Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13/2001/CT-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2001

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM (1991 - 2000)

Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em được Quốc hội khoá VIII thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991 và có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 8 năm 1991. Qua 10 năm thực hiện, Luật này đã phát huy tác dụng, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.

Tuy vậy, trong quá trình thi hành Luật cũng còn có những tồn tại. Sự phối hợp và quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của các ngành, các cấp có liên quan chưa đúng mức và chưa đồng bộ. Một số bậc cha mẹ còn thiếu trách nhiệm trong việc nuôi, dạy con cái. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thi hành Luật chưa chặt chẽ; việc xử lý các hành vi vi phạm quyền trẻ em chưa nghiêm....

Để nâng cao hiệu lực của Luật và hiệu quả thi hành Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc thi hành Luật; kịp thời phát hiện những thiếu sót, bất cập trong các quy định của Luật, trên cơ sở đó kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Tổ chức tổng kết trong phạm vi cả nước kết quả 10 năm (1991-2000) thi hành Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, với các yêu cầu chủ yếu sau đây:

a) Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật; tình hình ban hành và thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và Nghị định số 374/HĐBT ngày 11 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc Quy định chi tiết thi hành Luật này tại các ngành và địa phương; công tác xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện Luật và phổ biến, tuyên truyền Luật; thanh tra, kiểm tra, giám sát và sự phối hợp liên ngành ở Trung ương và các địa phương trong việc thi hành Luật.

Cần làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân cụ thể và rút ra những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành của các Bộ, ngành có trách nhiệm trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá, đề ra các biện pháp cụ thể để tiếp tục chỉ đạo thi hành Luật này, đẩy mạnh việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và chiến lược phát triển con người. Gắn nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2001-2010.

b) Qua việc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của Luật này, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật và các cơ chế, chính sách để thực hiện tốt hơn Luật này.

2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo :

a) Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch tổng kết, đánh giá trong phạm vi cả nước về kết quả 10 năm thi hành Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và Nghị định số 374/HĐBT ngày 11 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc Quy định chi tiết thi hành Luật này.

b) Nghiên cứu và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em.

c) Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phối hợp với Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành tổng kết, đánh giá tại địa phương về kết quả 10 năm thi hành Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và Nghị định số 374/HĐBT ngày 11 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc Quy định chi tiết thi hành Luật này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổng kết đúng yêu cầu ghi tại điểm 1 Chỉ thị này; chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí trong dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2001 đã được giao để thực hiện việc này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả tổng kết, đồng thời gửi ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam vào cuối quí III năm 2001.

4. Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị này; tổng hợp kết quả tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quí IV năm 2001.

5. Thủ tướng Chính phủ đề nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp với các cơ quan của Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện tốt đợt tổng kết này.

 

 

Phạm Gia Khiêm

(Đã ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 13/2001/CT-TTg về tổng kết 10 năm thi hành Luật bảo vệ, Chăm sóc và Gíáo dục trẻ em (1991-2000) do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành

Số hiệu: 13/2001/CT-TTg
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 31/05/2001
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 13/2001/CT-TTg về tổng kết 10 năm thi hành Luật bảo vệ, Chăm sóc và Gíáo dục trẻ em (1991-2000) do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…