Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/KH-UBND

Yên Bái, ngày 29 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 về việc thông qua một số Đề án phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mc đích

- Củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khoa XI.

- Xác định nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để các ngành, các địa phương và các đơn vị trường học cùng triển khai thực hiện, góp phần hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh và mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2020-2025.

2. Yêu cầu

- Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia không chỉ là nhiệm vụ của ngành GD&ĐT mà là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị.

- Tất cả các nhà trường phải xây dựng kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; xác định đúng thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu để có kế hoạch cải tiến chất lượng trong giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu

Đến năm 2025:

- Công nhận thêm 88 trường, nâng tổng số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia lên 333/443 trường, đạt 75,17%; trong đó: 121/179 trường mầm non, đạt 67,6%; 45/56 trường tiểu học, đạt 80,4%; 102/116 trường TH&THCS, đạt 87,9%; 46/54 trường THCS, đạt 85,2%; 20 trường THPT, đạt 76,9%[1]. (Phụ lục 01)

- Đối với 245 trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia: xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng, mức độ trường đạt chuẩn; trong đó:

+ 225 trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1: duy trì, giữ vững và từng bước nâng cao mức độ kiểm định chất lượng giáo dục. Phấn đấu công nhận thêm 28 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn mức độ 2; nâng tổng trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn mức độ 2 lên 50 trường (17 trường mầm non, 13 trường tiểu học, 5 trường TH&THCS, 11 trường THCS và 4 trường THPT), đạt 15% tổng số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia[2]. (Phụ lục 02)

+ 22 trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2: duy trì, giữ vững và từng bước đạt mức 4 của kiểm định chất lượng giáo dục.

- Đối với 110 trường chưa đạt chuẩn, không nằm trong lộ trình xây dựng trường chuẩn giai đoạn 2021-2025: tiếp tục nâng cao chất lượng của từng chỉ báo, tiêu chí; phấn đấu: 100% các trường đạt từ 2 tiêu chuẩn trở lên, trong đó ít nhất 44 trường đạt 3 tiêu chuẩn, 51 trường đạt 4 tiêu chuẩn[3]. (Phụ lục 03)

2. Nhiệm vụ, giải pháp

a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát

Tăng cường vai trò chỉ đạo của chính quyền trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Giao trách nhiệm hoàn thành các tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đơn vị. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của UBND các cấp.

Tăng cường kiểm tra chất lượng, hiệu quả việc đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Định kì sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở từng đơn vị, địa phương và trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức tham quan, học tập các cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh làm tốt công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

b) Công tác tham mưu, tuyên truyền

Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trường học tăng cường tham mưu với cấp ủy, chính quyền trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; gắn công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia với việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2025.

Tăng cường tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng của tỉnh, của các địa phương về việc xây dựng trường chuẩn quốc gia; giới thiệu các điểm sáng, các mô hình trường, cá nhân điển hình trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

c) Công tác kiểm định chất lượng giáo dục

Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng trường học; chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cải tiến chất lượng; công tác kiểm tra, đánh giá các đơn vị phải bám sát 5 tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.

Các cơ sở giáo dục thực hiện tự đánh giá theo đúng quy định: đảm bảo đánh giá đầy đủ, trung thực, đúng quy trình; xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng phải phù hợp mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược phát triển của nhà trường, phải có sự phân công trách nhiệm cụ thể và thời gian hoàn thành công việc.

Chỉ đạo, giám sát việc triển khai các hoạt động sau khi tự đánh giá và đánh giá ngoài: công khai kết quả tự đánh giá, đánh giá ngoài và kế hoạch cải tiến chất lượng để lấy ý kiến góp ý rộng rãi của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch cải tiến chất lượng; định kì rà soát, điều chỉnh kế hoạch cải tiến chất lượng. Phấn đấu thực hiện từng bước theo các tiêu chuẩn làm cơ sở cho công tác phát triển, nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

d) Công tác chỉ đạo thực hiện các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia

- Tiêu chuẩn về Tổ chức và quản lý nhà trường:

+ Chỉ đạo 100% các trường mầm non, phổ thông rà soát, thành lập đầy đủ các tổ chức, đoàn thể, hội đồng trường và các hội đồng khác theo quy định của Điều lệ trường học.

+ Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục, kế hoạch hoạt động chi tiết theo năm học, học kỳ, tháng và tuần phải gắn với nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Tiêu chuẩn về Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

+ Đảm bảo số lượng và cơ cấu đội ngũ nhà giáo: Căn cứ vào đội ngũ hiện có và số lượng được tuyển dụng bổ sung hàng năm, UBND cấp huyện, Sở GD&ĐT thực hiện rà soát, điều động cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo thẩm quyền để đảm bảo số lượng, cơ cấu, tỷ lệ giáo viên, nhân viên giữa các trường; đảm bảo số giáo viên theo Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế; các vị trí nhân viên còn thiểu tiếp tục phân công giáo viên kiêm nhiệm.

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên: Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục ngày 14/6/2019, các địa phương chủ động cử cán bộ quản lý, giáo viên đi đào tạo đạt chuẩn và nâng chuẩn để đảm bảo tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định; Cử cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, chức danh nghề nghiệp, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số để đảm bảo chuẩn hiệu trưởng, các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; Cử giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm thêm các vị trí việc làm khác tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng để đảm bảo kiến thức, kỹ năng vị trí công tác kiêm nhiệm, đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm; Tiếp tục tổ chức đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng; tổ chức khảo sát cán bộ quản lý; bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phòng GD&ĐT lựa chọn hiệu trưởng có năng lực quản lý, năng động, sáng tạo để điều động, bổ nhiệm quản lý tại các trường trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia; Tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của từng ngành học, bậc học; có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; bồi dưỡng giáo viên dạy môn kiêm nhiệm nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối giáo viên dạy các môn đặc thù.

- Tiêu chuẩn về Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

+ Lập quy hoạch sử dụng đất, trong đó có xét đến nhu cầu mở rộng các điểm trường; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định; quy hoạch mặt bằng tổng thể, thiết kế xây dựng các trường đáp ứng nhu cầu phát triển GD&ĐT và yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.

+ Tập trung nguồn lực đầu tư các hạng mục công trình cơ bản: xây dựng mới, cải tạo sửa chữa phòng học, phòng chức năng theo kế hoạch, đúng địa chỉ nhằm hoàn thành tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; ưu tiên đầu tư thiết bị dạy học cơ bản theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

- Tiêu chuẩn về Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

+ Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích xã hội hóa giáo dục trên cơ sở các văn bản của trung ương để giúp cho các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện.

+ Tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về xã hội hóa giáo dục để các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục và nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục.

+ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng cơ chế hợp lý nhằm huy động sự ủng hộ của các doanh nghiệp, sự đóng góp của nhân dân hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất trường học.

- Tiêu chuẩn về Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục (Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ)

+ Tập trung các giải pháp tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng thiết thực, hiệu quả tại tất cả các trường mầm non, phổ thông.

+ Triển khai các hoạt động đổi mới giáo dục, thực hiện chương trình dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở giáo dục và hiệu trưởng trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường; linh hoạt trong việc triển khai thực hiện, phát triển chương trình giáo dục, điều chỉnh nội dung, yêu cầu các môn học, các hoạt động giáo dục linh hoạt, đảm bảo phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương và khả năng, nhu cầu, vừa sức với người học; mở rộng hoạt động hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.

+ Áp dụng các giải pháp kiểm soát chất lượng trong đó có cam kết chất lượng, nghiệm thu chất lượng giáo dục. Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; chuyển từ đánh giá chú trọng đến kiến thức học sinh năm được sang đánh giá quá trình, cách thức học sinh nắm được kiến thức, chú trọng đến kỹ năng cơ bản, năng lực cá nhân, vận dụng vào thực tiễn; sử dụng nhiều phương pháp đánh giá: viết, vấn đáp, trắc nghiệm, quan sát, làm thí nghiệm, trình bày dự án, chấm hồ sơ... Trong đánh giá hạnh kiểm, cần xem xét đến học lực, nhưng không quá quan trọng đến xếp loại mà là ý thức, động cơ, thái độ học tập.

+ Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua do Bộ GD&ĐT phát động; phát động phong trào xây dựng Trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng tới xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập".

+ Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phổ cập, xóa mù chữ ở các độ tuổi, cấp học, bậc học; phát huy tốt các giải pháp huy động tối đa học sinh ra lớp, duy trì tốt sĩ số học sinh và chống bỏ học; thực hiện hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau THCS, THPT.

+ Các trường mầm non, tích cực chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức dạy học; thực hiện phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Tăng cường triển khai thực hiện chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện”, “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non”, “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”...

+ Các trường phổ thông thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018; tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh nhằm bồi đắp “Đức, Trí, Thể, Mỹ”; thực hiện đổi mới phương pháp, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiên tiến. Đẩy mạnh các hoạt động, hình thức sinh hoạt chuyên môn: theo tổ, nhóm chuyên môn, liên trường, liên huyện, cấp tỉnh, mời chuyên gia của các trường đại học... Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh tiên tiến của trường chuẩn quốc gia.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch, nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cho các địa phương trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của các địa phương; ban hành các văn bản để chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện thị xã thành phố triển khai, thực hiện công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Căn cứ kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 chủ động ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện từng năm.

Chủ trì, phối hợp với các sở ngành, UBND các huyện, thị xã thành phố tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; xây dựng kế hoạch đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn về tổ chức quản lý, đội ngũ giáo viên: đảm bảo số lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; quy hoạch tổng mặt bằng các trường đáp ứng nhu cầu phát triển; bố trí lồng ghép các nguồn vốn để tập trung nguồn lực đầu tư các hạng mục công trình cơ bản gồm: phòng học, phòng chức năng nhằm hoàn thành tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Chủ động chỉ đạo toàn ngành thực hiện các giải pháp đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, gắn với việc triển khai thực hiện hiệu quả: Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2020-2025, Đề án triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tiến độ của công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh; giới thiệu các điểm sáng, các mô hình, cá nhân đin hình trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

2. Các sở, ngành có liên quan

- Sở Kế hoạch - Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT tham mưu với UBND tỉnh cân đối, bố trí và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện kế hoạch.

- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với S GD&ĐT tham mưu với UBND tỉnh cân đối, bố trí và lồng ghép các nguồn vốn đơn vị sự nghiệp để thực hiện kế hoạch.

- Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch biên chế đảm bảo số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

- Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở GD&ĐT hướng dẫn và thẩm định việc thiết kế xây dựng trường học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo nhu cầu sử dụng, không gây lãng phí.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, hướng dẫn UBND các huyện, thị, thành phố lập quy hoạch sử dụng đất, trong đó có xét đến nhu cầu mở rộng các điểm trường đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia; Thẩm định nhu cầu sử dụng đất do Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị xã, thành phố đăng ký; Trình UBND tỉnh giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng quy định.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong xây dựng chương trình nông thôn mới, gắn với việc thực hiện các tiêu chí về GD&ĐT.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai Kế hoạch; Chỉ đạo phòng GD&ĐT, chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, hiệu trưởng các trường lập kế hoạch hoàn thành dứt điểm từng tiêu chuẩn theo năm học và cả giai đoạn.

Phối hợp với Sở GD&ĐT, chỉ đạo hiệu trưởng các trường rà soát về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên, xây dựng kế hoạch điều chỉnh đội ngũ giáo viên trên địa bàn, bổ sung đội ngũ giáo viên cho các trường trong kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu đội ngũ đáp ứng tiêu chuẩn về tổ chức và đội ngũ.

Chủ trì trong việc mở rộng quỹ đất cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn để đảm bảo đủ diện tích theo quy định của trường chuẩn quốc gia; Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng các hạng mục công trình: cổng trường, phòng bảo vệ, khu vệ sinh, khu để xe, sân trường; kho thiết bị, công trình nước hợp vệ sinh, bãi tập thể dục, tường rào hoặc hàng rào cây xanh quanh trường.

Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tổ chức kiểm tra lập hồ sơ đề nghị công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo tiến độ kế hoạch hàng năm.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân)

Phối hợp với ngành GD&ĐT, tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên của mình tích cực thực hiện xã hội hoá giáo dục hướng vào mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia; tham gia giám sát quá trình thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở địa phương.

5. Các cơ quan truyền thông (Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trung tâm truyền thông và văn hóa các huyện, thị xã, thành phố)

Phối hợp với ngành GD&ĐT, tuyên truyền về mục đích, nội dung, tiêu chuẩn và kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia; Nêu gương người tốt việc tốt, các đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.

6. Các cơ sở giáo dục

Tăng cường chất lượng công tác tự đánh giá: khai thác phần mềm kiểm định chất lượng; tự đánh giá đúng quy trình, đầy đủ, trung thực; xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược phát triển, có sự phân công trách nhiệm, thời gian hoàn thành công việc; triển khai có hiệu quả kế hoạch cải tiến chất lượng.

a) Các trường trong lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia

Rà soát từng chỉ báo, tiêu chí, tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng theo từng tháng, từng năm.

Tích cực triển khai, thực hiện phương án cải tiến chất lượng: Xác định những công việc nhà trường tự triển khai, giải quyết; chủ động báo cáo đơn vị chủ quản những khó khăn, vướng mắc để từng bước tháo gỡ, đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn. Hàng tháng, báo cáo cơ quan chủ quản tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

b) Các trường đã đạt chuẩn quốc gia

Rà soát từng chỉ báo, tiêu chí, tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia để xác định điểm mạnh; xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng, phấn đấu tng bước nâng dần cấp độ chất lượng giáo dục.

Tập trung thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng, thường xuyên bổ sung các giải pháp mới; chủ động tìm nhũng giải pháp huy động mọi nguồn lực, đặc biệt nguồn lực xã hội hóa để tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của trường đạt chuẩn quốc gia. Trong báo cáo mỗi học kỳ phải cập nhật tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của đơn vị.

c) Các trường còn lại

Rà soát từng chỉ báo, tiêu chí, tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia để lựa chọn các tiêu chuẩn có thể tự khắc phục, cải tiến chất lượng phù hợp với tình hình địa phương và đơn vị. Tập trung vào các giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục và công tác xã hội hóa.

Tập trung thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng, thường xuyên bổ sung các giải pháp mới; chủ động tìm những giải pháp huy động mọi nguồn lực, đặc biệt nguồn lực xã hội hóa để tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của trường đạt chuẩn quốc gia.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025 được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo các Đề án phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác.

Trên đây là Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đề nghị các sở, ban, ngành và các địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt kết quả./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (vx);
- Các sở: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Xây dựng,
Tài nguyên và Một trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chánh VP, Phó Chánh VP UBND tỉnh (vx);
- Lưu VT, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Thị Hiền Hạnh

 

PHỤ LỤC 01A:

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025

Stt

Tên trường

Xã, thị trấn, phường

Tổng

Năm dự kiến đạt chuẩn

Chia theo cấp học

2021

2022

2023

2024

2025

MN

TH

TH& THCS

THCS

THPT

Toàn tỉnh

 

88

19

20

24

23

2

26

15

20

17

10

I. Thành phố Yên Bái

 

1

1

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

1

THPT Hoàng Quốc Việt

Xã Giới Phiên

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

II. Thị xã Nghĩa Lộ

 

3

0

0

2

1

0

0

0

0

2

1

2

1

THCS Phúc Sơn

Xã Phúc Sơn

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

3

2

THCS Hạnh Sơn

Xã Hạnh Sơn

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

4

3

PTDTNT THPT Miền Tây

Phường Pú Trạng

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

III.

Huyện Văn Chấn

 

15

3

3

3

6

0

2

4

2

5

2

5

1

MN Tú lệ

Xã Tú lệ

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

6

2

THCS Tú Lệ

Xã Tú lệ

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

7

3

PTDTBT THCS Minh An

Xã Minh An

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

8

4

TH Bình Thuận

Xã Bình Thuận

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

9

5

TH Gia Hội

Xã Gia Hội

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

10

6

THCS Gia Hội

Xã Gia Hội

 

 

1

 

 

 

 

 

 

1

 

11

7

MN An Lương

Xã An Lương

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

12

8

TH&THCS Suối Bu

Xã Suối Bu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

13

9

THPT Văn Chấn

Thị trấn Sơn Thịnh

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

1

14

10

PTDTBT TH An Lương

Xã An Lương

 

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

15

11

PTDTBT TH Cát Thịnh

Xã Cát Thịnh

 

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

16

12

PTDTBT THCS Cát Thịnh

Xã Cát Thịnh

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

17

13

TH&THCS Ba Khe

Xã Cát Thịnh

 

 

 

 

1

 

 

 

1

 

 

18

14

THCS Nậm Lành

Xã Nậm Lành

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

19

15

THPT Sơn Thịnh

Thị trấn Sơn Thịnh

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

III.

Huyện Văn Yên

 

35

10

8

9

8

0

13

6

8

6

2

20

1

TH Yên Thái

Xã Yên Thái

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

 

21

2

THCS Yên Thái

Xã Yên Thái

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

22

3

TH Xuân Ái

Xã Xuân Ái

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

 

23

4

THCS Xuân Ái

Xã Xuân Ái

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

24

5

TH&THCS Ngòi A

Xã Ngòi A

 

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

25

6

MN Ngòi A

Xã Ngòi Ngòi A

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

26

7

MN Tân Hợp

Xã Tân Tân Hợp

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

27

8

TH&THCS Tân Hợp

Xã Tân Hợp

 

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

28

9

MN Viễn Sơn

Xã Viễn Viễn Sơn

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

29

10

TH&THCS Viễn Sơn

Xã Viễn Sơn

 

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

30

11

MN Phong Dụ Hạ

Xã Phong Dụ Hạ

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

31

12

PTDTBT TH&THCS Xuân Tầm

Xã Xuân Tầm

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

32

13

MN Châu Quế Thượng

Xã Châu Quế Thượng

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

33

14

PTDTBT TH&THCS Châu Quế Thượng

Xã Châu Quế Thượng

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

34

15

MN Đại Sơn

Xã Đại Sơn

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

35

16

PTDTBT TH&THCS Đại Sơn

Xã Đại Sơn

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

36

17

TH&THCS Phong Dụ Hạ

Xã Phong Dụ Hạ

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

37

18

MN Xuân Tầm

Xã Xuân Tầm

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

38

19

MN Mỏ Vàng

Xã Mỏ Vàng

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

39

20

PTDTBT TH Mỏ Vàng

Xã Mỏ Vàng

 

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

40

21

PTDTBT TH Châu Quế Hạ

Xã Quế Hạ

 

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

41

22

THCS An Thịnh

Xã An Thịnh

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

42

23

MN Châu Quế Hạ

Xã Châu Quế Hạ

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

43

24

MN Nà Hẩu

Xã Nà Nà Hẩu

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

44

25

TH&THCS Nà Hẩu

Xã Nà Hẩu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

45

26

THPT Trần Phú

Xã An Bình

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

1

46

27

PTDTBT THCS Mỏ Vàng

Xã Mỏ Vàng

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

47

28

MN Lang Thíp

Xã Lang Thíp

 

 

 

 

1

 

1

 

 

 

 

48

29

PTDTBTTH Lang Thíp

Xã Lang Thíp

 

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

49

30

MN Phong Dụ Thượng

Xã Phong Dụ Thượng

 

 

 

 

1

 

1

 

 

 

 

50

31

PTDTBT TH Phong Dụ Thượng

Xã Phong Dụ Thượng

 

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

51

32

MN Lâm Giang

Xã Lâm Giang

 

 

 

 

1

 

1

 

 

 

 

52

33

PTDTBT THCS Lang Thíp

Xã Lang Thíp

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

53

34

PTDTBT THCS Phong Dụ Thượng

Xã Phong Dụ Thượng

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

54

35

THPT Nguyễn Lương Bằng

Xã An Thịnh

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

IV. Huyện Yên Bình

 

20

3

5

8

4

0

7

1

7

2

3

55

1

TH&THCS TT Thác Bà

Thị trấn Thác Bà

 

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

56

2

TH&THCS xã Mỹ Gia

Xã Mỹ Gia

 

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

57

3

MN TT Thác Bà

Thị trấn Thác Bà

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

58

4

TH&THCS xã Xuân Lai

Xã Xuân Lai

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

59

5

MN xã Xuân Lai

Xã Xuân Lai

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

60

6

MN xã Phúc An

Xã Phúc An

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

61

7

TH&THCS Phúc An

Xã Phúc An

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

62

8

THPT Thác Bà

Thị trấn Thác Bà

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

63

9

MN xã Yên Thành

Xã Yên Thành

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

64

10

TH&THCS xã Tân Nguyên

Xã Tân Nguyên

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

65

11

THPT Cảm Ân

Xã Cảm Ân

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

1

66

12

MN xã Bảo Ái

Xã Bảo Ái

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

67

13

THCS xã Bảo Ái

Xã Bảo Ái

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

68

14

MN xã Tân Nguyên

Xã Tân Nguyên

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

69

15

PTDTBT TH Yên Thành

Xã Yên Thành

 

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

70

16

PTDTBT THCS Yên Thành

Xã Yên Thành

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

71

17

TH&THCS xã Ngọc Chấn

Xã Ngọc Chấn

 

 

 

 

1

 

 

 

1

 

 

72

18

TH&THCS xã Phúc Ninh

Xã Phúc Ninh

 

 

 

 

1

 

 

 

1

 

 

73

19

MN xã Ngọc Chấn

Xã Ngọc Chấn

 

 

 

 

1

 

1

 

 

 

 

74

20

THPT Cảm Nhân

Xã Cảm Nhân

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

V. Huyện Lục Yên

 

9

1

3

2

1

2

2

3

1

2

1

75

1

TH&THCS Tân Lĩnh

Xã Tân Lĩnh

 

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

76

2

MN Tô Mậu

Xã Tô Mậu

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

77

3

TH Phúc Lợi

Xã Phúc Lợi

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

78

4

THCS Phúc Lợi

Xã Phúc Lợi

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

79

5

TH Lâm Thượng

Xã Lâm Thượng

 

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

80

6

THCS Động Quan

Xã Động Quan

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

81

7

MN Hoa Hồng

Xã Lâm Thượng

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

82

8

TH Động Quan

Xã Động Quan

 

 

 

 

 

1

 

1

 

 

 

83

9

THPT Hoàng Văn Thụ

Thị trấn Yên Thế

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

VI. Huyện Trạm Tấu

 

2

0

0

0

2

0

1

0

1

0

0

84

1

MN Hoa Ban

Xã Trạm Tấu

 

 

 

 

1

 

1

 

 

 

 

85

2

PTDTBTTH&THCS Trạm Tấu

Xã Trạm Tấu

 

 

 

 

1

 

 

 

1

 

 

VII.

Huyện Mù Cang Chải

 

3

1

1

0

1

0

1

1

1

0

0

86

1

PTDTBT TH&THCS Dế Xu Phình

Xã Dế Xu Phình

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

87

2

MN Sơn Ca

Xã Nậm Khắt

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

88

3

PTDTBTTH Púng Luông

Xã Púng Luông

 

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

PHỤ LỤC 02:

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 2 GIAI ĐOẠN 2021-2025

Stt

Tên trường

Xã, thị trấn, phường

Tổng

MN

TH

TH& THCS

THCS

THPT

Năm

Toàn tỉnh

 

28

8

6

4

7

3

 

I. Thành phố Yên Bái

 

7

2

2

0

2

1

 

1

1

THCS Yên Ninh

Phường Yên Ninh

 

 

 

 

1

 

2021

2

2

TH Hồng Thái

Phường Hồng Hà

 

 

1

 

 

 

2021

3

3

PTDTNT THPT

Phường Đồng Tâm

 

 

 

 

 

1

2021

4

4

MN Yên Ninh

Phường Yên Ninh

 

1

 

 

 

 

2022

5

5

THCS Nguyễn Du

Phường Nguyễn Phúc

 

 

 

 

1

 

2022

6

6

TH Yên Thịnh

Phường Yên Thịnh

 

 

1

 

 

 

2023

7

7

MN Sơn Ca

Phường Nam Cường

 

1

 

 

 

 

2024

II. TX Nghĩa Lộ

 

4

1

0

2

0

1

 

8

1

MN Hoa Lan

Phường Pú Trạng

 

1

 

 

 

 

2022

9

2

TH&THCS Nghĩa Lộ

Xã Nghĩa Lộ

 

 

 

1

 

 

2024

10

3

TH&THCS Nguyễn Quang Bích

Phường Tân An

 

 

 

1

 

 

2024

11

4

THPT Nghĩa Lộ

Phường Tân An

 

 

 

 

 

1

2025

III. Huyện Văn Chấn

 

4

1

1

1

1

0

 

12

1

TH Sơn Thịnh

Thị trấn Sơn Thịnh

 

 

1

 

 

 

2022

13

2

TH&THCS Tân Thịnh

Xã Tân Thịnh

 

 

 

1

 

 

2023

14

3

MN Sơn Thịnh

Thị trấn Sơn Thịnh

 

1

 

 

 

 

2024

15

4

PTDTNT THCS Văn Chấn

Thị trấn Sơn Thịnh

 

 

 

 

1

 

2025

IV. Huyện Trấn Yên

 

6

3

1

0

2

0

 

16

1

THCS Thị trấn Cổ Phúc

Thị trấn Cổ Phúc

 

 

 

 

1

 

2023

17

2

MN Bảo Hưng

Xã Bảo Hưng

 

1

 

 

 

 

2023

18

3

MN Hoa Hồng

Thị trấn Cổ Phúc

 

1

 

 

 

 

2024

19

4

PTDTNT THCS huyện

Thị trấn Cổ Phúc

 

 

 

 

1

 

2024

20

5

MN Hoa Sen

Xã Báo Đáp

 

1

 

 

 

 

2024

21

6

TH Thị trấn Cổ Phúc

Thị trấn Cổ Phúc

 

 

1

 

 

 

2024

V. Huyện Văn Yên

 

3

1

1

0

0

1

 

22

1

THPT Chu Văn An

Thị trấn Mậu A

 

 

 

 

 

1

2022

23

2

MN An Thịnh

Xã An Thịnh

 

1

 

 

 

 

2022

24

3

TH Thị trấn Mậu A

Thị trấn Mậu A

 

 

1

 

 

 

2023

VI. Huyện Yên Bình

 

2

0

1

0

1

0

 

25

1

TH Kim Đồng

Thị trấn Yên Bình

 

 

1

 

 

 

2021

26

2

THCS Thị trấn Yên Bình

Thị trấn Yên Bình

 

 

 

 

1

 

2021

VII. Huyện Lục Yên

 

2

0

0

1

1

0

 

27

1

PTDTNT THCS Lục Yên

Thị trấn Yên Thế

 

 

 

 

1

 

2022

28

2

TH&THCS Liễu Đô

Xã Liễu Đô

 

 

 

1

 

 

2022

VIII. Huyện Mù Cang Chải

 

 

 

 

 

 

 

 

IX. Huyện Trạm Tấu

 

 

 

 

 

 

 

 




[1] - Năm 2021 xây dựng 19 trường: 6 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 10 trường THCS, 1 trường THPT;

- Năm 2022 xây dựng 20 trường: 7 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 8 trường THCS, 2 trường THPT;

- Năm 2023 xây dựng 24 trường: 7 trường mầm non, 4 trường tiểu học, 10 trường THCS, 3 trường THPT;

- Năm 2024 xây dựng 23 trường: 6 trường mầm non, 5 trường tiểu học, 8 trường THCS, 4 trường THPT;

- Năm 2025 xây dựng 2 trường: 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học.

[2] - Thành phố Yên Bái 20 trường: 7 trường mầm non, 6 trường tiểu học, 5 trường THCS, 2 trường THPT;

- Thị xã Nghĩa Lộ 7 trường: 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 4 trường THCS, 1 trường THPT;

- Huyện Văn Chấn 4 trường: 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 2 trường THCS;

- Huyện Trấn Yên 9 trường: 5 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 2 trường THCS;

- Huyện Văn Yên 3 trường: 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THPT;

- Huyện Yên Bình 3 trường: 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS;

- Huyện Lục Yên 4 trường: 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 2 trường THCS.

[3] Đến tháng 12 năm 2020, toàn tỉnh có 16 trường đạt 1 tiêu chuẩn, 26 trường đạt 2 tiêu chuẩn, 64 trường đạt 3 tiêu chuẩn, 4 trường đạt 4 tiêu chuẩn.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2021 xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Yên Bái ban hành

Số hiệu: 69/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
Người ký: Vũ Thị Hiền Hạnh
Ngày ban hành: 29/03/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2021 xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Yên Bái ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…