Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/VBHN-NHNN

Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY KIỀU HỐI TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN

Quyết định số 951/2003/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 8 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy định về thành lập và hoạt động Công ty kiều hối trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và Nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 9 tháng 9 năm 2003, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 24/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997, Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại;

Căn cứ Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng1,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về việc thành lập và hoạt động Công ty kiều hối trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3.2 Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố và các ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY KIỀU HỐI TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 951/2003/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 8 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng điều chỉnh

1. Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân (dưới đây gọi tắt là ngân hàng thương mại cổ phần) được thành lập Công ty kiều hối trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có.

2. Công ty kiều hối trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần (dưới đây gọi tắt là Công ty kiều hối trực thuộc) là công ty được thành lập dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu.

Điều 2. Thẩm quyền thành lập Công ty kiều hối trực thuộc

Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần quyết định thành lập Công ty kiều hối trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần, sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Chương 2.

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1: THÀNH LẬP CÔNG TY KIỀU HỐI TRỰC THUỘC

Điều 3. Điều kiện để được thành lập Công ty kiều hối trực thuộc

Ngân hàng thương mại cổ phần có thể được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho thành lập Công ty kiều hối trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có thời gian hoạt động ít nhất là 03 năm kể từ ngày khai trương hoạt động;

2. Tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh trong 2 năm gần nhất có lãi, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3%;

3. Bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra nội bộ hoạt động có hiệu quả;

4. Hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý;

5. Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật, không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong thời gian ít nhất 1 năm tính đến thời điểm xin thành lập Công ty kiều hối trực thuộc;

6. Được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

Điều 4. Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập Công ty kiều hối trực thuộc

Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập Công ty kiều hối trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần bao gồm:

1. Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép thành lập Công ty kiều hối trực thuộc;

2. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quyết nghị về việc thành lập Công ty kiều hối trực thuộc;

3. Đề án thành lập Công ty kiều hối trực thuộc khả thi, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết thành lập công ty, mức vốn điều lệ, nội dung và phạm vi hoạt động, bộ máy tổ chức nhân sự, phương án hoạt động trong 03 năm đầu, trong đó nêu rõ hiệu quả và lợi ích thành lập Công ty kiều hối trực thuộc;

4. Dự thảo điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty kiều hối trực thuộc;

5.3 (được bãi bỏ)

6.4 (được bãi bỏ)

7. Báo cáo kiểm toán 2 năm gần nhất và báo cáo cân đối kế toán cuối quý gần nhất của Ngân hàng thương mại cổ phần;

8.5 (được bãi bỏ)

Điều 5. Trình tự, thủ tục

1.6 Ngân hàng thương mại cổ phần thành lập Công ty kiều hối trực thuộc lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 của Quy định này gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện tới Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).

2.7 (được bãi bỏ)

3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét và có ý kiến bằng văn bản chấp thuận hay không chấp thuận việc thành lập Công ty kiều hối trực thuộc.

Điều 6. Đăng ký kinh doanh và khai trương hoạt động

1. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, ngân hàng thương mại cổ phần phải hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng báo Trung ương hoặc địa phương 3 số liên tiếp và các quy định khác của pháp luật để tiến hành khai trương hoạt động Công ty kiều hối trực thuộc.

2. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngân hàng thương mại cổ phần phải gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được công chứng của Công ty kiều hối trực thuộc cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng thương mại cổ phần đặt trụ sở chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Công ty kiều hối trực thuộc đặt trụ sở chính.

Mục 2: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY KIỀU HỐI TRỰC THUỘC

Điều 7. Nội dung hoạt động

Nội dung hoạt động Công ty kiều hối trực thuộc: Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh kiều hối theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước về kiều hối.

Điều 8. Quan hệ giữa Ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu với Công ty kiều hối trực thuộc

1. Ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện cấp vốn khi thành lập và cấp vốn bổ sung cho Công ty kiều hối trực thuộc đồng thời phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh nơi đặt trụ sở chính của Ngân hàng thương mại cổ phần sau khi thực hiện cấp vốn.

2. Ngân hàng thương mại cổ phần khi tính toán các tỷ lệ an toàn phải trừ khỏi vốn tự có tổng số vốn đã cấp cho các Công ty trực thuộc. Ngân hàng thương mại cổ phần phải đảm bảo có số vốn điều lệ thực có sau khi trừ đi tổng số vốn cấp cho các Công ty trực thuộc không thấp hơn mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại cổ phần.

3. Ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu không được cấp tín dụng cho Công ty kiều hối trực thuộc.

Điều 9. Chi nhánh và Công ty trực thuộc

1. Chi nhánh:

a) Công ty kiều hối trực thuộc chỉ được phép mở chi nhánh khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố nơi công ty kiều hối trực thuộc đặt trụ sở chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố tại địa bàn (nơi công ty kiều hối trực thuộc dự kiến mở chi nhánh) chấp thuận.

b) Trình tự, thủ tục, hồ sơ xin mở chi nhánh Công ty kiều hối trực thuộc:

Công ty kiều hối trực thuộc lập hồ sơ gửi ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố nơi dự định mở chi nhánh Công ty kiều hối trực thuộc; Hồ sơ gồm có:

- Ý kiến chấp thuận cho mở chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Công ty kiều hối trực thuộc đặt trụ sở chính.

- Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Công ty kiều hối trực thuộc nêu rõ sự cần thiết thành lập chi nhánh Công ty kiều hối trực thuộc;

- Phương án hoạt động của chi nhánh Công ty kiều hối trực thuộc;

- Bản sao có công chứng Giấy chấp thuận thành lập Công ty kiều hối trực thuộc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giấy Đăng ký kinh doanh của Công ty kiều hối trực thuộc.

- Các tài liệu khác (nếu cần thiết).

2. Công ty trực thuộc: Công ty kiều hối trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần không được thành lập công ty trực thuộc.

Điều 10. Hạch toán kế toán

Công ty kiều hối trực thuộc thực hiện hạch toán kế toán theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước theo loại hình công ty.

Điều 11. Báo cáo hoạt động

Định kỳ 06 tháng 1 lần Công ty kiều hối trực thuộc phải gửi báo cáo tình hình tổ chức nhân sự và hoạt động cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Công ty kiều hối đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng thương mại cổ phần đặt trụ sở chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và Vụ các Ngân hàng).

Điều 12. Giải thể, phá sản, thanh lý

Trường hợp Công ty kiều hối trực thuộc hoạt động không hiệu quả, thua lỗ hoặc vi phạm pháp luật được thực hiện thanh lý, giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương 3.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Điều 13. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh, thành phố

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng thương mại cổ phần đặt trụ sở chính có trách nhiệm:

a)8 (được bãi bỏ)

b) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Công ty kiều hối trực thuộc đặt trụ sở chính thực hiện quản lý, giám sát Công ty kiều hối trực thuộc theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

c) Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đình chỉ hoạt động và đóng cửa Công ty kiều hối trực thuộc khi vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Công ty kiều hối trực thuộc đặt trụ sở chính có trách nhiệm:

a) Có ý kiến đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng thương mại cổ phần đặt trụ sở chính về việc thành lập Công ty kiều hối trực thuộc;

b) Giám sát, hướng dẫn việc khai trương hoạt động Công ty kiều hối trực thuộc đảm bảo quy định;

c) Thực hiện quản lý, giám sát công ty kiều hối trực thuộc trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Công ty kiều hối trực thuộc mở chi nhánh có trách nhiệm: Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Công ty kiều hối trực thuộc đặt trụ sở chính về việc mở chi nhánh và quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh Công ty kiều hối trực thuộc trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương

1. Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

a) Tiếp nhận, nghiên cứu, thẩm định hồ sơ của Công ty kiều hối trực thuộc do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố gửi đến; trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận việc thành lập Công ty kiều hối trực thuộc;

b) Đề xuất xử lý các vấn đề liên quan đến việc chấp thuận thành lập, đình chỉ hoạt động và đóng cửa Công ty kiều hối trực thuộc.

2. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước:

a) Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét, đánh giá về hồ sơ và điều kiện cho Ngân hàng thương mại cổ phần thành lập Công ty kiều hối trực thuộc.

b) Chỉ đạo và tổ chức thanh tra, giám sát hoạt động của các Công ty kiều hối trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.

3. Vụ Quản lý Ngoại hối có trách nhiệm tham gia, có ý kiến đối với nội dung hoạt động của Công ty kiều hối trực thuộc khi xin phép thành lập.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản tại Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Website NHNN;
- Lưu VP, PC3, TTGSNH.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đặng Thanh Bình

 



1 Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có căn cứ ban hành như sau:

"Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành;

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định tại các văn bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành để thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng như sau:"

2 Điều 11 và Điều 12 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011 quy định như sau:

"Điều 11. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./."

3 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.

4 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.

5 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.

6 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.

7 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.

8 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 24/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Văn bản hợp nhất 18/VBHN-NHNN năm 2014 hợp nhất Quyết định về Quy định thành lập và hoạt động Công ty kiều hối trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và Nhân dân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu: 18/VBHN-NHNN
Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Đặng Thanh Bình
Ngày ban hành: 22/05/2014
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [2]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Văn bản hợp nhất 18/VBHN-NHNN năm 2014 hợp nhất Quyết định về Quy định thành lập và hoạt động Công ty kiều hối trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và Nhân dân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…