ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3371/2000/QĐ-UB |
Ngày 01 tháng 2 năm 2000 |
"VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH DAK LAK"
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH DAK LAK
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/1994.
- Căn cứ Quyết định số 24/TTg, ngày 24-5-2000 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 16/TT-LB, ngày 13-9-1993 của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Tài chính; Chỉ thị số 15/2000/CT- BGD-ĐT, ngày 17-5-2000 của Bộ Giáo dục - Đào tạo;
- Theo đề nghị của Sở Giáo dục - Đào tạo tại Tờ trình số 737/TT, ngày 02-10-2000 và Sở Tư pháp tại Công văn số 1022/CV-STP, ngày 30- 10-2000.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này quy định việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Dak Lak.
|
TM.
UBND TỈNH DAKLAK |
VỀ VIỆC DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH DAKLAK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3371/2000/QĐ-UB, ngày 01 tháng 12 năm 2000
của Ủy ban nhân dân tỉnh Dak Lak)
Điều 6: Người dạy thêm phải có các điều kiện và tiêu chuẩn sau:
1. Đối với người dạy thêm đang công tác trong ngành Giáo dục - Đào tạo Dak Lak: Thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được nhà trường phân công.
- Có ít nhất 5 năm trực tiếp giảng dạy và đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường trớ lên.
2. Đối với người dạy thêm ngoài ngành Giáo dục - Đào tạo Dak Lak: Có bằng đào tạo sư phạm tương ứng hoặc cao hơn so với cấp lớp dạy thêm. Được sự chấp thuận của cơ quan chủ quản (nếu có) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi dạy thêm.
Ngoài điều kiện và tiêu chuẩn quy định cho người dạy thêm nêu trên, các trường hợp cá biệt khác phải được sự dộng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hoặc Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo.
1. Đối tượng học thêm thuộc trách nhiệm phục vụ của các trường phổ thông:
Diện phụ đạo học sinh yếu kém.
Diện bồi dưỡng học sinh giỏi.
Diện ôn tập, luyện thi tốt nghiệp.
Đối với các đối tượng nói trên, nhà trường không được thu tiền để chi cho việc phụ đạo học sinh kém và bồi dỡng học sinh giỏi; khuyến khích học sinh khá giỏi tự ôn tập
Tất cả học sinh lớp cuối cấp được nhà trường tổ chức học thêm theo thời gian quy định cho mỗi cấp như sau: ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 5 trong một tháng trước kỳ thi, mỗi tuần không quá 2 buổi; ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 9 và lớp 12 trong hai tháng trước kỳ thi, mỗi tuần không quá 3 buổi. Mức thu tiền được thực hiện theo Thông tư 16/LBGD-TC, ngày 23-7- 1993 của Liên Bộ Giáo dục - Tài chính.
2. Đối tượng học thêm theo nhu cầu của người học trong và ngoài nhà trường: Các tổ chức, cá nhân được mở lớp dạy thêm theo yêu cầu của một bộ phận học sinh và gia đình nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức. Các lớp dạy thêm này được hoạt động sau khi đăng ký và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận dăng ký dạy thêm".
3. Đối tượng không được tổ chức dạy thêm ở bậc tiểu học:
3.1. Học sinh tiểu học đang trong kỳ nghỉ hè.
3.2. Học sinh các trường tiếu học, học 2 buổi/ngày.
3.3. Giáo viên nhận trông coi học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình.
1. Dạy thêm không quá 2 buổi/tuần, 2 tiết/buổi đối với học sinh tiểu học; 3 buổi/tuần, 4 tiết/ buổi đối với học sinh trung học cơ sở, trung học phố thông.
2. Thời gian dạy thêm trong ngày:
2.1. Tiểu học:
- Sáng tử 07 giờ đến 10 giờ.
- Chiều từ 14 giờ đến 16 giờ.
2.2. Trung học cơ sở, trung học phổ thông:
- Sáng từ 7 giờ đến 10 g;ờ 30.
- Chiều từ 13 giờ 30 đến 19 giờ.
2.3. Không được dạy thêm vào ngày chủ nhật. Riêng đối với học sinh tiểu học không được dạy thêm vào 2 ngày thứ bảy và chủ nhật.
3. Các lớp dạy chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng được phép hoạt động thường xuyên, thời gian dạy thêm không quá 22 giờ trong ngày.
Điều 9: Tiêu chuẩn phòng học, lớp học thêm:
1. Lớp dạy thêm phải có đầy đủ bàn ghế, ánh sáng, thoáng khí, tránh được mưa nắng, đảm bảo vệ sinh môi trường.
2. Số lượng học sinh không quá 25 học sinh/1ớp. Riêng đối với các lớp học thêm do nhà trường tổ chức hoặc của trung tâm luyện thi tuyển sinh đại học, cao đẳng phải đảm bảo ít nhất 1m2/1 học sinh và không quá 60 học sinh/1ớp.
Điều 10: Trách nhiệm của người dạy thêm:
1. Chấp hành đầy đủ thủ tục đăng ký xin mở lớp dạy thêm theo hướng dẫn của Sở Giáo dục - Đào tạo. Khi tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm mới được phép mở lớp.
2. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương và ngành Giáo dục – Đào tạo về việc tổ chức quản lý lớp: nội dung chương trình, chất lượng giảng dạy và các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến việc dạy thêm.
3. Kê khai đầy đủ số lớp, số học sinh học thêm. Thu và sử dụng học phí phải thực hiện đúng quy định tại điều 13, 14 của bản quy định này.
4. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
5. Định kỳ 2 tháng một lần kề từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm, người dạy thêm phải báo cáo về việc dạy thêm cho Hiệu trưởng nhà trường (đối với các giáo viên đang công tác trong ngành Giáo dục - Đào tạo Dak Lak), báo cáo cho Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo cấp huyện, thành phố Buôn Ma Thuộc hoặc Giám đốc Sớ Giáo dục - Đào tạo (đối với các cá nhân ngoài ngành Giáo dục – Đào tạo Dak Lak). Nếu không tiếp tục dạy thêm, người dạy thêm phải nộp lại giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm.
Điều 11: Nghiêm cấm người dạy thêm:
1. Sử dụng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
2. Giảng dạy đồng loạt nhiều đối trung học sinh trong cùng một lớp.
3. Giảng dạy các khối lớp ghép.
1. Hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trực tiếp quản lý các lớp dạy thêm do giáo viên của trờng tố chức trong và ngoài nhà trường.
Đối với các lớp dạy thêm theo nhu cầu của người học, Hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có trách nhiệm kiểm tra, xem xét nhu cầu thực tế của việc học và các điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức dạy thêm.
tố chức xét và có văn bản đề nghị Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo (đối với tiểu học, trung học cơ sở), đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo (đối với trung học phổ thông) cấp giấy đăng ký dạy thêm.
2. Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo các huyện, thành phố Buôn Ma Thuột được phép cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm cho giáo viên, tổ chức và cá nhân khác dạy thêm các môn học thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở chỉ đạo Hiệu trưởng và trực tiếp kiểm tra. giám sát việc dạy thêm, học thêm; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo về tình hình dạy thêm, học thêm trong địa bàn quản lý.
3. Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm cho giáo viên, tổ chức và cá nhân khác dạy thêm các môn học thuộc chương trình trung học phổ thông, trực tiếp chỉ đạo các Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo, Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông triển khai thực hiện; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình dạy thêm, học thêm, đề ra các biện pháp tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. giám sát việc dạy thêm, học thêm trong phạm vi toàn tỉnh.
4. Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận cho người dạy thêm có đủ các điều kiện theo quy định tại bản quy định này, trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Không được gây khó khăn, phiền hà trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm.
5. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm có thẩm quyền thu hồi khi người dạy thêm vi phạm quy định dạy thêm.
- Học sinh tiểu học: 2.000đ/học sinh.
- Học sinh trung học cơ sớ: 2.500đ/học sinh.
- Học sinh trung học phổ thông: 3.500đ/học sinh.
Điều 14. Định mức chi từ quỹ học phí dạy thêm:
1. Dạy thêm do nhà trường tố chức: 85% chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, 10% chi cho quản lý, tổ chức, kiểm tra. 5% chi cho trả tiền điện, nước, hao mòn tài sán cho nhà trường.
2. Dạy thêm do giáo viên trong và ngoài ngành Giáo dục - Đào tạo tổ chức: Giáo viên tự thu tiền, khai báo đầy đủ cho nhà trường và cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm: 95% chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy. 5% chi cho nhà trường và cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm để chi cho công tác quản lý, chủ yếu chi cho hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Quyết định 3371/2000/QĐ-UB về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu: | 3371/2000/QĐ-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký: | Nguyễn Van Lạng |
Ngày ban hành: | 01/12/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3371/2000/QĐ-UB về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Chưa có Video