ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1960/KH-UBND |
Ninh Thuận, ngày 02 tháng 6 năm 2020 |
Thực hiện Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 08/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2017 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (sau đây viết tắt là Quyết định 489), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai với các nội dung như sau:
1. Xác định các nội dung, nhiệm vụ cụ thể để các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp và tổ chức xã hội thực hiện đồng bộ và hiệu quả Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư (kết luận số 49-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị (Chỉ thị số 11-CT/TW) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
2. Nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp và tổ chức xã hội; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
3. Tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và hội nhập quốc tế.
II. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và trách nhiệm thực hiện
a) Các Sở, ban, ngành và các địa phương phối hợp chặt chẽ với tổ chức đảng và cấp ủy cùng cấp tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai nội dung Chỉ thị số 11-CT/TW và Kết luận số 49-KL/TW trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội, hoàn thành trong Quý III năm 2020.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng, Công an tỉnh lồng ghép chuyên đề về công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập trong chương trình giáo dục chính trị tại các cơ sở giáo dục và đào tạo theo phạm vi quản lý.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập ở địa phương theo hướng thiết thực, hiệu quả; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra tại kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Quý IV năm 2020.
2. Đẩy mạnh và đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền
a) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các cơ quan truyền thông, báo chí, các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp, các tổ chức xã hội và các địa phương làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức phù hợp về vai trò, vị trí quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; về mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục triển khai công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã nêu trong Kết luận của Trung ương.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội tổ chức tuyên truyền, vận động, phổ biến rộng rãi Quyết định 489 đến Nhân dân.
c) Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Ninh Thuận xây dựng các phóng sự, chuyên đề về những tập thể, cá nhân điển hình, tấm gương tự học, tự bồi dưỡng thành tài, tích cực học tập suốt đời, tham gia xây dựng xã hội học tập.
3. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp và tổ chức xã hội
a) Đề nghị các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp và tổ chức xã hội tích cực tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; chủ động tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo tinh thần xã hội hoá giáo dục; huy động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia chuyển giao công nghệ, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, phổ biến kiến thức cho người dân.
b) Hội Khuyến học tỉnh hướng dẫn Hội khuyến học các cấp phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có kế hoạch xây dựng các tổ chức khuyến học trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, lực lượng vũ trang.
c) Liên đoàn Lao động tỉnh hướng dẫn Liên đoàn Lao động cấp huyện, thành phố tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp vận động người sử dụng lao động tạo điều kiện để công nhân, người lao động được học tập nâng cao trình độ, kỹ năng phù hợp với mong muốn và điều kiện của doanh nghiệp; thành lập quỹ khuyến học, khuyến tài hỗ trợ công nhân và con em công nhân nghèo hiếu học.
a) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan:
- Rà soát, hoàn thiện quy chế kiểm tra, công nhận kết quả học tập giáo dục thường xuyên; liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
- Tăng cường kết nối, chia sẻ tài nguyên giáo dục mở; hướng dẫn sử dụng các kênh và công cụ học tập, chú trọng các hình thức, nội dung, chương trình, phương pháp học trực tuyến.
- Đẩy mạnh sự tham gia của các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn trong việc xây dựng xã hội học tập, phát triển giáo dục mở, đào tạo từ xa, trực tuyến và kết hợp giữa trực tiếp với trực tuyến.
b) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh và các Sở, ngành, địa phương liên quan rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của Hội khuyến học các cấp; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tạo điều kiện để Hội hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, điều lệ và quy định của pháp luật.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố có trách nhiệm:
- Rà soát, củng cố, phát triển hoạt động của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục Thường xuyên, các Trung tâm văn hóa thể thao (học tập cộng đồng), các thiết chế văn hóa ở cơ sở và bảo đảm các nguồn lực để các cơ sở, các thiết chế này hoạt động có hiệu quả, bền vững; đồng thời rà soát, củng cố và kiện toàn tổ chức, hoạt động của Hội khuyến học trên địa bàn.
- Tăng cường cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung ứng các chương trình học tập thường xuyên, suốt đời cho mọi người.
d) Hội Khuyến học tỉnh chỉ đạo Hội khuyến học các cấp củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Hội và hội viên để phát huy vai trò nòng cốt của Hội trong sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội học tập.
a) Sở Giáo dục và Đào tạo, theo chức năng và nhiệm vụ được giao, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chương trình, tài liệu dạy học xóa mù chữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; hướng dẫn các địa phương cập nhật thường xuyên, chính xác số liệu vào phần mềm Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ bảo đảm đúng quy định pháp luật về kiểm tra công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ.
b) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và các địa phương đẩy mạnh việc thực hiện bồi dưỡng theo vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
c) Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan và các địa phương mở rộng các hình thức giáo dục nghề nghiệp trong các doanh nghiệp, công ty, dạy nghề gắn với sản xuất và dạy nghề ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa; chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho công nhân, người lao động.
d) Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố rà soát, cập nhật thông tin về người mù chữ trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ bảo đảm đúng quy định pháp luật về kiểm tra công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ.
a) Sở Tài chính phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường huy động và đa dạng hóa các nguồn lực xã hội thúc đẩy công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Cơ quan thuế đề xuất miễn, giảm thuế đối với các các doanh nghiệp tham gia các hoạt động giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời theo quy định pháp luật.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan:
- Rà soát, đề xuất thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; chính sách đào tạo tài năng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức và phát triển nhân tài cho tỉnh nhà.
- Đẩy mạnh việc xây dựng cộng đồng học tập cấp xã tại các địa phương.
c) Hội Khuyến học tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện Đề án đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng giai đoạn 2021-2030.
d) Các Sở, ngành, địa phương có trách nhiệm:
- Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân được tiếp cận hoặc tạo ra những cơ hội học tập cho mọi người dân.
- Từng bước xây dựng mô hình đơn vị học tập trong các cơ quan, đơn vị.
- Có chương trình, kế hoạch hỗ trợ công tác xóa mù chữ, bảo đảm nguồn kinh phí để thực hiện các mục tiêu xóa mù chữ theo Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập của địa phương.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện:
- Đẩy mạnh liên kết, trao đổi, hợp tác quốc tế chuyển giao công nghệ xây dựng, phát triển và khai thác tài nguyên giáo dục mở và giáo dục từ xa, trực tuyến phù hợp với điều kiện của tỉnh.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, hoạt động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức quốc tế và các nước có nhiều kinh nghiệm về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, đặc biệt là các nước trong cộng đồng ASEAN.
- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục mở rộng, tăng cường liên kết đào tạo với những cơ sở giáo dục của nước ngoài có uy tín, đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo.
- Huy động đội ngũ trí thức tài năng là người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp với hoạt động khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc huy động các nguồn lực tài chính hợp pháp để tổ chức các chương trình, hoạt động nhằm tạo ra các cơ hội học tập cho mọi người.
- Chủ động phối hợp với các Sở, ngành và địa phương đăng ký hoặc lựa chọn và đề xuất thành phố trực thuộc tham gia mạng lưới “Thành phố học tập” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) điều hành khi bảo đảm các điều kiện cần thiết.
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
a) Xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện các nội dung được phân công tại Kế hoạch này trong Quý II năm 2020, gắn với Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch của cơ quan, địa phương mình.
c) Sơ kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch gắn với việc đánh giá kết quả công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, cơ quan, địa phương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai và kiến nghị, đề xuất các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện Kế hoạch đồng bộ, hiệu quả.
Trên đây là nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2017 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương chủ động đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 1960/KH-UBND năm 2020 thực hiện về Kế hoạch thực hiện Kết luận 49-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập do tỉnh Ninh Thuận ban hành
Số hiệu: | 1960/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký: | Lê Văn Bình |
Ngày ban hành: | 02/06/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 1960/KH-UBND năm 2020 thực hiện về Kế hoạch thực hiện Kết luận 49-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập do tỉnh Ninh Thuận ban hành
Chưa có Video