm vụ để tổ chức thực hiện Đề án; triển khai một số nội dung của Đề án.

1.2. Giai đon 2022 - 2025

Năm 2022: Tổ chức tọa đàm, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các chuyên gia, các nhà khoa học thống nhất về chương trình bồi dưỡng và nội dung nội bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông. Tổ chức thẩm định và thng nhất chương trình bồi dưỡng, các đcương chi tiết của các chuyên đề.

Năm 2023: Hoàn thiện xây dựng các chuyên đề. Bồi dưỡng thí điểm cho các đối tượng thuộc phạm vi Đề án. Tổ chức các hội thảo theo kế hoạch. Tiến hành các lớp Bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên khối phổ thông trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời, dạy tích hợp cho sinh viên các ngành Sư phạm của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Triển khai xây dựng 02 phòng học mô phỏng về không gian văn hóa Hà Nội phục vụ dạy và học Hà Nội học. Sơ kết thực hiện Đề án.

Năm 2024 - 2025: Tổ chức các hội thảo trong phạm vi Đề án theo kế hoạch. Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên và đào tạo tích hợp cho sinh viên các ngành sư phạm của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Tổng kết thực hiện Đ án.

2. Kinh phí thực hiện Đề án

2.1. Tng kinh phí thực hiện Đề án: 16.050.000.000 đồng

(Mười sáu tỉ không trăm năm mươi triệu đồng)

2.2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách Thành phố và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Kinh phí dự kiến của Đề án như sau.

Đơn vị: triệu đồng

Kinh phí từng năm

Tổng cộng

2023

2024

2025

1.090

11.730

3.230

16.050

3. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ với các đơn vị có liên quan

3.1. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án;

- Chtrì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án, xây dựng chương trình bồi dưỡng theo các nội dung đề án; phi hp với các đơn vị có liên quan triển khai tổ chức thực hiện đào tạo bồi dưỡng theo mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung đề án đặt ra;

- Triển khai tổng hợp, báo cáo UBND thành phố Hà Nội đối với nội dung đào tạo kiến thức Hà Nội học tích hợp cho sinh viên phạm theo đúng trình tự, thủ tục.

- Thanh quyết toán kinh phí đào tạo bồi dưỡng theo đề án đúng các quy định hiện hành.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc kết nối trao đi với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài về kinh nghiệm, cách giải quyết các tình huống về những nội dung liên quan các chương trình đào tạo bồi dưỡng giáo dục địa phương cho giáo viên phổ thông, xây dựng hệ thống nội dung kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến nội dung đào tạo bồi dưỡng trên trang thông tin điện tử của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đhọc viên có thể thường xuyên khai thác, nghiên cứu và học tập.

- Tổ chức tổng kết 05 năm thực hiện báo cáo UBND thành phố Hà Nội, Thành ủy, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

3.2. Đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao

- Phối hợp xây dựng nội dung các chuyên đề, các nguồn học liệu có liên quan đến kiến thức Hà Nội học phù hợp với nội dung Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

- Phối hợp với các bên tổ chức các Hội thảo liên quan đến nội dung của Đề án.

- Phối hợp tổ chức tuyên truyền về tìm hiểu về các di sản văn hóa của Hà Nội trong các tầng lớp nhân dân Thủ đô; Tuyên truyền và bổ sung các tiêu chí về Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa, Làng văn hóa... trong đó có tiêu chí thế hệ trẻ phải có sự hiểu biết về truyền thống lịch sử, văn hóa nơi quê hương của mình.

- Phối hợp các hoạt động khác có liên quan đến lĩnh vực quản lý văn hóa.

3.3. Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án.

- Phối hợp với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và Sở Nội vụ phê duyệt các Chương trình bồi dưỡng của Đề án.

- Triển khai hướng dẫn tổng hợp chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2021-2025 theo mục tiêu của Đề án.

- Phối hợp với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức các hội thao có liên quan đến Đề án.

- Phối hợp với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội xây dựng kế hoạch triển khai Đề án giai đoạn 2025-2030, định hướng đến 2045.

3.4. Đề nghị Sở Nội vụ

- Hàng năm, tổng hp chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng của Đề án, phối hợp với Sở Tài chính rà soát phê duyệt kinh phí đào tạo bồi dưỡng của đề án.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan đánh giá chất lượng đào tạo bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông và sử dụng giáo viên phổ thông sau đào tạo bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị báo cáo UBND thành phố Hà Nội.

3.5. Đề nghị Sở Tài chính

- Phối hợp với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và các đơn vị có liên quan rà soát dự toán kinh phí đối với các nội dung tại Đề án theo đúng quy định hiện hành.

- Bố trí, phân bkinh phí đảm bảo triển khai các nội dung cụ thể của Đề án.

- Phối hợp với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội kiểm tra nội dung chi, mức chi đối với các nội dung triển khai theo Đề án.

3.6. Đề nghị các cơ quan đơn vị tương đương Sở, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan đơn vị có liên quan

- Phối hợp tổ chức, tuyên truyền các tầng lớp nhân dân tìm hiu những kiến thức có liên quan đến văn hóa, lịch sử, phong tục tốt đẹp của địa phương và các biện pháp bảo tn các giá trị văn hóa của địa phương làm phong phú nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.

- Phối hợp với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong việc triển khai thực hiện các nội dung đào tạo bồi dưỡng của Đề án (triệu tập học viên, ra quyết định cử học viên tham gia đào tạo bồi dưỡng, phối hợp quản lý học viên trong quá trình đào tạo bồi dưỡng); tham gia các Hội nghị, hội thảo, khảo sát có liên quan đến Đề án.

- Đề xuất chỉ tiêu, danh sách giáo viên tham gia bồi dưỡng các nội dung của Đề án.

- Hàng năm báo cáo UBND thành phố Hà Nội đánh giá về chất lượng bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên sau khi đào tạo bồi dưỡng qua Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ.

- Chỉ đạo các Nhà trường trên địa phương, động viên các tầng lớp nhân dân địa phương tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch thông qua các phong trào do Thành phố và địa phương phát động.

3.7. Đề nghị các cơ sở đào tạo, nghiên cứu có liên quan

a) Đại học Quốc gia Hà Nội

- Phối hợp với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức các Hội thảo có liên quan đến Đề án;

- Ccác chuyên gia tham gia xây dựng các chuyên đề, học liệu có liên quan đến bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên dạy môn Giáo dục địa phương Thành phố Hà Nội

b) Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội

- Phối hợp với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức các Hội thảo có liên quan đến Đề án;

- Nghiên cứu đánh giá những tác động đến kinh tế, xã hội của Hà Nội mà Đề án mang lại.

- Tham gia viết chuyên đề, giáo trình, tài liệu tham khảo;

- Tham gia giảng dạy các chuyên đề có liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội Hà Nội.

3.8. Học viên tham dự các nội dung đào tạo bồi dưỡng của Đề án

- Nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo bồi dưỡng quy định, và các quy định của cơ quan, đơn vị sử dụng, cơ quan quản lý cán bộ viên chức và cấp trên.

- Chủ động trao đổi kinh nghiệm giảng dạy kiến thức Hà Nội học tại cơ quan công tác, khai thác, nghiên cứu học tập nội dung kiến thức, kinh nghiệm có liên quan trên trang thông tin điện tử của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN VÀ ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG

1. Hiệu quả về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường

- Góp phần thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XVII của Thành phố Hà Nội đã xác định: “Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, coi đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và hội nhập quốc tế.

- Trực tiếp góp phần thực hiện Chương trình công tác 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội Khóa XVII “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”.

- Góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khát vọng vươn lên, ý thức trách nhiệm trong những công dân tương lai của Thủ đô. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, gương mẫu, tinh thần thượng tôn pháp luật của thế hệ trẻ Hà Nội.

- Góp phần bồi dưỡng tình yêu Hà Nội trong thế hệ trẻ Thủ đô, tạo ra sự chuyển biến trong văn hóa gia đình, văn hóa ở nhà trường và ngoài xã hội, trong đó nét thanh lịch, văn minh là yếu tố cốt lõi của người Hà Nội.

- Góp phần bồi dưỡng, đào tạo các “Đại sứ” văn hóa, du lịch trẻ tuổi, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của người Hà Nội đến du khách trong nước và quốc tế khi đến Hà Nội.

- Góp phần thuận lợi cho các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội triển khai dạy học môn Giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, khi Hà Nội có đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng cả về kiến thức và phương pháp giảng dạy kiến thức liên quan đến địa phương Hà Nội.

- Góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong toàn xã hội (Gia đình văn hóa, Nhà trường văn hóa, Khu dân cư văn hóa...)

- Đảm bảo hài hòa giữa lợi ích tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng xã hội, giữa phát triển nhanh với bảo tồn, bảo vệ di sản văn hóa truyền thng và cnh quan, môi trường.

- Tăng cường mối liên kết giữa Trường Đại học Thủ đô Hà Nội các Sở, Ban, ngành, các địa phương và cũng như các cơ quan khác.

- Góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Nghị quyết số 15 -NQ/TƯ “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

2. Đối tượng thụ hưởng

- Nhân dân Thủ đô Hà Nội;

- Các Sở, Ban, Ngành ở Hà Nội có chức năng tham mưu Thành y, Hội đồng Nhân dân, UBND thành phố Hà Nội tổ chức triển khai các chính sách phát triển văn hóa, giáo dục của Thủ đô trong bối cnh mới hiện nay;

- Hệ thống các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội (trực tiếp là giáo viên và học sinh);

- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các Phòng Giáo dục và Đào tạo tại các Quận, Huyện, Thị xã;

- Chính quyền địa phương các Quận, Huyện, Thị xã;

- Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và các Sở, Ban, Ngành phối hợp thực hiện Đề án./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- UBND Thành phố Hà Nội;
- Sở Văn hóa và Thể thao;
- Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Đng ủy;
- Hội đồng trường;
- Hiệu trư
ng;
- Phó Hiệu trưởng;
- Các đơn vị trực thuộc trường;
- Lưu: VT, P.QLKHCN-HTPT,

K. VHDL(5 bản).

HIỆU TRƯỞNG




Nguyễn Vũ Bích Hiền

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 4910/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

Số hiệu: 4910/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
Người ký: Chử Xuân Dũng
Ngày ban hành: 08/12/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [17]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 4910/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…