THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2009/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2009 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học.
2. Văn bản này áp dụng đối với các đại học, trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học), các tổ chức, cá nhân tham gia thành lập trường đại học.
3. Thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học có sự đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài được áp dụng theo quy định tại văn bản này.
4. Việc thành lập các trường đại học trên cơ sở nâng cấp các trường cao đẳng đang hoạt động cũng được thực hiện theo các quy định tại văn bản này.
Điều 2. Điều kiện thành lập trường đại học
Việc thành lập trường đại học phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Phù hợp với Quy hoạch mạng lưới các trường đại học đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007.
2. Có Dự án thành lập trường đại học, trong đó xác định rõ mục tiêu, nội dung, chương trình, ngành nghề, quy mô đào tạo, cơ cấu tổ chức, quản lý, quy hoạch đất đai, nguồn vốn xây dựng trường, kế hoạch và lộ trình đầu tư phát triển, bảo đảm phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương.
3. Việc thành lập các trường đại học phải được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi đặt trụ sở chính của trường cho ý kiến chấp thuận bằng văn bản và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư thành lập trường đại học tư thục.
4. Có đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục; đáp ứng yêu cầu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo: không quá 10 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu; 15 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ; 25 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế - quản trị kinh doanh.
5. Có tổng diện tích đất xây dựng trường không ít hơn 5 ha; thực hiện mức bình quân tối thiểu diện tích 25 m2/1 sinh viên tính tại thời điểm trường có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch đào tạo giai đoạn 10 năm đầu sau khi thành lập; có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường.
Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy, người lao động trong nhà trường.
6. Vốn điều lệ chỉ để dành riêng đầu tư xây dựng trường, không kể giá trị về đất đai, phải có tối thiểu là 50 tỷ VNĐ được góp bằng các nguồn vốn hợp pháp.
Điều 3. Quy trình, thủ tục thành lập trường đại học
1. Việc thành lập trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Dự án thành lập trường đại học được thực hiện theo 2 bước:
Bước 1: Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận Dự án đầu tư thành lập trường, thẩm định các điều kiện và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường.
Bước 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ và các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định dự án đầu tư thành lập trường và các điều kiện được quy định tại Quyết định này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập trường.
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường:
Hồ sơ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường đại học gồm có:
a. Tờ trình đề nghị thành lập trường đại học của cơ quan chủ quản (đối với trường đại học công lập); của tổ chức hoặc cá nhân (đối với trường đại học tư thục), trong đó cần nêu rõ: tên trường bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tên trường phải gắn với địa danh nơi đặt trụ sở chính của trường hoặc gắn với lĩnh vực đào tạo hoặc danh nhân văn hóa, lịch sử;
b. Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận về việc thành lập trường tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải nêu rõ về sự cần thiết, tính phù hợp của việc thành lập trường so với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; dự kiến địa điểm, đất đai xây dựng trường và khả năng phối hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển nhà trường;
c. Dự án đầu tư thành lập trường đại học đáp ứng yêu cầu chất lượng nội dung, hình thức. Nội dung Dự án cần làm rõ về sự cần thiết thành lập trường; tính phù hợp với Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện; ngành nghề, quy mô đào tạo, tuyển sinh trong từng giai đoạn; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành; số lượng, trình độ giảng viên, cán bộ quản lý; đất đai, vốn điều lệ, dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động; quy hoạch và kế hoạch xây dựng, phát triển trường trong từng giai đoạn.
Trong dự án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong 3 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo; có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường trong từng giai đoạn;
d. Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương giao đất để xây dựng trường, trong đó cần làm rõ về địa điểm, ranh giới của khu đất;
đ. Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng trường, bảo đảm phù hợp với quy mô đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc học tập, giảng dạy;
e. Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về khả năng tài chính và điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của người đầu tư thành lập trường (đối với trường tư thục) hoặc thuyết minh khả năng tài chính đầu tư xây dựng trường của cơ quan tài chính có thẩm quyền (đối với trường công lập).
g. Đối với việc thành lập các trường đại học tư thục, hồ sơ phải có các văn bản sau đây được lập theo mẫu thống nhất do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:
- Danh sách các thành viên sáng lập;
- Biên bản cử đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn;
- Bản cam kết góp vốn xây dựng trường của cá nhân, tổ chức và ý kiến đồng ý của người đại diện đứng tên thành lập trường;
- Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn điều lệ;
- Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận Dự án đầu tư thành lập trường, thẩm định, đối chiếu với các điều kiện quy định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường.
Trường hợp cần thiết Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể tổ chức để chủ đầu tư Dự án báo cáo trực tiếp, làm rõ các nội dung của Dự án. Thời gian hoàn thành việc thẩm định không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ Dự án đầu tư thành lập trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo kết quả thẩm định hồ sơ cho chủ đầu tư Dự án xin thành lập trường.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định cho các dự án đầu tư thành lập trường đại học tư thục trên địa bàn sau khi có văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường của Thủ tướng Chính phủ. Giấy chứng nhận đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần được gửi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Ban Quản lý dự án để triển khai thực hiện các dự án đầu tư thành lập trường đại học tư thục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; chuẩn bị các điều kiện cần thiết và hồ sơ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, ra quyết định thành lập trường.
5. Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập trường gồm:
a. Văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ;
b. Giấy chứng nhận đầu tư đối với việc thành lập các trường đại học tư thục và văn bản chấp thuận giao đất xây dựng trường, trong đó có xác định rõ diện tích, mốc giới, địa chỉ khu đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các văn bản pháp lý về quyền sử dụng của khu đất dành để xây dựng trường.
c. Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Dự án đầu tư thành lập trường của cơ quan chủ quản (đối với trường đại học công lập) hoặc của Ban quản lý dự án (đối với trường đại học tư thục) cùng ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, trong báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện về đất xây dựng trường, số lượng và các điều kiện đã chuẩn bị về phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện; trang thiết bị; khu thực hành, ký túc xá, khu thể thao và những công trình khác đã được xây dựng trên khu đất; các cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo; đội ngũ cán bộ, giảng viên, công tác tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên; tài chính chuẩn bị cho các hoạt động của trường, phù hợp với nội dung, kế hoạch triển khai thực hiện của Dự án, Giấy phép đầu tư đã được phê duyệt và các nội dung công việc, giải pháp tổ chức thực hiện còn cần được triển khai trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường;
d. Quy hoạch xây dựng trường và thiết kế tổng thể đã được cơ quan chủ quản phê duyệt đối với các trường đại học công lập hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với các trường đại học tư thục;
đ. Bản dự kiến danh sách bố trí và văn bản cam kết tham gia của các cán bộ giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt của trường như: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Chủ nhiệm khoa, Trưởng các phòng, ban, bộ môn;
e. Dự kiến các Chương trình đào tạo, giáo trình và tài liệu phục vụ giảng dạy, phù hợp với các ngành đào tạo của trường. Chương trình đào tạo phải được xây dựng dựa trên cơ sở các chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Danh mục các trang thiết bị cơ bản đã chuẩn bị được;
g. Danh sách các cán bộ, giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng của trường, trong đó cần nêu rõ về trình độ, chuyên ngành đào tạo của từng người, phù hợp với các ngành, chuyên ngành đào tạo, quy mô tuyển sinh của trường trong từng giai đoạn, nhất là giai đoạn đầu đi vào hoạt động sau khi có quyết định thành lập trường; làm rõ kế hoạch, giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trong các giai đoạn sau khi thành lập;
h. Danh mục số lượng các phòng học, phòng làm việc và cơ sở vật chất phục vụ học tập, giảng dạy, thí nghiệm, thực hành, thư viện, ký túc xá…;
i. Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền hiện có do Ban Quản lý dự án đang được giao quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng trường và chỉ chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường sau khi được thành lập kèm theo thuyết minh rõ về tổng kinh phí, nguồn vốn đã đầu tư; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để đảm bảo duy trì ổn định hoạt động của trường trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ khi trường được tuyển sinh khóa đầu tiên.
Đối với vốn có sự đóng góp của nhiều thành viên thì trong hồ sơ cần có kèm theo các văn bản cam kết, bảo đảm tính chặt chẽ, có minh chứng pháp lý đầy đủ của các thành viên và biên bản chấp nhận của Ban sáng lập trường đồng ý về việc góp vốn, trong biên bản phải làm rõ tên và địa chỉ trụ sở trường; tên và địa chỉ của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị các tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của trường; ngày giao, nhận; chữ ký của người góp vốn và người được các thành viên góp vốn cử làm đại diện chịu trách nhiệm trước pháp luật đứng tên xin thành lập trường. Vốn góp phải được nộp vào tài khoản của Ban Quản lý dự án xây dựng trường.
Đối với các tài sản sử dụng để góp vốn phải được định giá cụ thể, chính xác theo quy định. Việc định giá phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện và được tất cả các thành viên góp vốn nhất trí. Việc góp vốn chỉ được công nhận khi quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn đóng góp đã được chuyển cho Ban Quản lý dự án xây dựng trường.
Đối với đất đai, nhà ở được sử dụng để góp vốn thì nhà ở, đất đai đó phải có giấy chứng nhận hợp pháp và phải được làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà ở cho nhà trường theo quy định và việc này phải được hoàn thành trước khi trường chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở mã ngành, tuyển sinh đào tạo.
k. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường và Quy chế chi tiêu nội bộ.
6. Quy trình ra quyết định thành lập trường đại học
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị ra quyết định thành lập trường đại học của các tổ chức, cá nhân và thông báo kết quả xử lý, thẩm định hồ sơ cho chủ dự án đầu tư trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Việc thẩm định hồ sơ đề nghị ra quyết định thành lập trường đại học được tổ chức thực hiện theo hình thức thành lập Hội đồng thẩm định gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở chính và một số cơ quan liên quan, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập và cử đại diện lãnh đạo Bộ làm Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng thẩm định bao gồm từ 7 đến 9 thành viên; có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, đánh giá toàn điện về hồ sơ dự án đề nghị ra quyết định thành lập trường đại học; làm rõ về sự cần thiết, phù hợp của việc thành lập trường, tính hợp lệ của hồ sơ, tính khả thi của dự án trên cơ sở xem xét các báo cáo và kiểm tra thực tế để làm căn cứ báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về thẩm quyền và quy trình làm việc của Hội đồng thẩm định nêu trên và có trách nhiệm hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trong quá trình xử lý và thông báo về kết quả cho chủ đầu tư dự án biết đối với những hồ sơ không được phê duyệt.
Điều 4. Thu hồi chủ trương thành lập và giải thể trường
1. Sau 3 năm, kể từ ngày dự án đầu tư thành lập trường đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chủ trương, nếu việc triển khai thực hiện dự án chưa hoàn thành theo kế hoạch đề ra; chưa trình được hồ sơ đề nghị ra quyết định thành lập trường đại học, đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định này thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xem xét để kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ ra văn bản hủy bỏ chủ trương đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hủy bỏ Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.
2. Sau 2 năm, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập trường, nếu trường không chuẩn bị đủ các điều kiện để được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở ngành đào tạo và tuyển sinh thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ việc thu hồi Quyết định thành lập trường.
Điều 5. Cho phép mở ngành đào tạo và tuyển sinh
Việc quyết định mở các ngành đào tạo và thời điểm tuyển sinh thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và được thực hiện sau khi Quyết định thành lập trường của Thủ tướng Chính phủ được ban hành. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, quy trình mở ngành đào tạo và xin phép tuyển sinh khi bảo đảm các điều kiện cơ bản sau đây:
1. Có đủ số lượng giảng viên cơ hữu đảm nhận được tối thiểu 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành đào tạo, trong đó số giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ đạt có ít nhất 30% và có trình độ tiến sĩ đạt ít nhất 12%. Cơ cấu trình độ chuyên môn của giảng viên và cán bộ nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Có đủ số lượng cán bộ, kỹ thuật viên, nhân viên thí nghiệm, thực hành, bảo đảm chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định, đáp ứng yêu cầu của các ngành đào tạo.
2. Diện tích nhà đã xây dựng đưa vào sử dụng đạt bình quân tối thiểu là 9 m2/sinh viên, trong đó diện tích dùng cho việc học tập đạt tối thiểu là 6 m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên đạt tối thiểu là 3 m2/sinh viên; có đủ phòng làm việc cho giảng viên, cán bộ của trường với diện tích tối thiểu là 8 m2/người.
3. Có đủ số giảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu đào tạo của ngành, nghề; đủ phòng làm việc, bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trường để phục vụ cho công tác quản lý, đào tạo;
4. Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của ngành đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học - công nghệ.
5. Có các công trình xây dựng phục vụ cho các hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa; cơ sở y tế, dịch vụ nhằm phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên và sinh viên.
Điều 6. Sáp nhập, chia, tách trường đại học
1. Việc sáp nhập, chia, tách trường đại học được thực hiện trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường đại học;
b. Phục vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương;
c. Bảo đảm quyền lợi của cán bộ, giảng viên, viên chức và người học của trường;
d. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.
2. Hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường đại học bao gồm:
a. Tờ trình của cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường tư thục) trình Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sáp nhập, chia, tách trường, trong đó nêu rõ lý do, mục đích của việc sáp nhập, chia, tách trường đại học; trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập và các trụ sở mới sau khi chia tách.
b. Biên bản Đại hội các cổ đông về việc sáp nhập, chia, tách trường (đối với trường tư thục).
c. Có đề án khả thi, trong đó làm rõ phương án sử dụng cán bộ, giảng viên và cán bộ, công nhân viên của trường; kế hoạch, thời gian dự kiến, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần.
3. Thủ tục sáp nhập, chia, tách trường đại học
Hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường đại học (kể cả việc thành lập phân hiệu, cơ sở mới của trường đại học) được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định trong thời gian 90 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 7. Đình chỉ hoạt động của trường đại học
1. Việc đình chỉ hoạt động đối với trường đại học được thực hiện theo hình thức có thời hạn hoặc không thời hạn tùy theo mức độ vi phạm một trong các lý do sau đây:
a. Vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;
b. Vì lý do khách quan nhà trường không thể bảo đảm được hoạt động bình thường, đáp ứng yêu cầu của trường đại học.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc đình chỉ hoạt động đối với trường đại học.
3. Đối với việc đình chỉ hoạt động có thời hạn, sau khi đã khắc phục được hậu quả của các lỗi vi phạm dẫn đến việc bị đình chỉ thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thẩm tra, đánh giá để trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cho phép nhà trường tiếp tục hoạt động.
Điều 8. Giải thể trường đại học
1. Việc giải thể trường đại học thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định nếu trường vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
a. Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý và tổ chức hoạt động của trường đại học;
b. Quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn đã hết hiệu lực, nhưng vẫn không khắc phục được các hậu quả của các vi phạm dẫn đến việc đình chỉ nêu trên;
c. Mục tiêu và nội dung hoạt động của trường đại học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
d. Do yêu cầu sắp xếp lại mạng lưới cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế;
đ. Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học.
2. Hồ sơ giải thể trường đại học bao gồm:
a. Công văn đề nghị của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học trong đó nêu rõ lý do, mục đích giải thể trường;
b. Phương án giải thể trường đại học, trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi của giảng viên, cán bộ, công nhân viên và người học; phương án giải quyết về lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động theo quy định của pháp luật; phương án giải quyết các tài sản của trường.
3. Thẩm định hồ sơ giải thể
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ thẩm định hồ sơ giải thể trường đại học, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về việc giải thể trường đại học;
Việc giải thể trường đại học cần làm rõ lý do, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của giảng viên, cán bộ công nhân viên và người học; có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về phương án giải quyết các tài sản của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch.
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các điều kiện, quy trình thủ tục để bảo đảm tính chặt chẽ và chất lượng của công tác xem xét thành lập trường đại học, phù hợp với các quy định hiện hành;
b. Phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các dự án thành lập trường đại học theo đúng kế hoạch, bảo đảm chất lượng.
2. Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ và các Bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Điều 10. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
Những quy định tại Quyết định này thay thế những quy định trước đây về điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học. Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 11. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT.
THỦ TƯỚNG |
THE
PRIME MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 07/2009/QD-TTg |
Hanoi, January 15, 2009 |
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Law on Education;
Pursuant to the Government's Decree No. 75/ 2006/ND-CP of August 2, 2006,
detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on
Education;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Investment;
Pursuant to the Government's Decree No. 108/2006/ND-CP of September 22, 2006,
detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on
Investment;
At the proposal of the Minister of Education and Training,
DECIDES:
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This document provides for the conditions and procedures for establishment, operation suspension, merger, division, separation and dissolution of universities.
2. This document applies to graduate schools, universities, academies (below collectively referred to as universities), organizations and individuals involved in the establishment of universities.
...
...
...
4. The establishment of universities on the basis of upgrading colleges in operation also complies with the provisions of this document.
Article 2. Conditions for establishment of universities
The establishment of a university must satisfy the following conditions:
1. Being in line with the university network planning already approved by the Prime Minister in Decision No. 121/2()07/QD-TTg of July 27. 2007.
2. Having a university establishment project, which clearly defines the objectives, contents, programs, disciplines, training scale, organizational structure, management, land area, construction capital sources, and development investment plan and roadmap and ensures compliance with the requirements of training high-qualification human resources and achievement of local and national socioeconomic development objectives.
3. The establishment of a university must be approved in writing and granted an investment certificate for the private university-founding project by the People's Committee of the province or centrally run city (referred to as the provincial-level People's Committee) where such university is based.
4. Having a contingent of lecturers and administrators, which is sufficient in quantity, synchronous in structure, suitable to training disciplines, meets the quality and training qualification standards, ensures to fulfill the educational programs and objectives; meets the current requirements set by the Ministry of Education and Training: not more than 10 students/lecturer, for disciplines requiring talented trainees; 15 students/lecturer, for scientific, technical and technological training disciplines; 25 students/lecturer, for social-science and humanities and economic-business administration training disciplines.
5. A university should cover a total land area of at least 5 ha. achieving the minimum average of 25 m2/student at the time of peak training in the initial 10 year- period after its establishment; and have material foundations and equipment meeting the its operation requirements.
The school location must ensure the educational environment and safety for trainees, lecturers and laborers in the school.
...
...
...
Article 3. University-establishing order and procedures
1. The establishment of a university is subject to decision by the Prime Minister. A university establishment project will be implemented in 2 steps:
Step 1: The Ministry of Education and Training receives an investment project on university-establishment, examines the conditions and submits it to the Prime Minister for consideration and approval of investment in the university establishment.
Step 2: The Ministry of Education and Training assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Ministries of Planning and Investment; Finance; and Home Affairs and concerned agencies in, appraising the investment project on university establishment and the conditions defined in this Decision, submit it to the Prime Minister for university establishment decision.
2. Dossiers of application for approval of investment in university establishment:
A dossier of application for approval of investment in university establishment comprises:
a/ The written application for university establishment, made by the managing agency (for a public university); an organization or individual (for a private university), which clearly states the university name in Vietnamese and English. The university name must be linked to the name of the locality where it is based or to its training disciplines or a cultural or historic personality;
b/ The provincial-level People's Committee's written approval of the establishment of the university in the province or centrally run city, which must clearly state the necessity and conformity of the university establishment with the local socio-economic development planning; the projected location, construction land and the locality's capability to coordinate in. and create conditions for, the university construction and development;
c/ The university-establishment investment project, which satisfies the qualitative requirements on content and form. The project must point to the necessity to establish the university; its conformity with the university network planning and the local socio-economic development master plan; the objectives, tasks and implementation solutions: the training disciplines and scale, and enrolment in each period; the projected structure of organizational, managerial and executive apparatuses; the quantity and qualifications of lecturers and administrators; land, charter capital and draft regulations on university organization and operation; school construction and development planning and plan in each period.
...
...
...
d/ The legal document certifying the land use rights or the provincial-level People's Committee's written commitment to assign land for school construction, clearly stating the location and boundaries of the land plot;
e/ The draft overall plan of the ground area and preliminary designs of architectural works to be constructed in the school construction land area, conformable to the training scale and the land use norms applicable to learning and teaching activities;
f/ A competent agency's written certification of the financial capability and material-technical foundations of school investors (for a private university) or the competent finance agency's explanation about the financial capability for investment in school construction (for a public university);
g/ For the establishment of a private university, such a dossier must comprise the following documents made according to forms set by the Ministry of Education and Training:
- A list of founding members;
- The minutes on naming a person among capital contributors to establish the university;
- Written commitments of individuals and organizations to contribute capital for school construction and the consent of the person named to establish the university:
- A list of shareholders committing to contribute to the university's charter capital:
- A list of shareholders committing to contribute capital.
...
...
...
When necessary, the Ministry of Education and Training may organize meetings with the project investor to clarify the project details. The appraisal time limit is 30 working days after the receipt of the dossier of the investment project and the Ministry of Education and Training shall notify the results of dossier appraisal to the project investor applying for the university establishment.
4. Provincial-level People's Committees shall consider and grant investment certificates under regulations to investment projects on establishment of private universities in their localities after obtaining the Prime Minister's written approval of investment in the university establishment. The provincial-level People's Committees' investment certificates should be sent to the Ministry of Education and Training, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Natural Resources and Environment and the State Bank of Vietnam.
Provincial-level People's Committees shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training in. deciding on the establishment of project management units for private university-establishment investment projects in which investment has been approved by the Prime Minister and which have been granted investment certificates; prepare necessary conditions and submit dossiers proposing the Prime Minister to consider and issue university establishment decisions.
5. A dossier proposing the Prime Minister to issue a university establishment decision comprises:
a/ The Prime Minister's written approval of investment;
b/ The investment certificate, for the establishment of a private university, and the provincial-level People's Committee's written approval of land allocation for school construction, clearly identifying the area, boundaries and location of the land plot, or legal documents on the rights to use the land plot for school construction;
c/ The written detailed report on the implementation of the university- establishment investment project of the managing agency (for a public university) or of the project management Unit (for a private university) and the opinions of the provincial-level People's Committee of the locality where the university is based. The report should clarify specific jobs already completed or being carried on, regarding the school construction land, the quantity and prepared conditions of classrooms, working offices, laboratories, libraries; equipment; practicing quarters, dormitories, sport areas and other facilities already constructed on the land plot; material foundations and equipment in service of training; the contingent of cadres and lecturers, the apparatus organization, the contingent of administrators and lecturers; funds prepared for the university's operation, which are conformable to the project contents and implementation, the approved investment license and the remaining jobs to be done in each period of school development;
d/ The school construction planning and general design already approved by the managing agency, for a public university, or by the provincial-level People's Committee, for a private university;
e/ A list and written participation commitments of expected holders of key leading titles in the university such as the principal, vice principals, faculty directors, heads of bureaus, boards or disciplines;
...
...
...
g/ A list of administrators and lecturers on the payroll and guest lecturers of the university, which clearly states each person "s professional qualifications suitable to the school's training disciplines and enrollment in each period, particularly the period of initial operations after the issuance of the university establishment decision and clarifies plans and solutions to develop the contingent of lecturers in subsequent periods;
h/ The quantitative lists of classrooms, working offices and material foundations in service of learning, teaching, experiment, practicing, libraries, dormitories...;
i/ Legal documents certifying the current money amounts being managed by the project management unit, ensuring their lawfulness and committed use for investment in the school construction and for regular activities of the university after its establishment, enclosed with clear explanations about the total fund, the invested capital amounts; plans for further capital raising and allocations to maintain the university's stable operations in 5 years after its first enrolment.
For capital contributed by many members, the documents thereon should be accompanied with their written commitments evidencing its full legality and the record on the university-founding board's agreement on the capital contribution, clearly stating the university's name and address, capital contributors' names and addresses; types and quantity of assets contributed as capital; the total value of assets contributed as capital and its proportion to the university's charter capital; date of handover and receipt; signatures of capital contributors and the person nominated by capital contributors to act as at-law representative applying for the establishment of the university. The contributed capital must be deposited into accounts of the School Construction Project Management Unit.
For assets contributed as capital, they must be accurately valuated according to regulations. The valuation must be made by a competent agency and agreed upon by all capital contributors. The capital contribution shall be recognized only when the lawful ownership of the contributed capital has been handed over to the School Construction Project Management Unit.
For land and houses contributed as capital, they must be accompanied with lawful certificates and the procedures for transfer of the rights to use such land or to own such houses to the university must be carried out according to regulations before the university is officially permitted by the Ministry of Education and Training to open training discipline codes and to enroll students.
j/ The draft Regulation on organization and operation of the university and the Regulation on internal expenditures.
6. Order of issuing university establishment decisions
The Minister of Education and Training shall receive and organize the appraisal of dossiers of request for issuance of university establishment decisions submitted by organizations or individuals, and notify the results of handling and appraising the dossiers to project investors within 20 working days after the receipt of the dossiers.
...
...
...
An appraisal council is composed of 7- 9 members, having the tasks of assisting the Minister of Education and Training in examining and comprehensively evaluating the project dossier of request for issuance of university establishment decision, the necessity to establish the university, the regularity of the dossier and the feasibility of the project, based on the examination of reports and field examination, which will serve as grounds for submitting it to the Prime Minister for consideration and decision.
The Ministry of Education and Training shall specify the competence and working regulations of the appraisal council and guide the completion of dossiers in the handling process and notify the results to project investors if the dossiers are not approved.
Article 4. Revocation of university-founding approval and dissolution of universities
1. If within 3 years after the approval of the investment project on establishment of a university was granted by the Prime Minister, the project is not yet implemented decision as planned; the dossier of requesting to issue for issuance of a university establishment as required in Article 2 of this Decision, as not yet submitted, the Ministry of Education and Training shall consider the case in order to propose the Prime Minister to issue a document canceling the investment approval and the provincial-level People's Committee shall decide to annul the granted investment certificate.
2. Within 2 years after the Prime Minister signs a university establishment decision, if the university still fails to prepare adequate conditions for the Ministry of Education and Training's permission to open training disciplines and enroll students, the Ministry of Education and Training shall consider the case and propose the Prime Minister to revoke the university establishment decision.
Article 5. Permission to open training disciplines and enroll students
The decision on opening of training disciplines and enrolment time falls under the competence of the Minister of Education and Training and will be made after the Prime Minister issues a university establishment decision. The Ministry of Education and Training shall specify the conditions and procedures for opening training disciplines and asking for permission to enroll students when the following basic conditions are met:
1. Having adequate payroll lecturers to undertake at least 60% of the each training discipline's program, of whom at least 30% possess master degree and at least 12% possess a doctorate degree. The professional qualifications of lecturers and researchers meet the training and scientific research requirements.
Having adequate cadres, technicians, laboratory staff and practitioners, who possess the prescribed quality and professional qualifications and satisfy the requirements of training disciplines.
...
...
...
3. Having adequate lecture halls, classrooms and functional rooms, meeting the training requirements; having adequate working offices and an administrative apparatus under the university's organizational structure for managerial and training activities.
4. Having syllabuses, documents and equipment for teaching and learning as required by training disciplines; having libraries, laboratories, practicing facilities and other material foundations meeting the requirements of training programs and scientific-technological activities.
5. Having facilities for entertainment, sport and cultural activities; health and service establishments to take care of daily-life activities of administrators, lecturers and students.
Article 6. University merger, division or separation
1. The university merger, division or separation shall be carried out on the following principles:
a/ Being in line with the university network planning;
b/ Serving and meeting the requirements of local and national socio-economic development:
c/ Ensuring the interests of administrators, lecturers, public employees and trainees of the universities concerned;
d/ Helping raise the quality and efficiency of tertiary education.
...
...
...
a/ The report of the managing agency (for a public university) or of the provincial-level People's Committee (for a private university) to the Ministry of Education and Training on the university merger, division or separation, clearly stating the reasons and purposes; the university's headquarter after the merger and new headquarters after division or separation;
b/ The minutes of the shareholders' congress on the university merger, division or separation (for a private university);
c/ The feasible plan, stating the scheme to employ administrators, lecturers, officials and employees of the university; the plan, projected time and roadmap for merger, division or separation; the procedures and time limit for transfer of assets, contributed capital and shares.
3. Procedures for university merger, division or separation
The dossier on university merger, division or separation (including the establishment of new branches or units of universities) shall be addressed to the Ministry of Education and Training. The Ministry of Education and Training shall assume prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Ministry of Home Affairs in, considering the case and proposing the Prime Minister to issue a decision within 90 working days after the receipt of a complete and valid dossier.
Article 7. Suspension of operation of universities
1. The operation of a university shall be suspended definitely or indefinitely, depending on the severity of one of the following violations:
a/ Violation of legal provisions on administrative sanctioning in the field of education which is subject to the suspension;
b/ Failure to ensure routine activities or to meet the requirements of universities for objective reasons.
...
...
...
3. For definite suspension, after the consequences of violations subjected to suspension have been redressed, the Ministry of Education and Training shall conduct investigation and assessment before proposing the Prime Minister to issue decisions permitting the universities to resume their operation.
Article 8. Dissolution of universities
1. The dissolution of a university shall be decided by the Prime Minister in one of the following circumstances:
a/ The university has committed serious violations of regulations on management and organization of its activities;
b/ Upon the expiration of the decision on definite suspension of its operation, the university still fails to redress the consequences of violations subjected to suspension;
c/ The operation objectives and contents of the university no longer meet the requirements of national socio-economic development;
d/ The university network is required to be re-organized in response to the practical situation and conditions;
e/ It is so proposed by the university founders.
2. A dossier on dissolution of a university comprises:
...
...
...
b/ The university dissolution plan, clearly stating measures to ensure the interests of lecturers, officials, employees and trainees; the scheme on payment of salaries, severance allowances, social insurance and other lawful interests of laborers as provided for by law; the scheme on handling of assets of the university.
3. Appraisal of dissolution dossiers
The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Ministry of Home Affairs in, appraising dossiers on dissolution of universities and submit them to the Prime Minister for consideration and decision.
The dissolution of a university should clarify the reasons therefor and measures to ensure the interests of lecturers, officials, employees and trainees; it requires an agency's decision on the scheme for settlement of the university's assets, ensuring publicity and transparency.
Article 9. Responsibilities of agencies
1. The Ministry of Education and Training:
a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and agencies in. formulating and promulgating documents, guiding and detailing the conditions, order and procedures in order to ensure the strictness and quality of the consideration of university establishment in compliance with current regulations;
b/ To coordinate with other ministries, agencies and localities in directing, guiding, inspecting and supervising the implementation of university establishment projects according to plans, ensuring the quality.
2. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs and concerned ministries and agencies shall coordinate with the Ministry of Education and Training in performing the assigned tasks.
...
...
...
This Decision replaces the previous regulations on conditions and procedures for establishment, operation suspension, merger, division, separation and dissolution of universities. The Ministry of Education and Training is assigned to guide the implementation of this Decision.
FOR
THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Nguyen Then Nhan
;
Quyết định 07/2009/QĐ-TTg ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 07/2009/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Thiện Nhân |
Ngày ban hành: | 15/01/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 07/2009/QĐ-TTg ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video