Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NGOẠI GIAO

******


Số : 74/2005/LPQT

 

 


Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2005

 

Hiệp định giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga về việc hợp tác trong lĩnh vực giáo dục có hiệu lực từ ngày 24 tháng 6 năm 2005.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Hoàng Anh

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ BỘ GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC LIÊN BANG NGA VỀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Bộ Giáo dục và Đào tạo Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga, dưới đây gọi tắc là hai Bên;

Căn cứ những điều khoản của Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác văn hóa và khoa học ký ngày 28 tháng 10 năm 1993;

Nhằm mục đích tiếp tục hoàn thiện và phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước trên cơ sở những nguyên tắc bình đẳng, hai Bên cùng có lợi và hiệu quả;

Với mong muốn tạo ra động lực mới cho sự hợp tác song phương trong lĩnh vực giáo dục, đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Hai Bên tập trung nỗ lực nhằm tạo ra những điều kiện bảo đảm cho sự phát triển các mối quan hệ lâu dài và mang tính xây dựng trong lĩnh vực giáo dục và với mục đích này, trong giai đoạn Hiệp định có hiệu lực, sẽ tiến hành hợp tác trong các lĩnh vực sau đây:

- Đào tạo chuyên gia và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khoa học – giáo dục;

- Thúc đẩy và phát triển mối quan hệ đối tác trực tiếp giữa các cơ sở giáo dục của hai nước;

- Soạn thảo các chương trình và dự án chung nhằm phát triển giáo dục nhân văn, khoa học tự nhiên và kỹ thuật;

- Trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh và cán bộ khoa học – giáo dục;

- Tiến hành phân tích so sánh việc cấp phép đào tạo, cấp văn bằng, học vị khoa học và việc kiểm định các chương trình, các khóa học trong hệ thống giáo dục của hai nước;

- Xây dựng mạng thông tin và ngân hàng dữ liệu về hệ thống giáo dục, trao đổi các tài liệu giảng dạy hiện có;

- Hỗ trợ nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa của hai Bên trong các cơ sở giáo dục của hai nước;

- Tổ chức tiến hành các cuộc triển lãm chung về dịch vụ giáo dục và công nghệ mới trong giáo dục.

Điều 2. Bên Nga cấp cho Bên Việt Nam học bổng để công dân Việt Nam học tập và nâng cao trình độ chuyên môn tại các cơ sở giáo dục của Liên bang Nga bằng ngân sách của Liên bang. Chỉ tiêu học bổng (số suất học bổng) và điều kiện tiếp nhận được hai Bên khẳng định hàng năm.

Điều 3.

3.1. Hàng năm hai Bên trao đổi tương đương mỗi Bên đến 30 sinh viên, nghiên cứu sinh và thực tập sinh đi học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.

3.2. Trong khuôn khổ Chương trình của Chính phủ về đào tạo chuyên gia Việt Nam tại nước ngoài, Bên Việt Nam gửi và Bên Nga nhận một số lượng nhất định công dân Việt Nam sang học tập và nâng cao trình độ chuyên môn tại các cơ sở giáo dục đại học của Liên bang Nga với điều kiện Bên Việt Nam thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Thủ tục tiếp nhận do hai Bên thỏa thuận.

3.3. Hai Bên tạo điều kiện cho công dân của mình tiếp thu kiến thức đại học, cũng như học ở trình độ nghiên cứu sinh và thực tập sinh tại nước Bên kia, với điều kiện mọi khoản học phí, tiền ở, tiền đi đến nơi học và ngược lại được chi trả bằng nguồn kinh phí của cá nhân người học hoặc các tổ chức nhận thanh toán các khoản trên.

Điều kiện hợp tác trong khuôn khổ mục 3.2 và 3.3 sẽ được quy định trong các Nghị định thư phù hợp.

Điều 4. Hai Bên thực hiện hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ và văn học theo các hướng sau:

- Đào tạo chuyên gia về lĩnh vực ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Nga và văn học;

- Nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên/giáo viên;

- Trao đổi tài liệu học tập và phương pháp giảng dạy.

Nhằm mục đích này, hai Bên thực hiện những trao đổi sau:

- Đến 30 sinh viên học chuyển tiếp ngành tiếng Việt, ngành tiếng Nga và Văn học với thời hạn đến 10 tháng.

- Đến 15 giảng viên/giáo viên tiếng Việt và tiếng Nga nâng cao trình độ chuyên môn với thời hạn đến 10 tháng.

Điều 5. Hai Bên bảo đảm định kỳ gửi chuyên gia các trường đại học, trong đó có chuyên gia tiếng Việt và tiếng Nga đến giảng dạy trong khoảng thời gian nhất định tại các trường đại học theo đề nghị của một trong hai Bên.

Điều 6. Bên nhận bảo đảm cho sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh và giảng viên/giáo viên đi theo Điều 2, Điều 3 (mục3.1) và Điều 4 của Hiệp định này được miễn học phí, được sử dụng thư viện và được cấp học bổng theo pháp luật của nước mình.

Mức chi trả tiền ở trong ký túc xá của sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh và giảng viên/ giáo viên được thực hiện theo pháp luật của hai nước.

Bên gửi thanh toán chi phí đi đến nơi học, làm việc và ngược lại của sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh và giảng viên/giáo viên.

Điều 7. Sinh viên, nghiên cứu sinh và thực tập sinh hiện đang học tập tại các cơ sở giáo dục của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của Liên bang Nga vẫn tiếp tục học tập, nghiên cứu cho đến hết khóa học theo những điều kiện được quy định trong các Hiệp định mà hai Bên đã ký kết trước đây.

Điều 8. Hai Bên hỗ trợ việc tổ chức các cuộc triễn lãm - hội chợ và các hội thảo hàng năm với sự tham gia của các cơ sở giáo dục để thu hút công dân Việt Nam sang học tại các trường đại học của Nga và công dân Nga sang học tại các trường đại học của Việt Nam.

Điều 9. Hai Bên hỗ trợ việc thành lập trên lãnh thổ nước mình phân hiệu của các cơ sở giáo dục của nước Bên kia phù hợp với luật pháp của hai Bên .

Việc bảo đảm tài chính để thành lập và hoạt động của các phân hiệu này được thực hiện bằng nguồn kinh phí của các cơ sở giáo dục đứng ra thành lập phân hiệu.

Điều 10. Trên cơ sở có sự đồng thuận hai Bên có thể bổ sung và sửa đổi Hiệp định này.

Điều 11. Hiệp định này có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày ký và được mặc nhiên gia hạn từng 03 năm một nếu không Bên nào thông báo cho phía Bên kia bằng văn bản về ý định chấm dứt hiệu lực Hiệp định của mình thông qua con đường ngoại giao trong thời hoạn ít nhất 6 tháng trước khi Hiệp định hết hiệu lực.

Làm tại Matxcơva ngày 24 tháng 6 năm 2005 thành hai bản mỗi bản bằng cả tiếng Việt và tiếng Nga, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

 

THAY MẶT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Nguyễn Văn Ngạnh
ĐẠI SỨ ĐẶC MỆNH TOÀN QUYỀN NƯỚC  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TẠI LIÊN BANG NGA

THAY MẶT BỘ GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC LIÊN BANG NGA





A-A.Phursenko
Bộ Trưởng
BỘ GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Hiệp định số 74/2005/LPQT về việc hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga

Số hiệu: 74/2005/LPQT
Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký: Nguyễn Văn Ngạnh
Ngày ban hành: 24/06/2005
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Hiệp định số 74/2005/LPQT về việc hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…