BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1878/QĐ-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH THỂ LỆ CUỘC THI QUỐC GIA THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING LẦN THỨ 4
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Thể lệ cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Ban Tổ chức cuộc thi có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn cuộc thi theo Thể lệ này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
CUỘC
THI QUỐC GIA THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING LẦN THỨ 4
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1878/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ GDĐT)
a) Đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tích cực và tự học, góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
b) Xây dựng bộ Dư địa chí Việt Nam, tiếp nối kết quả của cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-Learning chủ đề “Dư địa chí Việt Nam” năm 2015.
c) Xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER: Open Education Resource) phục vụ dạy, học trong và ngoài nhà trường, phục vụ mục đích học tập suốt đời, học qua mạng, đào tạo từ xa qua mạng.
d) Tôn vinh trí tuệ, đóng góp của các giáo viên, giảng viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm tham gia cuộc thi.
Điều 2. Nội dung, phạm vi và đối tượng dự thi
a) Nội dung dự thi: bài giảng e-Learning với chủ đề Dư địa chí Việt Nam và các môn học ở bậc học mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
b) Phạm vi: cuộc thi được tổ chức trên phạm vi cả nước.
c) Đối tượng dự thi: giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên; giảng viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm. Không quá 03 thành viên tham gia một bài dự thi (sau đây gọi chung là tác giả), tác giả tham gia dự thi là tự nguyện và tự giác chấp hành thể lệ của cuộc thi.
Điều 3. Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Hội đồng giám khảo, thông tin liên lạc
1. Ban Chỉ đạo cuộc thi gồm:
a) Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).
b) Lãnh đạo các Vụ, Cục liên quan thuộc Bộ GDĐT: Cục Công nghệ thông tin, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Thường xuyên, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
c) Lãnh đạo một số sở GDĐT các tỉnh/thành phố.
d) Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
e) Nhà tài trợ (Lãnh đạo Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting).
2. Ban Tổ chức cuộc thi gồm các thành viên của: Cục Công nghệ thông tin, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Thường xuyên, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Vụ Thi đua - Khen thưởng, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S.Ting, một số Sở GDĐT các tỉnh/thành phố, trường đại học, cao đẳng sư phạm và các đơn vị tài trợ khác cho cuộc thi.
3. Hội đồng giám khảo: do Ban Tổ chức thành lập gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin, di sản văn hóa, chuyên môn các môn học. Có 02 Hội đồng giám khảo là Hội đồng vòng sơ khảo, Hội đồng vòng chung khảo.
4. Thông tin liên lạc và giải đáp thắc mắc:
a) Ban Tổ chức của cuộc thi: Cục Công nghệ thông tin, Bộ GDĐT. Địa chỉ: số 15 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 3623 0483, Email: e-learning@moet.edu.vn
b) Tất cả thông báo của Ban Tổ chức cuộc thi được đăng tải trên website của Cục Công nghệ thông tin tại địa chỉ http://e-ict.gov.vn, cổng thông tin của các Sở GDĐT các tỉnh/thành phố và được gửi vào thư điện tử (đã đăng ký) của tác giả.
Điều 4. Các mốc thời gian của cuộc thi
1. Các sở GDĐT tỉnh/thành phố hoàn thành việc tổ chức cuộc thi cấp địa phương trước ngày 30/11/2016.
2. Ban Tổ chức tiếp nhập bài dự thi: từ ngày 01/12/2016 đến hết ngày 01/01/2017 theo thông tin ghi trên dấu bưu điện.
3. Thời gian công bố kết quả và giải thưởng: trước ngày 10/04/2017.
4. Thời gian tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi: tháng 05/2017.
Điều 5. Yêu cầu đối với bài dự thi
a) Bám sát nội dung của cuộc thi.
b) Cấu trúc bài dự thi phải rõ ràng, gồm 3 phần:
- Phần đầu: trang bìa của bài dự thi phải đầy đủ các thông tin theo mẫu sau:
Mục tin |
Ví dụ về trang bìa bài dự thi |
Thông tin cuộc thi |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING Cuộc thi quốc
gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 |
Tiêu đề bài dự thi |
Đường Trường Sơn |
Chủ đề: |
Dư địa chí Việt Nam hoặc Môn ........... /Lớp .............. |
Thông tin tác giả: |
Giáo viên: Nguyễn Văn A, Lê Mai B. |
E-mail: |
Email: nguyenvana@....edu.vn |
Điện thoại liên lạc: |
Điện thoại di động: 0912345678 |
Đơn vị công tác: |
Trường THPT Chu Văn An |
Thôn/Đường, Xã/Phường, Huyện/Quận, Tỉnh/Thành phố: |
Số 123 Đường Chu Văn An, Phường Hoàng Hoa Thám, Quận Tây Hồ, Hà Nội Lưu ý: Địa chỉ phải chính xác để BTC gửi phần thưởng (nếu có) |
Giấy phép bài dự thi |
CC-BY hoặc CC-BY-SA |
Tháng/Năm: |
Tháng 11/2016 |
- Phần nội dung: trình bày theo kịch bản giảng dạy của tác giả.
- Phần cuối: Trang thông tin về tài liệu tham khảo, cần ghi rõ nguồn gốc của thông tin tham khảo sử dụng trong bài dự thi. Tài liệu tham khảo không vi phạm bản quyền (được cấp phép sử dụng theo giấy phép phù hợp).
c) Phạm vi nội dung bài dự thi: phải hoàn chỉnh một nội dung cụ thể (tối thiểu là 1 tiết học trong chương trình giáo dục phổ thông, dư địa chí đảm bảo giới thiệu đầy đủ về một nội dung).
d) Bài dự thi phải được xuất bản dưới dạng web, bài giảng có thể đọc được trên các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại di động (chuẩn HTML5). Tham khảo danh sách phần mềm có thể sử dụng có trong Phụ lục I kèm theo Thể lệ này (chú ý tìm phiên bản mới nhất của phần mềm đáp ứng chuẩn HTML5).
đ) Tác giả dự thi được ghi công theo giấy phép tài liệu mà tác giả đã lựa chọn cho bài dự thi (tham khảo Phụ lục II); Tác giả cũng đồng ý rằng việc khai thác, sử dụng và chia sẻ bài dự thi thuộc quyền của Ban Tổ chức; bài dự thi khi nộp sẽ không được rút lại.
a) Mỗi bài dự thi nộp cho Ban tổ chức bắt buộc phải gồm:
- Thư mục chứa bài dự thi đã xuất bản dưới dạng web (BAIDUTHI).
- Tệp nguồn thiết kế và các tư liệu để làm bài dự thi (TEPNGUON).
- Thuyết minh bài dự thi (dạng tệp văn bản) (THUYETMINH).
b) Bài dự thi được đóng gói cẩn thận và được lưu trên đĩa CD/USB/Ổ cứng hay bất kỳ thiết bị lưu trữ nào.
c) Nộp bài dự thi: Khuyến khích bài dự thi được các Sở GDĐT tổng hợp từ cuộc thi cấp địa phương (tác giả được quyền chỉnh sửa lại bài dự thi) rồi gửi về Ban Tổ chức. Ngoài ra, đối với các tác giả muốn nộp bài dự thi riêng lẻ phải đảm bảo rằng bài dự thi không trùng với bài dự thi đã được Sở GDĐT tổng hợp gửi chung về cho Ban Tổ chức. Địa chỉ nhận bài dự thi của Ban Tổ chức:
Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số 15 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
d) Sau 20 ngày kể từ ngày tác giả gửi bài dự thi, Ban Tổ chức sẽ đăng tải thông tin bài dự thi trên trang web chính thức của cuộc thi. Thông tin thắc mắc tác giả gửi đến Ban Tổ chức trong vòng 20 ngày kể từ ngày thông tin bài dự thi được công bố. Ban Tổ chức không giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của tác giả ngoài thời gian quy định trên.
1. Chủ đề Dư địa chí Việt Nam gồm cơ cấu giải thưởng như sau:
TT |
Giải thưởng |
Số lượng |
Mức thưởng (VNĐ) |
Ghi chú |
1 |
Giải đặc biệt |
1 |
30.000.000 |
Tặng Bằng khen của Bộ trưởng |
2 |
Giải nhất |
3 |
15.000.000 |
Tặng Bằng khen của Bộ trưởng |
3 |
Giải nhì |
10 |
10.000.000 |
Tặng Bằng khen của Bộ trưởng |
4 |
Giải ba |
20 |
7.000.000 |
Giấy khen của Ban Tổ chức |
5 |
Giải khuyến khích |
30 |
5.000.000 |
Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức |
6 |
Quà lưu niệm |
100 |
350.000 |
Cho những bài dự thi được vào vòng chấm chung khảo nhưng không đạt giải |
2. Chủ đề các môn học của các cấp học trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên gồm cơ cấu giải thưởng như sau:
TT |
Giải thưởng |
Số lượng |
Mức thưởng (VNĐ) |
Ghi chú |
1 |
Giải đặc biệt |
1 |
30.000.000 |
Tặng Bằng khen của Bộ trưởng |
2 |
Giải nhất |
10 |
15.000.000 |
Tặng Bằng khen của Bộ trưởng |
3 |
Giải nhì |
15 |
10.000.000 |
Tặng Bằng khen của Bộ trưởng |
4 |
Giải ba |
30 |
7.000.000 |
Giấy khen của Ban Tổ chức |
5 |
Giải khuyến khích |
50 |
5.000.000 |
Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức |
6 |
Quà lưu niệm |
200 |
350.000 |
Cho những bài dự thi được vào vòng chấm chung khảo nhưng không đạt giải |
3. Giải thưởng có thể là tiền mặt hoặc hiện vật có giá trị tương đương. Cơ cấu giải thưởng trên có thể thay đổi dựa theo kết quả và chất lượng của bài dự thi. Ban Tổ chức cũng có thể huy động thêm giải thưởng khi cần.
4. Để nhận giải Nhất của cuộc thi theo chủ đề các môn học, ngoài bài dự thi đạt giải Nhất cần có thêm tối thiểu 01 bài dự thi khác cùng chủ đề đạt chất lượng tương đương giải Ba trở lên.
5. Để nhận giải Nhì của cuộc thi theo chủ đề các môn học, ngoài bài dự thi đạt giải Nhì cần có thêm tối thiểu 01 bài dự thi khác cùng chủ đề đạt chất lượng tương dương giải Khuyến khích trở lên.
6. Với tác giả có nhiều bài dự thi đạt giải thì bài đạt giải cao nhất sẽ được chọn trao giải.
7. Tác giả của bài dự thi đạt giải được Ban Tổ chức mời về dự lễ trao phần thưởng và nhận quà tặng từ Ban Tổ chức, các nhà tài trợ. Các đơn vị, cơ sở giáo dục hỗ trợ kinh phí khi tác giả đạt giải đi nhận giải ở Bộ GDĐT.
8. Giáo viên có sản phẩm đạt giải Nhì trở lên trong cuộc thi cấp tỉnh được công nhận thành tích tương đương danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
9. Thành tích của giáo viên tham gia dự thi được sử dụng làm tiêu chí đánh giá thi đua cho các Sở GDĐT theo niên học.
Điều 8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1. Với mục tiêu của cuộc thi là khuyến khích giáo viên, giảng viên và sinh viên tham dự tạo ra nhiều bài dự thi có tính ứng dụng, thiết thực và đáp ứng công nghệ, Ban tổ chức sẽ không giải quyết các khiếu nại về kết quả của cuộc thi. Ban Tổ chức chỉ xem xét những khiếu nại liên quan đến việc sở hữu bài dự thi đạt giải thưởng.
2. Bài dự thi phải tuân thủ các quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Người khiếu nại cần thông báo bằng văn bản chính thức cho Ban tổ chức. Trong đó ghi rõ thông tin của người gửi để Ban tổ chức liên lạc khi cần thiết. Việc gửi thư thông báo cho Ban tổ chức phải được thực hiện trong vòng 10 ngày kể từ ngày công bố kết quả.
4. Nếu xác định bài dự thi đạt giải thưởng chính thức có vi phạm, tùy theo mức độ, Ban tổ chức sẽ quyết định thu hồi giải thưởng và các lợi ích vật chất từ giải thưởng.
1. Cục Công nghệ thông tin chủ trì hướng dẫn các đơn vị, cơ sở giáo dục trong ngành tham gia cuộc thi. Chủ trì, tổ chức tập huấn, phổ biến công nghệ soạn bài giảng e-learning, các quy định và giấy phép đối với tài nguyên giáo dục mở (OER) và hỗ trợ kỹ thuật các cơ sở giáo dục đào tạo nếu có nhu cầu.
2. Trách nhiệm của các sở GDĐT
a) Phổ biến Thể lệ cuộc thi này đến tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
b) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia dự thi.
c) Áp dụng hình thức và nội dung của Thể lệ này tổ chức cuộc thi Thiết kế bài giảng e-Learning tại địa bàn cấp tỉnh. Tổ chức chấm thi, tổng hợp, phân loại và gửi toàn bộ các các sản phẩm về Ban Tổ chức để tham dự cuộc thi quốc gia.
3. Trách nhiệm của các trường đại học, cao đẳng sư phạm
a) Phổ biến Thể lệ cuộc thi này đến giảng viên, sinh viên của nhà trường.
b) Chỉ đạo, tổ chức, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên, sinh viên tham gia cuộc thi.
c) Tổng hợp, kiểm tra bài dự thi của giảng viên, sinh viên trước khi gửi về Ban Tổ chức.
1. Adobe Presenter (www.adobe.com):
2. Articulate Presenter (http://www.articulate.com/):
3. Adobe Captivate (http://www.adobe.com/products/caplivate.html);
4. Adobe Authorware (http://www.adobe.com/products/authorware/);
5. iSpring (http://www.isprinasolutions.com):
6. MS Producer, tải về từ http://edu.net.vn
7. Raptivity (http://www.raptivity.com);
8. eXe (http://exelearning.org);
9. RELOAD (http://www.reload.ac.uk);
10. Udutu (http://www.udutu.com);
11. CourseLab (http://www.courselab.com);
12. authorPoint (http://www.authorgen.com);
13. Tham khảo tài nguyên giáo dục
http://www.edumedia-sciences.com/en/
http://www.edumedia-share.com/
http://smarttech.com/classroomsuite
http://www.edrawsoft.com/
http://www.yenka.com
(Danh sách sẽ được tiếp tục cập nhật trên website trong quá trình triển khai)
Giấy phép tài liệu tham khảo:
1. CC-BY: Giấy phép quốc tế Creative Commons - Ghi công tác giả 4.0
2. CC-BY-SA: Giấy phép quốc tế Creative Commons - Ghi công tác giả chia sẻ tương tự 4.0
Quyết định 1878/QĐ-BGDĐT năm 2016 về Thể lệ cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 1878/QĐ-BGDĐT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Nguyễn Vinh Hiển |
Ngày ban hành: | 02/06/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1878/QĐ-BGDĐT năm 2016 về Thể lệ cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Chưa có Video