ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3475/QĐ-UBND |
Thanh Hoá, ngày 17 tháng 9 năm 2018 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025”;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 1920/SGDĐT ngày 14/8/2018; của Sở Tài chính tại Công văn số 2821/STC-HCSN ngày 20/7/2018,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt “Đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025”, với các nội dung chủ yếu như sau:
1.1. Đối với giáo dục phổ thông
Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, phấn đấu đến năm 2025 chất lượng dạy học ngoại ngữ đạt mức khá so với mặt bằng chung cả nước, với các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể như sau:
a) Đối với đội ngũ giáo viên các cấp học: Đến năm 2020: 100 % giáo viên đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ (KNLNN) 6 bậc, ít nhất 80% giáo viên được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy.
- Giáo viên tiếng Anh Tiểu học, THCS đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 4 (B2);
- Giáo viên tiếng Anh THPT đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 5 (C1).
b) Đối với học sinh các cấp học: 100 % học sinh đạt chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ GDĐT:
- Học sinh lớp 5 cấp Tiểu học đạt trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1)
- Học sinh lớp 9 cấp THCS đạt trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2)
- Học sinh lớp 12 cấp THPT đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1)
1.2. Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên
Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, phấn đấu đến năm 2025: 100 % đội ngũ giáo viên đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 4 (B2) trở lên, 100 % học viên, sinh viên đạt chuẩn đầu ra theo quy định (trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 2 (A2) trở lên).
1.3. Đối với giáo dục đại học
Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên, giáo viên tiếng Anh. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% giảng viên ngoại ngữ đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 5 (C1); 100 % sinh viên đạt chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ GDĐT (trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 (B1) hoặc tương đương).
1.4. Đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức
Phấn đấu có tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị giáo dục có trình độ tiếng Anh từ B1 trở lên đạt 10% vào năm 2020.
2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội đối với việc học ngoại ngữ tạo phong trào học tập ngoại ngữ rộng khắp trên địa bàn tỉnh.
a) Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy cùng các cấp, tổ chức đoàn thể đối với các cơ quan nhà nước, các khu công nghiệp, du lịch (thông qua báo chí, đài phát thanh truyền hình...) về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của ngoại ngữ trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
b) Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về công tác dạy học ngoại ngữ đối với các cơ sở giáo dục đào tạo nhằm giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh hiểu rõ các yêu cầu, mục tiêu mới của việc dạy học ngoại ngữ (nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp, không thuần túy dạy ngữ pháp và từ vựng) và thay đổi các nhận thức, hành vi chưa đúng (trong quản lý, giảng dạy, học tập) đối với việc dạy và học ngoại ngữ (dạy học chạy theo điểm số, đối phó thi cử, dạy chay, học lệch,…).
2.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế -xã hội.
a) Tổ chức đánh giá tổng thể về trình độ, năng lực đội ngũ giáo viên tiếng Anh; mời các đơn vị có uy tín, chất lượng hàng đầu về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ (các trường đại học, tổ chức khảo thí quốc tế được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận và cho phép) thực hiện, đảm bảo khách quan, nghiêm túc, công khai minh bạch và tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá và phân loại giáo viên như sau:
- Số giáo viên đạt chuẩn trình độ, năng lực ngoại ngữ theo quy định;
- Số giáo viên không đạt yêu cầu nhưng không có khả năng đào tạo lại: Nghiên cứu bố trí công việc khác phù hợp hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định;
- Số giáo viên chưa đạt yêu cầu nhưng có khả năng đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ theo KNLNN quy định đối với từng cấp học. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập trung cho cán bộ, giáo viên nêu trên. Sau thời gian tối đa 06 tháng (kể từ ngày Sở Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả đánh giá trình độ, năng lực ngoại ngữ theo KNLNN của toàn thể cán bộ, giáo viên ngoại ngữ theo Đề án này) cán bộ, giáo viên phải nộp chứng chỉ đạt chuẩn trình độ, năng lực ngoại ngữ theo KNLNN quy định đối với từng cấp học về Sở Giáo dục và Đào tạo. Việc thi và cấp chứng chỉ đạt chuẩn trình độ, năng lực ngoại ngữ theo KNLNN do Sở Giáo dục và Đào tạo mời (ký hợp đồng) các đơn vị có uy tín, chất lượng hàng đầu về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ (các trường đại học, tổ chức khảo thí quốc tế được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận và cho phép) để tổ chức thực hiện, đảm bảo khách quan, nghiêm túc, công khai, minh bạch và tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực trong quá trình thực hiện.
b) Xây dựng kế hoạch tuyển mới giáo viên ngoại ngữ để bổ sung cho các cấp học theo hướng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và năng lực đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trước mắt, trong năm học 2018-2019, cần tuyển 249 giáo viên tiếng Anh còn thiếu ở các cấp học, trong đó: Cấp THPT: 39, cấp THCS: 33 và cấp Tiểu học: 177.
c) Tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của Trung tâm Giáo dục Quốc tế, Khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Hồng Đức và các trường đại học khác đóng trên địa bàn tỉnh để trở thành những đầu mối đào tạo, liên kết đào tạo; thực hiện việc kiểm tra, liên kết để kiểm tra, đánh giá trình độ, năng lực ngoại ngữ của giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên của tỉnh.
2.3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động học ngoại ngữ trong các đơn vị giáo dục đào tạo
a) Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ các cấp học, bậc học
- Đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập ngoại ngữ.
- Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ học sinh đạt chuẩn năng lực đầu ra theo mục tiêu của Đề án.
- Tạo môi trường học ngoại ngữ, khuyến khích học sinh đăng ký tham gia dự thi lấy chứng chỉ quốc tế (TOEFL, IELTS hoặc tương đương) hoặc tìm học bổng để có cơ hội du học ở nước ngoài.
- Khảo sát, đánh giá chất lượng ngoại ngữ đầu vào (đối với học sinh vào lớp đầu cấp) đầu ra (đối với học sinh lớp 5 Tiểu học đạt trình độ bậc 1; lớp 9 THCS đạt trình độ bậc 2; lớp 12 THPT đạt trình độ bậc 3 theo KNLNN); tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém để tăng tỷ lệ học sinh giỏi, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém; duy trì và tăng tỷ lệ học sinh học ngoại ngữ.
- Tiếp tục triển khai chương trình tiếng Anh 7 năm bắt đầu từ lớp 6 và 10 năm bắt đầu từ lớp 3.
- Khuyến khích các trường học có nhu cầu và điều kiện thực hiện các chương trình song ngữ, xây dựng các chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường với thời lượng nhiều hơn và với trình độ năng lực ngoại ngữ cao hơn so với Chương trình tiếng Anh 10 năm ở các cấp học.
b) Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ việc sử dụng ngoại ngữ, nâng cao động cơ học tập ngoại ngữ:
- Xây dựng và duy trì môi trường tự học, tự nâng cao trình độ ngoại ngữ, ưu tiên các hoạt động theo định hướng nghề nghiệp, phục vụ nhu cầu công việc và hỗ trợ kết nối như hệ thống thư viện, mạng Internet...
- Tăng cường bồi dưỡng phương pháp, thói quen, khả năng tự học ngoại ngữ cho học sinh nhằm phát huy tối đa năng lực, sở trường của học sinh.
- Khuyến khích mở rộng thực hành giao tiếp bằng ngoại ngữ: Các cấp quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh cần khuyến khích và tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh thực hành giao tiếp bằng ngoại ngữ trong giờ học cũng như bên ngoài lớp học. Tạo các cơ hội cho học sinh được giao tiếp với các giáo viên bản ngữ.
- Tổ chức các cuộc giao lưu, thi Olympic tiếng Anh, thi hát, nói, nghe, viết tiếng Anh, mở các câu lạc bộ tiếng Anh trong các nhà trường.
2.4. Nâng cao công tác quản lý dạy và học ngoại ngữ
a) Tổ chức thi, khảo sát, kiểm tra, đánh giá quá trình học tập, đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho giáo viên một cách nghiêm túc từ các cấp quản lý (Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường THPT, THCS....) tránh tiêu cực, bệnh thành tích.
b) Hàng năm tổ chức đánh giá phân loại giáo viên, đảm bảo thực chất, khách quan, công bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời, xem kết quả học tập ngoại ngữ của học sinh trong từng học kỳ và cuối năm là tiêu chí quan trọng trong xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
c) Có chính sách khen thưởng động viên nhân rộng điển hình những giáo viên, học sinh có kết quả dạy giỏi, học giỏi ngoại ngữ.
d) Xây dựng các nguồn học liệu mở trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tạo môi trường kết nối giữa các trường học trong quản lý, sinh hoạt học thuật và chia sẻ nguồn học liệu như: Ngân hàng đề kiểm tra, đề thi, tài liệu tham khảo chuyên môn, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém...
2.5. Tăng cường xã hội hóa hoạt động dạy học ngoại ngữ
a) Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển các trung tâm tư thục quốc tế, các trường tự chủ, các trung tâm ngoại ngữ lớn, có uy tín, có chất lượng để thu hút học sinh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh chất lượng dạy học ngoại ngữ.
b) Xây dựng Đề án về chính sách xã hội hóa phát triển các trường phổ thông tư thục chất lượng cao trong đó yêu cầu: Trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giáo viên có chất lượng, đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ chất lượng cao của học sinh phổ thông, nhất là học sinh bậc THPT trên địa bàn tỉnh; chính sách thu hút các trung tâm ngoại ngữ lớn vào Thanh Hóa để đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho các đối tượng người học (đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, học sinh, người lao động....) để nâng cao trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh phục vụ cho làm việc trong nước và nước ngoài.
c) Xây dựng đề án riêng, cơ chế tự chủ đối với một số trường chất lượng cao ở cấp THCS và THPT, trong đó học sinh được học trong môi trường tiếng Anh tốt nhất với đội ngũ giáo viên có trình độ và năng lực, có trang thiết bị hỗ trợ học tập ngoại ngữ hiện đại.
d) Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích những đơn vị giáo dục mầm non có đủ điều kiện và có nhu cầu được chủ động tiếp cận quá trình dạy học ngoại ngữ.
3.1. Tổng nhu cầu kinh phí: 88.994.000.000 đồng (Tám mươi tám tỷ, chín trăm chín mươi tư triệu đồng), trong đó:
a) Kinh phí tăng cường cơ sở vật chất: 79.100.000.000 đồng:
- Kinh phí đầu tư xây dựng trường điển hình về dạy học ngoại ngữ (mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng cho mỗi cấp học 01 trường): 27 x 3 x 300.000.000 đồng/trường = 24.300.000.000 đồng (kinh phí bao gồm: Cung cấp trang thiết bị phòng dạy học ngoại ngữ hiện đại; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên, dạy học một số môn bằng tiếng Anh).
- Kinh phí đầu tư trang thiết bị tối thiểu phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ cho các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh: 1.370 trường (Tiểu học: 681 trường; THCS: 610 trường; THPT :79 trường) x 40.000.000 đồng = 54.800.000.000 đồng.
b) Kinh phí khảo sát tổ chức thi cấp chứng chỉ cho giáo viên: 9.894.000.000 đồng:
- Dự kiến kinh phí khảo sát ban đầu đánh giá, phân loại trình độ để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: 2360 người x 2.800.000 đồng = 6.608.000.000 đồng.
- Dự kiến kinh phí tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá năng lực sau bồi dưỡng (bằng khoảng 50% số giáo viên tham gia khảo sát ban đầu): 1180 người x 2.785.000 đồng = 3.286.000.000.000 đồng.
3.2. Nguồn kinh phí
a) Kinh phí tăng cường cơ sở vật chất: 79.100.000.000 đồng: Từ nguồn phát triển các trường học thông minh theo Đề án của tỉnh.
b) Kinh phí khảo sát tổ chức thi cấp chứng chỉ cho giáo viên: 9.894.000.000 đồng: Từ nguồn sự nghiệp giáo giáo dục đào tạo trong dự toán ngân sách tỉnh hằng năm.
3.3. Phân kỳ đầu tư và lộ trình thực hiện
a) Giai đoạn 1: Từ năm 2019-2020: 30.931.000.000 đồng, trong đó:
- Mua sắm trang thiết bị phòng học ngoại ngữ tối thiểu cho 387 trường: 387 trường x 40.000.000 đồng = 15.480.000.000 đồng;
- Xây dựng trường điển hình về dạy học ngoại ngữ cho 8 huyện (mỗi huyện 03 trường): 8 x 3 x 300.000.000 đồng = 7.200.000.000 đồng;
- Kinh phí khảo sát ban đầu đánh giá, phân loại trình độ để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: 2360 người x 2.800.000 đồng = 6.608.000.000 đồng;
- Dự kiến kinh phí tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá năng lực sau bồi dưỡng (khoảng 25% số giáo viên tham gia khảo sát ban đầu ): 590 người x 2.785.000 đồng = 1.643.000.000.000 đồng.
b) Giai đoạn 2: Từ năm 2021-2023: 36.243.000.000 đồng, trong đó:
- Mua sắm trang thiết bị phòng học ngoại ngữ tối thiểu cho 595 trường: 595 x 40.000.000 đồng = 23.800.000.000 đồng;
- Xây dựng trường điển hình về dạy học ngoại ngữ cho 12 huyện (mỗi huyện 3 trường): 12 x 3 x 300.000.000 đồng = 10.800.000.000 đồng;
- Dự kiến kinh phí tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá năng lực sau bồi dưỡng (khoảng 25% số giáo viên tham gia khảo sát ban đầu ): 590 người x 2.785.000 đồng = 1.643.000.000.000 đồng.
c) Giai đoạn 3: Từ năm 2024-2025: 21.820.000.000 đồng, trong đó:
- Mua sắm trang thiết bị cho 388 trường: 388 trường x 40.000.000 đồng = 15.520.000.000 đồng;
- Xây dựng trường điển hình về dạy học ngoại ngữ cho 07 huyện (mỗi huyện 02 trường): 7 x 3 x 300.000.000 đồng = 6.300.000.000 đồng;
1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đối với từng nhiệm vụ cụ thể như: Tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá năng lực giáo viên tiếng Anh ở các cấp học, bậc học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh; đánh giá phân loại, sàng lọc giáo viên; sắp xếp, bố trí công tác khác hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với giáo viên không đạt yêu cầu trình độ năng lực ngoại ngữ theo quy định; mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học tiếng Anh, đảm bảo đúng quy định hiện hành của pháp luật và lộ trình của Đề án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
b) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi toàn tỉnh hàng năm và cả giai đoạn, định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Ban Quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
c) Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng Kế hoạch tuyển dụng mới đội ngũ giáo viên tiếng Anh cho các cấp học, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu dạy và học của các nhà trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên ngoại ngữ trong các trường phổ thông theo quy định.
2. Sở Nội vụ:
a) Chủ trì, thẩm định Kế hoạch, chỉ tiêu giáo viên tiếng Anh toàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên ngoại ngữ đối với cấp THPT và hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên ngoại ngữ đối với cấp Tiểu học, THCS, đảm bảo đúng quy định hiện hành của pháp luật;
b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên ngoại ngữ; tổ chức sắp xếp, bố trí công tác khác hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với giáo viên không đạt yêu cầu trình độ, năng lực ngoại ngữ theo quy định, đảm bảo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo và Đào tạo, Sở Nội vụ tham mưu bố trí kinh phí để triển khai thực hiện, đảm bảo đúng lộ trình của Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí và thanh toán, quyết toán theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo cân đối ngân sách đầu tư hàng năm cho các địa phương xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học ngoại ngữ cho các trường mầm non, phổ thông.
5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò, vị trí của ngoại ngữ đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; sự cần thiết, tầm quan trọng của việc đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ trong nhà trường, nhằm nâng cao trình độ của học sinh, sinh viên trong các nhà trường, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
6. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, ngành và đơn vị có liên quan tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức thực hiện Đề án, đảm bảo chất lượng và phù hợp với lộ trình, kế hoạch triển khai chung.
7. Các trường đại học trên địa bàn tỉnh:
a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cử cán bộ, giảng viên tham gia tập huấn các lớp cốt cán ở trong và ngoài nước khi có kế hoạch và yêu cầu.
b) Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo sinh viên sư phạm môn ngoại ngữ, đảm bảo sau khi ra trường sinh viên đủ trình độ, năng lực giảng dạy môn ngoại ngữ theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh trình độ, năng lực của giáo viên tiếng Anh các trường tiểu học và THCS trên địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tiếng Anh được đào tạo bồi dưỡng để đạt chuẩn trình độ năng lực theo quy định.
b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ trong công tác phân loại, sàng giáo viên ngoại ngữ và sắp xếp, bố trí công tác khác hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với những giáo viên không đạt yêu cầu trình độ, năng lực ngoại ngữ theo quy định, đảm bảo đúng quy định hiện hành của pháp luật
c) Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án tại địa phương, định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Lao động-Thương binh và Xã hội; Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 3475/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
Số hiệu: | 3475/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký: | Phạm Đăng Quyền |
Ngày ban hành: | 17/09/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3475/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
Chưa có Video