CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2002/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2002 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH THƯ VIỆN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thư viện ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Để triển khai, hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thư viện;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện về tổ chức, hoạt động của thư viện; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; chính sách của Nhà nước đối với đầu tư phát triển thư viện; quản lý nhà nước về hoạt động thư viện.
2. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam trong hoạt động thư viện;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam trong hoạt động thư viện; trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
Điều 2. Trách nhiệm của thư viện đối với người sử dụng vốn tài liệu thư viện
1. Thư viện có trách nhiệm tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam được sử dụng tài liệu tại thư viện hoặc mượn về nhà phù hợp với quy chế, nội quy thư viện.
2. Thư viện công cộng ở địa phương có trách nhiệm xây dựng bộ phận tài liệu tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm dân cư trên địa bàn để phục vụ đối tượng bạn đọc này.
3. Thư viện công cộng ở địa phương, thư viện các trường phổ thông và cơ sở giáo dục khác, cung văn hóa thiếu nhi, nhà văn hóa thiếu nhi có trách nhiệm xây dựng bộ phận tài liệu phù hợp với khả năng, tâm sinh lý, lứa tuổi của trẻ em; tổ chức phòng đọc, mượn tài liệu dành riêng để phục vụ trẻ em.
4. Thư viện công cộng có trách nhiệm phối hợp với Hội người mù xây dựng bộ phận sách, báo bằng chữ nổi và các dạng tài liệu đặc biệt khác phục vụ cho người khiếm thị.
5. Thư viện của các trại giam, nhà tạm giam tạo điều kiện để người đang chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giam được sử dụng tài liệu của các thư viện này.
6. Trong thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước, Người cao tuổi quy định tại Pháp lệnh Người cao tuổi ngày 28 tháng 4 năm 2000, Người tàn tật quy định tại Pháp lệnh Người tàn tật ngày 30 tháng 7 năm 1998, do điều kiện sức khỏe không có khả năng đến thư viện thì được phục vụ miễn cước phí tài liệu thư viện tại nhà bằng hình thức gửi qua bưu điện hoặc thư viện lưu động khi có đơn đề nghị được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận.
Tổng cục Bưu điện chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Tài chính quy định chế độ miễn cước phí đối với việc gửi sách, báo của thư viện qua bưu điện tới các đối tượng bạn đọc trên.
Điều 3. Trách nhiệm của người sử dụng vốn tài liệu thư viện
Người sử dụng vốn tài liệu thư viện có trách nhiệm:
1. Chấp hành nội quy thư viện;
2. Bảo quản vốn tài liệu và tài sản của thư viện; không được lấy cắp, tráo đổi, xé trang, cắt xén, làm rách, nát, hư hỏng, viết nháp hoặc ghi chép vào các trang sách, báo và các tài liệu khác của thư viện; không được sao chụp trái phép các tài liệu thư viện; không được làm hư hỏng các trang thiết bị, máy móc và các vật dụng khác của thư viện hoặc có các hành vi khác làm thiệt hại đến vốn tài liệu, tài sản của thư viện;
3. Tham gia xây dựng, phát triển thư viện theo các hình thức và nội dung được quy định tại Điều 11 và Điều 16 Nghị định này;
4. Nếu có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc có các hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN
Thư viện công cộng là thư viện có vốn tài liệu tổng hợp thuộc mọi ngành, lĩnh vực khoa học, phục vụ rộng rãi mọi đối tượng bạn đọc.
Thư viện công cộng bao gồm Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập (sau đây gọi là thư viện cấp tỉnh), thư viện do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thành lập (sau đây gọi là thư viện cấp huyện), thư viện do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập (sau đây gọi là thư viện cấp xã).
Thư viện Quốc gia Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa - Thông tin. Thư viện cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan văn hóa - thông tin cùng cấp.
Điều 5. Vị trí, vai trò của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước trong các lĩnh vực sau:
1. Xây dựng và bảo quản kho tàng xuất bản phẩm dân tộc, thu thập và tàng trữ tài liệu về Việt Nam của các tác giả trong nước và nước ngoài;
2. Luân chuyển, trao đổi tài liệu giữa các thư viện trong nước và nước ngoài;
3. Thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo Luật Xuất bản, các luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam được bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của công dân nước ngoài được bảo vệ tại Việt Nam;
4. Biên soạn, xuất bản thư mục quốc gia và phối hợp với thư viện trung tâm của các Bộ, ngành, hệ thống thư viện trong nước biên soạn Tổng thư mục Việt Nam;
5. Nghiên cứu thư viện học, thư mục học; hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước theo sự phân công của Bộ Văn hóa - Thông tin.
Điều 6. Quyền và nhiệm vụ cụ thể của thư viện cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
Quyền và nhiệm vụ cụ thể của thư viện cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được quy định tại Điều 18 Pháp lệnh Thư viện được cụ thể hóa như sau:
1. Thư viện cấp tỉnh
a) Sưu tầm, bảo quản vốn tài liệu cổ, quý hiếm hiện có ở địa phương; thu thập, tàng trữ, bảo quản tài liệu được xuất bản tại địa phương và viết về địa phương; tổ chức phục vụ bạn đọc vốn tài liệu này nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển địa phương;
Sở Văn hóa - Thông tin sau khi thu nhận lưu chiểu các xuất bản phẩm địa phương theo quy định của Luật Xuất bản, có trách nhiệm chuyển giao cho thư viện cấp tỉnh mỗi tên tài liệu ít nhất 01 bản;
b) Tham gia xây dựng thư viện cấp huyện, cấp xã, thư viện, tủ sách cơ sở; xây dựng vốn tài liệu luân chuyển, tổ chức việc luân chuyển sách, báo xuống các thư viện cấp huyện, thư viện cấp xã, thư viện, tủ sách cơ sở; tổ chức thư viện lưu động phục vụ nhân dân trên địa bàn;
c) Chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ đối với thư viện cấp huyện; tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện; phối hợp hoạt động, trao đổi tài liệu với các thư viện do cơ quan, tổ chức của địa phương thành lập.
2. Thư viện cấp huyện
a) Xây dựng thư viện cấp xã, thư viện, tủ sách cơ sở; tổ chức luân chuyển sách, báo xuống thư viện cấp xã, thư viện, tủ sách cơ sở; xây dựng phong trào đọc sách, báo trong nhân dân;
b) Hướng dẫn nghiệp vụ cho thư viện cấp xã, thư viện do các cơ quan, tổ chức của địa phương thành lập.
3. Thư viện cấp xã
a) Tổ chức phục vụ sách, báo cho nhân dân tại cơ sở;
b) Xây dựng phong trào đọc và làm theo sách, báo; hình thành thói quen đọc sách, báo trong nhân dân địa phương.
Điều 7. Thư viện đa ngành, chuyên ngành
Thư viện đa ngành là thư viện có vốn tài liệu thuộc nhiều ngành, lĩnh vực khoa học khác nhau. Thư viện chuyên ngành là thư viện có vốn tài liệu chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực khoa học cụ thể.
Thư viện đa ngành, chuyên ngành tập trung phục vụ đối tượng bạn đọc là cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn thuộc cơ quan, tổ chức chủ quản, ngoài ra còn có thể phục vụ các đối tượng bạn đọc khác phù hợp với quy chế, nội quy thư viện.
Thư viện đa ngành, chuyên ngành do cơ quan nhà nước, viện, trung tâm nghiên cứu khoa học, nhà trường và cơ sở giáo dục khác, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp thành lập và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó.
Điều 8. Quyền và nhiệm vụ cụ thể của thư viện đa ngành, chuyên ngành
Quyền và nhiệm vụ cụ thể của thư viện đa ngành, chuyên ngành được quy định tại Điều 19 Pháp lệnh Thư viện được cụ thể hóa như sau:
1. Thư viện của viện, trung tâm nghiên cứu khoa học có nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu chuyên sâu về một hay nhiều ngành khoa học phục vụ bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu, tham khảo về một ngành hay nhiều ngành khoa học có liên quan;
2. Thư viện của nhà trường và cơ sở giáo dục khác
a) Thư viện của các trường đại học và cao đẳng có nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của người dạy và người học trong trường đại học và cao đẳng;
b) Thư viện của các trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu giảng dạy của người dạy và học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người học;
c) Thư viện của các trường trong hệ thống giáo dục phổ thông có nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của người dạy và người học.
3. Thư viện của cơ quan nhà nước có nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tham khảo của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn của mình;
4. Thư viện của đơn vị vũ trang nhân dân có nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu chuyên sâu về lĩnh vực quốc phòng - an ninh đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tham khảo, học tập của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị;
5. Thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu chuyên sâu về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, nghiên cứu và hoạt động của tổ chức mình.
5. Mở rộng sự liên thông giữa các thư viện trong nước và nước ngoài bằng việc nối mạng máy tính, mượn, trao đổi tài liệu.
7. Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin để hiện đại hóa hoạt động thư viện.
1. Tham gia trao đổi tài liệu với thư viện, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Việc tiến hành trao đổi tài liệu với thư viện, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải theo quy định của pháp luật về việc xuất và nhập văn hoá phẩm không thuộc phạm vi kinh doanh.
2. Tham gia vào các mạng thông tin - thư viện trong nước và nước ngoài; việc tham gia vào các mạng thông tin - thư viện phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng các mạng máy tính và dịch vụ Internet.
3. Tham gia hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế về thư viện theo quy định của pháp luật.
4. Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học khu vực và quốc tế; các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn; tiếp nhận tài trợ, viện trợ của thư viện, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Điều 11. Các hoạt động do thư viện tổ chức
1. Hoạt động phát triển thư viện; hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện: sưu tầm, lựa chọn và xử lý tài liệu; tổ chức luân chuyển sách, báo; tổ chức các hội thảo khoa học về lĩnh vực thư viện.
2. Hoạt động tuyên truyền, giới thiệu về thư viện, tài liệu và các dịch vụ thư viện nhằm thu hút người đọc tới sử dụng thư viện.
3. Xây dựng phong trào đọc sách, báo trong nhân dân; tổ chức hội nghị bạn đọc, các câu lạc bộ bạn đọc, xây dựng đội ngũ cộng tác viên của thư viện.
Điều 12. Lưu trữ tài liệu có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thư viện
1.Thư viện được lưu trữ tài liệu có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thư viện bao gồm: Thư viện Quốc gia Việt Nam; thư viện đa ngành, chuyên ngành của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Thư viện Hà Nội và Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
2. Việc lưu trữ, sử dụng tài liệu có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Thư viện để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, tham khảo thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước.
CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THƯ VIỆN
Điều 13. Thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước
Các thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước bao gồm:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam;
2. Thư viện cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
3. Thư viện nhà trường và cơ sở giáo dục khác có sử dụng vốn nhà nước;
4. Thư viện của cơ quan nhà nước;
5. Thư viện của viện, trung tâm nghiên cứu khoa học của Nhà nước;
6. Thư viện của đơn vị vũ trang nhân dân;
7. Thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Điều 14. Chính sách đầu tư đối với thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước
1. Bảo đảm kinh phí cho các thư viện phát triển vốn tài liệu, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật theo hướng hiện đại hóa, từng bước thực hiện điện tử hóa, tự động hóa, xây dựng thư viện điện tử và phát triển thư viện sử dụng kỹ thuật số, mở rộng hoạt động thư viện; tạo cảnh quan, môi trường văn hóa nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người đọc; tổ chức khai thác, sử dụng vốn tài liệu, thông tin và các hoạt động khác của thư viện theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đầu tư tập trung cho các thư viện có vị trí đặc biệt quan trọng bao gồm Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội (thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia), Thư viện Khoa học kỹ thuật Trung ương (thuộc Trung tâm Thông tin tư liệu khoa học và Công nghệ Quốc gia), Thư viện Quân đội, Thư viện Hà Nội, Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
3. ưu tiên đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật và vốn tài liệu cho thư viện huyện thuộc các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Danh mục cụ thể của những vùng này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. ưu tiên giao đất và tạo điều kiện thuận lợi cho các thư viện được xây dựng ở nơi trung tâm văn hóa, hành chính, thuận tiện về giao thông, đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, môi trường văn hoá.
5. Xây dựng đội ngũ người làm công tác thư viện có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thư viện; có chính sách ưu đãi về nghề nghiệp như chế độ độc hại, phụ cấp phục vụ lưu động và các chế độ khác phù hợp với đặc thù nghề thư viện.
6. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc viết, xuất bản các sách, báo dành cho trẻ em, sách, báo bằng tiếng dân tộc thiểu số, tài liệu dành cho người khiếm thị để phục vụ cho các đối tượng bạn đọc này.
Điều 15. Chính sách của Nhà nước đối với thư viện hoạt động không bằng ngân sách nhà nước
1. Thư viện của nhà trường và cơ sở giáo dục khác không sử dụng vốn Nhà nước, thư viện của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ sở nghiên cứu khoa học hoạt động không bằng ngân sách nhà nước được hưởng chính sách ưu đãi về cơ sở vật chất, đất đai, tài chính, tín dụng theo quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao.
2. Người làm công tác thư viện trong các thư viện hoạt động không bằng ngân sách nhà nước được miễn học phí khi tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do ngành văn hóa - thông tin tổ chức.
Điều 16. Xã hội hóa hoạt động thư viện
Nhà nước thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động thư viện, khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho tài liệu, tiền, tài sản, đóng góp công sức cho việc phát triển thư viện; tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức được quy định tại Điều 11 Nghị định này và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật về thư viện.
Điều 17. Chính sách của Nhà nước đối với tài liệu, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học của cá nhân, gia đình, dòng họ
1. Nhà nước trợ giúp về kỹ thuật bảo quản tài liệu, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học của cá nhân, gia đình, dòng họ nhằm mục đích duy trì và bảo tồn di sản thư tịch của dân tộc.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quy định thủ tục xét duyệt và các căn cứ xác định giá trị tài liệu, bộ sưu tập tài liệu.
Đối với tài liệu, bộ sưu tập tài liệu được công nhận là di sản văn hóa thì áp dụng theo quy định của Luật Di sản Văn hóa.
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thư viện.
2. Soạn thảo và trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về thư viện; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về thư viện.
3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ người làm công tác thư viện.
4. Tổ chức đăng ký hoạt động đối với Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện của cơ quan, tổ chức trung ương.
5. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện, quy chế mẫu tổ chức và hoạt động của từng loại hình thư viện, nội quy mẫu thư viện.
6. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thư viện.
7. Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động thư viện.
8. Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về thư viện theo thẩm quyền.
9. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thư viện; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về thư viện theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin và các Bộ có liên quan xây dựng định mức chi ngân sách nhà nước cho hoạt động thư viện theo khoản 1 Điều 14 Nghị định này đối với từng loại, hạng thư viện.
2. Bảo đảm cấp phát kinh phí thường xuyên, kịp thời, đầy đủ cho thư viện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thư viện.
4. Hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí thư viện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin, các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho mạng lưới thư viện trong cả nước, chú trọng những thư viện có vị trí đặc biệt quan trọng và thư viện huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 14 Nghị định này.
Điều 21. Trách nhiệm của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ
Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin:
1. Xây dựng chế độ, chính sách đối với người làm công tác thư viện phù hợp với đặc thù nghề thư viện.
2. Xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng thư viện, định mức biên chế cán bộ, công chức trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 22. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển thư viện, hệ thống thư viện trực thuộc.
2. Bảo đảm kinh phí hàng năm cho thư viện trực thuộc.
3. Tổ chức chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động thư viện của cơ quan; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thư viện đối với thư viện trực thuộc.
Điều 23. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
a) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển thư viện ở địa phương phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành văn hoá - thông tin;
b) Bảo đảm kinh phí hàng năm cho thư viện cấp tỉnh;
c) Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động thư viện ở địa phương;
d) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thư viện; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thư viện xẩy ra tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
a) Thực hiện kế hoạch phát triển thư viện ở địa phương mà Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã xây dựng;
b) Bảo đảm kinh phí hàng năm cho thư viện cấp huyện;
c) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thư viện; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thư viện xẩy ra tại địa phương theo quy định của pháp luật.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã
a) Triển khai kế hoạch phát triển thư viện ở địa phương mà Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã xây dựng;
b) Thực hiện xã hội hoá hoạt động thư viện ở cơ sở;
c) Cân đối kinh phí để phát triển thư viện và phụ cấp cho người làm công tác thư viện trong thư viện cấp xã;
d) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thư viện; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thư viện xẩy ra tại địa phương theo quy định của pháp luật.
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện được Nhà nước tặng bằng khen, huân chương, huy chương và phong tặng các danh hiệu cao quý theo quy định của pháp luật về khen thưởng.
Người nào vi phạm các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về thư viện thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thư viện. Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thư viện thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 27. Hiệu lực của Nghị định
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký; các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
1. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết và tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
3. Căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của thư viện các cơ quan Nhà nước khác, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội mà áp dụng các quy định của Nghị định này trong hoạt động thư viện tại cơ quan, tổ chức mình.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 72/2002/ND-CP |
Hanoi,
August 06, 2002 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON LIBRARY
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 28, 2000 Ordinance on Library;
In order to organize and guide the implementation of the Ordinance on Library;
At the proposal of the Minister of Culture and Information,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation and objects of application
...
...
...
2. This Decree shall apply to:
a/ Vietnamese organizations and individuals engaged in library activities;
b/ Overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals currently residing and working in Vietnam in library activities, unless otherwise provided for by international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
RESPONSIBILITIES OF
ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN LIBRARY ACTIVITIES
Article 2.- Responsibilities of libraries toward users of library documentary stocks
1. Libraries shall have to create conditions for Vietnamese organizations and individuals, overseas Vietnamese and foreign organizations and individuals currently residing and working in Vietnam to get access to documents at libraries or borrow them home in compliance with the libraries regulations and internal rules.
2. Local public libraries shall have to build up sections of documents in ethnic minority languages suitable to the characteristics of population in their respective localities, with a view to serving this category of readers.
3. Local public libraries, libraries of general education schools and other educational institutions, children’s cultural palaces and houses shall have to build up sections of documents suitable to children’s ability, psychological and physical characteristics and age groups; organize document-reading and -borrowing rooms to exclusively serve children.
...
...
...
5. Libraries of detention camps and custody houses shall have to create conditions for persons who are serving imprisonment sentences or being in custody to use documents of such libraries.
6. Regarding library activities funded by the State budget, elderly people defined in the April 28, 2000 Ordinance on the Elderly and disabled people defined in the July 30, 1998 Ordinance on the Disabled, who, due to their poor health conditions, cannot go to libraries, shall be served with library documents at home free of charge via mail or by itinerant libraries, when they file applications therefor certified by the People’s Committees of communes, wards or district townships.
The General Department of Post and Telecommunications shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Finance in providing for the postage exemption for the sending of books and newspapers by libraries via mail to the above-said categories of readers.
Article 3.- Responsibilities of users of library documentary stocks
Users of library documentary stocks shall have to:
1. Abide by libraries internal regulations;
2. Preserve libraries documentary stocks and property; not to steal, fraudulently exchange, tear out, cut, wrinkle up, damage, draft or inscribe on pages of books, newspapers and other documents of libraries; not to illegally duplicate or copy library documents; not to damage equipment, facilities, machines and other utensils of libraries or take other acts damaging the library documentary stocks and property;
3. Take part in the building and development of libraries in forms and with contents prescribed in Articles 11 and 16 of this Decree;
4. If they commit acts of violating the provisions in Clause 2 of this Article or other acts of violation, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, have to bear penal liability or be administratively sanctioned or make compensations for damage according to the provisions of law.
...
...
...
ORGANIZATION AND
OPERATION OF LIBRARIES
Public libraries are those having general documentary stocks in all branches or scientific fields and serving all categories of readers.
Public libraries include Vietnam National Library, those established by the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as provincial-level libraries), those established by the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns and provincially-run cities (hereinafter referred to as district-level libraries), and those established by the People’s Committees of communes, wards and district townships (hereinafter referred to as commune-level libraries).
Vietnam National Library shall submit to the direct management by the Ministry of Culture and Information. The provincial-, district- or commune-level libraries shall submit to the direct management by the culture and information agencies of the same level.
Article 5.- The position and role of Vietnam National Library
Vietnam National Library is the central library of the whole country in the following domains:
1. Building and preserving the store of national publications, gathering and storing documents on Vietnam of Vietnamese and foreign authors;
2. Circulating and exchanging documents between domestic and foreign libraries;
...
...
...
4. Compiling and publishing the national bibliography, and coordinating with the central libraries of the ministries and branches as well as the domestic library system in compiling Vietnam’s General Bibliography;
5. Conducting librarian and bibliographical studies; giving professional instructions to libraries throughout the country according to the assignment by the Ministry of Culture and Information.
Article 6.- Specific rights and tasks of provincial-, district- and commune-level libraries
The specific rights and tasks of provincial-, district- and commune-level libraries defined in Article 18 of the Library Ordinance are specified as follows:
1. Provincial-level libraries:
a/ To collect and preserve precious and rare ancient documentary stocks available in their localities; to gather, store and preserve documents published in their localities and about their localities; to organize the introduction of these documents to readers in service of the cause of local construction and development.
The provincial/municipal Culture and Information Services, after receiving copyright deposits of local publications according to the Publication Law, shall have to transfer to provincial-level libraries at least one copy per document title;
b/ To take part in building district- and commune-level libraries, and grassroots libraries and bookcases; to build circulating documentary stocks and organize the circulation of books and newspapers to district- and commune-level libraries, and grassroots libraries and bookcases; to organize itinerant libraries to serve people in their localities;
c/ To direct and give professional instructions to district-level libraries; to organize professional fostering courses for librarians; to coordinate operations and exchange documents with libraries established by local agencies and organizations.
...
...
...
a/ To build commune-level libraries and grassroots libraries and bookcases; to organize the circulation of books and newspapers to commune-level libraries and grassroots libraries and bookcases; to launch reading movements among the population;
b/ To provide professional instructions for commune-level libraries and libraries established by the local agencies and organizations.
3. Commune-level libraries:
a/ To organize the introduction of books and newspapers to people in their localities;
b/ To launch movements of reading and doing as told in books and newspapers; to form the reading habit among local population.
Article 7.- Multi-discipline or specialized libraries
Multi-discipline libraries are those having documentary stocks in different branches and scientific fields. Specialized libraries are those having specialized documentary stocks on a specific branch or scientific field.
Multi-discipline and specialized libraries exclusively serve readers being officials, employees and professional staff of their managing agencies or organizations. Besides, they may serve other categories of readers in compliance with their internal regulations or rules.
Multi-discipline and specialized libraries are established by State agencies, scientific research institutes or centers, schools and other educational institutions, people’s armed force units, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations and public-service units and submit to the direct management by such agencies or organizations.
...
...
...
The specific rights and tasks of multi-discipline and specialized libraries defined in Article 19 of the Library Ordinance are further specified as follows:
1. Libraries of scientific research institutes or centers are tasked to build up specialized documentary stocks on one or more than one scientific field in service of readers wishing to research into or refer to one or more than one scientific field;
2. Libraries of schools and other educational institutions:
a/ Libraries of universities and colleges are tasked to build up documentary stocks to meet researching, teaching and learning demands of teachers and learners within such universities and colleges;
b/ Libraries of schools in the vocational education system are tasked to build up documentary stocks to meet teaching demands of teachers and studying and professional skill-training demands of learners;
c/ Libraries of schools in the general education system are tasked to build up documentary stocks to meet demands for educational reform, and raising of teaching and studying quality of teachers and learners.
3. Libraries of State agencies are tasked to build up documentary stocks to meet the research and reference demands of officials and public employees in service of their professional tasks;
4. Libraries of people’s armed force units are tasked to build up specialized documentary stocks on the defense-security domain to meet the research, reference and study demands of officers and soldiers within such units;
5. Libraries of political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations and public-service units are tasked to build up specialized documentary stocks on fields under their respective management or within the scope of their research and operation.
...
...
...
1. To organize the service of assorted categories of readers who use library documentary stocks; to set a service schedule suitable to living, working and studying conditions of people of all social strata; to intensify activities of lending documents outside the libraries in order to facilitate all library users; not to set out regulations restricting the readers library use right.
2. To develop documentary stocks in compatibility with characteristics, tasks and service subjects of libraries. To periodically sort out from their storage those documents which no longer have any use value or which are irreparably damaged or ragged, except rare and valuable documents recognized as cultural heritage which shall be processed and preserved according to the Cultural Heritage Law. The criteria and procedures for sorting out documents shall be prescribed by the Ministry of Culture and Information in coordination with the Ministry of Finance.
3. To widely and promptly popularize the library documentary stocks in forms of bibliographical information and reference instructions as well as other forms of information and propagation, thus bringing into full play the contents of documentary stocks available in the libraries in service of immediate and long-term tasks of the branches and localities.
4. To process information and compile scientific information publications in compatibility with the functions and tasks of libraries.
5. To expand interrelationships among domestic and foreign libraries by connecting computer networks or by borrowing and/or exchanging documents.
6. To organize fostering courses on library profession and operation; to create favorable conditions for librarians to raise their professional skills.
7. To research into and apply scientific and technological advances, especially information technology in order to modernize library activities.
8. To preserve documentary stocks, facilities, equipment, material bases and other assets of libraries.
Article 10.- Rights of libraries
...
...
...
2. To join information-library networks at home and abroad; the joining in the information-library networks must comply with the provisions of the legislation on management and use of computer networks and Internet services.
3. To join domestic and international professional librarianship associations in compliance with the provisions of law.
4. To expand the international exchange and cooperation; to participate in regional and international conferences and symposiums; to conduct research, training and/or consultancy activities; to receive financial assistance and support from foreign libraries, organizations and individuals.
Article 11.- Activities organized by libraries
1. Activities of library development; activities of library profession: collecting, sorting and processing documents; organizing the circulation of books and newspapers; organizing scientific seminars in the library field.
2. Activities of propagating and introducing libraries, documents and library services with a view to attracting readers to use libraries.
3. Launching book and newspaper-reading movements among the population; organizing readers meetings and clubs; building up a contingent of library collaborators.
1. Libraries which are allowed to archive documents with contents specified in Clause 1, Article 5 of the Library Ordinance include: Vietnam National Library; multi-discipline and specialized libraries of the ministries and ministerial-level agencies; Hanoi Library and the General Science Library of Ho Chi Minh City.
...
...
...
THE STATE’S INVESTMENT
POLICIES TOWARD LIBRARIES
Article 13.- For libraries operating with the State budget’s funding
Libraries operating with the State budget’s funding include:
1. Vietnam National Library;
2. Provincial-, district- and commune-level libraries;
3. Libraries of schools and other educational institutions financed by the State capital;
4. Libraries of State agencies;
5. Libraries of the State’s scientific research institutes or centers;
...
...
...
7. Libraries of political organizations and socio-political organizations.
Article 14.- Investment policies toward libraries operating with the State budget’s funding
1. To ensure funding for libraries to develop their documentary stocks, build material-technical bases along the direction of modernization, step by step realizing the library electronization and automation, build e-libraries and develop digital libraries, and expand library activities; to create cultural surroundings and environment with a view to raising the quality of the services for readers; to organize the exploitation and use of documentary and information stocks and other library activities in strict accordance with the targets and plans already approved by the competent State agencies.
2. To make intensive investment in libraries with particularly important positions, including Vietnam National Library, the Library of the Social Science Information Institute (under the National Center for Social Sciences and Humanities), the Central Science and Technique Library (belonging to the National Center for Scientific and Technological Information and Documentation), the Army’s Library, Hanoi Library and the General Science Library of Ho Chi Minh City.
3. To prioritize the investment in the building and consolidation of material-technical bases and documentary stocks of district libraries in the regions with difficult socio-economic conditions and those with particularly difficult socio-economic conditions. The specific list of those regions shall comply with the current law provisions.
4. To prioritize the allocation of land to and create favorable conditions for libraries to be built in cultural or administrative centers, which are traffic-convenient and meet requirements for a cultural surrounding and environment.
5. To build up a contingent of librarians with adequate professional qualifications; to adopt preferential policies for the profession, such as the regime of toxic and hazardous allowance, itinerant service allowance and other regimes suitable to the librarianship’s particularities.
6. The State shall adopt policies on investment in the compilation and publishing of books and newspapers for children, books and newspapers in ethnic minority languages and documents exclusively for blind people in service of such category of readers.
Article 15.- The State’s policies toward libraries operating without the State budget’s funding
...
...
...
2. Librarians in libraries operating without the State budget’s funding shall be exempt from study fees when they attend professional fostering courses organized by the culture and information service.
Article 16.- Socialization of library activities
The State shall adopt the policy of socializing library activities, encouraging Vietnamese and foreign organizations and individuals to donate documents and money and contribute labor to the library development, and participate in activities organized by libraries as specified in Article 11 of this Decree and other activities prescribed by the library legislation.
1. The State shall provide technical assistance in preserving documents or collections of documents with special historic, cultural and/or scientific values of individuals, families and family clans for the purpose of maintaining and preserving the national documentary heritage.
2. The Minister of Culture and Information shall prescribe the procedures for considering and approving, as well as bases for determining the value of documents and collections of documents.
For documents and collections of documents, which are recognized as cultural heritage, the provisions of the Cultural Heritage Law shall apply.
...
...
...
1. To be answerable to the Government for the elaboration and direction of implementation of strategy, planning and plans for development of libraries.
2. To compile and submit to the Government draft laws, ordinances and legal documents on libraries; to issue according to its own competence legal documents on libraries.
3. To organize training and fostering courses for raising political, managerial and professional levels of the contingent of librarians.
4. To organize the operation registration for Vietnam National Library and libraries of the central agencies and organizations.
5. To elaborate and promulgate standards and regulations concerning librarianship profession, model statute on organization and operation of each type of libraries and model internal rules of libraries.
6. To organize and manage activities of researching into and applying scientific and technological achievements to the library field.
7. To organize and direct the work of emulation and commendation in library activities.
8. To organize and manage the international cooperation in library activities according to its competence.
9. To conduct examinations and inspections of the observance of the library legislation; to settle complaints and denunciations and handle violations of the library legislation according to the provisions of law.
...
...
...
1. To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture and Information and the concerned ministries in working out norms of State budget spending on library activities according to Clause 1, Article 14 of this Decree for each library type or grade.
2. To ensure the regular, timely and full allocation of funds to libraries according to the provisions of the legislation on the State budget.
3. To inspect and examine the management and use of library operation funds.
4. To guide the collection, payment, management and use of library fees and charges according to the provisions of the legislation on fees and charges.
Article 20.- Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment
To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture and Information, the concerned ministries and branches and the provincial/municipal People’s Committees in working out plans on investment in building material-technical bases for the library network throughout the country, with special attention paid to libraries with particularly important positions and district-level libraries in the regions with particularly difficult socio-economic conditions defined in Clauses 2 and 3, Article 14 of this Decree.
Article 21.- Responsibilities of the Government Commission for Organization and Personnel
To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture and Information in:
1. Formulating regimes and policies toward librarians, suitable to the librarianship’s particularities.
...
...
...
1. To work out and direct the implementation of plans on development of libraries and their attached library systems.
2. To ensure the annual funding for their attached libraries.
3. To organize the direction of emulation and commendation work in library activities of their agencies; to inspect and examine the observance of the library legislation by their attached libraries.
Article 23.- Responsibilities of the People’s Committees of all levels
1. The provincial-level People’s Committees:
a/ To work out planning and plans for development of libraries in their respective localities in line with the development strategy, planning and plans of the culture and information service;
b/ To ensure the annual funding for provincial-level libraries;
c/ To organize and direct the work of emulation and commendation in library activities in their localities;
...
...
...
2. The district-level People’s Committees:
a/ To implement plans worked out by the provincial-level People’s Committees on library development in their localities;
b/ To ensure the annual funding for district-level libraries;
c/ To inspect or examine the observance of the library legislation; to settle complaints and denunciations and handle violations of the library legislation committed in their localities according to the provisions of law.
3. The commune-level People’s Committees:
a/ To implement plans worked out by the district-level People’s Committees on library development in their localities;
b/ To realize the socialization of grassroots library activities;
c/ To balance funds for library development and allowances for librarians in commune-level libraries;
d/ To inspect or examine the observance of the library legislation; to settle complaints and denunciations and handle violations of the library legislation committed in their localities according to the provisions of law.
...
...
...
COMMENDATION, HANDLING
OF VIOLATIONS, COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS
Organizations and individuals that record achievements in the cause of library building and development shall be awarded merit certificates, orders and/or medals, or conferred honorable titles by the State according to the provisions of the legislation on commendation.
Article 25.- Handling of violations
Persons who violate the provisions of this Decree and other provisions of the library legislation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability according to the provisions of law. If damage is caused, compensations therefor must be made as prescribed by law.
Article 26.- Complaints and denunciations
Organizations and individuals may lodge complaints; individuals may lodge denunciations to competent State agencies about law-breaking acts committed in library activities. The order and procedures for complaints and denunciations as well as the competence to settle complaints and denunciations in library activities shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
...
...
...
This Decree takes effect 15 days after its signing. The previous stipulations, which are contrary to this Decree, shall all be hereby annulled.
Article 28.- Implementation responsibilities
1. The Minister of Culture and Information shall have to guide in detail and organize the implementation of this Decree.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities shall have to implement this Decree.
3. Basing themselves on the practical situation of library activities of other State agencies, political organizations and socio-political organizations, agencies and organizations shall apply the provisions of this Decree to library activities at their respective agencies and organizations.
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị định 72/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thư viện
Số hiệu: | 72/2002/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 06/08/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 72/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thư viện
Chưa có Video