BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 174/CTr/BGDĐT-TNVN |
Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2010 |
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2010
- Thực hiện Thông báo kết luận của Bộ Chính trị số 242/TB-TW ngày 15/4/2009, về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa XIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020;
- Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012;
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Đài Tiếng nói Việt Nam,
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đài Tiếng nói Việt Nam thống nhất chương trình phối hợp tuyên truyền năm 2010 với những nội dung sau:
1. Mục đích
- Tuyên truyền các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ, Quốc hội về giáo dục; những định hướng lớn, chương trình dài hạn, các quyết sách đổi mới trong năm của ngành giáo dục đến các tầng lớp xã hội, từ đó nâng cao nhận thức và triển khai thực hiện một cách có hiệu quả.
- Cung cấp thông tin rộng rãi các nhiệm vụ trọng tâm, các hoạt động về giáo dục và đào tạo đến đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh trong ngành và các tầng lớp trong xã hội; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của xã hội.
- Giới thiệu các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, những hạn chế yếu kém, giải pháp khắc phục của ngành giáo dục, qua đó khẳng định sự đóng góp của ngành đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
2. Yêu cầu
Công tác phối hợp tuyên truyền giữa các bên phải đảm bảo tính chủ động, kịp thời với nội dung và hình thức phù hợp và có tính thuyết phục, gắn với chủ trương, định hướng, chương trình dài hạn của ngành Giáo dục.
Đảm bảo tính kế hoạch, có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đài Tiếng nói Việt Nam.
3. Nguyên tắc phối hợp
- Việc phối hợp của hai cơ quan phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cơ quan trong khuôn khổ quy định của pháp luật và nội dung thỏa thuận này.
- Bảo đảm phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan, đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc trên nguyên tắc dân chủ, minh bạch và hiệu quả.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP
1. Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và phổ thông Triển khai phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Hai không”, 2 năm thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó chú trọng ý nghĩa, hiệu quả, các điển hình trong thực hiện phong trào, cuộc vận động.
2. Đổi mới quản lý giáo dục đại học: Tiến độ và kết quả thảo luận trong toàn ngành về đổi mới quản lý giáo dục đại học theo Chỉ thị số 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng chương trình về đổi mới quản lý giáo dục đại học, các biện pháp ở cấp Bộ, cấp Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học; tình hình thực hiện 3 công khai gắn với giao chỉ tiêu tuyển sinh và chương trình nâng cao chất lượng đào tạo; thông tin kết quả giám sát của Quốc hội;
3. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục: trong đó trọng tâm tuyên truyền triển khai thực hiện chương trình học phí mới; sử dụng học phí vào mục đích nâng cao chất lượng đào tạo.
4. Chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, gắn với Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tuyên truyền đậm nét, hiệu quả những gương nhà giáo tiêu biểu, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, các cá nhân anh hùng, gương mặt nhà giáo Việt Nam.
5. Tuyên truyền về hoạt động kỷ niệm 65 năm thành lập ngành Giáo dục gắn với khánh thành các công trình chào mừng của ngành. Giới thiệu các công trình di tích của Bộ Giáo dục và Đào tạo chăm sóc, tôn tạo, gắn với khánh thành khu di tích lịch sử Bộ quốc gia giáo dục tại Tuyên Quang và kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành.
6. Tổng kết Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001 – 2010; xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, kế hoạch phát triển giáo dục 2011 – 2015.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, cách thức tuyên truyền sẽ được bổ sung, cập nhật đảm bảo yêu cầu chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và hoạt động của Ngành.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Chủ động cung cấp thông tin kịp thời thông tin về chủ trương và hoạt động của ngành giáo dục cho Đài Tiếng nói Việt Nam để lập kế hoạch tuyên truyền. Thông qua Văn phòng (Phòng Báo chí Tuyên truyền) Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện phối hợp với các đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam triển khai các chương trình tuyên truyền về giáo dục đào tạo.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam tham dự các hội nghị, hội thảo, đi cơ sở nắm tình hình thực tế hoạt động của ngành giáo dục.
2. Đài Tiếng nói Việt Nam
- Chỉ đạo các đơn vị: Hệ phát thanh (Hệ Thời sự - Chính trị tổng hợp (VOV1) phát trên sóng AM và FM; Hệ Văn hóa – Đời sống – Khoa giáo (VOV2) phát trên sóng AM và FM; Hệ Âm nhạc – Thông tin – Giải trí (VOV3) phát trên sóng FM; Hệ phát thanh tiếng dân tộc (VOV4) phát trên sóng AM và FM; Hệ phát thanh đối ngoại (VOV5) phát trên sóng AM và FM; Hệ phát thanh có hình (VOVTV) phát qua cáp và phát analog; Trung tâm Tin, các cơ quan thường trú trong nước, Báo Tiếng nói Việt Nam, Báo Điện tử VOVNews; Kênh VOV Giao thông xây dựng kế hoạch tuyên truyền về giáo dục và đào tạo theo nội dung đã được hai bên thống nhất.
- Xây dựng chuyên mục về văn bản mới, chính sách mới của ngành giáo dục: phổ biến luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, các chủ trương, định hướng, chương trình dài hạn của Bộ, các văn bản, chính sách, chỉ thị … về giáo dục và đào tạo.
IV. TỔ CHỨC PHỐI HỢP THỰC HIỆN:
Các hoạt động của chương trình do nhóm phối hợp công tác tổ chức thực hiện. Cụ thể như sau:
- Hàng năm, Lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo và Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam họp kiểm điểm tình hình thực hiện công tác phối hợp giữa hai Cơ quan, đề ra chương trình, biện pháp phối hợp hoạt động cho năm tiếp theo.
- Trường hợp phát sinh nhu cầu đột xuất, các Vụ, Cục, Ban, Văn phòng và các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đài Tiếng nói Việt Nam kịp thời chủ động phối hợp, bàn bạc xử lý hoặc đề xuất biện pháp và thống nhất báo cáo Lãnh đạo hai Cơ quan xem xét, quyết định.
- Văn phòng Bộ Giáo dục & Đào tạo, Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam và các đơn vị chức năng của hai Cơ quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Thỏa thuận này. Hàng tháng, hàng tuần Văn phòng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ cụ thể hóa thành kế hoạch công tác, chỉ đạo và thực hiện tốt chương trình kế hoạch đề ra.
TỔNG
GIÁM ĐỐC |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
Chương trình 174/CTr/BGDĐT-TNVN phối hợp công tác tuyên truyền về giáo dục và đào tạo năm 2010 do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đài Tiếng nói Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 174/CTr/BGDĐT-TNVN |
---|---|
Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Tiếng nói Việt Nam |
Người ký: | Phạm Vũ Luận, Vũ Văn Hiền |
Ngày ban hành: | 14/04/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chương trình 174/CTr/BGDĐT-TNVN phối hợp công tác tuyên truyền về giáo dục và đào tạo năm 2010 do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đài Tiếng nói Việt Nam ban hành
Chưa có Video