THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2019 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2018 - 2025
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu chung
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non:
+ Đào tạo nâng cao trình độ, bảo đảm ít nhất 70% giáo viên mầm non đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 80% giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên; đào tạo bổ sung, thay thế số giáo viên nghỉ hưu, số giáo viên tăng thêm theo tỷ lệ huy động trẻ và số giáo viên còn thiếu hiện nay;
+ Phấn đấu 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục, ngay tại trường, năng lực tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non được bồi dưỡng nâng cao năng lực tương ứng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn hiệu trưởng.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý (bao gồm các trường, khoa, tổ bộ môn ngành sư phạm mầm non):
+ Phấn đấu 100% giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo đạt chuẩn về trình độ theo quy định.
+ Phấn đấu 100% giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, quản lý, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
- Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng.
- Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non được bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục trước khi được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý giáo dục.
b) Giai đoạn 2021 - 2025
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non:
+ Đào tạo nâng cao trình độ, bảo đảm ít nhất 90% giáo viên mầm non đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 85% giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên; đào tạo bổ sung, thay thế đủ số giáo viên mầm non nghỉ hưu, số giáo viên tăng thêm theo tỷ lệ huy động trẻ;
+ Phấn đấu 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục, ngay tại trường; từng bước tiếp cận với trình độ của giáo viên các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN; 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non được bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non mới, chuẩn hiệu trưởng mới.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý:
+ Phấn đấu 100% giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo đạt chuẩn về trình độ, trong đó 40% giảng viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành, 30% giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng đạt trình độ tiến sĩ;
+ Bảo đảm 100% giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, quản lý, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đổi mới công tác truyền thông, công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non
a) Đẩy mạnh công tác truyền thông về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non để tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong ngành và xã hội;
b) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; xây dựng, nâng cấp phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về đào tạo, bồi dưỡng phục vụ việc tự học, tự bồi dưỡng của nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non;
c) Hoàn thiện các chuẩn, tiêu chuẩn nghề nghiệp nhà giáo trong hệ thống giáo dục mầm non; rà soát, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non;
d) Rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.
2. Nâng cao năng lực các trường, khoa sư phạm đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non
a) Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên, cán bộ quản lý các khoa, tổ bộ môn giáo dục mầm non;
b) Lựa chọn và cử những giảng viên sư phạm có đủ năng lực, trình độ tham gia trao đổi khoa học, học tập và giảng dạy ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non trong khu vực và thế giới;
c) Đào tạo chuẩn hóa trình độ cho giảng viên sư phạm theo quy định, theo quy hoạch phù hợp với nguồn đào tạo, chuyên ngành đào tạo;
d) Hỗ trợ tổ chức, xây dựng mạng lưới liên kết các trường mầm non thực hành của cơ sở đào tạo.
3. Đổi mới công tác đào tạo giáo viên mầm non, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non
a) Đổi mới chương trình và giáo trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non (trong đó chú trọng nội dung đào tạo, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành các quy định đạo đức nhà giáo, phương pháp rèn luyện và xây dựng phong cách nhà giáo) phù hợp với khung trình độ quốc gia Việt Nam, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non và xu thế hội nhập quốc tế. Tham khảo chương trình, giáo trình đào tạo giáo viên trong khu vực và quốc tế để xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo giáo viên mầm non;
b) Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp bồi dưỡng theo hướng phát huy tính tích cực, tăng cường tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng và phát triển nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non. Trong đó, chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non để phù hợp với thực tiễn các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã, huyện, thị trấn thuộc miền núi, biên giới, hải đảo, khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu tập trung đông dân cư;
c) Đa dạng hóa hình thức học tập như: trực tiếp, trực tuyến (e-learning) trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; đồng thời khuyến khích giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non tăng cường thực hành trải nghiệm tại trường mầm non trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng;
d) Đổi mới đánh giá và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với chuẩn đầu ra và yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non theo chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng;
đ) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường, khoa sư phạm, tăng cường liên kết trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; chú trọng các đề tài nghiên cứu về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giáo dục mầm non; phát triển, phổ biến, chia sẻ tri thức mới và các kinh nghiệm tiên tiến từ kết quả tổng kết, nhân rộng các điển hình trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non;
e) Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán và chuyên gia đầu ngành dựa trên tiếp cận mới về chức năng, nhiệm vụ và nâng cao năng lực của đội ngũ này về khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và bồi dưỡng đồng nghiệp.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa và hội nhập quốc tế công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non
a) Huy động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non;
b) Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, nhất là tự chủ về tài chính trong phát triển hệ thống trường mầm non thực hành; hình thành mạng lưới liên kết trường mầm non thực hành sư phạm để sinh viên thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm;
c) Xây dựng và phát triển các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non:
- Tổ chức các chương trình trao đổi, giao lưu sinh viên, giảng viên sư phạm, giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non với các nước trong khu vực và thế giới;
- Tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, tham quan học tập, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho giảng viên sư phạm, giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán cơ sở giáo dục mầm non;
- Hợp tác xây dựng các dự án, chương trình hỗ trợ bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về quản trị trường mầm non và phát triển chương trình giáo dục trường mầm non.
d) Kết nối, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về giáo dục trong khu vực và thế giới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu về khoa học giáo dục và giáo dục mầm non:
- Mời giảng viên, chuyên gia quốc tế tham gia hợp tác giảng dạy và cử giảng viên đủ điều kiện tham gia hợp tác giảng dạy tại nước ngoài;
- Tổ chức các hội thảo quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; đẩy mạnh việc tham gia hội thảo, hội nghị quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non.
1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án:
a) Nguồn ngân sách nhà nước được bố trí hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để chi cho công tác đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non;
b) Nguồn kinh phí hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
2. Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Đề án thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn của Nhà nước.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn, xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án chi tiết, cụ thể để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách đối với việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non và giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non;
c) Tổ chức giám sát, kiểm tra, thường xuyên đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, cân đối vốn đầu tư phát triển, nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách trung ương để thực hiện, gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, các đề án có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non tại địa phương theo nội dung Đề án;
b) Tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Đề án phù hợp với điều kiện của địa phương;
c) Chỉ đạo các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non thuộc phạm vi quản lý thực hiện các nhiệm vụ có liên quan được quy định tại Đề án này.
d) Định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
5. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non
a) Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong từng giai đoạn phù hợp với năng lực, nhiệm vụ được giao; phối hợp tổ chức thực hiện mục tiêu của Đề án.
b) Triển khai mô hình tổ chức, hoạt động của các đơn vị trong trường sư phạm được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng.
c) Củng cố, tăng cường nguồn nhân lực, vật lực, cơ sở vật chất về trang thiết bị, công nghệ thông tin và các điều kiện bảo đảm cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
|
KT. THỦ TƯỚNG |
PRIME MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.33/QD-TTg |
Hanoi, January 08, 2019 |
DECISION
APPROVING SCHEMES FOR PROVISION OF TRAINING AND ADVANED TRAINING FOR PRESCHOOL TEACHERS AND MANAGERS DURING 2018-2025
PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Officials dated November 13, 2008;
Pursuant to the Law on Public Employees dated November 15, 2010;
Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005 and the Law on amendments to the former Law dated November 25, 2009;
Pursuant to Resolution No.44/NQ-CP dated June 09, 2014 of the Government promulgating the Government’s action program on implementation of Resolution No.29-NQ/TW dated November 04, 2013 in the 8th Conference of the 11th Central Executive Committee regarding fundamental and comprehensive renovation to education and training for satisfying requirements for industrialization and modernization in the socialist-oriented market economy conditions and international integration;
...
...
...
Pursuant to Decision No.1677/QD-TTg dated December 03, 2018 of the Prime Minister approving the scheme for developing early childhood education in the period of 2018-2025;
At the request of Minister of Education and Training,
HEREBY DECIDES:
Article 1. Approving the scheme for provision of training and advanced training for preschool teachers and managers during 2018-2015 (hereinafter referred to as "the scheme") with the main following contents:
I. OBJECTIVES
1. General objectives
Provide training and advanced training for preschool teachers and managers to make sure they meet standards for professional knowledge and skills and quality in order to satisfy requirements for renovation to preschool training programs; provide training and advanced training for lecturers and managers in institutions providing training for preschools teachers and managers for the purpose of contributing to fundamental and comprehensive renovation to education and training.
2. Particular objectives
a) During 2018-2020
...
...
...
+ Provide refresher courses to make sure at least 70% preschool teachers gain a college degree in preschool education or higher and 80% preschool teachers meet professional standards for teachers; provide training for additional teachers and replace retired teachers according to the number of preschool children and number of teachers required in reality;
+ Ensure that 100% key preschool teachers and managers are trained to improve their capacity to assist their colleagues in self-study and self-improvement of professional knowledge and skills in a regular and continuous manner and implement the preschool education program; 100% preschool teachers and managers are trained for enhancing professional competency as required in professional standards applied to preschool teachers and principals.
- Provide training and advanced training for lecturers and education managers in teacher and education manager training institutions (including preschool teacher training schools, faculties and departments):
+ Ensure that 100% lecturers and education managers are trained to meet the required professional skills
+ Ensure that 100% lecturers and education managers are trained to improve their teaching and management capacity and proficiency in foreign languages and information technology.
- Ensure that 100% preschool teachers and managers are trained and granted a certificate according to standards for teacher positions before they are appointed to the corresponding position.
- Ensure that100% preschool teachers and managers are trained and granted a certificate of education manager before they are appointed as education managers.
b) During 2021-2025
- Provide training and advanced training for preschool teachers and managers. To be specific:
...
...
...
+ Ensure that 100% key teachers and manager in preschools are trained to enhance their capacity for assisting others in self-study and self-improvement of professional knowledge and skills in a regular and continuous manner with the aim of reaching the professional level of teachers in ASEAN developing countries; 100% preschool teachers and managers receive advanced training for enhancing professional competence required in new professional standards for teachers and principals.
- Provide training and advanced training for lecturers and education managers in teacher and education manager training institutions. To be specific:
+ Ensure that 100% lecturers and education managers are trained to meet professional competence standards of which 40% satisfy professional standards, 30% gain a university degree in teaching and 8% college teachers obtain a doctor degree;
+ Ensure that 100% lecturers and education managers are provided with advanced training to improve their teaching and management capacity and proficiency in foreign languages and information technology.
II. DUITES AND IMPLEMENTATION SOLUTIONS
1. Renovate methods for communications, management of training and advanced training provided for preschool teachers and managers
a) Promote dissemination on policies of the Party and State on provision of training and advanced training for preschool teachers and managers to gain assent and support from the community;
b) Increase application of information technology in management of training and advanced training provided for preschool teachers and managers according to professional standards; establish and upgrade the software for management of training and advanced training database serving self-study and self-training of preschool teachers and managers;
c) Complete professional standards applied to teachers in the preschool education system; review and amend legislative documents related to training and advanced training provided for preschool teachers;
...
...
...
2. Enhance capacity of schools and faculties providing training for preschool teachers and managers
a) Provide advanced training to improve teaching skills for lecturers and managers in preschool education faculties and departments;
b) Select and appoint qualified pedagogical lecturers to attend scientific seminars for experience exchange or study or teach in regional or world preschool teacher training institutions;
c) Provide training to standardize professional competence for pedagogical lecturers as required or according to the planning suitable for the training sources and training subject;
d) Give assistance in establishment of a network of preschools for practice purpose
3. Renovate training given to preschool teachers and enhance the quality of advanced training provided for preschool teachers and managers
a) Renovate training programs and training curriculum for preschool teachers and managers (pay attention to training and advanced training in professional ethics, awareness of compliance with teacher ethic regulations, measures to practice and develop teaching methods) appropriate to Vietnamese Qualifications Framework, professional standards for preschool teachers and preschool principals in order to meet the requirements for renovation to early childhood education and international integration. Make a reference to regional and international training program and training curriculum for teachers for the purpose of setting up a training program and curriculum for preschool teachers;
b) Carry out renovation to teaching methods and advanced training methods with the aim of enhancing capacity for self-study, self-research and self-improvement and improve professional competence of preschool teachers and managers. In which, focus on renovation to the method for provision of advanced training and advanced training format to enhance professional competence of preschool teachers and managers in order to meet requirements of areas with severely poor socio-economic conditions, communes, districts and commune-level towns in mountainous areas, bordering areas, islands and areas with industrial parks, processing zones and residential areas.
c) Diversify learning formats such as direct instruction and e-learning in training and advanced training provided for preschool teachers and managers; and encourage preschool teachers and managers to practice their teaching in preschools during the training and advanced training;
...
...
...
dd) Promote scientific research in pedagogy schools and faculties, strengthen connection between training and scientific research; pay attention to study on teaching skills and early childhood education methods; develop, disseminate and share new knowledge and experiences gained from review and development of typical models of preschool teacher training;
e) Develop key preschool teachers and managers and top experts based upon their new functions and duties and enhance their proficiency in foreign languages, information technology, use of technological equipment in management of children care and advanced training provided for teacher’s colleagues.
4. Promote private sector involvement and international integration in provision of training and advanced training for preschool teachers and managers
a) Call for investment and assistance in provision of training and advanced training for preschool teachers and managers from domestic and foreign organizations and individuals;
b) Speed up implementation of autonomy policies, especially financial autonomy in development of the practice preschool system and set up a network of practice preschools for probationers to practice their teaching profession;
c) Develop programs for international cooperation in provision of training and advanced training for preschool teachers and managers. To be specific:
- Organize programs for exchange of students, pedagogical lecturers, preschool teacher and managers with other countries in the region and in the world;
- Provide short-term training, field study, exchange and share of experience for pedagogical lecturers and key preschool teachers and managers;
- Cooperate in setting up plans and programs for assistance in provision of advanced training for preschool teachers and managers, enhance professional competence and skills in preschool management and develop preschool education programs.
...
...
...
- Invite international lecturers and experts to participate in domestic teaching and send qualified teachers overseas for teaching cooperation;
- Hold international seminars on provision of training and advanced training for preschool teachers and managers; encourage participation in international seminars and conferences on training and advanced training provided for preschool teachers and managers.
III. FUNDING
1. Funding sources include:
a) Funding from state budget annually allocated for provision of training and advanced training for officials and public employees under regulations of the Law on State Budget in order to meet payments for renovation to training and advanced training for improving the training levels and professional standards applied to preschool teachers and managers;
b) Contributions from organizations and individuals other than the State's funding and other legal funding sources.
2. The financial plan for performing duties included in the scheme shall be prepared and implemented in compliance with provisions of the Law on State Budget, Law on Public Investment and current regulations on mid-term public investment plans and mid-term financial plans of the State.
IV. IMPLEMENTATION
1. The Ministry of Education and Training shall:
...
...
...
b) take charge and cooperate with relevant ministries in reviewing, studying, amending or requesting competent authorities to issue policies on provision of training and advanced training for preschool teachers and managers, lecturers and education managers in preschool teacher training institutions;
c) Carry out supervision, inspection and regular assessment of implementation of the scheme and send implementation results to the Prime Minister.
2. The Ministry of Planning and Investment and Ministry of Finance shall:
take charge and cooperate with relevant agencies in gathering and balancing development investment capital and non-business funding sources from central government budget for implementation in conjunction with national target programs, target programs and relevant schemes approved by competent authorities.
3. The Ministry of Home Affairs shall:
take charge and cooperate with the Ministry of Education and Training in reviewing, studying and requesting competent authorities to issue policies on provision of training and advanced training for preschool teachers, lecturers and managers.
4. People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities shall
a) take charge of preparing plans for provision of training and advanced training for preschool teachers and managers in areas under management according to the scheme;
b) perform duties and adopt solutions included in the scheme depending on provincial conditions;
...
...
...
d) send periodic reports on summary of implementation results under the guidance of the Ministry of Education and Training;
5. Institutions providing training and advanced training for preschool teachers and managers shall:
a) determine demand for training and advanced training provided for preschool teachers and managers in each specific period depending on capacity and tasks assigned and cooperate in implementation to achieve the scheme's objectives.
b) establish organizational structure and operations of departments in teacher training schools which are given training/ advanced training tasks.
c) reinforce and increase human resources, material resources and facilities including equipment and information technology and other facilities in order to facilitate training and advanced training.
Article 2. This Decision comes into force from the day on which it is signed.
Article 3. Ministers, Directors of ministerial agencies and Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities and relevant organizations and individuals shall take responsibility to implement this Decision./.
...
...
...
;
Quyết định 33/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 33/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 08/01/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 33/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video