Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 519/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 31 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NHẰM BẢO ĐẢM GIÁO DỤC TỐI THIỂU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

A. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. Hệ thống văn bản chỉ đạo

Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/06/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 01/11/2012 của Chính phủ; Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/03/2014 về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT/BGD&ĐT ngày 22/03/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ; Kế hoạch số 2049/KH-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 01/11/2012 của Chính phủ về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2016-2020.

II. Đặc điểm tình hình

Quảng Bình có diện tích tự nhiên 8.065km2, dân số có 854.918 người, phân bố dân cư không đều, tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng và thành phố. Tỉnh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện (trong đó có một huyện miền núi và một huyện rẻo cao), với 159 xã, phường, thị trấn. Trong đó: có 46 xã đặc biệt khó khăn, 50% số xã nằm ở các địa bàn vùng rẻo cao, miền núi và ven biển, địa hình đi lại khó khăn.

Nhân dân Quảng Bình có truyền thống vượt khó, cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất. Những năm gần đây kinh tế xã hội từng bước được ổn định và tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo Quảng Bình không ngừng phát triển qua các thời kỳ. Quy mô trường lớp, mạng lưới giáo dục tiếp tục được mở rộng; cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; đội ngũ giáo viên được đào tạo và đào tạo lại đảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn; chất lượng giáo dục được nâng lên cả về đại trà lẫn mũi nhọn.

Tuy nhiên, nhìn chung, chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, kết quả phổ cập giáo dục ở những huyện miền núi còn thấp đặc biệt là ở những địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Những hạn chế trên là do tỉnh ta còn nghèo nên các chính sách đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Trong những năm gần đây, nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia dành cho công tác PCGD, XMC bị cắt. Mặc dù tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư kinh phí nhưng vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu trong công tác PCGD, XMC.

Mặt khác, nhìn chung đời sống kinh tế của nhân dân còn thấp. Nhận thức về việc học của một bộ phận nhân dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Một số đối tượng phổ cập là lao động chính của gia đình nên phải di chuyển làm ăn xa theo mùa vụ nên công tác PCGD, XMC cũng gặp không ít khó khăn.

III. Tình hình triển khai thực hiện PCGD, XMC

1. Công tác tham mưu và tổ chức thực hiện

Sở GD&ĐT đã tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành hệ thống các văn bản chỉ đạo thực hiện PCGD, XMC đồng thời tổ chức phổ biến, tuyên truyền các văn bản của cấp trên đến các cơ quan, tổ chức, cán bộ và nhân dân trên địa bàn.

- Ngày 08/09/2016 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2726/QĐ-UBND về việc kiện toàn và đổi tên BCĐ PCGD tỉnh Quảng Bình thành BCĐ PCGD, XMC tỉnh Quảng Bình.

- Ngày 08/09/2016 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2711/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn kiểm tra công nhận các huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn quốc gia về PCGD, XMC năm 2016.

- Ngày 18/11/2016, Sở GD&ĐT ban hành Công văn số 2526/SGD&ĐT hướng dẫn chuẩn bị cho công tác kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGD, XMC năm 2016.

- Từ 08/12/2016 Sở GD&ĐT đã tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ PCGD, XMC tại các huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh.

2. Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hệ thống trường lớp

- Sở Giáo dục & Đào tạo đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng hệ thống trường lớp, tăng trưởng cơ sở vật chất. Hiện nay, hệ thống mạng lưới trường học ở tỉnh Quảng Bình cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân.

Toàn tỉnh, có 688 trường và cơ sở giáo dục, bao gồm: 254 trường và cơ sở GDMN (có 76 nhóm trẻ độc lập); 210 trường tiểu học (có 01 trường tư thục và 03 Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật); 148 trường THCS; 18 trường Tiểu học và THCS (có 06 trường PTDT bán trú); 27 trường THPT (trong đó, có 24 trường THPT, 01 trường THPT Chuyên, 01 trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh, 01 trường THPT kỹ thuật); 06 trường THCS&THPT (có 01 trường tư thục); 01 TTGDTX tỉnh; 08 Trung tâm GD-DN cấp huyện. 01 trường Đại học; 04 trường TCCN; 05 trung tâm ngoại ngữ, 04 trung tâm ngoại ngữ - tin học và 03 trung tâm tin học. Có 159/159 xã, phường, thị trấn thành lập Trung tâm học tập cộng đồng, đạt tỷ lệ 100%.

- Sở Giáo dục & Đào tạo đã tích cực chỉ đạo thực hiện các Đề án "Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia", cơ sở vật chất trường lớp đã được cải thiện theo hướng kiên cố hoá. Toàn tỉnh có 266 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia (12/33 trường THPT, 69/148 trường THCS, 146/207 trường TH, 66/179 trường MN). Sở đã chỉ đạo các trường triển khai xây dựng các phòng học bộ môn, phát động giáo viên tích cực làm đồ dùng dạy học, bổ sung các thiết bị còn thiếu theo hướng hiện đại hoá.

3. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đủ về số lượng và chuẩn về chất lượng. Đội ngũ nhà giáo tận tuỵ với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm và tinh thần tự bồi dưỡng để thực hiện nhiệm vụ dạy tốt, đáp ứng yêu cầu giảng dạy của các trường học trên địa bàn. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành có 17.735 người (Cán bộ quản lý: 1.489 người; Giáo viên: 14531 người; Nhân viên: 3715 người).

4. Những kết quả đạt được đến tháng 12/2016

4.1. Về phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi

+ 157/159 xã, phường đạt chuẩn PCGD MNT5T, đạt 98,7%.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD MNT5T, đạt 100%.

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD MNT5T.

4.2. Về phổ cập giáo dục tiểu học

+ 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD TH mức độ 2 trở lên. Trong đó, 149/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3 (93,7 %).

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD TH mức độ 2 trở lên. Trong đó, 7/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3 (87,5%).

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD TH mức độ 2.

4.3. Về phổ cập giáo dục THCS

+ 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 trở lên. Trong đó, 154/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2 trở lên (96,8%); 90/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3 (56,6%).

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 trở lên. Trong đó, thành phố Đồng Hới đạt chuẩn PCGD THCS mức 3 và 4 huyện, thị xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2.

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1.

4.4. Về Xóa mù chữ

+ 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn XMC mức độ 1 trở lên. Trong đó, 157/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn XMC mức độ 2 (98,7%).

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn XMC mức độ 2.

+ Tỉnh đạt chuẩn XMC mức độ 2.

BẢNG TỔNG HỢP ĐẠT CHUẨN

TT

Đơn vị

PCGD MNT5T

PCGD TH

PCGD THCS

XMC

1

Minh Hóa

Đạt

Mức 2

Mức 1

Mức 2

2

Tuyên Hóa

Đạt

Mức 3

Mức 1

Mức 2

3

Quảng Trạch

Đạt

Mức 3

Mức 1

Mức 2

4

Ba Đồn

Đạt

Mức 3

Mức 2

Mức 2

5

Bố Trạch

Đạt

Mức 3

Mức 2

Mức 2

6

Đồng Hới

Đạt

Mức 3

Mức 3

Mức 2

7

Quảng Ninh

Đạt

Mức 3

Mức 2

Mức 2

8

Lệ Thủy

Đạt

Mức 3

Mức 2

Mức 2

Toàn tỉnh

Đạt

Mức 2

Mức 1

Mức 2

B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2020

I. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Củng cố vững chắc kết quả PCGD MNT5T; nâng cao chất lượng PCGD TH, PCGD THCS và XMC.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi:

+ Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 99,9%.

+ Tỷ lệ trẻ 6 tuổi HTCT GDMN đạt 99,9%.

+ Tỷ lệ trẻ em khuyết tật được tiếp cận giáo dục đạt 69%.

+ 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD MNT5T, đạt 100%.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD MNT5T.

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD MNT5T.

1.2.2. Về phổ cập giáo dục tiểu học:

+ Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9%.

+ Tỷ lệ trẻ 11 đến 14 tuổi hoàn thành CTTH đạt 99%.

+ Tỷ lệ trẻ 11 tuổi học lớp 5 hoàn thành CTTH đạt 99%.

+ Tỷ lệ trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục đạt 69%.

+ 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3.

1.2.3. Về phổ cập giáo dục THCS:

+ Tỷ lệ HS lớp 9 TN THCS đạt 99,9%.

+ Tỷ lệ TTN 15-18 tuổi TN THCS đạt 95%.

+ Tỷ lệ TTN 15-18 tuổi đã và đang học chương trình GDPT hoặc GDTX cấp THPT hoặc GDNN đạt 80%.

+ Tỷ lệ TTN 15-18 tuổi khuyết tật được tiếp cận giáo dục đạt 60%.

+ 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2 trở lên, trong đó có 154/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2 trở lên, trong đó, 5/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3;

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2.

1.2.4. Về Xóa mù chữ:

+ Tỷ lệ người trong độ tuổi 15-60 biết chữ mức 2 đạt: 98,5%.

+ 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn XMC mức độ 2.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn XMC mức độ 2.

+ Tỉnh đạt chuẩn XMC mức độ 2.

1.3. Điều kiện về đội ngũ

- Có người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.

- Đối với mầm mon: Đủ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi; 100% số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên; 100% số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; 100% số giáo viên được hưởng chế độ chính sách theo quy định hiện hành;

- Đối với TH: Đủ giáo viên và nhân viên; 100% số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên; 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;

- Đối với THCS: Đủ giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng; 100% số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên; 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở;

- Đối với XMC: Bảo đảm huy động đủ người tham gia dạy học xóa mù chữ tại địa bàn là giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục khác, người đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục năm 2005; Đối với các xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, biên giới, hải đảo, bảo đảm huy động đủ người tham gia dạy học xoá mù chữ tại địa bàn là giáo viên hoặc người đã tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;

1.4. Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

a) Có mạng lưới cơ sở giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy hoạch, điều kiện giao thông bảo đảm đưa đón trẻ, bảo đảm cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;

b) Cơ sở giáo dục mầm non có:

- Số phòng học (phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ) cho lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt tỉ lệ ít nhất 1,0 phòng học/lớp; phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi được xây kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, trong đó có phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích tối thiểu 1,5m2/trẻ; phòng học đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè;

- 100% số lớp mẫu giáo 5 tuổi có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu;

- Có sân chơi xanh, sạch, đẹp và đồ chơi ngoài trời an toàn; có nguồn nước sạch; đủ công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh.

c) Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục TH, THCS có:

- Số phòng học đạt tỉ lệ ít nhất 0,7 phòng/lớp đối với TH và 0,5 phòng/lớp đối với THCS; phòng học theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng thí nghiệm, phòng truyền thống và hoạt động Đoàn, Đội; phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; văn phòng, phòng họp cho giáo viên và nhân viên;

- Đủ thiết bị dạy học tối thiểu; thiết bị dạy học được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện;

- Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.

d) Xã có tổ chức xóa mù chữ: Bảo đảm điều kiện thuận lợi cho các lớp xóa mù chữ được sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục, trung tâm học tập cộng đồng, cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức khác và cá nhân trong địa bàn để thực hiện dạy học xóa mù chữ.

II. Kế hoạch thực hiện theo từng năm

1. Năm 2017

1.1. Phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi

+ 158/159 (99,4%) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD MN 5 tuổi.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD MN 5 tuổi.

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD MN 5 tuổi.

1.2. Phổ cập giáo dục Tiểu học

+ 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD TH mức độ 2 trở lên.

+ 150/159 (94,3%) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD TH mức độ 2.

+ 7/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3.

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD TH mức độ 2.

1.3. Xóa mù chữ

+ 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn XMC mức độ 1.

+ 157/159 (98,7%) xã đạt chuẩn XMC mức độ 2.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn XMC mức độ 2.

+ Tỉnh đạt chuẩn XMC mức độ 2.

1.4. Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở

+ 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 trở lên.

+ 64/159 (40,2%)xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2.

+ 91/159 (57,2%)xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 trở lên.

+ 4/8 huyện, thị xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2.

+ 1/8 thành phố đạt chuẩn PCGD mức độ 3.

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1.

2. Năm 2018

2.1. Phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi

+ 158/159 (98,7%) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD MN 5 tuổi.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD MN 5 tuổi.

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD MN 5 tuổi.

2.2. Phổ cập giáo dục Tiểu học

+ 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD TH mức độ 2 trở lên.

+ 153/159 (96,2%) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD TH mức độ 2.

+ 7/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3.

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD TH mức độ 2.

2.3. Xóa mù chữ

+ 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn XMC mức 1

+ 158/159 (99,4%) xã đạt chuẩn XMC mức độ 2.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn XMC mức độ 2.

+ Tỉnh đạt chuẩn XMC mức độ 2.

2.4. Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở

+ 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 trở lên.

+ 54/159 (33,9%)xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2.

+ 103/159 ( 64,8%)xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 trở lên.

+ 4/8 huyện, thị xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2.

+ 1/8 thành phố đạt chuẩn PCGD mức độ 3.

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1.

3. Năm 2019

3.1. Phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi

+ 159/159 (99,4%) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD MN 5 tuổi.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD MN 5 tuổi.

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD MN 5 tuổi.

3.2. Phổ cập giáo dục Tiểu học

+ 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD TH mức độ 2 trở lên.

+ 156/159 (98,1%) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD TH mức độ 2 trở lên.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3.

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3.

3.3. Xóa mù chữ

+ 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn XMC mức 1

+ 158/159 (99,4%) xã đạt chuẩn XMC mức độ 2.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn XMC mức độ 2.

+ Tỉnh đạt chuẩn XMC mức độ 2.

3.4. Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở

+ 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2 trở lên.

+ 142/159 (89,3%) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2.

+ 4/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD mức độ 3.

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2.

4. Năm 2020

4.1. Phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi

+ 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD MN 5 tuổi.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD MN 5 tuổi.

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD MN 5 tuổi.

4.2. Phổ cập giáo dục Tiểu học

+ 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD TH mức độ 2 trở lên

+ 158/159 (99,4%) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3.

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3.

4.3. Xóa mù chữ

+ 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn XMC mức 2

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn XMC mức độ 2.

+ Tỉnh đạt chuẩn XMC mức độ 2

4.4. Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở

+ 159/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2 trở lên.

+ 154/159 (96,8%) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3.

+ 8/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2.

+ 5/8 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD mức độ 3.

+ Tỉnh đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2.

III. Nhiệm vụ

1. Nhiệm vụ chung

Triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình, đề án về giáo dục ở địa phương. Xây dựng phương án mở rộng và tăng cường các chế độ hỗ trợ đối với thanh thiếu niên thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tăng số lượng học sinh trong các trường dân tộc nội trú. Mở rộng mô hình trường bán trú.

Xây dựng và củng cố nhà trẻ ở vùng nông thôn để đảm bảo bền vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Duy trì vững chắc và từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục TH, THCS đặc biệt đối với con em hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào công giáo và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, tổng hợp tình hình và báo cáo kết quả thực hiện.

Phối hợp với Sở Nội vụ để tham mưu giúp UBND tỉnh về công tác tổ chức đối với ngành giáo dục - đào tạo, cân đối chỉ tiêu biên chế giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện PCGD, XMC.

Phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư để tham mưu cho UBND tỉnh thành lập, xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục đảm bảo phục vụ tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ PCGD, XMC.

Phối hợp với Sở Tài chính để tham mưu cho UBND tỉnh cấp kinh phí đảm bảo phục vụ kịp thời cho PCGD, XMC.

Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh-Xã hội để tham mưu UBND tỉnh nâng cấp các cơ sở dạy nghề để đáp ứng nhu cầu phân luồng đối tượng PCGD sau THCS; đồng thời, giới thiệu việc làm cho đối tượng tốt nghiệp nghề từ tỉnh đến huyện.

Phối hợp với Đoàn thành niên, Hội khuyến học phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động để huy động các em trong độ tuổi PCGD đến trường.

Phối hợp với chính quyền các cấp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ PCGD, XMC.

Trực tiếp chỉ đạo thực hiện PCGD, XMC theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh Ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các quy định của Bộ GD&ĐT.

Chỉ đạo các trường và các phòng GD&ĐT tích cực trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, làm điều kiện bảo đảm đạt chuẩn PCGD, XMC.

Chỉ đạo các trường trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề, các trung tâm GDDN, trung tâm HTCĐ, các trường THPT thực hiện tốt nhiệm vụ PCGD, XMC.

Hướng dẫn các địa phương lập hồ sơ PCGD, XMC; Hằng năm tổ chức tập huấn về công tác điều tra, sử dụng hệ thống thông tin điện tử quản lý PCGD để thống kê, tổng hợp số liệu và trích xuất các biểu mẫu theo quy định.

Tổ chức kiểm tra, tư vấn giúp các đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ PCGD, XMC và thực hiện nhiệm vụ PCGD, XMC đúng tiến độ.

2.2. Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố

Tham mưu cho huyện ủy, thị ủy, thành ủy, UBND và Ban chỉ đạo PCGD, XMC huyện, thị xã, thành phố trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện; chỉ đạo các đơn vị cơ sở điều tra, xử lý số liệu, lập hồ sơ PCGD, XMC.

Tham mưu cho UBND huyện đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội ở các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn để góp phần nâng cao dân trí và điều kiện sống cho nhân dân; Đầu tư mở rộng sản xuất để tạo việc làm cho các đối tượng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và học nghề; Bố trí cán bộ chuyên trách PCGD, XMC cho phòng GD&ĐT để kịp thời tham mưu giúp Ban chỉ đạo và UBND huyện về công tác PCGD, XMC.

Tăng cường công tác tuyên truyền để cán bộ và nhân dân nhận thức đầy đủ và đúng đắn vai trò của công tác PCGD, XMC đối với sự phát triển KT-XH.

Phối hợp với các Ban, ngành cấp huyện để thực hiện nhiệm vụ PCGD, XMC trên địa bàn.

Quản lý hồ sơ PCGD, XMC cấp huyện, thị xã, thành phố. Tổ chức kiểm tra công nhận các đơn vị xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD, XMC; Tổng hợp số liệu và lập báo cáo gửi Ban chỉ đạo cấp tỉnh.

Chỉ đạo công tác xây dựng các trường TH, THCS đạt chuẩn quốc gia.

2.3. Các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo, đối tượng tuyển sinh TN THCS; đóng vai trò nòng cốt cho các trường dạy nghề cấp huyện.

2.4. Các trường THPT

Làm tốt công tác huy động số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục để bảo đảm tỷ lệ TN THPT theo quy định.

Tham gia Ban chỉ đạo PCGD, XMC ở cấp huyện để cùng phối hợp thực hiện niệm vụ PCGD trên địa bàn.

Phối hợp với trung tâm GDDN để thực hiện giảng dạy các lớp bổ túc THPT.

2.5. Các trung tâm GDDN

Phối hợp chặt chẽ với phòng GD&ĐT để huy động đối tượng trong độ tuổi PCGD để mở lớp bổ túc và tổ chức giảng dạy.

IV. Giải pháp thực hiện

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đối với công tác PCGD, XMC. Tập trung sự lãnh đạo và chỉ đạo với tinh thần “cụ thể, quyết liệt, sáng tạo và linh hoạt”. Phân công các đồng chí trong cấp ủy, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, các thành viên BCĐ PCGD, XMC, trực tiếp phụ trách chỉ đạo từng vùng miền của tỉnh đối với huyện, của huyện đối với xã. Tập trung sự lãnh đạo và có kế hoạch đầu tư kinh phí, lập phương án cụ thể đối với tất cả các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCGD, XMC trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân hiểu rõ về vai trò, ý nghĩa của công tác PCGD, XMC. Từ đó xác định được việc thực hiện PCGD, XMC là trách nhiệm của toàn xã hội, là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân.

3. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD, XMC các cấp, từ tỉnh, huyện, thị xã, thành phố đến xã, phường, thị trấn đủ thành phần theo quy định, gồm những thành viên có năng lực, trách nhiệm và nhiệt tình. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo. Xây dựng kế hoạch, lộ trình với những chỉ tiêu cụ thể từng năm, triển khai thực hiện và thường xuyên theo dõi chỉ đạo, kiểm tra và tổng kết để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những vướng mắc, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện.

Thực hiện có hiệu quả, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc đảm bảo đầy đủ các điều kiện thực hiện PCGD, XMC; Có sự phối hợp cam kết trách nhiệm giữa UBND các cấp, các ban ngành, tổ chức đoàn thể và nhà trường đối với công tác PCGD, XMC trên địa bàn.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tập trung huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội, của các tổ chức, đoàn thể, các doanh nhân, các nhà tài trợ cùng với ngân sách Nhà nước nhằm góp phần đầu tư hỗ trợ kinh phí cho công tác PCGD, XMC.

Tất cả các gia đình, các bậc phụ huynh có trách nhiệm và nghĩa vụ vận động trẻ em đến trường, duy trì việc học tập cho con em, hạn chế tối đa học sinh lưu ban bỏ học.

Tổ chức kết nghĩa giữa các đoàn thể, các cơ quan, Ban ngành với các xã; kết nghĩa giữa các trường học ở các vùng thuận lợi với trường ở địa bàn khó khăn nhằm phát huy sự giúp đỡ, hỗ trợ thúc đẩy việc thực hiện phổ cập tại địa phương.

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, về sách giáo khoa, về dụng cụ học tập, trao đổi cho nhau những kinh nghiệm làm phổ cập.

5. Tổ chức tốt sự phối hợp trong toàn xã hội triển khai nhiệm vụ PCGD, XMC, xây dựng mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các đoàn thể, tổ chức xã hội như: Đoàn thanh niên, hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội chiến binh, Hội khuyến học, Mặt trận. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi đoàn thể để lồng ghép tuyên truyền vận động con em duy trì tốt việc học tập, hạn chế tốt đa việc bỏ học, lưu ban.

Tăng cường phối hợp với Bộ đội Biên phòng trong việc tổ chức dạy xóa mù chữ cho đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; kết hợp nâng cao dân trí với an ninh quốc phòng. Phối hợp chặt chẽ với Tỉnh Đoàn, thành lập các đội thanh niên tình nguyện, tổ chức các chiến dịch "Mùa hè thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện" chi viện cho vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều khó khăn để tuyên truyền, vận động học sinh đến trường, tổ chức lớp học, tham gia giảng dạy các lớp XMC, PCGD TH và các lớp PCGD THCS.

6. Các trường dạy nghề, trường THCN, tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề và học văn hóa, kết thúc khóa học học sinh được cấp bằng nghề tương đương với bằng TN THPT. Các trung tâm GD-DN tổ chức dạy nghề 3 năm cho học sinh để đáp ứng phân luồng học sinh sau khi TN THCS.

7. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

8. Đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia bảo đảm đủ điều kiện đạt chuẩn cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đầu tư tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường từ Mầm non đến THCN, dạy nghề.

9. Cung cấp ngân sách kịp thời để triển khai các hoạt động của công tác PCGD, XMC. Có chính sách phù hợp cho những người làm công tác PCGD, XMC như: Chính sách với công tác điều tra, kiểm tra, phúc tra, xây dựng hồ sơ phổ cập; chính sách hỗ trợ đối với người dạy, người học và người làm công tác phổ cập...

Đầu tư kinh phí hỗ trợ nơi ăn, ở cho học sinh ở những xã đặc biệt khó khăn theo hình thức lớp hoặc cụm lớp "Bán trú dân nuôi". Đặc biệt học sinh trong độ tuổi phổ cập, nếu là nguồn lao động chính của gia đình cần có chính sách hỗ trợ vật chất. Trong đó có phân định trách nhiệm đóng góp của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, tạo điều kiện cho con em có nơi ở, nơi học thuận lợi.

10. Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác PCGD, XMC hướng dẫn nghiệp vụ điều tra, thông kê, tổng hợp số liệu chính xác; lập được bộ hồ sơ PCGD, XMC đúng theo yêu cầu của Bộ.

11. Khen thưởng kịp thời những đơn vị cá nhân có thành tích trong công tác PCGD, XMC.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ nhằm đảm bảo giáo dục tối thiểu giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, ban ngành liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu các cơ quan, ban ngành báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐ VP UBND tỉnh;
- Lưu VT, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Tiến Dũng

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 519/KH-UBND năm 2017 thực hiện nhiệm vụ nhằm bảo đảm giáo dục tối thiểu giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu: 519/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
Người ký: Trần Tiến Dũng
Ngày ban hành: 31/03/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 519/KH-UBND năm 2017 thực hiện nhiệm vụ nhằm bảo đảm giáo dục tối thiểu giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…