ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND |
Đắk Lắk, ngày 04 tháng 10 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2013-2014
Thực hiện Chỉ thị số 3004/CT-BGDĐT, ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013-2014; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của tỉnh. Tập trung thực hiện Chương trình hành động của ngành Giáo dục triển khai Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.
Quán triệt Chỉ thị số 3004/CT-BGDĐT, ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với 4 nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013-2014 cho tất cả các cấp quản lý giáo dục, các đơn vị cơ sở giáo dục.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, thực hiện các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh về quản lý nhà nước đối với ngành Giáo dục và Đào tạo; Thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bộ máy, biên chế, sử dụng ngân sách, tài chính, tài sản; quy chế thực hiện 3 công khai, 4 kiểm tra.
Triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đề án của các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục dân tộc. Triển khai và nhân rộng mô hình trường học mới (VNEN) và thực hiện Đề án Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở các trường phổ thông giai đoạn 2011-2015. Thực hiện có hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục giai đoạn 2010-2020. Phát động sâu rộng cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học; Mở rộng diện học sinh được học 2 buổi/ngày nhất là ở tiểu học và trung học cơ sở. Đảm bảo 100% các trường học, cơ sở giáo dục ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách công tác hành chính, thi đua, pháp chế và thanh tra. Củng cố kết quả, bảo đảm tính bền vững công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng với độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS góp phần phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn. Tăng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ, trẻ mầm non, trẻ 5 tuổi đến trường. Đảm bảo thực hiện đúng lộ trình đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã được phê duyệt. Chú trọng nâng cao chất lượng học tập tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số.
Thực hiện nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục đào tạo thông qua đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Thực hiện nghiêm túc công tác Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Phấn đấu tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm học 2013-2014 đạt trên 90%.
Tích hợp giáo dục về môi trường, về tiết kiệm năng lượng, về y tế học đường, kỹ năng sống, giáo dục hướng nghiệp qua các môn học; Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn đuối nước phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên,… đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội, đoàn thể, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020, Đề án Xóa mù chữ đến năm 2020. Phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và xã hội củng cố mô hình hoạt động Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện theo hướng mỗi huyện có một trung tâm thực hiện nhiều nhiệm vụ: giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy nghề. Mở rộng việc dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề; củng cố hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân trong cộng đồng;
Chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện việc tuyển dụng; bổ nhiệm, luân chuyển nhà giáo và cán bộ quản lý một cách hợp lý; Xây dựng quy hoạch và chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động giáo dục thực hiện tốt công tác quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực của ngành. Chú trọng việc kiểm tra thực hiện quy chế đào tạo mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Trung tâm giáo dục Thường xuyên.
Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính của ngành Giáo dục và Đào tạo, sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn đầu tư, chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục. Đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục để tăng hơn nữa các nguồn lực phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo.
Đẩy mạnh đầu tư xây dựng trường lớp mầm non, tăng cường đầu tư thiết bị, thư viện trường học. Phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia (kế hoạch 28%). Tích cực triển khai thực hiện chương trình, Đề án, Dự án của Trung ương và địa phương để góp phần phát triển cơ sở vật chất trường lớp cho ngành Giáo dục và Đào tạo.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở Giáo dục và Đào tạo tại địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2013-2014 tạo điều kiện tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trên địa bàn.
- Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng trường lớp, trang thiết bị dạy học theo phân cấp, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường lớp mầm non.
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác giáo dục, đảm bảo hoàn thành các tiêu chí về giáo dục trong chương trình xây dựng nông thôn mới chú trọng các xã điểm của tỉnh, của huyện; đồng thời hỗ trợ các điều kiện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đảm bảo các điều kiện phát triển giáo dục bền vững góp phần ổn định chính trị vùng dân tộc, giữ vững an ninh vùng biên giới.
3. Các Sở, ban, ngành đoàn thể
Tích cực phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch đảm bảo các điều kiện góp phần thực hiện công tác phát triển giáo dục đào tạo năm học 2013-2014. Đặc biệt, Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh cần tích cực phối hợp với ngành Giáo dục để triển khai thực hiện tốt các chế độ chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ và công tác bảo hiểm y tế học sinh.
Đề nghị các tổ chức đoàn thể quan tâm, phối hợp, hỗ trợ tích cực cho ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua và các nhiệm vụ của Ngành.
UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Thủ trưởng các cấp quản lý giáo dục, các đơn vị cơ sở trường học có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh theo quy định./.
Nơi nhận: |
CHỦ
TỊCH |
Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2013 thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục và đào tạo năm học 2013-2014 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Số hiệu: | 10/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký: | Hoàng Trọng Hải |
Ngày ban hành: | 04/10/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2013 thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục và đào tạo năm học 2013-2014 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Chưa có Video