Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
*******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

Số: 102-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 1962

 

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC TẬP CHO SINH VIÊN, HỌC SINH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CHUYÊN NGHIỆP TRUNG CẤP

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ yêu cầu của việc đào tạo cán bộ của Nhà nước,
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ giáo dục,
Căn cứ nghị quyết của Hội nghị Thường vụ Hội đồng Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 1962;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành quy chế thực tập cho sinh viên, học sinh các trường đại học, hoc viện và chuyên nghiệp trung cấp.

Điều 2. Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Thanh Nghị

 

QUY CHẾ THỰC TẬP

CHO SINH VIÊN, HỌC SINH CÁC TRƯỜNG Đ ẠI HỌC, VÀ CHUYÊN NGHIỆP TRUNG CẤP

Điều 1. Thực tập là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo cán bộ ở các trường đại học, học viện và chuyên nghiệp trung cấp. Việc thực tập có mục đích:

Giúp sinh viên, học sinh kiểm nghiệm củng cố và bổ sung những kiến thức lý thuyết đã học ở lớp;

Giúp sinh viên và học sinh học tập những kỹ năng và kiến thức về công tác thực tế, nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề trong thực tế;

Tạo điều kiện cho sinh viên, học sinh trực tiếp tham gia lao động ngành nghề, tiếp xúc, làm việc, sinh hoạt với công nhân và nông dân, học tập công nhân và nông dân.

Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa nhà trường với các cơ sở thuộc các ngành kinh tế, văn hóa, khoa học… để sinh viên và học sinh làm quen với môi trường mà sau này họ sẽ phục vụ.

Bồi dưỡng cho sinh viên, học sinh lòng yêu nghề, tinh thần phục vụ, năng lực độc lập công tác để họ nhanh chóng trở thành những người lao động mới vừa biết lao động trí óc vừa có khả năng lao động chân tay, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa xã hội và công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Điều 2.  Các trường đại học, học viện và chuyên nghiệp trung cấp có nhiệm vụ:

Xây dựng kế hoạch thực tập tổng quát cho từng năm và kế hoạch tỉ mỉ cho từng đợt. Để thực tập được tốt và không gây trở ngại cho kế hoạch sản xuất của các cơ sỏ, các trường chỉ nên tổ chức cho sinh viên xuống các cơ sở những lúc thật cần thiết, theo đúng kế hoạch học tập đã được Bộ giáo dục duyệt.

Liên hệ với các cơ sở để bàn bạc thống nhất về kế hoạch thực tập và cùng các cơ sở tổ chức hướng dẫn việc học tập.

Lãnh đạo sinh viên, học sinh nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của các cơ sở;

Giáo dục cho sinh viên, học sinh tinh thần khiêm tốn học hỏi công nhân, nông dân và hăng hái tham gia xây dựng cơ sở nơi mình đến thực tập;

Cùng với các cơ sở nơi sinh viên, học sinh đến thực tập, tổ chức, nhận xét, đánh giá kết quả thực tập của sinh viên, học sinh và rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao chất lượng thực tập.

Điều 3. Các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, hợp tác xã, cơ quan có sinh viên, học sinh đến thực tập có nhiệm vụ:

Làm cho cán bộ và công nhân trong cơ sở mình thấy rõ ý nghĩa của việc thực tập để mỗi người đều có ý thức tích cực hướng dẫn, chỉ bảo cho sinh viên, học sinh thực tập được tốt;

Cử cán bộ có trách nhiệm cùng với nhà trường tổ chức, hướng dẫn đoàn thực tập;

Tích cực giúp đỡ sinh viên, học sinh về chỗ ăn, ở và các điều kiện vật chất khác trong phạm vi có thể, những vấn đề này nhà trường có sinh viên, học sinh đến thực tập tự lo liệu quản lý lấy là chính;

Giúp đỡ những tài liệu cần thiết về chuyên môn, nghiệp vụ… để việc thực tập đạt được nhiều kết quả.

Để bảo vệ bí mật Nhà nước chỉ có những đối tượng (sinh viên và học sinh cũng như cán bộ giảng dạy) có chọn lựa mới được sử dụng những tài liệu mật và mới được đến thực tập ở những khu đặc biệt, nhà máy đặc biệt (hoặc bộ phận đặc biệt của nhà máy). Việc cung cấp tài liệu mật cũng như việc dẫn sinh viên, học sinh đến những khu và nhà máy đặc biệt phải được Bộ sở quan cho phép;

Cùng nhà trường hướng dẫn, nhận xét việc ghi nhật ký thực tập của sinh viên, học sinh (nếu có), tổng kết, đánh giá kết quả thực tập và rút kinh nghiệm.

Điều 4. Sinh viên và học sinh thực tập ở các cơ sở sản xuất có nhiệm vụ:

Phấn đấu hoàn thành kế hoạch thực tập nhằm đạt yêu cầu cao nhất.

Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy do nơi thực tập và nhà trường quy định.

Triệt để thực hiện nội quy bảo mật. Chỉ được hỏi cơ sở về những vấn đề liên quan đến việc thực tập, không được tự tiện đến những nơi đặc biệt.

Triệt để thi hành nội quy an toàn lao động của cơ sở.

Hết sức khiêm tốn học hỏi công nhân, nông dân, cán bộ nơi đến thực tập. Khi có ý kiến phê bình cán bộ, công nhân, nông dân hoặc có ý kiến về cải tiến kỹ thuật, phải trình bày trước với cán bộ lãnh đạo và phát biểu ý kiến trong tổ chức, không phát biểu lung tung.

Bảo vệ và sử dụng hết sức tiết kiệm máy móc, nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, tài sản của Nhà nước.

Tích cực tham gia các hoạt động tập thể văn nghệ, thể dục thể thao của công nhân, nông dân nơi đến thực tập.

Điều 5. Hàng năm vào trung tuần tháng 9, các trường đại học và học viện gửi kế hoạch thực tập tổng quát của năm sau (theo năm tài vụ) đến các cơ sở mà sinh viên, học sinh sẽ đến thực tập và các Bộ có liên quan. Kế hoạch thực tập ghi tổng quát yêu cầu của việc thực tập, số lượng người đi thực tập và thời gian thực tập.

Điều 6. Chậm nhất một tháng trước khi sinh viên, học sinh đến thực tập, nhà trường, học viện phải liên hệ với cơ sở để ký hợp đồng thực tập.

Hợp đồng thực tập quy định trách nhiệm cụ thể của mỗi bên về những biện pháp cần tiến hành trong đợt thực tập.

Điều 7. Các chế độ bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân ở cơ sở phụ trách báo cáo hoặc hướng dẫn cho sinh viên, học sinh, các chế độ phụ cấp cho cán bộ giảng dạy đi hướng dẫn thực tập do Bộ giáo dục phối hợp với các Bộ có liên quan quy định.

Điều 8. Nói chung sinh viên, học sinh đi thực tập không được trả tiền công. Trường hợp sinh viên, học sinh trong lúc thực tập đã lao động sản xuất tốt có lợi cho cơ sở, thì cơ sở có thể trích một số tiền để bồi dưỡng. Số tiền này sẽ do nhà trường và cơ sở sản xuất thương lượng và ấn định.

Điều 9. Bộ giáo dục, các Bộ có trường và các Bộ có cơ sở cho sinh viên, học sinh đến thực tập có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và giải quyết những khó khăn cho các đơn vị thuộc phạm vi của mỗi Bộ khi thực hiện quy chế này.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị định 102-TTg năm 1962 ban hành quy chế thực tập cho sinh viên, học sinh các trường đại học và chuyên nghiệp trung cấp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 102-TTg
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Lê Thanh Nghị
Ngày ban hành: 11/10/1962
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị định 102-TTg năm 1962 ban hành quy chế thực tập cho sinh viên, học sinh các trường đại học và chuyên nghiệp trung cấp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…