BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2165/GD-ĐT |
Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 1995 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI ĐỊNH VỀ VỆ SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định 29/CP ngày
30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục
và Đào tạo;
Căn cứ Luật Phổ cập giáo dục tiểu học ban hành ngày 12/8/1991;
Căn cứ Nghị định 338/HĐBT ngày 26/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành Luật
Phổ cập giáo dục tiểu học và Nghị đinh 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ qui
định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ về
giáo dục và đào tạo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành Bản “Qui định về vệ sinh trường tiểu học” áp dụng thống nhất cho tất cả các loại hình trường tiểu học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2: Bản qui chính này có hiệu lực từ ngày ký. Những qui đinh trước đây trái với qui đinh này đều bãi bỏ.
Ông Vụ trưởng Vụ Tiểu học có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện qui định này.
Điều 3: Các Ông (Bà) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các đơn vị tổ chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số:2165/GD-ĐT ngày 27 tháng 6 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo)
1. Trường học phải nằm nơi cao ráo, sạch sẽ, ở địa điểm thuận tiện cho học sinh đi học (từ nhà tới trường không quá 2km).
2. Trường học phải ở cách xa một khoảng cần thiết những nơi có các nguồn độc hại hoặc ồn ào (khói, bụi, khí độc, chất độc, chất dễ chảy nổ, bến tàu xe, chợ, kho thuốc nổ, kho xăng, bệnh viện, bãi rác…)
3. Trường học phải đủ diện tích để làm chỗ học, sân chơi, bãi tập…. ở nông thôn, miền núi diện tích khu trường bình quân không dưới 10m2/học sinh; ở thành phố, thi xã - nơi thiếu đất - cũng phải đạt bình quân không dưới 6m2/học sinh,
4. Sân chơi, bãi tập TDTT (hoặc nhà đa năng) phải đủ rộng, cao ráo, an toàn. Sân chơi phải đảm bảo tối thiểu 3 - 5m2 cho 1 học sinh ở 1 ca học. Bãi tập nên cách xa lớp học tối thiểu 15m và diện tích tối thiểu 1m2 cho 1 học sinh ở 1 ca học.
5. Sân, vườn trường phải dành một phần diện tích để trồng cây bóng mát và thảm cỏ. Không được trồng các cây có gai, có chất độc hại hoặc mùi hôi và những cây dễ gảy, dễ đổ có thể gây ra tai nạn.
6. Khu đại tiểu tiện phải có đủ hố tiêu, hố tiểu cho riêng nam, nữ giáo viên và nam, nữ học sinh; hố tiểu, hố tiêu phải hợp vệ sinh, xa lớp học một khoảng cách cần thiết để vừa đảm bảo mĩ quan vừa thuận tiện; phải được sử dụng và bảo quản tốt.
7. Trường phải có đủ phương nện để quét dọn và chứa rác, phải phân công học sinh trực nhật hàng ngày, hằng tuần. Học sinh khi quét lớp quét sân phải đeo khẩu trang, dội nước, dùng chổi cán dài, không được bốc rác bằng tay. Mỗi trường có ít nhất một nhân viên tạp vụ Phụ trách vệ sinh. Khu đổ rác phải ở xa lớp học và phòng làm việc.
8. Trường phải có nguồn nước sạch (nước máy, giếng khoan, giếng khơi nước mưa, nước máng dẫn) và có hệ thống bể chứa nước có vòi, hệ thống thoát nước để học sinh tiện rửa tay chân và nước thoát nhanh chóng. Hàng ngày đảm bảo có nước uống cho học sinh (mùa hè 1 lít cho 3 học sinh, mùa đông 1 lít cho 10 học sinh).
Nguồn nước bề mặt (nước sông, hồ, ao, suối) chỉ được dùng để tưới cây, tưới sân chống bụi, cọ nền nhà, dội sạch hố xí, hố tiểu v,v…
9. Quanh trường có hệ thống cống rãnh để thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, giữ cho khu trường luôn được khô ráo, sạch sẽ.
10. Không thả rông các gia cầm, gia súc và tuyệt đối không nuôi chó trong khu vực trường.
11. Trong trường không có các hàng quán bán quà bánh cho học sinh. Nếu có căn tin hoặc bếp ăn phải đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh về thực phẩm; đảm bảo đủ trang thiết bị và người phục vụ.
II. VỆ SINH LỚP HỌC VÀ THIẾT BỊ:
1. Diện tích lớp học phải đủ rộng bình quân cho 1 học sinh không được dưới 1m2 đối với lớp đông (30 - 40 học sinh), 1,5m2 đối với lớp ít học sinh hơn.
2. Lớp học đảm bảo sạch sẽ, an toàn, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, Mái nhà được lợp kín không bị dột nát; nền nhà bằng phẳng, không ẩm ướt, không có rác bụi. Đối với trường học xây nhiều tầng thì hành lang, ban công phải có lan can cao (từ 1m đến 1m20), cửa sổ rộng (từ 1m50 đến 2m) và có chấn song để đảm bảo an toàn.
3. Lớp học phải đảm bảo đủ ánh sáng, xếp đặt bàn học một cách hợp lý. Tổng diện tích cửa sổ so với diện tích sàn lớp học không nhỏ hơn 1/5. Chiều rộng mỗi cửa sổ không nhỏ hơn khoảng cách giữa hai cửa sổ. Khoảng cách từ thành dưới cửa sổ tới nền nhà là 70cm. Khoảng cách từ thành trên cửa sổ tới nền không nhỏ hơn 1/3 chiều rộng của lớp.
Nếu lớp học sử dụng ánh sáng nhân tạo thì cần có cường độ 200 - 500 lux hoặc 4 bóng đèn loại 200W đặt phân đều ở các phía của lớp và nếu dùng đèn nê-ông cần 4 bóng loại 1m20 đặt ở độ cao cách nền lớp học 2m80.
4. Có thể dùng các loại bảng khác nhau, nhưng phải có kích thước phù hợp, chắc chắn, bằng phẳng, dễ viết, dễ lau. Nếu là bảng màu thì phải có đủ độ thẩm để rõ chữ. Bảng treo áp vào tường hoặc trên giá bảng ở chính giữa trước mặt học sinh, Nếu treo trên tường, mép dưới của bảng cách sàn bục giảng 70 - 75cm, khoảng cách giữa bảng tới hàng bàn đầu không dưới 1m70, khoảng cách từ chỗ ngồi của học sinh ở bàn sau cùng tới bảng không quá 7m20, Tại bảng có chỗ để phấn, giẻ lau và có gờ hứng bụi phấn.
5- Bàn ghế phải có đủ cho giáo viên và học sinh; phải chắc chắn, sạch sẽ, đảm bảo ngồi học được thoải mái và không có cạnh sắc nhọn. Chiều rộng của bàn học sinh cho một chỗ ngồi khoảng 40cm, chiều cao của bàn và ghế phải phù họp với lứa tuổi học slnh. Bàn ghế kê ngay ngắn, thẳng hàng, lối đi hai bên và sau rộng khoảng O,5m, lối đi giữa từ 0 7 - 1m. Không được để học sinh ngồi bệt xuống đất hoặc đứng viết.
6. Bục giảng của giáo viên rộng từ 0m60 - 0m80, cao 0m30. Góc để kê bàn ghế của giáo viên ở phía trong bục giảng, rộng tối thiểu 1m20, dài 1m60.
7. Tranh, ảnh và các giáo cụ trực quan, đồ chơi phải bảo đảm sạch sẽ dễ nhìn, an toàn (không sắc nhọn, độc hại, mang mầm bệnh,...).
8- Các dụng cụ tập luyện TDTT phải phù hợp với tầm vóc và sức khỏe của học sinh về kích thước và khối lượng.
1. Học sinh đến trường phải mặc gọn gàng, khi điều kiện cho phép thì mặc đồng phục phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, từng dân tộc; phải đội mũ nón về mùa hè và mặc ấm về mùa đông; phải giữ đầu tóc chân tay, áo quần, sách vở… sạch sẽ; không đi chân đất và không để móng tay dài.
2- Ở trường học sinh phải đi đại, tiểu tiện và vứt rác đúng nơi qui định; không uống nước lã, không ăn quà vặt.
3- Trong giờ học, học sinh phải giữ trật tự, ngồi đúng tư thế.
4. Giáo viên, cán bộ, công nhân viên phải gương mẫu về vệ sinh cá nhân để học sinh noi theo.
IV. CHẾ ĐỘ VỆ SINH TRONG HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT:
1 - Nhà trường phải chấp hành nghiêm chỉnh kế hoạch giảng dạy và đúng thời khóa biểu theo kế hoạch dạy học đã qui đinh; tôn trọng và đảm bảo các glờ nghỉ cần thiết đã được qui đinh như chuyển tiết, ra chơi; không bớt giờ, bớt bài để dạy thêm ngoài giờ; chỉ được triệu tập học sinh đến trường khoảng 15 phút trước hoặc sau giờ qui định trong thời khóa biểu. Nếu trời lạnh dưới nhiệt độ cho phép (10 0C) phải cho học sinh nghỉ học.
2. Mỗi năm học cần đổi chỗ ngồi cho học sinh trong lớp một lần (vào đầu học kỳ 2). Học sinh ở nửa lớp bên phải đổi sang trái và ngược lại để giúp các em điều chỉnh góc nhìn đối với bảng, đề phòng khỏi lác mắt. Cần ưu tiên chỗ ngồi hợp lý cho các em có tật thính giác hay thi giác.
3. Nhà trường không dạy quá 2 ca mỗi ngày, dần dần tiến tới dạy hài buổi trong ngày. Trường xây nhiều tầng phải xếp học sinh nhỏ ở tầng dưới để chống mệt mỏi và tránh tai nạn.
4. Mọi hình thức hoạt động khác như lao động, sinh hoạt sao, hoạt động đội, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi... được ghi rõ trong thời khóa biểu hằng tuần và phải đảm bảo nguyên tắc vệ sinh, an toàn, vừa sức.
V - GIÁO DỤC SỨC KHỎE VÀ PHÒNG CHỔNG DỊCH BỆNH:
1. Nhà trường phải đảm bảo dạy và học có chất lượng các môn học sức khỏe và thể dục trong chương trình chính khóa; đồng thời phải tổ chức các hoạt động ngoại khóa để nâng cao hiểu biết, củng cố thực hành và rèn luyện các thói quen tốt cho học sinh.
2. Nhà trường có phòng y tế học đường. Phòng có nhiệm vụ quản lý sức khỏe của học sinh và có thể kết hợp với giáo viên đến hành các hoạt động giáo dục sức khỏe. Phòng được trang bị một số phương tiện tối thiểu như tử thuốc cân, thước đo, sổ sức khỏe, dụng cụ sơ cấp cứu tai nạn,v.v...
3. Nhà trường thực hiện các yêu cầu của y tế đối với những học sinh có bệnh tật như thực hiện miễn giảm lao động, tập luyện thể dục...
4. Học sinh, giáo viên, cán bộ, công nhân viên được nhà trường kiểm tra sức khoẻ định kỳ theo bảo hiểm y tế và được tiêm chủng đầy đủ các loài vác xin phòng bệnh theo yêu cầu của y tế. Người mắc bệnh truyền nhiễm phải được cách ly và chỉ được đến trường khi có chứng nhận của y tế là đã khỏi bệnh và không gây bệnh cho người khác.
5. Khi có dịch xảy ra đối với học sinh, giáo viên, cán bộ, công nhân viên, nhà trường phải báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp bao vây và dập tắt vụ dịch, không để lây lan; đảm bảo các nguyên tắc phòng chống dịch do y tế đề ra, kể cả việc tạm thời đóng cửa trường, lớp để cách ly, sát trùng, tẩy uế.
6- Nhà trường phải làm nòng cất trong phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch của địa phương như tham gia cồ động, tuyên truyền. lao động vệ sinh nơi công cộng.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VỆ SINH TRƯỜNG HỌC:
1. Các cơ quan quản lý giáo dục, hiệu trưởng cùng với tổ chức chính quyền từng bước đảm bảo cho mỗi trường có 1 nhân viên y tế phụ trách y tế học đường. Khi chưa có nhân viên y tế, trường cần cử một giáo viên phụ trách kiêm nhiệm công tác này.
Nhà trường cần tổ chức mạng lưới vệ sinh viên trong học sinh (mỗi lớp có 3 - 4 em) và vận động cha mẹ học sinh tự nguyện mua bảo hiểm y tế cho các em.
2. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với y tế cơ sở và Hội Chữ thập đỏ để có kể hoạch tổ chức việc lồng ghép các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu ở trường học.
3. Nhà trường cần thường xuyên kiểm tra vệ sinh nội bộ và có các hình thức thí đua, khen thưởng hoặc kỷ luật đối với những cá nhân và tập thề trong việc thực hiện công tác vệ sinh trường học.
Các cấp quản lý giáo dục cần tăng cường kiểm tra và tạo mọi đều kiện cần thiết để các trường tiểu học thực hiện đúng những qui đinh này./.
Quyết định 2165/GD-ĐT năm 1995 ban hành quy định về vệ sinh trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 2165/GD-ĐT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Phạm Minh Hạc |
Ngày ban hành: | 27/06/1995 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2165/GD-ĐT năm 1995 ban hành quy định về vệ sinh trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Chưa có Video