HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/NQ-HĐND |
Yên Bái, ngày 16 tháng 12 năm 2020 |
VỀ VIỆC THÔNG QUA MỘT SỐ ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2021-2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 20
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;
Căn cứ Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non;
Căn cứ Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025;
Căn cứ Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025;
Xét Tờ trình số 164/TTr-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết thông qua một số Đề án phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa-Xã hội; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua một số Đề án phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
a) Mục tiêu
Tập trung nguồn lực phát triển giáo dục mầm non; củng cố, phát triển quy mô trường, lớp, đội ngũ giáo viên, nhân viên phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; đầu tư cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa; nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp 1, phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi.
b) Chỉ tiêu cơ bản
Phấn đấu đến năm 2025, huy động ra lớp đạt từ 30% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ (công lập 17%, tư thục 13%), 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (công lập 92,9%, tư thục 4,1%). Duy trì 100% nhóm, lớp mầm non học 2 buổi/ ngày; 95% trở lên trẻ đạt được kết quả mong đợi các lĩnh vực phát triển theo độ tuổi; 98% trở lên trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi giảm 0,3%/ năm. Đảm bảo số lượng giáo viên phù hợp với quy mô trường, lớp; bố trí đủ 01 phòng học/nhóm, lớp; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 70% trở lên, không còn phòng học tạm, nhờ; 100% nhóm/ lớp đủ thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ cho dạy và học. Duy trì và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; công nhận thêm 26 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 12 trường đạt chuẩn mức độ 2, các trường còn lại tăng số tiêu chuẩn đạt chuẩn theo lộ trình. Duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở 100% đơn vị cấp xã, cấp huyện.
c) Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Hàng năm rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục mầm non công lập; xây dựng kế hoạch tuyển dụng, luân chuyển, tiếp nhận theo quy định. Tổ chức tuyển dụng bù số giáo viên thiếu và giáo viên nghỉ hưu, đảm bảo tỷ lệ giáo viên sau tuyển dụng đạt khoảng 90% so với định mức. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo đảm bảo phù hợp với quy mô trường, lớp, học sinh và không vượt quá số biên chế đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.
Thực hiện đào tạo cho 380 giáo viên đạt trình độ cao đẳng mầm non, 573 người đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị; bồi dưỡng tiếng Anh cho 675 người, tiếng dân tộc cho 114 người, Tin học cơ bản cho 293 người, hạng chức danh nghề nghiệp cho 768 người; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho 100% cán bộ, quản lý, giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.
d) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất dự kiến đầu tư xây mới 168 phòng học kiên cố; 46 phòng phục vụ học tập; 86 phòng hành chính quản trị; 101 công trình sân chơi, khu để xe, vệ sinh, bếp ăn, phòng công vụ.
Trang thiết bị dạy học dự kiến mua sắm bổ sung 300 bộ đồ dùng, thiết bị tối thiểu, 9 bộ thiết bị mầm non ngoài trời, 10 tủ lưu mẫu thức ăn.
e) Nhu cầu vốn
Dự kiến 284.000 triệu đồng, trong đó: Xây dựng cơ bản: 228.000 triệu đồng; mua sắm thiết bị: 54.000 triệu đồng; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ: 2.000 triệu đồng.
a) Mục tiêu
Đến năm 2025, hoàn thành việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở tất cả các khối lớp. Chất lượng giáo dục đạt ở mức khá so với khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Chú trọng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường học hạnh phúc. Học sinh đảm bảo yêu cầu cần đạt về phát triển phẩm chất, năng lực của người học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, gắn với mục tiêu xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
b) Chỉ tiêu cơ bản
Đến năm học 2024-2025, 100% học sinh phổ thông và giáo dục thường xuyên được học chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đảm bảo 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ ngày; 100% học sinh từ lớp 3 trở lên được học Tin học, Ngoại ngữ; tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học cấp tiểu học đạt 97%, cấp trung học cơ sở đạt 95% và cấp trung học phổ thông đạt 90%.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để 100% giáo viên đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất, năng lực theo quy định; cơ bản tuyển đủ giáo viên, nhất là các nhóm môn Tin học, Ngoại ngữ, Nghệ thuật. Đảm bảo đủ 01 phòng học/lớp đối với cấp tiểu học; đầu tư đủ phòng học bộ môn và các thiết bị trong phòng, thiết bị dạy học tối thiểu theo danh mục quy định; thư viện nhà trường được trang bị đủ sách giáo khoa và tài liệu thiết yếu. Duy trì và nâng cao chất lượng trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia; công nhận thêm 62 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 10 trường đạt chuẩn mức độ 2, các trường còn lại tăng số tiêu chuẩn đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình. Tổ chức biên soạn và phát hành bộ tài liệu giáo dục địa phương để thống nhất sử dụng trong các Cơ sở giáo dục phổ thông trên toàn tỉnh.
c) Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Hàng năm rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng kế hoạch tuyển dụng, luân chuyển, tiếp nhận theo quy định. Tổ chức tuyển dụng bù số giáo viên thiếu và bù số giáo viên nghỉ hưu, đảm bảo tỷ lệ giáo viên sau tuyển dụng đạt khoảng 90% so với định mức. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo đảm bảo phù hợp với quy mô trường, lớp, học sinh và không vượt quá số biên chế đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.
Đào tạo lại 88 giáo viên cấp tiểu học dôi dư về cơ cấu môn; đào tạo đạt chuẩn và nâng chuẩn cho 1.790 người; bồi dưỡng trực tiếp về chương trình, sách giáo khoa cho 33.593 lượt và cấp tài khoản bồi dưỡng trực tuyến cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên.
d) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất dự kiến đầu tư xây mới 355 phòng học; cải tạo, sửa chữa 91 phòng; xây mới 177 phòng Tin học - Ngoại ngữ, 180 phòng học bộ môn khác và cải tạo, sửa chữa 33 phòng. Xây dựng mới 28 phòng thư viện, 22 phòng thiết bị, 20 phòng đoàn đội, 116 phòng hành chính quản trị, 10 văn phòng, 19 phòng y tế, 18 phòng công vụ, 03 nhà đa năng, 03 phòng truyền thông, 20 phòng, bảo vệ, 08 kho, 19 nhà để xe, 16 nhà vệ sinh cho các trường trong lộ trình đạt chuẩn quốc gia.
Sách, trang thiết bị dạy học dự kiến mua sắm 6.771 bộ sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương cho thư viện các trường học. Đầu tư 76 bộ thiết bị phòng Tin học - Ngoại ngữ, 2.336 bộ thiết bị dạy học tối thiểu cho cấp tiểu học; 81 bộ thiết bị phòng Tin học - Ngoại ngữ, 83 bộ thiết bị phòng bộ môn Vật lý - Công nghệ, 97 bộ thiết bị phòng bộ môn Hóa - Sinh, 908 bộ thiết bị dạy học tối thiểu cho cấp trung học cơ sở; 13 bộ thiết bị phòng Tin học, 01 bộ thiết bị phòng học Ngoại ngữ, 17 bộ thiết bị Vật lý, 16 bộ thiết bị Hóa học, 219 bộ thiết bị dạy học tối thiểu các khối lớp trung học phổ thông.
e) Nhu cầu vốn
Dự kiến 1.222.000 triệu đồng, trong đó: Xây dựng cơ sở vật chất: 671.700 triệu đồng; mua sắm thiết bị dạy học: 513.800 triệu đồng; mua sách giáo khoa: 1.900 triệu đồng; đào tạo, bồi dưỡng và chọn sách giáo khoa: 32.300 triệu đồng; xây dựng tài liệu giáo dục địa phương: 2.300 triệu đồng.
a) Mục tiêu
Nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy hiệu quả cơ sở vật chất, đội ngũ của trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành, tạo sự liên thông giữa việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành trường chất lượng cao trong hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên của cả nước.
b) Chỉ tiêu cơ bản
Đến năm 2025, trường có quy mô 35 lớp, 1.265 học sinh; thí điểm tuyển sinh hệ trung học cơ sở từ năm học 2021-2022 mỗi năm tuyển 2 lớp 6, 80 học sinh. Hàng năm có 60% thí sinh dự thi đạt giải học sinh giỏi quốc gia; có học sinh tham gia vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế; 70% học sinh có lực học giỏi, 70% học sinh lớp 12 có chứng chỉ Tiếng Anh bậc 3 trở lên (hoặc tương đương), trong đó 100% học sinh lớp chuyên Tiếng Anh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế IELTS 6.0 trở lên (hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương), 100% học sinh lớp chuyên Tiếng Trung có chứng chỉ Tiếng Trung bậc 4 trở lên; 98% học sinh đỗ đại học, trong đó 50% học sinh đỗ nhóm trường đại học hàng đầu Việt Nam. Trên 55% giáo viên có trình độ thạc sỹ, có ít nhất 01 giáo viên có trình độ tiến sỹ; 100% giáo viên Tiếng Anh có chứng chỉ quốc tế IELTS 7.0 trở lên (hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương); 70% giáo viên các môn khoa học tự nhiên có khả năng giảng dạy bằng Tiếng Anh.
c) Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Bố trí đủ biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cho trường Chuyên; sắp xếp giáo viên cấp trung học phổ thông giảng dạy tại các lớp thí điểm cấp trung học cơ sở. Thực hiện tuyển dụng kịp thời bằng hình thức xét tuyển đối với sinh viên đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
Đối với các bộ môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý: Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi hệ chính quy trường Đại học Sư phạm Hà Nội; sinh viên tốt nghiệp loại khá hệ chính quy trường Đại học Sư phạm Hà Nội và loại giỏi hệ chính quy các trường đại học sư phạm khác đã đạt giải Nhất, Nhì, Ba học sinh giỏi các môn văn hóa cấp quốc gia trung học phổ thông (Môn đạt giải là môn được đào tạo tại trường đại học sư phạm). Người dự tuyển phải có năng lực ngoại ngữ đạt bậc 3 theo khung 6 bậc của Việt Nam.
Đối với môn Ngoại ngữ: Sinh viên tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành đạt loại khá trở lên và có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế: Đối với Tiếng Anh đạt 7.0 IELTS trở lên (hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương); đối với Tiếng Trung có chứng chỉ đạt bậc 5 trở lên.
d) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Đầu tư xây dựng bổ sung dự kiến 11 phòng học, 02 phòng chờ giáo viên, 05 phòng học bộ môn và các trang, thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tổ chức dạy học trực tuyến, đặc biệt là dạy học Tiếng Anh giữa học sinh và giáo viên của nhà trường với các trường chuyên trong nước, với một số trường có chất lượng giáo dục cao trong khu vực và thế giới.
e) Nhu cầu vốn
Dự kiến 36.661 triệu đồng, trong đó: Xây dựng cơ sở vật chất: 14.100 triệu đồng; mua sắm trang thiết bị: 17.211 triệu đồng; mua sách giáo khoa: 750 triệu đồng; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: 4.600 triệu đồng.
1. Kinh phí
Tổng nhu cầu kinh phí giai đoạn 2021-2025 của các đề án dự kiến 1.542.661 triệu đồng, trong đó: Xây dựng cơ sở vật chất: 913.800 triệu đồng; mua sắm trang thiết bị: 585.011 triệu đồng; mua sách giáo khoa: 2.650 triệu đồng; xây dựng tài liệu giáo dục địa phương: 2.300 triệu đồng; đào tạo, bồi dưỡng: 38.900 triệu đồng.
2. Nguồn vốn
Ngân sách địa phương: 1.151.511 triệu đồng; ngân sách Trung ương: 281.000 triệu đồng; các nguồn vốn hợp pháp khác: 110.150 triệu đồng.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các tô Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVIII, kỳ họp thứ 20 thông qua ngày 16/12/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021./.
|
PHÓ
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 71/NQ-HĐND năm 2020 thông qua Đề án phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
Số hiệu: | 71/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Yên Bái |
Người ký: | Vũ Quỳnh Khánh |
Ngày ban hành: | 16/12/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 71/NQ-HĐND năm 2020 thông qua Đề án phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025
Chưa có Video