BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1447/GD-ĐT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 1994 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TRƯỜNG, LỚP MẦM NON TƯ THỤC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
- Căn cứ nghị định 20/CP của
Chính phủ ngày 30/3/1994 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ giáo dục
và đào tạo;
- Căn cứ nghị định 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Xét đề nghị của Bà Vụ trưởng Vụ giáo dục mầm non và Ông Vụ trưởng Vụ tổ chức
– cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này “Quy chế trường, lớp mầm non tư thục”.
Điều 2: Vụ trưởng Vụ giáo dục mầm non có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy chế này.
Điều 3: Các ông (bà): Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh văn phòng và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo; Giám đốc Sở giáo dục & đào tạo các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
Điều 1: Trường, lớp mầm non tư thục là một loại hình giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do tư nhân được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt động theo quy chế của Bộ giáo dục và Đào tạo và pháp luật của nhà nước, để thu hút số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo nhằm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học, góp phần cùng nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội.
Điều 2: Trường, lớp mầm non tư thục có nhiệm vụ:
a/ Thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trẻ, trường mẫu giáo (Ban hành kèm theo quyết định 55/QĐ ngày 3/2/1990 của Bộ giáo dục) và chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
b/ Chịu sự lãnh đạo và quản lý của chính quyền các cấp.
c/ Chịu sự chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra trực tiếp và toàn diện về chuyên môn, nghiệp vụ của các cấp quản lý giáo dục.
Điều 3: Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc giải thể trường, lớp mầm non tư thục.
a- Đối với lớp mầm non tư thục: Là Phòng giáo dục - đào tạo cấp quận, huyện.
b- Đối với trường mầm non tư thục: Là Uỷ ban nhân dân cấp quận huyện theo đề nghị của Phòng giáo dục - đào tạo quận, huyện.
Điều 4: Chỉ sau khi được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường lớp mầm non tư thục mới có tư cách pháp nhân, được hoạt động và có con dấu (nếu là trường).
Điều 5: Trường mầm non tư thục phải có từ 3 nhóm, lớp trở lên. Nếu cơ sở chỉ có 1 hoặc 2 nhóm, lớp: Gọi chung là lớp, không gọi là trường.
ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP
a/ Là người đứng tên xin phép thành lập trường hoặc lớp
b/ Là công dân Việt Nam, chấp hành đầy đủ chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
c/ Có trình độ văn hoá tối thiểu tốt nghiệp trung học cơ sở
Điều 7: Cơ sở vật chất của trường, lớp:
a/ Phải có cơ sở vật chất tối thiểu đảm bảo thực hiện nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.
b/ Phải có địa điểm và đặt ở nơi có đủ điều kiện về vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn cho trẻ, không dùng nơi phụng tự và sinh hoạt tôn giáo để tổ chức trường, lớp.
a/ Phải có đủ số lượng giáo viên đã được đào tạo theo quy định ở điều 15.
b/ Trường lớp mầm non tư thục có thể lập kế hoạch đề nghị Phòng giáo dục - đào tạo cấp quận, huyện giới thiệu giáo viên có đủ điều kiện và tiêu chuẩn đến giảng dạy tại trường, lớp nếu có nhu cầu.
Điều 9: Thủ tục xin phép thành lập:
Chủ trường, chủ lớp phải làm đơn xin phép cơ quan có thẩm quyền kèm theo sơ yếu lích lịch và văn bằng về trình độ văn hoá cùng với kế hoạch chi tiết về việc tổ chức trường, lớp.
Đơn xin phép phải có ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường – nơi chủ trường, chủ lớp xin phép thành lập.
THU NHẬN TRẺ TỔ CHỨC NHÓM, LỚP VÀ HỌC PHÍ
a/ Trường, lớp mầm non tư thục thu nhận trẻ từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi theo yêu cầu của các bậc cha mẹ.
b/ Không nhận trẻ đang có bệnh cấp tính, bệnh truyền nhiễm
c/ Việc thu nhận trẻ vào trường, lớp mầm non tư thục thực hiện theo:
- Điều lệ nhà trẻ (Ban hành kèm theo quyết định 260/UB-QĐ- ngày 28/4/1977 của Uỷ ban bảo vệ bà mẹ trẻ em Trung ương).
- Điều lệ trường mẫu giáo (Ban hành kèm theo quyết định 435/QĐ ngày 29/3/1980 của Bộ giáo dục).
- Và theo biên chế năm học do Bộ giáo dục và đào tạo quy định.
Trẻ ở trường, lớp mầm non tư thục được tổ chức theo nhóm, lớp:
a/ Từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi: Tổ chức thành các nhóm trẻ theo Điều lệ của nhà trẻ.
b/ Từ 37 tháng tuổi đến 6 tuổi: Tổ chức thành các các lớp mẫu giáo theo Điều lệ của trường mẫu giáo.
c/ Nếu số lượng trẻ ít và độ tuổi khác nhau: Có thể tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép.
Mức học phí tại trường, lớp mầm non tư thục do chủ trường, chủ lớp thoả thuận với cha mẹ các cháu, có sự hướng dẫn của cơ quan giáo dục - đào tạo địa phương.
CHỦ TRƯỜNG, CHỦ LỚP, HIỆU TRƯỞNG, GIÁO VIÊN VÀ HỘI CHA MẸ HỌC SINH
Điều 13: Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ trường, chủ lớp
a/ Nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền và cơ quan giáo dục và đào tạo địa phương về toàn bộ hoạt động của trường, lớp do mình làm chủ.
- Có trách nhiệm đầu tư và quản lý cơ sở vật chất trường, lớp cung cấp trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu giảng dạy và học tập ohục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Tuyển chọn đội ngũ giáo viên, trực tiếp ký hợp đồng sử dụng giáo viên, nhân viên theo Pháp lệnh về hợp đồng lao động.
- Tiền công trả cho giáo viên, nhân viên do chủ trường, chủ lớp thoả thuận với người lao động, có sự hướng dẫn của cơ quan giáo dục – đào tạo địa phương.
- Tổ chức sắp xếp việc thu nhận trẻ vào trường, lớp.
- Tổ chức thu học phí phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Nếu có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định ở điều 14, chủ trường có thể trực tiếp làm hiệu trưởng, song cũng phải được cơ quan giáo dục - đào tạo địa phương xét, công nhận.
b/ Quyền hạn:
- Có quyền sử dụng hoặc không sử dụng giáo viên, nhân viên theo yêu cầu tổ chức và hoạt động của trường, lớp và theo hợp đồng lao động đã ký.
- Giám sát hiệu trưởng và giáo viên trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của trường.
- Riêng đối với hiệu trưởng, sau khi được cơ quan giáo dục - đào tạo địa phương công nhận, chủ trường ký hợp đồng lao động với hiệu trưởng. Khi chủ trường không muốn sử dụng hiệu trưởng nữa, cần có ý kiến của cơ quan giáo dục - đào tạo địa phương.
Điều 14: Điều kiện và tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng.
Nếu là trường mầm non tư thục nhất thiết phải có hiệu trưởng.
a/ Điều kiện và tiêu chuẩn:
- Là công dân Việt Nam, chấp hành đầy đủ chủ trương, chính sánh và pháp luật Nhà nước.
- Đã tốt nghiệp các trường sư phạm mầm non (nhà trẻ hoặc mẫu giáo). Đối với người đã tốt nghiệp trường sư phạm khác, phải qua một lớp huấn luyện về sư phạm mầm non do cơ quan giáo dục - đào tạo tổ chức.
- Có trình độ và năng lực về tổ chức quản lý trường, lớp
- Có tư cách và đạo đức đúng mực
- Có sức khoẻ, không mắc bệnh truyền nhiễm.
- Do chủ trường giới thiệu.
- Đuợc cơ quan giáo dục - đào tạo địa phương xét, công nhận.
b/ Nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước các cấp quản lý giáo dục và trước chủ trường trong việc tổ chức và điều hành các hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ của trường.
- Tham gia ý kiến với chủ trường và hội cha mẹ học sinh những biện pháp tổ chức, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, chăm lo đời sống giáo viên, nhân viên.
c/ Quyền hạn:
- Tham mưu với chủ trường:
+ Tuyển chọn giáo viên
+ Quyết định tổ chức và hoạt động của trường
+ Thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo và chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Kiểm tra giáo viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
- Kiến nghị với chủ trường thay đổi giáo viên trong trường hợp giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ.
- Dự các lớp bồi dưỡng về quản lý chuyên môn nghiệp vụ do cơ quan giáo dục - đào tạo tổ chức.
Điều 15: Điều kiện và tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên.
a/ Điều kiện và tiêu chuẩn:
- Là công dân nước Việt Nam, chấp hành đầy đủ chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Đã tốt nghiệp các trường sư phạm mầm non (nhà trẻ hoặc mẫu giáo). Đối với những người đã tốt nghiệp trường sư phạm khác, phải qua 1 lớp huấn luyện về sư phạm mầm non do cơ quan giáo dục - đào tạo tổ chức.
- Có tư cách và đạo đức đúng mực
- Có sức khoẻ, không mắc bệnh truyền nhiễm
- Có tình thương yêu đối vơi trẻ
b/ Nhiệm vụ:
- Thực hiện đúng chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy chế về chuyên môn.
- Thực hiện đầy đủ công việc theo hợp đồng lao động đã ký với chủ trường, chủ lớp.
- Bảo vệ tuyệt đối an toàn tính mạng của trẻ.
c/ Quyền hạn:
- Có các quyền về chuyên môn, dự các lớp bồi dưỡng về chuyên môn như giáo viên các trường mầm non công lập.
- Được trả tiền công theo đúng hợp đồng lao động đã ký với chủ trường, chủ lớp; được hưởng các quyền lợi khác đã quy định trong pháp lệnh về hợp đồng lao động.
- Được tham gia tổ chức công đoàn trong các trường mầm non tư thục (sau khi được liên đoàn lao động cấp quận, huyện cho phép thành lập).
a/ Trường, lớp mầm non tư thục được tổ chức hội cha mẹ học sinh toàn trường và chi hội từng nhóm, lớp.
b/ Hội và chi hội có ban đại diện do phụ huynh bầu theo năm học
c/ Hội và chi hội có trách nhiệm hổ trợ nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, chăn lo đời sống tinh thần và vật chất của giáo viên, nhân viên trong trường lớp.
QUẢN LÝ VÀ CHỈ ĐẠO TRƯỜNG, LỚP MẦM NON TƯ THỤC
Điều 17: Cơ quan giáo dục - đào tạo cấp quận, huyện có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo các trường , lớp mầm non tư thục.
a/ Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động của trường, lớp trong năm học.
b/ Giúp đỡ và tạo điều kiện cho các trường, lớp mầm non tư thục hoạt động theo chủ trương của ngành.
c/ Giám sát, thanh tra, kiểm tra trực tiếp và toàn diện về chuyên môn, nghiệp vụ của các trường, lớp mầm non tư thục như đối với các loại hình khác trong ngành mầm non.
Điều 18: Trường, lớp mầm non tư thục có trách nhiệm:
Báo cáo theo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động của trường, lớp với cơ quan giáo dục - đào tạo địa phương theo quy định chung của ngành.
Điều 19: Trường, lớp mầm non tư thục được tổ chức thi đua và xét khen thưởng như đối với các đơn vị khác trong ngành mầm non.
b/ Khi đã được giúp đỡ; trường, lớp tư thục không thể phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ, cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép cho phép thành lập trường, lớp sẽ thu hồi giấy phép hoặc cho phép tự giải thể.
c/ Trong trường hợp bị giải thể:
- Cơ quan giáo dục - đào tạo địa phương có trách nhiệm giúp đỡ, giới thiệu các cháu đang học ở trường, lớp đó chuyển sang học ở các trường mầm non khác.
- Chủ trường, chủ lớp có trách nhiệm, giải quyết quyền lợi cho giáo viên, nhân viên theo hợp đồng lao động đã ký (dù chưa hết thời hạn đã ghi trong hợp đồng).
Điều 21: Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Quyết định ban hành./.
BT. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Quyết định 1447/GD-ĐT năm 1994 về quy chế trường, lớp mầm non tư thục của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số hiệu: | 1447/GD-ĐT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Trần Hồng Quân |
Ngày ban hành: | 02/06/1994 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1447/GD-ĐT năm 1994 về quy chế trường, lớp mầm non tư thục của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chưa có Video