ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2010/QĐ-UBND |
Đà Lạt, ngày 10 tháng 8 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;
Căn cứ Quyết định số 02/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình khung đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết);
Theo đề nghị của Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng tại Tờ trình số 530/TT-SNV ngày 22/6/2009 về ban hành quy định chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng Kơ Ho (có chữ viết) của tỉnh Lâm Đồng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng Kơ Ho (có chữ viết) của tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Chương trình kèm theo Quyết định này là cơ sở để biên soạn tài liệu đào tạo giáo viên dạy tiếng Kơ Ho (có chữ viết) của tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG KƠ HO (CÓ CHỮ VIẾT)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
Điều 1. Mục tiêu của chương trình
Chương trình là đào tạo giáo viên dạy tiếng Kơ Ho giúp học viên đạt các mục tiêu sau:
1. Có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết để có thể giao tiếp thành thạo bằng tiếng Kơ Ho; có phương pháp dạy học tiếng dân tộc để dạy tiếng Kơ Ho cho đối tượng là cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
2. Có kiến thức cơ bản về tiếng Kơ Ho thuộc một số lĩnh vực: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, làm văn; có hiểu biết sơ giản về phương pháp dạy học tiếng dân tộc cho người lớn; có hiểu biết về đời sống, văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Kơ Ho.
3. Có tinh thần bảo tồn và phát huy tiếng nói văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Kơ Ho; có ý thức thực hiện chủ trương đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
Điều 2. Quan điểm xây dựng chương trình
1. Phù hợp với đối tượng:
a) Đối tượng tiếp nhận chương trình là những người có trình độ trung học cơ sở trở lên, biết tiếng Kơ Ho, có nhu cầu hoặc được phân công đào tạo, bồi dưỡng về tiếng Kơ Ho và nghiệp vụ sư phạm theo chương trình ngắn hạn để trở thành giáo viên dạy tiếng Kơ Ho cho cán bộ, công chức chưa biết tiếng Kơ Ho đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số. Xuất phát từ đặc điểm đó, chương trình này thiết kế nội dung bám sát các chủ đề của đời sống xã hội, để tạo ra sự hứng thú cao trong việc dạy và học tiếng Kơ Ho.
b) Nội dung chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản, thiết thực, có tính thực hành cao, giúp học viên nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đề ra khi kết thúc khóa đào tạo.
c) Chương trình được xây dựng theo cấu trúc đồng dạng nhưng nâng cao hơn so với chương trình dạy tiếng Kơ Ho cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số, trong đó đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng các kỹ năng đọc, viết và bổ sung thêm khối kiến thức và kỹ năng sư phạm.
2. Tích hợp:
a) Chương trình chú ý kết hợp chặt chẽ giữa việc trang bị kiến thức ngôn ngữ Kơ Ho với việc tăng cường rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Kơ Ho cho học viên. Kết hợp chặt chẽ việc rèn luyện các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói.
b) Tích hợp dạy ngôn ngữ Kơ Ho với hệ thống hóa những hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Kơ Ho.
c) Để học viên nắm được kiến thức về phương pháp giảng dạy tiếng Kơ Ho và nhanh chóng có khả năng dạy học, chương trình gắn các bài học lý thuyết về phương pháp giảng dạy với việc biên soạn giáo án, gắn việc thực hành phương pháp giảng dạy với việc học tiếng theo các chủ đề nội dung của chương trình dạy tiếng Kơ Ho cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Kiến thức ngôn ngữ:
a) Ngữ âm - Chữ viết:
- Nhớ được bộ chữ cái, hệ thống nguyên âm, hệ thống phụ âm (phụ âm đơn, phụ âm ghép đôi, phụ âm ghép ba, cách tạo phụ âm ghép đôi), hệ thống dấu âm, quy tắc chính tả.
- Biết cách phát âm, cách ghép âm thành vần, thành tiếng (đặc biệt quan tâm đến các dấu hiệu khác tiếng Việt về mặt ngữ âm).
b) Từ ngữ - Ngữ pháp:
- Có vốn từ (bao gồm cả thành ngữ) phù hợp với các chủ đề học tập, khoảng 1500 từ đến 1800 từ thông dụng.
- Nắm được một số từ loại cơ bản như danh từ, động từ, tính từ, đại từ; các kiểu phân theo cấu trúc như câu đơn, câu ghép; các kiểu câu phân theo mục đích như câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
- Nắm được phương thức cấu tạo từ, các hiện tượng từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa.
- Bước đầu xử lý được các hiện tượng khác biệt về phương ngữ trong giờ dạy.
c) Làm văn: Hệ thống hóa những hiểu biết về nghi thức lời nói, nghi thức giao tiếp, nắm được cấu tạo đoạn văn, bài văn, biết cách xây dựng một số văn bản cụ thể như thư từ, tự sự, thuyết minh.
2. Kiến thức văn hóa dân tộc:
Hiểu và sử dụng được các nghi thức giao tiếp, ứng xử đơn giản của đồng bào Kơ Ho; nghi thức nói khi điều khiển các cuộc họp hoặc phát biểu trước nhiều người; một số điều cần tránh khi giao tiếp miệng về ngữ âm, từ vựng và cách biểu đạt ý nghĩ. Có những hiểu biết sâu hơn và hệ thống hơn về đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Kơ Ho.
3. Kiến thức sư phạm:
Có hiểu biết sơ giản về những vấn đề chung của giáo dục học, có hiểu biết về phương pháp dạy học tiếng dân tộc, các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học; phương tiện dạy học và cách sử dụng phương tiện dạy học có hiệu quả; vai trò của đánh giá và phương pháp đánh giá học viên.
1. Kỹ năng ngôn ngữ:
a) Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy và hiểu nội dung các giấy tờ thông dụng, các bản tin, thông báo, văn bản phổ biến khoa học, văn bản phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật, các bài văn kể chuyện, miêu tả, các văn bản truyện, thơ dân gian. Hiểu nội dung và mục đích thông báo của văn bản (độ dài khoảng 150 đến 180 từ), thuộc các lĩnh vực và chủ đề đã học. Thuộc một số tục ngữ, ca dao, dân ca, một số bài văn vần phổ biến của đồng bào Kơ Ho. Có khả năng dịch từ tiếng Kơ Ho sang tiếng Việt và ngược lại.
b) Viết đúng chính tả. Viết được thư từ giao dịch thông thường, văn bản tự sự, thuyết minh đơn giản bằng chữ Kơ Ho (độ dài khoảng 120 từ đến 150 từ).
c) Nghe và dịch được nội dung các cuộc trao đổi, bản tin thời sự, văn bản phổ biến kiến thức khoa học - kỹ thuật; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có thể ghi lại được những thông tin quan trọng để hiểu đúng hoặc để đáp lại.
d) Nói rõ ràng, mạch lạc (phát âm và ngữ điệu), đúng ngữ pháp và mục đích giao tiếp để có thể trao đổi hoặc trình bày ý kiến cá nhân về một vấn đề gần gũi thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội của đồng bào dân tộc Kơ Ho (phổ biến kiến thức khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn công việc, vận động nhân dân làm theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước), với độ dài 400 từ trở lên.
2. Kỹ năng sư phạm:
a) Có kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học, soạn giáo án dạy học phù hợp với đối tượng người học.
b) Có kỹ năng dạy tiếng Kơ Ho thể hiện được quan điểm tích hợp và tích cực hóa người học; biết tổ chức giờ học một cách hợp lý.
c) Có kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm.
1. Có ý thức tôn trọng tiếng nói, con người và truyền thống văn hóa của dân tộc Kơ Ho.
2. Ý thức được việc dạy và học tiếng Kơ Ho là một hoạt động quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng dân tộc thiểu số nói chung và trong vùng dân tộc Kơ Ho sinh sống nói riêng.
3. Luôn có ý thức tự học, gắn hoạt động dạy học với giao tiếp bằng tiếng Kơ Ho qua công việc và sinh họat trong đời sống thường nhật.
KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình có thời lượng 750 tiết, mỗi tiết 45 phút.
Điều 7. Cấu trúc Chương trình và phân bổ thời lượng cụ thể
1. Kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ: có thời lượng 60% tổng thời lượng, bao gồm:
a) Kiến thức ngôn ngữ (chiếm 24% thời lượng):
- Giới thiệu sơ lược về tiếng nói và chữ viết của đồng bào dân tộc Kơ Ho.
- Ngữ âm, Chữ viết, Từ ngữ, Ngữ pháp, Làm văn.
b) Kỹ năng ngôn ngữ (chiếm 36% thời lượng):
- Thực hành nghe, nói (chiếm 16% thời lượng);
- Thực hành đọc, viết (chiếm 20% thời lượng).
2. Kiến thức và kỹ năng sư phạm, có thời lượng 40% tổng thời lượng, bao gồm:
a) Kiến thức, kỹ năng sư phạm chiếm 30% thời lượng);
b) Thực hành soạn giáo án, kiến tập và thực tập sư phạm chiếm 10% thời lượng).
1. Kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ: (60%: 450 tiết)
a) Kiến thức ngôn ngữ: (24%: 180 tiết)
- Về ngữ âm, chữ viết:
+ Sơ lược về tiếng nói và chữ viết Kơ Ho;
+ Giới thiệu bộ chữ cái (28 chữ cái);
+ Hệ thống nguyên âm (9 nguyên âm đơn, 2 nguyên âm đôi);
+ Hệ thống phụ âm (19 phụ âm đơn, 24 phụ âm đôi, 5 phụ âm ba);
+ Cách phát âm, kết cấu âm tiết, cách ghép âm thành vần, thành tiếng;
+ Cấu tạo âm tiết;
+ Quy tắc chính tả.
- Về từ ngữ, ngữ pháp:
+ Ngữ nghĩa của từ (từ đồng âm, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ nhiều nghĩa);
+ Các hiện tượng phụ tố, hiện tượng mất hoặc thêm tiền tố;
+ Sơ lược về các phương ngữ Kơ Ho;
+ Trật tự từ trong câu;
+ Từ loại (danh từ, động từ, tính từ, đại từ);
+ Các thành phần câu;
+ Các kiểu câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán;
+ Câu đơn, câu ghép.
- Về giao tiếp:
+ Một số nghi thức trong giao tiếp, ứng xử thông thường;
+ Một số điều cần tránh trong giao tiếp.
- Về làm văn:
+ Trả lời (thuộc làm văn miệng) các câu hỏi trong nội dung bài đọc và đặt được câu hỏi khai thác nội dung bài đọc.
+ Viết đoạn văn, bài văn tự sự, thuyết minh đơn giản;
+ Viết những văn bản giới thiệu ngắn theo chủ đề bài đọc;
+ Viết được thư, bản thông báo với nội dung gần gũi;
+ Dịch bài khóa ra tiếng Việt.
b) Kỹ năng ngôn ngữ:(36%: 270 tiết)
- Đọc: Đọc từ và câu, đọc các văn bản như bài hội thoại, các thành ngữ, tục ngữ, các bài ca dao của đồng bào dân tộc Kơ Ho và trích đoạn các bài văn miêu tả, chuyện kể, các bài thơ, các bản tin tức, các văn bản hành chính công vụ, các văn bản phổ biến kiến thức khoa học, pháp luật dịch từ tiếng Việt;
- Viết: Viết chính tả, viết các đoạn đối thoại, đoạn văn, bài văn, viết thông báo ngắn, viết thư, hoặc các văn bản hành chính công vụ và các văn bản khác;
- Nghe: Nghe giảng viên đọc bài và hướng dẫn tìm hiểu bài, nghe các thông tin khác từ giảng viên và học viên trong lớp;
- Nói: Trao đổi và trình bày ý kiến của mình trong các giờ học tiếng Kơ Ho.
2. Kiến thức về văn hóa dân tộc Kơ Ho:(4%:30 tiết)
- Tổng quan về dân tộc Kơ Ho;
- Vài nét văn hóa dân tộc Kơ Ho.
3. Kiến thức và kỹ năng sư phạm:(36%:270 tiết)
a) Kiến thức sư phạm:
- Vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu về năng lực, phẩm chất đối với người thầy dạy tiếng Kơ Ho.
- Những nội dung về Chương trình và đối tượng người học:
+ Giới thiệu Chương trình dạy tiếng Kơ Ho cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi; thực hành phân tích Chương trình;
+ Đặc điểm của học viên lớn tuổi công tác ở vùng dân tộc thiểu số; những thuận lợi khó khăn của đối tượng này trong việc học tiếng dân tộc.
- Những hiểu biết chung về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học viên.
- Nguyên tắc dạy tiếng.
- Phương pháp dạy các phân môn tiếng Kơ Ho: Âm, vần; từ và câu; luyện đọc; luyện nghe; luyện viết; luyện nói.
- Sử dụng học liệu và các phương tiện dạy học khác để dạy tiếng dân tộc thuộc các đề tài đã học: sử dụng băng, đĩa ghi âm, ghi hình, tranh ảnh, máy vi tính, đèn chiếu, môi trường xung quanh ... để dạy tiếng.
- Phương pháp sư phạm, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học viên:
+ Các hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc cho người lớn: Học cá nhân, học nhóm, học theo lớp, tự học có hướng dẫn;
+ Đánh giá, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và các hình thức đánh giá kết quả học tập.
b) Kỹ năng sư phạm: Xác định mục đích, yêu cầu bài dạy; giới thiệu bài; luyện đọc từ khó; giải nghĩa từ khó; khai thác các chi tiết văn hóa trong bài khóa; soạn giáo án. Học viên vận dụng và rèn luyện kỹ năng dạy tiếng Kơ Ho theo 4 phương pháp: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu; xử lý các tình huống sư phạm; thực hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên; sử dụng các phương tiện dạy học tiếng.
4. Nội dung bài học:
a) Phần kiến thức chung
- Tổng quan về dân tộc Kơ Ho. Vài nét văn hóa dân tộc Kơ Ho;
- Vai trò, nhiệm vụ và những yêu cầu đối với người thầy dạy tiếng Kơ Ho;
- Những hiểu biết chung về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học viên;
- Nguyên tắc dạy tiếng;
- Phương pháp dạy các phân môn tiếng Kơ Ho: Âm, vần; từ và câu; luyện đọc; luyện nghe; luyện viết; luyện nói;
- Sử dụng học liệu và các phương tiện dạy học khác để dạy tiếng dân tộc thuộc các đề tài đã học;
- Phương pháp giảng dạy, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học viên.
b) Tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng qua các chủ đề/ nội dung:
Chủ đề/ |
Ngữ âm - (kiến thức - |
Từ ngữ - (kiến thức - |
Làm văn (kiến thức - |
Kỹ năng sư phạm |
I. TIẾNG KƠ HO 1. Chữ Kơ Ho. 2. Nguyên âm và phụ âm. 3. Thanh điệu và luyện đọc. 4. Đếm số. 5. Thời gian. |
- Chữ cái: Luyện phát âm, luyện viết (chú ý phân biệt: b). - Nguyên âm và phụ âm: Luyện phát âm, luyện viết. - Thanh điệu: Luyện phát âm, luyện viết. - Đếm số: Luyện phát âm, luyện nói, luyện viết. - Thời gian: Luyện phát âm, luyện nói, luyện viết. |
- Từ ngữ về: Số đếm, thời gian, không gian; tổ hợp từ phát vấn; đại từ nhân xưng; danh từ; trật tự từ trong nghi thức hỏi và trả lời. - Luyện kỹ năng: Phát âm, đọc, viết; bước đầu luyện nói. |
- Nắm được và rèn luyện nghi thức lời nói qua cách hỏi và trả lời về số đếm, về thời gian. - Luyện tư duy bằng ngôn ngữ qua cách hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề đã học. |
- Bước đầu rèn các kỹ năng: Giới thiệu bài, thực hành phương pháp phân tích ngôn ngữ: Hướng dẫn học viên quan sát, phân tích các hiện tượng về ngữ âm, chính tả, từ vựng…để tìm ra nét đặc trưng, tính quy luật của tiếng Kơ Ho - Bước đầu rèn kỹ năng khai thác các chi tiết văn hóa qua hoạt động giao tiếp. - Bước đầu rèn các kỹ năng: xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, đánh giá kết quả học tập về chủ đề Tiếng Kơ Ho |
II.CHÀO HỎI-GIỚI THIỆU 6. Xin chào. 7. Giới thiệu công việc. 8. Cơ thể con người. 9. Đồ dùng trong nhà. 10. Màu sắc. 11. Vị trí. 12. Động vật, thực vật. Giới thiệu công việc. 13. Trong lớp học. 14. Bài học mới. 15. Ôn tập. |
- Phụ âm đôi, phụ âm ba: Luyện phát âm và viết chính tả. - Thanh điệu (dà, bô, bồ): Luyện phát âm và viết chính tả. - Luyện phát âm và viết các âm tiết có cấu tạo: Phụ âm + Ơ + phụ âm + vần + phụ âm. - Chính tả: Luyện nhìn – viết. |
- Các từ: Về các bộ phận của con người, đồ dùng, màu sắc, không gian, vị trí, động, thực vật. - Đại từ nhân xưng, đại từ chỉ thị. - Phương thức phụ tố. - Câu đơn một thành phần. - Các dạng thức câu nghi vấn, câu phủ định. - Luyện nói, đọc và viết chính tả. |
- Đặt và trả lời các câu hỏi liên quan đến chủ đề đã học. - Tiếp tục nắm được và rèn luyện nghi thức lời nói trong tiếng Kơ Ho. - Tiếp tục luyện tư duy bằng ngôn ngữ qua cách hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề đã học. |
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích phụ tố, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Kơ Ho. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Chào hỏi - giới thiệu. |
III. GIA ĐÌNH DÒNG TỘC 16. Người Kơ Ho. 17. Gia tộc K’Bim. 18. K’Bim chỉ có hai con. 19. Nhà ở-vườn cây. |
- Tiếp tục luyện phát âm và viết chính tả các phụ âm đôi, ba. - Luyện phát âm và viết nguyên âm đôi: ia (iă). - Luyện và phân biệt cách phát âm các âm tiết: Boê, boh, alaê, alah. - Bước đầu luyện viết chính tả: Nghe - viết. |
- Hệ thống từ về bản thân, gia đình, dòng tộc, địa bàn cư trú, nhân dân, đất nước. - Hệ thống từ về nhân xưng, chỉ thị. - Tiếp tục rèn luyện về câu đơn; các dạng câu tường thuật, nghi vấn và câu phủ định. |
- Tự đặt và trả lời câu hỏi để giao tiếp theo chủ đề. - Học viên biết tự giới thiệu về bản thân gia đình, dòng tộc với hệ thống từ ngữ đã học. - Rèn luyện giao tiếp trong lớp học và trong cộng đồng người Kơ Ho (nếu có điều kiện). |
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích phụ tố, phân tích câu đơn. - Bước đầu rèn luyện kỹ năng khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Kơ Ho. - Bước đầu rèn các kỹ năng: xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Gia đình dòng tộc. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
IV. BUÔN LÀNG 20. Câu chuyện xóm làng. 21. Người trưởng thôn. 22. Niềm vui trong lao động. 23. Bảo vệ buôn làng. 24. Ôn tập. |
- Tiếp tục luyện phát âm và viết chính tả các phụ âm đôi, ba. - Luyện phát âm và viết các âm tiết có phụ âm cuối rung (sơl, đơr). - Luyện phát âm và viết các âm tiết: Kơnõ, buôn, NJrềng. - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe-viết. |
- Hệ thống từ về môi trường sống, công việc, về mối quan hệ buôn làng. - Hệ thống từ về nhân xưng, chỉ thị. - Tiếp tục rèn luyện về câu đơn; các dạng câu tường thuật, nghi vấn và câu phủ định. |
- Đặt và trả lời các câu hỏi về buôn làng. - Rèn kỹ năng giao tiếp trong cộng đồng buôn làng. - Giới thiệu ngắn về một buôn hoặc một loại hình nghệ thuật truyền thống, hoặc một tấm gương sáng của buôn làng. - Viết thông báo ngắn về một hoạt động cộng đồng. - Viết một bức thư ngắn hoặc một thuyết trình khoảng 80 từ. |
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích phụ tố, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Mạ. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Buôn làng. -Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
V. THIÊN NHIÊN – MÔI TRƯỜNG 25. Thời tiết. 26. Rừng và môi trường. 27. Trồng cây gây rừng. 28. Tuần tra bảo vệ rừng. 29. Bảo vệ rừng, bảo vệ thú rừng.
|
- Tiếp tục luyện phát âm, luyện viết các âm tiết có phụ âm đầu là âm đôi, âm ba. - Luyện phát âm và viết các âm tiết láy. - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe-viết. |
- Hệ thống từ ngữ về thiên nhiên, môi trường, bảo vệ môi trường, trồng cây, gây rừng. - Tiếp tục củng cố và rèn luyện về từ loại: Danh từ, động từ, tính từ. - Tiếp tục củng cố và rèn luyện về câu phân theo cấu trúc và câu phân theo mục đích nói trong ngữ pháp tiếng Kơ Ho. |
- Đặt và trả lời các câu hỏi về thiên nhiên, môi trường. - Trao đổi về bảo vệ môi trường xoay quanh nội dung bài đọc. - Rèn cách biểu đạt tâm trạng trước vẻ đẹp của thiên nhiên của Tây Nguyên. - Viết thông báo ngắn về thời tiết. |
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích phụ tố, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Kơ Ho. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Thiên nhiên và môi trường. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
VI. VĂN HÓA DÂN TỘC 30. Hôn lễ của người Kơ Ho. 31. Xây dựng thôn văn hóa. 32. Văn hóa truyền thống. 33. Lễ hội Tây nguyên. 34. Ôn tập. |
- Tiếp tục luyện phát âm, luyện viết các âm tiết có phụ âm đầu là âm đôi, âm ba. - Luyện phát âm và viết các nguyên âm đôi (iơ, iă). - Luyện phát âm các hiện tượng láy (bơtê bơto, bruh brah). - Luyện phát âm và viết các từ phiếm định dùng trong câu phát vấn: N’chi, n’cau, n’tềng … - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe-viết. |
- Hệ thống từ ngữ về văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội của người Kơ Ho, của các dân tộc Tây Nguyên. - Củng cố vốn từ các chủ đề và nội dung đã học. - Đặt câu đơn, câu ghép theo mẫu. - Củng cố kiến thức và rèn luyện về câu đơn, câu ghép, câu phân theo cấu trúc và phân theo mục đích nói. |
- Tự đặt câu hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề và nội dung đã học. - Giao tiếp với bạn học hoặc cộng đồng dân tộc Kơ Ho, chú trọng chủ đề văn hóa truyền thống. - Tiếp tục rèn luyện tư duy bằng tiếng Kơ Ho. - Thuyết trình ngắn (100 từ) về văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên. |
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích phụ tố, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Kơ Ho. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Văn hóa dân tộc. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
VII. QUÊ HƯƠNG – CON NGƯỜI 35. Tây Nguyên xanh tươi, Tây Nguyên anh hùng. 36. Các dân tộc anh em ở Tây nguyên. 37. Tình đoàn kết. 38. Người anh hùng ở Tây Nguyên. |
- Tiếp tục luyện phát âm, luyện viết các âm tiết có phụ âm đầu là âm đôi, âm ba. - Luyện phát âm các âm tiết có âm cuối rung: Tơl, bơr, gơs is… - Luyện phát âm và viết các từ phiếm định dùng trong câu phát vấn: N’chi, n’cau, n’tềng … - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe - viết. |
- Hệ thống từ ngữ về con người, đất nước, các dân tộc Tây nguyên, quá trình đấu tranh phát triển, về tinh thần yêu nước, niềm tự hào … - Củng cố từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ… - Luyện dùng từ đặt câu trong tình huống giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ. - Tiếp tục rèn luyện về câu (Theo cấu trúc và theo mục đích nói). |
- Tự đặt câu hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề và nội dung đã học. - Giao tiếp với bạn học hoặc cộng đồng dân tộc Kơ Ho, chú trọng chủ đề con người và đất nước, niềm tự hào Tây Nguyên. - Tiếp tục rèn luyện tư duy bằng tiếng Kơ Ho. Đặc biệt là rèn luyện kỹ năng biểu đạt cảm xúc về đất nước Việt Nam và con người Tây Nguyên. - Thuyết trình ngắn (100 từ) về đất nước và các dân tộc Tây Nguyên. |
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích phụ tố, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Kơ Ho. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Quê hương - Con người. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
VIII. LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 39. Tăng gia sản xuất. 40. Thu hoạch từ chăn nuôi. 41. Nghề truyền thống. 42. Nghề thủ công của người Kơ Ho. 43. Ôn tập. |
- Tiếp tục luyện phát âm, luyện viết các âm tiết có phụ âm đầu là âm đôi, âm ba. - Luyện phát âm các âm tiết có âm cuối rung, các âm tiết: tànõ, anõ. - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe - viết. |
- Hệ thống từ ngữ về lao động sản xuất, nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Kơ Ho. - Củng cố từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ… - Luyện dùng từ đặt câu trong tình huống giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ. - Tiếp tục rèn luyện về câu (Theo cấu trúc và theo mục đích nói). |
- Tự đặt câu hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề và nội dung đã học. - Giao tiếp với bạn học hoặc cộng đồng dân tộc Kơ Ho, chú trọng chủ đề lao động sản suất, các nghề thủ công truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và của người Kơ Ho nói riêng. - Tiếp tục rèn luyện tư duy bằng tiếng Kơ Ho. Đặc biệt là rèn luyện kỹ năng biểu đạt cảm xúc về cuộc sống lao động của con người Tây Nguyên. - Thuyết trình ngắn (100 từ) về đất nước và các dân tộc Tây Nguyên. |
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích phụ tố, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Kơ Ho. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Lao động sản xuất. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
IX. GIÁO DỤC 44. Làm khai sinh cho bé. 45. Cán bộ tư pháp. 46. Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. 47. K’Bim không mê tín di đoan. |
- Tiếp tục luyện phát âm, luyện viết các âm tiết có phụ âm đầu là âm đôi, âm ba. - Luyện phát âm các âm tiết có âm cuối rung, các âm tiết: Gờnõ, kồnõ gan, gal, siồ siă. - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe - viết. |
- Hệ thống từ ngữ về giáo dục, về sự đổi mới trong nếp sống của đồng bào dân tộc Kơ Ho. - Củng cố từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ… - Luyện dùng từ đặt câu trong tình huống giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ. - Tiếp tục rèn luyện về câu (Theo cấu trúc và theo mục đích nói). |
- Tự đặt câu hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề và nội dung đã học. - Giao tiếp với bạn học hoặc cộng đồng dân tộc Kơ Ho, chú trọng nội dung thay đổi tích cực trong đời sống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và của người Kơ Ho nói riêng. - Tiếp tục rèn luyện tư duy bằng tiếng Mạ. Đặc biệt là rèn luyện kỹ năng biểu đạt cảm xúc về cuộc sống lao động đổi thay của con người Tây Nguyên.
|
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích phụ tố, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Kơ Ho. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Giáo dục. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
X. CHĂM SÓC SỨC KHỎE 48. Giữ vệ sinh xóm làng. 49. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. 50. Trạm y tế. 51. Lánh xa ma túy. 52. An toàn giao thông. |
- Tiếp tục luyện viết các âm tiết có phụ âm đầu
là âm đôi, âm ba: Mbe, mblàng, m - Luyện phát âm các âm tiết có âm cuối rung, các âm tiết: Gờnõ, kồn, kờnõ gan, gal, siồ siă. - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe - viết. |
- Hệ thống từ ngữ về giữ gìn vệ sinh môi trường sống, về sự đổi mới trong nếp sống của đồng bào dân tộc Kơ Ho. - Củng cố từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ… - Luyện dùng từ đặt câu trong tình huống giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ. - Tiếp tục rèn luyện về câu (Theo cấu trúc và theo mục đích nói). |
- Tự đặt câu hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề và nội dung đã học. - Giao tiếp với bạn học hoặc cộng đồng dân tộc Kơ Ho, chú trọng nội dung thay đổi trong nếp sống, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe của người Kơ Ho. - Tiếp tục rèn luyện tư duy bằng tiếng Kơ Ho. Đặc biệt là rèn luyện kỹ năng biểu đạt cảm xúc về cuộc sống lao động đổi thay của con người Tây Nguyên.
|
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích phụ tố, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Kơ Ho. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Chăm sóc sức khỏe. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
XI. TỔ QUỐC 53. Nước Việt Nam. 54. Bác Hồ. 55. Thư của Hồ Chủ Tịch. 56. Thôn làng vững mạnh. 57. Truyền thống yêu nước. 58. Tục ngữ. 59. Ôn tập. 60. Tổng kết chương trình. |
- Tiếp tục luyện phát âm, luyện viết các âm tiết có phụ âm đầu là âm đôi, âm ba. - Luyện phát âm và viết các âm tiết có âm cuối rung, các âm tiết khó phát âm. - Luyện phát âm và viết các âm tiết láy. - Tiếp tục luyện viết chính tả: Nghe - viết. |
- Hệ thống từ ngữ về đất nước Việt Nam, Bác Hồ, tình cảm của Bác Hồ đối với đồng bào Tây Nguyên, của đồng bào Tây Nguyên đối với Bác Hồ. - Củng cố từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ… - Luyện dùng từ đặt câu trong tình huống giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ. - Tiếp tục rèn luyện về câu (Theo cấu trúc và theo mục đích nói). |
- Tự đặt câu hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến chủ đề và nội dung đã học. - Giao tiếp với bạn học hoặc cộng đồng dân tộc Kơ Ho, chú trọng nội dung tình cảm đối với đất nước, đối với Bác Hồ của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và của người Kơ Ho nói riêng. - Tiếp tục rèn luyện tư duy bằng tiếng Kơ Ho. Đặc biệt là rèn luyện kỹ năng biểu đạt cảm xúc, tình cảm của con người Tây Nguyên đối với đất nước, đối với Bác Hồ.
|
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng: + Giới thiệu bài, giải nghĩa từ khó, phân tích phụ tố, phân tích câu đơn. + Khai thác các chi tiết văn hóa, xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng Kơ Ho. + Xác định mục đích yêu cầu bài đọc, soạn bài, tổ chức các hoạt động học tập cho học viên, xử lý các tình huống sư phạm và đánh giá kết quả học tập về chủ đề Tổ quốc. - Tiếp tục vận dụng, củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy tiếng như: Thực hành giao tiếp, Phân tích ngôn ngữ, Rèn luyện theo mẫu, So sánh đối chiếu. |
GIẢI THÍCH, HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Điều 9. Tính pháp lý của bộ chữ Kơ Ho và vấn đề phương ngữ
1. Tính pháp lý của bộ chữ Kơ Ho:
Bộ chữ Kơ Ho được sử dụng trong chương trình dựa vào bộ chữ tiếng Kơ Ho được UBND Tỉnh Lâm Đồng ban hành tại Quyết định số 20/QĐ-UB ngày 14/01/1983 của UBND tỉnh Lâm Đồng về phương án chữ Kơ Ho và Quyết định số 17/2006/QĐ-UBND ngày 28/3/2006 về việc sửa đổi mục A, phần II phụ lục ban hành.
2. Vấn đề phương ngữ:
Tiếng Kơ Ho hiện nay cơ bản là thống nhất, có sự khác biệt ở các địa phương nhưng không nhiều. Chương trình lấy tiếng Kơ Ho ở xã Gung Ré, huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng làm chuẩn. Trong quá trình giảng dạy và học tập nếu phát hiện phương ngữ thì cần có các tài liệu giới thiệu cho học viên tương đối kỹ về các phương ngữ, có mục từ đối chiếu, hoặc có những bài tập lập bảng đối chiếu phương ngữ ở cuối mỗi bài học.
Điều 10. Cấu trúc của Chương trình
1. Đặc điểm cấu trúc:
Chương trình này được thiết kế đồng dạng nhưng nâng cao hơn Chương trình dạy tiếng Kơ Ho cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số. Chương trình có nội dung kiến thức và kỹ năng sư phạm. Sự nâng cao và bổ sung được thể hiện qua việc:
a) Hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói;
b) Rèn luyện kỹ năng đọc và viết ở mức độ cao;
c) Cung cấp kiến thức về tiếng Kơ Ho;
d) Cung cấp kiến thức về phương pháp giảng dạy và rèn luyện các kỹ năng thực hành sư phạm.
2. Cấu trúc nội dung bài học:
a) Mỗi bài học tích hợp gồm các nội dung học tập và rèn luyện cụ thể: Bài đọc (hoặc hội thoại); Từ ngữ - ngữ pháp; Luyện nghe, Luyện nói, Luyện đọc, Luyện viết, Kỹ năng sư phạm. Mỗi nội dung bài học góp phần cung cấp, hệ thống hóa và mở rộng vốn từ; trang bị cho học viên những hiểu biết cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp; những hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào Kơ Ho; đồng bào giúp học viên có cơ sở rèn luyện các kỹ năng sư phạm.
b) Mỗi phần của bài học có nhiệm vụ cụ thể:
- Bài đọc (hoặc hội thoại) được biên soạn theo nội dung các chủ đề nhằm rèn cho giáo viên các kỹ năng đọc, nghe, nói đồng thời với việc cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt và trang bị cho học viên những hiểu biết cần thiết về văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của đồng bào Kơ Ho. Sau nội dung bài đọc là hệ thống câu hỏi và bài tập hướng dẫn học viên đọc hiểu, nghe hiểu, trình bày miệng về nội dung bài đọc (hoặc hội thoại).
- Ngữ âm - Chữ viết: giúp học viên có kỹ năng viết chữ đúng mẫu, đều nét, viết đúng chính tả đoạn văn, bài văn (với ba hình thức nhìn - viết, nghe - viết và nhớ - viết). Qua các bài tập thực hành, học viên đang bị những kiến thức sơ giản về ngữ âm - chữ viết tiếng Kơ Ho..
- Từ ngữ - Ngữ pháp: trang bị những kiến thức cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Kơ Ho, mở rộng vốn từ theo nội dung chủ đề, rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu.
- Làm văn: trang bị và hệ thống hóa những hiểu biết và cách thức viết một số đoạn văn hoặc văn bản ngắn thông dụng (thư từ, văn tự sự, thuyết minh...) bằng tiếng Kơ Ho. Độ dài, mức độ phức tạp và hình thức thể hiện các văn bản tùy theo yêu cầu ở từng giai đoạn học tập, có thể là ở dạng trả lời câu hỏi hoặc ở dạng tạo lập các văn bản ngắn, tương đối hoàn chỉnh. Các bài học còn giúp học viên hệ thống hóa những hiểu biết về nghi thức lời nói của đồng bào Kơ Ho.
- Kỹ năng sư phạm: trang bị và rèn các kỹ năng xác định mục đích, yêu cầu bài học; các kỹ năng luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ khó, các kỹ năng tổ chức các hoạt động trên lớp, các kỹ năng khai thác các chi tiết văn hóa trong bài đọc, kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học, kỹ năng xử lý các hiện tượng phương ngữ trong tiếng.
3. Cấu trúc liên kết các kiến thức và kỹ năng:
a) Phần Kiến thức sư phạm có bài học riêng cung cấp cho học viên các kiến thức về yêu cầu, nội dung, phương pháp giảng dạy tiếng Kơ Ho nhằm giúp học viên có cơ sở rèn luyện các kỹ năng sư phạm trong bài học tích hợp ở phần sau.
b) Các nội dung như: ngữ âm chữ viết, từ ngữ - ngữ pháp, làm văn, kỹ năng sư phạm và văn hóa dân tộc được học trong bài học tích hợp.
c) Chương trình thiết kế theo nguyên tắc đồng tâm. Các kiến thức và kỹ năng cần rèn luyện có thể được bố trí lặp đi lặp lại một vài vòng, trong đó kiến thức và kỹ năng cần rèn luyện ở vòng sau cần rộng hơn và cao hơn ở vòng trước. Ngay trong mỗi bài học học viên được lưu ý và rèn luyện các kỹ năng sư phạm.
d) Phần kiến tập và thực tập sư phạm được thực hiện độc lập vào cuối khóa học. Trong phần này, học viên được thực hành soạn giáo án, được kiến tập và thực tập sư phạm.
1. Phần kiến thức chung thực hiện trong 130 tiết.
2. Phần tích hợp giửa kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ theo các chủ đề 450 tiết gồm 60 bài: Bình quân mỗi bài 8 tiết, mỗi tiết tính 45 phút. Trong quá trình giảng dạy, người dạy chủ động điều chỉnh thời gian các phần trong bài.
3. Phần kỹ năng sư phạm, tham quan, ngọai khóa, kiến tập, thực tập, kiểm tra chung thực hiện trong 170 tiết.
1. Ngữ liệu đưa vào dạy học là các tác phẩm thơ ca dân gian Kơ Ho; các tác phẩm, trích đoạn văn học hiện đại; các văn bản phổ biến khoa học, pháp luật và văn bản thông thường (thông báo, mẩu tin...) được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Kơ Ho.
2. Chương trình này là căn cứ để các nhóm tác giả biên soạn giáo trình, tài liệu; thiết kế các thiết bị dạy tiếng Kơ Ho cho việc đào tạo giáo viên dạy tiếng Kơ Ho. Những giáo trình, tài liệu và thiết bị dạy học cần được biên soạn và thiết kế phù hợp với phương thức đào tạo, phù hợp với đặc điểm của học viên.
Điều 13. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
1. Phương pháp dạy học:
Để việc dạy học tiếng Kơ Ho đạt hiệu quả cao theo mục tiêu đề ra, cần áp dụng phương pháp và hình thức dạy học linh hoạt, sáng tạo, phong phú và hấp dẫn. Tuy nhiên cần tuân thủ và phối hợp nhuần nhuyễn 4 phương pháp dạy tiếng sau:
a) Phương pháp thực hành giao tiếp;
b) Phương pháp phân tích ngôn ngữ;
c) Phương pháp rèn luyện theo mẫu;
d) Phương pháp so sánh, đối chiếu.
2. Hình thức tổ chức dạy học:
Để phát huy tính tích cực của học viên, cần thay đổi hình thức tổ chức dạy học trong một bài dạy. Cần phối hợp các hình thức tổ chức dạy học (học cá nhân, học theo nhóm nhỏ, học theo lớp, tự học có hướng dẫn) trong một bài học, hay một tổ hợp bài học.
Điều 14. Đánh giá kết quả học tập
1. Nội dung đánh giá: Đánh giá kết quả học tập của học viên theo 2 nội dung: Kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ, kiến thức và kỹ năng sư phạm.
2. Phương thức đánh giá: Đánh giá kết quả học tập được thực hiện dưới ba hình thức: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, và đánh giá cuối khóa.
3. Nguyên tắc đánh giá:
a) Toàn diện: các nội dung học tập nêu trong Chương trình đều được đánh giá. Nội dung nào được chú trọng và chiếm nhiều thời lượng trong Chương trình thì được đánh giá nhiều lần hơn các nội dung khác;
b) Khách quan: sử dụng nhiều công cụ đánh giá (đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi và bài tập tự luận, đánh giá bằng quan sát của giảng viên) để việc đánh giá đảm bảo yêu cầu chính xác, khách quan;
c) Phù hợp: các kiến thức và kỹ năng cần được đánh giá bằng các công cụ và cách thức phù hợp.
1. Những học viên đạt yêu cầu học tập được cấp chứng chỉ.
2. Việc cấp chứng chỉ cho học viên căn cứ vào kết quả quá trình học tập và điểm thi cuối khóa.
1. Đào tạo tập trung liên tục từ đầu đến cuối khóa. Kết thúc khóa đào tạo, học viên dự thi cuối khóa để lấy chứng chỉ.
2. Đào tạo theo nhiều đợt, mỗi đợt, học viên học một số phần và dự kiểm tra sau mỗi phần. Kết thúc khóa học, học viên dự thi để lấy chứng chỉ.
Điều 17. Điều kiện thực hiện chương trình
1. Có đủ giảng viên.
2. Có cơ sở vật chất tối thiểu cho việc đào tạo (phòng học, phương tiện, trang thiết bị).
3. Có đủ tài liệu học tập cho học viên, gồm Tài liệu học tiếng Kơ Ho cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, Tài liệu Hướng dẫn cho giáo viên.
4. Có các loại sách bổ trợ cho học viên như: Từ điển, các tác phẩm văn học, sách khảo cứu văn hóa Kơ Ho.
5. Có chế độ giảng dạy cho giáo viên và chế độ học tập cho học viên.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị có liên quan của tỉnh Lâm Đồng triển khai thực hiện chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng Kơ Ho của tỉnh Lâm Đồng.
Quyết định 26/2010/QĐ-UBND về Quy định Chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng Kơ Ho (có chữ viết) của tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu: | 26/2010/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký: | Huỳnh Đức Hòa |
Ngày ban hành: | 10/08/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 26/2010/QĐ-UBND về Quy định Chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng Kơ Ho (có chữ viết) của tỉnh Lâm Đồng
Chưa có Video