ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1623/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 22 tháng 8 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC NĂM HỌC 2021-2022
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 2551/QĐ-BGDĐT ngày 04/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Hội nghị kiểm điểm chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội tháng 7, 7 tháng năm 2021 (Thông báo số 3588/TB-VP ngày 07/8/2021 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh);
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2083/TTr-SGDĐT ngày 13/8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch số 2082/KH-SGDĐT ngày 13/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về xây dựng các phương án tổ chức dạy và học năm học 2021-2022 (kèm theo Kế hoạch số 2082/KH-SGDĐT).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch được phê duyệt đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Về nội dung chi, định mức chi và kinh phí có liên quan đến dạy học trực tuyến (nếu có) thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
UBND
TỈNH CÀ MAU |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2082/KH-SGDĐT |
Cà Mau, ngày 13 tháng 8 năm 2021 |
XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC NĂM HỌC 2021-2022
Căn cứ Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ GD&ĐT về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Bộ GD&ĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Quyết định số 2551/QĐ-BGDĐT ngày 04/8/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Bộ GĐ&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 và Công văn số 5131/BGDĐT-GDTrH ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Bộ GĐ&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục và sơ kết học kỳ I năm học 2017-2018.
Thực hiện Thông báo số 3588/TB-VP ngày 07/8/2021 của Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh về Thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị kiểm điểm chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội tháng 7, 7 tháng năm 2021;
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, để chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT xây dựng các phương án tổ chức dạy và học năm học 2021-2022 cụ thể như sau:
1. Giúp học sinh học tập liên tục theo chương trình trong điều kiện bình thường hoặc trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên cả nước và tại địa phương; học sinh có điều kiện ôn tập và củng cố kiến thức, kỹ năng đã học và tiếp tục học thêm kiến thức, kỹ năng mới nhằm theo kịp chương trình môn học chuẩn bị cho các kỳ thi cuối cấp;
2. Hoàn thành chương trình, kế hoạch dạy học theo quy định, đảm bảo chất lượng giáo dục theo mục tiêu đề ra;
3. Các đơn vị, trường học tổ chức dạy và học một cách hinh hoạt, hướng dẫn học sinh tham gia học đầy đủ, chất lượng; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, học viên theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT;
4. Đảm bảo học sinh tham gia đầy đủ, tích cực học tập và đạt hiệu quả.
II. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Phương án 1: Trong điều kiện bình thường
- 100% dạy và học trực tiếp trên lớp;
- Khuyến khích tổ chức dạy và học trực tuyến nội dung ngoài chương trình chính khóa nhằm bổ trợ, phụ đạo học sinh yếu; nâng cao kiến thức, kỹ năng cho học sinh trung bình, khá; bồi dưỡng học sinh giỏi.
a) Hình thức tổ chức:
- Dạy học trực tiếp trên lớp kết hợp trực tuyến qua Internet.
- Tổ chức dạy chéo buổi, giãn cách học sinh, chia nhỏ quy mô, số lượng phù hợp với từng cấp học, khối lớp và cơ sở vật chất hiện có của nhà trường.
b) Thời lượng, nội dung dạy và học
- Cấp tiểu học: 100% dạy và học trực tiếp trên lớp
- Cấp THCS và THPT:
+ Thực hiện tối thiểu 30% dạy và học trực tuyến, còn lại tổ chức dạy và học trực tiếp trên lớp.
+ Nội dung dạy và học trực tuyến: Biên soạn bài dạy/chuyên đề nhằm giúp học sinh ôn luyện và củng cố kiến thức, kỹ năng đã học; đồng thời, biên soạn bài dạy/chuyên đề tích hợp với nội dung bài mới theo chương trình môn học.
c) Môn học trực tuyến
- Cấp THCS:
+ Lớp 6, 7, 8: Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh.
+ Lớp 9: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh.
- Cấp THPT:
+ Lớp 10, 11: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh.
+ Lớp 12: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.
- Căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường, điều kiện học tập của học sinh, nhà trường có thể lựa chọn những môn còn lại để tổ chức dạy và học trực tuyến theo kế hoạch.
* Cách 1:
- Học sinh nghỉ học nhưng không tổ chức dạy và học trực tuyến chương trình chính khóa, nhà trường chỉ hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức bằng hình thức gián tiếp khác, sẽ kéo dài khung kế hoạch thời gian năm học theo quy định.
- Tùy vào tình hình diễn biến của dịch bệnh mà áp dụng trên phạm vi cả tỉnh hoặc một số địa phương cụ thể.
* Cách 2: Tổ chức dạy học trực tuyến qua Internet và dạy học trên truyền hình.
a) Dạy và học trực tuyến qua Internet
- Thời lượng, nội dung dạy và học
+ Thực hiện 100% dạy và học trực tuyến.
+ Nội dung: Xây dựng bài dạy/chuyên đề nhằm giúp học sinh ôn luyện và củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Đồng thời, rà soát, xây dựng chương trình môn học, bài giảng, bài tập,…theo hướng tinh giản, tích hợp sao cho phù hợp với năng lực của học sinh, tổ chức dạy và học theo phân phối chương trình (sẽ có hướng dẫn riêng).
- Môn học trực tuyến
+ Cấp Tiểu học:
Lớp 1 và 2: Toán, Tiếng Việt và Đạo đức.
Lớp 3,4: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức và Tiếng Anh.
Lớp 5: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Đạo đức, Lịch sử và Địa lý và Tiếng Anh.
+ Cấp THCS:
Lớp 6: Toán, Ngữ văn, KHTN, Lịch sử và Địa lý và Tiếng Anh.
Lớp 7, 8, 9: Toán, Vật lý, Hóa học (lớp 8 và 9), Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh.
- Cấp THPT: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.
b) Dạy và học trên truyền hình
- Thời lượng: Mỗi môn tổ chức dạy từ 1 đến 2 tiết/tuần.
- Nội dung: Biên các chuyên đề, bài dạy theo nội dung ôn tập, củng cố kiến thức, kỹ năng và bài mới theo chương trình.
- Môn học trên truyền hình:
+ Cấp THCS (lớp 9): Môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh
+ Cấp THPT (lớp 12): Môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.
c) Các môn học còn lại:
- Cấp Tiểu học: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và phân công giáo viên xây dựng hướng dẫn học tập tại nhà cho học sinh, trong đó chú ý chọn lọc những nội dung trọng tâm của bài học (video clip, file word,…với dung lượng nhỏ có thể gửi qua zalo hoặc phương tiện truyền dẫn khác).
+ Lớp 1 và 2: Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật và Hoạt động trải nghiệm;
+ Lớp 3: Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công và Thể dục;
+ Lớp 4, 5: Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật và Thể dục.
- Cấp THCS: Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Âm nhạc và Mĩ thuật.
+ Tổ bộ môn xây dựng bài dạy, dự án,,…theo từng chủ đề với nội dung bài mới trong chương trình, nội dung ôn tập và hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá bằng video, file word,…
+ Hình thức: Thực hiện giao bài học, thu bài làm qua email, zalo,…; đồng thời, có theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc tham gia học tập học sinh.
- Cấp THPT: Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Giáo dục QP-AN.
+ Tổ bộ môn xây dựng bài tập, bài dạy, dự án,…theo từng chủ đề với nội dung bài mới trong chương trình, nội dung ôn tập và hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá bằng video, file word,…
+ Hình thức: Thực hiện giao bài học, thu bài làm qua email, zalo,…; đồng thời, có theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc tham gia học tập học sinh.
Lưu ý: Căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường, điều kiện học tập của học sinh, nhà trường có thể lựa chọn những môn trên để tổ chức dạy và học trực tuyến theo kế hoạch.
1. Đối với dạy và học trực tuyến qua Internet
- Sở GD&ĐT chỉ đạo Hội đồng chuyên môn các cấp học tổ chức biên soạn bài dạy, bài tập, bài kiểm tra,…bổ sung vào kho học liệu để giáo viên tham khảo, sử dụng.
- Giao Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo Tổ/nhóm chuyên môn rà soát chương trình, kế hoạch dạy học, sắp xếp, lựa chọn nội dung dạy học trực tiếp trên lớp, nội dung dạy học trực tuyến qua Internet; xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch dạy học trực tuyến; tổ chức biên soạn bài giảng, bài tập, bài kiểm tra,…đưa vào kho học liệu; lập thời khóa biểu từng môn học và tổ chức dạy học theo từng lớp hay khối lớp tùy vào điều kiện thực tế nhà trường nhưng phải đảm bảo công bằng trong phân công lao động và quản lý tốt việc học trực tuyến của học sinh, học viên.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Để tổ chức dạy và học trực tuyến qua Internet thuận lợi, hiệu quả, các trường lựa chọn và sử dụng phần mềm dạy và học trực tuyến phù hợp với quy định hiện hành.
2. Đối với dạy và học trên truyền hình
- Sở GD&ĐT sẽ lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán xây dựng chương trình, bài dạy theo hướng dẫn tinh giản nội dung dạy học được Bộ GD&ĐT ban hành; phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau ghi hình và phát sóng theo khung giờ phù hợp.
- Sau mỗi chuyên đề, bài dạy, học sinh, học viên sẽ được giáo viên bộ môn của trường hướng dẫn làm bài tập, bài kiểm tra theo yêu cầu; hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo giáo viên bộ môn thu lại bài theo hình thức phù hợp, đánh giá, nhận xét kết quả học tập của học sinh, học viên.
3. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
- Thủ trưởng các đơn vị, trường học xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, học viên bằng các hình thức phù hợp, khuyến khích tổ chức kiểm tra thường xuyên bằng hình thức trực tuyến.
- Nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và học viên. Từ đó, tiếp tục chỉ đạo rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh dạy học nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức dạy học theo khung chương trình được quy định.
- Việc tổ chức kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ và cuối kỳ: Thực hiện theo quy định hiện hành.
Kế hoạch này chỉ áp dụng đối với giáo dục phổ thông công lập, đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh giao Giám đốc Sở GD&ĐT hướng dẫn phù hợp với các quy định hiện hành.
- Nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục;
- Nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
- Xây dựng nội dung, chương trình, bài dạy trực tuyến qua Internet và trên truyền hình;
- Mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học trực tuyến như máy tính, lắp đặt hệ thống đường truyền;
- Tổ chức hội nghị, văn phòng phẩm,…phục vụ biên soạn chương trình, nội dung, bài dạy trực tuyến qua Internet và trên truyền hình.
- Phối hợp với đơn vị cung ứng dịch vụ như Viettel và VNPT Cà Mau triển khai và tập huấn phần mềm dạy và học trực tuyến cho các trường trong toàn tỉnh.
- Ban hành hướng dẫn tổ chức dạy và học phù hợp với từng thời điểm, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung kinh phí phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến qua Internet; đồng thời vận động nguồn kinh phí xã hội hóa và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định để hỗ trợ cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách,…không có điều kiện học trực tuyến.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc dạy và học đặc biệt trong kiều kiện tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp phải tổ chức dạy và học trực tuyến qua Internet.
2. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường học trực thuộc rà soát chương trình, kế hoạch dạy học và xây dựng kế hoạch dạy và học phù hợp tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và điều kiện học tập của học sinh theo kế hoạch và hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện của các trường học theo phạm vi quản lý.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp để cấp kinh phí hỗ trợ trang bị phương tiện dạy và học đặc biệt là việc dạy và học trực tuyến cho các trường và hỗ trợ cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách,…không có điều kiện học trực tuyến.
- Khen thưởng hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng những đơn vị, cá nhân có cách làm hay, hiệu quả; đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định.
a) Các trường phổ thông
- Chủ động, linh hoạt trong việc lập kế hoạch dạy và học theo các phương án nêu trên, nhất là việc tổ chức dạy và học trực tuyến qua Internet trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; bố trí cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học; phối hợp với nhà mạng tại địa phương lắp đặt thêm đường truyền internet, wifi để phục vụ tốt cho việc dạy trực tuyến tại đơn vị.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn rà soát, xây dựng chương trình môn học, bài giảng, bài tập,…theo hướng tinh giản, tích hợp sao cho phù hợp với năng lực của học sinh, học viên bổ sung vào kho học liệu; chỉ đạo tổ chức dạy và học trực tuyến qua Internet tại đơn vị.
- Chỉ đạo giáo viên theo dõi nền nếp học tập, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, học viên theo từng chuyên đề, bài học; đảm bảo 100% học sinh, học viên tham gia học tập và được kiểm tra, đánh giá.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc tổ chức dạy và học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Tổ chức vận động nguồn kinh phí xã hội hóa và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định để hỗ trợ cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách,…không có điều kiện học trực tuyến.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức dạy và học để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
b) Các đơn vị, trường học chuyên biệt (trừ trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển)
- Trong điều kiện tình hình dịch bệnh đang diễn ra nhưng không tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, học sinh đến trường học, Trường PTDTNT tỉnh, PTDTNT THCS Danh Thị Tươi và Trung tâm HTPTGDHN tỉnh thực hiện 100% dạy và học trực tiếp trên lớp.
- Trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, thực hiện giãn cách xã hội, học sinh phải nghỉ học một thời gian cụ thể nhất định, Trường PTDTNT tỉnh, PTDTNT THCS Danh Thị Tươi thực hiện tổ chức dạy và học theo mục 3, phần II của Kế hoạch này.
Giám đốc Sở GD&ĐT yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thành phố Cà Mau, Hiệu trưởng các đơn vị, trường học trực thuộc triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, trường học báo cáo về Sở GD&ĐT (qua Phòng Mầm non - Phổ thông) để được hướng dẫn./.
|
GIÁM
ĐỐC |
Quyết định 1623/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch xây dựng phương án tổ chức dạy và học năm học 2021-2022 do tỉnh Cà Mau ban hành
Số hiệu: | 1623/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau |
Người ký: | Trần Hồng Quân |
Ngày ban hành: | 22/08/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1623/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch xây dựng phương án tổ chức dạy và học năm học 2021-2022 do tỉnh Cà Mau ban hành
Chưa có Video