ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 369/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 27 tháng 7 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005;
Căn cứ Luật viên chức năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo: số 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22/10/2009 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông; số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 Quy định Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-BGD&ĐT ngày 30/4/2014 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường THPT Chuyên;
Căn cứ Quyết định số 223/2013/QĐ-UBND ngày 21/6/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã và công tác tổ chức, cán bộ ở các doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Bắc Ninh;
Căn cứ Quyết định số 58/2012/QĐ-UBND ngày 28/8/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành kèm theo Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh;
Căn cứ Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 08/6/2012 của UBND tỉnh về quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài; Quyết định số 198/2013/QĐ-UBND ngày 29/5/2013 của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài;
Căn cứ Quyết định số 242/QĐ-UBND ngày 25/5/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị Quyết số 63/2017/NQ-HĐND ngày 12/7/2017 của HĐND tỉnh về việc Quy định một số chế độ chính sách đối với Trường THPT Chuyên Bắc Ninh và 08 trường THCS trọng điểm trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tuyển chọn giáo viên Trường THPT Chuyên Bắc Ninh và 08 trường THCS trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2017.
Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Nội vụ; các Sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Trường THPT Chuyên Bắc Ninh và 08 trường THCS trọng điểm trên địa bàn tỉnh căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
TUYỂN CHỌN GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH VÀ 08 TRƯỜNG
THCS TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2017 của
UBND tỉnh Bắc Ninh)
- Việc tuyển chọn giáo viên Trường trung học phổ thông (THPT) Chuyên Bắc Ninh (gọi tắt là Trường Chuyên) và 08 trường trung học cơ sở (THCS) trọng điểm (gọi tắt là Trường trọng điểm) nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của Trường Chuyên và các Trường trọng điểm của tỉnh.
- Trên cơ sở đánh giá, xếp loại giáo viên hàng năm, thực hiện điều động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu của Trường Chuyên và Trường trọng điểm; đồng thời tạo điều kiện để tuyển bổ sung giáo viên đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cho Trường Chuyên và Trường trọng điểm.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Quy chế này chỉ áp dụng cho việc tuyển dụng, tiếp nhận, điều động và chấm dứt hợp đồng đối với những giáo viên dạy môn có lớp chuyên tại Trường Chuyên và môn Giáo dục công dân (đối tượng này gọi chung là giáo viên dạy môn chuyên). Không áp dụng tuyển chọn giáo viên dạy các môn không chuyên: Thể dục, Giáo dục quốc phòng, Công nghệ và các môn học khác (nếu có).
- Đối với trường trọng điểm chỉ áp dụng cho việc tuyển dụng, tiếp nhận, điều động và chấm dứt hợp đồng đối với những giáo viên dạy môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân và Tin học. Không áp dụng tuyển chọn giáo viên dạy các môn: Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, Công nghệ và các môn học khác (nếu có).
Điều 3. Nguyên tắc tuyển, chọn giáo viên
1. Việc tuyển chọn giáo viên dạy môn chuyên và môn Giáo dục công dân của Trường THPT Chuyên và giáo viên dạy môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân và Tin học của Trường trọng điểm (gọi chung là giáo viên) được thực hiện trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao hàng năm và phải đảm bảo số lượng giáo viên theo định mức quy định.
2. Việc tuyển chọn giáo viên được thực hiện bằng hình thức tuyển dụng mới và tiếp nhận giáo viên từ nơi khác về. Trường hợp tiếp nhận giáo viên từ nơi khác về phải qua kiểm tra sát hạch hoặc không phải kiểm tra sát hạch.
Thời gian tuyển chọn được thực hiện trước năm học mới hoặc trong thời gian năm học.
3. Công tác tuyển dụng, tiếp nhận, điều động và giải quyết chính sách đối với giáo viên phải thực hiện công khai, công bằng, dân chủ và theo kế hoạch. Công tác tuyển dụng, tiếp nhận giáo viên phải được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định hiện hành.
Điều 4. Điều kiện tuyển dụng mới
1. Có quốc tịch Việt Nam và hiện đang cư trú tại Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; có cam kết công tác lâu dài tại tỉnh Bắc Ninh từ 6 năm liên tục trở lên.
2. Về chuyên môn nghiệp vụ:
- Có học vị Tiến sĩ: Trước khi có học vị Tiến sĩ phải tốt nghiệp đại học loại khá các trường công lập hệ chính quy, trừ liên thông, có chuyên ngành đào tạo sau đại học phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
- Có học vị Thạc sĩ: Trước khi có học vị Thạc sĩ phải tốt nghiệp đại học loại khá của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh hệ chính quy, trừ liên thông, có chuyên ngành đào tạo sau đại học phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
- Sinh viên tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc, loại giỏi hệ chính quy chuyên ngành sư phạm (trừ liên thông) của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với sinh viên không phải là chuyên ngành sư phạm tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh hoặc tốt nghiệp Đại học loại giỏi lớp đào tạo các môn giảng dạy bằng Tiếng Anh của các Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
- Sinh viên tốt nghiệp Đại học loại khá hệ chính quy chuyên ngành sư phạm (trừ liên thông) của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với sinh viên không phải là chuyên ngành sư phạm tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh nhưng là học sinh Trường THPT, đoạt giải quốc gia của các môn văn hóa trở lên và phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
3. Về tuổi đời: Không quá 40 đối với Tiến sĩ, không quá 35 đối với Thạc sĩ, không quá 30 đối với sinh viên tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc và loại khá (trừ liên thông) thuộc đối tượng nêu trên.
4. Có trình độ Ngoại ngữ giao tiếp thông dụng và khai thác tài liệu bằng tiếng nước ngoài một trong 6 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật; có trình độ B tin học.
Hồ sơ lập thành 02 (hai) bộ gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) gồm:
1. Đơn đề nghị tuyển dụng (hoặc tiếp nhận), có cam kết công tác lâu dài tại tỉnh Bắc Ninh (từ 6 năm trở lên);
2. Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ;
3. Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng;
4. Bản sao giấy khai sinh;
5. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn sử dụng.
Điều 6. Trình tự và thứ tự ưu tiên tuyển dụng
Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Bắc Ninh báo cáo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét và đề nghị cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng những đối tượng đủ điều kiện được quy định tại Điều 4 của Quy chế này và xét ưu tiên theo thứ tự sau:
- Ưu tiên 1: Người có học vị Tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
- Ưu tiên 2: Người có học vị Thạc sĩ tốt nghiệp Đại học hệ chính quy (trừ liên thông) từ loại khá trở lên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc, loại giỏi là học sinh đã đoạt giải quốc gia, quốc tế hoặc lớp tài năng, lớp chất lượng cao hoặc tốt nghiệp Đại học loại giỏi lớp đào tạo các môn giảng dạy bằng Tiếng Anh hệ chính quy chuyên ngành sư phạm (trừ liên thông) của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
- Ưu tiên 3: Các đối tượng còn lại thuộc Khoản 2, Điều 4 của Quy chế này.
Nếu có nhiều người có cùng một loại ưu tiên và nhiều hơn chỉ tiêu cần tuyển thì xét ưu tiên theo thứ tự: Trình độ ngoại ngữ và tin học, thành tích đạt được tại các giải thi mà môn thi trùng với môn dự tuyển, theo thứ tự từ giải cao đến giải thấp (Giải đặc biệt, giải nhất, giải nhì, giải ba, giải khuyến khích), từ cấp độ cao đến cấp độ thấp (Quốc tế, quốc gia). Nếu trùng thành tích và còn chỉ tiêu tuyển dụng thì xét theo điểm trung bình toàn khóa học giai đoạn đào tạo đại học và lấy điểm từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.
Điều 7. Hội đồng tuyển dụng
Hội đồng tuyển dụng do Giám đốc sở GD&ĐT thành lập và xây dựng quy chế hoạt động theo các văn bản hướng dẫn hiện hành và đúng pháp luật.
Điều 8. Quy định chung về tiếp nhận
Tiếp nhận giáo viên (hoặc giảng viên) trong biên chế nhà nước. Tiếp nhận không phải kiểm tra sát hạch và phải kiểm tra sát hạch. Đối với hình thức phải kiểm tra sát hạch, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Bắc Ninh được chủ động thỏa thuận hợp đồng thử việc có thời hạn với giáo viên và thành lập Hội đồng kiểm tra sát hạch.
Điều 9. Đối tượng, tiêu chuẩn và điều kiện tiếp nhận
1. Đối tượng, tiêu chuẩn và điều kiện tiếp nhận đảm bảo không phải kiểm tra sát hạch.
1.1. Đối tượng, tiêu chuẩn
- Giảng viên có trình độ Tiến sĩ đang giảng dạy ở nước ngoài hoặc Tiến sĩ hiện đang giảng dạy ở các Trường Cao đẳng, Đại học trong nước.
- Giáo viên các Trường THPT trong tỉnh, ngoài tỉnh bồi dưỡng có học sinh đoạt giải nhất thi học sinh giỏi quốc gia hoặc có học sinh đoạt giải thi quốc tế.
- Giáo viên nguyên là học sinh THPT đoạt giải quốc gia, tốt nghiệp đại học loại khá trở lên hệ chính quy chuyên ngành sư phạm (trừ liên thông); giáo viên nguyên là học sinh lớp chuyên của Trường THPT Chuyên có trình độ Thạc sĩ hoặc tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc, giỏi hệ chính quy chuyên ngành sư phạm (trừ liên thông) của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh hiện đang công tác tại các Trường THPT trong tỉnh, ngoài tỉnh.
1.2. Điều kiện: Có đủ sức khỏe để công tác, có đủ hồ sơ theo quy định và đơn tự nguyện về công tác tại trường với thời gian tối thiểu là 6 năm.
2. Đối tượng, tiêu chuẩn và điều kiện tiếp nhận phải kiểm tra sát hạch
2.1. Đối tượng, tiêu chuẩn
- Giảng viên có trình độ Thạc sĩ hiện đang công các Trường Cao đẳng và Đại học trong cả nước
- Giáo viên các Trường THPT trong tỉnh, ngoài tỉnh đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Bồi dưỡng có học sinh đoạt giải thi học sinh giỏi quốc gia hoặc có học sinh tham gia thi quốc tế
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi và có học sinh đoạt giải nhất học sinh giỏi từ cấp tỉnh trở lên (giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền như Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh…)
+ Tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc, giỏi hệ chính quy chuyên ngành sư phạm (trừ liên thông) hoặc có trình độ Thạc sĩ nhưng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên hệ chính quy chuyên ngành sư phạm (trừ liên thông) của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh...
2.2. Điều kiện:
Có đủ sức khỏe để công tác, có đủ hồ sơ theo quy định và đơn tự nguyện về công tác tại Trường THPT Chuyên với thời gian tối thiểu là 6 năm.
Điều 10. Hồ sơ của giáo viên tiếp nhận
Như quy định tại điều 5 của quy chế này.
Điều 11. Hội đồng kiểm tra sát hạch giáo viên
1) Số lượng, cơ cấu của Hội đồng: có tối thiểu là 7 người, gồm:
a) Chủ tịch hội đồng là Hiệu trưởng.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Hiệu trưởng.
c) Ủy viên Hội đồng là Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên giỏi có cùng chuyên môn và có uy tín trong trường.
d) Thư ký Hội đồng kiểm tra sát hạch giáo viên là Thư ký Hội đồng giáo dục nhà trường.
Hiệu trưởng có thể mời cán bộ, chuyên viên của Sở GD&ĐT hoặc giáo viên giỏi có uy tín của Trường THPT khác mà người đó có chuyên môn cùng môn tuyển, tham gia thành viên của Hội đồng kiểm tra sát hạch.
2. Nhiệm vụ: Hội đồng kiểm tra sát hạch có nhiệm vụ đánh giá về phẩm chất đạo đức, năng lực và phương pháp giảng dạy của giáo viên dự tuyển, cụ thể:
a) Nghiên cứu hồ sơ.
b) Tổ chức dự giờ (tối thiểu 3 tiết).
c) Kiểm tra kiến thức thuộc môn dự tuyển bằng bài viết có thời gian 180 phút với yêu cầu tương đương đề thi học sinh giỏi quốc gia (Hội đồng sẽ thông báo cho người dự tuyển giới hạn kiến thức kiểm tra là 3 trong số những chuyên đề ôn luyện thi học sinh giỏi Quốc gia). Điểm tối đa là 20 điểm.
d) Kiểm tra trình độ ngoại ngữ (dịch tài liệu chuyên ngành): Đọc hiểu 3 trang tài liệu chuyên ngành đúng ngoại ngữ đăng ký thi trong khoảng thời gian 90 phút. Điểm tối đa là 20 điểm.
e) Tổ chức lấy ý kiến nhận xét từ học sinh về năng lực của giáo viên khi thử việc (qua lấy phiếu nhận xét).
g) Đánh giá những ưu điểm, tồn tại và mức độ đáp ứng nhiệm vụ của mỗi giáo viên dự tuyển, chỉ rõ những yêu cầu giảng dạy ở trường chuyên và xếp theo thứ tự từ chất lượng cao nhất đến hết.
3. Hội đồng kiểm tra sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số. Hội đồng chỉ tiến hành họp xem xét khi có đủ các thành viên.
Điều 12. Xác định người đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra sát hạch
Người đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra sát hạch phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định và đạt các yêu cầu sau:
1. Giảng dạy ít nhất là 03 tiết (tối thiểu là 02 tiết xếp loại giỏi và 01 tiết xếp loại khá);
2. Kết quả bài kiểm tra kiến thức chuyên ngành đạt ít nhất 15/20 điểm;
3. Kết quả kiểm tra ngoại ngữ đạt 10/20 điểm trở lên;
4. Ý kiến nhận xét của học sinh đánh giá năng lực xếp loại khá đạt từ 70% trở lên.
5. Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Hiệu trưởng trường đang công tác phải đạt loại xuất sắc.
Điều 13. Thực hiện quy trình tiếp nhận
Trên cơ sở đánh giá của hội đồng kiểm tra sát hạch, chỉ tiêu biên chế và nhu cầu, Hiệu trưởng gửi tờ trình kèm hồ sơ đánh giá của Hội đồng và danh sách giáo viên dự tuyển đạt yêu cầu, đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT thực hiện quy trình tiếp nhận, điều động.
Mục 3. ĐIỀU ĐỘNG, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG VỚI GIÁO VIÊN
Điều 14. Đối tượng đề nghị điều động, chấm dứt hợp đồng
1. Đối với giáo viên chuyên đang trong thời gian thử việc hoặc trong thời gian hợp đồng làm việc lần đầu.
a) Nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì chấm dứt hợp đồng làm việc và hủy kết quả tuyển dụng.
b) Hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không tham gia dạy lớp chuyên hoặc không có báo cáo chuyên đề về chuyên môn thì Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định cho chuyển đi nơi khác. Nếu không đồng ý chuyển đi nơi khác thì chấm dứt hợp đồng.
2. Đối với giáo viên chuyên (khác đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này).
Hàng năm, sau một năm học, Sở GD&ĐT xem xét giáo viên không đạt một trong các yêu cầu sau chuyển khỏi trường Chuyên:
a) Những giáo viên trong năm học không đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc có 2 năm liên tiếp xếp loại khá theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Không đáp ứng tiêu chuẩn, nhiệm vụ và hiệu quả công việc được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường THPT Chuyên.
c) Sau 3 năm liền (một khóa học) dạy lớp chuyên mà chưa có học sinh đoạt giải quốc gia trở lên hoặc không có báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học hằng năm theo quy định của Trường THPT Chuyên.
d) Giáo viên dạy các môn trong tổ hợp xét tuyển điểm vào Đại học có điểm bình quân đạt dưới 8,0 điểm đối với các môn khoa học tự nhiên và dưới 7,5 điểm đối với các môn khoa học xã hội.
e) Đạt dưới 15/20 điểm trong kỳ kiểm tra sát hạch do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
g) Giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn, quy định của ngành, vi phạm pháp luật và bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
Điều 15. Hội đồng tư vấn về lựa chọn giáo viên
1. Hội đồng tư vấn về việc lựa chọn giáo viên chuyên do Hiệu trưởng quyết định thành lập.
2. Về số lượng, thành phần Hội đồng tư vấn: có từ 7 đến 11 người, gồm:
Chủ tịch Hội đồng tư vấn là Hiệu trưởng, ủy viên gồm Phó Hiệu trưởng, cấp ủy, Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi tiêu biểu có liên quan, Thư ký hội đồng trường.
3. Nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn
a) Thảo luận và quyết nghị để Hiệu trưởng quyết định về tiêu chí đánh giá và xếp loại giáo viên hàng năm theo quy định hiện hành của nhà nước đồng thời phù hợp đặc thù trường Chuyên ở từng môn, từng giai đoạn.
b) Cuối năm học tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn; đánh giá, phân loại viên chức và chất lượng giáo viên (về các mặt phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và hiệu quả công tác…), lập danh sách xếp loại thứ tự từ cao xuống thấp theo từng môn, báo cáo Hiệu trưởng xem xét những giáo viên không đạt yên cầu theo quy định để Hiệu trưởng báo cáo với Giám đốc Sở GD&ĐT xem xét cho chuyển khỏi Trường Chuyên.
c) Nghiên cứu hồ sơ, thảo luận và đưa ra nghị quyết tuyển chọn giáo viên do Hiệu trưởng đề nghị tuyển chọn.
Điều 16. Trách nhiệm của Hiệu trưởng về điều động, chấm dứt hợp đồng giáo viên chuyên
1. Quyết định danh sách điều động, chấm dứt hợp đồng giáo viên chuyên sau khi tham khảo quyết nghị của Hội đồng tư vấn.
2. Trình Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo danh sách, hồ sơ những giáo viên chuyên thuộc diện xét để điều động đi nơi khác hoặc giải quyết chính sách. Danh sách được lập theo thứ tự từ thấp đến cao về chất lượng viên chức theo đánh giá của trường.
3. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên chuyên thực hiện hàng năm để kết hợp với việc đánh giá, xếp loại cán bộ, viên chức chung của trường theo các văn bản quy định hiện hành. Việc điều động hoặc giải quyết chính sách đối với giáo viên chuyên được thực hiện vào cuối năm học.
Điều 17. Hồ sơ đề nghị điều động đi nơi khác hoặc giải quyết chính sách đối với giáo viên chuyên
1.Hồ sơ cá nhân: Bản tự kiểm điểm, phiếu đánh giá xếp loại viên chức, phiếu đánh giá theo chuẩn giáo viên THPT 2 năm liền kề (bản phô tô có xác nhận của trường).
2. Hồ sơ của trường gồm:
a) Biên bản họp xét đánh giá, xếp loại theo chuẩn và viên chức hàng năm của tổ Trưởng và Hiệu trưởng đối với giáo viên.
b) Danh sách xếp loại giáo viên sau mỗi năm học có chữ ký của tổ Trưởng chuyên môn.
c) Biên bản tổng hợp phiếu lấy ý kiến nhận xét của học sinh đối với giáo viên vào cuối năm học.
d) Biên bản của Hội đồng tư vấn về việc lựa chọn giáo viên chuyên của nhà trường.
e) Tờ trình và danh sách giáo viên chuyên đề nghị điều động, giải quyết chính sách của Hiệu trưởng.
Giám đốc Sở GD&ĐT căn cứ hồ sơ báo cáo của Trường THPT Chuyên, xem xét quyết định đối với những giáo viên không đạt yêu cầu của trường Chuyên, chuyển công tác hoặc giải quyết chế độ chính sách. Nếu những giáo viên trên không đồng ý chuyển công tác thì chấm dứt hợp đồng làm việc.
Điều 19. Điều kiện tuyển dụng mới
1. Có Quốc tịch Việt Nam và hiện đang cư trú tại Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Có cam kết công tác lâu dài tại tỉnh Bắc Ninh từ 6 năm trở lên.
2. Về chuyên môn nghiệp vụ
- Có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ: Trước khi có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ phải tốt nghiệp Đại học chuyên ngành sư phạm tại các trường công lập hệ chính quy (trừ liên thông); có chuyên ngành đào tạo sau đại học phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
- Sinh viên tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc, giỏi hệ chính quy chuyên ngành sư phạm (trừ liên thông) phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
- Sinh viên tốt nghiệp Đại học loại khá hệ chính quy (trừ liên thông) chuyên ngành sư phạm nguyên là học sinh Trường trọng điểm và học sinh Trường Chuyên; nguyên là học sinh các Trường THPT đoạt giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng
3. Về tuổi đời: Không quá 40 đối với Tiến sĩ, không quá 35 đối với Thạc sĩ, không quá 30 đối với sinh viên tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy từ loại khá trở lên (trừ liên thông) thuộc đối tượng nêu trên.
4. Ngoại ngữ đạt trình trình độ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu, Tin học trình độ B trở lên.
Hồ sơ lập thành 02 (hai) bộ gửi về Phòng GD&ĐT cấp huyện, gồm:
1. Đơn đề nghị tuyển dụng, có cam kết công tác lâu dài tại tỉnh Bắc Ninh (từ 6 năm trở lên).
2. Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ.
3. Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
4. Bản sao giấy khai sinh.
5. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn sử dụng.
Điều 21. Trình tự và thứ tự ưu tiên tuyển dụng
1. Trưởng phòng GD&ĐT phối hợp với Trưởng phòng Nội vụ báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét và đề nghị cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng những đối tượng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 của Quy chế này.
2. Nếu hồ sơ nhiều hơn chỉ tiêu cần tuyển thì xét ưu tiên theo thứ tự sau:
- Ưu tiên 1: Người có học vị Tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
- Ưu tiên 2: Người có học vị Thạc sĩ tốt nghiệp Đại học hệ chính quy chuyên ngành sư phạm (trừ liên thông); tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc, giỏi hệ chính quy (trừ liên thông) tại trường Đại học Sư phạm hoặc là học sinh đã đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng.
- Ưu tiên 3: Các đối tượng còn lại thuộc Khoản 2, Điều 19 của Quy chế này.
Nếu có nhiều người có cùng một loại ưu tiên và nhiều hơn chỉ tiêu cần tuyển thì xét ưu tiên theo thứ tự: trình độ ngoại ngữ và tin học, thành tích đạt được tại các giải thi mà môn thi trùng với môn dự tuyển, theo thứ tự từ giải cao đến giải thấp (Giải đặc biệt, giải nhất, giải nhì, giải ba, giải khuyến khích), từ cấp độ cao đến cấp độ thấp (Quốc tế, quốc gia). Nếu trùng thành tích và còn chỉ tiêu tuyển dụng thì xét theo điểm trung bình toàn khóa học giai đoạn đào tạo đại học và lấy điểm từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.
Điều 22. Hội đồng tuyển dụng
Hội đồng tuyển dụng do Chủ tịch UBND cấp huyện thành lập và xây dựng quy chế hoạt động theo các văn bản hướng dẫn hiện hành và đúng pháp luật.
Điều 23. Quy định chung về tiếp nhận
Tiếp nhận giáo viên (hoặc giảng viên) trong biên chế nhà nước. Tiếp nhận không phải kiểm tra sát hạch và phải kiểm tra sát hạch. Đối với hình thức phải kiểm tra sát hạch, Hiệu trưởng Trường THCS trọng điểm cấp huyện được chủ động thỏa thuận hợp đồng thử việc có thời hạn với giáo viên và đề nghị Trưởng Phòng GD&ĐT cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra sát hạch.
Điều 24. Đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn tiếp nhận
1. Đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo tiếp nhận không phải kiểm tra sát hạch
1.1. Đối tượng, tiêu chuẩn
- Giáo viên có trình độ Thạc sĩ (Trước khi đi học Thạc sĩ, tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm loại khá hệ chính quy trừ liên thông) hiện đang giảng dạy ở các Trường Đại học, Cao đẳng, THPT, THCS trong và ngoài tỉnh.
- Giáo viên tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc, giỏi hệ chính quy chuyên ngành sư phạm (trừ liên thông) của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh hiện đang giảng dạy ở các Trường THPT, THCS trong và ngoài tỉnh
- Giáo viên các Trường THCS có bằng đại học chuyên ngành sư phạm hệ chính quy (trừ liên thông) và bồi dưỡng có học sinh đoạt giải nhất thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên.
1.2. Điều kiện: Có đủ sức khỏe để công tác, có đủ hồ sơ theo quy định và đơn tự nguyện về công tác tại trường với thời gian tối thiểu là 6 năm.
2. Đối tượng, tiêu chuẩn và điều kiện tiếp nhận phải kiểm tra sát hạch
2.1. Đối tượng, tiêu chuẩn
a) Giáo viên các trường THPT, Cao đẳng và Đại học
b) Giáo viên các trường THCS phải có bằng đại học trở lên và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
- Được công nhận 2 lần trở lên là giáo viên dạy giỏi cấp huyện hoặc đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
- Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi và 3 năm liên tục có học sinh đoạt từ giải ba trở lên trong kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hóa cấp huyện hoặc có học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh (giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền như: Phòng GD&ĐT; Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND cấp huyện; UBND tỉnh…)
2.2. Điều kiện: Có đủ sức khỏe để công tác, có đủ hồ sơ theo quy định và đơn tự nguyện về công tác tại trường THCS trọng điểm với thời gian tối thiểu là 6 năm.
Điều 25. Hồ sơ của giáo viên dự tuyển
Như quy định tại điều 20 của quy chế này.
Điều 26. Hội đồng kiểm tra sát hạch giáo viên
1) Số lượng, cơ cấu của Hội đồng: có tối thiểu là 7 người, gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Trưởng Phòng GD&ĐT;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng Trường THCS trọng điểm;
c) Ủy viên Hội đồng là chuyên viên Phòng GD&ĐT, Tổ trưởng, giáo viên giỏi có cùng chuyên môn và có uy tín trong trường;
d)Thư ký Hội đồng kiểm tra sát hạch là chuyên viên Phòng GD&ĐT.
Trưởng phòng GD&ĐT có thể mời cán bộ, chuyên viên của phòng GD&ĐT hoặc giáo viên cốt cán từ các trường THCS khác có chuyên môn cùng môn tuyển, tham gia thành viên của Hội đồng sát hạch.
2. Nhiệm vụ: Hội đồng kiểm tra sát hạch có nhiệm vụ đánh giá về phẩm chất đạo đức, năng lực và phương pháp giảng dạy của giáo viên tham gia dự tuyển, cụ thể:
a) Nghiên cứu hồ sơ.
b) Tổ chức dự giờ (tối thiểu 3 tiết) ở 3 khối lớp khác nhau.
c) Kiểm tra kiến thức thuộc ngành dự tuyển bằng bài viết có thời gian 150 phút với yêu cầu tương đương đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh (Hội đồng sẽ thông báo cho người dự tuyển giới hạn kiến thức kiểm tra là 3 trong số những chuyên đề ôn luyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh), điểm tối đa là 20 điểm.
d) Tổ chức lấy ý kiến nhận xét từ học sinh về năng lực của giáo viên khi thử việc (qua lấy phiếu nhận xét).
e) Đánh giá những ưu điểm, tồn tại và mức độ đáp ứng nhiệm vụ của mỗi giáo viên dự tuyển, chỉ rõ những yêu cầu giảng dạy ở trường THCS trọng điểm và xếp theo thứ tự từ chất lượng cao đến thấp.
3. Hội đồng kiểm tra sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số. Hội đồng chỉ tiến hành họp xem xét khi có đủ các thành viên.
Điều 27. Xác định người đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra sát hạch
Người đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra sát hạch phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định và đạt các yêu cầu sau:
1. Giảng dạy ít nhất là 03 tiết (tối thiểu là 02 tiết xếp loại giỏi và 01 tiết xếp loại khá).
2. Kết quả bài kiểm tra kiến thức chuyên ngành đạt 15/20 điểm trở lên.
3. Ý kiến nhận xét của học sinh đánh giá năng lực xếp loại khá đạt từ 70% trở lên.
4. Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Hiệu trưởng trường đang công tác phải đạt loại xuất sắc.
Điều 28. Thực hiện quy trình tiếp nhận
Trên cơ sở đánh giá của hội đồng kiểm tra sát hạch, chỉ tiêu biên chế và nhu cầu, Trưởng Phòng GD&ĐT phối hợp với Trưởng phòng Nội vụ gửi tờ trình kèm theo hồ sơ đánh giá của Hội đồng và danh sách những giáo viên dự tuyển đạt yêu cầu, đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện quy trình tiếp nhận, điều động.
Mục 3. ĐIỀU ĐỘNG, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG VỚI GIÁO VIÊN
Điều 29. Đối tượng đề nghị điều động, chấm dứt hợp đồng
1. Đối với giáo viên đang trong thời gian thử việc hoặc trong thời gian hợp đồng làm việc lần đầu.
a) Nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì chấm dứt hợp đồng làm việc và hủy kết quả tuyển dụng.
b) Hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc không có báo cáo chuyên đề về chuyên môn thì Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định cho chuyển đi nơi khác. Nếu không đồng ý chuyển đi nơi khác thì chấm dứt hợp đồng.
2. Đối với giáo viên (khác đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này).
Hàng năm, sau khi kết thúc năm học, Hiệu trưởng báo cáo với Phòng GD&ĐT đề nghị UBND cấp huyện xem xét chuyển khỏi trường THCS trọng điểm những giáo viên không đạt một trong các yêu cầu sau:
a) Những giáo viên trong năm học không đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc có 2 năm liên tiếp xếp loại khá theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
b) Giáo viên không thể dạy các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh (theo đánh giá của trường) hoặc 2 năm liền không hoàn thành chỉ tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh theo kế hoạch được giao.
c) Giáo viên dạy các môn thi vào lớp 10 các trường THPT đạt điểm trung bình dưới 7,0 điểm.
d) Đạt dưới 15/20 điểm trong các kỳ kiểm tra sát hạch do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
e) Giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn, quy định của ngành; bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên; vi phạm pháp luật.
Điều 30. Hội đồng tư vấn về lựa chọn giáo viên
1. Hội đồng tư vấn về việc lựa chọn giáo viên do Hiệu trưởng Trường trọng điểm quyết định thành lập.
2. Về số lượng, thành phần Hội đồng tư vấn: có từ 7 đến 11 người, gồm: Chủ tịch Hội đồng tư vấn là Hiệu trưởng; các ủy viên gồm: Đại diện cấp ủy, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường, phụ trách Đoàn đội, các Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi tiêu biểu có liên quan, Thư ký hội đồng trường.
3. Nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn
a) Thảo luận và quyết nghị để Hiệu trưởng quyết định về tiêu chí đánh giá và xếp loại giáo viên hàng năm theo quy định hiện hành của nhà nước đồng thời phù hợp đặc thù Trường trọng điểm.
b) Cuối năm học, tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và xếp loại viên chức (về các mặt phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và hiệu quả công tác…) lập danh sách xếp loại theo thứ tự từ cao xuống thấp theo từng môn báo cáo Chủ tịch Hội đồng tư vấn xem xét những giáo viên không đạt yên cầu về các mặt phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và hiệu quả công tác và báo cáo với Phòng GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét cho chuyển khỏi Trường THCS trọng điểm.
c) Nghiên cứu hồ sơ, thảo luận và đưa ra nghị quyết tuyển chọn giáo viên do Hiệu trưởng đề nghị tuyển chọn.
Điều 31. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo về điều động, chấm dứt hợp đồng giáo viên
1. Hiệu trưởng Trường trọng điểm báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo danh sách đề nghị điều động, chấm dứt hợp đồng giáo viên sau khi tham khảo quyết nghị của Hội đồng tư vấn.
2. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trưởng Phòng Nội vụ trình Chủ tịch UBND cấp huyện danh sách, hồ sơ những giáo viên thuộc diện xét để điều động đi nơi khác hoặc giải quyết chế độ chính sách. Danh sách được lập theo thứ tự từ thấp đến cao về chất lượng viên chức theo đánh giá của trường.
3. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên thực hiện hàng năm và kết hợp với việc đánh giá, xếp loại cán bộ, viên chức chung của trường theo văn bản quy định hiện hành. Việc điều động hoặc giải quyết chính sách đối với giáo viên được thực hiện mỗi năm một lần vào cuối năm học (nếu có).
Điều 32. Hồ sơ đề nghị điều động đi nơi khác hoặc giải quyết chính sách đối với giáo viên
1. Hồ sơ cá nhân: Bản tự kiểm điểm, phiếu đánh giá xếp loại viên chức, phiếu đánh giá theo chuẩn giáo viên THCS 2 năm liền kề (có xác nhận của trường).
2. Hồ sơ của trường gồm:
a) Biên bản họp đánh giá, xếp loại viên chức hàng năm của tổ chuyên môn và đánh giá xếp loại theo chuẩn giáo viên THCS, xếp loại của Hiệu trưởng đối với giáo viên.
b) Danh sách xếp loại giáo viên sau mỗi năm học có xác nhận của Tổ trưởng chuyên môn.
c) Biên bản tổng hợp phiếu lấy ý kiến của học sinh đối với giáo viên định kỳ vào cuối năm học.
d) Biên bản của Hội đồng tư vấn về việc lựa chọn giáo viên của trường.
e) Tờ trình và danh sách giáo viên đề nghị điều động, giải quyết chế độ chính sách của Hiệu trưởng.
Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ báo cáo của Trưởng Phòng GD&ĐT xem xét quyết định đối với những giáo viên không đạt yêu cầu cho chuyển công tác hoặc giải quyết chế độ chính sách. Nếu những giáo viên trên không đồng ý chuyển công tác thì chấm dứt hợp đồng làm việc.
Điều 34. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh vướng mắc hoặc chưa phù hợp, các cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo); báo cáo về UBND cấp huyện (qua Phòng Giáo dục và Đào tạo) để xem xét, giải quyết./.
Quyết định 369/QĐ-UBND năm 2017 về quy chế tuyển chọn giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh và 08 trường Trung học cơ sở trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Số hiệu: | 369/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký: | Nguyễn Văn Phong |
Ngày ban hành: | 27/07/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 369/QĐ-UBND năm 2017 về quy chế tuyển chọn giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh và 08 trường Trung học cơ sở trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chưa có Video