Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4950/KH-UBND

Gia Lai, ngày 26 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ GIAI ĐOẠN 2016-2020 CỦA TỈNH GIA LAI

Căn cứ Nghị định s20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện bảo đảm và nội dung: quy trình, thủ tục kim tra công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

Tiếp tục phát huy thành quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong những năm qua, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa chữ giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tnh như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mc tiêu chung

Nâng cao mặt bằng dân trí, làm cho hu hết người trong độ tuổi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đều đạt được trình độ học vấnp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho mọi người; huy động các tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đng dân cư có trách nhiệm tham gia công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; củng cố, nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; làm nn tảng vng chắc, đẩy mạnh phong trào “Xây dựng xã hội học tập” trên địa bàn tỉnh.

Mrộng mạng lưi trường, lp đảm bảo đến năm 2020 tất cả các xã đều có trường mầm non, mẫu giáo.

Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết ch, mở rộng độ tuổi xóa mù chữ, ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc thiu số, phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật và những người sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, thực hiện công bằng xã hội.

2. Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020

a) Đối với Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi

- Có 222/222 xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và 17/17 huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

- Đảm bảo đủ phòng học cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi; tiếp tục trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu lớp mẫu giáo dưới 5 tuổi theo quy định.

- Duy trì tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đến trường đạt 100%; huy động trẻ mẫu giáo đạt trên 86%, huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt trên 25%, đảm bảo 100% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày. Tăng tỷ lệ trẻ học bán trú tại trường. 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục Mầm non, 100% trẻ 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiu số được chuẩn bị tốt Tiếng Việt và chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học lớp 1.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các độ tuổi. Hạ thấp tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi xuống dưới 10%. Tỷ lệ trẻ chuyên cần đạt 97% trở lên. Đạt 50% trường mầm non được đánh giá ngoài và đạt cấp độ 1 trở lên. 40% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và nâng cấp 1 strường đạt chuẩn quốc gia lên mức độ II.

- Bảo đảm đủ giáo viên theo quy định, có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo; trong đó, trên chuẩn đạt trên 80%. 100% giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

b) Đối với Phổ cập giáo dục Tiểu học

- Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%. Tỷ lệ trẻ 11-14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học 95%.

- Duy trì, giữ vng chất lượng phổ cập giáo dục các đơn vị đã đạt chuẩn, nâng dần tỷ lệ đạt chuẩn ở mức độ 2, mức độ 3 các đơn vị thuận lợi.

- Mỗi năm, tỉnh có từ 3 đơn vị cấp xã trlên đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Phấn đấu 17/17 huyện, thị xã, thành phố; 222 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học. Đến năm 2020, có khoảng 34% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; 68% học sinh học 2 buổi/ngày (nhiều hơn 5 buổi/tuần).

- Dự kiến kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học giai đoạn 2016-2020, như sau:

Năm

Sxã, phường, thị trấn

Đạt chun PCGD tiu học

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

2016

222

176

25

21

2017

222

166

33

23

2018

222

149

46

27

2019

222

137

56

29

2020

222

125

63

34

c) Đối với PCGD Trung học cơ sở

* Từ năm 2016 đến năm 2018

- Các huyện, thị xã, thành phố bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 và tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp THCS đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

- Tỷ lệ huy động thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi t11 đến 18 học THCS đạt trên 80%.

- Đối với cấp huyện: Có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1, trong đó có 30% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2.

- Đi với tnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1.

* Từ năm 2019 đến năm 2020

Các huyện, thị xã, thành phố bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1.

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp THCS đạt ít nhất 90%, đối với xã điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.

- Tỷ lệ huy động thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 18 học THCS đạt trên 91,5%.

- Đối với cấp huyện: Có ít nhất 95% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2.

- Đi với tỉnh: Có 100% shuyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2.

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp THCS đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phthông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt ít nhất 80%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

d) Đối với xóa mù chữ

Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện Đán “Xóa mù chữ đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo Quyết định số 717/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của UBND tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 cần tiếp tục duy trì và đạt được:

- Tổ chức xóa mù chữ cho người trong độ tuổi 15 - 60, nâng tỷ lệ biết chữ đạt trên 96% và xóa mù chữ cho người trong độ tuổi 15-35 và nâng tỉ lệ biết chữ đạt trên 98%.

- Có trên 90% số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập với nhiều hình thức khác nhau nhm củng cố vững chắc kết quả biết chữ và không tái mù chữ trở lại.

- Duy trì và giữ vững kết quả 100% đơn vị cấp huyện và tối thiểu 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ giai đoạn 2016 - 2020.

3. Yêu cầu

- Thực hiện duy trì và nâng cao kết quphổ cập giáo dục, xóa mù chữ là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị; là công tác mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn. Do đó cần phải huy động nhiều lực lượng chính trị, xã hội tham gia. Ngành giáo dục và đào tạo các cấp phải tích cực tham mưu với UBND cùng cấp xây dng kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hàng năm.

- Thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ phải bảo đảm chất lượng và hiệu quả trên cơ sở nâng cao chất lượng dạy và học ở các cơ sở giáo dục mầm non, phthông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp.

- Trên cơ sở thực hiện Kế hoạch “Xóa mù chữ đến năm 2020” các sở, ban, ngành, đoàn th; các tổ chức kinh tế, xã hội; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tình hình thực tiễn của địa phương để xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.

- Việc tích cực đy mạnh công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ca đơn vị phải gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương; tạo điều kiện phát triển toàn diện, đồng bộ, từng bưc duy trì, nâng cao, củng cố vng chắc kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường sự lãnh đạo; nâng cao nhận thức và trách nhiệm về công tác Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong hệ thống chính trị

a) Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền về công tác phcập giáo dục, xóa mù chữ; phi hp với Mặt trận Tổ quc, các đoàn thể, tchức xã hội xem công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế-xã hội bn vững; từ đó tập trung sức chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền và vận động thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đạt hiệu quả cao nhất.

b) Làm tt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về tầm quan trọng, vai trò, tác dụng của công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân.

2. Kiện toàn Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; bố trí cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

a) Củng cố Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp bảo đảm đủ thành phần, số lượng theo quy định. Mi thành viên trong Ban Chỉ đạo được phân công nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ mình phụ trách, trong đó lưu ý: Ban Chỉ đạo cấp huyện phải có giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Trưng phòng, Giáo dục và Đào tạo cấp huyện; Ban Chỉ đạo cấp xã phải có Hiệu trưởng các trường Trung học cơ s, Tiểu học, Mầm non - Mu giáo trên địa bàn xã.

b) Ngành Giáo dục và Đào tạo bố trí cán bộ, giáo viên phụ trách theo dõi công tác phổ cập giáo dục (ở các cấp xã, huyện, tỉnh): Sở Giáo dục và Đào tạo phân công cán bộ (giáo dục Trung học, giáo dục Tiểu học, giáo dục Mầm non) phụ trách theo dõi, vận hành hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn tnh. Phòng Giáo dục và Đào tạo phân công 01 cán bộ phụ trách theo dõi, vận hành hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn huyện. Mỗi xã phân công 01 giáo viên kiêm nhiệm theo dõi công tác phổ cập giáo dục THCS; 01 giáo viên kiêm nhiệm theo dõi công tác phổ cập giáo dục Tiểu học; 01 giáo viên kiêm nhiệm theo dõi công tác phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi; thực hiện chế độ giảm định mức tiết dạy cho giáo viên được phân công phụ trách theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở cấp xã.

3. Điều tra bản, thực hiện kiểm tra, định kỳ sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện kế hoạch Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

a) Hằng năm, tổ chức điều tra, cập nhật thực trạng giáo dục xã, nắm chính xác, đầy đủ tất cả đi tượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ về độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ nghề, hoàn cảnh gia đình, tình trạng sức khỏe...theo các biu mẫu điu tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và phải thường xuyên cập nhật, bổ sung kịp thời.

b) Mi năm ít nhất một lần, Ban Chđạo tỉnh kiểm tra Ban Chỉ đạo các huyện, Ban Chỉ đạo huyện kiểm tra Ban Chỉ đạo cấp xã về tiến độ thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Cuối năm hoặc kết thúc từng giai đoạn sẽ tng kết và đánh giá việc thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, có hình thức khen thưng kịp thời nhằm động viên các đơn vị và cá nhân có thành tích; có biện pháp xử lý, chấn chỉnh các hạn chế, tồn tại gây khó khăn, cản trở công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

4. Phát triển và hoàn thiện mạng lưới giáo dục, đào tạo, dạy nghề; đầu tư cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giáo dục thường xuyên; đáp ứng đủ yêu cầu và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo điu kiện cn thiết cho thực hiện công tác Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

a) Chú trọng kiên cố hóa trường lớp, tăng cường sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Nâng cấp và xây dựng trường phổ thông theo hướng chuẩn hóa trường đạt chuẩn quốc gia gn liền với kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xã nông thôn mới, ưu tiên phát triển cho các địa bàn kinh tế, xã hội còn khó khăn;

b) Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS giai đoạn 2016-2020, đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, nhân viên đảm bảo công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; trong đó, chú trọng xây dựng lộ trình bsung giáo viên mầm non đến năm 2020 đủ giáo viên dạy lớp theo quy định. Quy hoạch lại mạng lưới trường lớp, mở rộng diện tích cho trường đảm bảo theo quy định đối với trường đạt chuẩn quốc gia. Cụ thể là:

- Tập trung nguồn vốn triển khai thực hiện các dự án đã được phê duyệt;

- Giải quyết diện tích đất cho trường mầm non chưa đủ diện tích đất theo quy định; đy mạnh công tác kim định chất lưng giáo dục trường mầm non.

- Xây dựng thêm phòng học, phòng chức năng; bsung trang thiết bị, đ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định;

- Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển loại hình trường, lớp ngoài công lập.

c) Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện đáp ứng yêu cầu phân luồng học sinh sau THCS.

5. Nâng cao chất lưng giáo dục trên cơ sở đi mi phương pháp dạy học, kim tra đánh giá theo hưng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người hc

a) Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá hướng ti mục tiêu hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học đnâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục .

b) Nâng cao hiệu quả đào tạo qua việc tăng cường các biện pháp chống lưu ban, bỏ học, tăng cường phụ đạo, bồi dưng, giảm tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém.

6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên

a) Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên trong và ngoài ngành Giáo dục và Đào tạo tham gia dạy xóa chữ. Đủ giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng.

b) Bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar cho giáo viên và cán bộ làm công tác xóa mù chữ đối với người dân tộc Jrai, Bahnar sống định cư trên địa bàn.

c) Bi dưỡng phương pháp, kỹ năng giáo dục hòa nhập cho giáo viên dạy phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho người khuyết tật.

d) Có chế độ, chính sách phù hp cho những đối tượng tham gia công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; thực hiện chính sách htrợ đối với những người tham gia dạy xóa mù chữ ở những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia dạy phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

7. Thc hiện xã hội hóa giáo dục

a) Xây dựng mối liên kết giữa ngành giáo dục và đào tạo với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, tổ chức xã hội để tăng cường huy động các nguồn lực tham gia phát triển giáo dục và đào tạo, huy động học sinh ra lớp, chng lưu ban, bỏ học, góp phần bảo đảm chất lượng và hiệu quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

b) Tranh thủ sự hỗ trợ về vật lực, tài lực cho công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ nhất là giúp đỡ các học sinh khó khăn, có nguy bỏ học.

8. Kinh phí thực hiện

a) Kinh phí thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các huyện, thị xã, thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Cấp huyện, xã cần vận động thêm kinh phí từ các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, các tchức, cá nhân và cộng đồng đthực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

c) Lồng ghép kinh phí đảm bảo các điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ,...) vào các kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khác.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tham mưu UBND tỉnh quản lý và chủ trì thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức trin khai kế hoạch, theo dõi kiểm tra tiến độ thực hiện, kịp thời kim đim rút kinh nghiệm, tháo gnhững khó khăn vướng mắc, tổng kết hàng năm hoặc theo từng giai đoạn, báo cáo định kỳ cho Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiến độ thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Tập trung xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các ngành học, cấp học bảo đảm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tập hun, bi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tài liệu dạy, học chương trình phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho các nhóm đối tượng.

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hp nhu cầu kinh phí thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt; lập kế hoạch đầu tư xây dng các trường học theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo đủ trường lớp, cơ sở vật chất theo quy định; từng bước xây dựng trường theo hướng đạt chuẩn quốc gia; tham mưu chính sách, chế độ hỗ trợ người dạy, người học phổ cập giáo dục, xóa chữ và giáo viên được phân công phụ trách công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở cấp xã.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tnh và các đoàn thể, tổ chức xã hội trong tnh động viên nhân dân tích cực, chủ động tham gia công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ .

- Chủ trì phối hợp với các thành viên Ban Chđạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh trong công tác kiểm tra hàng năm và theo kế hoạch.

- Kiểm tra, giám sát tổng hp tình hình thực hiện kế hoạch tổng hp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Sở Nội v

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch bổ sung số người làm việc của ngành Giáo dục và Đào tạo trình cơ quan có thm quyền phê duyệt nhm thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo từng năm.

3. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu các quy định để xây dựng và trình UBND tỉnh kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với những người phụ trách theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và htrợ người học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Bố trí kinh phí phục vụ công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định hiện hành.

4. Sở Kế hoch và Đầu tư

Tng hợp, cân đối các nguồn lực; phi hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành có liên quan rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất trường học bảo đảm phục vụ thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với SGDĐT và các cơ quan liên quan triển khai hoặc biên soạn tài liệu học tập chuyên đề về nông nghiệp và nông thôn đcung cấp cho các Trung tâm học tập cộng đồng.

- Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và các cơ quan liên quan triển khai, xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích những người chưa biết chữ ở nông thôn tích cực học xóa mù chữ.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ngành liên quan triển khai hoặc tham mưu chính sách đối với người khuyết tật học xóa mù chữ .

- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề tổ chức các lớp học nghề đơn giản cho người mới biết chữ.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng kế hoạch và tchức thực hiện các hoạt động tuyên truyền về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ lng ghép với việc tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập.

8. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức thành viên, Mặt trận cấp huyện phối hợp hành động thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tchức. Đưa nội dung phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vào các phong trào vận động có liên quan của Mặt trận.

9. Đnghị Hội Liên hiệp Phụ ntỉnh

- Chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho phụ nữ và trẻ em gái về sự cần thiết phải biết chữ. Phối hợp với ngành GDĐT tchức điu tra, thống kê số phụ nữ, trẻ em gái không biết chữ; nghiên cứu các biện pháp vận động, tchức các hình thức học xóa chữ phù hợp với các nhóm đi tượng.

- Đxuất với các cơ quan chức năng tham mưu chính sách hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái học xóa mù chữ; tạo cơ hội, điều kiện cho phụ nữ, trẻ em gái sau khi học chữ được học nghề, làm nghề để củng cố kết quả biết chữ, hạn chế tình trạng tái mù chữ và n định cuộc sống của gia đình.

10. Đnghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Gia Lai

Chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên vận động thanh, thiếu niên chưa biết chữ tham gia học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; tổ chức phong trào học sinh, sinh viên tình nguyện dạy phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa, trẻ em lang thang đường phố.

11. Đề ngh Hi Nông dân tỉnh

- Phi hp với ngành Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng người mù chữ ở nông thôn, vận động và tổ chức các lớp học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho nông dân.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hoặc biên soạn tài liệu liên quan đến chuyên đề nông nghiệp và nông thôn đgiảng dạy trong các trung tâm học tập cộng đồng, nhằm củng ckết quả phổ cập giáo dục; xóa mù chữ. Động viên nông dân học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Tổ chức các lớp học nghđơn giản hỗ trợ nông dân học chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.

12. Đề nghị Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu giáo chức tỉnh phi hp với các đơn vị liên quan triển khai nhiệm vụ và giải pháp phổ cập giáo dục, xóa mù chữ phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Hội.

13. Hội Khuyến học tỉnh

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm học tập cộng đng, tchức các lớp học xóa mù chữ và lớp chuyên đề đcủng cố kết quả biết chữ.

- Tổ chức vận động các gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư tích cực vận động ngưi chưa biết chữ tham gia các lớp xóa mù chữ.

14. UBND huyện, thị xã, thành phố

- Chịu trách nhiệm chđạo, tchức triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý. Củng cvà kiện toàn Ban Chđạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cấp huyện, cấp xã.

- Chủ động nghiên cứu, áp dụng những giải pháp phcập giáo dục, xóa mù chữ mang tính đặc thù của địa phương, phù hp với các nhóm đối tượng.

- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, đánh giá và tổng hp kết quả thực hiện kế hoạch tại địa phương; định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo để tng hp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- B trí cán bộ chuyên trách làm công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại các xã đặc biệt khó khăn.

- Chđạo các cơ quan thông tin, truyền thông địa phương tuyên truyền về công tác chng mù chữ, xây dựng xã hội học tập.

- Chỉ đạo điều tra, thống kê, cập nhật số liệu, duy trì hoạt động của hệ thống thông tin quản lý dữ liệu về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với những người tham gia công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và hỗ trợ người học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của các sở, ngành có trách nhiệm tổng hp số liệu và báo cáo đánh giá các nội dung về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho Ban Chđạo cấp tỉnh theo định kỳ như sau:

- Ban chỉ đạo cấp huyện và các đơn vị liên quan báo cáo định kỳ về Ban chỉ đạo tỉnh vào ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm (qua cơ quan Thường trực là Sở Giáo dục và Đào tạo) để tổng hp báo cáo trình UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trên đây là Kế hoạch duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đến năm 2020. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, thành viên Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa chữ tnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ GD&ĐT (b/c);
- TTr Tnh ủy (b/c);
- TTr. HĐN
D tnh;
- Ch
tịch, các PCT.UBND tnh;
- Ban VHXH c
a HĐND tnh;
- CVP, các PCVP.UBND tỉnh;
- Các s
, ban, ngành (tại mục III);
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- B
áo Gia Lai, Đài PTTH tỉnh;
- Lưu: VT, TCHC, TH, KGVX

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Huỳnh Nữ Thu Hà

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 4950/KH-UBND năm 2016 duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Gia Lai

Số hiệu: 4950/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
Người ký: Huỳnh Nữ Thu Hà
Ngày ban hành: 26/10/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 4950/KH-UBND năm 2016 duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Gia Lai

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…