ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 152/KH-UBND |
Cần Thơ, ngày 11 tháng 7 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), với các nội dung như sau:
1. Mục đích
a) Quán triệt và thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân;
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người học, của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân; tôn trọng nhân phẩm, các quyền tự do cơ bản của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội; góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước.
2. Yêu cầu
a) Tổ chức quán triệt sâu rộng mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết của việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân;
b) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các văn bản liên quan đến công tác giáo dục quyền con người;
c) Triển khai đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về quyền con người cho toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên các cấp học, bậc học trên địa bàn thành phố;
d) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch được đồng bộ và đạt hiệu quả.
1. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong các cấp học trên địa bàn thành phố
a) Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về quyền con người và giáo dục quyền con người. Đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân theo Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân;
b) Các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện quán triệt nội dung các văn bản nêu trên đến cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện các nhiệm vụ được giao;
c) Các cơ quan thông tin truyền thông phối hợp tuyên truyền chủ trương đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tạo sự đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện Đề án của xã hội.
2. Bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên
a) Bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên giảng dạy trực tiếp các môn học có lồng ghép nội dung về quyền con người;
b) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức về quyền con người cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời bồi dưỡng phương pháp giảng dạy định kỳ cho giảng viên, giáo viên ở các cấp học sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn.
3. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy quyền con người
a) Bổ sung các thiết bị, tài liệu và cơ sở vật chất cần thiết phục vụ giảng dạy quyền con người gồm các thiết bị, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy, học tập về quyền con người trong các nhà trường;
b) Xây dựng ngân hàng tư liệu giáo dục quyền con người tại thư viện của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; đảm bảo phục vụ kịp thời việc nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh.
4. Tăng cường thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội
a) Căn cứ vào nội dung các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân thành phố về việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông;
b) Đổi mới về nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, hoạt động đoàn - đội, hoạt động chuyên môn trong cơ sở giáo dục phổ thông; thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép, tích hợp nội dung quyền con người trong chương trình các môn học: Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật của chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới.
1. Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách hàng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo và các địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Nguồn tài trợ, viện trợ và huy động từ xã hội, cộng đồng.
3. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, thực hiện việc tập huấn, bồi dưỡng về quyền con người cho toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các bậc học, cấp học; thực hiện các nội dung chương trình giáo dục, sử dụng giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu ở bậc học mầm non, giáo dục phổ thông;
b) Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục quyền con người trong các cấp học, ngành học;
c) Chỉ đạo các các cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức công tác phổ biến, giáo dục quyền con người theo đúng nội dung của Kế hoạch;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đưa nội dung giáo dục quyền con người vào các môn học, bậc học, cấp học của các cơ sở giáo dục trên địa bàn;
đ) Hàng năm, tổng hợp, báo cáo kết quả tổ chức thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo, cung cấp thông tin cho báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền Kế hoạch thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với việc quản lý thông tin trên mạng, trên báo chí; kiểm soát, thanh tra, xử lý đối với việc đưa thông tin có nội dung không lành mạnh, sai trái, thiếu kiểm chứng liên quan đến quyền con người trên báo chí và mạng xã hội.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn;
b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, triển khai thực hiện Kế hoạch này đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức phổ biến nội dung giáo dục quyền con người; thực hiện lồng ghép nội dung quyền con người vào chương trình đào tạo các cấp học (trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng) theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Tư pháp
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định các nội dung liên quan đến quyền con người được đưa vào chương trình hoặc nội dung tuyên truyền giáo dục quyền con người.
5. Sở Ngoại vụ
a) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, đặc biệt là các công ước quốc tế về quyền con người;
b) Tích cực tuyên truyền, quảng bá cho cộng đồng quốc tế về việc triển khai thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
6. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch về việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
7. Công an thành phố
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, quyền công dân trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.
8. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho cán bộ, giảng viên được phân công giảng dạy quyền con người tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc quản lý của Quân khu 9, Bộ Quốc phòng.
9. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy
Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống Tuyên giáo các cấp tham mưu cấp ủy đưa nội dung quyền con người vào kế hoạch, chương trình nhiệm vụ công tác hàng năm; tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện và xem đây là một chỉ tiêu trong đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
10. Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ
Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, lan tỏa cách làm hay, gương điển hình trong việc thực hiện nội dung quyền con người trên địa bàn thành phố.
11. Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn phù hợp về Đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông;
b) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn nhằm đảm bảo đạt yêu cầu, nội dung Kế hoạch;
c) Bố trí kinh phí, huy động nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện của địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch;
d) Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch tại các nhà trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn quản lý;
đ) Định kỳ hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết và gửi báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo theo Kế hoạch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Yêu cầu các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo, tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, chỉ đạo kịp thời.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chỉ thị 34/CT-TTg về tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Số hiệu: | 152/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Cần Thơ |
Người ký: | Nguyễn Thực Hiện |
Ngày ban hành: | 11/07/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chỉ thị 34/CT-TTg về tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Chưa có Video