Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1706/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 22 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN QUY HOẠCH, ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ TRI THỨC TỈNH ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 53/QĐ-UBND, ngày 08/01/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2020;

Xét Tờ trình số 359/TTr-SNV ngày 16/10/2013 của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ tri thức tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ (kèm theo Kế hoạch số 20/KH-SNV ngày 16/10/2013 của Sở Nội vụ).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm chính phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, kiểm tra và đôn đốc thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả và đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Anh Vũ

 

UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ NỘI VỤ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/KH-SNV

Vĩnh Long, ngày 16 tháng 10 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN QUY HOẠCH, ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ TRI THỨC TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐẶC BIỆT LÀ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NỮ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1706/QĐ-UBND, ngày 22/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

Căn cứ Quyết định số 53/QĐ-UBND, ngày 08 tháng 01 năm 2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020,

Để thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Đề án Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức tỉnh đến năm 2020, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ, Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG:

1. Mục tiêu chung:

Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ; bồi dưỡng cập nhật thường xuyên, nhằm góp phần xây dựng đội ngũ trí thức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ có đủ năng lực góp phần xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiên tiến, hiện đại.

2. Chỉ tiêu cụ thể:

a) Đến năm 2015:

- Đối với cán bộ, công chức tỉnh, huyện: Trong tổng số 2.057 công chức thì công chức có trình độ sau đại học: 146 người, đạt 7,1%; đại học: 1.544 người, đạt 75,06%; cao đẳng: 31 người, đạt 1,51%;

- Đối với viên chức: Trong tổng số 22.339 viên chức thì viên chức có trình độ sau đại học 610 người, đạt 2,73%; đại học 11.106 người, đạt 49,72%; cao đẳng 4.160 người, đạt 18,62%.

- 95% cán bộ, công chức, viên chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định, trong đó có 50% cán bộ lãnh đạo, quản lý và trưởng, phó ngành tỉnh, huyện, thành phố có trình độ thạc sĩ trở lên.

- 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng trở lên được đào tạo, bồi dưỡng đủ tiêu chuẩn trước khi bổ nhiệm.

- 90% cán bộ, công chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã:

+ 95% cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định (hiện nay đã đạt về chuyên môn 830/1.185 người, tỉ lệ 70,04%, còn phải đào tạo 355 người; về lý luận chính trị 934/1.185 người, tỉ lệ 78,82%, còn phải đào tạo 251 người.

+ 50% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn (Ban Thường vụ Đảng uỷ) có trình độ đại học trở lên.

+ 100% cán bộ chuyên trách được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc và kiến thức phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ (bồi dưỡng 1.185 người).

+ 95% công chức cấp xã có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên (hiện nay đã đạt 1.041/1.140 người, tỉ lệ 91,32%, còn phải đào tạo 99 người).

+ 90% công chức cấp xã có trình độ lý luận chính trị (hiện nay tỉ lệ đã đạt 480/1.140 người, tỉ lệ 42,11%, còn lại phải đào tạo 660 người).

+ 90% cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm (1.026/1.140 người).

- Riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ: 80% được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

b) Đến năm 2020:

- Đối với cán bộ, công chức ngành tỉnh, huyện: Trong tổng số 2.191 công chức thì công chức có trình độ sau đại học 227 người, đạt 10,36%; đại học 1.583 người, đạt 72,25%; cao đẳng 31 người, đạt 1,51%.

- Đối với viên chức ngành tỉnh, huyện: Trong tổng số 24.381 viên chức thì viên chức có trình độ sau đại học 819 người, đạt 3,36%; đại học 12.305 người, đạt 50,47%; cao đẳng 4.198 người, đạt 17,22%; trung cấp 5.342 người, đạt 21,91%; khác là 1.714 người, đạt 7,03%.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định, trong đó 80% cán bộ lãnh đạo, quản lý và trưởng, phó ngành tỉnh, huyện, thành phố có trình độ thạc sĩ trở lên;

- 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng trở lên được đào tạo, bồi dưỡng đủ tiêu chuẩn trước khi bổ nhiệm;

- 100% cán bộ, công chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã:

+ 100% cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định.

+ 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn (Ban Thường vụ Đảng uỷ) có trình độ đại học trở lên, trong đó có 30% có trình độ thạc sĩ.

+ 100% cán bộ chuyên trách được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc và kiến thức phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ.

+ 100% công chức cấp xã có trình độ trung cấp chuyên môn và trình độ lý luận chính trị theo quy định.

+ 100% cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

- Riêng đối với cán bộ công chức, viên chức nữ: 100% được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020:

1. Đối tượng:

- Đội ngũ trí thức làm việc trong các sở, ban, ngành tỉnh, huyện, thành phố, thị xã, và xã, phường, thị trấn trong tỉnh Vĩnh Long.

- Nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên (ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ) của các cơ quan, đơn vị.

2. Điều kiện:

- Đối với cán bộ, công chức thực hiện theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP, ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

- Đối với viên chức thực hiện theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:

- Lý luận chính trị;

- Chuyên môn, nghiệp vụ;

- Kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành;

- Tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc.

- Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành;

- Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.

4. Hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng:

Đào tạo, bồi dưỡng hoặc liên kết đào tạo, bồi dưỡng bằng các hình thức chính quy, không chính quy, tập trung, bán tập trung, ngắn hạn, dài hạn với phương pháp truyền thống kết hợp hiện đại, lấy người học làm trung tâm, cách thức truyền đạt thực hiện theo hai chiều kết hợp: Giảng viên - học viên - giảng viên.

III. CƠ SỞ ĐÀO TẠO:

Trường Chính trị Phạm Hùng, các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện là đầu mối đào tạo trình độ lý luận chính trị; các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, huyện…

Liên kết đào tạo mời các Học viện, Trường Đại học, Cao đẳng, các Trung tâm thuộc Bộ, ngành… phối hợp với các cơ sở đào tạo các Trường Đại học, Cao đẳng trong tỉnh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Các nguồn từ ngân sách tỉnh; các dự án viện trợ; nguồn đóng góp của các tổ chức cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng; tiền đóng góp của học viên và các nguồn kinh phí khác.

V. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN:

1. Các sở, ban, ngành tỉnh:

- Lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định;

- Điều tra, lựa chọn, bổ sung quy hoạch nguồn cán bộ; xác định nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu sử dụng;

- Chủ động, khẩn trương việc bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức;

- Bố trí sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong phạm vi quản lý sau khi đào tạo, bồi dưỡng;

- Báo cáo thường xuyên kết quả thực hiện cho Sở Nội vụ theo quy chế đào tạo, bồi dưỡng;

- Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan để tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình, nhiệm vụ liên quan đến việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này;

- Các sở ban, ngành tỉnh chủ động hướng dẫn, rà soát đội ngũ cán bộ, công chức của ngành mình, xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; theo dõi bố trí sử dụng sau đào tạo.

2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện:

Uỷ ban nhân dân cấp huyện rà soát, phân loại cán bộ, công chức xã thành các nhóm đủ tiêu chuẩn, chưa đủ tiêu chuẩn trong độ tuổi quy hoạch cần đào tạo ngoài độ tuổi cần bồi dưỡng, phương án thay thế cán bộ yếu kém; chủ động trong việc thực hiện đề án tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học bố trí về cơ sở công tác; xây dựng kế hoạch cử cán bộ, công chức; cán bộ nguồn đi học hàng năm và bố trí sử dụng.

3. Sở Nội vụ có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức trên các lĩnh vực, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng theo vị trí việc làm; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

- Nghiên cứu, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh hoàn thiện chính sách cán bộ, khuyến khích làm việc hiệu quả nhằm tạo động lực để đội ngũ trí thức không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác.

- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất bố trí kinh phí thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức.

4. Sở Tài chính có trách nhiệm:

Căn cứ khả năng ngân sách, đề xuất cân đối, bố trí kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức của tỉnh và các đề án, hoạt động triển khai các mục tiêu, giải pháp đã được phê duyệt, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, quản lý kinh phí có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức theo kế hoạch; bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh đáp ứng phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

- Chỉ đạo Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, các trường trực thuộc và ngành giáo dục cấp huyện thực hiện việc tuyển sinh, xây dựng chương trình, quy chế đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên, tổ chức thi cử đối với các lớp đào tạo chuyên nghiệp.

- Chỉ đạo các trường trực thuộc, Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện và ngành giáo dục cấp huyện bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ trí thức.

7. Trường Chính trị tỉnh và các cơ sở đào tạo có trách nhiệm:

- Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ tiến hành lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch;

- Chủ động thực hiện nhiệm vụ mở lớp, liên kết đào tạo, bảo đảm tài liệu, chất lượng giảng dạy, giáo trình mở lớp, tổ chức lớp học, quản lý học viên; báo cáo nội dung chương trình giảng dạy, kết quả khoá học cho Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và Sở Nội vụ theo quy định;

- Chủ động đề xuất cơ quan có thẩm quyền việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên phục vụ nhiệm vụ giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện căn cứ Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức giai đoạn 2015 - 2020 của ngành, đơn vị mình gửi về Sở Nội vụ để theo dõi, tổng hợp.

2. Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành và địa phương thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; tổ chức sơ kết sau 3 năm và tổng kết 5 năm thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện cho Thường trực Hội đồng Phát triển nguồn nhân lực tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư).

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các ngành, các đơn vị phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, trình Thường trực Hội đồng Phát triển nguồn nhân lực tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư) xem xét, giải quyết./.

 

 

GIÁM ĐỐC




Nguyễn Hiếu Nghĩa

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1706/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ tri thức tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Số hiệu: 1706/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
Người ký: Phan Anh Vũ
Ngày ban hành: 22/10/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1706/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ tri thức tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…