BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 147/BC-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2008 |
TÌNH HÌNH ĐIỀU CHỈNH GIÁ BÁN SÁCH GIÁO KHOA NĂM HỌC 2008-2009
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được nhiều ý kiến quan tâm của các Đại biểu Quốc hội về việc điều chỉnh giá bán sách giáo khoa và độc quyền của Nhà xuất bản Giáo dục về xuất bản Sách giáo khoa và đề nghị Bộ nêu rõ các giải pháp khắc phục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng báo cáo với Đại biểu Quốc hội khoá XII như sau:
- Thực hiện các biện pháp tiết kiệm, giảm chi phí trong các hoạt động sản xuất, cung ứng sách giáo khoa. Kết quả là bắt đầu từ năm học 2008-2009, giảm 2% chiết khấu phát hành sách giáo trong toàn hệ thống.
- Tổ chức đấu thầu rộng rãi in sách giáo khoa với tất cả các nhà in trong cả nước để hạ giá thành.
- Điều chuyển lợi nhuận các hoạt động kinh doanh khác hỗ trợ cho công tác in, phát hành sách giáo khoa.
2. Những lý do cần phải điều chỉnh tăng giá sách giáo khoa:
Giá sách giáo khoa được phát hành ổn định từ đầu năm 2002 đến nay, trong suốt thời gian đó giá cả của các yếu tố đầu vào đều biến động tăng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục bằng mọi biện pháp ổn định giá sách giáo khoa. Nhưng từ đầu năm 2008, giá các mặt hàng trên thị trường tăng mạnh, đặc biệt là giá giấy in ruột và in bìa.
Ví dụ: So với năm 2007, năm 2008 giá giấy in ruột đã tăng 14-26%, giá giấy in bìa tăng 19,2%, chi phí nhân công (lương cơ bản) tăng 20%, các chi phí khác như điện nước, xăng dầu, ... tăng từ 20-100% (phụ lục số 1 kèm theo).
Với cuốn sách Tiếng Việt (lớp 1 tập 1), chi phí cho sản xuất năm 2008 so với năm 2007 tăng thêm 1.904,74 đồng/cuốn (19,4%) và để sản xuất 1.530.000 bản sách cho năm 2008 thì mức chi phí tăng lên sẽ là 2.914.252.740 đồng (phụ lục số 2 kèm theo).
Do giá giấy tăng cao và đột biến như vậy, đến đầu tháng 3/2008 Nhà máy giấy Tân Mai và Nhà máy giấy Bãi Bằng chỉ thực hiện được 10% kế hoạch cung cấp giấy in sách giáo khoa. Việc đấu thầu in sách giáo khoa cũng gặp khó khăn lớn, ngày 26/2/2008 tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng các nhà thầu bỏ giá cao hơn giá các gói thầu nên phải tổ chức đấu thầu lại lần 2 vào ngày 8/3/2008. Nhưng ngay sau khi phê duyệt kết quả đấu thầu, Hiệp hội in Việt Nam và nhiều nhà in trúng thầu đã có văn bản chính thức đề nghị Nhà xuất bản Giáo dục hỗ trợ phần tăng giá giấy và công in sách giáo khoa cho các nhà in trúng thầu trong toàn quốc thì mới có khả năng in kịp sách giáo khoa phục vụ năm học mới. Trên thực tế lúc này, các nhà in đều “án binh bất động” để chờ ý kiến của Nhà xuất bản Giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Sách giáo khoa không thuộc danh mục các mặt hàng Nhà nước thống nhất quản lý theo Pháp lệnh giá, nhưng lại là mặt hàng nhạy cảm liên quan rộng rãi tới từng gia đình, trong đó có hộ thuộc diện nghèo và chính sách xã hội mà Nhà nước phải hỗ trợ.
- Từ năm 2002 đến nay, sách giáo khoa vẫn giữ nguyên giá, ổn định. Với sự biến động mạnh của thị trường về giá các nguyên vật liệu đầu vào năm 2008, Nhà xuất bản Giáo dục không còn đủ khả năng bù đắp các khoản lỗ phát sinh.
Do vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Chính phủ để xin ý kiến.
Ngày 26/3/2008, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho phép điều chỉnh giá sách giáo khoa nhưng không vượt quá 10% so với giá của năm học 2007-2008, đồng thời triển khai các biện pháp đảm bảo cho các đối tượng chính sách có đủ sách giáo khoa trước khi bước vào năm học mới.
- Tình hình triển khai in sách giáo khoa đến tháng 4 năm 2008.
- Dư luận về vấn đề sách giáo khoa và về Nhà xuất bản Giáo dục.
- Từ đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất với Chính phủ 2 phương án:
Phương án 1: Tiếp tục triển khai việc điều chỉnh giá bán lẻ sách giáo khoa năm học 2008-2009 cho từng bộ sách với mức tăng không quá 10% một bộ sách, một bộ sách tăng thấp nhất là 3.300đồng, cao nhất là 12.200 đồng. Đồng thời, triển khai các biện pháp đảm bảo thực hiện đầy đủ sự ưu đãi với gia đình chính sách, gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, những người không đủ điều kiện mua sách giáo khoa theo giá mới đều được mua theo giá cũ hoặc thấp hơn.
Phương án 2: Giữ giá bán lẻ sách giáo khoa như năm học 2007-2008 và có biện pháp hỗ trợ phần chênh lệch giá cho Nhà xuất bản Giáo dục. Trong trường hợp này, Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan sẽ tham gia thẩm định, đề xuất số liệu cụ thể.
- Chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục khẩn trương triển khai việc in ấn và phát hành sách giáo khoa theo kế hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm năm học 2008-2009 có đủ sách giáo khoa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh các cấp trong cả nước.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương công bố và triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chính sách hỗ trợ sách giáo khoa của Chính phủ đối với học sinh thuộc các đối tượng chính sách, khó khăn, không để xảy ra tình trạng học sinh không thể đến trường do thiếu sách giáo khoa.
- Phối hợp với Bộ Tài chính có biện pháp bảo đảm kinh phí cho các địa phương thực hiện chủ trương miễn, giảm giá bán sách giáo khoa cho học sinh thuộc các đối tượng chính sách, khó khăn theo đúng quy định; đồng thời kiểm tra, kiểm soát chi phí in, phát hành sách giáo khoa để đảm bảo giá bán ở mức hợp lý.
- Chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức tuyên truyền, giải thích trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu rõ chủ trương của Đảng, Chính phủ về vấn đề sách giáo khoa và chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với học sinh thuộc các đối tượng chính sách, khó khăn.
6. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục thực hiện các công việc sau:
+ Tiếp tục triển khai việc in ấn và phát hành sách giáo khoa theo kế hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm năm học 2008-2009 có đủ sách giáo khoa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh các cấp trong cả nước.
+ Ngoài đối tượng học sinh diện chính sách thuộc các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cấp phát miễn phí sách giáo khoa bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước (khoảng 1.600.000 bộ sách giáo khoa mới cho 1.600.000 học sinh). Nhà xuất bản Giáo dục phải dùng kinh phí của mình để: Cấp không cho con thương binh, liệt sỹ mỗi học sinh 01 bộ sách giáo khoa (khoảng 70.000 học sinh); Mua lại sách giáo khoa cũ hỗ trợ học sinh nghèo và thư viện trường học (khoảng 120.000 bộ sách giáo khoa); Phát phiếu ưu tiên giảm giá từ 10- 12% cho học sinh nghèo, học sinh học giỏi (khoảng 1.000.000 học sinh). Với các hình thức hỗ trợ này, sẽ có khoảng 1.790.000 học sinh được cấp phát sách giáo khoa miễn phí (từ ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà xuất bản Giáo dục) và 1.000.000 học sinh ở cả 3 cấp học được hưởng ưu đãi mua sách giáo khoa giảm giá (từ ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà xuất bản Giáo dục).
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 4313/BGDĐT-VP ngày 19/5/2008 gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố để chỉ đạo thực hiện cuộc vận động học sinh tặng lại sách giáo khoa cũ cho nhà trường.
- Nhà xuất bản Giáo dục đã có công văn số 974/NXBGD ngày 23/5/2008 gửi các Công ty Sách - Thiết bị trường học ở địa phương để chỉ đạo việc phát hành sách giáo khoa phục vụ năm học 2008-2009.
Trong năm 2007, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động của Nhà xuất bản Giáo dục và đã có kết luận.
Hàng năm, Báo cáo tài chính của Nhà xuất bản Giáo dục đều được kiểm toán độc lập theo đúng quy định hiện hành.
Giá bán sách giáo khoa năm 2002 đã được liên Bộ (Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo) thẩm định và thông qua.
Tại Hội thảo toàn quốc lần thứ nhất về đánh giá chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông tổ chức vào ngày 18/5/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định lại chủ trương sẽ chuẩn bị điều kiện để tổ chức biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa cho một chương trình giáo dục được nhà nước quy định.
Trên đây là những nội dung cơ bản về việc điều chỉnh tăng giá sách giáo khoa năm học 2008-2009 và những vấn đề dư luận xã hội quan tâm trong thời gian qua.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng báo cáo và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm và đóng góp của các Đại biểu Quốc hội.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Báo cáo số 147/BC-BGDĐT về việc tình hình điều chỉnh giá bán sách giáo khoa năm học 2008-2009 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 147/BC-BGDĐT |
---|---|
Loại văn bản: | Báo cáo |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Phạm Vũ Luận |
Ngày ban hành: | 26/05/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Báo cáo số 147/BC-BGDĐT về việc tình hình điều chỉnh giá bán sách giáo khoa năm học 2008-2009 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Chưa có Video