Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

 VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 43-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 1967 

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐÀO TẠO NGHIÊN CỨU SINH Ở TRONG NƯỚC

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ nhu cầu Nhà nước về việc đào tạo cán bộ khoa học và kỹ thuật có trình độ trên đại học;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ  ngày 27-7-1966 và ngày 07-03-1967.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành chế độ đào tạo ở trong nước những cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy có phẩm chất chính trị tốt và có trình độ chuyên môn trên đại học, gọi tắt là chế độ đào tạo nghiên cứu sinh.

Điều 2. Ủy nhiệm cho Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp ban hành quy định tạm thời về chế độ nghiên cứu sinh và sau thời gian thực nghiệm, nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ ban hành quy chế chính thức về đào tạo nghiên cứu sinh trong nước.

Điều 3. Việc phân công quản lý công tác đào tạo nghiên cứu sinh trong nước hiện nay quy định như sau:

- Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp quản lý về danh sách, chế độ, thể lệ, về kế hoạch học tập và nghiên cứu của nghiên cứu sinh;

- Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước và Viện Khoa học xã hội quản lý phương hướng học thuật, phân phối, điều hòa các đề tài nghiên cứu;

- Các bộ, các ngành có cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh quản lý nội dung học tập và nghiên cứu của nghiên cứu sinh tại các cơ sở thuộc phạm vi mình chịu trách nhiệm.

Điều 4. Thành lập Hội đồng đào tạo nghiên cứu sinh để giúp Chính phủ chỉ đạo công tác nghiên cứu sinh trong nước.

a) Hội đồng đào tạo nghiên cứu sinh trực thuộc Hội đồng Chính phủ và có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Điều hoà, phối hợp các ngành trong việc đào tạo nghiên cứu sinh trong nước;

- Xét duyệt các cơ sở đựoc quyền đào tạo nghiên cứu sinh, danh sách hướng dẫn viên, nghiên cứu sinh;

-  Xét duyệt kết quả bảo vệ luận án của nghiên cứu sinh tại cơ sở;

- Nghiên cứu để đề nghị với Chính phủ những biện pháp nhằm thúc đẩy mạnh và nâng cao công tác đào tạo nghiên cứu sinh trong nước.

b) Hội đồng đào tạo nghiên cứu sinh gồm có:

Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp,

Hai Phó Chủ tịch: Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước do Chủ nhiệm Ủy ban khoa học và kỹ thuật nhà nước giới thiệu; Viện trưởng hoặc Viện phó Viện  khoa học xã hội do Viện trưởng Viện khoa học xã hội giới thiệu.

Thư ký hội đồng: Vụ trưởng Vụ nghiên cứu khoa học Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp ;

Ủy viên: Một số nhà công tác khoa học do Thủ tướng Chính phủ cử đề nghị của Chủ tịch Hội đồng đào tạo nghiên cứu sinh.

Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Thư ký Hội đồng họp thành ban thường trực của Hội đồng.

Điều 5. ông Bộ trưởng Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, ông Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, ông Viện trưởng Viện Khoa học xã hội, các ông thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ có liên quan đến việc đào tạo nghiên cứu sinh trong nước chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

 

 

TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 


Phạm Văn Đồng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị định 43-CP năm 1967 về việc đào tạo nghiên cứu sinh ở trong nước do Hội đồng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 43-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 27/03/1967
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị định 43-CP năm 1967 về việc đào tạo nghiên cứu sinh ở trong nước do Hội đồng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…