Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3408/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”;

Căn cứ Chỉ thị số 3575/CT-BGDĐT ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường triển khai thực hiện nhiệm vụ dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 51/2018/TT-BTC ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;

Căn cứ Kết luận tại cuộc họp giao ban Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ngày 19 tháng 10 năm 2021;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2348/TTr-SGDĐT ngày 01 tháng 9 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Đề án), với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống các trường phổ thông trên địa bàn thành phố; hoàn thành việc triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học theo lộ trình triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến năm 2025, phấn đấu đạt tỷ lệ 100% giáo viên ngoại ngữ đạt năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; năng lực chuyên môn đáp ứng tốt các yêu cầu dạy học chương trình mới; trong đó, có 25% giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có đủ năng lực ngoại ngữ trong học tập và giao tiếp trong đời sống và học tập ở các bậc học cao hơn; nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đáp ứng nhu cầu tự học và nâng cao năng lực ngoại ngữ theo vị trí việc làm; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với giáo dục mầm non

Đến năm 2025, phấn đấu đạt tỷ lệ 40% trẻ mầm non được làm quen với tiếng Anh.

b) Đối với giáo dục phổ thông

Đến năm 2025, phấn đấu đạt tỷ lệ 60% học sinh lớp 1 và lớp 2 được học tiếng Anh tự chọn, 100% học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 được học ngoại ngữ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, 60% các trường THCS và THPT triển khai dạy học tự chọn ngoại ngữ 2.

c) Đối với giáo dục nghề nghiệp

Đến năm 2025, phấn đấu đạt tỷ lệ 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra ngành, nghề đào tạo.

d) Đối với giáo dục thường xuyên

- Đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành việc xây dựng các chương trình dạy và học ngoại ngữ trong giáo dục thường xuyên, đáp ứng cơ bản nhu cầu đa dạng của xã hội.

- Đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành việc xây dựng các chương trình bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ), ưu tiên các chương trình tự bồi dưỡng; tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ).

đ) Hoạt động quản lý, hỗ trợ các trung tâm ngoại ngữ, tin học

- Tăng cường quản lý hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn và kịp thời chấn chỉnh những sai phạm trong việc đào tạo, liên kết đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ của các trung tâm ngoại ngữ, tin học.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho chủ đầu tư, giám đốc các trung tâm ngoại ngữ, tin học; tăng cường tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho giám đốc, đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên các trung tâm ngoại ngữ, tin học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ.

- Tổ chức nghiêm túc các kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ cấp quốc gia và quốc tế.

- Tiếp tục động viên và nhân rộng các đơn vị có thành tích tốt trong hoạt động, tổ chức hiệu quả các hoạt động ngoại khóa; khuyến khích các trung tâm ngoại ngữ tổ chức các câu lạc bộ ngoại ngữ giúp học viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, giáo dục an toàn giao thông, môi trường; tổ chức các cuộc thi kể truyện sách bằng ngoại ngữ nhằm trang bị cho học viên kỹ năng tham gia các cuộc thi do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức; xây dựng thư viện, mở rộng tủ sách; xây dựng thói quen đọc sách, mở các lớp giáo dục kỹ năng, phương pháp đọc sách nhằm phát triển văn hóa đọc gắn với xây dựng câu lạc bộ ngoại ngữ cộng đồng.

- Liên kết khảo thí tiếng Anh, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên thi lấy chứng chỉ quốc tế theo yêu cầu.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Triển khai chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ

a) Mở rộng quy mô dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới, đưa môn ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) vào giảng dạy từ tiểu học (lớp 3) đến trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo đúng lộ trình triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở các trường phổ thông theo chương trình mới; nâng cao trình độ ngôn ngữ và năng lực thực hành các kỹ năng giao tiếp cơ bản của người học (theo Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu và Khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam) đáp ứng mục tiêu dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới. Đối với ngoại ngữ 1, cuối cấp tiểu học, học sinh đạt bậc 1/6; cuối cấp THCS, học sinh đạt bậc 2/6; cuối cấp THPT, học sinh đạt bậc 3/6. Đối với ngoại ngữ 2, cuối cấp THCS, học sinh đạt bậc 1/6; cuối cấp THPT, học sinh đạt bậc 2/6 theo Khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam.

b) Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học các chương trình ngoại ngữ giảng dạy trong các trường phổ thông; duy trì và từng bước mở rộng, nâng cao chất lượng dạy học chương trình tiếng Anh (chương trình tăng cường) giảng dạy từ lớp 1, lớp 6 và lớp 10 tại một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố; duy trì và phát triển quy mô, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ 2 môn tiếng Pháp tại các trường THCS, THPT khi đủ điều kiện (có đủ học sinh và giáo viên); từng bước triển khai giảng dạy các ngoại ngữ khác như: tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, tiếng Hàn như ngoại ngữ 2 ở những nơi có nhu cầu và điều kiện.

c) Thực hiện việc dạy học bằng tiếng Anh, tiếng Pháp đối với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên tại Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng và các trường THCS, THPT khác khi đáp ứng đủ điều kiện.

d) Khuyến khích các cơ sở giáo dục mầm non và các trường tiểu học triển khai chương trình cho trẻ làm quen với tiếng Anh theo hình thức tự chọn cho trẻ mầm non và học sinh lớp 1, lớp 2.

đ) Tăng cường bổ sung tài liệu dạy và học ngoại ngữ theo hướng hiện đại và phù hợp chuẩn đầu ra theo quy định.

e) Tiếp tục thực hiện lộ trình áp dụng chuẩn đầu ra đạt bậc 3/6 đối với sinh viên chính quy.

2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận quốc tế

a) Trang bị và sử dụng hiệu quả các phần mềm tự học và thi online các kỹ năng nghe, đọc, viết; sử dụng ngân hàng đề thi của Trung tâm Đánh giá năng lực ngoại ngữ Quốc gia trong kiểm tra, đánh giá của các cơ sở giáo dục, trong tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.

b) Đổi mới và nâng cao hiệu quả phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ:

- Ứng dụng các công cụ chuẩn hóa đánh giá năng lực ngoại ngữ, ưu tiên các công cụ hỗ trợ thi trên máy tính và thi trực tuyến.

- Xây dựng và phát triển ngân hàng đề thi và ngân hàng câu hỏi thi đánh giá năng lực ngoại ngữ.

- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về khảo thí ngoại ngữ: cán bộ, giáo viên chấm kỹ năng Nói (Speaking) và kỹ năng Viết (Writing) theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.

- Khuyến khích các đơn vị có điều kiện tổ chức kiểm tra kỹ năng Nói (Speaking) cho học sinh, tổ chức kiểm tra kỹ năng Viết (Writing) chung cho các khối, lớp.

- Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả đầu ra bậc 1/6 đối với lớp 5, bậc 2/6 đối với học sinh lớp 9 và bậc 3/6 đối với học sinh lớp 12 học sách giáo khoa mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xây dựng các cơ sở tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ độc lập.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai việc đánh giá chuẩn năng lực ngoại ngữ, chuẩn năng lực đầu ra cho học sinh trên địa bàn thành phố.

c) Phát triển ngân hàng đề thi; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên đảm bảo chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.

3. Phát triển đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng

a) Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên ngoại ngữ chưa đạt chuẩn; tiếp tục bồi dưỡng lại cho giáo viên ngoại ngữ các cấp học phổ thông đã được bồi dưỡng nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định.

b) Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu mới trong mục tiêu dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học phổ thông: bồi dưỡng phương pháp giảng dạy ngoại ngữ hiện đại theo hướng tiếp cận thành công (teaching for success) cho giáo viên ngoại ngữ; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ cốt cán các cấp học phổ thông; bồi dưỡng thay sách cho giáo viên ngoại ngữ theo lộ trình thay sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khuyến khích các cơ sở giáo dục mở các lớp tiếng Anh cho cán bộ quản lý, giáo viên, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn. Triển khai chương trình bồi dưỡng, tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc triển khai hoạt động dạy và học ngoại ngữ tại đơn vị.

c) Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực ngôn ngữ và phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn và mục tiêu dạy và học ngoại ngữ theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

d) Tổ chức bồi dưỡng trình độ tiếng Anh, tiếng Pháp và phương pháp giảng dạy bằng tiếng Anh, tiếng Pháp cho giáo viên Toán và các môn Khoa học tự nhiên để đáp ứng yêu cầu giảng dạy các môn học này bằng tiếng Anh, tiếng Pháp.

đ) Tuyển dụng, bố trí giáo viên, đáp ứng yêu cầu dạy học ngoại ngữ theo lộ trình; thực hiện đổi mới phương thức tuyển dụng giáo viên: kết hợp xem xét kết quả đào tạo của hồ sơ cá nhân với phỏng vấn, khảo sát năng lực ngôn ngữ thực tế đáp ứng nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để triển khai dạy ngoại ngữ theo các cấp học.

e) Duy trì đội ngũ giáo viên tiếng Pháp để phát triển việc dạy học ngoại ngữ 1, 2 môn tiếng Pháp tại các trường THCS, THPT sau khi triển khai chương trình, sách giáo khoa mới; tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ khác (ngoài tiếng Anh và tiếng Pháp) để từng bước đa dạng hóa các ngoại ngữ được giảng dạy như ngoại ngữ 2 trong các trường phổ thông theo nhu cầu của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của đơn vị.

g) Khuyến khích, tạo cơ chế thuận lợi để các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và một số trường phổ thông trọng điểm liên kết, hợp tác đào tạo, giảng dạy; tham gia của các cơ sở đào tạo có uy tín, đội ngũ giáo viên tình nguyện có chất lượng và kinh nghiệm dạy học ngoại ngữ.

4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ

a) Tăng cường đầu tư phòng dạy học ngoại ngữ theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tập trung vào các trường điển hình dạy học ngoại ngữ, trường đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2025, phấn đấu đạt tỷ lệ 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố được trang bị phòng dạy học ngoại ngữ, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ tối thiểu, phần mềm dạy học ngoại ngữ, học liệu phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ.

b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn sử dụng thiết bị, phần mềm dạy học ngoại ngữ; sử dụng hiệu quả các phòng dạy học ngoại ngữ, trang thiết bị nghe nhìn, tranh ảnh, phần mềm dạy học ngoại ngữ. Khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống học liệu trực tuyến mở quốc gia, các nguồn học liệu trực tuyến về dạy và học ngoại ngữ như: sách giáo khoa, tài liệu dạy và học, hệ thống sách mềm, phần mềm đã được phát triển bởi các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có uy tín, tạo cơ hội tiếp cận các chương trình ngoại ngữ chất lượng cao cho đối tượng người học.

5. Tăng cường công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ

a) Tăng cường mời giáo viên là người nước ngoài, sinh viên tình nguyện quốc tế, tình nguyện viên quốc tế trao đổi chuyên môn với giáo viên dạy ngoại ngữ và tham gia giảng dạy và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên môn. Phát huy năng lực các chuyên gia ngoại ngữ và tổ giáo viên cốt cán ngoại ngữ các cấp học, tăng cường giúp đỡ các nhà trường về chuyên môn. Ngành Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường đổi mới linh hoạt hình thức sinh hoạt chuyên môn; tổ chức câu lạc bộ và sinh hoạt chuyên môn ngoại ngữ theo trường và cụm trường để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tăng cường giao tiếp ngoại ngữ.

b) Xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, tạo động cơ học tập ngoại ngữ cho các thế hệ học sinh, sinh viên; tăng cường xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ, ưu tiên các hoạt động theo định hướng nghề nghiệp, phục vụ nhu cầu công việc và hỗ trợ kết nối việc làm; duy trì và nhân rộng các phong trào học và sử dụng ngoại trong trường trung học, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

c) Tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ: tạo cơ chế thuận lợi khuyến khích các trường xây dựng, phát triển các hình thức liên kết, hợp tác với các tổ chức, trường học, trung tâm ngoại ngữ ở các quốc gia bản ngữ phù hợp với việc dạy và học ngoại ngữ ở đơn vị và các quy định hiện hành; thực hiện các chương trình hợp tác, trao đổi giáo viên, học sinh, giảng viên với nước ngoài; tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ, tăng cường các trang thiết bị, học liệu dạy học ngoại ngữ; đẩy mạnh việc tìm kiếm các chương trình, nguồn học bổng về ngoại ngữ và du học nước ngoài, tạo động cơ, điều kiện và cơ hội học tập ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên.

d) Tăng cường khai thác các chương trình truyền hình, phát thanh, các phần mềm phục vụ dạy và học ngoại ngữ; khuyến khích người dạy, người học sử dụng các kênh có dạy ngoại ngữ của các đài phát thanh và truyền hình.

đ) Tăng cường công tác truyền thông về dạy học ngoại ngữ nhằm cung cấp thông tin kịp thời đến toàn xã hội, nhân rộng các sáng tạo, kinh nghiệm hay, các gương điển hình trong thực hiện nhiệm vụ dạy học ngoại ngữ của các trường phổ thông.

6. Nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến việc dạy và học ngoại ngữ

a) Rà soát, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các quy định, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, tăng cường hội nhập quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ.

b) Rà soát, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các quy định về dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân của thành phố và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án.

7. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ

a) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là các chương trình dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.

b) Phát huy vai trò và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, đặc biệt là Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Bồi dưỡng nhà giáo theo định hướng đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu ra của người học để thu hút, khuyến khích người học tham gia tích cực, hiệu quả vào các khóa học tự nguyện của các trung tâm.

c) Khuyến khích và phát huy cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, triển khai chương trình tiếng Anh do người nước ngoài (giáo viên của các nước nói tiếng Anh hoặc tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ chính thống) giảng dạy theo hình thức tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh.

8. Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án

a) Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, cộng tác viên thanh tra môn ngoại ngữ để hỗ trợ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường phổ thông trong chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra hoạt động chuyên môn ở cơ sở giáo dục và tư vấn, hỗ trợ giáo viên về chuyên môn; nâng cao năng lực tổ chức quản lý dạy học ngoại ngữ cho cán bộ quản lý Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục Đào tạo và các cơ sở giáo dục.

b) Triển khai thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên ngoại ngữ; đề xuất hoàn thiện cơ chế, nhất là biên chế giáo viên dạy học ngoại ngữ tại các trường phổ thông, đặc biệt là cấp tiểu học; thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án.

c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất; tăng cường quản lý các trung tâm ngoại ngữ thuộc hệ thống giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác chỉ đạo việc thực hiện Đề án; sơ kết việc triển khai thực hiện Đề án hàng năm; tổng kết cả giai đoạn triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi toàn thành phố.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí

Kinh phí thực hiện dự kiến: 124.750.000.000 đồng (Một trăm hai mươi bốn tỷ bảy trăm năm mươi triệu đồng). Trong đó:

a) Ngân sách sự nghiệp giáo dục chi cho Đề án dạy và học ngoại ngữ: 31.300.000.000 đồng.

b) Kinh phí đào tạo ngành giáo dục: 6.700.000.000 đồng.

c) Ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo hàng năm: 40.900.000.000 đồng.

d) Nguồn xã hội hóa: 45.850.000.000 đồng.

2. Nguồn kinh phí

a) Nguồn ngân sách nhà nước bố trí hàng năm chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề theo phân cấp ngân sách nhà nước.

b) Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Nguồn thu của các cơ sở giáo dục và đào tạo; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác.

IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2021 - 2022

a) Tiếp tục bồi dưỡng và bồi dưỡng nâng cao năng lực ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy cho giáo viên ngoại ngữ giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp để đến cuối năm 2022, 100% đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn quy định đáp ứng quy mô phát triển giảng dạy ngoại ngữ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; bồi dưỡng đạt chuẩn quốc tế cho 5% giáo viên ngoại ngữ phổ thông; bồi dưỡng năng lực tiếng Anh cho khoảng 5% đội ngũ cán bộ quản lý đạt trình độ bậc 3/6.

b) Tổ chức bồi dưỡng về tiếng Anh, tiếng Pháp và phương pháp dạy học bằng tiếng Anh, tiếng Pháp cho giáo viên dạy môn Toán và các môn khoa học tự nhiên; mở rộng triển khai thực hiện việc dạy môn Toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh, tiếng Pháp tại các trường có đủ điều kiện.

c) Tiếp tục mở rộng triển khai tiếng Anh theo lộ trình chương trình giáo dục phổ thông 2018; duy trì và phát triển việc dạy ngoại ngữ 2 môn tiếng Pháp ở một số trường THCS, THPT có đủ điều kiện và học sinh có nhu cầu học tập.

d) Đầu tư xây dựng phòng học ngoại ngữ, trang bị phần mềm, học liệu cho các trường điển hình dạy học ngoại ngữ, trường triển khai dạy tiếng Anh theo chương trình mới, trường đạt chuẩn quốc gia.

đ) Đề xuất chủ trương cho phép các chuyên gia, giảng viên người nước ngoài tham gia vào hoạt động giảng dạy, học tập ngoại ngữ, hỗ trợ sinh hoạt chuyên môn tổ/nhóm ngoại ngữ tại các trường phổ thông trên địa bàn thành phố; thực hiện mời chuyên gia, giảng viên người nước ngoài trực tiếp làm việc tại 100% các trường phổ thông.

e) Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình tình nguyện viên bản địa tiếng Pháp; tích cực tìm kiếm nguồn tình nguyện viên bản địa ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, tiếng Hàn, nhằm hỗ trợ hiệu quả các trường phổ thông triển khai dạy tiếng Anh chương trình mới, dạy học tự chọn ngoại ngữ 2.

2. Giai đoạn 2023 - 2025

a) Tiếp tục bồi dưỡng thường xuyên năng lực ngôn ngữ; phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên theo lộ trình để thực hiện hiệu quả việc triển khai các chương trình ngoại ngữ; bồi dưỡng đạt chuẩn quốc tế cho 20% giáo viên ngoại ngữ phổ thông; bồi dưỡng năng lực tiếng Anh cho khoảng 20% đội ngũ cán bộ quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3/6.

b) Hoàn thành việc triển khai dạy tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại 100% các trường phổ thông; nâng tỷ lệ các trường triển khai dạy ngoại ngữ 2 các môn: tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, ở trường tiểu học, THCS, THPT; thí điểm tổ chức triển khai các chương trình song ngữ, chương trình tiên tiến.

c) Đầu tư phòng dạy học ngoại ngữ, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ, phần mềm, học liệu cho 100% các trường phổ thông.

d) Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình tình nguyện viên quốc tế và giáo viên bản ngữ với nhiều hoạt động phong phú, tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên và học sinh thực hành ngoại ngữ; các trường phổ thông có chuyên gia, giảng viên người nước ngoài trực tiếp làm việc tại trường.

3. Tầm nhìn 2030

a) Mục tiêu

- Thành phố Cần Thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu có uy tín trong khu vực về dạy và học ngoại ngữ; cán bộ, công chức quản lý được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ đủ năng lực tiếp cận làm việc trong môi trường quốc tế.

- Người dân thành phố, du khách đến tham quan được học, sử dụng và tra cứu thông tin bằng ngoại ngữ.

- Giáo viên và học sinh các trường phổ thông được dạy và học trong môi trường ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế; mỗi trường phổ thông có chuyên gia, giảng viên người nước ngoài trực tiếp làm việc tại trường.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

- Bồi dưỡng thường xuyên năng lực ngôn ngữ; phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên theo lộ trình để thực hiện hiệu quả việc triển khai các chương trình ngoại ngữ mới; bồi dưỡng đạt chuẩn quốc tế cho giáo viên ngoại ngữ phổ thông; bồi dưỡng năng lực tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ quản lý đạt chuẩn quốc tế.

- Xây dựng, trang bị phần mềm hỗ trợ sử dụng ngoại ngữ; lắp đặt hệ thống bảng điện tử tra cứu thông tin bằng ngoại ngữ, phần mềm học ngoại ngữ trên Cổng Thông tin điện tử thành phố.

- Trang bị phòng dạy học ngoại ngữ, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ, phần mềm, học liệu cho các trường phổ thông, trường mầm non trong thành phố; tiếp nhận chuyên gia, tình nguyện viên quốc tế và giáo viên bản ngữ đến nghiên cứu, làm việc hỗ trợ các hoạt động dạy và học ngoại ngữ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện cụ thể hóa nội dung của Đề án này thành các kế hoạch hàng năm, chương trình chi tiết để tổ chức thực hiện; sơ kết việc triển khai thực hiện Đề án hàng năm; tổ chức tổng kết cả giai đoạn triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi toàn thành phố.

b) Phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên ngoại ngữ trong các trường phổ thông theo quy định.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Đề án trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với lộ trình, kế hoạch triển khai chung của thành phố.

3. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên ngoại ngữ trong các trường phổ thông theo quy định.

4. Sở Ngoại vụ

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tăng cường xúc tiến hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tìm kiếm cơ hội hợp tác thông qua các chương trình giao lưu văn hóa hoặc dự án trao đổi học sinh, sinh viên, giáo viên, tình nguyện quốc tế với các đối tác nước ngoài phù hợp với Đề án.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thực hiện lồng ghép các chương trình, đào tạo của Đề án này vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, phối hợp với các đơn vị liên quan kêu gọi thêm vốn ngoài ngân sách, vốn xã hội hóa để phục vụ cho Đề án, phát triển sự nghiệp giáo dục.

6. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách, bố trí kinh phí theo quy định để thực hiện Đề án.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò, vai trò của ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; sự cần thiết, tầm quan trọng của việc đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố.

8. Ủy ban nhân dân quận, huyện

a) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch triển khai Đề án trên địa bàn; tổ chức sơ kết hàng năm; tổng kết việc thực hiện Đề án tại địa phương.

b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan chỉ đạo việc triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn phù hợp với yêu cầu, kế hoạch chung của thành phố.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án

1. Giao Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo mục tiêu đề ra; kiểm tra, theo dõi, báo cáo và đề xuất điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

2. Giao Giám đốc Sở Tài chính căn cứ tình hình thực tế, nhiệm vụ cụ thể cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố kinh phí để thực hiện Đề án theo quy định.

3. Các Sở, Ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo mục tiêu đề ra.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Tấn Hiển

 

ĐỀ ÁN

DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 3408/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng và là công cụ giao tiếp giữa các quốc gia trong mối quan hệ giao lưu, hợp tác. Với tầm quan trọng và cần thiết đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 phê duyệt điều chỉnh bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Quốc dân giai đoạn 2017 - 2025” với mục tiêu chung là: Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu dạy học và làm việc; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập; góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025.

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội và bối cảnh hội nhập toàn cầu, ngoại ngữ thực sự là công cụ, phương tiện không thể thiếu trong quá trình xây dựng và kiến thiết đất nước cũng như địa phương. Thành phố Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vì thế để đáp ứng được mục tiêu hội nhập và phát triển, thành phố Cần Thơ cần đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ tốt.

Căn cứ vào thực tiễn về đội ngũ, cơ sở vật chất, điều kiện tài chính và tình hình giáo dục tại địa phương, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025”.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sơ pháp lý

- Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”;

- Căn cứ Chỉ thị số 3575/CT-BGDĐT ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường triển khai thực hiện nhiệm vụ dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân;

- Căn cứ Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;

- Căn cứ Thông tư số 51/2018/TT-BTC ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025.

2. Cơ sở thực tiễn

a) Thực trạng tình hình dạy và học ngoại ngữ của thành phố Cần Thơ

- Quy mô, mạng lưới trường lớp:

+ Đối với giáo dục mầm non

Toàn thành phố có 175 trường mầm non; trong đó, có 138 trường công lập và 37 trường mầm non ngoài công lập.

+ Đối với giáo dục phổ thông

Toàn thành phố hiện có 171 trường tiểu học, 100% trường triển khai dạy tiếng Anh; 69/69 trường trung học cơ sở (THCS) triển khai dạy tiếng Anh (Ngoại ngữ 1); 37/37 trường trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học (đa cấp) có học sinh THPT; trong đó, có 09 trường ngoài công lập, 01 trường năng khiếu thể dục thể thao, 01 trường THPT chuyên và 01 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú triển khai dạy tiếng Anh.

Ngoài việc triển khai chương trình giảng dạy tiếng Anh, một số trường THCS và THPT đã triển khai các chương trình giảng dạy tiếng Pháp (Chương trình song ngữ tiếng Pháp, tiếng Pháp ngoại ngữ 1, tiếng Pháp ngoại ngữ 2) và tiếng Trung Quốc (Phụ lục I).

+ Đối với các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (trung tâm GDNN-GDTX), các trung tâm ngoại ngữ:

* 01 trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Bồi dưỡng nhà giáo thành phố tổ chức giảng dạy tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Anh cho trẻ em.

* 09 trung tâm GDNN-GDTX. Hiện nay, các đơn vị trung tâm GDNN-GDTX chưa triển khai việc dạy học ngoại ngữ cho học viên học văn hóa ở các trung tâm giáo dục thường xuyên vì thiếu giáo viên và chưa có giáo trình phù hợp.

* 85 trung tâm ngoại ngữ - tin học; trong đó, có 08 trung tâm ngoại ngữ - tin học; 02 trung tâm tin học; 75 trung tâm ngoại ngữ (62 trung tâm Anh ngữ; 02 trung tâm Hàn ngữ; 03 trung tâm Nhật ngữ và 08 trung tâm dạy nhiều ngoại ngữ như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn và tiếng Nhật).

- Đội ngũ giáo viên:

+ Đối với giáo dục phổ thông (Phụ lục II).

* Tổng số giáo viên Tiếng Anh: 988; trong đó, có 811 giáo viên đạt chuẩn, đạt tỷ lệ là 82,1%; 177 giáo viên, đạt tỷ lệ là 17,9% chưa đạt chuẩn.

* Tổng số giáo viên Tiếng Pháp: 62; trong đó, có 26 giáo viên đạt B2 (DELF) đạt tỷ lệ là 41,9%; 40 giáo viên, đạt tỷ lệ là 58,1% chưa đạt B2 (DELF).

+ Đối với trung tâm GDNN-GDTX và các trung tâm ngoại ngữ.

* Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Bồi dưỡng nhà giáo có 10 giáo viên trực tiếp giảng dạy tin học, ngoại ngữ.

* Các trung tâm ngoại ngữ tư thục: Số lượng giáo viên dạy tiếng Anh là 1.270 giáo viên; trong đó, có 45 giáo viên người nước ngoài; số lượng giáo viên dạy tiếng Nhật là 10 giáo viên; số lượng giáo viên dạy tiếng Hàn là 09 giáo viên; số lượng giáo viên dạy tiếng Trung Quốc là 07 giáo viên; số lượng giáo viên dạy tiếng Pháp là 15 giáo viên.

- Các chương trình dạy và học ngoại ngữ:

+ Đối với các trường mầm non, phổ thông.

* Mầm non: Tài liệu tập huấn Thực nghiệm chương trình cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh của Ban Quản lý Đề án ngoại ngữ Quốc gia.

* Tiểu học: Chương trình Tiếng Anh 2 tiết/tuần và 4 tiết/tuần được thực hiện theo giáo trình Tiếng Anh của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Giáo trình Family and Friends Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam kết hợp với Nhà xuất bản Oxford; Chương trình Tiếng Anh 6 tiết/tuần thực hiện theo Giáo trình Let’s Go của Nhà xuất bản Oxford; Chương trình làm quen tiếng Anh lớp 1 và 2 sử dụng Giáo trình tiếng Anh của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Giáo trình My phonics của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam kết hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Oxford.

* THCS: Chương trình tiếng Anh 7 năm (3 tiết/tuần) đối với các lớp 6, 7 và 8 và 2 tiết/tuần đối với lớp 9 thực hiện theo Giáo trình tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nhà xuất bản Giáo dục), 64 trường giảng dạy Chương trình tiếng Anh 10 năm (3 tiết/tuần) dành cho các khối lớp, sử dụng Giáo trình tiếng Anh 10 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nhà xuất bản Giáo dục) và giáo trình i-Learn Smart World (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) dành cho tiếng Anh tăng cường cấp THCS.

* THPT: Chương trình tiếng Anh 7 năm, với 34 trường thực hiện theo giáo trình tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nhà xuất bản Giáo dục); trong đó, có 26 trường thực hiện Chương trình tiếng Anh 10 năm (3 tiết/tuần), sử dụng Sách giáo khoa Chương trình tiếng Anh 10 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và giáo trình i-Discover (Nhà xuất bản Express Pulishing) dành cho tiếng Anh tăng cường cấp THPT.

+ Đối với các trung tâm ngoại ngữ.

Giáo trình, tài liệu sử dụng tại trung tâm đều sử dụng các chương trình quốc tế có bản quyền hoặc các chương trình do trung tâm biên soạn phù hợp với đối tượng học tập tại trung tâm, các chương trình giáo trình thông dụng (Phụ lục III).

- Số liệu học sinh học ngoại ngữ trong các trường phổ thông năm học 2020 - 2021:

Tổng số học sinh đang học ngoại ngữ: 174.292 học sinh; trong đó, tiếng Anh: 169.265 học sinh; tiếng Pháp: 4.616 học sinh; tiếng Trung Quốc: 411 học sinh (Phụ lục IV)

b) Đánh giá chung

- Kết quả đạt được:

Tổ chức dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông

+ Trong những năm triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố, quy mô và chất lượng dạy học ngày càng phát triển, nâng lên. Việc tổ chức các chương trình dạy và học ngoại ngữ tại các trường phổ thông rất đa dạng, cụ thể: Chương trình tiếng Anh tăng cường từ lớp 1 đến lớp 12; Chương trình tiếng Anh thí điểm (tiếng Anh 10 năm) bắt đầu từ lớp 3; Chương trình tiếng Anh 10 năm tại các trường tiểu học, THCS và THPT; Chương trình tiếng Pháp Ngoại ngữ 1, 2 tại một số trường THPT; Chương trình song ngữ tiếng Pháp tại một số trường tiểu học, THCS và THPT.

+ Triển khai các văn bản về thực hiện chương trình tiếng Anh 10 năm đến các đơn vị đủ điều kiện. Đến nay, toàn thành phố có 68/69 trường THCS và 26/27 trường THPT tham gia học chương trình tiếng Anh 10 năm; chương trình tiếng Anh tăng cường được triển khai tại các trường THCS và THPT nhằm bổ trợ thêm cho chương trình tiếng Anh 10 năm, giúp học sinh nâng cao các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp; thực hiện chương trình mới dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, lồng ghép chương trình mới vào chương trình dạy chuyên; nâng cao kỹ năng nghe, nói, giao tiếp cho học sinh; đổi mới kiểm tra đánh giá; thiết kế lại chương trình tiếng Anh ngoại ngữ 2 phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh, chú trọng rèn luyện kỹ năng nghe, nói.

+ Thực hiện các tiết dạy học dự án, giao các nhiệm vụ học tập, các dự án (Project) cho học sinh thực hiện; lồng ghép và giảng dạy các kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc thông tin, kỹ năng quản lý và hoạt động theo nhóm và các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của học sinh; Câu lạc bộ tiếng Anh thường xuyên sinh hoạt với góc ngoại ngữ, đố vui... Việc tổ chức các câu lạc bộ theo chủ điểm của từng tháng giúp tăng tính hứng thú và tạo tâm lý thoải mái khi học sinh tiếp cận môn ngoại ngữ ở bậc phổ thông, tạo điều kiện để xây dựng “Tiếng Anh cộng đồng” theo định hướng chung của thành phố; vận dụng tích hợp liên môn tiếng Anh với môn hóa học, công nghệ, lịch sử, sinh học tại các bài học cụ thể trong từng khối lớp, từng đơn vị bài học, tiêu biểu, tạo hứng thú cho học sinh.

+ Đối với việc triển khai các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh trong các trường phổ thông, có 06 trường THCS dạy tiếng Pháp song ngữ; 06 trường THPT dạy tiếng Pháp ngoại ngữ 1 và 10 trường THPT dạy tiếng Pháp ngoại ngữ 2. Môn Toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh đang được triển khai tại các trường phổ thông trên địa bàn thành phố.

+ Chất lượng dạy và học ngoại ngữ đang được duy trì và có sự tiến bộ tích cực; điểm trung bình điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn ngoại ngữ hàng năm cao hơn điểm trung bình của cả nước. Kết quả thi học sinh giỏi cấp thành phố tăng lên hàng năm.

- Bồi dưỡng giáo viên trong và ngoài nước: (Phụ lục V)

+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực Châu Âu và Khung năng lực 6 bậc dành cho Việt Nam cho giáo viên tiếng Anh với 82,1% giáo viên Tiếng Anh đạt bậc 5/6 theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

+ Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo hướng tiếp cận thành công (teaching for success) cho 300 giáo viên tiểu học, THCS và THPT.

+ Bồi dưỡng lớp đánh giá nói tiếng Anh theo chuẩn quốc tế cho 25 giáo viên cốt cán chấm thi nói trong các cuộc thi học sinh giỏi các cấp và thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT.

+ Bồi dưỡng Năng lực sư phạm cho 53 giáo viên tiểu học, THCS và THPT.

+ Bồi dưỡng Năng lực tiếng Anh và phương pháp giảng dạy môn Toán và các môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh cho 272 giáo viên THCS và THPT.

+ Chọn và cử 60 giáo viên tiếng Anh cốt cán tham gia các lớp bồi dưỡng về năng lực ngôn ngữ, phương pháp mới tại Malaysia và Australia.

Phần II

ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. ĐỊNH HƯỚNG

1. Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học từ cấp học mầm non; đẩy mạnh việc giảng dạy ngoại ngữ tích hợp trong các môn học khác và giảng dạy các môn học khác (các môn khoa học tự nhiên...) bằng ngoại ngữ.

2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dạy và học ngoại ngữ với hệ thống học liệu điện tử phù hợp mọi đối tượng để người học có thể học ngoại ngữ, tiếp cận tiếng bản ngữ mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện, đặc biệt trong phát triển kỹ năng nghe và kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp.

3. Tạo môi trường học ngoại ngữ trong nhà trường, gia đình và xã hội để giáo viên, giảng viên, thành viên gia đình và người học (học sinh, sinh viên...) cùng học ngoại ngữ.

4. Bảo đảm năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên bằng ngoại ngữ ở cấp học phổ thông.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy vai trò của các trung tâm ngoại ngữ trong dạy và học ngoại ngữ ngoài nhà trường.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống các trường phổ thông trên địa bàn thành phố; hoàn thành việc triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học theo lộ trình triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến năm 2025, phấn đấu đạt tỷ lệ 100% giáo viên ngoại ngữ đạt năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; năng lực chuyên môn đáp ứng tốt các yêu cầu dạy học chương trình mới; trong đó, có 25% giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có đủ năng lực ngoại ngữ trong học tập và giao tiếp trong đời sống và học tập ở các bậc học cao hơn; nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đáp ứng nhu cầu tự học và nâng cao năng lực ngoại ngữ theo vị trí việc làm; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với giáo dục mầm non

Đến năm 2025, phấn đấu đạt tỷ lệ 40% trẻ mầm non được làm quen với tiếng Anh.

b) Đối với giáo dục phổ thông

Đến năm 2025, phấn đấu đạt tỷ lệ 60% học sinh lớp 1 và lớp 2 được học tiếng Anh tự chọn, 100% học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 được học ngoại ngữ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, 60% các trường THCS và THPT triển khai dạy học tự chọn ngoại ngữ 2.

c) Đối với giáo dục nghề nghiệp

Đến năm 2025, phấn đấu đạt tỷ lệ 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra ngành, nghề đào tạo.

d) Đối với giáo dục thường xuyên

- Đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành việc xây dựng các chương trình dạy và học ngoại ngữ trong giáo dục thường xuyên, đáp ứng cơ bản nhu cầu đa dạng của xã hội.

- Đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành việc xây dựng các chương trình bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ), ưu tiên các chương trình tự bồi dưỡng; tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ).

đ) Hoạt động quản lý, hỗ trợ các trung tâm ngoại ngữ, tin học

- Tăng cường quản lý hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn và kịp thời chấn chỉnh những sai phạm trong việc đào tạo, liên kết đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ của các trung tâm ngoại ngữ, tin học.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho chủ đầu tư, giám đốc các trung tâm ngoại ngữ, tin học; tăng cường tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho giám đốc, đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên các trung tâm ngoại ngữ, tin học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ.

- Tổ chức nghiêm túc các kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ cấp quốc gia và quốc tế.

- Tiếp tục động viên và nhân rộng các đơn vị có thành tích tốt trong hoạt động, tổ chức hiệu quả các hoạt động ngoại khóa; khuyến khích các trung tâm ngoại ngữ tổ chức các câu lạc bộ ngoại ngữ giúp học viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, giáo dục an toàn giao thông, môi trường; tổ chức các cuộc thi kể truyện sách bằng ngoại ngữ nhằm trang bị cho học viên kỹ năng tham gia các cuộc thi do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức; xây dựng thư viện, mở rộng tủ sách; xây dựng thói quen đọc sách, mở các lớp giáo dục kỹ năng, phương pháp đọc sách nhằm phát triển văn hóa đọc gắn với xây dựng câu lạc bộ ngoại ngữ cộng đồng.

- Liên kết khảo thí tiếng Anh, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên thi lấy chứng chỉ quốc tế theo yêu cầu.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Triển khai chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ

a) Mở rộng quy mô dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới, đưa môn ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) vào giảng dạy từ tiểu học (lớp 3) đến trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo đúng lộ trình triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở các trường phổ thông theo chương trình mới; nâng cao trình độ ngôn ngữ và năng lực thực hành các kỹ năng giao tiếp cơ bản của người học (theo Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu và Khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam) đáp ứng mục tiêu dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới. Đối với ngoại ngữ 1, cuối cấp tiểu học, học sinh đạt bậc 1/6; cuối cấp THCS, học sinh đạt bậc 2/6; cuối cấp THPT, học sinh đạt bậc 3/6. Đối với ngoại ngữ 2, cuối cấp THCS, học sinh đạt bậc 1/6; cuối cấp THPT, học sinh đạt bậc 2/6 theo Khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam.

b) Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học các chương trình ngoại ngữ giảng dạy trong các trường phổ thông; duy trì và từng bước mở rộng, nâng cao chất lượng dạy học chương trình tiếng Anh (chương trình tăng cường) giảng dạy từ lớp 1, lớp 6 và lớp 10 tại một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố; duy trì và phát triển quy mô, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ 2 môn tiếng Pháp tại các trường THCS, THPT khi đủ điều kiện (có đủ học sinh và giáo viên); từng bước triển khai giảng dạy các ngoại ngữ khác như: tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, tiếng Hàn như ngoại ngữ 2 ở những nơi có nhu cầu và điều kiện.

c) Thực hiện việc dạy học bằng tiếng Anh, tiếng Pháp đối với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên tại Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng và các trường THCS, THPT khác khi đáp ứng đủ điều kiện.

d) Khuyến khích các cơ sở giáo dục mầm non và các trường tiểu học triển khai chương trình cho trẻ làm quen với tiếng Anh theo hình thức tự chọn cho trẻ mầm non và học sinh lớp 1, lớp 2.

đ) Tăng cường bổ sung tài liệu dạy và học ngoại ngữ theo hướng hiện đại và phù hợp chuẩn đầu ra theo quy định.

e) Tiếp tục thực hiện lộ trình áp dụng chuẩn đầu ra đạt bậc 3/6 đối với sinh viên chính quy.

2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận quốc tế

a) Trang bị và sử dụng hiệu quả các phần mềm tự học và thi online các kỹ năng nghe, đọc, viết; sử dụng ngân hàng đề thi của Trung tâm Đánh giá năng lực ngoại ngữ Quốc gia trong kiểm tra, đánh giá của các cơ sở giáo dục, trong tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.

b) Đổi mới và nâng cao hiệu quả phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ:

- Ứng dụng các công cụ chuẩn hóa đánh giá năng lực ngoại ngữ, ưu tiên các công cụ hỗ trợ thi trên máy tính và thi trực tuyến.

- Xây dựng và phát triển ngân hàng đề thi và ngân hàng câu hỏi thi đánh giá năng lực ngoại ngữ.

- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về khảo thí ngoại ngữ: cán bộ, giáo viên chấm kỹ năng Nói (Speaking) và kỹ năng Viết (Writing) theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.

- Khuyến khích các đơn vị có điều kiện tổ chức kiểm tra kỹ năng Nói (Speaking) cho học sinh, tổ chức kiểm tra kỹ năng Viết (Writing) chung cho các khối, lớp.

- Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả đầu ra bậc 1/6 đối với lớp 5, bậc 2/6 đối với học sinh lớp 9 và bậc 3/6 đối với học sinh lớp 12 học sách giáo khoa mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xây dựng các cơ sở tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ độc lập.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai việc đánh giá chuẩn năng lực ngoại ngữ, chuẩn năng lực đầu ra cho học sinh trên địa bàn thành phố.

c) Phát triển ngân hàng đề thi; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên đảm bảo chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.

3. Phát triển đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng

a) Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên ngoại ngữ chưa đạt chuẩn; tiếp tục bồi dưỡng lại cho giáo viên ngoại ngữ các cấp học phổ thông đã được bồi dưỡng nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định.

b) Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu mới trong mục tiêu dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học phổ thông: bồi dưỡng phương pháp giảng dạy ngoại ngữ hiện đại theo hướng tiếp cận thành công (teaching for success) cho giáo viên ngoại ngữ; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ cốt cán các cấp học phổ thông; bồi dưỡng thay sách cho giáo viên ngoại ngữ theo lộ trình thay sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khuyến khích các cơ sở giáo dục mở các lớp tiếng Anh cho cán bộ quản lý, giáo viên, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn. Triển khai chương trình bồi dưỡng, tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc triển khai hoạt động dạy và học ngoại ngữ tại đơn vị.

c) Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực ngôn ngữ và phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn và mục tiêu dạy và học ngoại ngữ theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

d) Tổ chức bồi dưỡng trình độ tiếng Anh, tiếng Pháp và phương pháp giảng dạy bằng tiếng Anh, tiếng Pháp cho giáo viên Toán và các môn Khoa học tự nhiên để đáp ứng yêu cầu giảng dạy các môn học này bằng tiếng Anh, tiếng Pháp.

đ) Tuyển dụng, bố trí giáo viên, đáp ứng yêu cầu dạy học ngoại ngữ theo lộ trình; thực hiện đổi mới phương thức tuyển dụng giáo viên: kết hợp xem xét kết quả đào tạo của hồ sơ cá nhân với phỏng vấn, khảo sát năng lực ngôn ngữ thực tế đáp ứng nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để triển khai dạy ngoại ngữ theo các cấp học.

e) Duy trì đội ngũ giáo viên tiếng Pháp để phát triển việc dạy học ngoại ngữ 1, 2 môn tiếng Pháp tại các trường THCS, THPT sau khi triển khai chương trình, sách giáo khoa mới; tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ khác (ngoài tiếng Anh và tiếng Pháp) để từng bước đa dạng hóa các ngoại ngữ được giảng dạy như ngoại ngữ 2 trong các trường phổ thông theo nhu cầu của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của đơn vị.

g) Khuyến khích, tạo cơ chế thuận lợi để các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và một số trường phổ thông trọng điểm liên kết, hợp tác đào tạo, giảng dạy; tham gia của các cơ sở đào tạo có uy tín, đội ngũ giáo viên tình nguyện có chất lượng và kinh nghiệm dạy học ngoại ngữ.

4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ

a) Tăng cường đầu tư phòng dạy học ngoại ngữ theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tập trung vào các trường điển hình dạy học ngoại ngữ, trường đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2025, phấn đấu đạt tỷ lệ 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố được trang bị phòng dạy học ngoại ngữ, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ tối thiểu, phần mềm dạy học ngoại ngữ, học liệu phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ.

b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn sử dụng thiết bị, phần mềm dạy học ngoại ngữ; sử dụng hiệu quả các phòng dạy học ngoại ngữ, trang thiết bị nghe nhìn, tranh ảnh, phần mềm dạy học ngoại ngữ. Khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống học liệu trực tuyến mở quốc gia, các nguồn học liệu trực tuyến về dạy và học ngoại ngữ như: sách giáo khoa, tài liệu dạy và học, hệ thống sách mềm, phần mềm đã được phát triển bởi các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có uy tín, tạo cơ hội tiếp cận các chương trình ngoại ngữ chất lượng cao cho đối tượng người học.

5. Tăng cường công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ

a) Tăng cường mời giáo viên là người nước ngoài, sinh viên tình nguyện quốc tế, tình nguyện viên quốc tế trao đổi chuyên môn với giáo viên dạy ngoại ngữ và tham gia giảng dạy và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên môn. Phát huy năng lực các chuyên gia ngoại ngữ và tổ giáo viên cốt cán ngoại ngữ các cấp học, tăng cường giúp đỡ các nhà trường về chuyên môn. Ngành Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường đổi mới linh hoạt hình thức sinh hoạt chuyên môn; tổ chức câu lạc bộ và sinh hoạt chuyên môn ngoại ngữ theo trường và cụm trường để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tăng cường giao tiếp ngoại ngữ.

b) Xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, tạo động cơ học tập ngoại ngữ cho các thế hệ học sinh, sinh viên; tăng cường xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ, ưu tiên các hoạt động theo định hướng nghề nghiệp, phục vụ nhu cầu công việc và hỗ trợ kết nối việc làm; duy trì và nhân rộng các phong trào học và sử dụng ngoại trong trường trung học, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

c) Tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ: tạo cơ chế thuận lợi khuyến khích các trường xây dựng, phát triển các hình thức liên kết, hợp tác với các tổ chức, trường học, trung tâm ngoại ngữ ở các quốc gia bản ngữ phù hợp với việc dạy và học ngoại ngữ ở đơn vị và các quy định hiện hành; thực hiện các chương trình hợp tác, trao đổi giáo viên, học sinh, giảng viên với nước ngoài; tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ, tăng cường các trang thiết bị, học liệu dạy học ngoại ngữ; đẩy mạnh việc tìm kiếm các chương trình, nguồn học bổng về ngoại ngữ và du học nước ngoài, tạo động cơ, điều kiện và cơ hội học tập ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên.

d) Tăng cường khai thác các chương trình truyền hình, phát thanh, các phần mềm phục vụ dạy và học ngoại ngữ; khuyến khích người dạy, người học sử dụng các kênh có dạy ngoại ngữ của các đài phát thanh và truyền hình.

đ) Tăng cường công tác truyền thông về dạy học ngoại ngữ nhằm cung cấp thông tin kịp thời đến toàn xã hội, nhân rộng các sáng tạo, kinh nghiệm hay, các gương điển hình trong thực hiện nhiệm vụ dạy học ngoại ngữ của các trường phổ thông.

6. Nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến việc dạy và học ngoại ngữ

a) Rà soát, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các quy định, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, tăng cường hội nhập quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ.

b) Rà soát, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các quy định về dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân của thành phố và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án.

7. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ

a) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là các chương trình dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.

b) Phát huy vai trò và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, đặc biệt là Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Bồi dưỡng nhà giáo theo định hướng đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu ra của người học để thu hút, khuyến khích người học tham gia tích cực, hiệu quả vào các khóa học tự nguyện của các trung tâm.

c) Khuyến khích và phát huy cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, triển khai chương trình tiếng Anh do người nước ngoài (giáo viên của các nước nói tiếng Anh hoặc tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ chính thống) giảng dạy theo hình thức tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh.

8. Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án

a) Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, cộng tác viên thanh tra môn ngoại ngữ để hỗ trợ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường phổ thông trong chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra hoạt động chuyên môn ở cơ sở giáo dục và tư vấn, hỗ trợ giáo viên về chuyên môn; nâng cao năng lực tổ chức quản lý dạy học ngoại ngữ cho cán bộ quản lý Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục Đào tạo và các cơ sở giáo dục.

b) Triển khai thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên ngoại ngữ; đề xuất hoàn thiện cơ chế, nhất là biên chế giáo viên dạy học ngoại ngữ tại các trường phổ thông, đặc biệt là cấp tiểu học; thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án.

c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất; tăng cường quản lý các trung tâm ngoại ngữ thuộc hệ thống giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác chỉ đạo việc thực hiện Đề án; sơ kết việc triển khai thực hiện Đề án hàng năm; tổng kết cả giai đoạn triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi toàn thành phố.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí

Kinh phí thực hiện dự kiến: 124.750.000.000 đồng (Một trăm hai mươi bốn tỷ bảy trăm năm mươi triệu đồng). Trong đó:

a) Ngân sách sự nghiệp giáo dục chi cho Đề án dạy và học ngoại ngữ: 31.300.000.000 đồng.

b) Kinh phí đào tạo ngành giáo dục: 6.700.000.000 đồng.

c) Ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo hàng năm: 40.900.000.000 đồng.

d) Nguồn xã hội hóa: 45.850.000.000 đồng.

2. Nguồn kinh phí

a) Nguồn ngân sách nhà nước bố trí hàng năm chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề theo phân cấp ngân sách nhà nước.

b) Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Nguồn thu của các cơ sở giáo dục và đào tạo; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác.

(Kèm theo Phụ lục)

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2021 - 2022

a) Tiếp tục bồi dưỡng và bồi dưỡng nâng cao năng lực ngôn ngữ, phương pháp giảng dạy cho giáo viên ngoại ngữ giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp để đến cuối năm 2022, 100% đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn quy định đáp ứng quy mô phát triển giảng dạy ngoại ngữ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; bồi dưỡng đạt chuẩn quốc tế cho 5% giáo viên ngoại ngữ phổ thông; bồi dưỡng năng lực tiếng Anh cho khoảng 5% đội ngũ cán bộ quản lý đạt trình độ bậc 3/6.

b) Tổ chức bồi dưỡng về tiếng Anh, tiếng Pháp và phương pháp dạy học bằng tiếng Anh, tiếng Pháp cho giáo viên dạy môn Toán và các môn khoa học tự nhiên; mở rộng triển khai thực hiện việc dạy môn Toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh, tiếng Pháp tại các trường có đủ điều kiện.

c) Tiếp tục mở rộng triển khai tiếng Anh theo lộ trình chương trình giáo dục phổ thông 2018; duy trì và phát triển việc dạy ngoại ngữ 2 môn tiếng Pháp ở một số trường THCS, THPT có đủ điều kiện và học sinh có nhu cầu học tập.

d) Đầu tư xây dựng phòng học ngoại ngữ, trang bị phần mềm, học liệu cho các trường điển hình dạy học ngoại ngữ, trường triển khai dạy tiếng Anh theo chương trình mới, trường đạt chuẩn quốc gia.

đ) Đề xuất chủ trương cho phép các chuyên gia, giảng viên người nước ngoài tham gia vào hoạt động giảng dạy, học tập ngoại ngữ, hỗ trợ sinh hoạt chuyên môn tổ/nhóm ngoại ngữ tại các trường phổ thông trên địa bàn thành phố; thực hiện mời chuyên gia, giảng viên người nước ngoài trực tiếp làm việc tại 100% các trường phổ thông.

e) Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình tình nguyện viên bản địa tiếng Pháp; tích cực tìm kiếm nguồn tình nguyện viên bản địa ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, nhằm hỗ trợ hiệu quả các trường phổ thông triển khai dạy tiếng Anh chương trình mới, dạy học tự chọn ngoại ngữ 2.

2. Giai đoạn 2023 - 2025

a) Tiếp tục bồi dưỡng thường xuyên năng lực ngôn ngữ; phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên theo lộ trình để thực hiện hiệu quả việc triển khai các chương trình ngoại ngữ; bồi dưỡng đạt chuẩn quốc tế cho 20% giáo viên ngoại ngữ phổ thông; bồi dưỡng năng lực tiếng Anh cho khoảng 20% đội ngũ cán bộ quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3/6.

b) Hoàn thành việc triển khai dạy tiếng Anh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tại 100% các trường phổ thông; nâng tỷ lệ các trường triển khai dạy ngoại ngữ 2 các môn tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, ở trường tiểu học, THCS, THPT; thí điểm tổ chức triển khai các chương trình song ngữ, chương trình tiên tiến.

c) Đầu tư phòng dạy học ngoại ngữ, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ, phần mềm, học liệu cho 100% các trường phổ thông.

d) Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình tình nguyện viên quốc tế và giáo viên bản ngữ với nhiều hoạt động phong phú, tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên và học sinh thực hành ngoại ngữ; các trường phổ thông có chuyên gia, giảng viên người nước ngoài trực tiếp làm việc tại trường.

3. Tầm nhìn 2030

a) Mục tiêu

- Thành phố Cần Thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu có uy tín trong khu vực về dạy và học ngoại ngữ; cán bộ, công chức quản lý được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ đủ năng lực tiếp cận làm việc trong môi trường quốc tế.

- Người dân thành phố, du khách đến tham quan được học, sử dụng và tra cứu thông tin bằng ngoại ngữ.

- Giáo viên và học sinh các trường phổ thông được dạy và học trong môi trường ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế; mỗi trường phổ thông có chuyên gia, giảng viên người nước ngoài trực tiếp làm việc tại trường.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

- Bồi dưỡng thường xuyên năng lực ngôn ngữ; phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên theo lộ trình để thực hiện hiệu quả việc triển khai các chương trình ngoại ngữ mới; bồi dưỡng đạt chuẩn quốc tế cho giáo viên ngoại ngữ phổ thông; bồi dưỡng năng lực tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ quản lý đạt chuẩn quốc tế.

- Xây dựng, trang bị phần mềm hỗ trợ sử dụng ngoại ngữ; lắp đặt hệ thống bảng điện tử tra cứu thông tin bằng ngoại ngữ, phần mềm học ngoại ngữ trên cổng thông tin điện tử thành phố.

- Trang bị phòng dạy học ngoại ngữ, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ, phần mềm, học liệu cho các trường phổ thông, trường mầm non trong thành phố; tiếp nhận chuyên gia, tình nguyện viên quốc tế và giáo viên bản ngữ đến nghiên cứu, làm việc hỗ trợ các hoạt động dạy và học ngoại ngữ.

II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện cụ thể hóa nội dung của Đề án này thành các kế hoạch hàng năm, chương trình chi tiết để tổ chức thực hiện; sơ kết việc triển khai thực hiện Đề án hàng năm; tổ chức tổng kết cả giai đoạn triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi toàn thành phố.

b) Phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên ngoại ngữ trong các trường phổ thông theo quy định.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Đề án trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với lộ trình, kế hoạch triển khai chung của thành phố.

3. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên ngoại ngữ trong các trường phổ thông theo quy định.

4. Sở Ngoại vụ

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tăng cường xúc tiến hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tìm kiếm cơ hội hợp tác thông qua các chương trình giao lưu văn hóa hoặc dự án trao đổi học sinh, sinh viên, giáo viên, tình nguyện quốc tế với các đối tác nước ngoài phù hợp với Đề án.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thực hiện lồng ghép các chương trình, đào tạo của Đề án này vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, phối hợp với các đơn vị liên quan kêu gọi thêm vốn ngoài ngân sách, vốn xã hội hóa để phục vụ cho Đề án, phát triển sự nghiệp giáo dục.

6. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách, bố trí kinh phí theo quy định để thực hiện Đề án.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò, vai trò của ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; sự cần thiết, tầm quan trọng của việc đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố.

8. Ủy ban nhân dân quận, huyện

a) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch triển khai Đề án trên địa bàn; tổ chức sơ kết hàng năm; tổng kết việc thực hiện Đề án tại địa phương.

b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan chỉ đạo việc triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn phù hợp với yêu cầu, kế hoạch chung của thành phố./.

 

PHỤ LỤC I

SỐ LƯỢNG CÁC TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐÃ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY TIẾNG PHÁP (CHƯƠNG TRÌNH SONG NGỮ TIẾNG PHÁP, TIẾNG PHÁP NGOẠI NGỮ 1, TIẾNG PHÁP NGOẠI NGỮ 2) VÀ TIẾNG TRUNG QUỐC

Cấp học

Số trường có tổ chức dạy

Số học sinh

Tiếng Pháp

Tiếng Trung

Tiếng Pháp

Tiếng Trung Quốc

Tiểu học

08

00

899

00

THCS

06

01

801

279

THPT (Ngoại ngữ 1)

06

0

127

0

THPT (Ngoại ngữ 2)

10

01

2.635

132

THPT (Song ngữ)

02

0

154

0

Tổng

27 (*)

02

4.616

411

(*) Trong đó có trường THPT vừa giảng dạy Tiếng Pháp song ngữ vừa giảng dạy Tiếng Pháp Ngoại ngữ 1 và 2.

 

PHỤ LỤC II

THÔNG TIN NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Tiếng Anh

Cấp

Tổng số giáo viên

Khung năng lực 6 bậc

Đạt chuẩn

Tỷ lệ (%)

Chưa đạt chuẩn

Đạt chuẩn

Tiểu học

352

262

Tiểu học

352

262

THCS

402

347

THCS

402

347

THPT

234

202

THPT

234

202

Cộng

988

811

Cộng

988

811

2. Tiếng Pháp

Cấp

Tổng số giáo viên

Khung năng lực Châu Âu

Đạt B2

Tỷ lệ (%)

Chưa đạt B2

Đạt B2

Tiểu học

24

07

Tiểu học

24

07

THCS

12

06

THCS

12

06

THPT

26

13

THPT

26

13

Cộng

62

26

Cộng

62

26

 

PHỤ LỤC III

GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

STT

CHƯƠNG TRÌNH

TÀI LIỆU DẠY

1

Tiếng Anh Mẫu giáo

- Go Go Loves English 1, 2 (New edition) (K. Methold, S. Procter, M. Graham, M. McIntosh, P. FitzGerald)

- Let’s go - Let’s begin (3rd edition) (R. Nakata , K. Frazier, B. Hoskins & C. Graham)

2

Tiếng Anh thiếu nhi

- Let's Go 1, 2 (3rd edition) (R. Nakata , K. Frazier, B. Hoskins & C. Graham)

- Family Starters (Naomi Simmons)

- Family and Friends: 1, 2, 3, 4 (Naomi Simmons)

- Cambridge Young Learners English Tests: Starters: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 1 (format 2018), 2 (format 2018) (Cambridge ESOL Examinations)

- Cambridge Young Learners English Tests: Movers: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 1 (format 2018), 2 (format 2018) (Cambridge ESOL Examinations)

- Cambridge Young Learners English Tests: Flyers: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 1 (format 2018), 2 (format 2018) (Cambridge ESOL Examinations)

3

Tiếng Anh thiếu niên

- More! 1, 2 (Herbert Puchta, Jeff Stranks)

- Prepare! 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (Joanna Kosta, Melanie Williams, Caroline Chapman)

- Cambridge Key English Tests: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (Cambridge ESOL Examinations)

- Cambridge Preliminary English Tests: 1 , 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (Cambridge ESOL Examinations)

4

Tiếng Anh Giao tiếp

- Four Corners 1 (Jack C. Richards & David Bohlke)

- Person to Person - Starter, Person to Person 1 (Jack C. Richards, David Bycina and Ingrid Wisnieska)

- Let’s talk: 1, 2, 3 (Leo Jones)

- Communication Strategies 1, 2, 3 (David Paul)

5

Tiếng Anh chứng chỉ A, B

- Cambridge Key English Tests: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (Cambridge ESOL Examinations)

- Cambridge Preliminary English Tests: 1 , 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (Cambridge ESOL Examinations)

- Prepare! 2, 3, 4, 5 (Joanna Kosta, Melanie Williams, Caroline Chapman)

6

IELTS

- IELTS Complete - Bands 4.0 - 5.0 (Guy Brook-Hart , Vanessa Jakeman)

- IELTS Complete - Bands 5.0 - 6.5 (Guy Brook-Hart , Vanessa Jakeman)

- IELTS Complete - Bands 6.5 - 7.5 (Guy Brook-Hart , Vanessa Jakeman)

- Mindset 1(Peter Crosthwaite, Susan Hutchison, Claire Wijayatilake, Natasha De Souza)

- Mindset 2 (Peter Crosthwaite, Natasha De Souza, Marc Loewenthal)

- Mindset 3 (Greg Archer, Claire Wijayatilake)

- Cambridge IELTS 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 (Authentic Examination Papers - Cambridge University Press)

7

TOEIC

- Starter TOEIC (Anne Taylor, Casey Malarcher)

- Tactics for TOEIC: Listening and Reading (Grant Trew)

- New TOEIC Economy Listening (Lee Ki Taek)

- New TOEIC Economy Reading (Lee Ki Taek)

 

PHỤ LỤC IV

SỐ LIỆU HỌC SINH HỌC NGOẠI NGỮ NĂM HỌC 2020 - 2021

Cấp học

Tổng số học sinh học ngoại ngữ

Số học sinh

Tiếng Anh

Tiếng Pháp

Tiếng Trung Quốc

7 năm

10 năm

Chương trình khác

Tiểu học

72.964

1.616

46.003

24.446

899

0

THCS

70.845

52.872

15.674

1.219

801

279

THPT

30.483

20.225

7.111

99

2.916

132

Tổng

174.292

74.713

68.788

25.764

4.616

411

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 3408/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025

Số hiệu: 3408/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
Người ký: Dương Tấn Hiển
Ngày ban hành: 18/11/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 3408/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…