Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 215/KH-UBND

Kon Tum, ngày 23 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đ án “Tăng cường tiếng Việt cho trem mm non, học sinh tiu học vùng dân tộc thiu sgiai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” và Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kế hoạch thực hiện Đ án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu sgiai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đ án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiu học vùng dân tộc thiu sgiai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025 tỉnh Kon Tum” (gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể:

I. MỤC TIÊU

1. Mc tiêu chung

Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiu s, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sng và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát trin của tnh, của đất nước.

Việc thực hiện trin khai đảm bảo hiệu quả, thiết thực, huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia.

2. Mc tiêu cthể

a) Đến năm 2020, có ít nhất 20% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 92% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo; trong đó 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.

b) Đến năm 2025, có ít nhất 25% trem người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 96% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo; trong đó 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.

c) Hàng năm, 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt bng nhiều hình thức nhằm giúp cho các em đọc thông, viết thạo, đạt chuẩn kiến thức kĩ năng từng lớp học và chuẩn bền vững khi lên học ở cp trung học cơ sở.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn tnh Kon Tum có trem, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.

2. Trẻ em trong độ tuổi mầm non và học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số đang học tại các trường mầm non, trường tiểu học và trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp

a) Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.

b) Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân để phát triển sự nghiệp giáo dục vùng dân tộc thiểu số; huy động sự vào cuộc của các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, cha mẹ học sinh và nhân dân đối với công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em nói chung, trẻ em người dân tộc thiểu số nói riêng trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Đẩy mạnh công tác truyền thông

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

b) Thiết kế và triển khai các chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha, mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em.

c) Tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha mẹ trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em. Biên soạn tài liệu, bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số, cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng. Vận động các gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho con em đến trường, lớp và học 2 buổi/ngày, bảo đảm chuyên cần. Tăng cường bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số.

3. Đổi mới công tác quản lý và vai trò tham mưu của ngành giáo dục

a) Tiếp tục thực hiện phương châm chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, sâu sắc, cụ thể, hướng về cơ sở. Tăng cường kỷ cương, nề nếp, thực hiện dân chủ, công khai trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số.

b) Quy định trách nhiệm, vai trò người đứng đầu ngành giáo dục của tỉnh, từng huyện, thành phố và các cơ sở giáo dục trong việc triển khai Kế hoạch.

c) Phát huy vai trò nòng cốt chủ động, tích cực của ngành giáo dục trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp; phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội trong tổ chức thực hiện Kế hoạch Đề án.

d) Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý giáo dục đảm bảo thực chất, hiệu quả, tránh hình thức và không gây áp lực cho giáo viên.

d) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học vùng dân tộc thiểu số đảm bảo tính thống nhất, khách quan, chính xác và kịp thời.

4. Tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt ở các cơ sở giáo dục, gia đình và cộng đồng vùng dân tộc thiểu số

a) Tổ chức biên soạn tài liệu phù hợp, thân thiện với trẻ em người dân tộc thiểu số cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số.

b) Bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, phần mềm dạy học tiếng Việt phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ em người dân tộc thiểu số, phục vụ việc tăng cường tiếng Việt.

c) Bảo đảm duy trì và phát triển sáng tạo môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số; xây dựng các câu lạc bộ trong trường học; trưng bày sản phẩm học tập các môn học của các em trong không gian lớp học theo góc, theo chủ đề; tổ chức giao lưu tiếng Việt; tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, ứng dụng kiến thức đã học vào xử lý tình huống của cuộc sống, giúp cho học sinh dân tộc thiểu số ngày một mạnh dạn, tự tin và sử dụng thành thạo tiếng Việt trong giao tiếp và học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn tiếng Việt và giáo dục toàn diện.

d) Quy hoạch mạng lưới điểm trường theo hướng giảm điểm trường lẻ, lớp ghép để đầu tư tập trung, hiệu quả.

đ) Tăng cường bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ là người dân tộc thiểu số nhằm xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ tại gia đinh và cộng đồng.

5. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học có trẻ em người dân tộc thiểu số; bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số

a) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tăng cường tiếng Việt, tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ em người dân lộc thiểu số; bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số.

b) Đưa nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số vào chương trình bồi dưỡng giáo viên mầm non, tiểu học trong trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum.

c) Biên soạn tài liệu và tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ. Thực hiện hiệu quả đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ tại các điểm trường, các lớp khó khăn về ngôn ngữ tiếng Việt.

6. Tăng cường thời lượng dạy tiếng Việt cho trẻ và học sinh tiểu học; thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học

a) Giáo dục mầm non: Triển khai chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Tăng cường thời lượng các hoạt động nhằm giúp trẻ có môi trường sử dụng tiếng Việt thông qua việc sử dụng tranh ảnh, kể chuyện, các thiết bị nghe nhìn; thực hiện tài liệu hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

b) Giáo dục tiểu học: Các trường tiểu học triển khai tốt các chuyên đề “Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở tiểu học” cụ thể qua: xây dựng môi trường tiếng Việt ở lớp học, trường học; phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; tăng cường đồ dùng dạy học tự làm bằng nguyên vật liệu rẻ tiền, sẵn có tại địa phương; thực hiện dạy chương trình chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1, dạy tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục; tăng thời lượng từ 350 tiết tiếng Việt lớp 1 lên 500 tiết; tích hợp tăng cường tiếng Việt trong các môn học và qua các hoạt động giáo dục khác; tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc 8-9 buổi/tuần.

7. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vùng dân tộc thiểu số

a) Tập trung thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng các mô hình giáo dục trường học gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành phù hợp với vùng dân tộc thiểu số.

b) Rà soát chương trình, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, điều kiện của từng địa bàn, từng điểm trường; tổ chức thực hiện các hoạt động tăng cường tiếng Việt, dạy học tiếng Việt hiệu quả từ đầu cấp học; tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng linh hoạt các tiện ích, phần mềm, tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt. Chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, kỹ năng sống; phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực sáng tạo của học sinh tiểu học.

c) Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; thực hiện hiệu quả các hoạt động chăm sóc, giáo dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”, tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, sáng tạo qua các hoạt động “Học bằng chơi, chơi mà học”. Tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng xã hội, kĩ năng sống, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật phù hợp; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong trường, lớp mầm non.

8. Nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, hội nhập quốc tế

a) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác đề hỗ trợ kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiu học người dân tộc thiểu số.

b) Huy động cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, cán bộ hưu trí, hội viên, đoàn viên của các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn ththam gia hỗ trợ tăng cường, tiếng Việt cho cha mẹ và trẻ em người dân tộc thiểu số, gn với hoạt động xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người lớn và đề án xây dựng xã hội học tập.

c) Chủ động tích cực, sáng tạo trong việc hội nhập, tiếp cận với tư tưởng qun lý, giáo dục hiện đại, tiên tiến, vận dụng hiệu quả vào thực tin giáo dục vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum. Tiếp thu chọn lọc, vn dụng các kinh nghiệm tổ chức, phương pháp tăng cường tiếng Việt và dạy tiếng dân tộc thiểu số của các tỉnh và các tổ chức quc tế đphát triển toàn diện, bền vững giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học vùng dân tộc thiểu số.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí để thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước cấp từ nguồn chi thường xuyên cho giáo dục và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ hợp pháp khác từ cộng đồng, doanh nghiệp, tài trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế; ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa thực hiện nhiệm vụ mua sm thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, học liệu, biên scan tài liệu phù hợp tng vùng miền, bồi dưỡng đội ngũ tại địa phương và các nội dung khác của Kế hoạch.

2. Việc bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SGiáo dục và Đào tạo

- Ch trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức triển khai, hưng dẫn, kim tra việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ tng hp, báo cáo y ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiến độ và kết quả thực hiện.

- Tập huấn về nội dung, kỹ năng, phương pháp tăng cường tiếng Việt, phương pháp dạy tiếng Việt phù hp với trem người dân tộc thiểu s; tập hun tài liệu dành cho cha mẹ trẻ, đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ, htrợ cha mẹ xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan tham mưu bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động của Kế hoạch theo qui định hiện hành; kiểm tra, thanh tra tài chính theo quy định hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu bố trí các nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch; lồng ghép các chi tiêu của Kế hoạch vào Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và 5 năm của tỉnh.

4. S Ni vụ: Phối hợp với SGiáo dục và Đào tạo và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu về chỉ tiêu biên chế cho giáo dục mầm non, tiu học theo qui định hiện hành.

5. SLao động-Thương binh và xã hi: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị, địa phương có liên quan tăng cường công tác truyền thông vquyền trẻ em, vận động xã hội để thực hiện Kế hoạch, bảo vquyền trem được học chương trình giáo dục mầm non trước khi vào lớp 1.

6. SThông tin và truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng việc triển khai Kế hoạch, tạo sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của xã hội đối với phát triển giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phóng sự chuyên đề về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiu học vùng dân tộc thiểu số phát trên sóng truyền hình tỉnh.

7. Ban Dân tộc tỉnh: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, địa phương có liên quan tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục, tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người dân tộc thiểu số; kim tra việc thực hiện Kế hoạch.

8. Bộ Chhuy Bộ đội biên phòng tỉnh: Chđạo các đồn Biên phòng phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo; cp ủy, chính quyền địa phương; các trường học trên địa bàn đóng quân tham gia dạy tiếng Việt cho quần chúng nhân dân là người dân tộc thiểu số chưa biết đọc, biết viết và dạy tiếng Việt cho trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số trên khu vực biên giới.

9. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tnh và các tchức chính trị-xã hội: Chđạo các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch; thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành ph

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch tại địa phương.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh để nhận thức đưc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và tích cực huy động từ các nguồn lực khác đ htrợ cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương.

- Chủ động cân đi từ ngân sách địa phương, huy động kinh phí từ nguồn hợp pháp khác để tăng cường cơ sở vật cht trường, lớp, trang thiết bị dạy học tăng cường tiếng Việt.

- Chđạo chính quyền xã, phường, thị trấn trên địa bàn tổ chức tốt việc huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số học sinh.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá và định kỳ (cuối tháng 5 hàng năm) báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tại địa phương gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) đtổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo thiết thực và hiệu quả; định kỳ báo cáo Kết quả thực hiện gửi vSở Giáo dục và Đào tạo đ tng hợp, báo o Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực
HĐND tnh;
- Đo
àn ĐBQH tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Vi
t Nam tỉnh;
-
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban
, ngành liên quan;
- UBND các huyện, thành ph
;
- CV
P, PVP phụ trách;
- Lưu: VT, KGVX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lại Xuân Lâm

 

PHỤ LỤC 1

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 215/KH-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh Kon Tum)

TT

Nhim v

Sản phẩm hoàn thành

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hp

Thi gian hoàn thành

1

Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Đán của tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

Sở GD&ĐT

Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố

- Tháng 01 năm 2017

- Tổ chức thực hiện: 2017-2025

2

Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Đề án huyện, thành phố

Kế hoạch chi tiết của UBND các huyện, thành phố

UBND các huyện, thành ph

Các ngành liên quan

- Tháng 02 năm 2017

- Tổ chc thực hiện: 2017-2025

3

Tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cn thiết của kế hoạch triển khai thực hiện Đ án

Các bài viết, phóng sự chuyên đề (Báo hình, báo giấy, báo điện tử)

Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố

Đài PTTH tỉnh, các huyện, thành ph.

Các tchức, cá nhân có liên quan.

2017-2025

4

Rà soát đu xây dựng, mua sm, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiu học, đặc bit tại các nhóm, lớp, các điểm l đnâng cao chất lượng giáo dục

- Thng kê tình nh rà soát, thực hiện;

- Kế hoạch thực hiện chi tiết cho các trường, đim trường;

- Kinh phí thực hiện.

Sở GD&ĐT UBND các huyện, thành phố

Các sở, ngành liên quan

Thống kê rà soát: Tháng 2/2017

Tổ chc thực hiện: 2020-2025

5

Bsung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng đ chơi, học liệu phù hợp vi tất ccác nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trem người dân tộc thiểu số, phục vụ việc tăng cường tiếng Việt

Thiết bị dạy học đdùng đồ chơi tại các trường, điểm trường được b sung ng cường

Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành ph

Các cơ sở GDMN, tiu học có trẻ em người DTTS Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn th. các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

2017-2025

6

Thiết kế và triển khai các chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em

Chương trình phát thanh tăng cường tiếng Việt trên đài Phát thanh địa phương;

Bài viết trên một số báo, tp chí chuyên ngành.

Sở GD&ĐT; UBND, Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố.

Đài PT-TH tỉnh, các báo đài, tổ chức, cá nhân liên quan

2017-2025

7

- Biên soạn i liệu, bồi dưỡng, tập hun về tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người DTTS, cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng

- Tăng cường bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ là người DTTS

- Tài liệu hướng dẫn tăng cường tiếng Việt dành cho cha mẹ trẻ, cộng đồng phù hợp với địa phương

- Tchức bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ là người DTTS.

SGD&ĐT

Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; Các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn th, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: CMHS Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; LLVT, Hội LHPN, Đoàn TN, CMHS

2017-2025

8

Bồi dưỡng tiếng DTTS cho giáo viên dạy trẻ em người DTTS

Các lớp bi dưỡng

SGD&ĐT

- Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

2017-2025

9

Tập huấn, bi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên dy trẻ em người DTTS, cộng tác viên hỗ trợ ngôn ng

- TàI liệu dành cho CBQL, GV, tài liệu dành cho cộng tác viên đưc thm định;

- Các lớp tập huấn.

SGD&ĐT

Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

2017-2025

10

Hướng dẫn giáo viên khai thác sử dụng tài liệu, học liu, tranh ảnh, băng đĩa vtăng cường tiếng Vit mới biên soạn.

Các lớp bồi dưỡng, tp huấn.

Sở GD&ĐT

Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

2017-2020

11

- Hướng dẫn xây dựng môi trưng tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiu học có trem người dân tộc thiểu số;

- Hướng dn kiểm tra, giám sát thực hiện.

- Ban hành công văn hưng dẫn xây dựng môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em người dân tộc thiểu số;

- Các đoàn kiểm tra, giám sát

Sở GD&ĐT

- Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

2017-2018

 

 

2017-2025

12

- Hướng dẫn xây dng mô hình điểm tăng cường tiếng Việt;

Mô hình đim vtăng cường tiếng Việt

Hội thảo, tập huấn

Các đoàn kiểm tra, giám sát

Sở GD&ĐT

- Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;

- Những địa phương gặp khó khăn, các đơn vị có liên quan.

2017-2018

- Nhân rộng mô hình thí đim;

2019-2025

- Hỗ trợ kthuật cho các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn.

2017-2025

13

Đưa nội dung giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trem người DTTS vào chương trình Đào tạo giáo viên mm non, tiểu học trong trường Cao đẳng Sư phạm

Tài liệu đào tạo sinh viên khoa giáo dục mầm non, tiểu học

Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum

SGD&ĐT

2017-2025

14

Huy động cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tham gia dạy tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người DTTS; các cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội tham gia htrợ tăng cường tiếng Việt cho cha mẹ và trem người DTTS.

Các văn bn phi hợp liên ngành;

Các hot động/lớp dy tiếng Việt

Sở GD&ĐT

Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn th, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

2017-2025

15

Huy động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí, sạch, sách v, tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi; kthuật, chuyên gia... hỗ trợ việc tăng cường tiếng Vit cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

Kinh p, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

Sở GD&ĐT

Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

2017-2025

 

PHỤ LỤC 2

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỀ TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH VÀ BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN DẠY VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 215/KH-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh Kon Tum)

STT

Nội dung thực hiện

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Đến năm 2025

1

Tăng cường tiếng Việt nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS

Mầm non

Có ít nhất 7% trem người DTTS trong độ tuổi nhà tr và 89% tr em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo; trong đó 100% tr em trong các cơ sở GDMN được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi

Có ít nhất 9% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà tr và 90% trem người DTTS trong độ tuổi mu giáo: trong đó 100% trem trong các cơ sở GDMN được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi

Có ít nht 15% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà tr và 91% trẻ em ngưi DTTS trong độ tuổi mẫu giáo; trong đó 100% trem trong các cơ sở GDMN được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi

ít nhất 20% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trvà 92% trem người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo: trong đó 100% trem trong các cơ sở GDMN được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi

Có ít nht 25% trem người DTTS trong độ tuổi nhà tr và 96% trem người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo; trong đó 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi

Tiểu hc

100% học sinh DTTS được tăng cường tiếng Việt, tlệ hoàn thành môn tiếng Việt đạt 90% trở lên

100% học sinh DTTS đưc tăng cường tiếng Việt, tlệ hoàn thành môn tiếng Việt đạt 91% trở lên

100% học sinh DTTS được tăng cường tiếng Việt, tỷ lệ hoàn thành môn tiếng Việt đạt 92% trở lên

100% học sinh DTTS được tăng cường tiếng Việt, tỷ lệ hoàn thành môn tiếng Việt đạt 93% tr lên

100% học sinh DTTS được tăng cường tiếng Việt tlệ hoàn thành môn tiếng Việt đạt 96% trở lên

2

Bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy vùng DTTS

Mầm non

40% giáo viên được bồi dưỡng

50% giáo viên được bồi dưỡng

60% giáo viên được bồi dưỡng

70% giáo viên được bồi dưỡng

100% giáo viên được bi dưỡng

Tiu học

50% giáo viên được bồi dưỡng

60% giáo viên được bồi dưỡng

70% giáo viên được bồi dưng

80% giáo viên được bồi dưỡng

100% giáo viên được bồi dưỡng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 215/KH-UBND năm 2017 về triển khai Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 tỉnh Kon Tum”

Số hiệu: 215/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
Người ký: Lại Xuân Lâm
Ngày ban hành: 23/01/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 215/KH-UBND năm 2017 về triển khai Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 tỉnh Kon Tum”

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…