CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2002/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2002 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ vào Điều 27 Luật Phòng, chống ma tuý ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ
Công an và Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nghị định này quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.
Người nghiện ma tuý cai nghiện tại gia đình và cộng đồng không coi là bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Nhà nước khuyến khích người nghiện ma tuý tự nguyện cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. Gia đình người nghiện ma tuý có trách nhiệm tham gia các hoạt động tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.
Thời hạn cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng ít nhất là 6 tháng.
Điều 5. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Không khai báo về tình trạng nghiện ma tuý.
2. Không đăng ký hình thức cai nghiện.
3. Sử dụng trái phép chất ma tuý trong thời gian đang cai nghiện.
4. Lôi kéo, cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
5. Che giấu người nghiện ma tuý.
6. Chống lại hoặc cản trở việc thực hiện các quy định về cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.
Điều 6. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và người nghiện ma tuý khi tham gia vào các hoạt động cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều 7. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ các hoạt động cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng. Tổ chức, cá nhân dạy nghề, tạo việc làm cho người đã cai nghiện ma tuý được vay vốn với lãi suất ưu đãi.
Điều 8. Chi phí tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng do người nghiện ma tuý, vợ hoặc chồng của người nghiện ma tuý, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên nghiện ma tuý và gia đình người nghiện ma tuý có trách nhiệm đóng góp theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
Trường hợp những người thuộc diện khó khăn, người chưa thành niên không nơi nương tựa, người được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật thì được xét hỗ trợ tiền thuốc cai nghiện.
TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG
Điều 9. Người nghiện ma tuý phải tự khai báo về tình trạng nghiện ma tuý của bản thân và đăng ký hình thức cai nghiện.
Nếu người nghiện ma tuý không tự khai báo, gia đình hay người giám hộ có trách nhiệm khai báo với ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về người nghiện ma tuý và tình trạng nghiện của người đó trong gia đình mình.
Trường hợp người nghiện ma tuý tự khai báo với cơ quan, tổ chức nơi làm việc thì cơ quan, tổ chức đó lập danh sách và thông báo đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khai báo cư trú.
Điều 10. Hồ sơ ban đầu của người cai nghiện tại gia đình và cộng đồng bao gồm:
1. Bản tự khai báo về tình trạng nghiện ma tuý của bản thân người nghiện hoặc biên bản, tài liệu việc gia đình hay người giám hộ khai báo với ủy ban nhân dân cấp xã về người nghiện ma tuý trong gia đình mình và tình trạng của người nghiện.
2. Bản cam kết xin cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.
Điều 11. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập, giải thể Tổ công tác cai nghiện ma tuý (sau đây gọi tắt là Tổ công tác). Tổ công tác bao gồm đại diện lãnh đạo ủy ban nhân dân, cán bộ y tế, công an, cán sự xã hội (nếu có) và một số Ban, ngành, đoàn thể cần thiết.
2. Quyết định cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng được gửi cho cá nhân và gia đình người được cai nghiện, tổ trưởng Tổ công tác và tổ trưởng tổ dân cư nơi người nghiện cư trú.
Điều 13. Tổ công tác có trách nhiệm:
1. Giúp ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch tổ chức cai nghiện; lập hồ sơ, tổ chức tiếp nhận và cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.
2. Phối hợp với tổ dân cư nơi người nghiện ma tuý cư trú phân tích, đánh giá về tình trạng nghiện, hoàn cảnh gia đình, nhân thân của người nghiện để lập kế hoạch cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho phù hợp.
3. Hướng dẫn người nghiện ma tuý và gia đình hay người giám hộ thực hiện kế hoạch cai nghiện; hàng tháng nhận xét, đánh giá việc thực hiện và lưu hồ sơ của người cai nghiện.
4. Phân công người thường xuyên hướng dẫn gia đình có người nghiện hay người giám hộ theo dõi, quản lý, chăm sóc, giúp đỡ người cai nghiện tham gia các hoạt động xã hội để sửa đổi hành vi, phục hồi nhân cách và nâng cao năng lực hoà nhập cộng đồng.
5. Tư vấn giúp đỡ người nghiện sau khi điều trị cắt cơn giải độc; tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng, sức khoẻ và khả năng lao động sản xuất.
Điều 14. Cán bộ y tế cơ sở kết hợp với gia đình có người nghiện hay người giám hộ lập hồ sơ bệnh án, xây dựng kế hoạch điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Kết hợp điều trị cắt cơn, giải độc với tư vấn và các biện pháp trị liệu khác giúp người nghiện phục hồi sức khoẻ, ổn định tâm lý.
Điều 15. Đối với những người nghiện ma tuý do điều kiện không thể điều trị cắt cơn, giải độc tại gia đình thì ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức điều trị cắt cơn, giải độc tập trung tại một địa điểm của xã. Tổ công tác chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện. Các hoạt động còn lại của quy trình cai nghiện được thực hiện tại gia đình người nghiện.
Điều 16. Khi hết thời hạn quy định, Tổ công tác phối hợp với tổ trưởng tổ dân cư và gia đình hay người giám hộ đánh giá kết quả cai nghiện của người nghiện ma tuý, nếu đã hết nghiện thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận đã cai nghiện ma tuý và đưa vào danh sách quản lý, chăm sóc, phục hồi tại cộng đồng.
Điều 17. Người nghiện ma tuý có trách nhiệm:
1. Tự khai báo về tình trạng nghiện ma tuý của mình.
2. Cam kết thực hiện cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.
3. Thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định về chuyên môn, kế hoạch cai nghiện.
4. Liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với cán bộ được Tổ công tác phân công giúp đỡ.
5. Đóng góp các khoản chi phí cai nghiện theo quy định của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 18. Gia đình người nghiện ma tuý hay người giám hộ có trách nhiệm:
1. Kịp thời khai báo với ủy ban nhân dân cấp xã về người nghiện ma tuý trong gia đình mình và tình trạng nghiện của người đó.
2. Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập hồ sơ và xây dựng kế hoạch cai nghiện.
3. Theo sự hướng dẫn của chính quyền cơ sở và người được phân công giúp đỡ chăm sóc, quản lý, theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma tuý hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội.
4. Xây dựng gia đình hoà thuận, các thành viên thương yêu quý trọng nhau, giúp người nghiện ma tuý xoá bỏ mặc cảm, quyết tâm cai nghiện, hoà nhập cộng đồng.
5. Đóng góp chi phí cai nghiện cho người chưa thành niên theo quy định của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 19. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
1. Tổ chức nắm vững số người nghiện ma tuý và tình trạng nghiện của họ trên địa bàn; tạo điều kiện cho người nghiện ma tuý tự khai báo về tình trạng nghiện của mình và đăng ký hình thức cai nghiện.
2. Thống kê, phân loại người nghiện ma tuý và lập kế hoạch tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; chủ trì chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương triển khai các hoạt động cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.
3. Tư vấn, hỗ trợ, quản lý, giáo dục người được cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động xã hội khác nhằm giúp người cai nghiện ma tuý phục hồi sức khoẻ, nhân cách và hoà nhập cộng đồng.
4. Tạo điều kiện cho người đã cai nghiện được học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, kinh doanh và các hoạt động về y tế, xã hội; phòng, chống tái nghiện ma tuý; huy động các tổ chức, cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng.
5. Kiểm tra, giám sát hoạt động cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; báo cáo định kỳ về tổ chức hoạt động cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Điều 20. Cơ quan, tổ chức có liên quan và Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm cấp xã (nếu có) có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân cấp xã trong việc phối hợp với gia đình người nghiện hay người giám hộ để quản lý, giáo dục, giám sát hoạt động cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, phòng, chống tái nghiện.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 21. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.
2. Chỉ đạo, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn quy trình cai nghiện, phục hồi sức khoẻ, nhân cách cho người nghiện ma tuý.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, chỉ đạo địa phương lập kế hoạch kinh phí hàng năm cho việc cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.
5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong các hoạt động tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.
Điều 22. Bộ Y tế có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan y tế cấp xã xét nghiệm tìm chất ma tuý, lập hồ sơ, bệnh án người nghiện ma tuý; quy định chế độ điều trị, cai nghiện phục hồi cho người được cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.
2. Chỉ đạo cơ quan y tế địa phương hỗ trợ cán bộ, chuyên môn kỹ thuật y tế cho việc tổ chức điều trị cắt cơn giải độc, cấp cứu cho người cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.
3. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình cai nghiện phục hồi sức khoẻ, nhân cách cho người nghiện ma tuý.
4. Chỉ đạo việc nghiên cứu, sản xuất thuốc và phương pháp điều trị, cai nghiện và phục hồi cho người nghiện ma tuý.
Điều 23. Bộ Công an có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn, chỉ đạo Công an xã, phường hoặc thị trấn (gọi chung là Công an cấp xã) phối hợp với cán bộ y tế, các cơ quan và tổ chức đoàn thể xã hội có liên quan giúp ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thu thập tài liệu, thẩm tra, lập hồ sơ người nghiện ma tuý để tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.
2. Chỉ đạo Công an các cấp tổ chức xoá bỏ các hoạt động buôn bán, sử dụng ma tuý trái phép tại địa phương.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo Công an cấp xã phối hợp với gia đình người nghiện quản lý chặt chẽ người nghiện trước và sau khi cai nghiện.
4. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc kiểm tra các hoạt động cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.
Điều 24. Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc đóng góp và sử dụng kinh phí tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng và chế độ miễn giảm đối với những người thuộc diện khó khăn, người chưa thành niên không nơi nương tựa, người được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.
Điều 25. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
1. Tổ chức điều tra, thống kê, phân loại người nghiện ma tuý, xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực cho công tác cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng của địa phương.
2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch cai nghiện tại gia đình và cộng đồng của địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể xã hội liên quan cùng cấp, phân công trách nhiệm cụ thể trong việc tổ chức các hoạt động cai nghiện, theo dõi, động viên giúp đỡ người nghiện ma tuý cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp dưới xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện cho những người đã cai nghiện tìm kiếm việc làm, tái hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma tuý tại địa phương.
4. Chỉ đạo cơ quan công an cùng cấp phối hợp với các ngành, đoàn thể xoá bỏ các hoạt động buôn bán, sử dụng ma tuý trái phép tại địa phương.
5. Kiểm tra, thanh tra công tác cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng của địa phương.
Điều 26. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc tổ chức và thực hiện cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Người nghiện ma tuý có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 28. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với những quy định của Nghị định này; dung túng, bao che, xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người cai nghiện ma tuý hoặc vi phạm các quy định khác về cai nghiện tại gia đình và cộng đồng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trách nhiệm của cá nhân; nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 30. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Công an, Y tế và Tài chính hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này.
Điều 31. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 56/2002/ND-CP |
Hanoi, May 15, 2002 |
ON THE ORGANIZATION OF THE FAMILY- OR COMMUNITY-BASED REHABILITATION
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on
Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to Article 27 of the Law on Drug Prevention and Fight of December 9,
2000;
At the proposals of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the
Minister of Public Security and the Minister of Health,
DECREES:
...
...
...
The State encourages drug addicts to voluntarily rehabilitate themselves in their families or communities. The families of drug addicts shall have to take part in the organization of the family- or community-based rehabilitation activities.
The duration for the family- or community-based rehabilitation shall be at least six months.
Article 5.- The following acts are strictly forbidden:
1. Failing to declare and report on the state of drug addiction.
2. Failing to register the form of rehabilitation.
3. Illegally using narcotic substances during the rehabilitation period.
...
...
...
5. Concealing drug addicts.
6. Opposing or obstructing the implementation of the provisions on the family- or community-based rehabilitation.
Persons meeting with difficulties, juvenile addicts without any one to support and beneficiaries of preferential treatment policies as prescribed by law shall be considered for subsidies to detoxication medicines.
ORGANIZATION OF THE FAMILY- OR COMMUNITY-BASED REHABILITATION
...
...
...
In cases where the drug addicts themselves make declarations to the agencies or organizations where they are working, these agencies or organizations shall draw up the lists thereof and notify them to the commune-level People’s Committees of the localities where the declarers reside.
1. The written declarations on the addiction state made by the addicts themselves or the records and/or documents on the declarations on the addicts and their addiction state by their families or guardians with the commune-level People’s Committee.
2. The written commitment for the family- or community-based rehabilitation.
1. Based on the dossiers of the drug addicts, the circumstance of their families, and the practical conditions in the localities, the presidents of the commune-level People’s Committees shall consider and issue decisions permitting the drug addicts to rehabilitate themselves in their families or communities and assigning the Working Teams the responsibility to coordinate with the heads of the population groups or the chiefs of villages or hamlets (hereinafter referred collectively to as population groups) in assisting those who are under the family-or community-based rehabilitation.
2. The decisions on the family- or community-based rehabilitation shall be sent to the detoxicators, their families, the heads of the Working Teams and the heads of the population groups where the addicts reside.
Article 13.- The Working Teams shall have the responsibility to:
...
...
...
2. Coordinate with the population groups, where the drug addicts reside, in analyzing and assessing their addiction state, family circumstance and personal backgrounds in order to work out suitable plans for the family- or community-based rehabilitation.
3. Guide the drug addicts, their families or guardians in carrying out the rehabilitation plans, make comments and assessment on the implementation thereof every month, and keep the detoxicators dossiers.
4. Assign cadres to regularly guide the addicts families or guardians in monitoring, managing, caring for and helping the detoxicators participate in social activities so as to redress their acts, rehabilitate their personality and raise their capacity to integrate themselves into communities.
5. Provide consultancy and assistance to the addicts after the detoxication treatment; to organize activities to rehabilitate their functions, health and working capacity.
Article 17.- The drug addicts shall have the responsibility to:
1. Declare by themselves the state of their drug addiction;
...
...
...
3. Strictly abide by the State law as well as professional regulations and rehabilitation plans;
4. Keep regular and close contacts with the officials who are assigned by the Working Team to help them;
5. Make contributions to cover expenses for the rehabilitation as prescribed by the provincial/municipal People’s Committees.
Article 18.- The families or guardians of the drug addicts shall have the responsibility to:
1. Timely report to the commune-level People’s Committees on the drug addicts in their own families and the state of their addiction.
2. Supply information in service of the compilation of dossiers and formulation of rehabilitation plans.
3. Care for, manage, monitor, supervise, and prevent the addicts from illegally using narcotic substances or committing acts of disturbing social order and safety under the guidance of local administrations and those who are assigned to assist the addicts.
4. Build harmonious families in which members love and respect one another, and help the drug addicts do away with their complex, resolve to rehabilitate and integrate themselves into communities.
5. Make contributions to cover expenses for the rehabilitation of juveniles as prescribed by the provincial/municipal People’s Committees.
...
...
...
1. Thoroughly grasp the number of drug addicts in the localities and their addiction state; create conditions for the drug addicts to declare by themselves their addiction state and register the rehabilitation forms.
2. Make the statistics of and classify drug addicts, work out plans on the organization of the family- or community-based rehabilitation; assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies and organizations in the localities in deploying the family- or community-based rehabilitation activities.
3. Advise, support, manage and educate those who are allowed to take the family- or community-based rehabilitation; set up clubs and organize cultural, art, physical training and sport, as well as other social activities with a view to helping the drug detoxicators rehabilitate their health, personality and integrate themselves into the communities.
4. Create conditions for those who have given up their addiction to learn trade, seek jobs, borrow capital and have access to production and/or business services, as well as medical and social activities; prevent and combat the relapse into drug addiction; and mobilize organizations and individuals to help, support and create conditions for those who have given up drug addiction to integrate themselves into the communities.
5. Inspect and supervise the family- or community-based rehabilitation activities; make periodical reports to the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Agencies on the organization of the family- or community-based rehabilitation activities.
RESPONSIBILITIES OF THE STATE MANAGEMENT AGENCIES
...
...
...
2. Direct and organize the training and fostering for the officials engaged in the family- or community-based rehabilitation activities;
3. Assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Health in guiding the process of detoxication and health and personality rehabilitation for the drug addicts;
4. Assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in working out the annual funding plans for the family- or community-based rehabilitation;
5. Examine, inspect and handle violations in the organization of the family- or community-based rehabilitation activities.
Article 22.- The Ministry of Health shall have the responsibility to:
1. Guide and direct the commune-level medical agencies to conduct narcotic-finding tests and compile dossiers and medical records of the drug addicts; prescribe the treatment, detoxication and rehabilitation regimes applicable to those who take the detoxication in their families or communities.
2. Direct the local medical agencies to render personnel and professional support for the organization of detoxication treatment and provision of first-aid to those who take the detoxication in their families or communities.
3. Coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in guiding the process of detoxication, health and personality rehabilitation for drug addicts.
4. Direct the research into and/or production of medicines as well as treatment, detoxication and rehabilitation methods for the drug addicts.
...
...
...
1. Guide and direct the police offices of the communes, wards or townships (referred collectively to as the commune-level police offices) to coordinate with medical officials as well as concerned agencies and mass organizations and associations in assisting the commune-level People’s Committees in collecting documents, expertising and compiling the dossiers of the drug addicts so as to organize the family- or community-based rehabilitation.
2. Direct the police offices of various levels to organize the elimination of illegal trading and use of narcotics in the localities.
3. Guide and direct the commune-level police offices to coordinate with the addicts families in closely managing them before and after the rehabilitation duration.
4. Coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in inspecting the family- or community-based rehabilitation activities.
Article 25.- The People’s Committees of various levels shall have the responsibility to:
1. Organize surveys, statistics and classification of drug addicts, formulate plans and allocate resources for the work of family- or community-based rehabilitation of the localities.
2. Direct and organize the realization of the plans on the family- or community-based rehabilitation of the localities; coordinate with Vietnam Fatherland Front and the concerned mass organizations and associations of the same levels in assigning concrete tasks on the organization of rehabilitation activities, as well as supervising, encouraging and assisting those who take the detoxication in their families or communities.
3. Guide and direct the People’s Committees of lower levels to formulate plans and create conditions for those who have given up their addiction to seek jobs and re-integrate themselves into communities; prevent and combat the relapse into addiction in the localities.
...
...
...
5. Inspect and examine the family- or community-based rehabilitation activities of the localities.
COMMENDATION, REWARD AND HANDLING OF VIOLATIONS
...
...
...
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Nghị định 56/2002/NĐ-CP về việc tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng
Số hiệu: | 56/2002/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/05/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 56/2002/NĐ-CP về việc tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng
Chưa có Video