UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 293/QĐ-UB |
Phủ Lý, ngày 23 tháng 3 năm 2001 |
UỶ BAN NHÂ DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc dạy thêm ngoài giờ của giáo viên các trường phổ thông công lập;
Căn cứ Chỉ thị số 15/2000/CT-BGD&ĐT ngày 17 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về biện pháp cấp bách tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm;
Xét đề nghị tại Tờ trình số 21/THPT ngày 18 tháng 02 năm 2001 của Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về tổ chức, quản lý dạy và học thêm ngoài giờ chính khoá trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với UBND huyện, thị xã và các Sở, ngành có liên quan, theo thẩm quyền, có văn bản hướng dẫn chi tiết để thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo và các Sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ VIỆC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ DẠY VÀ HỌC THÊM NGOÀI GIỜ CHÍNH KHOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Học thêm là một nhu cầu của một bộ phận học sinh và phụ huynh học sinh nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức. Tuy nhiên việc học thêm tràn lan với cường độ cao gây nên tình trạng vượt quá mức tiếp thu, giảm thời gian tự học, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học. Vì vậy phải tập trung chỉ đạo trong thời gian ngắn nhất để hạn chế và đi tới khắc phục biểu hiện tiêu cực trong việc dạy thêm của giáo viên, xử lý kịp thời mọi sai phạm nhất là việc ép học sinh học thêm để thu tiền. Quản lý thống nhất các lớp dạy thêm ngoài giờ chính khoá để đảm bảo lợi ích của người học và trách nhiệm của người dạy.
Điều 1. Các hình thức dạy thêm:
1. Dạy không thu tiền:
- Phụ đạo học sinh yếu, kém.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi.
2. Dạy có thu tiền:
- Ôn thi tốt nghiệp cho học sinh cuối cấp (lớp 5, lớp 9, lớp 12).
- Dạy và học thêm theo nhu cầu của người học:
+ Luyện thi tuyển sinh.
+ Nâng cao kiến thức các môn học theo chương trình bổ túc THPT.
+ Ngoại ngữ và tin học chuyên ngành ngoài cơ sở đào tạo chuyên ngành.
- Kèm học sinh theo hình thức gia sư.
Bao gồm tất cả các cá nhân, các tổ chức có dạy thêm chương trình bổ túc THPT trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 3. Điều kiện pháp lý được tổ chức dạy thêm:
Dạy thêm theo nhu cầu người học ở trong và ngoài nhà trường, Trung tâm Giáo dục thường xuyên phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm.
1. Các tổ chức và cá nhân mở lớp dạy thêm trong và ngoài nhà trường, Trung tâm theo nhu cầu của người học đều phải làm thủ tục đăng ký với cấp có thẩm quyền xin giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm.
2. Chỉ mở lớp dạy thêm khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm.
3. Giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm có giá trị không quá 1 năm kể từ ngày cấp. Những giấy phép không còn thời hạn sử dụng không có giá trị để mở lớp.
1. Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm cho tất cả các tổ chức, cá nhân mở lớp dạy thêm theo nhu cầu người học trong và ngoài nhà trường, Trung tâm với chương trình cấp THPT, bổ túc THPT và các lớp tin học, ngoại ngữ chuyên ngành ngoài các cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo chuyên ngành.
2. Trưởng phòng Giáo dục đào tạo cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm cho các tổ chức, cá nhân theo nhu cầu người học trong và ngoài nhà trường với chương trình THCS, tiểu học.
Điều 5. Nội dung, chương trình giảng dạy ở các lớp dạy thêm và học thêm.
1. Phải thực hiện đúng nội dung, chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo cho từng cấp học, lớp học.
2. Dạy và học thêm ngoài giờ chính khoá (trừ bồi dưỡng học sinh giỏi) chỉ là ôn tập củng cố kiến thức cũ, rèn luyện kỹ năng làm bài, phương pháp tư duy cho người học. Nghiêm cấm việc dạy trước chương trình, dành kiến thức của giờ chính khoá để dạy thêm, để “rò rỉ” đề kiểm tra, đề thi ở lớp học thêm…
Điều 6. Thời gian dạy và học thêm:
1. Dạy trước các kỳ thi:
- Từ lớp 6 đến lớp 8: Không quá 2 buổi/1 tuần, mỗi buổi không quá 3 tiết, chỉ tổ chức dạy và học trứơc mỗi học kỳ 1 tháng.
- Từ lớp 9 đến lớp 11: Không quá 3 buổi/1 tuần, mỗi buổi không quá 3 tiết, chỉ tổ chức dạy và học trứơc mỗi học kỳ 1 tháng.
- Lớp 12 không quá 3 buổi/ 1 tuần trứơc mỗi học kỳ 2 tháng.
2. Dạy và ôn thi tốt nghiệp:
- Công tác ôn thi tốt nghiệp phổ thông cho học sinh lớp 9, lớp 12 được mở trước kỳ thi tốt nghiệp 2 tháng.
- Các lớp ôn thi tốt nghiệp phổ thông cho học sinh lớp 5 được mở trước kỳ thi tốt nghiệp 1 tháng, mỗi tuần không quá 2 buổi.
3. Dạy theo nhu cầu:
Các lớp dạy theo nhu cầu của người học được dạy không quá 3 buổi/1 tuần.
4. Thời gian được tổ chức dạy thêm:
Trong các tháng 6,7,8,9,10 (trừ các lớp chuyên và các lớp luyện thi đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp) tất cả cá nhân và tổ chức không được mở lớp dạy và học thêm cho học sinh.
1. Dạy phù đạo học sinh kém và học sinh giỏi là trách nhiệm của các nhà trường, trung tâm GDTX. Không thu tiền của học sinh để chi bồi dưỡng cho việc phụ đạo bồi dưỡng học sinh kém và bồi dưỡng học sinh giỏi. Những giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh kém được tính theo chế độ trả thừa giờ theo quy định hiện hành (không quá 15.000đ/1 tiết).
2. Với các lớp dạy và học thêm khác: Thu theo quy định tại thông tư liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo – Tài chính số 16/TT-LB:
- Mức thu:
+ Học sinh tiểu học thu 5.000đồng/HS/tháng.
+ Học sinh THCS thu 6.000đ/1HS/tháng/môn.
- Mức chi:
+ 80% cho giáo viên trực tiếp giảng dạy.
+ 15% cho quản lý, tổ chức lớp học, mua tài liệu phục vụ giảng dạy.
+ 5% trả tiền điện, nước, hao mòn tài sản phục vụ dạy thêm.
Các khoản thu chi phải được quyết toán công khai trong giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Khuyến khích các cá nhân tổ chức mở lớp dạy và học thêm miễn giảm học phí cho con em gia đình chính sách, gia đình có kinh tế khó khăn.
Điều 8: Trách nhiệm dạy thêm của các trường phổ thông, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên:
1. Phụ đạo học sinh kém:
- Là trách nhiệm của giáo viên giảng dạy chính khoá học sinh đó trong các trường, các trung tâm.
- Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách đề nghị hiệu trưởng, giám đốc trung tâm duyệt, mỗi lớp phụ đạo học sinh kém không quá 25 học sinh và không quá 50% tổng số học sinh hiện có.
- Hiệu trưởng các trường, giám đốc các trung tâm có trách nhiệm tạo điều kiện cơ sở vật chất của trường, bố trí thời gian để giáo viên phụ đạo cho học sinh kém đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra chất lượng dạy và học ở lớp đó.
2. Bồi dưỡng học sinh giỏi:
- Là trách nhiệm của các trường, các trung tâm nhằm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho các kỳ thi học sinh giỏi.
- Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi do hiệu trưởng, giám đốc trung tâm chọn cử. Mỗi lớp bồi dưỡng học sinh giỏi không quá 10 em (trừ các lớp chuyên của trường chuyên).
- Căn vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Phòng GD-ĐT (về tiểu học, THPT) và nhiệm vụ của trường, trung tâm đã được giao, hiệu trưởng, giám đốc trung tâm bố trí thời gian để giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, khuyến khích các trường, trung tâm bồi dưỡng học sinh giỏi ở các môn học.
3. Ôn thi tốt nghiệp cho học sinh cuối cấp:
- Là trách nhiệm của giáo viên giảng dạy chính khóa các môn thi tốt nghiệp.
- Việc tổ chức ôn tập thêm cho học sinh cuối cấp phải trên tinh thần tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh. Không được bắt buộc tất cả học sinh cuối cấp phải tham gia ôn thi tốt nghiệp tập trung.
- Kế hoạch ôn tập: Công tác tổ chức, quản lý, số tiết học ôn tập từng môn, giáo viên dạy phải được bàn bạc dân chủ, công khai trong hội đồng giáo dục, hội cha mẹ học sinh các lớp của trường, trung tâm
Điều 9. Dạy thêm theo nhu cầu người học ở trong và ngoài nhà trường, trung tâm GDTX:
1. Các nguyên tắc:
a) Phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện của người học, không được dùng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp ép buộc học sinh phải học thêm.
b) Mỗi học sinh học thêm phải có đơn xin học (viết tay) và ý kiến đề nghị của cha mẹ học sinh, khi thôi học phải có đơn. Học sinh và cha mẹ học sinh có quyền lựa chọn thầy dạy và ghi rõ nguyện vọng này trong đơn.
c) Nghiêm cấm giáo viên dạy thêm cho học sinh chính mình dạy ở các lớp chính khóa. Một số trường hợp sau đây có thể được phép dạy thêm cho những học sinh do chính giáo viên trực tiếp dạy trên lớp:
+ Giáo viên dạy môn chuyên ở lớp chuyên.
+ Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, thị (với THCS) và dạy giỏi cấp tỉnh (với THPT, bổ túc THPT) hoặc giáo viên được hội đồng giáo dục nhà trường, hội đông thi đua nhà trưòng đề nghị cấp trên công nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện dạy thêm.
+ Những giáo viên THCS và THPT, bổ túc THPT mà ở trường, trung tâm chỉ có một giáo viên/1bộ môn.
Những trường hợp được phép dạy thêm nêu trên (nếu có nhu cầu dạy thêm) phải đựơc hiệu trởng các trường, Giám đốc trung tâm lập danh sách đề nghị và được giám đốc Sở GD-ĐT (đối với THPT, Bổ túc THPT), trưởng phòng GD-ĐT (đối với THCS, tiểu học) xét duyệt từng trường hợp cụ thể.
d) Các lớp dạy thêm theo nhu cầu người học (trừ các lớp tin học, ngoại ngữ chuyên ngành) phòng học phải đảm bảo 1,2m2/học sinh và không quá 45 học sinh /1lớp.
2. Hồ sơ, thủ tục và điều kiện mở lớp dạy thêm theo nhu cầu người học trong và ngoài nhà trường, trung tâm GDTX.
a) Với các lớp dạy và học thêm theo nhu cầu người học trong nhà trường, trung tâm GDTX:
+ Hồ sơ:
- Đơn xin mở lớp do hiệu trưởng nhà trường, giám đốc trung tâm, các nhân không được đứng đơn xin mở lớp.
- Bản kế hoạch dạy và học thêm gồm: Danh sách ban quản lý, nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy, biên chế lớp, giáo viên được chọn giảng dạy, bố trí địa điểm.
+ Thủ tục mở lớp:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp tập hợp đơn xin học thêm của lớp mình phụ trách nộp cho hiệu trưởng, giám đốc trung tâm.
- Hiệu trưởng, giám đốc trung tâm xây dựng kế hoạch dạy và học thêm, bàn bạc dân chủ trong lãnh đạo, hội đồng nhà trường, hội cha mẹ học sinh.
- Hiệu trưởng, giám đốc trung tâm chịu trách nhiệm đăng ký xin mở lớp và học thêm với cấp có thẩm quyền.
+ Điều kiện mở lớp:
- Giáo viên giảng dạy phải làm đúng quy định ở trên.
- Cơ sở vật chất lớp học: Đảm bảo quy định như phòng học chính khoá.
b) Với các lớp dạy và học thêm theo nhu cầu người học ở ngoài nhà trường, trung tâm GDTX:
+ Điều kiện mở lớp:
- Người có đơn xin mở lớp có văn bằng sư phạm tương ứng với môn, cấp mình xin mở.
- Giáo viên giảng dạy trực tiếp ở các lớp học thêm và ngoài giờ học thêm phải tuân thủ theo yêu cầu đã nêu trên.
- Về cơ sở vật chất: Phải đảm bảo điều kiện tương ứng với cấp học về ánh sáng, kích thước phòng học, bàn nghế, bảng, vệ sinh môi trường.
+ Hồ sơ xin mở lớp:
- Đơn của người xin mở lớp phải có xác nhận của thủ trưởng đơn vị (đối với những người đang công tác trong ngành GD) hoặc của chính quyền địa phương (đối với người ngoài ngành giáo dục, giáo viên đã về hưu).
- Danh sách trích ngang giáo viên dạy trực tiếp trên lớp.
- Bản sao văn bằng hợp lệ của người đứng đơn xin mở lớp.
+ Thủ tục xin mở lớp:
- Đối với những người đang công tác trong ngành giáo dục giao cho thủ trưởng đơn vị làm thủ tục sau:
Tập hợp hồ sơ xin mở lớp của cá nhân thuộc đơn vị mình.
Tổ chức đoàn kiểm tra (gồm lãnh đạo và Chủ tịch công đoàn) kiểm tra hồ sơ, điều kiện xin mở lớp.
Làm biên bản xác nhận (đủ điều kiện mở lớp, đủ hồ sơ và các điều kiện quy định), đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm. Thủ trưởng đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cấp trên vê những điều kiện mở lớp của các cá nhân có đơn xin mở lớp ở đơn vị mình.
Chuyển toàn bộ hồ sơ và biên bản xác nhận đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Đối với những người ngoài ngành giáo dục (kể cả giáo viên đã về hưu):
Có biên bản xác nhận của chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn) có đủ điều kiện về cơ sở vật chất.
Hoàn thiện hồ sơ mở lớp theo quy định và gửi về cấp có thẩm quyền cấp giấy phép.
Điều 10. Kèm học sinh theo hình thức gia sư:
1. Do yêu cầu của cha mẹ học sinh và với số lượng người học không quá 3 học sinh.
2. Nghiêm cấm biến việc dạy kèm học sinh thành các lớp dạy thêm.
Điều 11. Thời gian giải quyết cấp giấy phép.
1. Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm phải tiến hành đăng ký mở lớp với cấp có thẩm quyền không quá 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định của cá nhân hoặc tổ chức xin mở lớp.
2. Sở Giáo dục đào tạo xét cấp giấy phép (đối với THPT, bổ túc trung học), Phòng Giáo dục Đào tạo xét cấp giấy phép (đối với THCS, tiểu học) không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định của các đơn vị xin mở lớp.
Điều 12. Tổ chức, quản lý dạy 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học.
1. Đối với bậc tiểu học, ngoài 5 buổi học bình thường trong tuần là dạy 2 buổi/ngày. Các trường cần tổ chức tốt việc dạy và học để thu hút tối đa học sinh vào lớp học 2 buổi/ngày theo nguyện vọng của gia đình học sinh.
2. Đảm bảo học sinh được nghỉ 2 ngày/tuần, không tổ chức dạy thêm trong kỳ nghỉ hè.
3. Các trường hợp giáo viên nhận trông nom học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình học sinh:
- Số lượng: Không quá 3 học sinh.
- Các trường hợp giáo viên nhận trong nom học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình học sinh, không được biến thành lớp dạy thêm.
4. Chỉ tổ chức dạy 2 buổi/ngày và tổ chức bán chú khi các trường có đủ 3 điều kiện sau:
- Có sự tự nguyện của cha mẹ học sinh và được sự đồng ý của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Đội ngũ giáo viên đủ số lượng (tỷ lệ 1,15 GV/1 lớp)
- Có đủ phòng học, phòng phục vụ học tập.
5. Chương trình và nội dung giảng dạy từng môn học 2 buổi/ngày theo công văn số 10176/TH ngày 7 tháng 11 năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phí bồi dưỡng cho giáo viên dạy 2 buổi/ngày do gia đình học sinh đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện theo đúng quy định của UBND huyện, thị xã.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC THÊM.
Điều 13. Trách nhiệm của các cấp chính quyền:
1. Trách nhiệm củaUBND huyện, thị.
- Triển khai bản quy định này trên địa bàn huyện, thị.
- Chỉ đạo các ngành có liên quan phối hợp với ngành giáo dục đào kiểm tra hoạt động dạy và học thêm trên địa bàn.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng, quyền hạn quản lý trên địa bàn về hoạt dộng dạy và học thêm.
- Cùng với Sở Giáo dục và đào tạo chịu trách nhệm trước UBND tỉnh về những sai phạm trong hoạt động dạy và học thêm trên địa bàn.
2. Trách nhiệm của UBND các xã, phường, trị trấn.
- Tổ chức kiểm tra xác nhận và đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép mở lớp dạy thêm trên địa bàn với nhưng người ở ngoài ngành giáo dục xin mở lớp.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy và học thêm trên địa bàn. Xử lý theo thẩm quyền đơn vị, các cá nhân và tổ chức vi phạm.
- Chịu trách nhiệm của cấp quản lý giáo dục.
1. Trách nhiệm của Sở Giáo dục:
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh chỉ đạo việc triển khai và kiểm tra định kỳ việc thực hiện quy định dạy và học thêm.
- Thông báo tới chính quyền địa phương danh sách các tổ chức,cá nhân được cấp giấy phép đăng ký dạy thêm.
- Xử lý các cá nhân và tổ chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo vi phạm quy định này.
- Phát hiện, kiến nghị với UBND các huyện, thị xã những trường hợp ngoài ngành vi phạm.
2. Trách nhiệm của hiệu trưởng các trường THPT và thủ trưởng các cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Triển khai quy định này tới tất cả cán bộ, giáo viên đang công tác trong ngành giáo dục của đơn vị mình.
- Phối hợp với hội cha mẹ học sinh phổ biến Quy định này tới toàn thể cha mẹ học sinh ở địa phương, đơn vị mình.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định này của cán bộ, giáo viên đang công tác tại đơn vị mình quản lý. Báo cáo kịp thời và đề nghị cấp có thẩm quỳên xử lý kỷ luật những cá nhân hoặc tổ chức vi phạm quy định này.
- Chịu trách nhiệm trước Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với các đơn vị giáo dục trực thuộc Sở) và trước phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với đơn vị trực thuộc phòng) về việc thực hiện quy định này với từng cá nhân hoặc tổ chức của đơn vị mình.
Kết quả thực hiện quy định dạy thêm, học thêm này là một tiêu chuẩn dùng để đánh giá, xem xét danh hiệu thi đua hàng năm của các cá nhân và tổ chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo, chính quyền các cấp.
1. Đối với tổ chức và cá nhân đang công tác trong ngành Giáo dục và Đào tạo.
- Do ngành Giáo dục và đào tạo xư lý sai phạm. Thẩm quyền xử lý, kỷ luật cán bộ công chức thực hiện quy định của pháp lệnh Cán bộ công chức và Nghị định 97/1998/NĐ-CP của Chính Phủ.
- Tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật: Phê bình, thu hôig giấy phép, khiển trách, cảnh cáo và chuyển đi đơn vị khác, hạ ngạch công chức hoặc buộc thôi việc.
2. Đối với tổ chức, cá nhân ngàoi ngành Giáo dục Đào tạo.
- Do chính quyền địa phương phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo xử lý vi phạm.
- Tuỳ theo mức dộ vi phạm mà xử lý kỷ luật: Phê bình, đình chỉ giảng dạy, xử phạt hành chính… và đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi giấy phép dạy thêm.
Điều 17. Thành lập Ban chỉ đạo:
1. Mỗi huyện, thị xã thành lập một Ban chỉ đạo quản lý dạy và học thêm gồm: Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã làm Trưởng ban, Trưởng phòng GD-ĐT làm Phó ban, các Uỷ viên là Hiệu trưởng các trường THPT, GĐ trung tâm GDTX tỉnh và các thành viên khác do trưởng ban chọn cử.
2. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo:
- Giúp Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chỉ đạo quản lý hoạt động dạy và học thêm về tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân và tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân, kịp thời xem xét, giải quyết và trả lời những khiếu nại tố cáo về vấn đề dạy và học thêm thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.
- Hàng năm Ban chỉ đạo tiến hành tổng hợp, rút kinh nghiệm về công tác quản lý, thực hiện dạy thêm và học thêm thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.
Hàng năm Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã và các ban ngành có liên quan chỉ đạo các phòng GD-ĐT, các trường PTTH, các trung tâm GDTX tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm công tác quản lý của các đồng thời tổng kết, rút kinh nghiệm về việc thực hiện quy định dạy và học thêm từng cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Báo cáo kịp thời về Bộ GD-ĐT UBND cấp tỉnh.
Việc cấp giấy chứng nhận dạy thêm của các cấp có thẩm quyền cho các tổ chức và cá nhân có hồ sơ xin mở lớp phải được tiến hành trước ngày 31/5/2001. Mọi vi phạm các quy định về công tác tổ chức, quản lý dạy và học thêm sẽ bị xử lý kể từ ngày 01/6/2001. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cá nhân, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Giáo dục và Đào tạo. Sở Giáo dục Đào tạo tổng hợp các ý kiến tham mưu với UBND tỉnh để có biện pháp giải quyết.
Quyết định 293/QĐ-UB năm 2001 về Quy định tổ chức, quản lý dạy và học thêm ngoài giờ chính khoá trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Số hiệu: | 293/QĐ-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Nam |
Người ký: | Đinh Văn Cương |
Ngày ban hành: | 23/03/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 293/QĐ-UB năm 2001 về Quy định tổ chức, quản lý dạy và học thêm ngoài giờ chính khoá trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Chưa có Video