Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 88/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2001

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 88/2001/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2001 VỀ THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Nghị quyết số 41/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8 về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định và hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Giáo dục và Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010; xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, nhà trường và cơ sở giáo dục khác, gia đình, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Điều 2. Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở là thanh niên, thiếu niên Việt Nam trong độ tuổi từ 11 đến hết 18, đã tốt nghiệp tiểu học, chưa tốt nghiệp trung học cơ sở.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Những từ ngữ dưới đây dùng trong Nghị định này được hiểu như sau:

1. Độ tuổi phổ cập giáo dục trung học cơ sở là từ 11 tuổi đến hết 18 tuổi.

2. Người đạt trình độ trung học cơ sở là người được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo quy định tại Điều 27 của Luật Giáo dục.

3. Nơi cư trú là nơi học sinh có đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc là nơi học sinh đã đăng ký tạm trú và sống thường xuyên tại đó từ 6 tháng trở lên.

4. Trường trung học cơ sở công lập tại nơi cư trú của học sinh là trường trung học cơ sở công lập ở trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi học sinh cư trú.

5. Địa bàn phụ trách của một trường trung học cơ sở công lập là khu vực dân cư nơi nhà trường chịu trách nhiệm tuyển sinh theo quy định của cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp.

6. Xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn là những xã thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được Thủ tướng Chính phủ quy định.

Điều 4. Mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở là bảo đảm cho hầu hết thanh niên, thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Điều 5. Chương trình giáo dục, phương thức giáo dục

1. Chương trình giáo dục được áp dụng để thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở là chương trình trung học cơ sở hoặc chương trình bổ túc trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Phương thức giáo dục được áp dụng để thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở là phương thức giáo dục chính quy hoặc phương thức giáo dục không chính quy.

3. Việc áp dụng chương trình trung học cơ sở theo phương thức giáo dục chính quy và chương trình bổ túc trung học cơ sở theo phương thức giáo dục không chính quy tại các cơ sở giáo dục được quy định tại Điều 10 của Nghị định này.

Điều 6. Đầu tư cho phổ cập giáo dục trung học cơ sở

1. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở là một mục tiêu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, được đầu tư từ ngân sách nhà nước.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở; khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Chương 2:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐỐI TƯỢNGPHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ học tập của đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở

1. Học tập để đạt trình độ trung học cơ sở là quyền và nghĩa vụ của tất cả các đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2. Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở được học tại các trường trung học cơ sở tại nơi cư trú theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở nếu vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không thể học chương trình trung học cơ sở theo phương thức giáo dục chính quy thì có thể học chương trình bổ túc trung học cơ sở theo phương thức giáo dục không chính quy do trường trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, cơ sở giáo dục khác tổ chức.

Điều 8. Thu và miễn, giảm học phí, cấp sách giáo khoa và học phẩm đối với đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở

1. Thu học phí đối với đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trừ các đối tượng thuộc diện được miễn theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác cho đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở thuộc diện sau:

a) Được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ;

b) Được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32, khoản 1 Điều 36 và khoản 1 Điều 38 của Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ;

c) Học theo phương thức không chính quy vì hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Cấp sách giáo khoa và học phẩm cho đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở thuộc diện sau:

a) Học sinh ở các cơ sở giáo dục thuộc xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn;

b) Học sinh học chương trình bổ túc trung học cơ sở, theo phương thức không chính quy vì hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 9. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đối với thanh niên, thiếu niên Việt Nam ở nước ngoài và thanh niên, thiếu niên người nước ngoài đang sinh sống ở Việt Nam

1. Thanh niên, thiếu niên Việt Nam thuộc đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở sống ở nước ngoài được cha, mẹ hoặc người giám hộ tạo điều kiện cần thiết và được Nhà nước giúp đỡ để thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2. Thanh niên, thiếu niên là người nước ngoài đang sinh sống ở Việt Nam, đã tốt nghiệp tiểu học, có nguyện vọng học trung học cơ sở ở nhà trường Việt Nam được phép vào học tại trường trung học cơ sở nơi cư trú và được hưởng mọi quyền lợi như học sinh Việt Nam.

Chương 3:

NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Điều 10. Trách nhiệm của trường trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và các cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân

1. Trường trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và các cơ sở giáo dục khác thuộc các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục có trách nhiệm thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; phối hợp với chính quyền, gia đình, tổ chức và cá nhân vận động học sinh thuộc đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở đến trường; phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

2. Trường trung học cơ sở có trách nhiệm:

a) Thực hiện chương trình trung học cơ sở theo phương thức giáo dục chính quy, bảo đảm chất lượng và hiệu quả giáo dục;

b) Tổ chức thực hiện chương trình bổ túc trung học cơ sở theo phương thức giáo dục không chính quy cho đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở không có điều kiện học tập theo phương thức chính quy, khi được cơ quan quản lý trực tiếp về giáo dục giao nhiệm vụ;

c) Tiếp nhận, tổ chức học tập cho các đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở cư trú thường xuyên trên địa bàn thuộc phạm vi trường phụ trách; có thể tiếp nhận thêm học sinh ngoài địa bàn phụ trách nhưng không vượt định mức về số học sinh/lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Trung tâm giáo dục thường xuyên có trách nhiệm thực hiện chương trình bổ túc trung học cơ sở theo phương thức giáo dục không chính quy cho đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở không có điều kiện học tại các trường trung học cơ sở.

4. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với trường trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ quy định ở các khoản 2 và 3 của Điều này.

5. Các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn theo yêu cầu của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý trực tiếp.

Điều 11. Trách nhiệm và quyền của cha, mẹ hoặc người giám hộ đối với đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Cha, mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha, mẹ) có những trách nhiệm và quyền sau đây:

1. Bảo đảm cho con hoặc trẻ em được giám hộ (sau đây gọi chung là con em) thuộc đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở học tập để đạt trình độ trung học cơ sở.

2. Tạo mọi điều kiện cho con em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường để phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục trung học cơ sở.

3. Đóng học phí cho con em theo quy định hiện hành, nếu thuộc diện phải đóng học phí.

4. Kết hợp với nhà trường và đoàn thể trong việc giáo dục con em, thực hiện sự phối hợp giáo dục phù hợp luật pháp; làm gương tốt cho con em trong đời sống gia đình và xã hội.

5. Góp ý kiến với nhà trường hoặc cơ quan quản lý giáo dục về việc thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

6. Tham gia các hoạt động của cha, mẹ do nhà trường hoặc cơ quan quản lý về giáo dục tổ chức nhằm thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Điều 12. Trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức và công dân đối với việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm và có quyền tham gia thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục trung học cơ sở tùy theo khả năng, điều kiện của mình và theo quy định của pháp luật. Cụ thể là:

1. Vận động cha, mẹ bảo đảm cho con em trong độ tuổi phổ cập giáo dục trung học cơ sở học tập đạt trình độ trung học cơ sở.

2. Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giúp đỡ đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

3. Thực hiện và vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp tiền của, công sức cho nhà trường hoặc cơ quan quản lý giáo dục theo quy định của pháp luật để phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

4. Kiểm tra, giám sát cơ quan nhà nước, nhà trường, gia đình, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục trung học cơ sở; khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật đối với hành vi ngăn cản phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

5. Tuyên truyền vận động phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Chương 4:

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Điều 13. Tài chính

1. Các nguồn tài chính dùng để thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở bao gồm: ngân sách nhà nước; học phí, tiền đóng góp xây dựng trường, lớp; các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ yếu.

2. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), căn cứ vào khung học phí do Thủ tướng Chính phủ quy định để quy định mức thu học phí và việc sử dụng học phí trên cơ sở đề nghị của ủy ban nhân dân cùng cấp.

3. Hội đồng nhân dân các cấp căn cứ vào nhu cầu phát triển giáo dục, tình hình kinh tế và khả năng đóng góp của nhân dân ở địa phương quy định mức đóng góp xây dựng trường, lớp trên cơ sở lấy ý kiến nhân dân và đề nghị của ủy ban nhân dân cùng cấp.

Điều 14. Giáo viên

1. Giáo viên các trường trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và các cơ sở giáo dục khác tham gia giảng dạy tại các lớp phổ cập trung học cơ sở nếu chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 67 của Luật Giáo dục thì có trách nhiệm học tập và được cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp tạo điều kiện học tập.

2. Giáo viên khi tham gia giảng dạy tại các lớp bổ túc giáo dục trung học cơ sở dành cho đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở không có điều kiện học tập theo phương thức chính quy được hưởng thù lao theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 15. Cơ sở vật chất kỹ thuật

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm ban hành tiêu chuẩn về cơ sở vật chất kỹ thuật của trường trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện.

2. Các địa phương phải bảo đảm để các trường trung học cơ sở có đủ các điều kiện về phòng học, phòng thí nghiệm, phòng hoặc bãi tập luyện thể dục - thể thao, thư viện, sân chơi theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tạo điều kiện để các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp có đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết nhằm tổ chức các hoạt động giáo dục không chính quy, giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.

Điều 16. Chính sách khuyến khích các cơ sở giáo dục ngoài công lập

1. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập, khi tiến hành các hoạt động thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, được ưu tiên hưởng các chính sách khuyến khích về cơ sở vật chất, đất đai, về thuế, phí, lệ phí và về tín dụng quy định trong Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

2. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập khi thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, cấp sách giáo khoa và học phẩm theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này được nhà nước hỗ trợ ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính.

Chương 5:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Điều 17. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Chỉ đạo thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền nhằm bảo đảm điều kiện, chất lượng và tiến độ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2. Quy định mục tiêu, chương trình giáo dục, bảo đảm tính thống nhất về chuẩn trình độ giáo dục; đồng thời có giải pháp và phương án vận dụng chương trình giáo dục để phù hợp điều kiện và hoàn cảnh học tập của học sinh; phối hợp với các cơ quan có liên quan quy định việc tổ chức biên soạn, duyệt, in, phát hành và sử dụng sách giáo khoa trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ; về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

4. Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phục vụ sự nghiệp giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục trung học cơ sở nói riêng.

5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, thanh tra các địa phương và cơ quan quản lý giáo dục cấp dưới trong việc thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục trung học cơ sở; kịp thời phát hiện và đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn trong việc thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục trung học cơ sở; hằng năm báo cáo tình hình và kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở với Thủ tướng Chính phủ.

6. Đề nghị Nhà nước khen thưởng các cá nhân, tổ chức, địa phương có thành tích trong sự nghiệp phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Tổng hợp kế hoạch, cân đối nguồn lực, bảo đảm tiến độ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch mạng lưới trường học và thực hiện kế hoạch đầu tư nâng cấp trường học phục vụ nhu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

3. Ưu tiên sử dụng vốn ODA trong giai đoạn 2001 - 2010 để thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Điều 19. Trách nhiệm của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới quy định về tuyển dụng giáo viên vào biên chế phù hợp với tinh thần cải cách bộ máy hành chính và điều kiện, hoàn cảnh thực tế; giao chỉ tiêu biên chế cho ngành giáo dục bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với việc triển khai nhiệm vụ từng năm học; chỉ đạo, hướng dẫn củng cố, tăng cường bộ máy quản lý giáo dục ở cấp tỉnh và cấp huyện.

Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Hoàn thiện chính sách tài chính, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về tài chính của tổ chức hoặc cá nhân trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính được huy động thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; ưu tiên dành ngân sách nhà nước đầu tư cho sự nghiệp phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2. Ban hành các định mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục học sinh trung học cơ sở theo phương thức chính quy, không chính quy; bảo đảm phân bổ và cấp phát ngân sách kịp thời để thực hiện mục tiêu phổ cập trung học cơ sở.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ xây dựng chính sách cho giáo viên, học sinh và cho cơ sở giáo dục ngoài công lập trong sự nghiệp phổ cập giáo dục trung học cơ sở đối với các trường hợp quy định tại Điều 8, Điều 14 và Điều 16 của Nghị định này.

Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam xây dựng chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các trẻ em là con liệt sĩ, con thương binh nặng, trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em thuộc diện hộ đói nghèo thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2. Củng cố, tăng cường, phát triển các cơ sở dạy nghề, phối hợp giáo dục nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, thu hút một phần học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở để đào tạo thành những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp.

Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ủy ban Thể dục Thể thao

Bộ Y tế, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ủy ban Thể dục Thể thao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm các yêu cầu về y tế học đường, giáo dục môi trường và giáo dục thể chất của các trường trung học cơ sở.

Điều 23. Trách nhiệm của các Bộ, ngành khác

Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Điều 24. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Xây dựng và cân đối ngân sách địa phương, khai thác và huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở của địa phương, thể hiện bằng các chỉ tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, 5 năm và 10 năm của địa phương.

2. Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) ủy ban nhân dân xã, phường, trị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) trong việc thực hiện các chính sách về phổ cập giáo dục trung học cơ sở; bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.

3. Đầu tư và chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tiến hành xây dựng, nâng cấp trường, lớp; mua sắm trang thiết bị cho các trường trung học cơ sở công lập, bán công; kiểm tra các trường trung học cơ sở dân lập, tư thục thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật nhà trường.

4. Xây dựng kế hoạch biên chế giáo viên trên địa bàn làm căn cứ để Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ giao chỉ tiêu; tổ chức tuyển dụng giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

5. Hằng năm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Điều 25. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Quản lý các trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc mọi loại hình cơ sở giáo dục trên địa bàn; bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn.

2. Thực hiện các quy định về sử dụng ngân sách chi cho giáo dục trong đó có phần dành cho việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; bảo đảm các điều kiện về tổ chức, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất cho các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập, bán công theo quy định của Nhà nước.

3. Bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh theo quy định của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi và có biện pháp cải thiện đời sống của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bằng các chính sách đãi ngộ của địa phương.

4. Vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đóng góp cho sự nghiệp phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Điều 26. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã

1. Theo dõi việc học tập của đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn; phối hợp với tổ chức đoàn thể xã hội trên địa bàn tuyên truyền, vận động, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để các gia đình cho con em trong độ tuổi phổ cập giáo dục trung học cơ sở được đi học để đạt trình độ trung học cơ sở.

2. Phối hợp với trường trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tổ chức các hình thức học tập thích hợp giúp đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở không có điều kiện học tập theo phương thức chính quy được học tập theo phương thức không chính quy để đạt trình độ trung học cơ sở.

3. Vận động nhân dân đóng góp tiền của, công sức xây dựng, tu tạo, bảo vệ các công trình giáo dục trên địa bàn; phối hợp với nhà trường và các đoàn thể xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hoàn thành nhiệm vụ.

Chương 6:

CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Điều 27. Đơn vị được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Đơn vị được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở phải thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 của Nghị định này tùy theo từng cấp và có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đối với cấp xã:

a) Duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học: số trẻ em 6 tuổi đi học lớp 1 đạt tỷ lệ từ 90% trở lên; có ít nhất 80% số trẻ em ở độ tuổi 11 đến 14 tốt nghiệp tiểu học, số trẻ em còn lại trong độ tuổi này đang học tiểu học;

Đối với vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn huy động số trẻ em 6 tuổi đi học lớp 1 đạt tỷ lệ từ 80% trở lên và có ít nhất 70% số trẻ em ở độ tuổi 11 đến 14 tốt nghiệp tiểu học, số trẻ em còn lại trong độ tuổi này đang học tiểu học;

b) Hằng năm, huy động số học sinh tốt nghiệp tiểu học vào trung học cơ sở đạt tỷ lệ từ 95% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 80% trở lên;

c) Bảo đảm tỷ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở từ 80% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 70% trở lên;

d) Hằng năm, bảo đảm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở từ 90% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 75% trở lên.

2. Đối với cấp huyện: ít nhất có 90% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

3. Đối với cấp tỉnh: có tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Điều 28. Thẩm quyền công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và trách nhiệm của đơn vị đạt chuẩn

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì kiểm tra và ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở đối với cấp tỉnh.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra và ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở đối với cấp huyện.

Uỷ ban nhân dân cấp huyện kiểm tra và ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở đối với cấp xã.

2. Thành phần tham gia kiểm tra ở từng cấp bao gồm đơn vị chủ trì được quy định tại khoản 1 Điều này và đại diện của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội cùng cấp.

3. Đối với những đơn vị đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm củng cố, duy trì, hoàn thiện kết quả thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; thực hiện chủ trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Hằng năm, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra việc duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chương 7:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 29. Khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích về phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp vào sự nghiệp phổ cập giáo dục trung học cơ sở được khen thưởng theo quy định của pháp luật về khen thưởng.

Điều 30. Xử lý vi phạm

Người nào có hành vi gây khó khăn, cản trở việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 88/2001/ND-CP

Hanoi, November 22, 2001

 

DECREE

ON THE UNIVERSALIZATION OF BASIC SECONDARY EDUCATION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Education Law of December 2, 1998;
Pursuant to Resolution No. 41/2000/QH10 of December 12, 2000 of the Xth National Assembly, the 8th session, on the universalization of basic secondary education;
At the proposal of the Minister of Education and Training,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of basic secondary education universalization

Subjects of basic secondary education universalization are Vietnamese youngsters aged between 11 years and full 18 years, who have finished primary education but not basic secondary education.

Article 3.- Interpretation of terms

The following terms used in this Decree shall be construed as follows:

1. Age group eligible for basic secondary education universalization ranges from 11 to full 18 years.

2. Persons who reach the basic secondary education level are those who have been granted the basic secondary education graduation diplomas according to the provisions of Article 27 of the Education Law.

3. Residence place means the place where pupils register their permanent residence or where pupils have registered their temporary residence and live regularly for six months or more.

4. Public basic secondary schools in the residence places of pupils are public basic secondary schools located in the communes, wards or townships where pupils reside.

5. Area under the charge of a public basic secondary school is a population area where the school is responsible for enrolment of pupils according to the regulations of the direct education management body.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- Objectives of basic secondary education universalization

The objectives of basic secondary education universalization are to ensure that most of teenagers, after finishing primary education, continue their study so as to reach the basic secondary education level before they pass the age of 18, meet the requirements of raising the people’s knowledge, training human resources, fostering talents to serve the cause of national industrialization and modernization.

Article 5.- Education program, education mode

1. The education program to be applied to the basic secondary education universalization is the basic secondary education program or the complementary basic secondary education program promulgated by the Ministry of Education and Training.

2. The education mode to be applied to the basic secondary education universalization is the mode of formal education or informal education.

3. The application of the basic secondary education program according to the formal education mode and the complementary basic secondary education program according to the informal education mode are stipulated in Article 10 of this Decree.

Article 6.- Investment in the universalization of basic secondary education

1. Universalization of basic secondary education constitutes one of the objectives of the national target program on education and training, enjoys investment from the State budget.

2. The State shall adopt policies to encourage, support and create conditions for non-public educational institutions to perform the task of universalizing the basic secondary education, encourage and create conditions for international organizations, foreign governments, foreigners and overseas Vietnamese to take part in universalizing the basic secondary education in Vietnam according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE SUBJECTS OF BASIC SECONDARY EDUCATION UNIVERSALIZATION

Article 7.- Study rights and obligation of subjects of basic secondary education universalization

1. To study so as to reach the basic secondary education level is the right and obligation of all subjects of basic secondary education. universalization

2. Subjects of basic secondary education universalization may study at basic secondary schools at their residence places under the guidance of the Ministry of Education and Training.

3. Subjects of basic secondary education universalization who cannot follow the basic secondary education program according to the mode of formal education due to extremely difficult circumstances may follow complementary basic secondary education program according to the mode of informal education organized by basic secondary schools, regular education centers, general technical and vocational guidance centers or other educational institutions.

Article 8.- Collection, reduction and exemption of school fees, distribution of textbooks and learning materials for subjects of universalization of basic secondary education

1. To collect school fees from subjects of universalization of basic secondary education, except for those who are exempt therefrom under the provisions of Clause 2 of this Article.

2. To exempt or reduce school fees and other contributions for the following subjects of basic secondary education universalization:

a/ Those who enjoy preferential policies under the provisions of the Government’s Decree No. 28/CP of April 29, 1995;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Those who study according to the mode of informal education due to extremely difficult economic conditions as provided for by the Ministry of Education and Training.

3. Distribution of textbooks and learning materials to the following subjects of basic secondary education universalization:

a/ Pupils who study at educational institutions in communes facing extremely difficult and difficult socio-economic circumstances;

b/ Pupils who follow the complementary basic secondary education program according to the mode of informal education due to extremely difficult economic circumstances according to the regulations of the Ministry of Education and Training.

Article 9.- Universalization of basic secondary education for overseas Vietnamese youngsters and foreign youngsters living in Vietnam

1. Overseas Vietnamese youngsters being subjects of universalization of basic secondary education who live in foreign countries shall be provided with necessary conditions by their parents or guardians and assisted by the State to complete the basic secondary education.

2. Foreign youngsters living in Vietnam who have finished primary education and wish to follow basic secondary education at Vietnamese schools shall be allowed to study at basic secondary schools in their residence places and enjoy all interests like Vietnamese pupils.

Chapter III

SCHOOLS, FAMILIES AND SOCIETY IN THE UNIVERSALIZATION OF BASIC SECONDARY EDUCATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Basic secondary schools, regular education centers, general technical and vocational guidance centers or other educational institutions in the public, semi-public, people-founded and private forms shall have the responsibility to universalize the basic secondary education; coordinate with the administrations, families, organizations and individuals in mobilizing pupils who are subjects of universalization of basic secondary education to go to school; closely combine school education with family education and social education, build a healthy educational environment.

2. Basic secondary schools shall have the responsibility to:

a/ Carry out the basic secondary education program according to the mode of formal education, ensuring educational quality and effectiveness;

b/ Organize the performance of the complementary basic secondary education program according to the mode of informal education for subjects of universalization of basic secondary education, who have no conditions to study according to the mode of formal education, when they are assigned this task by the direct managing agency;

c/ Receive, organize the study for subjects of universalization of basic secondary education who regularly reside in the localities under the schools charge; possibly receive pupils outside the localities under the schools charge provided that the number of pupils per class does not exceed the limit set by the Ministry of Education and Training.

3. Regular education centers shall have the responsibility to carry out the complementary basic secondary education program according to the mode of informal education for subjects of universalization of basic secondary education who have no conditions to study at basic secondary schools.

4. General technical and vocational guidance centers shall, within the scope of their assigned functions and tasks, have the responsibility to coordinate with basic secondary schools and regular education centers in performing the tasks defined in Clauses 2 and 3 of this Article.

5. Other educational institutions shall have the responsibility to participate in universalizing the basic secondary education in the localities at the requests of the local administrations and direct managing agencies.

Article 11.- Responsibilities and rights of parents or guardians towards subjects of basic secondary education universalization

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To ensure their children or minor wards (hereinafter collectively referred to as children) who are subjects of basic secondary education universalization to study so as to reach the basic secondary education level.

2. To create every condition for their children to study, train themselves, participate in school activities so as to develop comprehensively, morally, intellectually, physically and aesthetically with a view to attaining the basic secondary education objectives.

3. To pay school fees for their children according to current regulations, if their children are liable to pay school fees.

4. To coordinate with schools and mass organizations in educating their children, effecting the coordinated education in accordance with law; set good examples for their children in family and social life.

5. To contribute opinions to the schools or education management agencies regarding the policy of basic secondary education universalization.

6. To participate in parents activities organized by schools or education management agencies in order to realize the undertaking of basic secondary education universalization.

Article 12.- Responsibilities and powers of organizations and citizens towards the universalization of basic secondary education

State agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, peoples armed force units and all citizens shall have the responsibility as well as the right to take part in materializing the policy of universalization of basic secondary education, depending on their capabilities and conditions and according to the law provisions. Specifically:

1. To mobilize parents to ensure that their children in the age group eligible for universalization of basic secondary education to reach the basic secondary education level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To make, and mobilize organizations and individuals inside and outside the country to make, contributions in cash, kind and/or effort to schools or education management agencies according to law provisions for the sake of universalization of basic secondary education.

4. To supervise and inspect State agencies, schools, families, organizations and individuals in the realization of the policy of universalization of basic secondary education, lodge complaints and denunciations according to law provisions about acts of obstructing the universalization of basic secondary education.

5. To propagate and campaign for the universalization of basic secondary education.

Chapter IV

CONDITIONS FOR ENSURING UNIVERSALIZATION OF BASIC SECONDARY EDUCATION

Article 13.- Finance

1. Financial sources used for basic secondary education universalization include: State budget; school fees, money contributions to school and class construction; financial supports of organizations and individuals inside and outside the country and other lawful revenue sources (if any) according to law provisions, of which the State budget plays the key role.

2. The People’s Councils of the provinces and centrally-run cities (hereinafter collectively referred to as provincial level) shall base themselves on the school fee bracket prescribed by the Prime Minister to prescribe the school fee rates and the use of school fees at the proposals of the Peoples Committees of the same level.

3. The People’s Councils at all levels shall base themselves on the educational development demands, the economic situation and the contribution capabilities of the local people to prescribe the levels of contributions for school and classroom construction on the basis of the people’s opinions and the proposals of the People’s Committees of the same level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Teachers of basic secondary schools, regular education centers, general technical and vocational guidance centers and other educational institutions, who participate in teaching at classes of basic secondary education universalization but have not yet reached the standard training level as prescribed at Point b, Clause 1, Article 67 of the Education Law shall have to continue their study and be provided with conditions therefor by direct educational management agencies.

2. Teachers who participate in teaching at complementary basic secondary education classes reserved for of basic secondary education universalization subjects who have no conditions for studying according to the mode of formal education shall enjoy remuneration prescribed by the Ministry of Finance.

Article 15.- Material and technical bases

1. The Ministry of Education and Training shall have the responsibility to promulgate criteria on the material and technical bases of basic secondary schools, regular education centers, general technical and vocational guidance centers, direct and guide the localities in the implementation thereof.

2. The localities must ensure that the basic secondary schools have all conditions regarding classrooms, laboratories, sport and physical training rooms or yards, libraries, and playing grounds according to the criteria promulgated by the Ministry of Education and Training; create conditions for regular education centers and general technical and vocational guidance centers to have adequate material bases and necessary equipment as well as facilities for organizing informal educational, general technical education and vocational guidance activities.

Article 16.- Policies to encourage non-public educational institutions

1. Non-public educational institutions, when carrying out activities of universalizing the basic secondary education, shall be given priority to enjoying incentive policies regarding material bases, land, taxes, charges, fees and credit as prescribed in the Government’s Decree No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999 on the policy to encourage the socialization of activities in the domains of education, health, culture and sports.

2. Non-public educational institutions, when implementing the policies on exemption and reduction of school fees and distribution of textbooks and learning materials under the provisions of Article 8 of this Decree shall be provided with budgetary support by the State according to the regulations of the Ministry of Finance.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Responsibilities of the Ministry of Education and Training

1. To direct the universalization of basic secondary education. To promulgate, and organize the implementation of, legal documents according to its competence in order to ensure conditions for, quality and tempo of the universalization of basic secondary education.

2. To define the education objectives and programs, ensure the consistency of the standard education level; concurrently devise solutions and options to apply the education program suitable to the study conditions and circumstances of pupils; coordinate with the concerned agencies in stipulating the compilation, review, distribution and use of textbooks of basic secondary education so that they can meet the requirements of basic secondary education universalization.

3. To direct and guide the localities to implement the regulations on professional qualifications and skills; training and fostering of teachers and managerial personnel; and construction of material and technical bases in order to ensure the quality, effectiveness and tempo of universalization of basic secondary education.

4. To assume the prime responsibility and coordinate with the branches, levels, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations and economic organizations in mobilizing all resources in the society for the service of the cause of education in general and the basic secondary education universalization in particular.

5. To assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches as well as the provincial-level People’s Committees in organizing the supervision and inspection of the localities and lower-level educational management agencies in their implementation of the policy of basic secondary education universalization; detect in time and propose solutions to overcome difficulties in the implementation of the policy on universalization of basic secondary education; annually report on the situation and results of universalization of basic secondary education to the Prime Minister.

6. To propose the State to commend and reward individuals, organizations and localities that have recorded achievements in the cause of universalization of basic secondary education.

Article 18.- Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment

1. To synthesize plans, balance resources and ensure the tempo of universalization of basic secondary education.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To prioritize the use of ODA capital for the achievement of the objective of universalization of basic secondary education.

Article 19.- Responsibilities of the Government Commission for Organization and Personnel

To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training in renewing the regulations on the recruitment of teachers on the State payroll in adherence to the spirit of the administrative apparatus reform and in compatibility with the practical conditions and circumstances; assign the payroll norms to the educational service, ensuring sufficient quantities, synchronous structure and compliance with the performance of each school years tasks; direct and guide the strengthening and consolidation of the educational management apparatus at the provincial and district levels.

Article 20.- Responsibilities of the Ministry of Finance

1. To perfect the financial policies, supervise, inspect and handle violations of the finance legislation committed by organizations or individuals in the management and use of financial sources mobilized for the universalization of basic secondary education; prioritize the allocation of the State budget for investment in the universalization of basic secondary education.

2. To promulgate norms on State budget expenditures on education of basic secondary pupils according to the formal and informal modes; ensuring the timely budget distribution and allocation so as to achieve the objective of universalization of basic secondary education.

3. To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Government Commission for Organization and Personnel in formulating policies for teachers, pupils and for non-public educational institutions in the cause of basic secondary education universalization with regard to cases specified in Articles 8, 14 and 16 of this Decree.

Article 21.- Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

1. To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Finance and Vietnam Committee for Child Protection and Care in elaborating policies to support and assist children of fallen heroes and seriously invalid soldiers, disabled children, supportless orphans, children of poor and hungry families, who are subjects of basic secondary education universalization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22.- Responsibilities of the Ministry of Health, the Ministry of Science, Technology and Environment and the Sports and Physical Training Committee

The Ministry of Health, the Ministry of Science, Technology and Environment and the Sport and Physical Training Committee shall have the responsibility to coordinate with the Ministry of Education and Training in ensuring the requirements in school healthcare, environmental education and physical education of the basic secondary schools.

Article 23.- Responsibilities of other ministries and branches

Other ministries and branches shall, according to their respective functions and tasks, have the responsibility to participate in universalizing the basic secondary education.

Article 24.- Responsibilities of the provincial-level People’s Committees

1. To elaborate and balance the local budgets, tap and mobilize resources outside the budget for implementing the localities plans on universalization of basic secondary education, which are expressed in specific norms in the annual, five-year and 10-year socio-economic development plans of their respective localities.

2. To abide by the professional direction and guidance of the Ministry of Education and Training; direct, guide and supervise the People’s Committees of the rural and urban districts, provincial cities and towns (hereinafter collectively referred to as district level), the People’s Committees of the communes, wards and townships (hereinafter collectively referred to as commune level) in implementing the policies of basic secondary education universalization; ensuring the quality, effectiveness and tempo of the universalization of basic secondary education in their respective localities.

3. To invest and direct the district-level and commune-level People’s Committees in building and upgrading schools and classrooms; procure equipment and facilities for public basic secondary schools; supervise people-founded and private basic secondary schools in investment in building their material and technical bases.

4. To make plans on the teachers payrolls in the localities, serving as basis for the Government Commission for Organization and Personnel to assign payroll norms; organize the recruitment of teachers, ensuring sufficient quantities and synchronous structure; organize training and fostering for teachers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- Responsibilities of the district-level People’s Committees

1. To manage primary and basic secondary schools of all types of educational institution in their respective areas, ensure the quality, effectiveness and tempo of the universalization of basic secondary education in their respective localities.

2. To abide by the regulations on the budget expenditures on education, including expenditures on the universalization of basic secondary education; ensure conditions regarding organization, personnel, finance and material bases for public and semi-public primary and basic secondary schools.

3. To ensure the implementation of policies and regimes for teachers, educational administrators and pupils according to the State’s regulations, create favorable conditions for and take measures to improve the living standards of, teachers and educational administrators by adopting preferential policies in their localities.

4. To mobilize organizations and individuals inside and outside the country to make contributions to the cause of basic secondary education universalization.

Article 26.- Responsibilities of the commune-level People’s Committees

1. To monitor the study of the subjects of primary education universalization and basic secondary education in their respective localities; coordinate with mass and social organizations in propagating, mobilizing, assisting and creating favorable conditions for families having children in the age group eligible for universalization of basic secondary education to send their children to school in order to reach the basic secondary education level.

2. To coordinate with basic secondary schools, regular education centers, general technical and vocational guidance centers and other educational institutions belonging to the national education system based in their respective localities in organizing suitable learning forms to help the basic secondary education universalization subjects who have no conditions for studying according to the formal mode to study according to the informal mode in order to reach the basic secondary education level.

3. To mobilize people to make contributions in cash, kind and/or effort to building, preparing and protecting educational works in their respective localities; coordinate with schools and mass organizations in building a healthy education environment; assist and create favorable conditions for teachers and educational administrators to fulfill their tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



RECOGNITION OF THE STANDARD LEVEL OF BASIC SECONDARY EDUCATION UNIVERSALIZATION

Article 27.- Units recognized as achieving the standard level of basic secondary education universalization

Units recognized as achieving the standard level of basic secondary education universalization must fulfill their responsibilities defined in Articles 24, 25 and 26 of this Decree, depending on each level, and meet all the following conditions:

1. For the commune level:

a/ Maintaining and consolidating the results of primary education universalization: The number of six-year-old children attending grade 1 classes accounts for 90% upwards; at least 80% of children in the age group of 11 - 14 years have finished primary education and the remaining number of children in this age group are attending primary schools;

For areas with difficult or extremely difficult socio-economic conditions, the number of six-year-old children attending grade 1 classes accounts for 80% upward; at least 70% of children in the age group of 11 - 14 years have finished primary education and the remaining number of children in this age group are attending primary schools;

b/ Annually, 95% upward of children who have finished primary education are mobilized to attend basic secondary education; this percentage is 80% upward for communes with difficult or extremely difficult socio-economic conditions;

c/ Ensuring the number of teenagers in the age group of 15 to 18 years who have finished the basic secondary education accounts for 80% upward; this percentage is 70% upward for communes with difficult or extremely difficult socio-economic conditions;

d/ Annually, ensuring 90% upward of pupils finishing the basic secondary education; or 75% upward for communes with difficult or extremely difficult socio-economic conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. For the provincial level: Having all rural and urban districts, provincial towns and cities which reach the basic secondary education universalization standards.

Article 28.- Competence to recognize the achievement of basic secondary education universalization standards and responsibilities of the units which reach the standards

1. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility to supervise and issue decisions on recognition of achieving the basic secondary education universalization standards for the provincial level.

The provincial-level People’s Committees shall supervise and issue decisions on recognition of achieving the basic secondary education universalization standards for the district level.

The district-level People’s Committees shall supervise and issue decisions on recognition of achieving the basic secondary education universalization standard for the commune level.

2. The supervision participants at each level consist of the unit with the prime responsibility as prescribed in Clause 1 of this Article and representatives of State agencies, political organizations and socio-political organizations of the same level.

3. For units which have been recognized to achieve the basic secondary education universalization standards, the People’s Committees at various levels shall have to consolidate, maintain and perfect the results of the basic secondary education universalization; implement the policy of channeling pupils who have finished basic secondary education. Annually, the provincial-level People’s Committees shall have to check the sustainment of the results of the basic secondary education universalization in their respective localities, report such to the Ministry of Education and Training for summing up and reporting to the Prime Minister.

Chapter VII

COMMENDATION AND VIOLATION HANDLING

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organizations and individuals that have made meritorious contributions to the cause of universalization of basic secondary education shall be commended and rewarded according to the law provisions on commendation.

Article 30.- Handling of violations

Those who commit acts of causing difficulties to or obstructing the universalization of basic secondary education shall, depending on the nature and gravity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing any damage, they must pay compensation therefor according to the law provisions.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 31.- Implementation provisions

1. This Decree takes implementation effect 15 days after its signing. All previous provisions which are contrary to this Decree are hereby annulled.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

;

Nghị định 88/2001/NĐ-CP về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Số hiệu: 88/2001/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 22/11/2001
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 88/2001/NĐ-CP về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…