Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8561/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 11 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG CÁC THƯ VIỆN, BẢO TÀNG, NHÀ VĂN HÓA, CÂU LẠC BỘ” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Thực hin Quyết định s208/QĐ-TTg ngày 27/01/2014 của Thủ tướng Chính phphê duyệt Đ án “Đy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”.

y ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa xây dựng chương trình hoạt động theo các nội dung như sau:

I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG THƯ VIỆN, BẢO TÀNG, NHÀ VĂN HÓA, CÂU LẠC BỘ

1. Thực trạng

Hệ thống thư viện công cộng tỉnh Khánh Hòa gồm Thư viện tỉnh, 09 thư viện cp huyn, 02 thư viện cấp xã. Thực hiện dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam”, hệ thống thư viện đã được trang bị máy tính (Thư viện tỉnh: 40 máy tính; thư viện cấp huyện 10 máy tính) phục vụ min phí cho mọi đối tượng người dân; đồng thời đã triển khai đào tạo, hưng dẫn và phục vụ truy cập Internet, tra cứu thông tin đã thu hút được sự quan tâm ca rt nhiu bạn đọc, người dân, các bạn sinh viên, học sinh. Từ đầu năm 2014 đến tháng 9/2015 đã phục vụ được 17.217 lượt bạn đọc đến truy cp internet và phc v224.297 lượt bạn đọc tại chỗ.

Hệ thống bảo tàng gồm Bảo tàng tỉnh và 01 bảo tàng ngoài công lập (Bảo tàng Nghệ thuật múa ri nước) thường xuyên tổ chức triển lãm, trưng bày các chuyên đề, di vật, cvật văn hóa. Hàng năm, có trên 12.000 lượt du khách trong và ngoài nước tham quan, học tập

Hệ thng nhà văn hóa và câu lạc bộ gồm: Trung tâm Văn hóa tỉnh, 08 Trung tâm Văn hóa thể thao cấp huyện, 03 trung tâm văn hóa xã, 51 nhà văn hóa cấp xã/137 xã, phường, thị trấn, 437 n văn hóa thôn, xóm/985 thôn, 06 nhà văn hóa thiếu nhi, 277 câu lạc bộ văn hóa, thể thao, du lịch.

2. Những khó khăn vướng mắc

Trong những năm qua, từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau, kể cả nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn kinh phí xã hội hóa, tnh đã tp trung xây dựng, hoàn thiện cơ svật chất phc vụ sinh hoạt văn hóa, tập luyện ththao. Hầu hết các huyện, thị xã, thành phố đều tiến hành quy hoạch, btrí đt từng bước thực hiện đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa: phòng truyền thống, thư viện huyện, nhà thi đấu đa năng; về cấp xã xây dựng nhà đài truyền thống, trung tâm học tp cộng đng, bưu điện văn hóa xã, thiết lập tủ sách pháp luật và trạm sách cơ sở.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, các thiết chế văn hóa cơ sở, đặc biệt là ở cấp xã xuống cấp trầm trọng. Trang thiết bị tại các trạm sách, nhà truyền thống, nhà văn hóa, câu lạc bộ cũ kỹ, nghèo nàn, lạc hậu. Chế độ chính sách cho cán bộ phụ trách cấp xã không có, hầu hết hoạt động kiêm nhiệm.

Bên cạnh đó, do sự phát triển của công nghệ thông tin, phương tiện nghe nhìn, giao thông thuận lợi, người dân có nhiều lựa chọn tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động văn hóa, ththao và du lịch. Do đó, số lượng người dân đến thư viện, bảo tàng và tham gia các hoạt động tại nhà văn hóa, câu lạc bộ giảm so với trước đây.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa và các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp cho người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được học tập thường xuyên, góp phần nâng cao trình độ dân trí, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao động, thúc đy phát trin kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

2. Yêu cầu

Quán triệt sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về chủ trương xây dựng việc tổ chức các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, các câu lạc bộ; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ phải gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã - hội ở địa phương, đặc biệt là gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng thể

Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, phục vụ học tập trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ phù hợp đối tượng người sử dụng ở địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp nhiều cơ hội cho người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn được học tập thường xuyên, từ đó khuyến khích nhu cầu, thói quen học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ dân trí, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao động; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Mục tiêu cthể đến năm 2020

a) Đối với hệ thống thư viện:

- Phấn đấu 100% thư viện tỉnh, 100% thư viện cấp huyện và 50% thư viện cấp xã tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập Internet miễn phí; tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện, tra cứu tìm kiếm thông tin, tri thức phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, người dân sinh sống trên địa bàn; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về các vấn đề mà cộng đồng quan tâm.

- Phấn đấu 80% thư viện cấp tỉnh, 60% thư viện cấp huyện và 40% thư viện cấp xã ở khu vực thành thị; 40% thư viện cấp huyện và 20% thư viện cấp xã miền núi phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các lớp hướng dẫn, cập nhật kỹ năng, kiến thức cần thiết cho lực lượng lao động tại địa phương.

- Số lượt người sử dụng thư viện công cộng hàng năm tăng bình quân 10%; tỷ lệ người dân trên địa bàn sử dụng thư viện phục vụ nhu cầu học tập, tìm hiểu kiến thức nâng cao hiểu biết đạt 10-15% số dân.

b) Đối với hệ thống bảo tàng:

- Phấn đấu thu hút số lượt khách nội địa tham quan bảo tàng hàng năm tăng bình quân 10% trong đó khuyến khích khách tham quan là học sinh, sinh viên.

- Bảo tàng tỉnh ký kết với Sở Giáo dục và Đào tạo chương trình phối hợp giáo dục thông qua di sản văn hóa; tổ chức học tập về lịch sử, văn hóa địa phương ngay tại bảo tàng.

- Bảo tàng tỉnh tổ chức hoạt động giới thiệu các di sản văn hóa nhân Ngày Di sản văn hóa nhm thu hút nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên tham dự.

c) Đối với hệ thống nhà văn hóa, câu lạc bộ:

-Thu hút 60% sdân ở khu vực thành thị và 40% số dân ở khu vực miền núi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phục vụ cho mục đích học tập, nâng cao kiến thức, hiểu biết.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Củng ccơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bvà phương thức hot động

1.1. Thư vin

- Tăng cường các cuộc thi đọc sách, kể chuyện sách gắn liền với các hoạt động của Đội Thiếu niên, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ n, Hội Cựu chiến binh...

- Tranh thủ nguồn vốn, sách báo từ các chương trình mục tiêu tài trợ để phát triển mạng lưới thư viện từ tỉnh đến cơ sở.

- Phối hợp với ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa các cp trong việc đẩy mạnh xã hội hóa công tác thư viện, xây dựng các tủ sách tại các thôn, t dân ph, khu dân cư, cơ quan đạt chuẩn văn hóa nhằm phát triển h thng thư viện công cộng từ tỉnh đến cơ sở, phục vụ tốt cho nhu cầu đọc sách báo của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

- Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giới thiệu sách, tổ chức tuyên truyn và hướng dẫn đọc trên các phương tiện truyn thông đại chúng như truyn thanh, truyn hình, báo chí một cách thường xuyên và định kỳ nhằm vào từng đối tượng người đọc khác nhau.

- Phát động các phong trào đọc và làm theo sách gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thư viện, cán bộ phục vụ tại các trạm, phòng đọc sách cơ sở. Thực hiện tốt các chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác phục vụ cơ sở.

- Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để các tủ sách, phòng đọc sách tư nhân hoạt động.

- Phát triển văn hóa đọc là một thiết chế không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nht là trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, thời kỳ phát triển mạnh của nền kinh tế tri thức hiện nay.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cơ sở hạ tầng để tăng cường văn hóa đọc ở cơ sở; tiếp tục duy trì củng cố hoạt động mạng lưới thư viện, phòng đọc sách ở cơ sở; khắc phục được phần nào tình trạng thiếu sách ở thư viện, tủ sách cơ sở; nâng cao hiệu quả sử dụng sách, đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân

- Duy trì củng cố và hoàn thiện công tác luân chuyển sách báo về cơ sở, ổn định và tăng nhanh tài liệu kho lưu động bằng nhiều nguồn lực có thể khai thác được thông qua các nguồn bổ sung từ kinh phí ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức trong nước và các cá nhân biếu tặng.

- Xây dựng thư viện cấp huyện ngày càng vững mạnh về mọi mặt để trở thành trung tâm luân chuyn sách báo phục vụ cho cơ sở, là cầu nối quan trọng giữa Thư viện tỉnh với cơ sở; củng cố xây dựng thư viện cấp xã, Điểm Bưu điện - Văn hóa xã và việc thực hiện Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt nam” do Quỹ Bill & Menlinda Gates tài trợ.

- Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các ngành Giáo dục - Đào tạo, Bưu chính - Viễn thông, Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trong việc phát triển văn hóa đọc của nhân dân; hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố duy trì hoạt động hội báo xuân ở các huyện.

- Triển khai công tác phục vụ lưu động trong trường học, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cơ sở hạ tầng để tăng cường tổ chức các hoạt động học tập, phục vụ học tập trong các thư viện nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của học sinh, giáo viên, góp phần hình thành thói quen đọc sách cho thế hệ tương lai;

- Tổ chức tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm sau 1 năm hoạt động.

1.2. Bảo tàng

- Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển mạng lưới bảo tàng ngoài công lập, tôn vinh các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ xây dựng các chương trình giáo dục trong bảo tàng. Tạo điều kiện cơ chế thông thoáng đối với cá nhân, các nhà sưu tập có nhu cầu tham gia vào câu lạc bộ cvật của tỉnh nhà.

- Tăng cường đưa di sản tới cơ sở thông qua các hình thức triển lãm lưu động, trưng bày chuyên đề, đổi mới hoạt động bảo tàng gắn di sản văn hóa với giáo dục học đường.

- Phát triển mạng lưới nhà truyền thống tại các cơ sở.

- Củng cố nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm phát triển mạng lưới bảo tàng trong và ngoài tỉnh.

- Cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bảo tàng nhằm đáp ứng với hội nhập quốc tế.

- Tăng cường giao lưu hợp tác, học hỏi kinh nghiệm về tổ chức hoạt động bảo tàng trong nước và quốc tế.

- Xây dựng thư viện của bảo tàng theo hướng thư viện chuyên ngành nhằm phục vụ các đối tượng đến nghiên cứu học tập.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quảng bá các loại hình di sản văn hóa qua website và các phương tiện thông tin đại chúng.

1.3. Nhà Văn hóa, câu lạc bộ

a) Hoạt động tại cơ sở:

- Từng bước hoàn thiện, phát triển thiết chế văn hóa, thể thao từ cấp tỉnh đến cơ s, đc bit là nhà văn hóa xã và nhà văn hóa - khu thể thao thôn , xã theo hướng chuẩn hóa về mô hình tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Tăng cường mở các lớp bi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình đ cho cán bộ chuyên trách hoạt động nghiệp vụ văn hóa-câu lạc bộ tại cơ sở.

- Phối hợp Trung tâm văn hóa các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, củng cố các câu lạc bộ đã có sẵn, xây dựng kế hoạch phát triển thêm các câu lạc bộ khác đáp ứng nhu cầu của quần chúng nhân dân.

- Đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển và tổ chức hoạt động câu lạc bnhà văn hóa tại các đơn vị xã, phường.

b) Hoạt động tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Khánh Hòa:

- Thưng xuyên mở các lớp năng khiếu đthu hút quần chúng tham gia học tập như: lớp nghệ thuật cm hoa, dạy đàn guitar classic, lớp dancing sport, lớp nhiếp ảnh nghệ thuật, võ thuật...

- Cùng với các câu lạc bộ đang hoạt động đạt hiệu quả tốt như: CLB Âm nhc Bin Xanh, CLB Văn học, CLB Ca sĩ trẻ , CLB Đờn ca tài tử, CLB NGh thut truyền thng, CLB Aerobic, CLB Thời trang, CLB Nhiếp ảnh, CLB Cờ tướng, CLB Khiêu vũ, CLB Thư pháp-Thư họa, CLB Diều nghệ thuật, CLB Lân sư rồng, Vũ đoàn My friend...đơn vị tiếp tục xây dựng kế hoạch định hướng và phát triển nhiều loại hình CLB khác như: CLB Âm nhạc cổ điển, CLB Sáng tác trẻ, CLB Guitar classic, CLB Hát cho nhau nghe, CLB Khiêu vũ ngoài trời...

- Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp cơ sở chất, nâng cao chất lượng hoạt động của các CLB, Đội tuyên truyền văn hóa lưu động, tổ chức rộng rãi hơn các cuộc thi, liên hoan định kỳ hàng năm như: liên hoan Organ Casio, liên hoan múa, liên hoan nghệ thuật qun chúng, liên hoan chiến sĩ hát và hát về chiến sĩ, liên hoan tiếng hát thanh niên...đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao ca qun chúng nhân dân.

2. Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động học tập suốt đi cho đội ngũ công chức, viên chức; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tuyên truyền về học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ

2.1. Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động học tập suốt đời cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc b

- Nâng cao tri thức, kỹ năng tổ chức, vai trò, trách nhiệm của công chức, viên chức trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ học tập suốt đời thông qua các lớp tập huấn, tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm.

- Khuyến khích, động viên công chức, viên chức làm việc trong các thiết chế văn hóa nâng cao ý thức về tự học, học tập thường xuyên của chính bản thân đ mi công chức, viên chức thật sự trthành người cung cấp, hướng dẫn tìm kiếm và sử dụng thông tin, tri thức đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân.

2.2. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tuyên truyền

- Tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập suốt đời để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong việc học tập thường xuyên, từ đó hình thành thói quen tự học.

- Tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ trong việc học tập suốt đời của người dân; từ đó khuyến khích nhân dân, cộng đng tham gia hưởng ứng các hoạt động giáo dục, học tập, hỗ trợ học tập được tổ chức trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ cũng như đóng góp về vật lực, nhân lực, trí lực cho hoạt động này.

- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, chú trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng thành lập chuyên mục xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời và xây dựng phóng sự chuyên đvề học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên xây dựng các chương trình nghệ thuật, các tác phẩm về việc học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ.

3. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Tăng cường hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong nước và quốc tế về tổ chc các hoạt động trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ; đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyn, vận động cộng đng;

- Huy động các nguồn lực tài chính hợp pháp, tranh thủ sự htrợ k thut trong nước và quốc tế để triển khai thực hiện Kế hoạch này.

V. KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

1. Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách tỉnh, địa phương, của các cơ quan đơn vị và thực hiện xã hội hóa.

2. Các cơ quan đơn vị có liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao, hàng năm lập dự toán kinh phí thực hiện và tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị mình, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.

3. Cơ quan tài chính cấp tỉnh, huyện và cấp xã có trách nhiệm cân đối ngân sách dành kinh phí hỗ trợ việc củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ; các hoạt động tuyên truyền tại địa phương; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của ngành, in ấn tài liu học tập.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SVăn hóa, Thể thao và Du Ich

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề án;

- Xây dựng mô hình hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho công chức, viên chức ca ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kỹ năng tổ chức các hoạt động học tập suốt đời trong các thiết chế văn hóa nằm trong phạm vi thực hiện của Đề án;

- Hướng dẫn UBND các huyện, thị, thành phố củng cố, kiện toàn về tổ chức, nâng cp cơ s vt chất của các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ;

- Kim tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện Đề án của huyn, thị, thành phvà định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng các chương trình giáo dục thông qua thư viện trong trường phổ thông các cấp;

- Chỉ đạo Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp các huyện thị thành phố củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập cộng đồng- phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong vic xây dựng mô hình hoạt động lng ghép giữa trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã;

- Kim tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc giáo dục thông qua các thiết chế thư viện trong các cơ sở giáo dục và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Tích cực xây dựng và trin khai có hiu quả Đề án truyền thông về xây dựng xã hội học tập trong đó có nội dung tuyên truyền về hoạt động học tập suốt đi trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ.

4. Sở Tài chính

- Bố trí nguồn kinh phí thường xuyên hàng năm để thực hin Đề án theo quy định của pháp luật.

- Chtrì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đu tư đối với các hoạt động của Đề án; phối hợp kim tra, giám sát việc thực hiện Đề án.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án hàng năm và từng giai đoạn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương đến năm 2020; bố trí ngân sách cho hoạt động học tập suốt đời được tổ chức trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ thuộc địa phương.

- Xây dựng kế hoạch củng cố, kiện toàn, phát triển các thiết chế thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ theo quy hoạch được phê duyệt; bảo đảm các nguồn lực đcác thiết chế này hoạt động có hiệu quả, bền vững.

- Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, tiếp hình, Trung tâm Văn hóa cấp huyện tuyên truyền về học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ.

- Theo dõi, đôn đc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đán tại địa phương; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hp báo cáo UBND tỉnh.

6. Báo Khánh Hòa, Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh: Xây dựng chuyên mục tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập trong đó có tuyên truyền về học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà, văn hóa, câu lạc bộ.

7. Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp

- Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Người Cao tuổi tỉnh phối hợp với các cơ quan có liên quan và các tổ chức xã hội khác tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức tự học, học tập thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, tổ chức mình và của nhân dân;

- Hội Khuyến học tỉnh nghiên cứu đưa nội dung tổ chức và triển khai các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ thành một trong những tiêu chí công nhận “cộng đồng học tập” của các địa phương.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đán “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”, đnghị các Sở, ban, ngành căn cứ nội dung triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
-Thường trực TU, HĐND, UBND (b/c);
- Bộ VHTTDL (b/c);
-Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
-Sở VHTTDL, GDĐT, TTTT, TC;
-Báo Khánh Hòa, Đài PTTH tỉnh;;
-Mặt trận và các đoàn thể tỉnh;
-Hội Người cao tuổi, Hội Khuyến học tỉnh;
-Lưu: VT, QP Thu vien - hoc tap suot đoi

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Bắc

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 8561/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu: 8561/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
Người ký: Nguyễn Duy Bắc
Ngày ban hành: 11/12/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 8561/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…