ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 91/KH-UBND |
Bình Định, ngày 09 tháng 5 năm 2024 |
Căn cứ Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (gọi tắt là Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ);
Thực hiện Kế hoạch số 390/KH-BGDĐT ngày 22/4/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 686/NQ- UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Trên cơ sở đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1122/TTr- SGDĐT ngày 02/5/2024; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ như sau:
1. Thống nhất chỉ đạo các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ; tạo sự chuyển biến tích cực trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
2. Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện; xác định cụ thể các nội dung công việc, sản phẩm hoàn thành, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, lộ trình và tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ.
3. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch với nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm các điều kiện, nguồn lực và tổ chức thực hiện đầy đủ, hiệu quả, kịp thời, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ và Kế hoạch này.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
a) Thực hiện, sử dụng biên chế, số lượng người làm việc
Rà soát, phân bổ, điều tiết biên chế, số lượng người làm việc phù hợp, hợp lý giữa các đơn vị, cấp học, đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp, quy mô tổ chức hoạt động của đơn vị, địa phương theo quy định tại Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.
Thực hiện rà soát, điều động, thuyên chuyển giáo viên theo tình hình thực tế từ đơn vị thừa giáo viên đến đơn vị thiếu giáo viên đảm bảo không để thừa, thiếu cục bộ giáo viên và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, hoạt động giáo dục và đào tạo theo quy định, định mức số lượng người làm việc quy định.
b) Công tác tuyển dụng
Tiếp tục tổ chức tuyển dụng đủ chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao bổ sung hằng năm theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị; quán triệt, triển khai thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, hiệu quả công tác biên chế, tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viên gắn với vị trí việc làm, theo chỉ tiêu biên chế được giao, công khai, minh bạch theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thông tư số 6/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
c) Đào tạo, bồi dưỡng
Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngǜ nhà giáo theo tiêu chuẩn chức danh, chức vụ, nâng chuẩn theo vị trí việc làm; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngǜ quản lý và giáo viên; đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên; nâng cao tính tích cực, chú trọng tự bồi dưỡng của từng giáo viên; tiếp tục triển khai thực hiện bồi dưỡng giáo viên theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; đào tạo nâng chuẩn trình độ chuyên môn của giáo viên theo quy định Luật Giáo dục năm 2019 để bố trí, sắp xếp hiệu quả biên chế, đội ngǜ giáo viên.
d) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại địa phương, các cơ sở giáo dục việc thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại địa phương; thực hiện linh hoạt, bố trí, sắp xếp giáo viên bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu theo quy định; tiếp tục tuyển dụng bảo đảm đủ số biên chế được giao tại Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngǜ giáo viên theo lộ trình.
- Về xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học: Tập trung nguồn lực để xây dựng mới phòng học nhằm thay thế các phòng học bán kiên cố, xuống cấp nhằm nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của các trường, đảm bảo được môi trường dạy học một cách tốt nhất.
- Tăng cường về cơ sở vật chất trường học, đảm bảo đủ 01 phòng/lớp để triển khai dạy học 02 buổi/ngày đối với cấp mầm non, tiểu học; bổ sung phòng học bộ môn, chức năng và phòng hiệu bộ đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông; xóa bỏ phòng học bị xuống cấp; tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
- Tại các khu vực có dân số tăng nhanh, khu vực đông dân cư cần quy hoạch quỹ đất để đầu tư xây dựng hệ thống các cơ sở giáo dục đảm bảo nhu cầu học tập của Nhân dân tránh hiện tượng quá tải tại các trường và xuất hiện học ca 3.
- Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 07/9/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2022-2025; Quyết định số 3208/QĐ-UBND ngày 03/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2022-2025; Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định; Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 27/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc ban hành kế hoạch tổ chức biên soạn và triển khai nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Rà soát thiết bị dạy học hiện có, xây dựng nhu cầu đầu tư bổ sung thiết bị dạy học đầy đủ số lượng, đảm bảo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại các Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục dạy học tối thiểu cấp Tiểu học; Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở; Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông và Thông tư số 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT; Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT; Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hướng dẫn, công tác quản lý, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 11/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025.
- Tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục: Ưu tiên quỹ đất để thực hiện xã hội hóa giáo dục; thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất, miễn, giảm thuế đối với các dự án thực hiện xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Bố trí đầy đủ và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nhất là nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt: Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025; Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định số 3208/QĐ-UBND ngày 03/10/2022 của UBND tỉnh; Quyết định số 3387/QĐ- UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 2434/QĐ- UBND ngày 04/8/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 để tập trung đầu tư kiên cố hóa trường lớp học, đảm bảo đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Thực hiện xây dựng dự toán chi từ ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo hằng năm trong đó ưu tiên bố trí ngân sách cho nhiệm vụ thực hiện việc lựa chọn sách giáo khoa và tài liệu giáo dục địa phương theo Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 51/2019/TT-BTC ngày 15/8/2019 của Bộ Tài chính; Quyết định số 67/2022/QĐ-UBND ngày 06/10/2022 của UBND tỉnh Bình Định.
- Ưu tiên bố trí kinh phí để hợp đồng giáo viên theo quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ.
- Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí, sử dụng kinh phí để mua sách giáo khoa, sách tham khảo trang bị cho thư viện đảm bảo đủ để học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa, học sinh vùng dân tộc thiểu số mượn sử dụng.
- Đối với học sinh dân tộc thiểu số: Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc: “Nhà trường xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung để cho mỗi học sinh mượn 01 bộ sách tương ứng với từng lớp học mà học sinh đó đang theo học. Trường có trách nhiệm tổ chức tốt việc cho mượn và bảo quản sách giáo khoa để được sử dụng lâu dài, có hiệu quả; hằng năm trường được mua bổ sung số sách giáo khoa bằng 10% số đầu sách giáo khoa của tủ sách dùng chung.”.
- Hằng năm, các cơ sở giáo dục sử dụng kinh phí được cấp để mua sách giáo khoa, sách tham khảo trang bị cho thư viện đảm bảo đủ để học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa, học sinh vùng dân tộc thiểu số mượn sử dụng; chủ động phối hợp với các Nhà xuất bản sách giáo khoa để thực hiện các chương trình tặng sách giáo khoa cho học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa, học sinh vùng dân tộc thiểu số và hỗ trợ giảm giá bìa mua sách giáo khoa cho thư viện để học sinh dùng chung.
- Vận động các nguồn xã hội hóa mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập tặng cho học sinh chính sách, diện hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa, học sinh vùng dân tộc thiểu số đảm bảo đủ điều kiện đến trường.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện từng nội dung tại Kế hoạch này; giúp UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố việc triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo UBND tỉnh những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.
b) Trước ngày 15 tháng 9 hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp báo cáo, tham mưu với UBND tỉnh báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
2. Sở Nội vụ: Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác rà soát, phân bổ biên chế viên chức hợp lý, đảm bảo nhu cầu tối thiểu để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện rà soát, thuyên chuyển, tuyển dụng giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên giữa các đơn vị.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các huyện, thị xã, thành phố cân đối, bố trí nguồn kinh phí thực hiện việc đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
4. UBND các các huyện, thị xã, thành phố: Căn cứ nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đồng bộ, kịp thời, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp quy định trong Kế hoạch.
Trên đây là kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để xem xét, chỉ đạo./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 32/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do tỉnh Bình Định ban hành
Số hiệu: | 91/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định |
Người ký: | Lâm Hải Giang |
Ngày ban hành: | 09/05/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 32/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do tỉnh Bình Định ban hành
Chưa có Video