BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2008/QĐ-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG HỌC BỘ MÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày
02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phòng học bộ môn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định 32/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về phòng học bộ môn, bao gồm: Quy cách phòng học bộ môn, các yêu cầu kỹ thuật của phòng học bộ môn, quản lý và sử dụng phòng học bộ môn.
2. Quy định này áp dụng đối với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường trung học) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong trường học, để tiến hành dạy học, ngoài các phòng học thông thường (có thể lắp đặt phương tiện nghe nhìn), còn có các phòng học bộ môn. Trong văn bản này, các từ ngữ: phòng học bộ môn, phòng chuẩn bị, diện tích làm việc tối thiểu được hiểu như sau:
1. Phòng học bộ môn là phòng học được trang bị, lắp đặt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ phù hợp để dạy học, chuyên dùng cho một môn học hoặc một số môn học khác nhau.
2. Phòng chuẩn bị là phòng để chứa, bảo quản thiết bị và chuẩn bị thiết bị, thí nghiệm dạy học.
3. Diện tích làm việc tối thiểu là diện tích bên trong phòng, không kể diện tích hành lang, lối vào và diện tích bị chiếm bởi kết cấu tường, vách, cột trên mặt bằng.
Điều 3. Mục đích ban hành Quy định về phòng học bộ môn
1. Thống nhất trên phạm vi toàn quốc các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất kỹ thuật của phòng học bộ môn phục vụ cho hoạt động dạy học của trường trung học, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông.
2. Làm căn cứ để các trường trung học xây mới hoặc cải tạo phòng học bộ môn đã có nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Điều 4. Số lượng phòng học bộ môn
Số lượng phòng học bộ môn của trường trung học được xác định trên cơ sở chương trình và kế hoạch giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đối với mỗi môn học, số phòng học bộ môn được tính từ tổng số tiết học có thí nghiệm, thực hành của tất cả các khối lớp.
Điều 5. Cách đặt tên phòng học bộ môn
Tên phòng học bộ môn được đặt theo tên môn học, lĩnh vực hoặc tên ghép các môn học; nếu trường có nhiều phòng học bộ môn cùng môn học thì thêm chữ số để phân biệt.
Điều 6. Diện tích làm việc tối thiểu của phòng học bộ môn
1. Diện tích làm việc tối thiểu của phòng học bộ môn được tính trên cơ sở diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh nhân với số lượng học sinh của mỗi lớp học quy định trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học cộng với diện tích tối thiểu cần sắp đặt các phương tiện và thiết bị dạy học.
2. Đối với cấp trung học cơ sở: diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,85 m2; riêng phòng học bộ môn môn Công nghệ có diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,25 m2.
3. Đối với cấp trung học phổ thông: diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,00 m2; riêng phòng học bộ môn môn Công nghệ có diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,45 m2.
4. Phòng học bộ môn của các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học và Công nghệ phải có phòng chuẩn bị với diện tích từ 12 m2 đến 27 m2 mỗi phòng và được bố trí liền kề, liên thông với phòng học bộ môn.
5. Đối với phòng học bộ môn xây dựng trước khi ban hành quy định này được chấp nhận có diện tích nhỏ hơn không quá 12% so với quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều này.
Điều 7. Kích thước phòng học bộ môn
1. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của phòng học bộ môn không lớn hơn 2.
2. Chiều cao phòng học bộ môn (tính từ sàn tới trần) từ 3,30 m trở lên.
3. Kích thước chiều ngang phòng học bộ môn từ 7,20 m trở lên.
CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA PHÒNG HỌC BỘ MÔN
Điều 8. Nền và sàn nhà của phòng học bộ môn
Nền và sàn nhà phòng học bộ môn đảm bảo dễ làm vệ sinh, không trơn trượt, không có kẽ hở, không bị mài mòn, không bị biến dạng, chống được ẩm, tránh được hiện tượng nồm ướt và chịu được tác động của hoá chất.
Điều 9. Cửa ra vào, cửa sổ phòng học bộ môn
Cửa ra vào và cửa sổ phòng học bộ môn phải phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Phòng học bộ môn phải bố trí 02 cửa ra vào phía đầu và cuối phòng, chiều rộng đảm bảo yêu cầu thoát hiểm; có cửa liên thông giữa phòng học bộ môn và phòng chuẩn bị.
Điều 10. Chiếu sáng tự nhiên trong phòng học bộ môn
Phòng học bộ môn phải được chiếu sáng tự nhiên theo quy định về tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành. Hướng lấy ánh sáng tự nhiên từ phía tay trái khi học sinh ngồi hướng lên bảng. Các cửa phòng vừa phải đáp ứng yêu cầu chiếu sáng tự nhiên, thông gió thoáng khí cho phòng, vừa phải che chắn được gió lạnh, mưa hắt, nắng chiếu xuyên phòng, đồng thời đảm bảo thuận tiện, an toàn trong sử dụng, dễ làm sạch.
Điều 11. Chiếu sáng nhân tạo trong phòng học bộ môn
1. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo trong phòng học bộ môn phải tuân thủ các yêu cầu quy định về tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành.
2. Áp dụng hệ thống chiếu sáng hỗn hợp trong phòng học bộ môn (chiếu sáng đồng đều và chiếu sáng cục bộ). Mật độ công suất chiếu sáng phải đảm bảo không dưới 15w/ m2, độ rọi trên mặt phẳng làm việc không dưới 300 lux.
Điều 12. Bố trí bàn ghế trong phòng học bộ môn
Bố trí bàn ghế trong phòng học bộ môn phải đảm bảo các quy định về góc nhìn bảng viết, khoảng cách giữa các dãy bàn, hàng bàn, bảng viết và các tường bao quanh theo qui định, phù hợp với các hình thức tổ chức dạy học.
Điều 13. Trang bị nội thất của phòng học bộ môn
1. Phòng học bộ môn và phòng chuẩn bị nêu tại khoản 4 Điều 6 của Quy định này được trang bị nội thất đồng bộ, có hệ thống bàn ghế, tủ, giá, kệ chuyên dùng.
2. Bàn, ghế phòng học bộ môn Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ là loại chuyên dùng, đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của bộ môn; có hệ thống điện, nước, khí ga theo yêu cầu sử dụng.
3. Hệ thống tủ, giá cao chuyên dùng bố trí hợp lý trong phòng chuẩn bị và một phần ở cuối phòng học bộ môn, giáp tường ngang phía sau. Hệ thống giá, kệ thấp bố trí dưới bậu cửa sổ theo hai tường dọc của phòng.
4. Hệ thống rèm cửa của phòng học bộ môn được bố trí theo các gian của phòng để có thể che ánh sáng cục bộ hoặc toàn phòng theo yêu cầu.
5. ảnh chân dung của các nhà khoa học phù hợp với bộ môn được đóng khung, treo ở các vị trí trang trọng, phù hợp với tầm quan sát của học sinh.
Điều 14. Trang thiết bị dạy học của phòng học bộ môn
1. Trang thiết bị dạy học của phòng học bộ môn được sắp xếp hợp lý trong hệ thống tủ, giá, kệ chuyên dùng, thuận tiện cho việc sử dụng và bảo quản.
2. Phòng học bộ môn cần có các thiết bị trình chiếu như: projector, máy chiếu vật thể, máy vi tính. Phòng học bộ môn Tin học được trang bị máy chủ, hệ thống máy tính nối mạng.
3. Số lượng trang thiết bị dạy học của phòng học bộ môn phải đảm bảo theo quy định tại danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các trường có thể trang bị thêm trang thiết bị dạy học khác.
Điều 15. Yêu cầu an toàn và kỹ thuật của phòng học bộ môn
1. Phòng học bộ môn phải đạt yêu cầu an toàn và kỹ thuật; các trang thiết bị phòng chống cháy nổ được thiết lập theo đúng quy định về tiêu chuẩn xây dựng và lắp đặt hiện hành; phù hợp với yêu cầu khai thác, vận hành theo các hoạt động giáo dục đặc trưng của mỗi bộ môn.
2. Đường cấp điện, khí ga, đường cấp thoát nước, thoát khí thải, mùi và hơi độc cùng các trang thiết bị đi kèm gắn trực tiếp với vị trí sử dụng, vận hành, đảm bảo sự thuận tiện trong việc sử dụng và trong công tác bảo trì, sửa chữa.
3. Yêu cầu cụ thể đối với một số phòng học bộ môn:
a) Phòng học bộ môn Vật lí, Công nghệ được trang bị hệ thống điện xoay chiều (các loại điện áp phổ biến) và một chiều (điều chỉnh 0-24V/2A), hệ thống cấp, thoát nước, cấp khí ga và thiết bị đảm bảo kỹ thuật, an toàn sử dụng như: thiết bị thông gió, thoát khí thải, mùi và hơi độc, phòng chống cháy, nổ; tủ thuốc y tế để sơ cứu khi xảy ra sự cố;
b) Phòng học bộ môn Hoá học, Sinh học ngoài việc được trang bị như quy định tại điểm a, khoản 3 của Điều này còn được trang bị thêm tủ sấy, tủ hút, quạt hút, thải khí độc, hệ thống chậu rửa, vòi nước, đường thoát nước gắn với bàn học phục vụ việc tiến hành các thí nghiệm;
c) Phòng học bộ môn Âm nhạc có các trang thiết bị cách âm để tránh gây ồn với các khu vực xung quanh;
d) Các phòng học bộ môn khi làm việc tạo ra các chất thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường phải có hệ thống xử lý chất thải.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÒNG HỌC BỘ MÔN
Điều 16. Quản lý và hoạt động của phòng học bộ môn
1. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động phòng học bộ môn hoặc phân công một lãnh đạo trường trực tiếp phụ trách công tác này.
2. Tổ trưởng chuyên môn là người giúp lãnh đạo nhà trường theo dõi hoạt động của phòng học bộ môn và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
3. Viên chức làm công tác thiết bị dạy học là người trực tiếp quản lý hoạt động của phòng học bộ môn và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
4. Có hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi việc sử dụng các trang thiết bị của phòng học bộ môn.
5. Có kế hoạch sử dụng phòng học bộ môn hằng tuần, tháng, học kỳ, năm học.
6. Có nội quy và lịch hoạt động thường xuyên của phòng học bộ môn.
7. Đảm bảo thực hiện đầy đủ thí nghiệm của giáo viên và học sinh theo nội dung, yêu cầu quy định trong chương trình môn học.
Điều 17. Yêu cầu đối với viên chức làm công tác thiết bị dạy học
1. Viên chức làm công tác thiết bị dạy học phải có trình độ chuyên môn về thực hành thí nghiệm, có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Viên chức làm công tác thiết bị dạy học có trách nhiệm:
a) Cùng tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn chuẩn bị thiết bị dạy học, hỗ trợ hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị thực hành, thí nghiệm;
b) Cập nhật sổ sách, mô tả, phân loại, sắp xếp khoa học và hệ thống các thiết bị dạy học theo chương trình môn học;
c) Có kế hoạch kiểm tra định kỳ trang thiết bị dạy học, các yêu cầu đảm bảo kỹ thuật, an toàn sử dụng trong phòng học bộ môn để duy tu, bảo dưỡng hoặc đề xuất sửa chữa, mua sắm bổ sung;
d) Tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
3. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng học bộ môn có trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ như viên chức làm công tác thiết bị dạy học.
Điều 18. Sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn
1. Phòng học bộ môn của môn học được sử dụng để dạy các tiết học có tiến hành thí nghiệm, thực hành.
2. Việc bảo quản phòng học bộ môn được tiến hành thường xuyên; các thiết bị dạy học hư hỏng bất thường phải được khắc phục ngay. Các hoá chất, vật liệu tiêu hao phải được bổ sung kịp thời để đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động dạy học.
3. Hàng năm, thiết bị dạy học của phòng học bộ môn được kiểm kê, thanh lý theo quy định kiểm kê tài sản của Nhà nước.
THE MINISTRY
OF EDUCATION AND TRAINING |
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 37/2008/QD-BGDDT |
Hanoi, July 16, 2008 |
PROMULGATING REGULATIONS ON THE SPECIALIST CLASSROOM
THE MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING
Pursuant to the Government's Decree No. 178/2007/ND-CP dated December 03, 2007 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of Ministries and ministerial agencies;
Pursuant to the Government's Decree No. 32/2008/ND-CP dated March 19th 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;
Pursuant to the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education:
Pursuant to the Decision No. 07/2007/QD-BGDDT of the Minister of Education and Training dated April 2, 2007 on promulgating the Charter of secondary schools, high schools and multi-level schools;
At the request of the Director of Secondary Education Department,
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 1. The regulation on specialist classrooms shall be issued together with this Decision.
Article 2. This Decision shall come into force after 15 days from the date of being announced on the Official Gazette and replace the Decision No. 32/2004/QD-BGD&DT of the Minister of Education and Training dated September 24, 2004 on promulgating the regulation on accrediting specialist classrooms of the secondary school which met the national standards.
Article 3. The Chief Officer, the Director of Secondary Education Department, the Head of relevant affiliates of the Ministry of Education and Training, the President of the People's Committee of centrally-affiliated cities or provinces, the Director of the Department of Education and Training shall be responsible for implementing this Decision ./.
PP. THE
MINISTER
THE DEPUTY MINISTER
Nguyen Vinh Hien
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(Issued together with the Decision No. 37 /2008/QD-BGDDT of the Ministry of Education and Training dated July 16, 2008)
Article 1. Scope of application and applicable entities
1. This Decision shall stipulate issues concerning the specialist classroom, including specification, technical standards in specialist classrooms, management and use of specialist classrooms.
2. This Decision shall apply to secondary, high schools and multi-level schools (hereinafter referred to as secondary schools) that belong to the national education system.
Article 2. Interpretation of terms
In order to facilitate in-school teaching activities, schools must have both normal classrooms in which audio-visual media equipment are installed and classrooms intended for particular subjects. Terms like specialist classroom, preparation rooms and minimum work space shall be construed as follows:
1. Specialist classroom means a type of the function classroom which is equipped and installed with proper auxiliary devices and equipment used for teaching activities and particularly intended for a single subject or some different ones.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Minimum work space means the indoor space, exclusive of the space designed for balcony, entrance and the space occupied by walls and pillars on the ground.
Article 3. Objective of promulgating regulations on the specialist classroom
1. Provide consistent national standards that technical equipment installed in a specialist classroom is required to meet to serve the purpose of teaching activities in secondary schools which must be aligned with the basic education program.
2. Serve as the basis for secondary schools' development of new specialist classrooms or rehabilitation of existing ones in order to improve the teaching quality.
Article 4. Amount of specialist classrooms
An amount of specialist classrooms in a secondary school shall be determined on the basis of an education program or plan introduced by the Ministry of Education and Training. As for a specific subject, an amount of specialist classrooms shall be calculated on the basis of the total number of laboratory and practice study periods that all class grades must conduct.
Article 5. Nomenclature of specialist classrooms
A specialist classroom shall be named after specific academic subjects, sectors or combined subjects; if a school has a lot of specialist classrooms, numerical characters must be added into the name.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 6. Minimum work space that a specialist classroom and facility may have
1. This minimum work space shall be calculated on the basis of the minimum work space provided for a student multiplied by the number of students per each class as stipulated in the Charter of secondary schools, high schools and multi-level schools plus the minimum space used for placing teaching aids.
2. As for secondary education level, the minimum work space provided for a student shall be 1.85 m2; especially, classrooms intended for the technology subject must provide the minimum work space of 2.25 m2 per a student.
3. As for high school education level, the minimum work space provided for a student shall be 2.00 m2; especially, classrooms intended for the technology subject shall provide the minimum work space of 2.45 m2 per a student.
4. Each classroom used for teaching such academic subjects as physics, chemistry and technology must interconnect with a preparation room covering an area ranging from 12 m2 to 27 m2 per each.
5. As for specialist classrooms and facilities built before the effective date of this regulation, the smaller space is acceptable but does not exceed 12% compared with the space stipulated in Clause 2 and 3 of this Article.
Article 7. Dimension of a specialist classroom
1. The length-to-breadth ratio of a specialist classroom and facility shall not be greater than 2.
2. Height of a specialist classroom and facility (from ground surface to ceiling) shall be 3.30 m or more.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TECHNICAL STANDARDS OF A SPECIALIST CLASSROOM
Article 8. Floor of a specialist classroom
The floor of a specialist classroom must be easy to clean, must be anti-slip, and resistant to cracks, wear and distortion, humidity and moisture or any chemical effect.
Article 9. Main doors and windows of a specialist classroom
Main door and windows of a specialist classroom must conform to regulations on the construction standards in effect. A specialist classroom must have 02 entrance and exit doors at the two ends of the classroom. Such doors must be wide enough to exit in case of emergency; built-in interconnecting door must be available to connect the specialist classroom with the preparation classroom.
The specialist classroom must be naturally lightened in conformity with lighting standards in effect. Natural light must be let through from the direction of the left hand of students facing the study board. Doors and windows of a specialist classroom must be designed to get natural light, help to keep the classroom well-ventilated, protect the classroom from cold wind, rain and sunlight through the classroom, and concurrently ensure the convenience and safety for use as well as easy to clean.
Article 11. Artificial lighting
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The combined lighting system (ambient or accent lights) must be installed in a specialist classroom. The irradiance of lights in a specialist classroom shall not be less than 15w/ m2, and the radiant flux received by a work surface shall not be less than 300 lux.
Article 12. Classroom desk arrangement
Classroom desk arrangement must comply with the regulation on the viewing angle between students and the study board, space between blocks, rows of desks, study board and surrounding walls in accordance with legal regulations, and conform to various teaching activities.
Article 13. Interior furniture of a specialist classroom
1. A specialist classroom and a preparation room stipulated in Clause 4 Article 6 hereof shall be decorated with uniform furniture, cabinets and shelving intended for particular purposes.
2. Desks used in a physics, chemistry, biology and technology classroom must be dedicated ones and meet particular requirements of specific academic subjects; must have power, water and gas supply system to meet the use demand.
3. Tall cabinets and shelving must be tidily placed inside the preparation room. Some of them must be placed with their back facing the back wall of the specialist classroom. Low cabinets or shelving shall be placed underneath the windowsill alongside both swing walls of the specialist classroom.
4. Door curtains of a specialist classroom must be placed to meet the demand for protecting the interior space from general or accent light.
5. The portrait of well-known scientist as an emblem of a specific subject must be put into a picture frame and must be mounted onto the most formal and visible place to students.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. All of teaching aids available in a specialist classroom must be tidily arranged into customary cabinets and shelving which are convenient for use and storage.
2. A specialist classroom must have presentation equipment such as projectors, object display cameras and computers. The classroom intended for computer science subject must be equipped with a server and internet-connected computers.
3. The number of teaching equipment used in each subject must conform to regulations laid down in the list of basic teaching equipment in a school issued by the Minister of Education and Training. Schools can be further equipped with other equipment.
Article 15. Technical and safety standards of a specialist classroom
1. The specialist classroom must conform to the safety and technical standard; have fire safety equipment that meet the applicable standards of construction and installation; conform to the standard for operation and management of particular educational activities of each subject.
2. Electricity, gas and water supply system, sewage, exhaust and toxic gas discharge system along with ancillary equipment must be directly installed at the place where they are used and operated in order to ensure convenience for use and repair or maintenance.
3. Specific requirements for several specialist classrooms:
a) Classrooms used for teaching physics, technology subjects shall be supplied with alternating current power (common voltages) and direct current power (adjustable outputs ranging from 0-24V/2A), water and gas supply and discharge system, and other equipment that meet technical and safety standards such as air ventilators, exhaust gas, toxic odor and emission discharge system, fire and explosion fighting and prevention system; first aid kit used for giving first aid in case of emergency;
b) Classrooms used for teaching chemistry and biology subjects, in addition to being equipped with the equipment items stipulated by Point a, Clause 3 of this Article, shall be supplied with drying cabinets, fume hoods, vent and exhaust hoods, basins, taps and sewage drains connected with desks to serve the purpose of conducting laboratory tests;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Those that discharge waste substances contaminating the environment must be equipped with the waste treatment system.
MANAGEMENT AND USE OF A SPECIALIST CLASSROOM
Article 16. Management and operation of a specialist classroom
1. The headmaster of a school shall be responsible for directing all activities of a subject or assigning a department leader to directly take charge of these ones.
2. The leader of a subject shall assist the school leadership in supervising all activities that take place in specialist classrooms and implementing reporting regulations in accordance with laws.
3. School staff in charge of teaching equipment shall directly manage all activities of a subject and implementing reporting regulations in accordance with laws.
4. Tracking records or books must be available to track and monitor use of teaching equipment in a specialist classroom.
5. A plan to use a specialist classroom must be set up on weekly, monthly, termly and academic-yearly basis.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. The specialist classroom must meet all demands of teachers and students for laboratory tests in conformity with contents or requirements of each subject.
Article 17. Requirements that school staff in charge of teaching aids or equipment
1. School staff members in charge of teaching aids or equipment must have expertise in testing or practice activities in laboratory or practice rooms, and hold a certificate of completion of refresher courses held for these staff members working for basic education institutions in accordance with the Ministry of Education and Training.
2. School staff members in charge of teaching aids and equipment shall assume their responsible to:
a) Collaborate with each subject group and teachers of a subject group in preparing teaching equipment and aids, and help to guide students to properly use these equipment and aids to conduct their testing or practice activities;
b) Keep records or books, and describe, classify, arrange teaching equipment and aids in a logical and systematic manner to be used to meet the demand of each subject;
c) Set up the plan to carry out periodical examination of teaching equipment and aids, technical and safety standards of these ones in each specialist classroom and facility for the purpose of maintenance or repair, or propose any repair or procurement to provide additional equipment or aids when needed;
d) Take part in refresher courses.
3. Teachers in charge of a specialist classroom under the dual employment arrangement shall assume the responsibilities, rights and accept the rights which are the same as staff members in charge of teaching equipment and aids.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The specialist classroom and facility shall be used for teaching subjects involving laboratory testing and practice activities.
2. A specialist classroom must be maintained on a regular scheduling basis; any damaged teaching equipment and aid must be repaired immediately. Additional chemicals and consumable materials must be punctually provided in order to ensure that teaching activities shall be normally run.
3. Tallying and liquidating teaching equipment and aids in specialist classrooms and facilities shall be carried out on an annual basis in accordance with legal regulations on tallying state assets.
;Quyết định 37/2008/QĐ-BGDĐT về phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 37/2008/QĐ-BGDĐT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Nguyễn Vinh Hiển |
Ngày ban hành: | 16/07/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 37/2008/QĐ-BGDĐT về phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Chưa có Video