Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1266/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ QUỸ KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI LÊ KHẢ PHIÊU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;

Căn cứ Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 3370/QĐ-UBND ngày 04/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ Khuyến học, Khuyến tài Lê Khả Phiêu;

Xét đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ Khuyến học, Khuyến tài Lê Khả Phiêu tại Công văn số 117CV/HKH-TH ngày 27/11/2015; của Giám đốc Sở Nội vụ tại Ttrình số 794/TTr-SNV ngày 02/12/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Điều lệ Quỹ Khuyến học, Khuyến tài Lê Khả Phiêu bao gồm 8 Chương, 23 Điều.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Khuyến học, Khuyến tài Lê Khả Phiêu; Thủ trưởng các quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhim thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2 QĐ;
- Chủ tịch, các Phó Chtịch UBND tỉnh;
- Lưu: VT, THKH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

ĐIỀU LỆ

QUỸ KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI LÊ KHẢ PHIÊU
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số: 1266/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên gọi, trụ s

1. Tên gọi: Quỹ Khuyến học, Khuyến tài Lê Khả Phiêu.

2. Quỹ Khuyến học, Khuyến tài Lê Khả Phiêu được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép thành lập tại Quyết định số 3370/QĐ-UBND ngày 04/9/2015.

3. Trụ sở của Quỹ tại: Tầng 3 Trụ sở hợp khối các đơn vị sự nghiệp tỉnh, đường Lý Nam Đế, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa.

Số điện thoại: 0373.754.697 hoặc 0373.728.517.

Số Fax: 0373.726.959; Email: hoikhuyenhocth@gmail.com.

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

1. Tôn chỉ: Quỹ khuyến học, khuyến tài Lê Khả Phiêu (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ xã hội, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển giáo dục, đào tạo và góp phần giải quyết an sinh xã hội.

2. Mục đích hoạt động: Quỹ được hình thành từ nguồn vốn đóng góp ban đầu của các sáng lập viên và tự tạo vốn trên cơ sở vận động, quyên góp, vận động tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, theo quy định của pháp luật, đthực hiện các hoạt động trợ giúp cho học sinh, sinh viên thuộc các gia đình nghèo hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có điều kiện vượt lên khó khăn học tập tốt, rèn luyện tốt vì ngày mai lập thân, lập nghiệp, thoát nghèo bền vững và đóng góp cho xã hội; khen thưởng giáo viên dạy giỏi, học sinh, sinh viên học giỏi hoặc có năng khiếu đặc biệt góp phần ươm mầm đào tạo nhân lực, nhân tài cho quê hương đất nước, phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh Thanh Hóa.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý

1. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc:

a) Không vì mục đích lợi nhuận;

b) Tự nguyện, ttạo vốn, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;

c) Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của Quỹ;

d) Theo Điều lệ của Quỹ đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, tuân thủ pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo vlĩnh vực Quỹ hoạt động;

đ) Không phân chia tài sản của Quỹ trong quá trình Quỹ đang hoạt động.

2. Quỹ có phạm vi hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Thông tin về sáng lập viên của Quỹ và số tiền Quỹ ban đầu

1. Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát trin Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng BIDV Việt Nam) là hai cơ quan sáng lập Quỹ. Người đại diện là Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh và Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV Việt Nam.

2. Họ và tên đại diện các thành viên sáng lập Quỹ:

- Ông: Trần Bắc Hà; Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV Việt Nam.

- Ông: Nguyễn Đình Bưu, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh Thanh Hóa.

3. Số tiền Quỹ ban đầu là 5 tỷ đồng. Trong đó Ngân hàng BIDV Việt Nam ủng hộ lần đầu là 3 tỷ đồng.

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ

Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ

1. Sử dụng nguồn vốn của Quỹ để hỗ trợ, tài trợ cho các đối tượng, các chương trình, dự án phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.

2. Tiếp nhận và quản lý tài sản được tài trợ, viện trợ theo ủy quyền tcác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng ủy quyn phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.

3. Tiếp nhận tài sản từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật để tạo ngun vn của Quỹ.

Điều 6. Quyền hạn và và nghĩa vụ

1. Tổ chức, hoạt động theo điều lệ đã được công nhận và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Quỹ chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo về lĩnh vực Quỹ hoạt động.

3. Vận động quyên góp, tài trợ cho quỹ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước tài trợ, hiến tặng hoặc bằng các hình thức khác theo đúng tôn chỉ, mục đích của quỹ và quy định của pháp luật.

4. Thực hiện tài trợ (cấp học bổng và khen thưởng) đúng theo sự ủy quyền của cá nhân, tổ chức đã ủy quyền và tôn chỉ, mục đích của quỹ.

5. Được tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản, tài chính của quỹ.

6. Lưu trữ và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính của quỹ, nghị quyết, biên bản về các hoạt động của quỹ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

7. Sử dụng tài sản, tài chính tiết kiệm và hiệu quả theo đúng tôn chỉ, mục đích của quỹ; nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật.

8. Được quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân tài trợ và cộng đồng theo quy định của pháp luật. Giải quyết, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ quỹ và báo cáo kết quả giải quyết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

9. Hàng năm, quỹ phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính với cơ quan cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ hoặc cơ quan tài chính của cơ quan có thm quyền cấp giy phép thành lập quỹ và thực hiện công khai các khoản đóng góp của quỹ trước ngày 31 tháng 3 năm sau.

10. Quỹ được quan hệ với cá nhân, tổ chức để vận động quyên góp, vận động tài trợ cho quỹ hoặc cho các đán, dự án cụ thcủa quỹ theo quy định của pháp luật.

11. Khi thay đổi trụ sở chính hoặc Giám đốc quỹ, quỹ phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền thành lập quỹ và cơ quan tài chính cùng cấp.

12. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Chương III

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Điều 7. Cơ cấu tổ chức

1. Hội đồng quản lý Quỹ.

2. Ban Kiểm soát Quỹ.

Điều 8. Hội đồng quản lý Quỹ

1. Hội đồng quản lý Quỹ là cơ quan quản lý của Quỹ, nhân danh Quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Quỹ. Hội đồng quản lý Quỹ có 8 (tám) thành viên do sáng lập viên đề cử, trường hợp không có đcử của sáng lập viên thành lập Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ trước bu ra Hội đng quản lý Quỹ nhiệm kỳ tiếp theo và được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý Quỹ là 5 (năm) năm. Hội đồng quản lý Quỹ gm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.

2. Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ;

b) Quyết định các quy định về quản lý và sử dụng Quỹ; trong đó có các giải pháp phát triển Quỹ, xác định đối tượng vận động và phân công các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện; Quyết định việc đầu tư quỹ gốc để sinh lời.

c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ; quyết định thành lập Ban Kiểm soát Quỹ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Quỹ hoặc ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc Quỹ trong trường hợp Giám đốc Quỹ là người do Quỹ thuê; quyết định người phụ trách công tác kế toán và người quản lý khác quy định tại điều lệ Quỹ;

d) Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc, người phụ trách kế toán Quỹ và người làm việc tại Quỹ theo quy định tại Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật;

đ) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng tài sản, tài chính Quỹ;

e) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Quỹ;

g) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ;

h) Quyết định giải thể hoặc đề xuất những thay đổi về giấy phép thành lập và Điu lệ Quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

i) Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm xây dựng, ban hành: Quy định về quản lý và sử dụng tài sn, tài chính, các định mức chi tiêu của Quỹ; Quy định công tác khen thưởng, kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Quỹ; Quy định về thời giờ làm việc, việc sử dụng lao động và sử dụng con dấu của Quỹ; Quy định cụ thể việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ và quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; Quy định cụ thể việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Quỹ hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với Giám đốc Quỹ.

3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ:

a) Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ triệu tập và chủ trì. Hội đồng quản lý Quỹ họp định kỳ mỗi năm một lần, có thể họp bất thường theo yêu cu của trên ½ (một phn hai) số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ. Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ được coi là hợp lệ khi có trên ½ (một phần hai) số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham gia;

b) Mỗi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ có một phiếu biểu quyết. Trong trường hợp số thành viên có mặt tại cuộc họp không đầy đủ, người chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ xin ý kiến bằng văn bản, ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt có giá trị như ý kiến của thành viên có mặt tại cuộc họp;

c) Các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ được thông qua khi có trên ½ (một phần hai) thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tán thành.

Điều 9. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ

1. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là công dân Việt Nam, là người đại diện theo pháp luật của Quỹ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Quỹ. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bầu và có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ.

2. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ:

a) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ;

b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc để lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;

c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;

d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đng quản lý Quỹ;

đ) Thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ ký các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;

e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

3. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ủy quyền bng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đng quản lý Quỹ thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.

Điều 10. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ

1. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bầu và có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đng quản lý Quỹ điều hành các hoạt động của Quỹ theo sự phân công của Hội đồng quản lý Quỹ và thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.

Điều 11. Giám đốc quỹ

1. Giám đốc quỹ do Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng hoặc thuê người khác làm Giám đốc quỹ.

2. Giám đốc quỹ là người điều hành công việc hằng ngày của quỹ, chịu sự giám sát của Hội đồng quản lý quỹ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý quỹ và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đc quỹ không quá 05 (năm) năm, có thđược bnhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

3. Giám đốc quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Điều hành và quản lý các hoạt động của quỹ, chấp hành các định mức chi tiêu của quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý, điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật;

b) Ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình;

c) Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của quỹ với Hội đồng quản lý quỹ và cơ quan có thẩm quyền;

d) Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của quỹ theo điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản;

đ) Đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm Phó Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc;

e) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của điều lệ quỹ và quyết định của Hội đồng quản lý quỹ.

Điều 12. Phụ trách kế toán và thủ quỹ của Quỹ

1. Phụ trách kế toán Quỹ

a) Người phụ trách kế toán quỹ do Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc quỹ và thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước.

b) Người được giao phụ trách kế toán của quỹ có trách nhiệm giúp Giám đốc quỹ tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của quỹ thường xuyên và hàng năm; mở s sách; chứng từ thu, chi. Theo dõi chặt chẽ các nguồn vốn của Quỹ, phần sinh lời và sử dụng phần sinh lời; hiện vật và tài sản của Quỹ; quyết toán Quỹ hàng năm theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng và Giám đốc Quỹ.

c) Không được bổ nhiệm người có tiền án, tiền sự, bị kỷ luật vì tham ô, xâm phạm tài sản nhà nước và vi phạm các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính mà chưa được xóa án tích làm phụ trách kế toán của quỹ.

d) Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể quỹ hoặc trường hợp phụ trách kế toán của quỹ chuyển công việc khác thì người phụ trách kế toán phải hoàn thành việc quyết toán trước khi sáp nhập, hợp nht, chia, tách, giải thể quỹ hoặc nhận việc khác và vẫn phải chịu trách nhiệm về các số liệu, báo cáo kế toán trong giai đoạn mình phụ trách cho đến khi bàn giao xong công việc cho người khác.

2. Thủ quỹ của Quỹ: do Hội đồng quản lí Quỹ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc quỹ. Thủ quỹ thực hiện việc tiếp nhận tiền mặt và hiện vật của các tổ chức, cá nhân ủng hộ theo chứng từ của kế toán; cấp phát tiền và hiện vật cho các đối tượng được hưởng lợi từ Quỹ theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng và Giám đốc quản lí Quỹ. Sau khi cấp phát tiền và hiện vật phải ghi vào sổ theo dõi và chữ ký của người nhận, lưu giữ chứng từ đã ký nhận tiền hoặc hiện vật, chứng từ nộp tiền vào Quỹ

Điều 13. Ban Kiểm soát Quỹ

1. Số lượng và thành phần Ban kiểm soát Quỹ.

a) Ban kiểm tra của Hội Khuyến học tỉnh đồng thời làm nhiệm vụ của Ban kiểm soát Quỹ. Số lượng ủy viên Ban kiểm soát là 5 ủy viên Ban kiểm tra của Hội Khuyến học tỉnh.

b) Trưởng Ban Kiểm tra Tỉnh Hội là Trưởng Ban kiểm soát Quỹ, Phó trưởng Ban Kiểm tra Tỉnh Hội là Phó trưởng Ban kiểm soát Quỹ.

c) Trưởng Ban kiểm soát Quỹ là ủy viên Hội đồng quản lí Quỹ.

2. Ban kiểm soát Quỹ hoạt động độc lập và có các nhiệm vụ sau:

a) Kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ theo Điều lệ quỹ và theo pháp luật.

b) Báo cáo với Hội đồng quản lý Quỹ về kết quả kiểm tra, giám sát và tình hình tài chính của Quỹ.

c) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về hoạt động của Quỹ hoặc báo cáo với hội đồng quản lý Quỹ giải quyết và các cơ quan có thẩm quyền.

Chương IV

VẬN ĐỘNG QUYÊN GÓP TIẾP NHẬN TÀI TRỢ

Điều 14. Vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ

1. Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ trong nước và nước ngoài nhằm thực hiện mục đích hoạt động theo quy định của Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản vận động quyên góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho Quphải được nộp ngay vào Quỹ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, đồng thời công khai thông tin qua trang thông tin điện tử của tổ chức (nếu có) để công chúng và các nhà tài trợ có điều kiện kiểm tra, giám sát.

Điều 15. Nguyên tắc vận động quyên góp, tiếp nhận tài tr

1. Việc vận động tài trợ, vận động quyên góp tiền, hiện vật, công sức của cá nhân, tổ chức phải trên cơ sở tự nguyện với lòng hảo tâm, Quỹ không tđặt ra mức huy động đóng góp tối thiểu để buộc cá nhân, tchức thực hiện.

2. Quỹ có thể tiếp nhận ủng hộ bằng ngoại tệ, tiền Việt Nam hoặc hiện vật (sách, máy vi tính, đèn chiếu, đồ dùng dạy học, quần áo, xe đạp ...) sau đó số tiền vận động được gửi ngay vào ngân hàng để sinh lời. Ngoại trừ trường hợp nhà tài trợ có yêu cầu trao ngay cho học sinh, sinh viên mà không đồng ý nhập vào Quỹ gốc bảo toàn lâu dài.

3. Việc tiếp nhận tiền hoặc hiện vật ủng hộ Quỹ.

a) Tiền được chuyển vào tài khoản của Quỹ tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Hóa. Sau đó gửi tiết kiệm để sinh lời hàng năm.

b) Tiền mặt và chuyển khoản hoặc hiện vật do kế toán làm phiếu thu nhập Quỹ hoặc nhập kho, giao một liên phiếu thu cho người ủng hộ. Hiện vật phải được bảo quản chu đáo, không để hư hỏng, thất thoát. Trong trường hợp cần thiết chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ chỉ đạo giao trực tiếp cho Hội Khuyến học các huyện, thị, thành phố hoặc các trường để tổ chức trao trực tiếp cho học sinh, sinh viên và làm các thủ tục thanh toán với Quỹ.

c) Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức hoặc cá nhân giao trực tiếp tiền mặt hoặc hiện vật cho thành viên Ban quản lí Quỹ đến vận động thì phải có giấy xác nhận, ký tên, đóng dấu của tổ chức hoặc giấy xác nhận của cá nhân về số tiền hoặc hiện vật để làm chứng từ gc nhập Quỹ. Nguồn tiếp nhận được là tiền mặt thì phải nộp ngay tiền vào Quỹ. Nếu là hiện vật thì phải nhập ngay vào kho và làm phiếu thu chuyn ngay cho tổ chức hoặc cá nhân ủng hộ.

4. Việc quyên góp tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ cá nhân, tổ chức đóng góp cho Quỹ phải công khai, minh bạch và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

5. Nội dung vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ phải công khai, minh bạch, bao gồm: Mục đích vận động quyên góp, tài trợ; kết quả vận động quyên góp, tài trợ; việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.

6. Hình thức công khai bao gồm:

a) Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận quyên góp, tài trợ và nơi nhận cứu trợ, trợ giúp;

b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Chương V

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN, TÀI CHÍNH

Điều 16. Sử dụng Quỹ.

1. Nguồn thu của Quỹ:

a) Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật.

b) Thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

c) Phần sinh lời từ lãi suất tiết kiệm gửi Ngân hàng hoặc do đầu tư của mỗi năm.

d) Thu từ lãi tiền gửi, lãi trái phiếu Chính phủ.

đ) Các hiện vật do tổ chức cá nhân tài trợ.

e) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có)

g) Các nguồn thu hợp pháp khác.

2. Nội dung chi trong chương trình học bổng và khen thưởng của Quỹ:

a) Trao học bổng Nâng cánh ước mơ cho những sinh viên có học lực khá hoặc giỏi, đạo đức tốt thuộc các gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc bị tai nạn, thiên tai, hoạn nạn. Đối tượng cụ thể và mức chi do Chủ tịch Hội đồng và Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể hàng năm.

b) Chi khen thưởng cho học sinh, sinh viên học giỏi hoặc có thành tích, năng khiếu đặc biệt do Hội đồng quản lý Quỹ và Chủ tịch Hội đồng quản Quỹ quyết định hàng năm.

c) Chi cho công tác quản lý Quỹ và vận động phát triển Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định cụ th. Nội dung chi quản lý và vận động phát triển Quỹ gồm:

- Chi sơ kết, tổng kết các hoạt động của Quỹ và Hội đồng quản lý Quỹ.

- Chi công tác phí khi đi vận động hoặc tiếp nhận, vận chuyển, phân phối hàng ủng hộ cho các đối tượng.

- Chi khen thưởng hoặc chi khác có liên quan đến quản lý Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.

3. Mức chi hàng năm do Hội đồng quản lí Quỹ quyết định cụ thể nhưng không được vượt quá 2% phần sinh lời từ đầu tư của Quỹ. Trường hợp cuối năm không sử dụng hết thì được bổ sung vào tổng quỹ. Nếu 2% phần sinh lời chi không đủ thì Hội đồng quản lý Quỹ quyết định mức chi bổ sung.

Điều 17. Quản lý tài sản, tài chính Quỹ

1. Hội đồng quản lý quỹ ban hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi tiêu của quỹ; phê duyệt tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý quỹ, chuẩn y kế hoạch tài chính và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của quỹ.

2. Ban Kiểm soát quỹ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của quỹ và báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý về tình hình tài sản, tài chính của quỹ.

3. Giám đốc quỹ chấp hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, nguồn thu, các định mức chi tiêu của quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý trên cơ sở nhiệm vụ hoạt động đã được Hội đồng quản lý quỹ thông qua; không được sử dụng tài sản, tài chính quỹ vào các hoạt động khác ngoài tôn chỉ, mục đích của quỹ.

4. Hội đng quản lý quỹ và Giám đốc quỹ có trách nhiệm công khai tình hình tài sản, tài chính quỹ hàng quý, năm theo các nội dung sau:

a) Danh sách, số tiền, hiện vật đóng góp, tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cho quỹ;

b) Danh sách, số tiền, hiện vật tổ chức, cá nhân được nhận từ quỹ;

c) Báo cáo tình hình tài sản, tài chính và quyết toán quý, năm của quỹ theo từng nội dung thu, chi theo Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

5. Đối với các khoản chi theo từng đợt vận động, việc báo cáo được thực hiện theo quy định hiện hành về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện để trgiúp cho học sinh, sinh viên thuộc các gia đình nghèo hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có điều kiện vượt lên khó khăn học tập tt, rèn luyện tt vì ngày mai lập thân, lập nghiệp

6. Quỹ phải thực hiện công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán quỹ theo quy định hiện hành.

Chương VI

HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ

Điều 18. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ

1. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ v tchức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện.

2. Hội đồng quản lý quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Giải thể quỹ

1. Việc giải thể Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ tthiện.

2. Hội đồng quản lý quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định giải thể Quỹ theo quy định của pháp luật.

Chương VII

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 20. Khen thưởng

1. Tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động của Quỹ sẽ được Hội đồng quản lý Quỹ khen thưởng hoặc được Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị cơ quan nhà nước có thm quyn khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền, trình tự xét khen thưởng trong nội bộ Quỹ.

Điều 21. Kỷ luật

1. Tổ chức thuộc Quỹ, những người làm việc tại Quỹ vi phạm quy định của Điều lệ này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền trình tự xem xét, quyết định kỷ luật trong nội bộ Quỹ.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ

Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ phải được các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ thông qua.

Điều 23. Hiệu lực thi hành

1. Điều lệ Quỹ có 8 Chương, 23 Điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận.

2. Căn cứ các quy định pháp luật về quỹ xã hội, quỹ từ thiện và Điều lệ Quỹ đã được công nhận, Hội đồng quản lý Quỹ Khuyến học, khuyến tài Lê Khả Phiêu có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1266/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Quỹ Khuyến học, Khuyến tài Lê Khả Phiêu do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu: 1266/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
Người ký: Phạm Đăng Quyền
Ngày ban hành: 12/04/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1266/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Quỹ Khuyến học, Khuyến tài Lê Khả Phiêu do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…