Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIÁO DỤC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 45-CT

Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 1964 

 

CHỈ THỊ

VỀ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC MẪU GIÁO, VỠ LÒNG TRONG NĂM HỌC 1964-1965

Kính gửi: Các Sở, Ty Giáo dục,

Trong các năm học vừa qua nhất là sau hội nghị tổng kết mẫu giáo, vỡ lòng tháng 10 – 1963 các địa phương đã có chuyển biến về nhận thức đối với mục đích, vị trí của các lớp mẫu giáo, vỡ lòng, nên nói chung, đã có những biện pháp tích cực để phát triển và nâng cao chất lượng của phong trào. Song những phần để lại cho năm học 1964-1965 hãy còn rất nặng. Phong trào mẫu giáo nhiều nơi chưa ổn định; chưa vững chắc. Chất lượng nói chung còn thấp kém. Phong trào vỡ lòng mới có bề rộng, thiếu bề sâu và không đồng đều (miền núi, miền biển; vùng thiên chúa giáo phát triển còn chậm).

Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc cải cách giáo dục của kế hoạch chung về nâng cao chất lượng toàn diện của ngành và nhiệm vụ "tiến tới thực hiện phổ cập cấp I" phương hướng của công tác mẫu giáo, vỡ lòng năm học 1964-1965 là:

a) Về mẫu giáo - Trên cơ sở đảm bảo chất lượng toàn diện của các trường, lớp mẫu giáo mà phát triển mạnh mẽ và vững chắc ở những nơi có yêu cầu và khả năng trọng tâm xí nghiệp, khu phố, nông lâm trường và các hợp tác xã đã cải tiến quản lý. Tập trung lực lượng củng cố phong trào và nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy cho thất tốt để duy trì cơ sở ngày một vững chắc hơn.

b) Về vỡ lòng - Thực hiện phổ cập vỡ lòng ở miền xuôi và vùng thấp miền núi, nơi tập trung đông dân cư, kinh tế và văn hóa tương đối phát triển. Đối với vùng giữa và vùng cao, thu hút 60% trẻ em vào lớp vỡ lòng. Việc phổ cập vỡ lòng lấy xã, thị xã và khu phố ở thành phố làm đơn vị cơ sở để thực hiện. Đơn vị nào huy động được 90% số trẻ sáu tuổi vào lớp vỡ lòng được coi là đã thực hiện việc phổ cập vỡ lòng. Trên cơ sở đẩy mạnh việc phát triển, ra sức nâng cao chất lượng toàn diện của vỡ lòng.

Một số nhiệm vụ công tác mẫu giáo, vỡ lòng:

1. Đẩy mạnh việc tuyên truyền cho mẫu giáo, vỡ lòng - Tuyên truyền thật rộng rãi mục đích, vị trí của nhà trường mẫu giáo, vỡ lòng trong nhân dân và vận động phụ huynh có trẻ em đúng tuổi cho các em đến trường lớp mẫu giáo, vỡ lòng ngay từ lúc khai giảng (mẫu giáo từ ba đến sáu tuổi, vỡ lòng đúng sáu tuổi chẵn tức là 72 tháng vào 01-09-1964. Tuyệt đối không được nhận trẻ em dưới sáu tuổi vào lớp vỡ lòng). Đặc biệt đối với vỡ lòng, cần làm cho phụ huynh hiểu rõ là vì lợi ích của con em; cần cho trẻ đến lớp ngay vào lúc khai giảng để tránh nạn lưu lại lớp, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ em và cản trở kế hoạch phổ cập cấp I của Đảng và Chính phủ.

2. Thực hiện tốt việc giáo dục toàn diện - Chương trình học mẫu giáo, vỡ lòng là một chương trình giáo dục toàn diện, bảo đảm việc phát triển điều hòa về các mặt đức, trí, thể; mỹ. Các mặt đó khăng khít với nhau, bồi bổ cho nhau, nên không được coi nhẹ mặt nào. Song do đặc điểm từng lứa tuổi, mặt nào bộc lộ nhiều nhược điểm thì phải tập trung sự chú ý một cách thích đáng vào mặt đó để bảo đảm việc phát triển điều hòa và cân đối. Cơ thể trẻ em mẫu giáo, vỡ lòng đang trên đà phát triển, song còn chưa được củng cố, sức chống bệnh của các em còn yếu, việc bảo vệ bồi dưỡng sức khỏe cho các em phải đặt lên hàng đầu. Ngay từ đầu năm học phải tích cực gây cho các em những thói quen vệ sinh (ăn uống sạch, giữ mình mẩy, quần áo sạch v.v…). Phải chú ý bảo vệ các giác quan cho các em; nhất là thị giác và thính giác. Đối với giáo viên mà học sinh ăn mặc luộm thuộm, quần áo, thân thể bẩn thỉu thì sẽ coi là không làm tròn nhiệm vụ. Phải coi trọng tiết thể dục hàng ngày và phải thực hiện đúng đắn các chế độ học tập, vui chơi, nghỉ ngơi của các em. Ở lứa tuổi mẫu giáo, vỡ lòng, xương các em còn mềm yếu, phải chú ý hướng dẫn các em đứng, ngồi đúng đắn để tránh cho cơ thể các em khỏi bị lệch lạc. Song song với việc bồi dưỡng thể lực, phải hết sức chú ý đến việc giáo dục đạo đức, làm thế nào cho các em ngoan ở trường cũng như ở nhà và ở ngoài đường. Do đó, cần tăng cường việc phối hợp giáo dục tay ba giữa nhà trường, gia đình và đoàn thể. Ngoài ra, cần cải tiến phương pháp giáo dục, giảng dạy làm cho trẻ được hoạt động, được vui chơi (tránh lối giáo dục gò bó, máy móc, hình thức), làm cho trẻ yêu thầy cô và thích đến lớp. Đặc biệt ở lớp vỡ lòng phải đảm bảo việc học tập có tính chất nhẹ nhàng, thoải mái, hợp với lứa tuổi (áp dụng phương pháp học mà chơi), đồng thời nhanh chóng gây cho trẻ những tập quán tốt về học tập, giúp cho trẻ chóng biết đọc, biết viết để đến cuối năm học tuyệt đối đại bộ phận các em đều được lên lớp, trường hợp học sinh vỡ lòng học lại lớp phải coi là hãn hữu. Đối với trẻ em quá tuổi vỡ lòng, cần cho học lớp đặc biệt ghép với lớp 1 để rút ngắn thời gian học tập cho các em.

3. Ra sức xây dựng cơ sở vật chất cho mẫu giáo, vỡ lòng – Cần có kế hoạch xây dựng những trường lớp mới, đóng bàn ghế đầy đủ và đúng quy cách, sửa chữa những trường dột, nát, trống trải, lập tủ thuốc, xây dựng sân chơi, vườn trường, làm đồ dùng giảng dạy, đồ chơi, trồng cây có bóng mát. Để thực hiện tốt việc xây dựng, thiết bị trường sở cho mẫu giáo vỡ lòng, cần tích cực tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng và chính quyền địa phương, dựa vững chắc vào các hợp tác xã, phát động một phòng trào toàn dân xây dựng giáo dục theo tinh thần chỉ thị 197 của Ban Bí thư Trung ương Đảng là "kiên quyết dành những điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Đối với vỡ lòng tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng cơ sở vật chất theo chỉ thị 699-MG ngày 27-02-1964 của Bộ.

Vấn đề này hết sức bức thiết, vì tình trạng thiếu sót hiện nay về cơ sở vật chất ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và việc học tập của các em. Năm nay cần chấm dứt hẳn việc học sinh rải chiếu ngồi để học tập và phải chuyển hết các lớp vỡ lòng dạy xen kẽ vào giữa trưa sáng, dạy thành buổi ba tiếng vào sáng hoặc chiều.

4.Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp giáo dục, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đối với mẫu giáo; vỡ lòng.

a) Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra – Sở, Ty Phòng cần tiến hành việc kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm để uốn nắn những thiếu sót và phát huy những ưu điểm sẵn có và có kế hoạch phổ biến kịp thời những kinh nghiệm tốt sau mỗi đợt kiểm tra. Mặt khác phải tăng cường sự giúp đỡ của trường phổ thông đối với mẫu giáo và sự lãnh đạo của hiệu trưởng phổ thông cấp I đối với vỡ lòng (thông tư 25-TT-TC ngày 02-5-1961 của Bộ).

b) Tích cực xây dựng các lớp trọng điểm - Mỗi xã phải có một lớp trọng điểm. Tiêu chuẩn: trường hợp vệ sinh, bàn ghế đúng quy cách: có sân chơi, đồ chơi, đồ dùng giảng dạy. Giáo viên tư cách đạo đức tốt, chuyên môn tương đối vững. Sử dụng lớp trọng điểm làm trung tâm phổ biến, đúc rút kinh nghiệm, trao đổi học tập lẫn nhau giữa các lớp và các giáo viên. Phòng Giáo dục cần chỉ đạo trực tiếp một, hai đơn vị trọng điểm (thành phố lấy khu phố làm đơn vị, nông thôn lấy xã làm đơn vị). Ty sẽ phối hợp với một huyện, để thực hiện việc chỉ đạo trọng điểm. Năm học 1964-1965 Sở, Ty cần xác định được lá cờ đầu của mẫu giáo, vỡ lòng ở địa phương mình.

c) Tổng kết từng mặt yếu - Tùy theo đặc điểm tình hình địa phương, Sở Ty sẽ tổng kết từng vấn đề. Mẫu giáo có thể tổng kết vấn đề trò chơi. Vỡ lòng có thể tổng kết vấn đề đạo đức, xây dựng cơ sở, vật chất, vv…

d) Tích cực bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của cấp chính quyền địa phương. Phải tích cự bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương đối với mẫu giáo, vỡ lòng. Ủy ban hành chính xã và huyện có trách nhiệm bảo đảm chỉ tiêu phát triển mẫu giáo, vỡ lòng ở địa phương mình đối với Ủy ban hành chính tỉnh.

Năm học 1964-1965 là năm thứ tư của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Bộ yêu cầu Sở, Ty tích cực lãnh đạo các địa phương thực hiện những nhiệm vụ công tác mẫu giáo, vỡ lòng nói trên với tính thần thi đua mỗi người làm việc bằng hai để mở ra những triển vọng tốt cho năm học 1965-1966, năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm đối với ngành giáo dục và cũng là năm nước Việt nam dân chủ cộng hòa chúng ta tròn 20 tuổi.

 

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
THỨ TRƯỞNG
 
 


Võ Thuần Nho

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 45-CT năm 1964 về phương hướng và một số nhiệm vụ công tác mẫu giáo, vỡ lòng trong năm học 1964-1965 do Bộ Giáo dục ban hành

Số hiệu: 45-CT
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục
Người ký: Võ Thuần Nho
Ngày ban hành: 29/08/1964
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 45-CT năm 1964 về phương hướng và một số nhiệm vụ công tác mẫu giáo, vỡ lòng trong năm học 1964-1965 do Bộ Giáo dục ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…