Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3871/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “GIỚI THIỆU VÀ BIỂU DIỄN CÁC VỞ DIỄN ĐƯỢC CHUYỂN THỂ TỪ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NỔI TIẾNG CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI CÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TẠI CÁC TRƯỜNG HỌC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022 - 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”; Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội;

Căn cứ Kế hoạch số 250/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND Thành phố về việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca kịch truyền thống Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 539/TTr-SVHTT ngày 14/9/2022 về việc phê duyệt Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030”.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2030” (Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Văn hóa và Thể thao, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy (để b/c);
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- VPUB: PCVP P.T.T Huyền, K.TTH, KGVX, TH;
- Lưu: VT, KGVX(15b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chử Xuân Dũng

 

ĐỀ ÁN

GIỚI THIỆU VÀ BIỂU DIỄN CÁC VỞ DIỄN ĐƯỢC CHUYỂN THỂ TỪ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NỔI TIẾNG CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI CÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TẠI CÁC TRƯỜNG HỌC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3871/QĐ-UBND ngày 14/10/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

MỞ ĐẦU

Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đưa tới thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI của Đảng (Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã chỉ rõ một trong những nhiệm vụ cụ thể cần tập trung giải quyết, đó là: Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho Nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người. Bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và của cộng đồng. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong 05 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 04/6/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Trong các loại hình nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật kịch nói và ca kịch truyền thống có thế mạnh là phản ánh hiện thực cuộc sống một cách chân thực, sâu sắc và trực tiếp nhất, do đó có điều kiện và khả năng đóng góp tích cực và hiệu quả vào việc tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ quan trọng.

Xuất phát từ nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm của đơn vị nghệ thuật đối với quá trình thực hiện tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho Nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên,... trong đó có đối tượng tuổi trẻ học đường, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2030”.

PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DỰNG VÀ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Trong thời gian qua, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Văn hóa, Giáo dục tích cực phối hợp tổ chức các chương trình hành động nhằm tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI của Đảng (Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, trong đó có nhiệm vụ hàng đầu là: Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 10/10/2014 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Trung ương, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo các ngành, các cấp cần phát huy tối đa các nguồn lực để Thủ đô thực sự là trung tâm lớn hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáo dục. Theo đó, cần thực hiện xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2025 giáo dục Thủ đô đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Triển khai nhiệm vụ này, hai ngành: Văn hóa và Giáo dục cần gắn kết cùng nhau trong việc tổ chức các hoạt động thực tiễn. Những hoạt động liên ngành này sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị nghệ thuật trên Thành phố, vừa trực tiếp góp phần thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học tại các cơ sở giáo dục. Việc xây dựng và triển khai Đề án này sẽ mở ra một hình thức học tập mở, hấp dẫn các đối tượng học sinh, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu để góp phần truyền đạt tới các em những tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, cùng một số tác phẩm kinh điển khác, giúp các em được mở mang những tri thức cần thiết, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, góp phần định hướng và hoàn thiện nhân cách, lối sống của học sinh.

2. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế về văn hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự đa dạng và hấp dẫn của các phương thức truyền thông, các loại hình nghệ thuật biểu diễn nói chung, nghệ thuật sân khấu nói riêng đã và đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các loại hình nghệ thuật biểu diễn mới được du nhập từ nước ngoài, của các chương trình, hình thức nghệ thuật được chuyển tải qua các phương tiện nghe, nhìn hiện đại và mạng Internet. Mặc dù các đơn vị nghệ thuật đã tích cực đổi mới, sáng tạo qua việc xây dựng các vở diễn và hình thức tổ chức biểu diễn nhưng việc thu hút khán giả đến với các chương trình nghệ thuật sân khấu vẫn ngày càng khó khăn. Thực trạng này có nguyên nhân từ việc chất lượng nội dung và nghệ thuật của các vở diễn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng nhưng cũng có nguyên nhân từ việc cần quan tâm bồi dưỡng, giáo dục nhằm nâng cao trình độ thẩm mỹ cho công chúng hơn nữa, đặc biệt là thế hệ trẻ cần được tiếp cận tốt hơn những giá trị đích thực của nghệ thuật sân khấu, từ đó yêu mến, thường xuyên đến với nghệ thuật sân khấu. Vì vậy, cùng với việc nâng cao chất lượng của vở diễn, ngành Văn hóa, Giáo dục, trước hết là các đơn vị nghệ thuật biểu diễn cần có kế hoạch và giải pháp hiệu quả nhằm xây dựng đội ngũ khán giả tiềm năng cho nghệ thuật sân khấu đồng thời tìm tòi các tài năng trẻ, trong đó đối tượng ưu tiên hàng đầu là tuổi trẻ học đường.

3. Xuất phát từ những kết quả đạt được của Dự án Sân khấu học đường do Cục Nghệ thuật biểu diễn và Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc phối hợp thực hiện trong giai đoạn 2001-2010. Đây là dự án quan tâm đến đối tượng người xem rất trẻ là các học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Người xem được tiếp cận với nghệ thuật truyền thống qua các buổi biểu diễn chọn lọc của các nghệ sĩ sân khấu chuyên nghiệp trong các trích đoạn tiêu biểu để giới thiệu những nét tiêu biểu, tinh hoa của nghệ thuật truyền thống (đào tạo khán giả). Sau đó, các học sinh có năng khiếu được tuyển chọn tham gia một khóa đào tạo ngắn ngày, chủ yếu là tập biểu diễn một số trích đoạn chọn lọc (đào tạo nghệ sĩ sân khấu). Giai đoạn cuối của dự án là trang bị một số thiết bị âm thanh, ánh sáng phục vụ các chương trình biểu diễn nghệ thuật cho các trường trực tiếp có học sinh tham gia. Trong 10 năm, khoảng hơn 2.000 học sinh tại 90 trường học ở 32 tỉnh, thành phố trên cả nước đã được tiếp cận tinh hoa nghệ thuật truyền thống bằng hình thức này. Dự án sân khấu học đường bước đầu đã gây được ảnh hưởng lớn trong các trường THPT, THCS và được sự ủng hộ của dư luận xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng. Các em học sinh từ không hiểu, không thích đã hiểu và yêu nghệ thuật dân tộc nhiều hơn, tạo cho các em có sân chơi bổ ích, có cuộc sống tinh thần trong sáng, lành mạnh, vui khỏe, lạc quan để học tập tốt và bồi dưỡng thế giới nội tâm, nhân cách, lối sống, những khát vọng, hoài bão, ước mơ của tuổi trẻ theo truyền thống của cha ông.

Tuy nhiên, Dự án còn một số nhược điểm như việc triển khai các loại hình sân khấu nghệ thuật ở mỗi địa phương chưa xây dựng thành chuỗi chương trình thống nhất, bài bản; nguồn kinh phí hạn hẹp nên số lượng buổi diễn cũng bị giới hạn,.... Để tiếp tục duy trì Dự án cần có sự phối kết hợp, tạo điều kiện chặt chẽ, có lộ trình từ các cơ quan, đơn vị có liên quan như Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường, Nhà hát.

4. Thành phố Hà Nội hiện có 1.683 trường phổ thông gồm 780 trường tiểu học, 653 trường trung học cơ sở, 250 trường trung học phổ thông (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo, số lượng có thể tăng trong thời gian tới). Đây là nguồn lực con người đặc biệt quan trọng - chủ nhân của Thành phố trong tương lai. Đây cũng chính là đối tượng lý tưởng trong lực lượng khán giả tiềm năng của sân khấu kịch nói Hà Nội. Chăm lo, bồi dưỡng để các em được phát triển toàn diện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là rất cần thiết. Tuy vậy, trong những năm qua, việc thu hút, tạo cơ hội để các em được tiếp xúc với nghệ thuật kịch nói, được trải nghiệm, nâng cao kiến thức văn học, lịch sử của dân tộc và nhân loại qua việc thưởng thức, cùng tham gia sáng tạo nghệ thuật kịch nói vẫn chưa được thực sự quan tâm.

Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy, việc triển khai Đề án này là hết sức cần thiết. Thông qua Đề án, các Nhà hát trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao không chỉ có cơ hội và điều kiện để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình đối với việc xây dựng nguồn lực con người của Thủ đô trong tương lai, mà còn xây dựng lực lượng khán giả tiềm năng, tìm kiếm những tài năng diễn viên nghệ thuật sân khấu trực tiếp đưa tới sự phát triển của các Nhà hát theo đúng yêu cầu, định hướng phát triển văn học - nghệ thuật đã được xác định tại Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

II. CĂN CỨ

1. Các văn bản chỉ đạo

1.1. Văn bản của Trung ương

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa VIII ngày 16/7/1998 của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Kết luận Hội nghị Trung ương 10 Khóa IX ngày 13/7/2004 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa VIII.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

- Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới xác định trong những năm tới, văn học, nghệ thuật Việt Nam đứng trước thời cơ lớn và những thách thức mới”.

- Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Quyết định số 1755/QĐ-TTg, ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

- Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

- Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

1.2. Văn bản của Thành phố

- Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII của Đảng bộ thành phố Hà Nội.

- Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển Công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

- Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 31/10/2008 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới xác định trong những năm tới, văn học, nghệ thuật Việt Nam đứng trước thời cơ lớn và những thách thức mới”.

- Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/03/2021 của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”.

- Kế hoạch số 08/KH-UBND, ngày 12/01/2021 của UBND Thành phố về việc triển khai Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

- Kế hoạch số 176/KH-UBND, ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”.

- Kế hoạch số 250/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND Thành phố về việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca kịch truyền thống của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

- Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 12/8/2022 của UBND Thành phố về việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Căn cứ thực tiễn

Đề án được xây dựng trên một số cơ sở thực tiễn chủ yếu sau đây:

- Căn cứ yêu cầu triển khai hình thức học tập mở, hấp dẫn các đối tượng học sinh, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu.

- Hà Nội có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất (trên địa bàn Thành phố có 06 đơn vị biểu diễn nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao gồm Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Hà Nội, Nhà hát Múa rối Thăng Long, Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long) và nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ diễn viên tài năng được đào tạo bài bản, say mê nghề nghiệp, trong đó có nhiều nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú được đông đảo công chúng, nhất là tuổi trẻ mến mộ.

- Căn cứ yêu cầu phát triển công nghiệp văn hóa và xây dựng Thành phố sáng tạo của thành phố Hà Nội.

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Phát huy thế mạnh của nghệ thuật sân khấu để truyền đạt tới các đối tượng học sinh những tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới thuộc chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, cùng một số tác phẩm văn học kinh điển khác mở mang những tri thức cần thiết, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, góp phần định hướng và hoàn thiện nhân cách, lối sống của học sinh, xây dựng con người Hà Nội phát triển toàn diện.

1.2. Bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu, xây dựng lực lượng khán giả trẻ cho sân khấu kịch nói Hà Nội.

1.3. Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các tài năng nghệ thuật sân khấu, tạo nguồn diễn viên tiềm năng.

1.4. Góp phần ươm mầm sáng tạo nghệ thuật, hỗ trợ nâng cao hiệu quả giáo dục sáng tạo, phát triển năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh hướng tới cụ thể hóa một trong ba trụ cột chính xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo” là “giáo dục về sáng tạo” thúc đẩy xây dựng nguồn nhân lực chiến lược cho sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

1.5. Giới thiệu, biểu diễn các trích đoạn, các vở diễn lịch sử giúp học sinh càng thêm yêu thích và say mê với bộ môn Lịch sử. Từ đó, tăng thêm hiệu quả học tập và tìm hiểu lịch sử nước nhà.

2. Chỉ tiêu trong giai đoạn 2022-2030

- Phục dựng và dàn dựng mới 51 vở diễn trong 70 tác phẩm văn học đặc sắc có trong chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn 2022-2030.

- Tổ chức 1.800 - 2000 buổi biểu diễn cho các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022-2030.

- Tuyển chọn học sinh, giáo viên có năng khiếu tại 26 điểm trường để hướng dẫn/truyền dạy nghệ thuật sân khấu. Phối hợp nghệ sĩ, diễn viên các Nhà hát biểu diễn các vở kịch, trích đoạn đã dàn dựng.

2.1. Giai đoạn thử nghiệm từ năm 2022 đến năm 2024

- Phục dựng và dàn dựng mới 11 vở diễn.

- Tổ chức 400 buổi biểu diễn.

- Tuyển chọn học sinh, giáo viên có năng khiếu tại 02 điểm trường để hướng dẫn/truyền dạy nghệ thuật sân khấu. Phối hợp nghệ sĩ, diễn viên các Nhà hát biểu diễn các vở kịch, trích đoạn đã dàn dựng.

2.2. Giai đoạn triển khai rộng rãi từ năm 2025 đến năm 2030

- Phục dựng và dàn dựng mới 40 vở diễn.

- Tổ chức 1.400 - 1600 buổi biểu diễn.

- Tuyển chọn học sinh, giáo viên có năng khiếu tại 24 điểm trường để hướng dẫn/truyền dạy nghệ thuật sân khấu. Phối hợp nghệ sĩ, diễn viên các Nhà hát biểu diễn các vở kịch, trích đoạn đã dàn dựng.

3. Yêu cầu

3.1. Nội dung các vở diễn, trích đoạn phải có tính giáo dục cao, phù hợp với chương trình học và lứa tuổi học sinh.

3.2. Nội dung, hình thức tổ chức giới thiệu, biểu diễn phải đảm bảo gọn nhẹ, hấp dẫn, không có tính áp đặt, đảm bảo thu hút các đối tượng học sinh tự nguyện tham gia.

3.3. Lộ trình giới thiệu, biểu diễn các vở diễn, trích đoạn phải đảm bảo tính thống nhất và liên thông giữa các khối lớp, cấp học; không lặp lại nội dung, hình thức giới thiệu, biểu diễn các vở diễn, trích đoạn cho cùng một đối tượng học sinh ở các khối lớp, cấp học khác nhau.

3.4. Kế hoạch giới thiệu, biểu diễn phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, không nặng nề, quá tải cho học sinh và không ảnh hưởng tới chương trình học tập chính khóa theo khung chương trình học do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

3.5. Việc triển khai, thực hiện Đề án phải đảm bảo thích ứng, an toàn, linh hoạt với tình hình và yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo từng giai đoạn cụ thể.

3.6. Việc dàn dựng, phục dựng các vở diễn thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Sở Văn hóa và Thể thao và Hội đồng nghệ thuật Thành phố chịu trách nhiệm phê duyệt nội dung kịch bản, tổng duyệt vở diễn sau khi dàn dựng và cấp giấy phép biểu diễn trước khi công diễn.

PHẦN II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. CÁC PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CHÍNH VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN

1. Các phương thức hoạt động chính của Đề án

Việc giới thiệu và biểu diễn các trích đoạn tác phẩm văn học được sân khấu hóa cho học sinh thực hiện theo 02 phương thức chính sau đây:

1.1. Dàn dựng và biểu diễn trực tiếp tại trường học:

Trên cơ sở các tác phẩm văn học nổi tiếng trong nước và nước ngoài được giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, các nhà hát trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao trực tiếp dựng trích đoạn, vở diễn tổ chức giới thiệu và biểu diễn tại các trường học.

1.2. Dàn dựng, hướng dẫn/truyền dạy cho giáo viên, học sinh cùng kết hợp biểu diễn

Nghệ sĩ, diễn viên của các Nhà hát trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với nhà trường tuyển chọn, hướng dẫn/truyền dạy cho giáo viên, học sinh các trường phổ thông có năng khiếu và đam mê nghệ thuật sân khấu kết hợp biểu diễn một số vở diễn, trích đoạn đã được dàn dựng.

2. Quy trình thực hiện

2.1. Các phương thức hoạt động trên được thực hiện theo lộ trình từ bước 1.1 đến bước 1.2 (lộ trình từ yêu cầu thấp đến yêu cầu cao).

2.2. Trong mỗi phương thức hoạt động trên, chương trình giới thiệu - biểu diễn đều bao gồm các nội dung chính:

- Giới thiệu, phân tích giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của các vở diễn/trích đoạn (tổng thời gian dành cho hoạt động này không vượt quá 20% tổng thời gian dành cho toàn bộ các hoạt động của một buổi tổ chức giới thiệu, biểu diễn).

- Tuyển chọn các giáo viên, học sinh có năng khiếu nghệ thuật để hướng dẫn/truyền dạy kết hợp biểu diễn với các nghệ sĩ/diễn viên Nhà hát trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao (áp dụng phương thức thứ 2).

- Tổ chức biểu diễn vở diễn, trích đoạn tại trường học.

2.3. Các phương thức hoạt động trên được áp dụng thống nhất cho các khối lớp, cấp học trên các địa bàn của Thành phố.

II. NỘI DUNG CÁC VỞ DIỄN, TRÍCH ĐOẠN

1. Các vở diễn, trích đoạn đã được dàn dựng

Các trích đoạn, các vở diễn đã được dàn dựng có chất lượng nghệ thuật cao, được Hội đồng nghệ thuật Thành phố thẩm định, được đông đảo khán giả trên sân khấu và trên sóng truyền hình đón nhận. Các vai diễn, các trích đoạn và vở diễn đã đạt được nhiều giải thưởng lớn, nhiều Huy chương Vàng, Bạc trong các lần tham gia Hội diễn.

Đây là cơ hội tốt để đưa các tác phẩm sân khấu đến gần hơn với khán giả, đồng thời, mang tính bổ trợ và tăng cường hiệu quả học tập các bộ môn chính khóa trong nhà trường.

2. Các tác phẩm trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018

Nội dung chủ yếu của các vở diễn được giới thiệu và biểu diễn cho học sinh phổ thông được chọn lọc phù hợp với chương trình học của mỗi cấp học, bậc học.

- Tác phẩm văn học dân gian, văn học hiện đại, văn học kinh điển nước ngoài.

- Tác phẩm về thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam.

- Tác phẩm văn học về các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, vị tướng, ... của Việt Nam và thế giới.

Các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn thuộc chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 được chuyển thể thành các kịch bản, trích đoạn thuộc chương trình giảng dạy, học tập tại các khối lớp, cấp học phổ thông.

(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)

III. ĐỊA ĐIỂM, CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT ĐỂ TỔ CHỨC

1. Địa điểm tổ chức

Hoạt động giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được tổ chức tại các trường học (khu vực sân khấu ngoài trời hoặc trong nhà - tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của từng trường phổ thông).

2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật để tổ chức

Bao gồm hệ thống thiết bị âm thanh, thiết bị ánh sáng, cảnh trí, phong cảnh, bục bệ, đạo cụ, mỹ phẩm, ... để tổ chức giới thiệu và biểu diễn do Nhà hát phối hợp với nhà trường chuẩn bị. Trong đó, Nhà hát chịu trách nhiệm chính về các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật nêu trên để đảm bảo cho việc tổ chức biểu diễn đạt hiệu quả.

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Tiến độ chung

Đề án được chuẩn bị từ năm 2021 và được thực hiện trong 09 năm (từ năm 2022 đến hết năm 2030), cụ thể:

1.1. Xây dựng Đề án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:

- Tháng 8/2021 - tháng 8/2022: Xây dựng dự thảo Đề án, tổ chức lấy ý kiến góp ý, tiếp thu, chỉnh sửa để hoàn thiện Đề án.

- Tháng 9/2022: Trình phê duyệt Đề án và tiến hành công tác chuẩn bị triển khai sau khi Đề án được phê duyệt.

1.2. Triển khai Đề án:

- Giai đoạn 2022-2024: Giai đoạn thử nghiệm

Năm 2024 là năm cuối cùng ngành giáo dục hoàn thành lộ trình thay sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

+ Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn các vở diễn đã được dàn dựng tổ chức biểu diễn thí điểm tại một số trường học trên địa bàn Thành phố.

+ Trên cơ sở kết quả đạt được, Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn các tác phẩm văn học có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 tiến hành dàn dựng và biểu diễn trong các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố.

+ Tháng 12/2024: Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm; từ đó triển khai Đề án tới toàn bộ các trường học trên địa bàn Thành phố.

- Giai đoạn 2025 - 2030: Giai đoạn triển khai Đề án tới toàn bộ các trường học trên địa bàn Thành phố và các loại hình nghệ thuật sân khấu của Hà Nội.

2. Tiến độ thực hiện Đề án

Lộ trình thực hiện Đề án được chia thành 02 giai đoạn, cụ thể:

2.1. Giai đoạn 1 (giai đoạn thử nghiệm)

a) Thời gian: từ năm 2022 đến năm 2024.

b) Nội dung hoạt động:

- Sau khi Đề án được phê duyệt, Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã tuyên truyền, thông tin nội dung của Đề án tới các trường, học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Nhà hát Kịch Hà Nội xây dựng kế hoạch biểu diễn các vở diễn kịch nói đã được dàn dựng[1] để giới thiệu và biểu diễn thí điểm nhằm giúp học sinh nhanh chóng được tiếp cận, bổ trợ tích cực cho quá trình học tập môn Ngữ văn và môn Lịch sử.

Trên cơ sở kết quả đạt được, Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn các tác phẩm văn học được giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 để dàn dựng và biểu diễn tại các trường phổ thông trên địa bàn. (Dự kiến: Năm 2022 tổ chức tại 30 điểm trường phổ thông phân bố ở 03 cấp học trên địa bàn Thành phố; Năm 2023 tổ chức tại 180 điểm trường phổ thông và năm 2024 tổ chức tại 190 điểm trường phổ thông phân bố ở 03 cấp học trên địa bàn Thành phố).

- Sở Văn hóa và Thể thao thông báo kế hoạch biểu diễn cho các trường thông qua phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã.

- Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức tổng kết đánh giá kết quả và các vướng mắc, khó khăn, báo cáo UBND thành phố điều chỉnh, bổ sung nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích của Đề án.

2.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn triển khai rộng rãi tới các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố với các loại hình nghệ thuật sân khấu của Hà Nội.

a) Thời gian: Từ năm 2025 đến năm 2030.

b) Nội dung hoạt động:

- Sở Văn hóa và Thể thao, các Nhà hát trực thuộc Sở (sau đây gọi là Nhà hát) phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển thể các tác phẩm, trích đoạn văn học trong chương trình sách giáo khoa mới năm 2018 thành vở diễn để biểu diễn theo Đề án được phê duyệt.

- Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã lựa chọn danh sách trường triển khai thực hiện Đề án (Dự kiến: từ 230 - 270 điểm trường phổ thông/năm phân bố ở cả địa bàn nội thành, ngoại thành) gửi Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp.

- Lựa chọn phương thức triển khai hoạt động đã được xác định tại Đề án (Nhà hát dàn dựng và tổ chức biểu diễn; Nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát hướng dẫn/truyền dạy và kết hợp với giáo viên, học sinh dàn dựng và tổ chức biểu diễn).

- Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước gửi Sở Tài chính làm cơ sở bố trí kinh phí thực hiện.

- Các Nhà hát tổ chức biểu diễn và phân công các đoàn diễn viên biểu diễn theo kế hoạch biểu diễn được Sở Văn hóa và Thể thao phê duyệt.

- Các Nhà hát phối hợp các trường phổ thông tập huấn cho giáo viên và học sinh được các trường lựa chọn về phương pháp, nội dung triển khai Đề án.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả triển khai Đề án và đề xuất triển khai Đề án trong giai đoạn tiếp theo.

II. CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Các cơ quan chỉ đạo, thực hiện Đề án

1.1. Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

1.2. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao.

1.3. Cơ quan phối hợp thực hiện: Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã.

1.4. Cơ quan tổ chức thực hiện: Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát múa rối Thăng Long, Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long, Nhà hát nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội, Nhà hát Cải lương Hà Nội.

2. Tổ chức thực hiện

2.1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy

Chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tấn, báo chí Thành phố, hệ thống Tuyên giáo tuyên truyền về nội dung, nhiệm vụ, kết quả triển khai thực hiện Đề án.

2.2. Sở Văn hóa và Thể thao

- Chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên truyền và kế hoạch triển khai Đề án trong các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố.

- Chỉ đạo và tạo điều kiện cho các Nhà hát triển khai theo Đề án đã được phê duyệt.

- Chủ động xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công, định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí và đơn giá, giá đối với dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước được phê duyệt trong Đề án sau khi xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.

- Chỉ đạo các Nhà hát trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao:

+ Tham mưu Sở Văn hóa và Thể thao ban hành Kế hoạch triển khai Đề án.

+ Tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung của Đề án. Triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành của Nhà nước và Thành phố về sử dụng ngân sách Nhà nước.

+ Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, kiện toàn tổ chức, chuẩn bị cơ sở vật chất thực hiện tốt công tác dàn dựng, phục dựng các trích đoạn, vở diễn và biểu diễn, truyền dạy nghệ thuật sân khấu cho các giáo viên, học sinh theo Đề án được duyệt và kế hoạch hàng năm. Sơ kết, tổng kết quá trình triển khai thực hiện Đề án hàng năm, báo cáo Sở Văn hóa và Thể thao.

+ Phối hợp các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã, các trường học phổ thông và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch biểu diễn hiệu quả.

+ Tổ chức, phối hợp tổ chức các hoạt động theo phương thức, quy trình, nội dung đã xác định và các trách nhiệm khác được phân công trong quá trình phối hợp tổ chức.

- Tiếp nhận các nguồn huy động hợp pháp khác để tổ chức thực hiện Đề án.

- Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai Đề án.

- Căn cứ kế hoạch triển khai đề án hàng năm, lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính làm cơ sở bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.

- Khen thưởng và đề xuất khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong quá trình triển khai Đề án.

- Tổng hợp, đánh giá kết quả và các vướng mắc, khó khăn, báo cáo UBND Thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung đảm bảo thực hiện hiệu quả Đề án.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện từng giai đoạn, rút kinh nghiệm, điều chỉnh trong giai đoạn sau.

2.3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng kế hoạch triển khai Đề án.

- Hướng dẫn, chỉ đạo Phòng Giáo dục phổ thông thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố tuyên truyền và triển khai Đề án tại các trường phổ thông phù hợp khung chương trình học do ngành Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Phối hợp kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc có liên quan tổ chức triển khai Đề án.

- Khen thưởng và đề xuất khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong quá trình triển khai Đề án.

- Chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố, cụ thể:

+ Chủ động đăng ký nội dung vở diễn và kế hoạch biểu diễn hàng năm của đơn vị mình phù hợp khung chương trình học gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã.

+ Thực hiện theo hướng dẫn của các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, các Nhà hát trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao, phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã trong công tác biểu diễn, hướng dẫn, giảng dạy nghệ thuật kịch cho các giáo viên, học sinh trên địa bàn quản lý theo Đề án được duyệt.

+ Lựa chọn, tạo điều kiện thuận lợi cho một số giáo viên, học sinh có tâm huyết và năng khiếu trực tiếp tham gia hoạt động.

+ Tổ chức cho các giáo viên, học sinh tham dự các hoạt động theo chương trình, kế hoạch phối hợp.

+ Chủ động, tích cực tham gia giao lưu, trao đổi với các nghệ sĩ, diễn viên và các thầy, cô giáo về chương trình, nội dung, hình thức giới thiệu - biểu diễn nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động, góp phần tạo ra một sinh hoạt lành mạnh, vui vẻ, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và sở thích của tuổi trẻ học đường.

+ Đánh giá kết quả thực hiện và các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai Đề án gửi về phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã, Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.

2.4. Sở Tài chính

- Trên cơ sở đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao và các cơ quan, đơn vị có liên quan, tổng hợp, tham mưu báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí từ nguồn chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ được UBND Thành phố giao tại Đề án theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

- Hướng dẫn Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận các nguồn huy động hợp pháp khác thực hiện Đề án.

- Thẩm định đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước do Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng, trình UBND thành phố phê duyệt theo quy định.

2.5. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí và mạng lưới thông tin cơ sở tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Đề án.

2.6. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

- Tuyên truyền mục đích, nội dung và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Đề án trên các kênh phát thanh và truyền hình.

- Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường tổ chức ghi hình, phát sóng các buổi biểu diễn.

2.7. UBND các quận, huyện, thị xã

- Tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Đề án các trường học trên địa bàn quản lý.

- Chỉ đạo, phân công, hướng dẫn các trường học trên địa bàn phối hợp triển khai các nhiệm vụ của Đề án phù hợp quy định của ngành và kế hoạch giảng dạy, học tập của trường.

- Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án lông ghép với kế hoạch công tác năm của địa phương gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp.

- Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Văn hóa - Thông tin và Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao phối hợp các Nhà hát trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao triển khai thực hiện Đề án.

- Đánh giá kết quả thực hiện và các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai Đề án gửi Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

PHẦN IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được UBND Thành phố giao tại Đề án: ngân sách Nhà nước theo phân cấp hiện hành và các nguồn huy động hợp pháp khác./.

 

PHỤ LỤC 1:

SỐ LƯỢNG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

STT

Quận, huyện

Tổng cộng

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

 

Công lập

Ngoài công lập

Tư thục

Quốc tế

Công lập

Ngoài công lập

Tư thục

Quốc tế

Công lập

Ngoài công lập

Tư thục

Quốc tế

Công lập

Ngoài công lập

Tư thục

Quốc tế

1

Quận Hoàn Kiếm

23

22

1

-

-

13

13

 

 

 

7

7

 

 

 

3

2

1

 

 

2

Quận Ba Đình

41

34

6

1

-

21

17

3

1

 

14

14

 

 

 

6

3

3

 

 

3

Quận Tây Hồ

33

18

9

6

-

16

8

2

6

 

10

8

2

 

 

7

2

5

 

 

4

Quận Long Biên

61

52

8

1

-

30

27

2

1

 

23

21

2

 

 

8

4

4

 

 

5

Quận Cầu Giấy

61

29

30

1

1

24

13

11

 

 

23

12

11

 

 

14

4

8

1

1

6

Quận Đống Đa

53

41

11

1

-

24

19

4

1

 

17

16

1

 

 

12

6

6

 

 

7

Quận Hai Bà Trưng

57

37

17

2

1

26

19

6

1

 

20

15

5

 

 

11

3

6

1

1

8

Quận Hoàng Mai

48

36

12

-

-

23

18

5

 

 

17

15

2

 

 

8

3

5

 

 

9

Quận Thanh Xuân

52

32

16

3

1

17

14

3

 

 

16

13

 

3

 

19

5

13

 

1

10

Huyện Sóc Sơn

75

70

5

-

-

37

37

 

 

 

27

27

 

 

 

11

6

5

 

 

11

Huyện Đông Anh

65

60

4

1

-

30

30

 

 

 

25

25

 

 

 

10

5

4

1

 

12

Huyện Gia Lâm

60

56

4

-

-

28

28

 

 

 

23

23

 

 

 

9

5

4

 

 

13

Quận Nam Từ Liêm

60

32

23

5

-

26

14

9

3

 

21

14

7

 

 

13

4

7

2

 

14

Huyện Thanh Trì

46

43

3

-

-

22

22

 

 

 

18

17

1

 

 

6

4

2

 

 

15

Quận Bắc Từ Liêm

53

38

7

8

-

19

16

1

2

 

14

11

 

3

 

20

11

6

3

 

16

Huyện Mê Linh

55

54

1

-

-

29

29

 

 

 

19

19

 

 

 

7

6

1

 

 

17

Quận Hà Đông

73

56

15

2

-

40

31

8

1

 

24

20

4

 

 

9

5

3

1

 

18

Thị xã Sơn Tây

35

34

1

-

-

15

15

 

 

 

15

15

 

 

 

5

4

1

 

 

19

Huyện Ba Vì

79

77

2

-

-

35

35

 

 

 

36

36

 

 

 

8

6

2

 

 

20

Huyện Phúc Thọ

54

53

1

-

-

25

25

 

 

 

24

24

 

 

 

5

4

1

 

 

21

Huyện Đan Phượng

39

39

-

-

-

20

20

 

 

 

16

16

 

 

 

3

3

 

 

 

22

Huyện Hoài Đức

59

54

4

1

 

28

25

2

1

 

23

22

1

 

 

8

7

1

 

 

23

Huyện Quốc Oai

54

51

3

-

-

25

25

 

 

 

23

22

1

 

 

6

4

2

 

 

24

Huyện Thạch Thất

58

55

3

-

-

27

27

 

 

 

24

24

 

 

 

7

4

3

 

 

25

Huyện Chương Mỹ

83

80

3

-

-

38

38

 

 

 

37

37

 

 

 

8

5

3

 

 

26

Huyện Thanh Oai

53

48

2

3

-

24

24

 

 

 

24

21

 

3

 

5

3

2

 

 

27

Huyện Thường Tín

67

66

1

-

-

30

30

 

 

 

31

31

 

 

 

6

5

1

 

 

28

Huyện Phú Xuyên

63

62

-

1

-

29

29

 

 

 

29

29

 

 

 

5

4

 

1

 

29

Huyện Ứng Hòa

65

65

-

-

-

30

30

 

 

 

30

30

 

 

 

5

5

 

 

 

30

Huyện Mỹ Đức

58

58

-

 

-

29

29

 

 

 

23

23

 

 

 

6

6

 

 

 

 

Tổng cộng

1.683

1.452

192

36

3

780

707

56

17

0

653

607

37

9

0

250

138

99

10

3

(Theo số liệu từ trang https://hanoi.edu.vn/ của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Hội tháng 7/2022)

Ghi chú:

- Số liệu trên không bao gồm các Trường đặc thù, Trường THPT hiệp quản, Trường GDNN-GDTX trên địa bàn thành phố Hà Nội

 

PHỤ LỤC 2:

DANH MỤC CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC DỰ KIẾN DÀN DỰNG, BIỂU DIỄN TRONG GIAI ĐOẠN 2022-2025

STT

DANH MỤC

TÁC GIẢ/SỰ KIỆN LỊCH SỬ

CẤP HỌC

GHI CHÚ

A

Các tác phẩm đã được dàn dựng

 

1

Thất trảm sớ & Học trò thủy thần (Danh nhân văn hóa Chu Văn An)

Văn học dân gian

THCS-THPT

 

2

Truyện Kiều

Nguyễn Du

THCS-THPT

 

3

Hà thành chính khí (Tổng đốc Hoàng Diệu)

Nhân vật lịch sử

THCS-THPT

 

4

Những người con Hà Nội

Phạm Văn Quý

THCS-THPT

 

5

Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh

Sự kiện lịch sử 19/12/1946 - Ngày toàn quốc kháng chiến

THCS-THPT

 

6

Rừng trúc

Nguyễn Đình Thi

THCS-THPT

 

7

Thái sư Trần Thủ Độ

Ngô Sĩ Liên

Tiểu học

 

8

Cô bé bán diêm

An-đéc-xen

THCS

 

9

Quan Âm Thị Kính

Chèo dân gian

THCS

 

B

Các tác phẩm trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018

 

1

Sự tích cây vú sữa

Cổ tích Việt Nam

Tiểu học

 

2

Kho báu trong vườn cây

Truyện ngụ ngôn Ê-đốp

Tiểu học

 

3

Bác Hồ kính yêu

Nhiều tác gia

Tiểu học

 

4

Chú lính chì dũng cảm

H. Andersen

Tiểu học

 

5

Mồ côi xử kiện

Cổ tích Việt Nam

Tiểu học

 

6

Hồ Gươm

Ngô Quân Miện

Tiểu học

 

7

Sự tích dưa hấu

Cổ tích Việt Nam

Tiểu học

 

8

Bà cháu

Trần Hoài Dương

Tiểu học

 

9

Há miệng chờ sung

Truyện cười Việt Nam

Tiểu học

 

10

Điều ước của vua Midas

Thần thoại Hy Lạp

Tiểu học

 

11

Thái sư Trần Thủ Độ

Ngô Sĩ Liên

Tiểu học

 

12

Những tấm lòng cao cả

E.Amicis

Tiểu học

 

13

Những ngày thơ ấu

Nguyên Hồng

Tiểu học

 

14

Sự tích cây nêu ngày Tết

Cổ tích Việt Nam

Tiểu học

 

15

Lòng dân

Nguyễn Văn Xe

Tiểu học

 

16

Hoàng tử - công chúa và chín vị thần ... bị bắt

Minh Phương

Tiểu học

 

17

Người công dân số một

theo Hà Văn Cầu, Vũ Đình Phòng

Tiểu học

 

18

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Nguyễn Huy Tưởng

THCS

 

19

Đất rừng Phương Nam

Đoàn Giỏi

THCS

 

20

Dế mèn phiêu lưu kí

Tô Hoài

THCS

 

21

Ông lão đánh cá và con cá vàng

A.Puskin

THCS

 

22

Cô bé bán diêm

An-đéc-xen

THCS

 

23

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Nguyễn Nhược Pháp

THCS

 

24

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

THCS

 

25

Những năm ở Tiểu học

Trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê

THCS

 

26

Buổi học cuối cùng

A.Daudet

THCS

 

27

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

THCS

 

28

Điều không tính trước

Nguyễn Nhật Ánh

THCS

 

29

Vũ trung tùy bút

Phạm Đình Hổ

THCS

 

30

Tinh thần thể dục

Nguyễn Công Hoan

THCS

 

31

Hoàng tử bé

Antoine de Saint-Exupéry

THCS

 

32

Ông Jourdain mặc lễ phục (trích “Trưởng giả học làm sang)

Moliere

THCS

 

33

Quan Âm Thị Kính

Chèo dân gian

THCS

 

34

Sherlock Holmes

A. Doyle

THCS

 

35

Thánh Gióng

Truyền thuyết Việt Nam

THCS

 

36

Thạch Sanh

Cổ tích Việt Nam

THCS

 

37

Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Sơn Nam

THCS

 

38

Chiếc lá cuối cùng

O.Henri

THCS

 

39

Làng

Kim Lân

THCS

 

40

Chiếc lược ngà

Nguyễn Quang Sáng

THCS

 

41

Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ

THCS

 

42

Những ngôi sao xa xôi

Lê Minh Khuê

THCS

 

43

Robinson Cruso

D.Dfore

THCS

 

44

Chiếu dời đô

Lý Công Uẩn

THCS

 

45

Hịch tướng sĩ

Trần Quốc Tuấn

THCS

 

46

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu

THCS

 

47

Romeo và Juliet

William Shakespeare

THCS

 

48

Bắc Sơn

Nguyễn Huy Tưởng

THCS

 

49

Quẫn

Lộng Chương

THCS

 

50

Số đỏ

Vũ Trọng Phụng

THPT

 

51

Truyện Kiều

Nguyễn Du

THPT

 

52

Quyết định khó khăn nhất (Trích Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử)

Võ Nguyên Giáp

THPT

 

53

Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

La Quán Trung

THPT

 

54

Giấc mộng đêm hè

William Shakespeare

THPT

 

55

Chữ người tử tù

Nguyễn Tuân

THPT

 

56

Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Đặng Thùy Trâm

THPT

 

57

Chí Phèo

Nam Cao

THPT

 

58

Đời thừa

Nam Cao

THPT

 

59

Người trong bao

Anton Paplovich Sê Khốp

THPT

 

60

Mùa hè ở biển

Xuân Trình

THPT

 

61

Hoàng Lê nhất thống chí

Ngô Gia Văn Phái

THPT

 

62

Những đứa con trong gia đình hoặc Ở xã Trung Nghĩa

Nguyễn Thi

THPT

 

63

Mùa lá rụng trong vườn

Ma Văn Kháng

THPT

 

64

Đất

Anh Đức

THPT

 

65

Âm mưu và tình yêu

F.Sile

THPT

 

66

Mảnh trăng cuối rừng

Nguyễn Minh Châu

THPT

 

67

Hồn Trương Ba da hàng thịt

Lưu Quang Vũ

THPT

 

68

Odysseus

Homer

THPT

 

69

Vũ Như Tô

Nguyễn Huy Tưởng

THPT

 

70

Thuốc

Lỗ Tấn

THPT

 

 

PHỤ LỤC 2:

DANH MỤC CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC DỰ KIẾN DÀN DỰNG, BIỂU DIỄN TRONG GIAI ĐOẠN 2022-2030
(Kèm theo Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và Thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội”)

STT

DANH MỤC

TÁC GIẢ/SỰ KIỆN LỊCH SỬ

CẤP HỌC

GHI CHÚ

A

Các tác phẩm đã được dàn dựng

 

1

Thất trảm sớ & Học trò thủy thần (Danh nhân văn hóa Chu Văn An)

Văn học dân gian

THCS-THPT

 

2

Truyện Kiều

Nguyễn Du

THCS-THPT

 

3

Hà thành chính khí (Tổng đốc Hoàng Diệu)

Nhân vật lịch sử

THCS-THPT

 

4

Những người con Hà Nội

Phạm Văn Quý

THCS-THPT

 

5

Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh

Sự kiện lịch sử 19/12/1946 - Ngày toàn quốc kháng chiến

THCS-THPT

 

6

Rừng trúc

Nguyễn Đình Thi

THCS-THPT

 

7

Thái sư Trần Thủ Độ

Ngô Sĩ Liên

Tiểu học

 

8

Cô bé bán diêm

An-đéc-xen

THCS

 

9

Quan Âm Thị Kính

Chèo dân gian

THCS

 

B

Các tác phẩm trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018

 

1

Sự tích cây vú sữa

Cổ tích Việt Nam

Tiểu học

 

2

Kho báu trong vườn cây

Truyện ngụ ngôn Ê-đốp

Tiểu học

 

3

Bác Hồ kính yêu

Nhiều tác gi

Tiểu học

 

4

Chú lính chì dũng cảm

H. Andersen

Tiểu học

 

5

Mồ côi xử kiện

Cổ tích Việt Nam

Tiểu học

 

6

Hồ Gươm

Ngô Quân Miện

Tiểu học

 

7

Sự tích dưa hấu

Cổ tích Việt Nam

Tiểu học

 

8

Bà cháu

Trần Hoài Dương

Tiểu học

 

9

Há miệng chờ sung

Truyện cười Việt Nam

Tiểu học

 

10

Điều ước của vua Midas

Thần thoại Hy Lạp

Tiểu học

 

11

Thái sư Trần Thủ Độ

Ngô Sĩ Liên

Tiểu học

 

12

Những tấm lòng cao cả

E.Amicis

Tiểu học

 

13

Những ngày thơ ấu

Nguyên Hồng

Tiểu học

 

14

Sự tích cây nêu ngày Tết

Cổ tích Việt Nam

Tiểu học

 

15

Lòng dân

Nguyễn Văn Xe

Tiểu học

 

16

Hoàng tử - công chúa và chín vị thần ... bị bắt

Minh Phương

Tiểu học

 

17

Người công dân số một

theo Hà Văn Cầu, Vũ Đình Phòng

Tiểu học

 

18

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Nguyễn Huy Tưởng

THCS

 

19

Đất rừng Phương Nam

Đoàn Giỏi

THCS

 

20

Dế mèn phiêu lưu kí

Tô Hoài

THCS

 

21

Ông lão đánh cá và con cá vàng

A.Puskin

THCS

 

22

Cô bé bán diêm

An-đéc-xen

THCS

 

23

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Nguyễn Nhược Pháp

THCS

 

24

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

THCS

 

25

Những năm ở Tiểu học

Trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê

THCS

 

26

Buổi học cuối cùng

A.Daudet

THCS

 

27

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

THCS

 

28

Điều không tính trước

Nguyễn Nhật Ánh

THCS

 

29

Vũ trung tùy bút

Phạm Đình Hổ

THCS

 

30

Tinh thần thể dục

Nguyễn Công Hoan

THCS

 

31

Hoàng tử bé

Antoine de Saint-Exupéry

THCS

 

32

Ông Jourdain mặc lễ phục (trích “Trưởng giả học làm sang)

Moliere

THCS

 

33

Quan Âm Thị Kính

Chèo dân gian

THCS

 

34

Sherlock Holmes

A. Doyle

THCS

 

35

Thánh Gióng

Truyền thuyết Việt Nam

THCS

 

36

Thạch Sanh

Cổ tích Việt Nam

THCS

 

37

Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Sơn Nam

THCS

 

38

Chiếc lá cuối cùng

O.Henri

THCS

 

39

Làng

Kim Lân

THCS

 

40

Chiếc lược ngà

Nguyễn Quang Sáng

THCS

 

41

Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ

THCS

 

42

Những ngôi sao xa xôi

Lê Minh Khuê

THCS

 

43

Robinson Cruso

D.Dfore

THCS

 

44

Chiếu dời đô

Lý Công Uẩn

THCS

 

45

Hịch tướng sĩ

Trần Quốc Tuấn

THCS

 

46

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu

THCS

 

47

Romeo và Juliet

William Shakespeare

THCS

 

48

Bắc Sơn

Nguyễn Huy Tưởng

THCS

 

49

Quẫn

Lộng Chương

THCS

 

50

Số đỏ

Vũ Trọng Phụng

THPT

 

51

Truyện Kiều

Nguyễn Du

THPT

 

52

Quyết định khó khăn nhất (Trích Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử)

Võ Nguyên Giáp

THPT

 

53

Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

La Quán Trung

THPT

 

54

Giấc mộng đêm hè

William Shakespeare

THPT

 

55

Chữ người tử tù

Nguyễn Tuân

THPT

 

56

Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Đặng Thùy Trâm

THPT

 

57

Chí Phèo

Nam Cao

THPT

 

58

Đời thừa

Nam Cao

THPT

 

59

Người trong bao

Anton Paplovich Sê Khốp

THPT

 

60

Mùa hè ở biển

Xuân Trình

THPT

 

61

Hoàng Lê nhất thống chí

Ngô Gia Văn Phái

THPT

 

62

Những đứa con trong gia đình hoặc Ở xã Trung Nghĩa

Nguyễn Thi

THPT

 

63

Mùa lá rụng trong vườn

Ma Văn Kháng

THPT

 

64

Đất

Anh Đức

THPT

 

65

Âm mưu và tình yêu

F.Sile

THPT

 

66

Mảnh trăng cuối rừng

Nguyễn Minh Châu

THPT

 

67

Hồn Trương Ba da hàng thịt

Lưu Quang Vũ

THPT

 

68

Odysseus

Homer

THPT

 

69

Vũ Như Tô

Nguyễn Huy Tưởng

THPT

 

70

Thuốc

Lỗ Tấn

THPT

 

 



[1] Các trích đoạn, vở diễn tái hiện giai đoạn lịch sử: Hà Nội quyết tcho Tổ quốc quyết sinh, Quyết định lịch sử

Các trích đoạn, vở diễn khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử: Hà thành chính khí (Tổng đốc Hoàng Diệu)

Các vở diễn chuyển thể từ tác phẩm văn học: Truyện Kiều - Nguyễn Du

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 3871/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030”

Số hiệu: 3871/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
Người ký: Chử Xuân Dũng
Ngày ban hành: 14/10/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [11]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 3871/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030”

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…