Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/VBHN-BTC

Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2016

 

THÔNG TƯ1

HƯỚNG DẪN VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 07/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán.2

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định việc thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán tại Việt Nam.

2. Đối tượng điều chỉnh:

a) Công ty chứng khoán;

b) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán.

Điều 2. Giải thích thuật ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán, thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.

2. Người hành nghề chứng khoán là người có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán, làm việc tại các bộ phận môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán và có ký kết hợp đồng lao động với công ty chứng khoán.

3. Bản sao hợp lệ là bản sao được tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công chứng, chứng thực.

4. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định của Thông tư này, có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.

5. Vốn lưu động là hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tại cùng thời điểm tính toán.

6. 3Hợp nhất là việc hai hoặc một số công ty chứng khoán (sau đây gọi là công ty chứng khoán bị hợp nhất) hợp nhất thành một công ty chứng khoán mới (sau đây gọi là công ty chứng khoán hợp nhất) đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty chứng khoán bị hợp nhất.

7. 4Sáp nhập là việc một hoặc một số công ty chứng khoán (sau đây gọi là công ty chứng khoán bị sáp nhập) sáp nhập vào một công ty chứng khoán khác (sau đây gọi là công ty chứng khoán nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty chứng khoán nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty chứng khoán bị sáp nhập.

8. 5Cho vay là hình thức theo đó công ty chứng khoán giao hoặc cam kết giao cho bên nhận hoặc bên sử dụng một khoản tiền, tài sản, chứng khoán trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và có thể có lãi hoặc không.

9. 6Tổ chức kiểm toán được chấp thuận là tổ chức kiểm toán được Ủy ban

Chứng khoán Nhà nước chấp thuận thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, các thông tin tài chính và các báo cáo khác của các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.

Chương II

GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

Mục 1. CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 3. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

1. Công ty chứng khoán có trụ sở làm việc, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.

2. Công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ là vốn thực góp, tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật.

3. Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty chứng khoán phải đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 34 Thông tư này.

4. Có tối thiểu ba (03) người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép hoạt động.

5. Cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu công ty chứng khoán:

a) Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên phải có tối thiểu hai (02) cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức đáp ứng quy định tại khoản 7 Điều này, trong đó phải có ít nhất một (01) tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại khoản 8 Điều này;

b) Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại khoản 7 Điều này hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại khoản 8 Điều này;

c) Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại khoản 8 Điều này sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán;

d) Cổ đông, thành viên sở hữu từ 10% trở lên vốn cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được góp vốn trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán khác;

đ) Công ty chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam không được góp vốn thành lập công ty chứng khoán khác tại Việt Nam.

6. Điều kiện đối với cá nhân tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán:

a) Là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định pháp luật và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán;

b) Chỉ được sử dụng vốn của chính mình để góp vốn, không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác;

c) Cá nhân tham gia góp vốn phải chứng minh khả năng góp vốn bằng tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi có trong tài khoản ngân hàng. Giá trị tiền tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp vào công ty chứng khoán và thời điểm xác nhận của ngân hàng tối đa không quá ba mươi (30) ngày tính đến ngày hồ sơ đề nghị thành lập công ty chứng khoán đã đầy đủ và hợp lệ.

7. Điều kiện đối với tổ chức tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán:

a) Có tư cách pháp nhân; không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản và không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật;

b) Hoạt động kinh doanh phải có lãi trong hai (02) năm liền trước năm góp vốn thành lập công ty chứng khoán và không có lỗ lũy kế đến thời điểm góp vốn thành lập công ty chứng khoán;

c) Trường hợp là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán tham gia góp vốn:

- Không đang trong tình trạng kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt hoặc các tình trạng cảnh báo khác;

- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được tham gia góp vốn, đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

d) Trường hợp là các tổ chức kinh tế khác tham gia góp vốn:

- Có thời gian hoạt động tối thiểu là năm (05) năm liên tục liền trước năm tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán;

- Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi tài sản dài hạn tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

- Vốn lưu động tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp.

đ) Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp lệ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành, không được sử dụng vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn.

8. Tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán phải đáp ứng quy định sau:

a) Là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và đã có thời gian hoạt động tối thiểu là hai (02) năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập;

b) Chịu sự giám sát thường xuyên, liên tục của cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành ở nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán và được cơ quan này chấp thuận bằng văn bản về việc góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam;

c) Cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành ở nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;

d) Đáp ứng quy định có liên quan tại khoản 7 Điều này;

đ) Tỷ lệ tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán của các tổ chức nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản thuyết minh cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo tài liệu chứng minh quyền sử dụng trụ sở;

c) Biên bản họp và quyết định của cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập về việc thành lập công ty chứng khoán. Quyết định phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Tên công ty, nghiệp vụ kinh doanh;

- Vốn điều lệ, cơ cấu sở hữu;

- Thông qua dự thảo điều lệ công ty, phương án kinh doanh;

- Người đại diện cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập thực hiện thủ tục thành lập công ty chứng khoán.

d) Danh sách dự kiến Giám đốc (Tổng Giám đốc) và người hành nghề chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề chứng khoán; Bản thông tin cá nhân của Giám đốc (Tổng Giám đốc) (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này);

đ) Danh sách và tỷ lệ sở hữu của các cổ đông, thành viên tham gia góp vốn (theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này);

e) Danh sách dự kiến thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát (nếu có) kèm theo bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, phiếu lý lịch tư pháp và bản thông tin cá nhân (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này);

g) Tài liệu chứng minh năng lực góp vốn của cổ đông, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán:

- Đối với cá nhân: Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, bản thông tin cá nhân (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này) và tài liệu chứng minh năng lực tài chính đáp ứng quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư này; Phiếu lý lịch tư pháp đối với cổ đông, thành viên góp vốn từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ công ty chứng khoán;

- Đối với tổ chức:

Bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác; Điều lệ công ty; Biên bản họp và Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc tham gia góp vốn và cử người đại diện phần vốn góp kèm theo Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, phiếu lý lịch tư pháp, bản thông tin cá nhân của người đại diện phần vốn góp (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này) và các tài liệu khác chứng minh đáp ứng các quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư này. Trường hợp tổ chức dự kiến sở hữu trên mười phần trăm (10%) vốn điều lệ của công ty chứng khoán phải bổ sung phiếu lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật;

Đối với tổ chức góp vốn là công ty mẹ thì báo cáo tài chính là báo cáo hợp nhất năm gần nhất đã được kiểm toán theo quy định của pháp luật về kế toán và kiểm toán;

Đối với tổ chức góp vốn là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm phải nộp bổ sung bản sao hợp lệ báo cáo định kỳ về các chỉ tiêu an toàn tài chính, an toàn vốn theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong hai (02) năm gần nhất;

h) Văn bản chấp thuận về việc cho phép góp vốn thành lập của cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành đối với ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tài liệu khác chứng minh được phép góp vốn thành lập công ty chứng khoán;

i) Dự thảo Điều lệ công ty đã được các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán thông qua;

k) Phương án hoạt động kinh doanh trong ba (03) năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép (theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản trị rủi ro.

2. Trường hợp cổ đông, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán là tổ chức nước ngoài, các tài liệu do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá sáu (06) tháng trước ngày nộp hồ sơ. Các tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài phải được dịch chứng thực ra tiếng Việt bởi tổ chức có chức năng dịch thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này được lập thành một (01) bản gốc kèm theo tệp thông tin điện tử. Bộ hồ sơ gốc được nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.

Điều 5. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

1. Sau khi nhận được hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này, trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc đề nghị hoàn tất các điều kiện cơ sở vật chất và phong tỏa vốn góp đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ. Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền đề nghị người đại diện cổ đông, thành viên sáng lập hoặc người dự kiến làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản.

2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có yêu cầu bằng văn bản, các cổ đông, thành viên sáng lập thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán phải hoàn thiện bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Sau thời hạn trên, nếu các cổ đông, thành viên góp vốn không bổ sung, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

3. Trong thời hạn chín mươi (90) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị hoàn tất các điều kiện cơ sở vật chất và phong tỏa vốn góp, các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập phải hoàn thiện cơ sở vật chất và phong tỏa vốn góp. Vốn điều lệ của công ty phải được phong tỏa trên tài khoản của một ngân hàng thương mại theo chỉ định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và được giải tỏa chuyển vào tài khoản của công ty ngay sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Quá thời hạn trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra cơ sở vật chất tại trụ sở công ty chứng khoán trước khi cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

5. Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày nhận được xác nhận phong tỏa vốn theo quy định tại khoản 3 Điều này và kết quả kiểm tra cơ sở vật chất trụ sở công ty và các tài liệu hợp lệ khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Công ty chứng khoán phải tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán trong thời hạn mười hai (12) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

Điều 6. Tên công ty chứng khoán

1. Tên công ty chứng khoán bao gồm các thành tố sau:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Cụm từ "chứng khoán";

c) Tên riêng.

2. Tên của công ty chứng khoán phải tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp.

Điều 7. Công bố Giấy phép thành lập và hoạt động

Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, công ty chứng khoán phải công bố Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 66 Luật Chứng khoán.

Mục 2. ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 8. Điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động

1. Công ty chứng khoán khi bổ sung, rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, thay đổi tên, thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, tăng, giảm vốn điều lệ, thay đổi người đại diện theo pháp luật phải đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động.

2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động được lập thành một (01) bản gốc nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.

3. Trường hợp hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép không đầy đủ, hợp lệ, công ty chứng khoán phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có yêu cầu bằng văn bản. Sau thời hạn trên, hồ sơ đã gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước đó mặc nhiên không còn giá trị.

4. Công ty chứng khoán được cấp điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động phải công bố Giấy phép điều chỉnh theo thời hạn và phương thức quy định tại Điều 66 Luật Chứng khoán.

Điều 9. Bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán

1. Công ty chứng khoán bổ sung nghiệp vụ kinh doanh phải đáp ứng các quy định sau:

a) Có cơ sở vật chất đáp ứng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này đối với trường hợp đề nghị bổ sung nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán;

b) Có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng vốn pháp định đối với nghiệp vụ kinh doanh đã được cấp phép và nghiệp vụ kinh doanh đề nghị bổ sung;

c) Đảm bảo đủ người hành nghề chứng khoán đối với nghiệp vụ kinh doanh đang thực hiện và có tối thiểu ba (03) người hành nghề chứng khoán để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh đề nghị bổ sung;

d) Công ty chứng khoán không bị đặt vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động theo quy định hiện hành trong vòng ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị bổ sung nghiệp vụ.

2. Hồ sơ đề nghị bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán bao gồm:

a) Giấy đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản thuyết minh cơ sở vật chất phục vụ cho nghiệp vụ kinh doanh đối với trường hợp đề nghị bổ sung nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);

c) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán;

d) Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính gần nhất (nhưng không quá 06 tháng tính đến thời điểm đề nghị bổ sung nghiệp vụ) đã được tổ chức kiểm toán độc lập được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận thực hiện kiểm toán và xác nhận của ngân hàng về khoản vốn bổ sung gửi tại tài khoản phong tỏa (nếu có);

đ) Phương án hoạt động kinh doanh trong ba (03) năm đầu đối với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị bổ sung (theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản trị rủi ro áp dụng cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị bổ sung;

e) Danh sách người hành nghề chứng khoán đang làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh của công ty (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này); Danh sách, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề chứng khoán và hợp đồng lao động của người hành nghề chứng khoán dự kiến thực hiện nghiệp vụ bổ sung;

g) Điều lệ sửa đổi, bổ sung được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua.

3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện kiểm tra cơ sở vật chất đối với trường hợp đề nghị bổ sung nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán.

4. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này và kết quả kiểm tra cơ sở vật chất (nếu có), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 10. Rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán

1. Thủ tục rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán:

a) Công ty chứng khoán nộp hồ sơ đề nghị rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán, hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này);

- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán;

- Phương án xử lý tài khoản của khách hàng.

b) Công ty chứng khoán thực hiện phương án và quy trình theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

c) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo đã thực hiện phương án xử lý tài khoản của khách hàng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký lưu ký chứng khoán trong trường hợp công ty chứng khoán không có nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Thủ tục rút nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tự doanh chứng khoán:

a) Hồ sơ đề nghị rút nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bao gồm các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này);

- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán;

- Báo cáo kết quả xử lý các hợp đồng đã ký với khách hàng đối với trường hợp rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư; phương án tất toán tài khoản tự doanh đối với trường hợp rút nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

b) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 11. Thay đổi tên công ty, địa điểm đặt trụ sở chính

1. Hồ sơ đề nghị thay đổi tên công ty:

a) Giấy đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty về việc thay đổi tên công ty;

c) Điều lệ sửa đổi, bổ sung được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua.

2. Hồ sơ thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính bao gồm:

a) Giấy đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản thuyết minh cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tại địa điểm mới của trụ sở chính (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo tài liệu chứng minh quyền sử dụng trụ sở;

c) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính công ty.

3. Địa điểm mới đặt trụ sở chính công ty chứng khoán dự kiến chuyển đến phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

4. Trước khi chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra cơ sở vật chất tại địa điểm mới của trụ sở chính đối với công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán.

5. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và kết quả kiểm tra cơ sở vật chất (nếu có), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 12. Thay đổi vốn điều lệ7

1. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh tăng vốn điều lệ bao gồm:

a) Giấy đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Xác nhận về khoản vốn tăng thêm của ngân hàng nơi mở tài khoản phong tỏa hoặc xác nhận của tổ chức kiểm toán được chấp thuận về khoản vốn tăng thêm hoặc Báo cáo tài chính tại thời điểm sau khi công ty chứng khoán hoàn thành việc tăng vốn điều lệ đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp công ty chứng khoán tăng vốn điều lệ từ các nguồn vốn thuộc vốn chủ sở hữu;

c) Báo cáo về việc thay đổi cơ cấu sở hữu trước và sau khi tăng vốn điều lệ; hồ sơ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 30 Thông tư này đối với trường hợp đợt tăng vốn có cổ đông, thành viên mới nắm giữ từ năm phần trăm (5%) trở lên vốn điều lệ.

2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giảm vốn điều lệ bao gồm:

a) Giấy đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Báo cáo kết quả việc mua lại và hủy cổ phiếu, phần vốn góp để giảm vốn điều lệ đã được tổ chức kiểm toán được chấp thuận xác nhận hoặc Báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại thời điểm sau khi công ty chứng khoán hoàn thành việc mua lại và hủy cổ phiếu, phần vốn góp để giảm vốn điều lệ;

c) Báo cáo về việc thay đổi cơ cấu sở hữu trước và sau khi giảm vốn điều lệ.

3. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 13. Thay đổi người đại diện theo pháp luật

1. Hồ sơ đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty bao gồm:

a) Giấy đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc (Tổng Giám đốc), kèm theo Bản thông tin cá nhân (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này), bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân và bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề chứng khoán của người mới được bổ nhiệm (nếu có);

c) Điều lệ sửa đổi, bổ sung được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu thông qua đối với trường hợp thay đổi chức danh của người đại diện theo pháp luật.

2. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mục 3. ĐÌNH CHỈ, THU HỒI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 14. Đình chỉ hoạt động của công ty chứng khoán8

1. Công ty chứng khoán bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau:

a) Hồ sơ đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin cố ý làm sai sự thật;

b) Sau khi hết thời hạn cảnh báo (kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt) theo quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, công ty chứng khoán không cung cấp được bằng chứng chứng minh công ty đã khắc phục được tình trạng cảnh báo (tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ một trăm tám mươi phần trăm (180%) trở lên trong ba (03) tháng liên tục, trong đó tỷ lệ vốn khả dụng tại kỳ báo cáo cuối cùng phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận) và có lỗ gộp đạt mức năm mươi phần trăm (50%) trở lên vốn điều lệ hoặc có vốn chủ sở hữu tại thời điểm báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc soát xét gần nhất thấp hơn vốn pháp định theo các nghiệp vụ kinh doanh được cấp phép;

c) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động;

d) Không duy trì một trong các điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Thông tư này;

đ) Các trường hợp bị đình chỉ theo quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Đối với các trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước căn cứ vào hình thức và mức độ vi phạm để ra quyết định đình chỉ một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và lưu ký chứng khoán, trong đó nêu rõ thời hạn và phạm vi đình chỉ.

3. Trong thời gian bị đình chỉ, công ty chứng khoán không được ký mới, gia hạn các hợp đồng có liên quan đến các nghiệp vụ kinh doanh bị đình chỉ hoạt động; phải thực hiện tất toán, chuyển tài khoản theo yêu cầu của khách hàng (nếu có); có phương án khắc phục và báo cáo tình hình thực hiện phương án theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trường hợp bị đình chỉ hoạt động tự doanh, công ty chứng khoán chỉ được bán, không được tăng thêm các khoản đầu tư kinh doanh, trừ trường hợp buộc phải mua vào để sửa lỗi giao dịch hoặc giao dịch lô lẻ hoặc được hưởng các quyền có liên quan đến chứng khoán đang nắm giữ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 15. Thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động9

1. Công ty chứng khoán bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động trong các trường hợp sau:

a) Các trường hợp theo quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 70 Luật Chứng khoán; trường hợp bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Thông tư này hoặc theo quyết định giải thể của Tòa án;

b) Không khắc phục được các vi phạm quy định tại các điểm a, c, d khoản 1 Điều 14 Thông tư này trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động;

c) Không khắc phục được tình trạng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư này trong thời hạn sáu (06) tháng, kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động;

d) Công ty chứng khoán hết thời hạn hoạt động theo Điều lệ công ty hoặc tự nguyện giải thể;

đ) Công ty chứng khoán phá sản;

e) Công ty chứng khoán bị hợp nhất, bị sáp nhập.

2. Quá trình thực hiện giải thể, phá sản, công ty chứng khoán phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty chứng khoán chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;

b) Trường hợp hồ sơ xử lý tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng và hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại điểm a khoản này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn năm (05) năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

3. Thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động đối với các trường hợp nêu tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày bị buộc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh được cấp phép của công ty chứng khoán để thực hiện thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động;

b) Trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ, kể từ ngày nhận được quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty chứng khoán có trách nhiệm công bố thông tin về quyết định này. Công ty chứng khoán có trách nhiệm chấm dứt hoàn toàn việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh được cấp phép, ngừng ký mới tất cả các hợp đồng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán;

c) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày công ty chứng khoán nhận được quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty chứng khoán phải quyết định triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên bất thường để thông qua việc giải thể, quyết định phương án giải quyết nợ cho chủ nợ và những người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan. Trong vòng hai mươi bốn (24) giờ, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu ra quyết định giải thể công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có trách nhiệm công bố thông tin về việc giải thể công ty kèm theo phương án giải quyết nợ cho chủ nợ và những người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan;

d) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phương án xử lý tài khoản tự doanh, các hợp đồng đã ký với khách hàng còn hiệu lực có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đang thực hiện và các tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng mở tại công ty chứng khoán (nếu có). Phương án bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Thời điểm và phương thức công bố thông tin, thông báo cho từng khách hàng về việc chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh chứng khoán được cấp phép;

- Thời gian dự kiến tất toán tài khoản giao dịch (đóng hoặc chuyển tài khoản) theo yêu cầu của khách hàng, thời gian tất toán tối thiểu là ba mươi (30) ngày;

- Thời điểm ngừng mở tài khoản mới;

- Thời điểm dự kiến ngừng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán;

- Thời điểm ngừng giao dịch rút/nộp tiền của khách hàng;

- Thời gian dự kiến chốt số dư tài khoản của khách hàng chưa đến tất toán;

- Phương án xử lý đối với tài khoản của khách hàng chưa đến tất toán, tài khoản có tranh chấp;

- Phương án xử lý tài khoản tự doanh chứng khoán;

- Phương án xử lý các hợp đồng đã ký với khách hàng còn hiệu lực có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đang thực hiện.

đ) Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có ý kiến về phương án được lập theo quy định tại điểm d khoản này, công ty chứng khoán phải thực hiện phương án theo trình tự như sau:

- Công bố thông tin và thông báo đến từng khách hàng theo phương án;

- Thực hiện tất toán tài khoản, hoàn trả (chuyển khoản) đầy đủ tiền và chứng khoán theo yêu cầu khách hàng;

- Sau khi hết thời hạn tất toán tài khoản, lập danh sách toàn bộ số tài khoản của khách hàng chưa đến tất toán kèm theo số dư tiền và chứng khoán của từng tài khoản này;

- Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn tất toán tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, công ty chứng khoán báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tình hình tất toán tài khoản, tài khoản chưa thực hiện tất toán kèm theo số dư tiền và chứng khoán của từng tài khoản này, tình hình thực hiện phương án xử lý tài khoản tự doanh và các hợp đồng đã ký với khách hàng còn hiệu lực có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đang thực hiện;

- Công ty chứng khoán có thể thỏa thuận thực hiện chuyển giao tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng còn tồn cho công ty chứng khoán khác.

Đối với trường hợp thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động quy định tại điểm b khoản 2 Điều 70 Luật Chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền chỉ định công ty chứng khoán thay thế để tiếp nhận bàn giao các tài khoản giao dịch chứng khoán còn tồn của khách hàng công ty chứng khoán bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động. Trong trường hợp này, quan hệ ủy quyền mặc nhiên được xác lập giữa hai công ty.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty chứng khoán bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc thành viên Ban kiểm soát còn lại (trường hợp công ty chứng khoán không còn thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên) của công ty chứng khoán có trách nhiệm chỉ định thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên kiểm soát nội bộ thực hiện các thủ tục để chuyển giao đầy đủ tài sản cho khách hàng;

e) Trong vòng năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất việc chuyển giao toàn bộ các tài khoản của khách hàng, công ty chứng khoán báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả xử lý tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng còn tồn. Quy định này không áp dụng đối với công ty chứng khoán hoàn tất thủ tục tất toán cho khách hàng trong thời hạn tất toán tài khoản theo yêu cầu của khách hàng;

g) Trong vòng năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo nhận được báo cáo theo quy định tại điểm đ và e khoản này, công ty chứng khoán thực hiện thủ tục giải thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Thông báo được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

h) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất việc giải thể, người đại diện theo pháp luật của công ty chứng khoán hoặc người được công ty chứng khoán chỉ định theo quy định tại điểm đ khoản này phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ giải thể như sau:

- Báo cáo kết quả về việc thực hiện giải thể, việc xử lý các khoản nợ, phải trả khác kèm theo bản gốc Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán;

- Văn bản về việc thu hồi con dấu của cơ quan công an, văn bản về việc hoàn tất nghĩa vụ thuế của cơ quan thuế, văn bản xác nhận việc xử lý hết các nghĩa vụ nợ, nghĩa vụ phải trả khác;

- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại thời điểm hoàn tất việc giải thể.

i) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm h khoản này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động và thực hiện công bố thông tin theo quy định.

4. Thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp nêu tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Trong vòng hai mươi bốn (24) giờ, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu ra quyết định giải thể công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có trách nhiệm công bố thông tin về việc giải thể công ty;

b) Công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới xây dựng phương án xử lý các tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;

c) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có ý kiến bằng văn bản về phương án xử lý tài khoản khách hàng;

d) Sau khi nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty chứng khoán thực hiện phương án xử lý tài khoản khách hàng theo trình tự quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;

đ) Sau khi hoàn tất việc tất toán và chuyển giao các tài khoản của khách hàng theo hợp đồng thỏa thuận với công ty chứng khoán khác, công ty chứng khoán nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận giải thể. Hồ sơ đề nghị chấp thuận giải thể được lập thành một (01) bản gốc nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện, hồ sơ bao gồm:

- Giấy đề nghị chấp thuận giải thể công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục số VIII ban hành kèm theo Thông tư này);

- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc giải thể công ty chứng khoán;

- Báo cáo tất toán tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng và phương án tất toán, xử lý các hợp đồng, quyền lợi và nghĩa vụ tài chính khác của Công ty.

e) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại điểm đ khoản này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra Quyết định chấp thuận cho công ty chứng khoán thực hiện thủ tục giải thể. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

g) Trong vòng hai mươi bốn (24) giờ, kể từ khi nhận được quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty chứng khoán có trách nhiệm công bố thông tin về quyết định chấp thuận giải thể;

h) Trình tự thủ tục giải thể công ty thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

i) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất việc giải thể, công ty chứng khoán thực hiện các thủ tục theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;

k) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ giải thể hợp lệ theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động và thực hiện công bố thông tin theo quy định.

5. Thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động đối với các trường hợp nêu tại điểm đ khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi công ty chứng khoán nhận được quyết định mở thủ tục phá sản hoặc quyết định tuyên bố công ty chứng khoán phá sản theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 105 Luật Phá sản, công ty chứng khoán phải thực hiện công bố thông tin về các quyết định này;

b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày công bố theo quy định tại điểm a khoản này, công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới phải xây dựng phương án xử lý các tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;

c) Công ty chứng khoán thực hiện xử lý tài khoản khách hàng theo trình tự, thủ tục quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;

d) Công ty chứng khoán thực hiện các thủ tục phá sản theo quy định tại Luật Phá sản;

đ) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố công ty chứng khoán phá sản, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán và công bố thông tin theo quy định.

6. Thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động đối với các trường hợp nêu tại điểm e khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán tham gia hợp nhất, bị sáp nhập đồng thời với việc cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán hợp nhất và hoàn tất việc sáp nhập theo quy định tại khoản 6 Điều 67 Thông tư này.

Chương III

TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 16. Nguyên tắc tổ chức

1. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện là những đơn vị thuộc công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện của mình.

2. Tên chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện phải mang tên công ty chứng khoán kèm theo cụm từ chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện và tên riêng để phân biệt.

Điều 17. Thủ tục chung

1. Công ty chứng khoán thành lập, đóng cửa, thay đổi địa điểm chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Công ty chứng khoán thay đổi tên chi nhánh, phòng giao dịch, thay đổi nghiệp vụ thực hiện tại chi nhánh và thay đổi giám đốc chi nhánh phải đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Quyết định thành lập chi nhánh, phòng giao dịch.

2. Hồ sơ đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận và hồ sơ đề nghị điều chỉnh Quyết định thành lập chi nhánh, phòng giao dịch đối với các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này được lập thành một (01) bản gốc gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

3. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, công ty chứng khoán phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản. Sau thời hạn trên, nếu công ty chứng khoán không bổ sung, hoàn thiện đầy đủ, hồ sơ đã gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước đó mặc nhiên không còn giá trị.

Mục 2. CHI NHÁNH CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Điều 18. Thành lập chi nhánh

1. Chi nhánh là đơn vị thuộc công ty chứng khoán. Chi nhánh công ty chứng khoán được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh theo phân cấp, ủy quyền của công ty chứng khoán. Nghiệp vụ kinh doanh của chi nhánh chỉ giới hạn trong phạm vi các nghiệp vụ kinh doanh mà công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động.

2. Việc thành lập chi nhánh công ty chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Tại thời điểm thành lập chi nhánh, công ty chứng khoán không bị đặt vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động theo quy định hiện hành;

b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng sáu (06) tháng tính đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh;

c) Có trụ sở và trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán được ủy quyền;

d) Giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 3 Điều 34, có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh mà chi nhánh được thực hiện, có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất hai (02) năm và có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu một (01) năm;

đ) Đảm bảo đủ người hành nghề chứng khoán đối với nghiệp vụ kinh doanh đang thực hiện tại trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch và có tối thiểu hai (02) người hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh thực hiện tại chi nhánh dự kiến thành lập.

3. Hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh bao gồm:

a) Giấy đề nghị thành lập chi nhánh (theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán về việc thành lập chi nhánh và các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán ủy quyền cho chi nhánh thực hiện;

c) Quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản trị rủi ro dự kiến thực hiện tại chi nhánh;

d) Bản thuyết minh cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh theo ủy quyền của công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo tài liệu chứng minh quyền sử dụng trụ sở chi nhánh;

đ) Danh sách người hành nghề chứng khoán của toàn công ty; danh sách Giám đốc chi nhánh, người hành nghề chứng khoán làm việc tại chi nhánh kèm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề chứng khoán và hợp đồng lao động được ký giữa công ty chứng khoán và người hành nghề làm việc tại chi nhánh; quyết định bổ nhiệm và Bản thông tin cá nhân (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này) của Giám đốc chi nhánh.

4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất trụ sở đối với chi nhánh công ty chứng khoán dự kiến thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán trước khi ra quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh.

5. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và kết quả kiểm tra cơ sở vật chất (nếu có), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Chi nhánh công ty chứng khoán phải chính thức triển khai hoạt động trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận thành lập. Quá thời hạn trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh.

Điều 19. Đóng cửa chi nhánh

Việc đóng cửa chi nhánh được thực hiện theo trình tự sau đây:

1. Công ty chứng khoán nộp hồ sơ đề nghị đóng cửa chi nhánh bao gồm:

a) Giấy đề nghị đóng cửa chi nhánh (theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán về việc đóng cửa chi nhánh;

c) Phương án xử lý các hợp đồng giao dịch chứng khoán đã ký với khách hàng còn hiệu lực, bao gồm hợp đồng cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn đầu tư và bảo lãnh phát hành, trong đó nêu rõ việc công bố thông tin, thông báo cho khách hàng về việc đóng cửa chi nhánh và thời hạn để khách hàng tất toán tài khoản tối thiểu mười lăm (15) ngày.

2. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Công ty chứng khoán thực hiện đóng cửa chi nhánh theo phương án đã báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

4. Công ty chứng khoán báo cáo kết quả thực hiện đóng cửa chi nhánh. Trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi quyết định thành lập chi nhánh công ty chứng khoán.

Điều 20. Thay đổi địa điểm, sửa đổi quyết định thành lập chi nhánh

1. Hồ sơ đề nghị thay đổi địa điểm chi nhánh bao gồm:

a) Giấy đề nghị thay đổi địa điểm chi nhánh (theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản thuyết minh cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tại địa điểm mới của chi nhánh (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo tài liệu chứng minh quyền sử dụng trụ sở chi nhánh;

c) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc thay đổi địa điểm đặt chi nhánh.

2. Hồ sơ đề nghị bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại chi nhánh bao gồm:

a) Giấy đề nghị sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản thuyết minh cơ sở vật chất phục vụ cho nghiệp vụ kinh doanh đề nghị bổ sung đối với trường hợp bổ sung nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);

c) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán về việc bổ sung nghiệp vụ kinh doanh tại chi nhánh;

d) Danh sách người hành nghề chứng khoán đang làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ của công ty, chi nhánh, phòng giao dịch và danh sách người hành nghề chứng khoán dự kiến thực hiện nghiệp vụ kinh doanh đề nghị bổ sung tại chi nhánh kèm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề chứng khoán và hợp đồng lao động được ký kết giữa công ty chứng khoán và người hành nghề chứng khoán dự kiến thực hiện nghiệp vụ kinh doanh đề nghị bổ sung tại chi nhánh.

3. Hồ sơ đề nghị rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại chi nhánh bao gồm:

a) Giấy đề nghị sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán về việc rút nghiệp vụ kinh doanh tại chi nhánh;

c) Phương án xử lý các hợp đồng đã ký với khách hàng còn hiệu lực, bao gồm hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán, hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán và hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán, trong đó nêu rõ việc công bố thông tin, thông báo cho khách hàng về việc đóng cửa chi nhánh và thời hạn để khách hàng tất toán tài khoản tối thiểu mười lăm (15) ngày.

4. Hồ sơ đề nghị thay đổi tên chi nhánh bao gồm:

a) Giấy đề nghị sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc đổi tên chi nhánh.

5. Hồ sơ đề nghị thay đổi giám đốc chi nhánh bao gồm:

a) Giấy đề nghị sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán về việc thay đổi giám đốc chi nhánh;

c) Bản thông tin cá nhân của Giám đốc chi nhánh (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân, hợp đồng lao động và chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đã được ủy quyền thực hiện tại chi nhánh.

6. Trường hợp công ty chứng khoán thay đổi địa điểm đặt chi nhánh phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 Thông tư này. Trước khi chấp thuận việc thay đổi địa điểm đặt chi nhánh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra cơ sở vật chất tại địa điểm mới của chi nhánh đối với trường hợp chi nhánh thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán.

7. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và kết quả kiểm tra cơ sở vật chất đối với trường hợp bổ sung nghiệp vụ tại chi nhánh hoặc thay đổi địa điểm đặt chi nhánh (nếu có), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mục 3. PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Điều 21. Thành lập phòng giao dịch

1. Phòng giao dịch là đơn vị thuộc trụ sở chính hoặc chi nhánh công ty chứng khoán. Địa điểm phòng giao dịch nằm trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố nơi công ty chứng khoán đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh. Phòng giao dịch hỗ trợ thực hiện các nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và lưu ký chứng khoán cho trụ sở chính hoặc chi nhánh nơi phòng giao dịch phụ thuộc.

2. Việc thành lập phòng giao dịch của công ty chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Tại thời điểm thành lập phòng giao dịch, công ty chứng khoán không bị đặt vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động theo quy định hiện hành;

b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng sáu (06) tháng tính đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ đề nghị thành lập phòng giao dịch;

c) Có trụ sở và trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán;

d) Đảm bảo đủ người hành nghề chứng khoán làm việc tại trụ sở chính, chi nhánh và phòng giao dịch hiện có và có tối thiểu hai (02) người hành nghề chứng khoán làm việc tại phòng giao dịch dự kiến thành lập.

3. Hồ sơ đề nghị thành lập phòng giao dịch bao gồm:

a) Giấy đề nghị thành lập phòng giao dịch (theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Quy trình nghiệp vụ thực hiện tại phòng giao dịch;

c) Bản thuyết minh cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện hỗ trợ các nghiệp vụ kinh doanh của phòng giao dịch (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo tài liệu chứng minh quyền sử dụng trụ sở phòng giao dịch;

d) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán về việc thành lập phòng giao dịch;

đ) Danh sách người hành nghề chứng khoán của toàn công ty; danh sách người hành nghề chứng khoán làm việc tại phòng giao dịch kèm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề chứng khoán và hợp đồng lao động được ký giữa công ty chứng khoán và người hành nghề làm việc tại phòng giao dịch công ty chứng khoán.

4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra cơ sở vật chất của phòng giao dịch công ty chứng khoán trước khi ra quyết định chấp thuận thành lập phòng giao dịch.

5. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và kết quả kiểm tra cơ sở vật chất, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận thành lập phòng giao dịch. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Phòng giao dịch công ty chứng khoán phải chính thức triển khai hoạt động trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Quá thời hạn trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi quyết định chấp thuận thành lập phòng giao dịch.

Điều 22. Đóng cửa phòng giao dịch

1. Hồ sơ đề nghị đóng cửa phòng giao dịch bao gồm:

a) Giấy đề nghị đóng cửa phòng giao dịch (theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán về việc đóng cửa phòng giao dịch;

c) Phương án xử lý các hợp đồng giao dịch chứng khoán đã ký với khách hàng còn hiệu lực, trong đó nêu rõ việc công bố thông tin, thông báo cho khách hàng về việc đóng cửa phòng giao dịch và thời hạn để khách hàng tất toán tài khoản tối thiểu mười lăm (15) ngày.

2. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận đóng cửa phòng giao dịch công ty chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Công ty chứng khoán thực hiện đóng cửa phòng giao dịch theo phương án đã báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

4. Công ty chứng khoán phải báo cáo kết quả thực hiện đóng cửa phòng giao dịch. Trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi quyết định chấp thuận thành lập phòng giao dịch công ty chứng khoán.

Điều 23. Thay đổi địa điểm, sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập phòng giao dịch

1. Hồ sơ đề nghị thay đổi địa điểm phòng giao dịch bao gồm:

a) Giấy đề nghị thay đổi địa điểm phòng giao dịch công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản thuyết minh cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện hỗ trợ các nghiệp vụ kinh doanh tại địa điểm mới của phòng giao dịch (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo tài liệu chứng minh quyền sử dụng trụ sở phòng giao dịch;

c) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc thay đổi địa điểm đặt phòng giao dịch.

2. Hồ sơ đề nghị thay đổi tên phòng giao dịch bao gồm:

a) Giấy đề nghị sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập phòng giao dịch công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc đổi tên phòng giao dịch.

3. Công ty chứng khoán thay đổi địa điểm phòng giao dịch phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Thông tư này. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra cơ sở vật chất tại địa điểm mới của phòng giao dịch.

4. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, kết quả kiểm tra cơ sở vật chất, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập phòng giao dịch. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mục 4. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Điều 24. Thành lập văn phòng đại diện

1. Văn phòng đại diện là đơn vị thuộc công ty chứng khoán. Địa điểm đặt văn phòng đại diện không nằm trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố nơi công ty chứng khoán đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.

2. Phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện bao gồm một, một số hoặc toàn bộ nội dung sau đây:

a) Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu thị trường;

b) Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán tại địa điểm đặt văn phòng đại diện;

c) Thúc đẩy, giám sát thực hiện các dự án, hợp đồng thỏa thuận đã ký kết liên quan đến lĩnh vực công ty đang hoạt động.

3. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh, không được thực hiện các hoạt động liên quan đến giao dịch chứng khoán, không được trực tiếp hoặc gián tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế.

4. Việc thành lập văn phòng đại diện của công ty chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Tại thời điểm thành lập văn phòng đại diện, công ty chứng khoán không bị đặt vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt hoặc bị đình chỉ hoạt động theo quy định hiện hành;

b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng sáu (06) tháng tính đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện;

c) Có trụ sở đặt văn phòng đại diện.

5. Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện bao gồm:

a) Giấy đề nghị thành lập văn phòng đại diện (theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán về việc thành lập văn phòng đại diện, trong đó nêu rõ phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện;

c) Tài liệu chứng minh quyền sử dụng trụ sở đặt văn phòng đại diện.

6. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận thành lập văn phòng đại diện. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 25. Đóng cửa văn phòng đại diện

1. Văn phòng đại diện công ty chứng khoán đóng cửa trong các trường hợp sau:

a) Tự nguyện chấm dứt hoạt động;

b) Nơi mở văn phòng đại diện đã có chi nhánh hoặc trụ sở chính của công ty chứng khoán.

2. Hồ sơ đề nghị đóng cửa văn phòng đại diện bao gồm:

a) Giấy đề nghị đóng cửa văn phòng đại diện (theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán về việc đóng cửa văn phòng đại diện.

3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận đóng cửa văn phòng đại diện và thu hồi quyết định thành lập văn phòng đại diện. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 26. Thay đổi địa điểm, sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập văn phòng đại diện

1. Hồ sơ đề nghị thay đổi địa điểm văn phòng đại diện bao gồm:

a) Giấy đề nghị thay đổi địa điểm văn phòng đại diện công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc thay đổi địa điểm đặt văn phòng đại diện;

c) Tài liệu chứng minh quyền sử dụng trụ sở đặt văn phòng đại diện.

2. Hồ sơ đề nghị thay đổi tên văn phòng đại diện bao gồm:

a) Giấy đề nghị sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập văn phòng đại diện công ty chứng khoán (theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc đổi tên văn phòng đại diện.

3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định sửa đổi quyết định chấp thuận thành lập văn phòng đại diện. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mục 5. ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI10

Điều 26a. Đầu tư ra nước ngoài của công ty chứng khoán

1. Công ty chứng khoán lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có dự án lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu chấp thuận bằng văn bản;

b) Đáp ứng quy định về an toàn tài chính sau khi trừ đi vốn cấp cho chi nhánh, vốn đầu tư ra nước ngoài;

c) Đảm bảo duy trì vốn chủ sở hữu, sau khi trừ đi vốn cấp cho chi nhánh, vốn đầu tư ra nước ngoài, không thấp hơn vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh đang được cấp phép;

d) Phạm vi hoạt động, lĩnh vực đầu tư phải trong phạm vi kinh doanh theo giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán thành lập tại Việt Nam.

2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài của công ty chứng khoán được lập thành một bộ gốc nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện, hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị chấp thuận lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài của công ty chứng khoán theo mẫu quy định tại Phụ lục X (a) ban kèm theo Thông tư này;

b) Biên bản họp và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài phù hợp với quy định của điều lệ công ty chứng khoán;

c) Phương án hoạt động, đầu tư ra nước ngoài, bao gồm mức vốn dự kiến đầu tư, nguồn vốn đầu tư, đối tác giao dịch (nếu có), lĩnh vực đầu tư, nội dung và phạm vi hoạt động, kế hoạch hoạt động kinh doanh và các thông tin khác có liên quan trong ba năm đầu.

3. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận việc đầu tư ra nước ngoài của công ty chứng khoán. Trường hợp từ chối chấp thuận, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không chấp thuận.

4. Sau khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty chứng khoán thực hiện việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và quản lý ngoại hối.

5. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc phê duyệt dự án đầu tư ở nước ngoài, công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ báo cáo bao gồm:

a) Thông tin về địa điểm đặt trụ sở, nhân sự của chi nhánh, văn phòng đại diện, giá trị vốn đầu tư, ngày khai trương hoạt động kèm theo các văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư và quản lý ngoại hối;

b) Tài liệu, hồ sơ nộp cho cơ quan quản lý nhà nước ở nước ngoài, kèm theo bản sao hợp lệ giấy phép, văn bản chấp thuận hoặc tài liệu tương đương do cơ quan quản lý có thẩm quyền ở nước ngoài cấp.

6. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày công ty chứng khoán chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thu hồi khoản đầu tư ra nước ngoài, công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Thông tin báo cáo bao gồm:

a) Thông tin về tên, địa chỉ, lý do chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài;

b) Trách nhiệm của công ty chứng khoán về tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài hoặc khoản đầu tư kèm theo bản sao hợp lệ văn bản chấp thuận hoặc tài liệu tương đương do cơ quan quản lý có thẩm quyền ở nước ngoài cấp (nếu có).

Chương IV

QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Điều 27. Nguyên tắc quản trị điều hành

1. Công ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan về quản trị công ty. Công ty chứng khoán phải ban hành Điều lệ phù hợp với Điều lệ mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Công ty chứng khoán có trách nhiệm trung thực với khách hàng, không được xâm phạm tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của khách hàng.

3. Công ty chứng khoán phải phân định rõ trách nhiệm giữa Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc phù hợp với Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Công ty chứng khoán phải thiết lập hệ thống thông tin liên lạc với các cổ đông, thành viên để đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ và đối xử công bằng giữa các cổ đông, giữa các thành viên, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, của thành viên.

Điều 28. Bộ máy quản trị của công ty chứng khoán

1. Bộ máy quản trị của công ty chứng khoán là công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc.

2. Bộ máy quản trị của công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc.

3. 11Công ty chứng khoán có thể có một (01) hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật theo quy định của Điều lệ công ty. Điều lệ công ty chứng khoán quy định trách nhiệm, số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp công ty chứng khoán có thay đổi người đại diện theo pháp luật, công ty chứng khoán đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sửa đổi Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 13 Thông tư này. Các trường hợp cụ thể về người đại diện theo pháp luật của công ty chứng khoán:

a) Trường hợp công ty chứng khoán có một (01) người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác, người đại diện theo pháp luật của công ty là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên;

b) Trường hợp công ty chứng khoán có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải là người đại diện theo pháp luật của công ty. Công ty chứng khoán lựa chọn đăng ký Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Người đại diện theo pháp luật đã đăng ký là người chịu trách nhiệm cung cấp tài liệu và làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trường hợp công ty chứng khoán có thay đổi người đại diện theo pháp luật đã đăng ký, công ty chứng khoán thực hiện báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi xảy ra sự kiện.

Điều 29. Cổ đông, thành viên

1. Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp ban đầu của mình trong vòng ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác. Trong thời hạn này, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 3 Thông tư này phải luôn đảm bảo nắm giữ tối thiểu ba mươi phần trăm (30%) vốn điều lệ công ty chứng khoán.

2. Cổ đông, thành viên sở hữu từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó không được sở hữu trên năm phần trăm (5%) số cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán khác.

3. Cổ đông, thành viên sở hữu từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán không được lợi dụng ưu thế của mình gây tổn hại đến quyền và lợi ích của công ty và các cổ đông khác.

4. Cổ đông, thành viên sở hữu từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán phải thông báo đầy đủ cho công ty chứng khoán trong vòng hai mươi tư (24) giờ kể từ khi nhận được thông tin, đối với các trường hợp sau:

a) Số cổ phần hoặc phần vốn góp bị phong tỏa, cầm cố hoặc bị xử lý theo quyết định của tòa án;

b) Cổ đông, thành viên là tổ chức quyết định thay đổi tên hoặc sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản.

5. Công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cổ đông, thành viên.

Điều 30. Giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp chiếm từ 10% trở lên vốn điều lệ đã góp của công ty chứng khoán

1. 12Giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp chiếm từ 10% trở lên vốn điều lệ đã góp, giao dịch dẫn tới tỷ lệ sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn vượt qua hoặc xuống dưới các mức sở hữu 10%, 25%, 50%, 75% vốn điều lệ đã góp của công ty chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, trừ trường hợp cổ phiếu của công ty chứng khoán được niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán và trường hợp chuyển nhượng theo quyết định của tòa án.

2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận giao dịch bao gồm:

a) Giấy đề nghị chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp (theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản sao hợp lệ giấy đề nghị chuyển nhượng giữa các bên;

c) Hợp đồng nguyên tắc việc chuyển nhượng đã được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thông qua;

d) Bản thông tin cá nhân (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân của cổ đông mới đối với trường hợp cổ đông mới là cá nhân hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với trường hợp cổ đông mới là pháp nhân;

đ) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đối với trường hợp bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng là tổ chức;

e) Văn bản xác nhận của công ty chứng khoán về tính hợp lệ của việc chuyển nhượng.

g) Trường hợp giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần, phần vốn góp có yếu tố nước ngoài, các tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài phải được một tổ chức có chức năng dịch thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam dịch chứng thực sang tiếng Việt. Các văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật liên quan.

3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận giao dịch được lập thành một (01) bản gốc nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.

4. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận giao dịch. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Các bên liên quan phải hoàn tất các thủ tục giao dịch đã được chấp thuận trong vòng chín mươi (90) ngày kể từ ngày văn bản chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có hiệu lực. Trường hợp không hoàn tất chuyển nhượng trong thời hạn nêu trên, văn bản chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mặc nhiên hết hiệu lực.

6. Trong vòng năm (05) ngày kể từ ngày giao dịch chuyển nhượng đã hoàn tất, công ty chứng khoán phải báo cáo kết quả giao dịch với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 31. Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên

1. Công ty chứng khoán phải xây dựng quy trình nội bộ về thủ tục, trình tự triệu tập và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên và phải được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên thông qua.

2. Công ty chứng khoán là công ty cổ phần phải tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn bốn (04) tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp không tổ chức được theo thời hạn nêu trên, công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do và phải tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn hai (02) tháng tiếp theo.

3. Công ty chứng khoán phải báo cáo kết quả họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên kèm theo nghị quyết và các tài liệu liên quan cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên.

4. 13Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính. Trong cùng năm tài chính, công ty chứng khoán không được thay đổi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, trừ trường hợp công ty mẹ thay đổi tổ chức kiểm toán được chấp thuận hoặc tổ chức kiểm toán được chấp thuận bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán.

Điều 32. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên

1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của công ty chứng khoán không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng Giám đốc) của công ty chứng khoán khác.

2. Chức năng nhiệm vụ và các nội dung ủy quyền cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phải được quy định cụ thể.

3. Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phải được quy định rõ ràng.

4. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phải xây dựng quy trình nội bộ về thủ tục, trình tự triệu tập và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.

5. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phải thiết lập các bộ phận hoặc cử người thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Thông tư này và nhiệm vụ kiểm soát nội bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Thông tư này.

Điều 33. Ban kiểm soát

1. Trưởng Ban kiểm soát của công ty chứng khoán không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc người quản lý của công ty chứng khoán khác.

2. Ban kiểm soát phải xây dựng quy trình kiểm soát và phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên thông qua.

3. Đối với Ban kiểm soát có từ hai (02) thành viên trở lên, Ban kiểm soát phải họp tối thiểu hai (02) lần trong một năm. Biên bản họp phải được ghi chép trung thực, đầy đủ nội dung họp và phải được lưu giữ theo quy định.

4. Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc vi phạm pháp luật, Điều lệ công ty, dẫn đến xâm phạm quyền và lợi ích của công ty, cổ đông, Chủ sở hữu hoặc khách hàng, Ban kiểm soát có trách nhiệm yêu cầu giải trình trong thời gian nhất định hoặc đề nghị triệu tập Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu để giải quyết. Đối với các vi phạm pháp luật, Ban kiểm soát phải báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày phát hiện vi phạm.

Điều 34. Ban Giám đốc

1. Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chứng khoán, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

2. Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) công ty chứng khoán không được đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ hoặc doanh nghiệp khác; Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty chứng khoán không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của công ty chứng khoán khác.

3. Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty chứng khoán phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Không phải là người đã từng hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật;

b) Có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất ba (03) năm và có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu ba (03) năm;

c) Có Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;

d) Không bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng hai (02) năm gần nhất.

4. Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc) phụ trách bộ phận chuyên môn nghiệp vụ phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại điểm a, d theo quy định tại khoản 3 Điều này, có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với phạm vi được phân công phụ trách, có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất hai (02) năm và có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu hai (02) năm.

5. Công ty chứng khoán phải xây dựng các quy định làm việc của Ban Giám đốc và phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua. Quy định làm việc tối thiểu phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của thành viên Ban Giám đốc;

b) Quy định trình tự, thủ tục tổ chức và tham gia các cuộc họp;

c) Trách nhiệm báo cáo của Ban Giám đốc đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát.

Điều 35. Quản trị rủi ro

1. Trong việc quản trị rủi ro, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên có chức năng, nhiệm vụ:

a) Quy định chính sách chiến lược quản lý rủi ro trong hoạt động của công ty;

b) Kiểm tra, đánh giá về sự phù hợp, hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro đã được thiết lập trong công ty.

2. Ban Giám đốc phải thiết lập và duy trì hệ thống thực thi quản trị rủi ro nhằm đảm bảo ngăn ngừa các rủi ro có thể ảnh hưởng tới lợi ích của công ty và khách hàng của công ty. Hệ thống thực thi quản trị rủi ro thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Xác định chính sách thực thi quản trị rủi ro;

b) Xác định mức độ chấp nhận rủi ro của công ty;

c) Xác định rủi ro của công ty;

d) Đo lường rủi ro;

đ) Giám sát, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý rủi ro;

e) Báo cáo thực thi quản trị rủi ro.

3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn hệ thống quản trị rủi ro áp dụng cho công ty chứng khoán.

Điều 36. Kiểm toán nội bộ

1. Công ty chứng khoán là công ty cổ phần đại chúng hoặc công ty được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán phải thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên). Bộ phận kiểm toán nội bộ có chức năng, nhiệm vụ:

a) Đánh giá độc lập về sự phù hợp và tuân thủ các chính sách pháp luật, Điều lệ, các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên;

b) Kiểm tra, xem xét và đánh giá sự đầy đủ, hiệu quả và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Giám đốc nhằm hoàn thiện hệ thống này;

c) Đánh giá việc tuân thủ của hoạt động kinh doanh đối với các chính sách và quy trình nội bộ;

d) Tham mưu thiết lập các chính sách và quy trình nội bộ;

đ) Đánh giá việc tuân thủ các quy định pháp luật, kiểm soát các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản;

e) Đánh giá kiểm toán nội bộ thông qua thông tin tài chính và thông qua quá trình kinh doanh;

g) Đánh giá quy trình xác định, đánh giá và quản lý rủi ro kinh doanh;

h) Đánh giá hiệu quả của các hoạt động;

i) Đánh giá việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng;

k) Thực hiện kiểm soát hệ thống công nghệ thông tin;

l) Điều tra các vi phạm trong nội bộ công ty chứng khoán;

m) Thực hiện kiểm toán nội bộ công ty chứng khoán và các công ty con của công ty chứng khoán.

2. Hoạt động kiểm toán nội bộ phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Tính độc lập: bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập với các bộ phận khác của công ty chứng khoán, kể cả ban điều hành; hoạt động kiểm toán nội bộ độc lập với các hoạt động điều hành, nghiệp vụ của công ty chứng khoán; cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ không được đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ, không được kiêm nhiệm công việc tại các bộ phận nghiệp vụ như môi giới, tự doanh, phân tích, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, quản trị rủi ro;

b) Tính khách quan: bộ phận kiểm toán nội bộ, nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, không định kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Công ty chứng khoán phải bảo đảm kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào khi thực hiện đúng nhiệm vụ của mình;

Nhân viên kiểm toán nội bộ phải thể hiện tính khách quan trong quá trình thu thập, đánh giá và truyền đạt thông tin về hoạt động hoặc các quy trình, hệ thống đã hoặc đang được kiểm toán. Kiểm toán viên nội bộ cần đưa ra đánh giá một cách công bằng về tất cả các vấn đề liên quan và không bị chi phối bởi mục tiêu quyền lợi riêng hoặc bởi bất kỳ ai khác khi đưa ra nhận xét, đánh giá của mình;

c) Tính trung thực: kiểm toán viên nội bộ phải thực hiện công việc của mình một cách trung thực, cẩn trọng và có trách nhiệm; tuân thủ luật pháp và thực hiện các nội dung công việc công khai theo quy định của pháp luật và nghề nghiệp;

d) Bảo mật: nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ cần tôn trọng giá trị và quyền sở hữu của thông tin nhận được, không được tiết lộ thông tin mà không có ủy quyền hợp lệ trừ khi có nghĩa vụ phải tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của công ty.

3. Yêu cầu nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ

a) Người làm việc bộ phận này không phải là người đã từng bị xử phạt từ mức phạt tiền trở lên đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm trong vòng năm (05) năm gần nhất tính tới năm được bổ nhiệm;

b) Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ phải là người có trình độ chuyên môn về luật, kế toán, kiểm toán; Có đủ kinh nghiệm, uy tín, thẩm quyền để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao;

c) Không phải là người có liên quan đến các trưởng bộ phận chuyên môn, người thực hiện nghiệp vụ, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Giám đốc chi nhánh trong công ty chứng khoán;

d) Có Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc Chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

đ) Không kiêm nhiệm các công việc khác trong công ty chứng khoán.

Điều 37. Kiểm soát nội bộ

1. Công ty chứng khoán phải thiết lập bộ phận kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc). Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm các quy trình, bộ máy, nhân sự độc lập và chuyên trách.

2. Bộ phận kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Giám đốc có nhiệm vụ kiểm soát tuân thủ những nội dung sau:

a) Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật, điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, quyết định của Hội đồng quản trị, các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy trình quản trị rủi ro của công ty, của các bộ phận có liên quan và của người hành nghề chứng khoán trong công ty;

b) Giám sát thực thi các quy định nội bộ, các hoạt động tiềm ẩn xung đột lợi ích trong nội bộ công ty, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh của bản thân công ty và các giao dịch cá nhân của nhân viên công ty; giám sát việc thực thi trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong công ty, thực thi trách nhiệm của đối tác đối với các hoạt động đã ủy quyền.

c) Kiểm tra nội dung và giám sát việc thực hiện các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp;

d) Giám sát việc tính toán và tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn tài chính;

đ) Tách biệt tài sản của khách hàng;

e) Bảo quản, lưu giữ tài sản của khách hàng;

g) Kiểm soát việc tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;

h) Nội dung khác theo nhiệm vụ Giám đốc (Tổng Giám đốc) giao.

3. Công ty chứng khoán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm cơ cấu tổ chức, các quy trình, quy định nội bộ áp dụng đối với tất cả các vị trí, đơn vị, bộ phận và hoạt động của công ty nhằm bảo đảm mục tiêu:

a) Hoạt động của công ty chứng khoán tuân thủ quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản liên quan;

b) Bảo đảm quyền lợi khách hàng;

c) Hoạt động của công ty chứng khoán an toàn, hiệu quả; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực;

d) Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; trung thực trong việc lập báo cáo tài chính của công ty.

4. Yêu cầu nhân sự của bộ phận kiểm soát nội bộ:

a) Trưởng bộ phận kiểm soát nội bộ phải là người có trình độ chuyên môn về luật, kế toán, kiểm toán; Có đủ kinh nghiệm, uy tín, thẩm quyền để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao;

b) Không phải là người có liên quan đến các trưởng bộ phận chuyên môn, người thực hiện nghiệp vụ, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Giám đốc chi nhánh trong công ty chứng khoán;

c) Có Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc Chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

d) Không kiêm nhiệm các công việc khác trong công ty chứng khoán.

Điều 38. 14(được bãi bỏ)

Chương V

QUẢN LÝ AN TOÀN TÀI CHÍNH

Điều 39. Tăng vốn điều lệ, hoán đổi cổ phần, phần vốn góp15

1. Tăng vốn điều lệ

a) Công ty chứng khoán không được tăng vốn điều lệ khi chưa chính thức tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán;

b) Các hình thức tăng vốn điều lệ của công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn:

- Chủ sở hữu đầu tư góp thêm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên góp vốn góp thêm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên;

- Huy động thêm vốn đầu tư từ các thành viên góp vốn mới. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty chứng khoán phải thực hiện chuyển đổi hình thức pháp lý của công ty theo quy định tại Điều 64 và 65 Thông tư này;

- Kết chuyển lợi nhuận để lại, các nguồn vốn hợp lệ khác để tăng vốn điều lệ: Trường hợp tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận để lại và các nguồn vốn hợp lệ khác thuộc vốn chủ sở hữu, công ty phải bảo đảm có đủ nguồn vốn thực hiện sau khi đã trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định pháp luật hướng dẫn về chế độ tài chính đối với công ty chứng khoán. Công ty không được sử dụng các khoản dự phòng tài chính và chênh lệch giá từ việc đánh giá lại tài sản để tăng vốn điều lệ;

- Chuyển nợ thành vốn góp theo thỏa thuận giữa công ty và chủ nợ: Các khoản nợ được phép hoán đổi phải là các khoản nợ đã được trình bày trong báo cáo tài chính gần nhất đã được kiểm toán hoặc soát xét và đã được Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên thông qua.

c) Các hình thức tăng vốn điều lệ của công ty chứng khoán là công ty cổ phần:

- Chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu và cho các đối tượng khác theo phương thức chào bán đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

- Kết chuyển lợi nhuận để lại, các nguồn vốn hợp lệ khác để tăng vốn điều lệ: Trường hợp tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận để lại và các nguồn vốn hợp lệ khác thuộc vốn chủ sở hữu, công ty phải bảo đảm có đủ nguồn vốn thực hiện sau khi đã trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định pháp luật hướng dẫn về chế độ tài chính đối với công ty chứng khoán. Công ty không được sử dụng các khoản dự phòng tài chính và chênh lệch giá từ việc đánh giá lại tài sản để tăng vốn điều lệ. Trường hợp công ty sử dụng nguồn thặng dư vốn do chênh lệch giữa giá bán và giá vốn mua vào cổ phiếu quỹ, công ty chỉ được thực hiện sau khi đã bán hết cổ phiếu quỹ. Trường hợp công ty sử dụng nguồn thặng dư vốn do chênh lệch giữa mệnh giá và giá bán trong các đợt phát hành, công ty chỉ được thực hiện sau một năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành;

- Chuyển nợ thành vốn góp theo thỏa thuận giữa công ty và chủ nợ: Các khoản nợ được phép hoán đổi phải là các khoản nợ đã được trình bày trong báo cáo tài chính gần nhất đã được kiểm toán hoặc soát xét và đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

- Công ty chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu sau khi đáp ứng đủ điều kiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật.

d) Trước khi thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hồ sơ đăng ký gồm:

- Giấy đăng ký tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ hình thức tăng vốn, giá trị phần vốn tăng thêm;

- Quyết định của Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu về việc tăng vốn và phương án huy động vốn đã được Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua;

- Danh sách thành viên góp vốn mới, thành viên góp từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán kèm theo các tài liệu quy định tại điểm d khoản 2 Điều 30 Thông tư này (nếu có);

- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc soát xét gần nhất đối với trường hợp kết chuyển lợi nhuận để lại, các nguồn vốn hợp lệ khác để tăng vốn điều lệ hoặc trường hợp tăng vốn điều lệ theo hình thức cơ cấu lại nợ theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp theo thỏa thuận giữa công ty và chủ nợ. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển nợ thành vốn góp, công ty phải thực hiện chuyển đổi theo quy định tại Điều 64, 65 Thông tư này;

đ) Trước khi thực hiện tăng vốn theo các hình thức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện như sau:

- Trường hợp chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu và cho các đối tượng khác: Trường hợp chào bán cổ phiếu cho một số cổ đông xác định từ một trăm (100) cổ đông trở lên, công ty chứng khoán thực hiện theo quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng. Trường hợp chào bán cổ phiếu cho một số cổ đông xác định dưới một trăm (100) cổ đông, công ty chứng khoán thực hiện theo quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ;

- Trường hợp kết chuyển lợi nhuận để lại, các nguồn vốn hợp lệ khác để tăng vốn điều lệ: Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định về phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng;

- Trường hợp tăng vốn điều lệ để cơ cấu lại nợ theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp theo thỏa thuận giữa công ty và chủ nợ: Công ty chứng khoán thực hiện theo quy định về chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi các khoản nợ của công ty đại chúng;

- Trường hợp chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần: Trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ khi hoàn thành chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần, công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần.

2. Hoán đổi vốn cổ phần, phần vốn góp, chào bán cổ phiếu riêng lẻ để chuyển đổi thành công ty cổ phần:

a) Trường hợp phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần hoặc phần vốn góp nhằm mục đích hợp nhất, sáp nhập với công ty chứng khoán khác hoặc mua lại công ty quản lý quỹ:

- Trường hợp phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần, phần vốn góp cho một số cổ đông xác định từ một trăm (100) cổ đông trở lên: Điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện theo quy định về chào bán cổ phiếu ra công chúng để hoán đổi cổ phần theo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập;

- Trường hợp phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần, phần vốn góp cho một số cổ đông xác định dưới một trăm (100) cổ đông: Điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện theo quy định về chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi.

b) Trường hợp chào bán cổ phiếu riêng lẻ để chuyển đổi thành công ty cổ phần: Công ty chứng khoán phải có Quyết định của Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên thông qua việc chuyển đổi thành công ty cổ phần và chào bán riêng lẻ để chuyển đổi thành công ty cổ phần kèm theo phương án chuyển đổi và phương án chào bán đã được Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên thông qua. Trình tự, thủ tục chào bán cổ phiếu riêng lẻ để chuyển đổi thành công ty cổ phần của công ty chứng khoán thực hiện theo quy định chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng.

3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được tài liệu hợp lệ về việc tăng vốn điều lệ, hoán đổi vốn cổ phần, phần vốn góp, chào bán riêng lẻ để chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định tại điểm d, đ khoản 1, khoản 2 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời công ty chứng khoán bằng văn bản về việc tăng vốn điều lệ, hoán đổi cổ phần, phần vốn góp, chào bán riêng lẻ để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

4. Sau khi hoàn tất việc thực hiện tăng vốn điều lệ, trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc công ty chứng khoán thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

Điều 40. Chỉ tiêu an toàn tài chính16

1. Công ty chứng khoán phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán của Bộ Tài chính.

2. Vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán tối thiểu bằng vốn pháp định theo quy định của Chính phủ cho từng nghiệp vụ kinh doanh. Trường hợp vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn pháp định (theo báo cáo hoạt động tháng gần nhất), trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ khi vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn pháp định, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty chứng khoán có trách nhiệm:

a) Xây dựng và triển khai phương án xử lý (tăng vốn, rút nghiệp vụ) để đảm bảo giá trị vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng vốn pháp định;

b) Báo cáo bằng văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về phương án xử lý quy định tại điểm a khoản này và cam kết thực hiện phương án, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:

- Giá trị của vốn chủ sở hữu tại thời điểm báo cáo;

- Nguyên nhân vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn pháp định;

- Các biện pháp đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định và đảm bảo tỷ lệ an toàn tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời hạn sáu (06) tháng, kể từ khi vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán thấp hơn vốn pháp định tính theo báo cáo hoạt động tháng, vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán phải tối thiểu bằng vốn pháp định. Hết thời hạn sáu (06) tháng vốn chủ sở hữu không bằng vốn pháp định, công ty chứng khoán chịu các hạn chế hoạt động sau đây:

a) Không được chia lợi nhuận; không được lập chi nhánh, lập phòng giao dịch, lập văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài; không được bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, đăng ký giao dịch ký quỹ chứng khoán;

b) Trường hợp công ty chứng khoán còn đang hoặc chưa khắc phục được các tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt và lỗ gộp đạt mức dưới năm mươi phần trăm (50%) vốn điều lệ của công ty, trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày hết thời hạn sáu (06) tháng để tăng vốn hoặc rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại khoản này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đình chỉ một hoặc một số hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán, bảo đảm theo nguyên tắc, vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng vốn pháp định tương ứng với các nghiệp vụ còn lại được phép duy trì. Trình tự, thủ tục đình chỉ một hoặc một số hoạt động công ty chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này. Sau khi hết thời hạn đình chỉ, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán vẫn không đáp ứng vốn pháp định, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định rút nghiệp vụ của công ty chứng khoán đã bị đình chỉ trước đó.

4. Báo cáo tài chính, Báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng tại ngày 30 tháng 6 hàng năm phải được soát xét và tại ngày 31 tháng 12 hàng năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

5. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về công ty chứng khoán bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt và các thông tin có liên quan khác trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi ra quyết định đặt công ty chứng khoán vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt.

Điều 41. Cổ phiếu quỹ17

1. Trừ trường hợp mua cổ phiếu lẻ theo yêu cầu của khách hàng, mua sửa lỗi theo quy định của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông theo quy định tại Điều 129 Luật Doanh nghiệp, công ty chứng khoán là công ty cổ phần được mua lại không quá mười phần trăm (10%) số cổ phần phổ thông đã phát hành làm cổ phiếu quỹ.

2. Công ty chứng khoán được dùng nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, thặng dư vốn cổ phần và các nguồn khác thuộc vốn chủ sở hữu được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ (không bao gồm quỹ dự phòng tài chính) theo quy định của pháp luật để mua cổ phiếu quỹ. Sau khi mua cổ phiếu quỹ, công ty chứng khoán phải đảm bảo vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng vốn pháp định theo quy định của pháp luật.

Các chỉ tiêu trên được dựa trên Báo cáo tài chính hoặc Báo cáo tài chính hợp nhất (trường hợp công ty chứng khoán là công ty mẹ) đã được kiểm toán hoặc soát xét gần nhất nhưng không quá sáu tháng tính đến thời điểm dự kiến mua cổ phiếu quỹ.

3. Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục mua lại, bán cổ phiếu quỹ của công ty chứng khoán được thực hiện theo quy định đối với công ty đại chúng.

4. Trường hợp công ty chứng khoán đã hoàn tất việc mua lại cổ phiếu quỹ, thực hiện tiêu hủy cổ phiếu quỹ để giảm vốn điều lệ, công ty chứng khoán phải điều chỉnh giảm vốn điều lệ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này."

Điều 42. Hạn chế vay nợ

1. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không được vượt quá ba (03) lần. Giá trị tổng nợ theo quy định này không bao gồm các khoản sau đây:

a) Tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng;

b) Quỹ khen thưởng phúc lợi;

c) Dự phòng trợ cấp mất việc làm;

d) Dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư.

2. Nợ ngắn hạn của công ty chứng khoán tối đa bằng tài sản ngắn hạn.

3. 18Công ty chứng khoán chào bán trái phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và phải đảm bảo tuân thủ tỷ lệ quy định tại khoản 1 và 2 Điều này. Trường hợp chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng, công ty chứng khoán thực hiện theo quy định về chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng. Trường hợp chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trình tự, hồ sơ thủ tục thực hiện như sau:

a) Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ của công ty chứng khoán được lập thành một bộ gốc nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện, hồ sơ bao gồm:

- Giấy đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trong đó nêu rõ giá trị chào bán và đối tượng chào bán;

- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi và phương án chuyển đổi trái phiếu. Phương án chuyển đổi trái phiếu phải nêu rõ điều kiện, thời hạn tiến hành chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi và phương pháp tính giá chuyển đổi;

- Cam kết thực hiện nghĩa vụ của công ty chứng khoán đối với người đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;

- Kế hoạch phát hành cổ phiếu trong thời gian đáo hạn của trái phiếu chuyển đổi và phương án đền bù cho người sở hữu trái phiếu chuyển đổi.

b) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo cho công ty chứng khoán và công bố trên trang thông tin điện tử xác nhận việc đã tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ của công ty chứng khoán;

c) Công ty chứng khoán thực hiện việc chào bán theo phương án đã đăng ký và phải hoàn thành đợt chào bán trong thời gian chín mươi (90) ngày, kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ;

d) Công ty chứng khoán phải mở một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng thương mại không phải là người có liên quan của công ty chứng khoán hoặc có liên quan đến đợt chào bán để tiếp nhận vốn huy động theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Chứng khoán;

đ) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo kết quả chào bán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kèm theo xác nhận của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt chào bán.

e) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả chào bán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gửi thông báo xác nhận kết quả chào bán cho công ty chứng khoán.

g) Sau khi nhận được thông báo xác nhận kết quả chào bán từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành được yêu cầu chấm dứt phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.

Điều 43. Hạn chế cho vay19

1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này, công ty chứng khoán không được cho vay tiền, chứng khoán dưới mọi hình thức.

2. Công ty chứng khoán không được dùng tiền, tài sản của công ty hoặc của khách hàng để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba.

3. Công ty chứng khoán không được cho vay dưới bất kỳ hình thức nào đối với Chủ sở hữu, cổ đông lớn, thành viên Ban Kiểm soát, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban Giám đốc, kế toán trưởng, các chức danh quản lý khác do Hội đồng quản trị công ty chứng khoán bổ nhiệm và người có liên quan của những đối tượng nêu trên.

4. Công ty chứng khoán đã được thực hiện giao dịch ký quỹ theo quy định pháp luật được cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán dưới hình thức giao dịch ký quỹ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

5. Công ty chứng khoán được cho vay chứng khoán để sửa lỗi giao dịch, hoặc cho vay để thực hiện các giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 44. Hạn chế đầu tư

1. Công ty chứng khoán không được mua, góp vốn mua bất động sản trừ trường hợp để sử dụng làm trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán.

2. Công ty chứng khoán mua, đầu tư vào bất động sản theo quy định tại khoản 1 Điều này và tài sản cố định theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định và bất động sản không được vượt quá năm mươi phần trăm (50%) giá trị tổng tài sản của công ty chứng khoán.

3. 20Tổng giá trị đầu tư vào các trái phiếu doanh nghiệp của công ty chứng khoán không được vượt quá bảy mươi phần trăm (70%) vốn chủ sở hữu. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được mua bán lại trái phiếu niêm yết theo quy định có liên quan về giao dịch mua bán lại trái phiếu.

4. Công ty chứng khoán không được trực tiếp hoặc ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện:

a) Đầu tư vào cổ phiếu hoặc phần vốn góp của công ty có sở hữu trên năm mươi phần trăm (50%) vốn điều lệ của công ty chứng khoán, trừ trường hợp mua cổ phiếu lô lẻ theo yêu cầu của khách hàng;

b) Cùng với người có liên quan đầu tư từ năm phần trăm (5%) trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán khác;

c) Đầu tư quá hai mươi phần trăm (20%) tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một tổ chức niêm yết;

d) 21Đầu tư quá mười lăm phần trăm (15%) tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một tổ chức chưa niêm yết, quy định này không áp dụng đối với chứng chỉ quỹ thành viên, quỹ hoán đổi danh mục và quỹ mở;

đ) Đầu tư hoặc góp vốn quá mười phần trăm (10%) tổng số vốn góp của một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc dự án kinh doanh;

e) 22Đầu tư hoặc góp vốn quá mười lăm phần trăm (15%) vốn chủ sở hữu vào một tổ chức hoặc dự án kinh doanh.

g) 23Đầu tư quá bảy mươi phần trăm (70%) vốn chủ sở hữu vào cổ phiếu, phần vốn góp và dự án kinh doanh, trong đó không được đầu tư quá hai mươi phần trăm (20%) vốn chủ sở hữu vào cổ phiếu chưa niêm yết, phần vốn góp và dự án kinh doanh.

5. Công ty chứng khoán được thành lập, mua lại công ty quản lý quỹ làm công ty con. Trong trường hợp này, công ty chứng khoán không phải tuân thủ quy định tại điểm c, d và đ khoản 4 Điều này. Công ty chứng khoán dự kiến thành lập, mua lại công ty quản lý quỹ làm công ty con phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Vốn chủ sở hữu sau khi góp vốn thành lập, mua lại công ty quản lý quỹ tối thiểu phải bằng vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh công ty đang thực hiện;

b) Tỷ lệ vốn khả dụng sau khi góp vốn thành lập, mua lại công ty quản lý quỹ tối thiểu phải đạt một trăm tám mươi phần trăm (180%);

c) Công ty chứng khoán sau khi góp vốn thành lập, mua lại công ty quản lý quỹ phải đảm bảo tuân thủ hạn chế vay nợ quy định tại Điều 42 Thông tư này và hạn chế đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này và điểm e khoản 4 Điều này.

6. Trường hợp công ty chứng khoán đầu tư vượt quá hạn mức do thực hiện bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn, do hợp nhất, sáp nhập hoặc do biến động tài sản, vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán hoặc tổ chức góp vốn, công ty chứng khoán phải áp dụng các biện pháp cần thiết để tuân thủ hạn mức đầu tư theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này tối đa trong thời hạn một (01) năm.

Chương VI

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 45. Nguyên tắc hoạt động

1. Công ty chứng khoán phải ban hành quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro áp dụng cho các nghiệp vụ được cấp phép hoạt động.

2. Công ty chứng khoán phải ban hành các quy tắc đạo đức hành nghề phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh của công ty.

3. Công ty chứng khoán phải đảm bảo tách biệt về văn phòng làm việc, nhân sự, hệ thống dữ liệu, báo cáo giữa các bộ phận nghiệp vụ để đảm bảo tránh xung đột lợi ích giữa công ty chứng khoán với khách hàng hoặc giữa các khách hàng với nhau. Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết trước về những xung đột lợi ích có thể phát sinh giữa công ty chứng khoán, người hành nghề chứng khoán và khách hàng.

4. 24Công ty chứng khoán phải bố trí người hành nghề chứng khoán có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với các nghiệp vụ hoạt động. Nhân viên hành nghề chứng khoán thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán không được kiêm nhiệm thực hiện các công việc tại các bộ phận thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý tài khoản giao dịch ủy thác.

5. Công ty chứng khoán không được đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với khách hàng về mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư của mình hoặc bảo đảm khách hàng không bị thua lỗ, trừ trường hợp đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định.

6. Công ty chứng khoán không được tiết lộ thông tin về khách hàng, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

7. Công ty chứng khoán không được thực hiện những hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán.

8. Công ty chứng khoán đưa ra dự báo giá hoặc khuyến nghị giao dịch liên quan đến một loại chứng khoán cụ thể trên các phương tiện truyền thông phải ghi rõ cơ sở phân tích và nguồn trích dẫn thông tin.

9. 25Trong hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán phải ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng thông qua đại diện theo pháp luật hoặc người được đại diện theo pháp luật ủy quyền, giao quyền thực hiện. Công ty chứng khoán phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và thực hiện hợp đồng theo quy định tại hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật chứng khoán, quy định của pháp luật về hợp đồng và các quy định của pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh chứng khoán đã giao kết.

10. 26Tài sản của khách hàng do công ty chứng khoán tiếp nhận và quản lý bao gồm tiền gửi giao dịch chứng khoán được công ty quản lý theo quy định tại Điều 50 Thông tư này và chứng khoán lưu ký, lưu giữ tại công ty chứng khoán theo quy định tại Điều 51 Thông tư này, kể cả trên tài khoản chuyên dụng đứng tên công ty chứng khoán, là tài sản của khách hàng, không phải của công ty chứng khoán. Trường hợp công ty chứng khoán giải thể hoặc bị phá sản, các tài sản này phải được hoàn trả cho khách hàng sau khi trừ đi nghĩa vụ nợ phải trả của khách hàng đối với công ty chứng khoán.

11. 27Công ty chứng khoán, nhân viên tại công ty chứng khoán không được thực hiện các công việc sau:

a) Môi giới giao dịch vay, mượn tài sản giữa các khách hàng hoặc giữa khách hàng và bên thứ ba trừ trường hợp vay chứng khoán để sửa lỗi giao dịch hoặc vay để thực hiện các giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục;

b) Đầu tư thay cho khách hàng trừ trường hợp ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân quy định tại Điều 61 Thông tư này.

Điều 46. Tạm ngừng hoạt động

1. Công ty chứng khoán tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán tại trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Thời gian tạm ngừng không quá chín mươi (90) ngày. Quá thời hạn trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc quyết định thành lập có liên quan.

2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận tạm ngừng hoạt động được lập thành một (01) bản gốc nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện. Hồ sơ đề nghị tạm ngừng hoạt động bao gồm:

a) Giấy đề nghị tạm ngừng hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán về việc tạm ngừng hoạt động;

c) Phương án xử lý các hợp đồng đã ký với khách hàng còn hiệu lực.

3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận tạm ngừng hoạt động cho trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch của công ty chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Công ty chứng khoán có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn hai mươi tư (24) giờ kể từ khi trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động trở lại.

Mục 2. NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

Điều 47. Trách nhiệm môi giới chứng khoán

1. Công ty chứng khoán phải bố trí người hành nghề chứng khoán làm việc tại các vị trí sau:

a) Tư vấn, giải thích hợp đồng và thực hiện các thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho khách hàng;

b) Tư vấn giao dịch chứng khoán cho khách hàng;

c) Nhận lệnh, kiểm soát lệnh giao dịch chứng khoán của khách hàng;

d) Trưởng các bộ phận liên quan đến nghiệp vụ môi giới chứng khoán.

2. Công ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định về phòng chống rửa tiền theo các quy định pháp luật hiện hành.

3. Dữ liệu về tài khoản môi giới của khách hàng mở tài khoản tại công ty chứng khoán phải được quản lý tập trung và phải lưu giữ dự phòng tại địa điểm khác.

4. Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán không được:

a) Đưa ra ý kiến về việc tăng hay giảm giá chứng khoán mà không có căn cứ để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch;

b) Thỏa thuận hoặc đưa ra lãi suất cụ thể hoặc chia sẻ lợi nhuận hoặc thua lỗ với khách hàng để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch;

c) Trực tiếp hoặc gián tiếp thiết lập các địa điểm cố định bên ngoài các địa điểm giao dịch đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để ký hợp đồng môi giới với khách hàng, nhận lệnh, thực hiện lệnh giao dịch chứng khoán hoặc thanh toán giao dịch chứng khoán với khách hàng;

d) Nhận lệnh, thanh toán giao dịch với người không phải là người đứng tên tài khoản giao dịch mà không có ủy quyền của người đứng tên tài khoản bằng văn bản;

đ) Tiết lộ các nội dung đặt lệnh giao dịch của khách hàng hoặc thông tin bí mật khác có được khi thực hiện giao dịch cho khách hàng mà không phải để công bố thông tin hoặc theo yêu cầu thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;

e) Sử dụng tên hoặc tài khoản của khách hàng để đăng ký, giao dịch chứng khoán;

g) Xâm phạm tài sản, quyền và lợi ích khác của khách hàng.

Điều 48. Mở tài khoản giao dịch

1. Để thực hiện giao dịch mua, bán chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán phải làm thủ tục mở tài khoản giao dịch cho từng khách hàng trên cơ sở Giấy đề nghị mở tài khoản và hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán với khách hàng. Giấy đề nghị mở tài khoản phải có các nội dung tối thiểu theo quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này. Hợp đồng mở tài khoản phải có các nội dung tối thiểu theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ giải thích nội dung hợp đồng mở tài khoản giao dịch và các thủ tục có liên quan khi thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng, tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận thu được của khách hàng.

3. Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều này không được chứa đựng những thỏa thuận sau:

a) Thỏa thuận nhằm trốn tránh nghĩa vụ pháp lý công ty chứng khoán mà không có lý do chính đáng;

b) Thỏa thuận hạn chế phạm vi bồi thường của công ty chứng khoán mà không có lý do chính đáng hoặc chuyển rủi ro từ công ty chứng khoán sang khách hàng;

c) Thỏa thuận buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ bồi thường một cách không công bằng;

d) Các thỏa thuận gây bất lợi một cách không công bằng cho khách hàng.

4. Nhà đầu tư mở tài khoản tại công ty chứng khoán phải điền đầy đủ các thông tin trên hợp đồng mở tài khoản.

Điều 49. Trách nhiệm đối với khách hàng

1. Khi tư vấn cho khách hàng giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán phải thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng, không được đảm bảo giá trị chứng khoán mà mình khuyến nghị đầu tư.

2. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ cập nhật các thông tin thay đổi của khách hàng khi khách hàng có yêu cầu.

3. Công ty chứng khoán phải trực tiếp ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch cho khách hàng, trực tiếp thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động này.

4. Công ty chứng khoán phải công bố về mức phí giao dịch chứng khoán trước khi khách hàng thực hiện giao dịch.

5. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ theo dõi chi tiết tiền và chứng khoán của từng khách hàng, cung cấp thông tin về số dư, số phát sinh tiền (nếu có) và chứng khoán cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu.

6. Công ty chứng khoán phải thiết lập một bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm thông tin liên lạc với khách hàng và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.

Điều 50. Quản lý tiền của khách hàng

1. Công ty chứng khoán phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của công ty chứng khoán.

2. Công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại.

3. Công ty chứng khoán không được lạm dụng tiền của khách hàng dưới mọi hình thức. Các giao dịch liên quan đến tiền của khách hàng chỉ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Công ty chứng khoán phải xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng theo phương thức nêu tại điểm a khoản này. Ngoài ra, công ty chứng khoán có thể xây dựng bổ sung hệ thống theo phương thức nêu tại điểm b khoản này để khách hàng lựa chọn:

a) Khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn để quản lý tiền giao dịch chứng khoán. Trong phương thức này, khách hàng, công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại có hợp đồng thỏa thuận về cách thức xác nhận, phong tỏa số dư tiền và chuyển tiền thanh toán giao dịch chứng khoán của khách hàng. Sau khi lệnh mua chứng khoán của khách hàng được khớp, công ty chứng khoán có quyền yêu cầu ngân hàng nơi nhà đầu tư mở tài khoản thực hiện chuyển tiền tương ứng với giá trị khớp lệnh vào tài khoản thanh toán giao dịch chứng khoán do công ty chứng khoán đứng tên mở tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ thay mặt cho khách hàng thực hiện thanh toán giao dịch chứng khoán với các bên có liên quan;

b) Công ty chứng khoán mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Tài khoản chuyên dụng phải mở riêng biệt và tách bạch với các tài khoản khác của công ty chứng khoán.

Tài khoản chuyên dụng này chỉ phục vụ cho giao dịch của khách hàng, cụ thể:

- Khách hàng nộp, chuyển tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán;

- Khách hàng rút, chuyển tiền ra khỏi tài khoản giao dịch chứng khoán;

- Khách hàng thanh toán giao dịch chứng khoán;

- Khách hàng ký quỹ giao dịch, nộp tiền đấu giá mua chứng khoán;

- Khách hàng thanh toán thực hiện quyền mua chứng khoán;

- Các trường hợp thanh toán khác của khách hàng theo yêu cầu của khách hàng và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Công ty chứng khoán có trách nhiệm thiết lập hệ thống kế toán để quản lý tiền gửi của từng nhà đầu tư. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ xác định rõ số dư (nếu có) tại mọi thời điểm của từng khách hàng và cung cấp sao kê chi tiết số dư tiền (nếu có) của từng khách hàng bất cứ lúc nào theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Công ty chứng khoán có trách nhiệm đảm bảo thực hiện mọi yêu cầu rút, chuyển tiền của khách hàng trong phạm vi số dư tiền của khách hàng khi khách hàng không còn nghĩa vụ phải trả đối với công ty chứng khoán.

Công ty chứng khoán không được nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của các khách hàng.

5. Công ty chứng khoán phải công bố trên trang thông tin điện tử và tại các chi nhánh, phòng giao dịch của công ty chứng khoán danh sách ngân hàng thương mại được lựa chọn cho hai phương thức quản lý tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng.

6. Chậm nhất trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này, công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng giữa công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại.

7. Trước mười sáu (16) giờ thứ hai hàng tuần hoặc ngày làm việc đầu tiên của tuần, công ty chứng khoán có tài khoản chuyên dụng phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước số lượng khách hàng, số dư tiền của khách hàng tại tài khoản chuyên dụng của công ty chứng khoán mở tại ngân hàng thương mại theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo nêu trên được chốt tại thời điểm cuối ngày làm việc liền trước ngày báo cáo.

Điều 51. Quản lý chứng khoán của khách hàng

1. Đối với chứng khoán đã được đăng ký lưu ký tập trung:

a) Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt chứng khoán thuộc sở hữu của khách hàng với chứng khoán thuộc sở hữu của công ty chứng khoán;

b) Công ty chứng khoán phải thực hiện tái ký gửi chứng khoán của khách hàng vào Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam trong vòng một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ gửi chứng khoán hợp lệ của khách hàng;

c) Công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ cho khách hàng về những quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán của khách hàng;

d) Việc gửi, rút, chuyển khoản chứng khoán thực hiện theo lệnh của khách hàng và theo quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

2. Đối với chứng khoán chưa được đăng ký lưu ký tập trung, công ty chứng khoán được đăng ký và lưu ký chứng khoán của khách hàng tại công ty chứng khoán theo hợp đồng ký kết với khách hàng và theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 Thông tư này.

Điều 52. Nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch

1. Công ty chứng khoán nhận lệnh giao dịch của khách hàng theo các hình thức sau:

a) Nhận phiếu lệnh trực tiếp tại quầy giao dịch;

b) Nhận lệnh từ xa qua điện thoại, fax, internet và các đường truyền khác.

2. Công ty chứng khoán được nhận lệnh giao dịch trực tuyến sau khi đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định.

3. Trường hợp nhận lệnh giao dịch trực tuyến, qua điện thoại, qua fax và các đường truyền khác, công ty chứng khoán phải tuân thủ:

a) Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn;

b) Đảm bảo có ghi nhận lại đầy đủ thông tin tại thời điểm nhận lệnh, lưu giữ bằng chứng chứng minh về việc đặt lệnh của khách hàng;

c) Đảm bảo nguyên tắc xác nhận với khách hàng trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch;

d) Có biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh đường truyền và biện pháp khắc phục thích hợp khi không nhập được lệnh của khách hàng vào hệ thống giao dịch do lỗi của công ty.

4. Công ty chứng khoán chỉ được thực hiện lệnh của khách hàng khi lệnh giao dịch có đầy đủ và chính xác các thông tin về khách hàng, ngày giao dịch, mã chứng khoán, phương thức, loại lệnh, số lượng và giá giao dịch. Lệnh giao dịch của khách hàng phải được công ty chứng khoán ghi nhận số thứ tự và thời gian (ngày, giờ, phút) nhận lệnh tại thời điểm nhận lệnh.

5. Công ty chứng khoán phải thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác lệnh giao dịch của khách hàng.

6. Công ty chứng khoán chỉ được nhận lệnh mua hoặc bán chứng khoán của khách hàng khi có đủ một trăm phần trăm (100%) tiền hoặc chứng khoán và phải có các biện pháp cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng khi lệnh giao dịch được thực hiện.

7. Công ty chứng khoán phải thông báo kết quả thực hiện lệnh giao dịch cho khách hàng ngay sau khi lệnh được khớp theo phương thức do khách hàng và công ty chứng khoán thỏa thuận trong hợp đồng.

8. Trường hợp khách hàng mở tài khoản lưu ký tại thành viên lưu ký không phải là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch và thành viên lưu ký phải ký hợp đồng thỏa thuận trách nhiệm đảm bảo nguyên tắc thành viên giao dịch chịu trách nhiệm thực hiện lệnh giao dịch, thành viên lưu ký chịu trách nhiệm kiểm tra tỷ lệ ký quỹ tiền, chứng khoán của khách hàng và đảm bảo thanh toán cho khách hàng theo quy định pháp luật.

Mục 3. NGHIỆP VỤ TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN

Điều 53. Tự doanh chứng khoán

1. Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình.

2. Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa chính mình, không được mượn danh nghĩa của người khác hoặc thực hiện với danh nghĩa cá nhân hoặc cho người khác sử dụng tài khoản tự doanh.

3. Các trường hợp sau không được coi là tự doanh chứng khoán:

a) Mua, bán chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch;

b) Mua, bán cổ phiếu quỹ.

4. Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình.

5. Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận với khách hàng.

6. Trong trường hợp lệnh mua, bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua, bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán đó.

7. Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng chiều cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện.

Mục 4. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN

Điều 54. Điều kiện bảo lãnh phát hành

Công ty chứng khoán được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn khi đảm bảo các điều kiện sau:

1. Được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.

2. Tại thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, tổng giá trị của tất cả các hợp đồng bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn còn hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không được lớn hơn một trăm phần trăm (100%) vốn chủ sở hữu tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất;

b) Không được vượt quá mười lăm (15) lần hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.

3. Không bị đặt vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt trong ba (03) tháng liền trước thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh phát hành.

Điều 55. Hạn chế bảo lãnh phát hành

1. Công ty chứng khoán không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn hoặc là người bảo lãnh chính trong các trường hợp sau đây:

a) Công ty chứng khoán, độc lập hoặc cùng công ty con hoặc cùng với người có liên quan sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành, hoặc có quyền kiểm soát tổ chức phát hành, hoặc có quyền bổ nhiệm Giám đốc (Tổng Giám đốc) của tổ chức phát hành;

b) Tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán và tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức phát hành do cùng một cá nhân hoặc một tổ chức nắm giữ;

c) Tổ chức phát hành, độc lập hoặc cùng các công ty con hoặc cùng với người có liên quan sở hữu từ 20% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán, hoặc có quyền kiểm soát công ty chứng khoán, hoặc có quyền bổ nhiệm Giám đốc (Tổng Giám đốc) của công ty chứng khoán;

d) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) và người có liên quan của công ty chứng khoán đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) của tổ chức phát hành;

đ) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) và người có liên quan của tổ chức phát hành là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) của công ty chứng khoán;

e) Công ty chứng khoán và tổ chức phát hành có chung người đại diện theo pháp luật.

2. Công ty chứng khoán nhận bảo lãnh phát hành chứng khoán phải mở tài khoản riêng biệt tại ngân hàng thương mại để nhận tiền đặt mua chứng khoán của nhà đầu tư.

Mục 5. NGHIỆP VỤ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Điều 56. Trách nhiệm của công ty chứng khoán

1. Để cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán phải ký kết hợp đồng với khách hàng với các nội dung tối thiểu như sau:

a) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng;

b) Phạm vi tư vấn đầu tư chứng khoán;

c) Phương thức cung cấp dịch vụ;

d) Phí cung cấp dịch vụ.

2. Công ty chứng khoán phải thu thập và quản lý thông tin về khách hàng, bao gồm:

a) Tình hình tài chính của khách hàng;

b) Mục tiêu đầu tư của khách hàng;

c) Khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng;

d) Kinh nghiệm và hiểu biết về đầu tư của khách hàng.

3. Các nội dung tư vấn đầu tư chứng khoán phải có cơ sở hợp lý và phù hợp dựa trên thông tin đáng tin cậy, phân tích lôgic. Khuyến nghị đầu tư chứng khoán được đưa ra phải liên quan và phù hợp với nội dung phân tích chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các báo cáo phân tích chứng khoán và thị trường, khuyến nghị đầu tư phải ghi rõ nguồn trích dẫn số liệu và tên người chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo, khuyến nghị đầu tư chứng khoán.

4. Công ty chứng khoán tư vấn đầu tư cho khách hàng phải đảm bảo rằng khách hàng đưa ra quyết định đầu tư trên cơ sở được cung cấp thông tin đầy đủ bao gồm cả nội dung và rủi ro của sản phẩm, dịch vụ cung cấp.

5. Công ty chứng khoán phải bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trong quá trình cung ứng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.

6. Công ty chứng khoán phải tư vấn đầu tư phù hợp với mục tiêu đầu tư và tình hình tài chính của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về kết quả phân tích và độ tin cậy của thông tin cung cấp cho khách hàng.

Điều 57. Các hành vi bị cấm

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư không được trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi sau:

1. Quyết định đầu tư chứng khoán thay cho khách hàng.

2. Thỏa thuận với khách hàng để chia sẻ lợi nhuận hoặc lỗ.

3. Quảng cáo, tuyên bố rằng nội dung, hiệu quả, hoặc các phương pháp phân tích chứng khoán của mình có giá trị cao hơn của công ty chứng khoán khác.

4. Có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó.

5. Cung cấp thông tin sai lệch, gian lận, hoặc gây hiểu nhầm cho khách hàng.

6. Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật.

Mục 6. NGHIỆP VỤ LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN

Điều 58. Phạm vi thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán

Công ty chứng khoán được cấp Giấy chứng nhận hoạt động lưu ký được cung cấp các dịch vụ sau:

1. Cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán cho khách hàng.

2. Thực hiện thanh toán các giao dịch chứng khoán trên Sở Giao dịch chứng khoán cho khách hàng.

3. Cung cấp dịch vụ quản lý sổ cổ đông, đại lý chuyển nhượng theo yêu cầu của tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng.

Điều 59. Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán hoạt động lưu ký

1. Mở tài khoản lưu ký cho khách hàng tại công ty chứng khoán, quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật. Tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng phải tách biệt với tài khoản lưu ký chứng khoán của chính công ty.

2. Ghi chép chính xác, đầy đủ và cập nhật thông tin về khách hàng mở tài khoản lưu ký và chứng khoán sở hữu của khách hàng đã lưu ký tại công ty.

3. Bảo quản, lưu trữ, thu thập và xử lý số liệu liên quan đến hoạt động lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán của khách hàng.

4. Xây dựng các quy trình đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ, quản lý sổ cổ đông, đại lý chuyển nhượng và quy trình kiểm soát nội bộ nhằm quản lý và bảo vệ quyền lợi của khách hàng hoặc người sở hữu chứng khoán.

5. Thu phí hoạt động đăng ký, lưu ký chứng khoán và các loại phí khác theo quy định của pháp luật.

Mục 7. HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH

Điều 60. Quy định về hoạt động tư vấn tài chính

1. Công ty chứng khoán được thực hiện tư vấn tài chính, bao gồm:

a) Tư vấn tái cơ cấu, sáp nhập, hợp nhất, tổ chức lại, mua bán doanh nghiệp;

b) Tư vấn quản trị, tư vấn chiến lược doanh nghiệp;

c) Tư vấn chào bán, niêm yết chứng khoán;

d) Tư vấn cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp;

đ) Tư vấn tài chính khác phù hợp với quy định pháp luật.

2. Công ty chứng khoán không được cung cấp dịch vụ nêu tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này cho một công ty mà mình nắm giữ từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ.

3. Công ty chứng khoán thực hiện tư vấn tài chính phải tuân thủ Luật Chứng khoán và pháp luật khác có liên quan.

Mục 8. CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH KHÁC

Điều 61. Ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân

1. Nguyên tắc chung:

a) Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện đồng thời nghiệp vụ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán được nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán trên cơ sở hợp đồng ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán ký với khách hàng là cá nhân;

b) Công ty chứng khoán không được nhận ủy thác quyết định toàn bộ giao dịch trên tài khoản giao dịch chứng khoán thay mặt cho nhà đầu tư cá nhân. Khách hàng phải ghi rõ các nội dung ủy thác cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Chứng khoán được phép ủy thác mua, bán là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán, không bao gồm chứng khoán đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCom);

d) Công ty chứng khoán chỉ định người hành nghề chứng khoán có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc quản lý quỹ thực hiện quản lý tài khoản giao dịch ủy thác.

2. Phạm vi ủy thác bao gồm các nội dung sau:

a) Loại chứng khoán giao dịch;

b) Khối lượng tối đa có thể mua, bán cho từng loại chứng khoán;

c) Giá trị tối đa cho từng lệnh giao dịch;

d) Tổng giá trị giao dịch tối đa cho một ngày giao dịch;

đ) Phương thức giao dịch, loại lệnh giao dịch.

3. Công ty chứng khoán có trách nhiệm tổng hợp thông tin về khả năng tài chính, thời hạn đầu tư, mục tiêu đầu tư, mức độ rủi ro có thể chấp nhận, các hạn chế đầu tư, danh mục chứng khoán đầu tư (nếu có) và các yêu cầu khác của khách hàng trước khi thực hiện ký kết hợp đồng. Trường hợp khách hàng không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác, công ty chứng khoán có quyền từ chối ký kết hợp đồng.

4. Hợp đồng ủy thác:

a) Thời hạn hợp đồng ủy thác không quá một (01) năm tính từ thời điểm ký kết hợp đồng.

b) Hợp đồng ủy thác tối thiểu phải có các nội dung sau:

- Thông tin về khách hàng;

- Thông tin về người hành nghề được giao quản lý tài khoản của khách hàng (nếu có);

- Nội dung ủy thác;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;

- Phí quản lý hợp đồng và phí thưởng (nếu có);

- Phương thức thanh toán và thanh lý hợp đồng;

- Phương thức giải quyết tranh chấp.

5. Trường hợp công ty chứng khoán không thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký với khách hàng, gây tổn thất cho khách hàng, công ty chứng khoán có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng ủy thác theo thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên; trường hợp phát sinh lợi nhuận, khoản lợi nhuận này thuộc về khách hàng ủy thác.

6. Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán nhận ủy thác:

a) Hành động trung thực và vì lợi ích cao nhất của khách hàng, không sử dụng thông tin về khách hàng để làm lợi cho mình và gây thiệt hại cho khách hàng;

b) Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết;

c) Thực hiện mua/bán chứng khoán trong phạm vi ủy thác;

d) Giải thích rõ và cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng về mọi rủi ro có thể phát sinh trong việc ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán;

đ) Cung cấp cho khách hàng bảng sao kê giao dịch định kỳ hàng tháng hoặc bất thường theo yêu cầu của khách hàng ủy thác;

e) Thông báo cho khách hàng trong vòng hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi tài sản trong tài khoản giao dịch ủy thác của khách hàng ủy thác giảm xuống dưới hai mươi lăm phần trăm (25%) tính trên tổng giá trị hợp đồng ủy thác;

g) Báo cáo định kỳ hàng tháng (theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động quản lý tài khoản giao dịch ủy thác;

h) Cung cấp danh sách người hành nghề chứng khoán đủ điều kiện để khách hàng lựa chọn để quản lý tài khoản ủy thác;

i) Thiết lập bộ phận giám sát độc lập giám sát việc quản lý, giao dịch chứng khoán trên tài khoản giao dịch ủy thác của người hành nghề chứng khoán nhằm đảm bảo việc giao dịch của tài khoản này phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác và mục tiêu đầu tư của khách hàng;

k) Mọi lệnh giao dịch theo hợp đồng ủy thác phải được ghi chép chính xác thời điểm thực hiện;

l) Công ty chứng khoán phải thông báo và phải có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng đối với trường hợp đầu tư vào chứng khoán do công ty thực hiện bảo lãnh phát hành trong thời gian công ty đang thực hiện bảo lãnh.

Điều 62. Các dịch vụ tài chính khác

1. Công ty chứng khoán chỉ được thực hiện các dịch vụ tài chính khác khi có quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Các dịch vụ nêu tại khoản 1 Điều này phải có liên quan và hỗ trợ cho các nghiệp vụ đã được cấp phép của công ty chứng khoán và phải đảm bảo không được ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng, của chính công ty chứng khoán và của thị trường.

Chương VII

TỔ CHỨC LẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Mục 1. CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Điều 63. Các hình thức chuyển đổi công ty chứng khoán

1. Công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và ngược lại.

2. Công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại.

Điều 64. Điều kiện chuyển đổi công ty chứng khoán

1. Việc chuyển đổi công ty, phương án chuyển đổi công ty phải được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu thông qua.

2. Công ty chứng khoán hình thành sau chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Thông tư này.

3. Trường hợp chuyển đổi để trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty chứng khoán phải tuân thủ quy định điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư này.

4. Việc chuyển đổi công ty không được ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng (nếu có).

5. Việc chuyển đổi công ty phải tuân thủ pháp luật khác có liên quan.

Điều 65. Thủ tục chuyển đổi công ty

1. Công ty chứng khoán thực hiện việc chuyển đổi công ty phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi công ty được lập thành một (01) bản gốc nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện, hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị chấp thuận chuyển đổi công ty (theo Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Biên bản họp, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc chuyển đổi công ty;

c) Phương án chuyển đổi đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu Công ty thông qua;

d) Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển nhượng từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ đã góp (nếu có) quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư này;

đ) Các tài liệu chứng minh đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 64 Thông tư này.

2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận chuyển đổi. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Công ty chứng khoán thực hiện chuyển đổi theo quy định của Luật doanh nghiệp. Trường hợp chuyển đổi công ty có kết hợp với chào bán cổ phần riêng lẻ, chào bán cổ phần ra công chúng, công ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định về chào bán có liên quan.

4. Sau khi thực hiện chuyển đổi, công ty chứng khoán phải làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép được lập thành một (01) bản gốc nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện, hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Báo cáo kết quả thực hiện phương án chuyển đổi, bao gồm danh sách cổ đông, thành viên góp vốn của công ty sau chuyển đổi (theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này), kết quả thực hiện chuyển nhượng từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ (nếu có) (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này), kết quả chào bán cổ phần (nếu có);

c) Bản thuyết minh cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại trụ sở chính (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);

d) Danh sách dự kiến Giám đốc (Tổng Giám đốc) và người hành nghề chứng khoán tại trụ sở chính (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề chứng khoán; Bản thông tin cá nhân của Giám đốc (Tổng Giám đốc) (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này);

đ) Xác nhận về khoản vốn tăng thêm (nếu có) của ngân hàng nơi mở tài khoản phong tỏa hoặc của tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;

e) Dự thảo Điều lệ công ty sau chuyển đổi;

g) Bản gốc Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán chuyển đổi.

5. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra cơ sở vật chất nếu công ty sau chuyển đổi có thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính hoặc cần làm rõ vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất của công ty sau chuyển đổi.

6. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này và kết quả kiểm tra cơ sở vật chất (nếu có), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

7. Công ty chứng khoán hình thành sau chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán chuyển đổi.

8. Công ty chứng khoán chuyển đổi phải thực hiện công bố thông tin theo quy định pháp luật hiện hành.

9. Các chi nhánh, phòng giao dịch của công ty chứng khoán sau chuyển đổi tiếp tục hoạt động phải thực hiện điều chỉnh quyết định chấp thuận thành lập chi nhánh, phòng giao dịch theo quy định tại Điều 20, 23 Thông tư này. Các chi nhánh, phòng giao dịch không tiếp tục hoạt động phải thực hiện các thủ tục đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch theo quy định tại Điều 19, 22 Thông tư này.

Mục 2. HỢP NHẤT, SÁP NHẬP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Điều 66. Điều kiện hợp nhất, sáp nhập

1. Công ty chứng khoán hình thành sau hợp nhất, sáp nhập phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Thông tư này.

2. Việc hợp nhất, sáp nhập, phương án hợp nhất, sáp nhập phải được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu thông qua.

3. Việc hợp nhất, sáp nhập không được ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng (nếu có).

4. Công ty chứng khoán liên quan đến hợp nhất, sáp nhập phải tuân thủ pháp luật về cạnh tranh và các pháp luật khác có liên quan.

Điều 67. Thủ tục hợp nhất, sáp nhập

1. Công ty chứng khoán thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Hồ sơ đề nghị chấp thuận hợp nhất, sáp nhập được lập thành một (01) bản gốc nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện, hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị chấp thuận hợp nhất, sáp nhập (theo Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Biên bản họp, Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc hợp nhất, sáp nhập của các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập;

c) Hợp đồng nguyên tắc hợp nhất, sáp nhập (bao gồm các nội dung tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này);

d) Phương án hợp nhất, sáp nhập đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu của các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập thông qua, trong đó có phương án xử lý tài khoản môi giới (nếu có) của khách hàng (bao gồm các nội dung tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này);

đ) Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển nhượng từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ đã góp (nếu có) quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư này.

2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận hợp nhất, sáp nhập. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Công ty chứng khoán thực hiện hợp nhất, sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

4. Sau khi thực hiện hợp nhất, sáp nhập, công ty chứng khoán phải làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép do đại diện theo pháp luật của các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập ký và được lập thành một (01) bản gốc nộp trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện, hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Báo cáo kết quả thực hiện phương án hợp nhất, sáp nhập;

c) Danh sách cổ đông, thành viên góp vốn của công ty sau hợp nhất, sáp nhập; kết quả thực hiện chuyển nhượng từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ (nếu có);

d) Bản thuyết minh cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại trụ sở chính (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);

đ) Danh sách dự kiến Giám đốc (Tổng Giám đốc) và người hành nghề chứng khoán tại trụ sở chính (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề chứng khoán; Bản thông tin cá nhân của Giám đốc (Tổng Giám đốc) (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này);

e) Dự thảo Điều lệ công ty sau hợp nhất, sáp nhập;

g) Bản gốc Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán tham gia hợp nhất, sáp nhập.

5. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra cơ sở vật chất nếu công ty sau hợp nhất, sáp nhập có thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính hoặc cần làm rõ vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất của công ty sau chuyển đổi.

6. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này và kết quả kiểm tra cơ sở vật chất (nếu có), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

7. Công ty chứng khoán hình thành sau hợp nhất, sáp nhập kế thừa toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán tham gia hợp nhất, sáp nhập.

8. Công ty chứng khoán sau hợp nhất, sáp nhập phải thực hiện công bố thông tin theo quy định pháp luật hiện hành.

9. Các chi nhánh, phòng giao dịch của công ty chứng khoán sau hợp nhất, sáp nhập tiếp tục hoạt động phải thực hiện đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận thành lập chi nhánh, phòng giao dịch theo quy định tại Điều 18, 21 Thông tư này. Các chi nhánh, phòng giao dịch không tiếp tục hoạt động phải thực hiện các thủ tục đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch theo quy định tại Điều 19, 22 Thông tư này.

Chương VIII

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, LƯU TRỮ, CÔNG BỐ THÔNG TIN

Điều 68. Chế độ báo cáo28

1. Việc báo cáo của công ty chứng khoán phải đầy đủ, kịp thời và phản ánh chính xác tình hình thực tế của công ty chứng khoán.

2. Công ty chứng khoán phải gửi báo cáo định kỳ bằng tệp dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo các thời hạn và quy định như sau:

a) Trước ngày làm việc thứ năm (05) của tháng tiếp theo, công ty chứng khoán phải gửi Báo cáo tình hình hoạt động tháng (theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII Thông tư này);

b) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày kể từ ngày kết thúc quý, công ty chứng khoán phải gửi Báo cáo tài chính quý. Trường hợp công ty chứng khoán phải lập báo cáo tài chính quý hợp nhất, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo tài chính quý hợp nhất trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc quý;

c) Trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo tài chính bán niên và báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 30 tháng 6 đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Trường hợp công ty chứng khoán phải lập báo cáo tài chính bán niên hợp nhất, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo tài chính bán niên hợp nhất đã được soát xét trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính;

d) Báo cáo năm:

- Trước ngày 20 tháng 01 của năm tiếp theo, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của công ty (theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIII Thông tư này);

- Trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo, công ty chứng khoán phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 31 tháng 12 đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán được chấp thuận. Trường hợp công ty chứng khoán phải lập báo cáo tài chính năm hợp nhất, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo tài chính năm hợp nhất đã được kiểm toán trong thời hạn một trăm (100) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

đ) Báo cáo tài chính của công ty chứng khoán gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định tại điểm b, c, d khoản này phải đầy đủ các thành phần và nội dung theo quy định của pháp luật kế toán quy định đối với công ty chứng khoán;

e) Trường hợp báo cáo tài chính có ý kiến kiểm toán ngoại trừ chưa nêu chi tiết khoản mục ngoại trừ và lý do ngoại trừ, công ty chứng khoán phải có văn bản giải trình và có xác nhận của kiểm toán gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chậm nhất ba mươi (30) ngày kể từ ngày gửi báo cáo theo quy định tại điểm c và d khoản này.

3. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ khi xảy ra các sự kiện dưới đây, công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản:

a) Vay, đầu tư vượt quá hạn mức quy định tại Điều 42 và Điều 44 Thông tư này;

b) Ngày trụ sở chính công ty chứng khoán, chi nhánh, phòng giao dịch khai trương hoạt động.

4. Báo cáo theo yêu cầu:

Trường hợp cần thiết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu công ty chứng khoán báo cáo bằng văn bản, trong đó nêu rõ nội dung và thời hạn báo cáo.

Điều 69. Chế độ lưu trữ hồ sơ, chứng từ

1. Công ty chứng khoán phải lưu trữ các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp.

2. Công ty chứng khoán phải lưu trữ đầy đủ hồ sơ về khách hàng, chứng từ và tài liệu liên quan phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của khách hàng và hoạt động nghiệp vụ của công ty.

3. Thời gian lưu giữ các tài liệu theo quy định của khoản 2 Điều này tối thiểu là mười (10) năm.

Điều 70. Chế độ công bố thông tin

Công ty chứng khoán thực hiện chế độ công bố thông tin theo quy định của pháp luật về chứng khoán, thị trường chứng khoán và pháp luật khác có liên quan.

Chương IX

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 71. Tổ chức thực hiện29

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2013 và thay thế Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán và Quyết định số 126/2008/QĐ-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi bổ sung một số điều của "Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán" ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Trong vòng một (01) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, công ty chứng khoán phải thực hiện sửa đổi Điều lệ theo Điều lệ mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này; phải thực thi hệ thống quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ theo quy định tại Điều 35, Điều 36, Điều 37 Thông tư này; phải thực hiện quản lý tiền của khách hàng theo quy định tại Điều 50 Thông tư này.

3. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, công ty chứng khoán có tỷ lệ vay nợ, tỷ lệ đầu tư vượt quá quy định tại khoản 1 Điều 42 và Điều 44 Thông tư này không được phát sinh mới hoặc gia hạn các khoản vay, các khoản nợ phải trả, không được tăng tỷ lệ đầu tư dưới mọi hình thức.

4. Công ty chứng khoán đại chúng, công ty chứng khoán niêm yết phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật hiện hành áp dụng đối với công ty đại chúng, công ty niêm yết. Trường hợp có khác biệt giữa Thông tư này với các quy định áp dụng cho các công ty đại chúng, công ty niêm yết, công ty chứng khoán đại chúng, công ty chứng khoán niêm yết phải áp dụng các quy định tại Thông tư này.

5. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng công báo);
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Website Bộ Tài chính;
- Website UBCK;
- Lưu: VT, UBCK, 10.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 

PHỤ LỤC I

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11năm 2012 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

....., ngày...... tháng...... năm......

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Tên tôi là:

- Tên đầy đủ của cổ đông, thành viên sáng lập là tổ chức thay mặt các cổ đông, thành viên sáng lập khác (ghi bằng chữ in hoa)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số..... do...... cấp ngày..... tháng..... năm.....

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Điện thoại........                       Fax:.........

Thay mặt cho các cổ đông, thành viên sáng lập:

- Đối với tổ chức:

Tên đầy đủ (ghi bằng chữ in hoa)

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số..... do...... cấp ngày..... tháng..... năm.....

- Đối với cá nhân:

Tên đầy đủ (ghi bằng chữ in hoa)

Giấy chứng minh nhân dân số..... ngày cấp...... nơi cấp.....

Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán:

- Tên công ty:

- Vốn điều lệ:...............................................

- Các nghiệp vụ kinh doanh dự kiến: Môi giới, tự doanh.....................

- Nơi dự kiến đặt trụ sở chính:......................

- Người đại diện theo pháp luật:...................

- Tổng Giám đốc (Giám đốc) dự kiến:................. Quốc tịch:...................

Tôi cam kết và liên đới chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.

 

Hồ sơ gửi kèm

(Liệt kê đầy đủ)

TM. Cổ đông sáng lập/Thành viên sáng lập/Chủ sở hữu
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC II

MẪU THUYẾT MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

…, ngày... tháng... năm...

THUYẾT MINH CƠ SỞ VẬT CHẤT THỰC HIỆN CÁC NGHIỆP VỤ
KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
(Áp dụng cho hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán; bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán; lập chi nhánh/phòng giao dịch công ty chứng khoán; chuyển trụ sở chính/chi nhánh/phòng giao dịch)

I. Giới thiệu chung:

1. Tên công ty (Ghi bằng chữ in hoa):....................

Địa chỉ trụ sở chính:...................

2. Tên Chi nhánh, phòng giao dịch (chỉ nêu tên nếu liên quan đến Phần II).............

Địa chỉ chi nhánh, phòng giao dịch (nếu có):...................

II. Thuyết minh chi tiết:

Địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch dự kiến chuyển đến (nếu có)......

1. Tổng diện tích:...........

2. Bố trí phòng ban, mặt bằng giao dịch:

3. Cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán:

a. Hệ thống phục vụ cho hoạt động giao dịch:

TT

Thiết bị, phần mềm

Mô tả chức năng/thông số kỹ thuật

Số lượng

1

Máy chủ (server)

 

 

 

Thiết bị mạng

 

 

 

Máy tính nhân viên

 

 

 

Đường truyền

 

 

 

Điện thoại/Tổng đài điện thoại

 

 

 

Máy in

 

 

 

Máy fax

 

 

 

Bàn ghế

 

 

 

Đèn chiếu

 

 

 

Phần mềm giao dịch

 

 

 

Công bố thông tin

 

 

 

Kho két

 

 

 

Thiết bị khác

 

 

b. Hệ thống phục vụ cho hoạt động tự doanh:

TT

Thiết bị, phần mềm

Mô tả chức năng/thông số kỹ thuật

Số lượng

1

Máy chủ (server)

 

 

 

Thiết bị mạng

 

 

 

Máy tính nhân viên

 

 

 

Đường truyền

 

 

 

Điện thoại/Tổng đài điện thoại

 

 

 

Máy in

 

 

 

Máy fax

 

 

 

Bàn ghế

 

 

 

Đèn chiếu

 

 

 

Phần mềm giao dịch

 

 

 

Kho két

 

 

 

Thiết bị khác

 

 

c. Hệ thống dự phòng:

d. Hệ thống lưu trữ thông tin, tài liệu:

e. Hệ thống an ninh, bảo mật:

Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực những nội dung trên.

 

Hồ sơ gửi kèm:

(Liệt kê đầy đủ)

1. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động:

TM. Cổ đông sáng lập/Thành viên sáng lập
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

2. Đối với công ty chứng khoán đã được cấp Giấy phép thành lập

Giám đốc/Tổng giám đốc
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC III

MẪU DANH SÁCH NGƯỜI HÀNH NGHỀ THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

....., ngày...... tháng...... năm......

DANH SÁCH NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨNG KHOÁN

Công ty...........

TT

Họ và tên

CMND/hộ chiếu

Số chứng chỉ hành nghề

Loại CCHN

Số

Ngày cấp

Nơi cấp

I

Trụ sở chính

 

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

 

II

Chi nhánh

(chi tiết từng chi nhánh)

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

III

Phòng giao dịch

(chi tiết từng phòng giao dịch)

 

 

 

 

 

 

......

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ gửi kèm:

(Liệt kê đầy đủ)

1. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động:

TM. Cổ đông sáng lập/Thành viên sáng lập
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

2. Đối với công ty chứng khoán đã được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

Tổng giám đốc
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC IV

MẪU BẢN THÔNG TIN CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

 

BẢN THÔNG TIN CÁ NHÂN

(Áp dụng cho cổ đông lớn là cá nhân, người đại diện phần vốn góp của tổ chức, thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, (Tổng) Giám đốc, Phó (Tổng) Giám đốc, Giám đốc chi nhánh, người làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ)

1) Họ và tên:…….. Giới tính: nam/nữ;

2) Ngày, tháng, năm sinh:…….

3) Nơi sinh:

4) Quốc tịch: (Các quốc tịch hiện có)

5) Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu…… ngày cấp……nơi cấp……… có giá trị đến ngày..... (đối với hộ chiếu) hoặc số giấy tờ chứng thực cá nhân khác

Ảnh 4x6

6) Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: số nhà….. khối/xóm/thôn/.....phường/xã…. quận/huyện…. tỉnh/thành phố….

7) Chỗ ở hiện tại:........

8) Trình độ chuyên môn:………….

9) Nghề nghiệp:

10) Tên và địa chỉ pháp nhân mà mình đại diện, tỷ lệ vốn góp được đại diện (trường hợp là người đại diện phần vốn góp của cổ đông pháp nhân).

11) Số lượng, tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại các công ty chứng khoán (liệt kê cụ thể)

12) Quá trình đào tạo chuyên môn:

Thời gian

Nơi đào tạo

Chuyên ngành đào tạo

Bằng cấp

 

 

 

 

13) Quá trình làm việc:

Thời gian

Nơi làm việc

Vị trí công việc

 

 

 

14) Kê khai người có liên quan (kê khai toàn bộ mối quan hệ "người có liên quan" theo quy định tại Khoản 34 Điều 6 Luật Chứng khoán)

Họ và tên/Tên tổ chức có liên quan

Mối quan hệ với người khai

GCNĐKKD/Chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp

Nơi làm việc

Vị trí công việc

Tên công ty chứng khoán có cổ phần nắm giữ

Số lượng cổ phần, tỷ lệ nắm giữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi cam kết và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực các nội dung nêu trên.

 

 

…, ngày... tháng... năm...

Công chứng chứng thực chữ ký của người khai hoặc xác nhận của tổ chức đang làm việc hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền về việc người khai đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn

Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC V

MẪU DANH SÁCH CỔ ĐÔNG, THÀNH VIÊN GÓP VỐN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

....., ngày...... tháng...... năm......

DANH SÁCH CỔ ĐÔNG/THÀNH VIÊN GÓP VỐN

Công ty.........

TT

Họ và tên (cá nhân)/Tên công ty (pháp nhân)

Số CMND/hộ chiếu/ Giấy ĐKKD

Ngày cấp

Quốc tịch

Số lượng cổ phần/phần góp vốn

Tỷ lệ
(%)

I

Cổ đông, thành viên sáng lập

 

 

 

(Cộng)

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Cổ đông, thành viên khác

 

 

 

(Cộng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ gửi kèm:

(Liệt kê đầy đủ)

1. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động:

TM. Cổ đông sáng lập/Thành viên sáng lập
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

2. Đối với công ty chứng khoán đã được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

Tổng giám đốc
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC VI

MẪU PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210 /2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

(Công ty....)

Phần I. Khái quát về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và khả năng thành lập mới công ty chứng khoán (chỉ áp dụng đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán)

I. Tổng quan về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

II. Tổng quan về thị trường chứng khoán và khả năng tham gia của một công ty chứng khoán mới thành lập

1. Tổng quan về tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam

2. Đánh giá khả năng gia nhập thị trường của một công ty chứng khoán mới thành lập

3. Căn cứ pháp lý cho việc thành lập vào hoạt động công ty chứng khoán

 

Phần II. Giới thiệu về công ty chứng khoán

I. Giới thiệu tổng thể

1. Tên Công ty:..........

2. Vốn điều lệ:..........

3. Nghiệp vụ kinh doanh

II. Tổ chức bộ máy của công ty chứng khoán

1. Sơ đồ tổ chức bộ máy

2. Giới thiệu chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy

III. Định hướng phát triển theo giai đoạn

 

Phần III. Phương án hoạt động kinh doanh

I. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội phát triển và thách thức của công ty

II. Phân tích cạnh tranh

III. Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty chứng khoán

IV. Các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.

V. Kế hoạch Marketing

VI. Phương án đầu tư cơ sở vật chất

 

Phần V. Phương án tài chính

I. Cơ sở phân tích

II. Phương án huy động và sử dụng vốn

III. Phương án về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong 03 năm đầu

V. Phương án tài chính khác

 

Phần VI. Kết luận

 

Phụ lục đính kèm:

-Quy trình nghiệp vụ

- Quy trình kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro (liệt kê cụ thể)

1. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động:

TM. Cổ đông sáng lập/Thành viên sáng lập
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

2. Đối với công ty chứng khoán đã được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

Đại diện hợp pháp của công ty
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC VII

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

....., ngày...... tháng...... năm......

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Chúng tôi là:

- Công ty (Tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa):

- Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm.....

- Địa chỉ trụ sở chính:.........

- Điện thoại:....               Fax:...                           Website:...............

Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động cho Công ty như sau:

Đối với trường hợp bổ sung, rút nghiệp vụ kinh doanh

- Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đã được cấp:........................

- Nghiệp vụ kinh chứng khoán đề nghị bổ sung, rút bớt:......................

Đối với trường hợp thay đổi tên công ty

- Tên hiện tại:

- Tên đề nghị sửa đổi:

Đối với trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính

- Địa điểm cũ:..............

Số điện thoại:.................           Fax:....................

- Địa điểm mới:..............

Số điện thoại:.................           Fax:....................

Đối với trường hợp thay đổi vốn điều lệ

- Vốn điều lệ cũ...............................

- Vốn điều lệ mới.........................

Đối với trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật

- Người đại diện theo pháp luật cũ:..........

Họ và tên:................                 Chức danh.......

Ngày tháng năm sinh......... Giới tính

Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu…… ngày cấp……nơi cấp………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.........

- Người đại diện theo pháp luật mới được bổ nhiệm:.......... Quốc tịch

Họ và tên:................                 Chức danh.......

Ngày tháng năm sinh......... Giới tính

Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu…… ngày cấp…… nơi cấp………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:......

Lý do đề nghị điều chỉnh:......

Chúng tôi cam kết và liên đới chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.

 

Hồ sơ gửi kèm:

(Liệt kê đầy đủ)

(Tổng) Giám đốc
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC VIII

GIẤY ĐỀ NGHỊ GIẢI THỂ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

....., ngày...... tháng...... năm......

GIẤY ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN GIẢI THỂ

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Chúng tôi là:

- Công ty (Tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa):

- Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm.....

- Địa chỉ trụ sở chính:.........

- Vốn điều lệ:.............

- Điện thoại:.... Fax:...

Đề nghị Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho công ty được giải thể.

Lý do giải thể:……………………………………………………….

Chúng tôi cam kết và liên đới chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.

 

Hồ sơ kèm theo:

(Liệt kê đầy đủ)

Người đại diện theo pháp luật của công ty chứng khoán
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC IX

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP (ĐÓNG CỬA) CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

....., ngày...... tháng...... năm......

GIẤY ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP (ĐÓNG CỬA), THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM CHI NHÁNH/PHÒNG GIAO DỊCH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Chúng tôi là:

- Công ty chứng khoán (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa)

- Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán số:...... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Điện thoại:....                           Fax:...

Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho Công ty được thành lập (đóng cửa), thay đổi địa điểm chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện như sau:

Trường hợp thành lập (đóng cửa) chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện

- Tên chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện:.....

- Địa chỉ đặt chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện:..........

- Điện thoại:....                           Fax:...

- Nội dung, phạm vi hoạt động theo ủy quyền:........................

Trường hợp thay đổi địa điểm chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện

- Địa điểm cũ:..............

Số điện thoại:.................           Fax:....................

- Địa điểm mới:..............

Số điện thoại:.................           Fax:....................

Lý do thành lập (đóng cửa), thay đổi địa điểm chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện............

Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.

 

Hồ sơ kèm theo:

(Liệt kê đầy đủ)

(Tổng) Giám đốc
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC X

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI QUYẾT ĐỊNH CHẤP THUẬN THÀNH LẬP CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

....., ngày...... tháng...... năm......

GIẤY ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI QUYẾT ĐỊNH CHẤP THUẬN THÀNH LẬP
CHI NHÁNH/PHÒNG GIAO DỊCH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Chúng tôi là:

- Công ty chứng khoán (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa)

- Giấy phép thành lập và hoạt động hoạt động công ty chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Điện thoại:.........                      Fax:...........

- Quyết định thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện số... ngày... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.

Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sửa đổi chấp thuận thành lập chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện cho công ty chúng tôi như sau:

Trường hợp bổ sung, rút nghiệp vụ kinh doanh tại chi nhánh

- Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đã được cấp phép hoạt động (liệt kê chi tiết):...........

- Nghiệp vụ kinh chứng khoán đề nghị rút/bổ sung:................

Trường hợp thay đổi tên chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện

- Tên cũ của chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện:........

- Tên mới của chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện:.......

Trường hợp thay đổi Giám đốc chi nhánh

- Giám đốc chi nhánh cũ:..........

Số Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu.....ngày cấp.....nơi cấp......

Số chứng chỉ hành nghề:............................ Loại CCHN........

- Giám đốc chi nhánh mới:..........

Số Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu.....ngày cấp.....nơi cấp......

Số chứng chỉ hành nghề:............................ Loại CCHN........

 

Lý do thay đổi:....................................................................................

 

Công ty cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.

 

Hồ sơ kèm theo:

(Liệt kê đầy đủ)

(Tổng) Giám đốc
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC X(a)

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN LẬP CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI 30
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

....., ngày...... tháng...... năm......

GIẤY ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN LẬP CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI
DIỆN, ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Chúng tôi là:

- Công ty chứng khoán (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa)

- Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán số:...... do Ủy ban

Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Điện thoại:....                           Fax:...

Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho Công ty được lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài như sau:

Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện

- Tên nước dự kiến thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện

- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện:.....

- Địa chỉ đặt chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện:..........

- Mức vốn đầu tư:..................

- Nội dung, phạm vi hoạt động:........................

Trường hợp đầu tư ra nước ngoài

- Tên nước dự kiến đầu tư:..........................

- Tên tổ chức dự kiến đầu tư:...........................

- Địa chỉ tổ chức dự kiến đầu tư:..........

- Mức vốn đầu tư:....................... Tỷ lệ góp vốn:.......................

- Lĩnh vực đầu tư:........................

- Hình thức đầu tư:.........................

Thông tin về tài chính sau khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài (tính theo BCTC và tỷ lệ an toàn tài chính đã được kiểm toán hoặc soát xét):

- Tỷ lệ an toàn tài chính:.........

- Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi khoản vốn cấp hoặc đầu tư:

Lý do thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài:............

Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.

 

Hồ sơ kèm theo:

(Liệt kê đầy đủ)

Đại diện công ty
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC XI

MẪU ĐIỀU LỆ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 31
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CÔNG TY………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐIỀU LỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN/TNHH CHỨNG KHOÁN

….. (Tên công ty)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……….., ngày…. tháng…. năm….

 

 

MỤC LỤC

Căn cứ pháp lý

Chương I. Quy định chung

Điều 1. Giải thích thuật ngữ

Điều 2. Tên, hình thức pháp lý, trụ sở, mạng lưới hoạt động và thời hạn hoạt động của Công ty

Điều 3. Người đại diện theo pháp luật

Điều 4. Phạm vi hoạt động kinh doanh

Điều 5. Mục tiêu hoạt động

Điều 6. Nguyên tắc hoạt động

Điều 7. Quyền của Công ty

Điều 8. Nghĩa vụ của Công ty

Điều 9. Các quy định về cấm và hạn chế

Chương II. Vốn điều lệ, cổ phần/phần vốn góp; cổ đông/thành viên/chủ sở hữu

Mục 1. Vốn điều lệ, cổ phần/phần vốn góp

Điều 10. Vốn điều lệ

Điều 11. Các loại cổ phần (đối với công ty cổ phần)

Điều 12. Sổ đăng ký thành viên/sổ đăng ký cổ đông

Điều 13. Cổ phiếu (quy định đối với công ty cổ phần)

Điều 14. Chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần

Điều 15. Mua lại phần vốn góp/cổ phần

Điều 16. Cách thức tăng, giảm vốn điều lệ

Mục 2. Chủ sở hữu/thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông

Điều 17. Thông tin về Chủ sở hữu/thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập

Điều 18. Quyền của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông của Công ty

Điều 19. Nghĩa vụ của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông

Điều 20. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức.

Chương III. Quản trị, điều hành công ty

Mục 1. Quản trị, điều hành của công ty cổ phần

Điều 21. Bộ máy quản trị điều hành của Công ty

Điều 22. Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Điều 23. Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông

Điều 24. Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông

Điều 25. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

Điều 26. Thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

Điều 27. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Điều 28. Hiệu lực các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

Điều 29. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông

Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị

Điều 31. Số lượng, thành phần và nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị

Điều 32. Đề cử người vào Hội đồng quản trị và tiêu chuẩn, điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị

Điều 33. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị

Điều 34. Chủ tịch Hội đồng quản trị

Điều 35. Cuộc họp Hội đồng quản trị và biên bản cuộc họp

Điều 36. Miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị

Điều 37. Ban Kiểm toán nội bộ và Quản trị rủi ro của Hội đồng quản trị

Điều 38. Thành phần, nhiệm kỳ của thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc); Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc (Tổng giám đốc) và thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc)

Điều 39. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc (Tổng Giám đốc)

Điều 40. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc (Tổng Giám đốc)

Điều 41. Bộ phận Kiểm soát nội bộ và Quản trị rủi ro trực thuộc Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc)

Điều 42. Số lượng, nhiệm kỳ và thành phần của thành viên Ban Kiểm soát

Điều 43. Quyền và nghĩa vụ của Ban Kiểm soát

Điều 44. Cách thức hoạt động và cuộc họp của Ban kiểm soát

Điều 45. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Kiểm soát viên

Điều 46. Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban Kiểm soát

Mục 2. Quản trị, điều hành của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Điều 47. Bộ máy quản trị điều hành của Công ty

Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên

Điều 49. Cuộc họp Hội đồng thành viên

Điều 50. Điều kiện họp và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên

Điều 51. Thông qua quyết định của Hội đồng thành viên

Điều 52. Biên bản họp Hội đồng thành viên

Điều 53. Chủ tịch Hội đồng thành viên

Điều 54. Bộ phận Kiểm toán nội bộ và Quản trị rủi ro của Hội đồng thành viên

Điều 55. Thành phần, nghĩa vụ và quyền hạn của Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc)

Điều 56. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc (Tổng Giám đốc)

Điều 57. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc (Tổng Giám đốc)

Điều 58. Bộ phận Kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trực thuộc Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc)

Điều 59. Số lượng thành viên, thành phần và nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát

Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của Ban Kiểm soát/Kiểm soát viên

Điều 61. Cách thức hoạt động và cuộc họp của Ban Kiểm soát

Điều 62. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban Kiểm soát

Điều 63. Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban Kiểm soát

Chương IV. Xử lý mối quan hệ với các đối tác liên quan

Điều 64. Các tranh chấp có thể xảy ra

Điều 65. Cách xử lý, giải quyết tranh chấp

Điều 66. Các hợp đồng, giao dịch phải được chấp thuận

Điều 67. Chế độ báo cáo và công bố thông tin

Chương V. Quản lý tài chính, kế toán

Điều 68. Năm tài chính

Điều 69. Hệ thống kế toán

Điều 70. Kiểm toán

Điều 71. Nguyên tắc phân phối lợi nhuận

Điều 72. Xử lý lỗ trong kinh doanh

Điều 73. Trích lập các quỹ theo quy định

Chương VI. Gia hạn thời hạn hoạt động, tổ chức lại, giải thể và phá sản công ty

Điều 74. Gia hạn thời hạn hoạt động

Điều 75. Tổ chức lại Công ty

Điều 76. Giải thể

Điều 77. Phá sản

Chương VII. Sửa đổi và bổ sung điều lệ

Điều 78. Bổ sung và sửa đổi Điều lệ

Chương VIII. Hiệu lực của Điều lệ

Điều 79. Ngày hiệu lực

 

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ:

- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp;

- Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán;

- Quyết định của Đại Hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên Công ty.... tại Nghị quyết số...... ngày........,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Giải thích thuật ngữ

1. Trong Điều lệ này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a. "Công ty" là Công ty cổ phần/Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) chứng khoán..... (tên đầy đủ bằng tiếng Việt của Công ty);

b. "Vốn điều lệ" là tổng giá trị số vốn do chủ sở hữu đã góp/tổng giá trị các phần vốn góp do các thành viên đã góp/tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành mà các cổ đông đã thanh toán đủ và được ghi vào Điều lệ công ty;

c. "Luật Chứng khoán" là Luật Chứng khoán đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010;

d. "Luật Doanh nghiệp" là Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014;

e. "Người quản lý công ty" bao gồm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc), Giám đốc chi nhánh và các cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh Công ty ký kết giao dịch của Công ty theo quy định tại Điều lệ này;

f. "Người có liên quan" là cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ với nhau theo quy định của Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp;

g. "Việt Nam" là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

h. "UBCK" là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

i..... (Thuật ngữ khác do công ty quy định).

2. Trong Điều lệ này, việc tham chiếu tới một hoặc một số quy định hoặc văn bản khác bao gồm cả những văn bản sửa đổi hoặc thay thế của điều khoản hoặc văn bản đó.

3. Các tiêu đề (chương, điều của Điều lệ) được đưa vào để thuận tiện cho việc theo dõi và không ảnh hưởng tới ý nghĩa, nội dung của Điều lệ.

4. Các từ hoặc thuật ngữ đã được định nghĩa trong Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán sẽ có nghĩa tương tự trong Điều lệ này nếu không mâu thuẫn với chủ thể hoặc ngữ cảnh.

Điều 2. Tên, hình thức pháp lý, trụ sở, mạng lưới hoạt động và thời hạn hoạt động của Công ty

1. Tên Công ty:

a. Tên đầy đủ bằng tiếng Việt:

b. Tên tiếng Anh:

c. Tên giao dịch:

d. Tên viết tắt:

2. Hình thức pháp lý của Công ty:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên/Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên/Công ty cổ phần được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Chứng khoán.

3. Trụ sở Công ty:

a. Địa chỉ trụ sở chính: (Ghi rõ số nhà, phố, phường, quận/huyện, thành phố, tỉnh)

b. Điện thoại:                             Fax:                            Email:

c. Địa chỉ trang web:

4. Mạng lưới hoạt động:

a. Công ty có thể có chi nhánh, phòng giao dịch và văn phòng đại diện để thực hiện các mục tiêu hoạt động của Công ty, phù hợp với quyết định của Chủ sở hữu/Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên trong phạm vi pháp luật cho phép;

b. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện là những đơn vị thuộc Công ty và Công ty phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện của mình;

c. Công ty chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ chứng khoán tại các địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh và phòng giao dịch đã được UBCK chấp thuận;

d. Tên chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện phải mang tên Công ty kèm theo cụm từ chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện và tên riêng để phân biệt.

5. Thời hạn hoạt động:

Thời hạn hoạt động của Công ty sẽ bắt đầu từ ngày thành lập và là... năm/vô thời hạn, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động trước thời hạn hoặc gia hạn hoạt động theo quy định tại Điều lệ này.

Điều 3. Người đại diện theo pháp luật

1. Người đại diện theo pháp luật của Công ty là cá nhân đại diện cho Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của Công ty, đại diện cho Công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Người đại diện theo pháp luật của Công ty là:

a. Chức danh của người đại diện theo pháp luật:.................

b. Quyền của người đại diện theo pháp luật:.................

c. Trách nhiệm và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật:.............

3. Trường hợp người đại diện theo pháp luật xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ đã ủy quyền.

4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của Công ty chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của Công ty trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của Công ty trở lại làm việc tại Công ty hoặc cho đến khi Chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của Công ty.

5. Trường hợp người đại diện theo pháp luật vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Hội đồng thành viên/chủ sở hữu công ty/Hội đồng quản trị cử người khác làm đại diện theo pháp luật của Công ty.

6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên: Nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của Công ty bị tạm giam, phạt tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật, thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của Công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của Công ty.

7. Trong một số trường hợp đặc biệt người đại diện theo pháp luật do Tòa án có thẩm quyền chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

(Lưu ý: Trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật, Điều lệ công ty phải quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật, xác định rõ người đại diện theo pháp luật đăng ký chịu trách nhiệm cung cấp tài liệu và làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; mối quan hệ ràng buộc giữa những người đại diện theo pháp luật; cơ chế chuyển giao trách nhiệm giữa những người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật vắng mặt tại Việt Nam, trốn khỏi nơi cư trú, bị tạm giam, phạt tù, bị mất hoặc hạn chế, mất năng lực hành vi hoặc bị tước quyền hành nghề....).

Điều 4. Phạm vi hoạt động kinh doanh

1. Nghiệp vụ kinh doanh của Công ty là (chọn một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ sau căn cứ vào Giấy phép thành lập và hoạt động đã được UBCK cấp cho Công ty):

a. Môi giới chứng khoán;

b. Tự doanh chứng khoán;

c. Bảo lãnh phát hành chứng khoán;

d. Tư vấn đầu tư chứng khoán.

2. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều này, Công ty được cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính, nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư và các dịch vụ tài chính khác theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Công ty có thể bổ sung, rút bớt một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này sau khi được UBCK chấp thuận.

Điều 5. Mục tiêu hoạt động

Mục tiêu hoạt động của Công ty là:…………

Điều 6. Nguyên tắc hoạt động

1. Tuân thủ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện hoạt động kinh doanh một cách công bằng, trung thực.

3. Ban hành quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, quy tắc đạo đức hành nghề phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh của Công ty.

4. Đảm bảo nguồn lực về con người, vốn và cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán, tuân thủ quy định của pháp luật.

5. Tách biệt về văn phòng làm việc, nhân sự, hệ thống dữ liệu, báo cáo giữa các bộ phận nghiệp vụ để đảm bảo tránh xung đột lợi ích giữa Công ty với khách hàng, giữa khách hàng với nhau. Công ty phải công bố cho khách hàng biết trước về những xung đột lợi ích có thể phát sinh giữa Công ty, người hành nghề và khách hàng.

6. Bố trí người hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ hoạt động kinh doanh. Người hành nghề chứng khoán thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán không được đồng thời thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.

7. Dự báo giá hoặc khuyến nghị giao dịch liên quan đến một loại chứng khoán cụ thể trên các phương tiện truyền thông phải ghi rõ cơ sở phân tích và nguồn trích dẫn thông tin.

8.... (Nguyên tắc khác do công ty quy định phù hợp với pháp luật).

Điều 7. Quyền của Công ty

1. Có tất cả các quyền theo quy định của Luật Doanh nghiệp nếu các quyền đó không mâu thuẫn với quy định của Luật Chứng khoán.

2. Cung cấp dịch vụ về chứng khoán và các dịch vụ tài chính trong phạm vi pháp luật cho phép.

3. Thực hiện thu phí, lệ phí phù hợp với quy định của Bộ Tài chính.

4. Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của Luật Lao động, tôn trọng quyền tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật.

5.... (Các quyền khác do công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

Điều 8. Nghĩa vụ của Công ty

1. Nguyên tắc chung:

a. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b. Thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ Công ty và trong giao dịch với người có liên quan;

c. Tuân thủ các nguyên tắc về quản trị công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

d. Tuân thủ các quy định về an toàn tài chính theo quy định của Bộ Tài chính;

e. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại Công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật hoặc sơ suất của nhân viên;

f. Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của khách hàng và của Công ty;

g. Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính;

h. Tuân thủ các quy định của Bộ Tài chính về thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán;

i. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật có liên quan;

j. Thực hiện công bố thông tin, báo cáo và lưu trữ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành;

k. Đóng góp quỹ hỗ trợ thanh toán theo quy định;

l.... (Nguyên tắc khác do công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

2. Nghĩa vụ đối với cổ đông/thành viên:

a. Phân định rõ trách nhiệm giữa Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên với Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát để quản lý phù hợp với quy định của pháp luật;

b. Thiết lập hệ thống thông tin liên lạc với các cổ đông/thành viên để đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ và đối xử công bằng giữa các cổ đông/thành viên, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông/thành viên;

c. Không được thực hiện các hành vi sau:

- Cam kết về thu nhập, lợi nhuận cho các thành viên/cổ đông (trừ trường hợp đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức cố định);

- Nắm giữ bất hợp pháp các lợi ích, thu nhập từ cổ phần/phần vốn góp của các cổ đông/thành viên;

- Cung cấp tài chính hoặc bảo lãnh cho các cổ đông/thành viên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; cho vay dưới mọi hình thức đối với các cổ đông lớn, thành viên Ban Kiểm soát, thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc), kế toán trưởng, các chức danh quản lý khác do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và người có liên quan của những đối tượng này;

- Tạo thu nhập cho cổ đông/thành viên bằng cách mua lại cổ phiếu/phần vốn góp của các cổ đông/thành viên dưới các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật;

- Xâm phạm đến các quyền của cổ đông/thành viên như: Quyền sở hữu, quyền chọn, quyền giao dịch công bằng, quyền được cung cấp thông tin, các quyền và lợi ích hợp pháp khác;

d.... (Nghĩa vụ khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

3. Nghĩa vụ đối với khách hàng:

a. Luôn giữ chữ tín với khách hàng, không xâm phạm tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của khách hàng;

b. Quản lý tách biệt tiền và chứng khoán của từng khách hàng, quản lý tách biệt tiền và chứng khoán của khách hàng với tiền và chứng khoán của Công ty. Mọi giao dịch bằng tiền của khách hàng phải được Công ty thực hiện qua ngân hàng. Không lạm dụng các tài sản do khách hàng ủy thác cho Công ty quản lý và tiền thanh toán giao dịch của khách hàng, chứng khoán của khách hàng lưu ký tại Công ty;

c. Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng khi thực hiện dịch vụ mà mình cung cấp;

d. Chỉ đưa ra lời tư vấn phù hợp với khách hàng trên cơ sở nỗ lực thu thập thông tin về khách hàng: Thu thập, tìm hiểu thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận của khách hàng và cập nhật thông tin theo quy định của pháp luật. Bảo đảm các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của Công ty cho khách hàng phải phù hợp với từng khách hàng;

e. Chịu trách nhiệm về độ tin cậy của những thông tin công bố cho khách hàng. Đảm bảo rằng khách hàng đưa ra các quyết định đầu tư trên cơ sở đã được cung cấp thông tin đầy đủ, bao gồm cả nội dung và rủi ro của sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Nghiêm cấm mọi hành vi gian dối và công bố thông tin sai sự thật;

f. Thận trọng, không tạo ra xung đột lợi ích với khách hàng. Trong trường hợp không thể tránh được, Công ty phải thông báo trước cho khách hàng và áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo đối xử công bằng với khách hàng;

g. Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của Công ty;

h. Thiết lập một bộ phận chuyên trách, chịu trách nhiệm thông tin liên lạc với khách hàng và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng;

i. Hoàn thành nghĩa vụ của mình với khách hàng một cách tốt nhất;

j. Bảo mật thông tin của khách hàng:

- Công ty có trách nhiệm bảo mật các thông tin liên quan đến sở hữu chứng khoán và tiền của khách hàng, từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tài sản của khách hàng mà không có sự đồng ý của khách hàng;

- Quy định tại điểm này không áp dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty;

+ Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

k.... (Nghĩa vụ khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

Điều 9. Các quy định về cấm và hạn chế

1. Quy định đối với Công ty:

a. Không được đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với khách hàng về mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư của mình hoặc bảo đảm khách hàng không bị thua lỗ, ngoại trừ đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định;

b. Không được thỏa thuận hoặc đưa ra lãi suất cụ thể hoặc chia sẻ lợi nhuận/thua lỗ với khách hàng để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch;

c. Không được trực tiếp hoặc gián tiếp thiết lập các địa điểm ngoài các địa điểm giao dịch đã được UBCK chấp thuận để ký hợp đồng, nhận lệnh, thực hiện lệnh giao dịch chứng khoán hoặc thanh toán giao dịch chứng khoán với khách hàng;

d. Không nhận lệnh, thanh toán giao dịch với người khác không phải là người đứng tên tài khoản giao dịch mà không có ủy quyền của khách hàng bằng văn bản;

e. Không sử dụng tên hoặc tài khoản của khách hàng để đăng ký, giao dịch chứng khoán;

f. Không chiếm dụng chứng khoán, tiền hoặc tạm giữ chứng khoán của khách hàng theo hình thức lưu ký dưới tên Công ty;

g. Không được tiết lộ thông tin về khách hàng trừ khi được khách hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

h. Không được thực hiện những hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán;

i. Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán không được chứa đựng những thỏa thuận nhằm trốn tránh nghĩa vụ pháp lý của Công ty; hạn chế phạm vi bồi thường của Công ty hoặc chuyển rủi ro từ Công ty sang khách hàng; buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ bồi thường một cách không công bằng và các thỏa thuận gây bất lợi một cách không công bằng cho khách hàng;

j.... (Các quy định khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

2. Quy định đối với người hành nghề chứng khoán:

a. Trừ trường hợp được cử là người đại diện phần vốn góp hoặc được cử vào Ban quản lý công ty của tổ chức sở hữu Công ty hoặc tổ chức mà Công ty đầu tư, người hành nghề chứng khoán không được:

- Đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ sở hữu với Công ty;

- Đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ khác;

- Đồng thời làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) của một tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc tổ chức niêm yết;

b. Chỉ được mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho mình (nếu có) tại Công ty. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp khi Công ty không phải là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán;

c. Khi thực hiện các nghiệp vụ của Công ty, người hành nghề chứng khoán là người thay mặt cho Công ty để thực hiện các giao dịch với khách hàng và Công ty phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của người hành nghề chứng khoán. Không được sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi không được Công ty ủy quyền theo sự ủy thác của khách hàng cho Công ty bằng văn bản;

d.... (Quy định khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

3. Quy định đối với thành viên Hội đồng quản trị/thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban Kiểm soát, thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc):

a. Thành viên Hội đồng quản trị/thành viên Hội đồng thành viên của Công ty không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng Giám đốc) của công ty chứng khoán khác;

b. Trưởng Ban Kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban Kiểm soát, người quản lý của công ty chứng khoán khác;

c. Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) không được đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ hoặc doanh nghiệp khác. Giám đốc (Tổng Giám đốc) không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của công ty chứng khoán khác;

d.... (Quy định khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

Chương II

VỐN ĐIỀU LỆ, CỔ PHẦN/PHẦN VỐN GÓP; CỔ ĐÔNG/THÀNH VIÊN/CHỦ SỞ HỮU

Mục 1. VỐN ĐIỀU LỆ, CỔ PHẦN/PHẦN VỐN GÓP

Điều 10. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của Công ty là......... VND (bằng chữ: ……..).

Điều 11. Các loại cổ phần (đối với công ty cổ phần)

1. Tổng số vốn điều lệ của Công ty được chia thành... cổ phần. Mệnh giá cổ phần là... đồng Việt Nam/cổ phần.

2. Các loại cổ phần của Công ty:

a. Cổ phần phổ thông: … cổ phần;

b. Cổ phần ưu đãi biểu quyết: … cổ phần;

c. Cổ phần ưu đãi cổ tức: … cổ phần;

d. Cổ phần ưu đãi hoàn lại:... cổ phần;

e. Cổ phần ưu đãi....:... cổ phần (do công ty quy định phù hợp với pháp luật).

3. Những người được quyền mua cổ phần ưu đãi:.....

4. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Cách thức, tỉ lệ chuyển đổi do Đại hội đồng cổ đông thông qua phù hợp với các quy định của pháp luật.

5. Đặc điểm của các loại cổ phần:

a. Cổ phần phổ thông: Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Mỗi cổ phần phổ thông có 01 phiếu biểu quyết;

b. Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Một cổ phần ưu đãi biểu quyết có... phiếu biểu quyết. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba (03) năm, kể từ ngày Công ty được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Sau thời hạn này, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông;

c. Cổ phần ưu đãi cổ tức: Là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được trả hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức;

d. Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần được Công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Điều 12. Sổ đăng ký thành viên/sổ đăng ký cổ đông

1. Công ty phải lập và lưu giữ sổ đăng ký thành viên/sổ đăng ký cổ đông ngay khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

2. Sổ đăng ký thành viên/sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

3. Hình thức của sổ đăng ký thành viên/sổ đăng ký cổ đông: Văn bản, tệp dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này (do công ty quyết định).

4. Sổ đăng ký thành viên/sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của Công ty hoặc tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (đối với sổ đăng ký cổ đông).

5. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với trường hợp cổ phiếu công ty chưa đăng ký lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam) phải chịu trách nhiệm trong việc xác nhận đăng ký phần vốn góp/cổ phần cho thành viên/cổ đông một cách đầy đủ, kịp thời. Đồng thời, chịu trách nhiệm lưu giữ sổ đăng ký và đảm bảo tính chính xác của sổ đăng ký, tránh mọi tổn hại gây ra cho thành viên/cổ đông hoặc bên thứ ba do nghĩa vụ nói trên không được thực hiện.

6..... (Quy định khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

Điều 13. Cổ phiếu (quy định đối với công ty cổ phần)

1. Cổ phiếu là chứng chỉ do Công ty phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với một hoặc một số cổ phần của Công ty.

2. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do Công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng. Người đại diện theo pháp luật của Công ty chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra.

3. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng dưới hình thức khác thì cổ đông có thể đề nghị Công ty cấp lại theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Điều 14. Chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần

1. Đối với công ty TNHH một thành viên:

Công ty có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của mình sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

2. Đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên/công ty cổ phần:

a. Phần vốn góp/cổ phần của Công ty được tự do chuyển nhượng, trừ các trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và quy định tại Điều lệ này;

b. Thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần của mình trong thời hạn ba (03) năm kể từ ngày thành lập, trừ trường hợp chuyển nhượng cho thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập khác trong Công ty và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông và phù hợp với quy định của pháp luật. Việc chuyển nhượng này vẫn phải đảm bảo tỷ lệ nắm giữ của các thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập theo quy định của pháp luật hiện hành. Hết thời hạn trên, các hạn chế đối với phần vốn góp của thành viên sáng lập/cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ. Hạn chế chuyển nhượng của thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập chỉ áp dụng đối với phần vốn góp/số cổ phần đã mua tại thời điểm thành lập Công ty.

3. Giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp chiếm từ 10% trở lên vốn điều lệ đã góp, giao dịch dẫn tới tỷ lệ sở hữu của cổ đông/thành viên góp vốn vượt qua hoặc xuống dưới các mức sở hữu 10%, 25%, 50%, 75% vốn điều lệ đã góp của Công ty phải được UBCK chấp thuận, trừ trường hợp cổ phiếu của Công ty được niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán (đối với công ty cổ phần) và chuyển nhượng theo quyết định của Tòa án.

Điều 15. Mua lại phần vốn góp/cổ phần

1. Công ty chỉ được quyền mua lại phần vốn góp/cổ phần khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tỷ lệ mua lại theo quy định của pháp luật.

2. Các trường hợp mua lại phần vốn góp/cổ phần

a. Mua lại theo yêu cầu của thành viên/cổ đông:

Thành viên/cổ đông có quyền yêu cầu Công ty mua lại phần vốn góp/cổ phần của mình, nếu thành viên/cổ đông đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc: Tổ chức lại Công ty; sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên/quyền và nghĩa vụ của cổ đông. Yêu cầu mua lại phần vốn góp/cổ phần phải được lập bằng văn bản và gửi đến Công ty trong thời hạn... ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề nêu trên.

b. Mua lại theo quyết định của Công ty (đối với công ty cổ phần):

Công ty có thể mua lại cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán. Tỷ lệ, cách thức, thủ tục mua lại cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 16. Cách thức tăng, giảm vốn điều lệ

1. Sau khi chính thức đi vào hoạt động, Công ty có thể tăng, giảm vốn điều lệ theo quyết định của Chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông nếu đáp ứng quy định của pháp luật hiện hành.

2. Cách thức tăng vốn điều lệ của Công ty:

a. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn:

- Tăng vốn góp của thành viên/chủ sở hữu;

- Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới;

- Kết chuyển lợi nhuận để lại, các nguồn vốn hợp lệ khác theo quy định của pháp luật;

- Chuyển nợ thành vốn góp theo thỏa thuận giữa công ty và chủ nợ.

b. Đối với công ty cổ phần:

- Phát hành cổ phần để huy động vốn theo quy định của pháp luật;

- Kết chuyển lợi nhuận để lại, các nguồn vốn hợp lệ khác theo quy định của pháp luật;

- Chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần;

- Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu thưởng;

- Chuyển nợ thành vốn góp theo thỏa thuận giữa công ty và chủ nợ.

3. Việc giảm vốn điều lệ do Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông quyết định nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện về vốn pháp định sau khi giảm vốn theo quy định hiện hành.

Mục 2. CHỦ SỞ HỮU/THÀNH VIÊN SÁNG LẬP/CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP; QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU/THÀNH VIÊN/CỔ ĐÔNG

Điều 17. Thông tin về Chủ sở hữu/thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập

1. Chủ sở hữu của Công ty (Đối với công ty TNHH một thành viên)

a. Tên chủ sở hữu:

b. Quốc tịch:

c. Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

d. Địa chỉ trụ sở chính:

e. Đặc điểm cơ bản:

2. Thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập (Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần):

a. Thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập là thành viên/cổ đông góp vốn/mua cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của Công ty.

b. Các thông tin cơ bản của thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập:

- Tên:

- Địa chỉ thường trú:

- Quốc tịch:

- Số Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với pháp nhân), Giấy chứng minh nhân dân (đối với cá nhân):... ngày cấp:... nơi cấp:....

- Phần vốn góp và giá trị vốn góp, tỉ lệ góp vốn của từng thành viên sáng lập (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên); số cổ phần, giá trị cổ phần tính theo mệnh giá, tỉ lệ nắm giữ cổ phần, loại cổ phần, tổng số cổ phần được quyền chào bán theo từng loại cổ phần của từng cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần).

c. Các thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ cổ phần/phần vốn góp tối thiểu...% vốn điều lệ. Thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập là ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật phải duy trì tỷ lệ nắm giữ tối thiểu...% vốn điều lệ trong vòng ba (03) năm kể từ ngày thành lập.

Điều 18. Quyền của Chủ sở hữu/thành viên/cổ đông Công ty

1. Quyền của Chủ sở hữu công ty (Đối với Công ty TNHH một thành viên)

a. Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

b. Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty;

c. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý Công ty;

d. Quyết định các dự án đầu tư phát triển;

e. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

f. Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng... (do Công ty quy định) có giá trị bằng hoặc lớn hơn...% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty;

g. Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn....% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty);

h. Quyết định tăng vốn điều lệ của Công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Công ty cho tổ chức khác;

i. Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;

j. Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty;

k. Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của Công ty;

l. Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản Công ty;

m. Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của Công ty sau khi Công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

n. ... (Quyền khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

2. Quyền của thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên)

a. Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

b. Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp;

c. Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi Công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

d. Được chia giá trị tài sản còn lại của Công ty tương ứng với phần vốn góp khi Công ty giải thể hoặc phá sản;

e. Được ưu tiên góp thêm vốn vào Công ty khi Công ty tăng vốn điều lệ;

f. Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần, tặng cho hoặc cách khác theo quy định của pháp luật;

g. Tự mình hoặc nhân danh Công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng Giám đốc), người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

h. Trừ trường hợp quy định tại khoản i Điều này, thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu từ.....% vốn điều lệ trở lên còn có thêm các quyền sau đây:

- Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;

- Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm;

- Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và các nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của Công ty;

- Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày kể ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

i. Trường hợp Công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ (và tại điểm h khoản này Công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn 10%) thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền như quy định tại điểm h khoản này;

j. .... (Các quyền khác do Công ty quy định phù với pháp luật hiện hành).

3. Quyền của cổ đông (đối với công ty cổ phần):

a. Quyền của cổ đông phổ thông:

- Tham dự và phát biểu trong các cuộc họp Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền, hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

- Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

- Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

- Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

- Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ các trường hợp quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ này;

- Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong Công ty;

- Khi Công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào Công ty;

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ....% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng có các quyền sau đây:

+ Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.

+ Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban Kiểm soát;

+ Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:

● Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;

● Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá 06 tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế;

● …. (Các trường hợp khác Công ty quy định phù hợp với pháp luật).

(Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền).

+ Yêu cầu Ban Kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký doanh nghiệp, số giấy phép thành lập và hoạt động đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;

+... (Quyền khác do công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

- Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh Công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) trong các trường hợp theo quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

- .... (Quyền khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành). b. Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết:

- Biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại Điều... của Điều lệ này;

- Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ quyền chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác.

c. Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức:

- Nhận cổ tức theo quy định tại Điều... của Điều lệ này;

- Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Công ty, sau khi Công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi Công ty giải thể hoặc phá sản;

- Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.

d. Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại:

- Được Công ty hoàn lại vốn góp theo quy định tại Điều... của Điều lệ này;

- Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.

Điều 19. Nghĩa vụ của Chủ sở hữu/thành viên/cổ đông

1. Nghĩa vụ của Chủ sở hữu (đối với công ty TNHH một thành viên):

a. Góp đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ Công ty;

b. Tuân thủ Điều lệ công ty;

c. Phải xác định và tách biệt tài sản của Chủ sở hữu công ty và tài sản của Công ty;

d. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa Chủ sở hữu và Công ty;

e. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi Công ty dưới hình thức khác thì Chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty;

f. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn;

g. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

2. Nghĩa vụ của thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên):

a. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp;

b. Không được rút vốn đã góp ra khỏi Công ty dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp quy định tại Luật Doanh nghiệp;

c. Tuân thủ Điều lệ công ty;

d. Chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên;

e. Thành viên sở hữu từ mười phần trăm (10%) trở lên vốn điều lệ của Công ty thì thành viên đó và người có liên quan không được sở hữu trên năm phần trăm (5%) số cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng khoán khác; không được lợi dụng ưu thế của mình gây tổn hại đến quyền và lợi ích của Công ty và các thành viên khác. Đồng thời, phải thông báo đầy đủ, kịp thời cho Công ty trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật;

f. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh Công ty để thực hiện các hành vi sau đây:

- Vi phạm pháp luật;

- Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của Công ty và gây thiệt hại cho người khác;

- Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với Công ty;

g. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Nghĩa vụ của cổ đông (đối với công ty cổ phần)

a. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn số cổ phần cam kết mua; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Không được rút vốn đã góp ra khỏi Công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được Công ty hoặc người khác mua lại cổ phần theo quy định của pháp luật. Trường hợp cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có liên quan trong Công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra;

b. Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ của Công ty;

c. Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị;

d. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và Điều lệ Công ty.

Điều 20. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông

1. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu/thành viên/cổ đông đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

2. Việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:….

3. Trường hợp chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp/số cổ phần cho mỗi người đại diện. Trường hợp chủ sở hữu/thành viên/cổ đông không xác định phần vốn góp/số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền thì phần vốn góp/số cổ phần sẽ được chia đều cho số lượng người đại diện theo ủy quyền.

4. Người đại diện theo ủy quyền phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định sau đây:…..

5. Việc chỉ định, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo ủy quyền phải thông báo cho Công ty bằng văn bản và chỉ có hiệu lực đối với Công ty kể từ ngày Công ty nhận được thông báo. Văn bản ủy quyền phải có các nội dung chủ yếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

6. Trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền

- Người đại diện theo ủy quyền nhân danh chủ sở hữu/thành viên/cổ đông thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông tại Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp luật. Mọi hạn chế của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông đối với người đại diện theo ủy quyền trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông tương ứng tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông đều không có hiệu lực đối với bên thứ ba;

- Người đại diện theo ủy quyền có trách nhiệm tham dự đầy đủ cuộc họp của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông; thực hiện các quyền và nghĩa vụ được ủy quyền một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông ủy quyền;

- Người đại diện theo ủy quyền chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu/thành viên/cổ đông ủy quyền do vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Điều này. Chủ sở hữu/thành viên/cổ đông ủy quyền chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền.

Chương III

QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH CÔNG TY

Mục 1. QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Điều 21. Bộ máy quản trị điều hành của Công ty

1. Đại hội đồng cổ đông.

2. Hội đồng quản trị.

3. Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc).

4. Ban Kiểm soát (nếu có).

(Lưu ý: Trường hợp công ty lựa chọn mô hình không có Ban Kiểm soát theo Điều 134 Luật Doanh nghiệp, công ty phải bổ sung các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn thành viên Ban Kiểm toán nội bộ.)

I. Đại hội đồng cổ đông

Điều 22. Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty.

2. Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông:

a. Thông qua định hướng phát triển của Công ty;

b. Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;

c. Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;

d. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát;

e. Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn...% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty;

f. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

g. Quyết định mua lại trên...% tổng số cổ phần... (loại cổ phần) đã bán (Lưu ý: đối với cổ phần phổ thông Công ty chỉ được mua lại không quá 10%);

h. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

i. Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông của Công ty;

j. Quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty;

k. .... (Quyền và nghĩa vụ khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật).

Điều 23. Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông

1. Số lượng, thời gian, địa điểm họp

a. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một (01) lần. Ngoài ra, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp.

b. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn (04) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, Công ty có thể đề nghị UBCK gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

2. Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông

a. Hội đồng quản trị có trách nhiệm triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

- Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của Công ty;

- Số thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;

- Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản... Điều.... Điều lệ này;

- Theo yêu cầu của Ban Kiểm soát;

- .... (Các trường hợp khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

b. Thời hạn triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường là.... ngày, kể từ ngày số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật hoặc nhận được yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông như quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho Công ty.

c. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường theo quy định tại điểm b khoản này thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban Kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp Ban Kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Trưởng Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho Công ty.

d. Trường hợp Ban Kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm c khoản này thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản... Điều... Điều lệ này có quyền đại diện Công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Điều 24. Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông

1. Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:

a. Kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty;

b. Báo cáo tài chính hàng năm;

c. Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, từng thành viên Hội đồng quản trị;

d. Báo cáo của Ban Kiểm soát về kết quả kinh doanh của Công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc);

e. Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;

f. Tổng mức thù lao trả cho Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát;

g. ... (Các vấn đề khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật).

2. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chuẩn bị chương trình và nội dung cuộc họp.

3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản... Điều... của Điều lệ này có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và gửi đến Công ty chậm nhất là... ngày làm việc trước ngày khai mạc. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông hoặc thông tin tương đương, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có quyền từ chối đề xuất này nếu:

a. Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung; hoặc

b. Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông; hoặc

c. .... (Trường hợp khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật).

Điều 25. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất....% tổng số phiếu biểu quyết (Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do Công ty quy định phù hợp với Luật Doanh nghiệp).

2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn .... ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất....% tổng số phiếu biểu quyết (Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do Công ty quy định phù hợp với Luật Doanh nghiệp).

3. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn.... ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Điều 26. Thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

1. Đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông:.....

2. Bầu Chủ tọa, Thư ký và Ban kiểm phiếu:....

3. Thông qua chương trình và nội dung họp:.....

4. Chủ tọa có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết và hợp lý để điều khiển cuộc họp một cách có trật tự, đúng theo chương trình đã được thông qua và phản ánh được mong muốn của đa số người dự họp.

5. Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng cách thu thẻ biểu quyết tán thành nghị quyết, sau đó thu thẻ biểu quyết không tán thành, cuối cùng kiểm phiếu tập hợp số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến.

6. Công bố kết quả kiểm phiếu:....

7. Cổ đông hoặc người được ủy quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc vẫn được đăng ký và có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký xong. Trong trường hợp này, hiệu lực của những nội dung đã được biểu quyết trước đó không thay đổi.

8. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có quyền sau:....

9. Các trường hợp chủ tọa có quyền hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã có đủ số người đăng ký dự họp theo quy định đến một thời điểm hoặc thay đổi địa điểm họp:......

10. Bầu thay thế chủ tọa điều hành cuộc họp trong trường hợp chủ tọa hoãn hoặc tạm dừng họp Đại hội đồng cổ đông trái với quy định tại khoản 9 Điều này:....

Điều 27. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông

1. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

2. (Điều khoản khuyến nghị) Công ty có thể sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong việc biểu quyết, bao gồm biểu quyết vắng mặt thông qua hệ thống điện tử được bảo mật, biểu quyết qua internet hoặc qua điện thoại để tạo điều kiện thuận lợi cho các cổ đông tham gia dự họp Đại hội đồng cổ đông.

3. Các trường hợp nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:.......

4. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất.... tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành (Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do Công ty quy định phù hợp với Luật Doanh nghiệp):

a. Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

b. Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;

c. Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

d. Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn....% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty;

e. Tổ chức lại, giải thể công ty;

f. ... (Các vấn đề khác do công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

5. Các nghị quyết về nội dung khác được Đại hội đồng cổ đông thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất...% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành (Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do Công ty quy định phù hợp với Luật Doanh nghiệp).

6. Phương thức biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát:.....

7. Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất....% tổng số phiếu biểu quyết tán thành (Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do Công ty quy định phù hợp với Luật Doanh nghiệp). Việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo thể thức sau:.....

8. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nghị quyết được thông qua. Việc gửi nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải trên trang thông tin điện tử của Công ty.

Điều 28. Hiệu lực các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

1. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm hiệu lực ghi tại nghị quyết đó.

2. Các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua bởi 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết đó không được thực hiện đúng quy định.

3. Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông như quy định tại Điều 147 của Luật Doanh nghiệp, thì các nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi Tòa án, Trọng tài có quyết định khác, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 29. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông

1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác với các nội dung chủ yếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung giữa các biên bản thì nội dung trong biên bản tiếng Việt có hiệu lực áp dụng.

2. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.

3. Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.

4. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp. Việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của Công ty. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, nghị quyết đã được thông qua và các tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của Công ty.

II. Hội đồng quản trị

Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

2. Thẩm quyền của Hội đồng quản trị:

a. Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty;

b. Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

c. Quyết định bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

d. Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của Công ty;

e. Quyết định mua lại từ...% tổng số cổ phần.... đã bán (Lưu ý: phù hợp với quy định tại điểm g khoản 2 Điều 22 của Điều lệ mẫu); quyết định phương án bán, chia thưởng cổ phiếu quỹ theo những cách thức phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;

f. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;

g. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

h. Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn....% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty, trừ hợp đồng, giao dịch của Công ty với người có liên quan theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ này;

i. Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc (Tổng Giám đốc) và người quản lý công ty sau:....; quyết định mức lương và quyền lợi khác của người quản lý nêu trên; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;

j. Giám sát, chỉ đạo Giám đốc (Tổng Giám đốc) và người quản lý công ty trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty;

k. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty; quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp khác trong giới hạn quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

l. Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;

m. Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông;

n. Kiến nghị mức trả cổ tức, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

o. Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty;

p. Thiết lập một quy trình chuẩn về triệu tập họp, bỏ phiếu và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng quản trị để Đại hội đồng cổ đông thông qua; trình tự, thủ tục đề cử, ứng cử, bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị; xây dựng các quy định về trình tự, thủ tục lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm người quản lý công ty và quy trình thủ tục phối hợp hoạt động giữa Hội đồng quản trị với Ban Kiểm soát và Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc); xây dựng cơ chế đánh giá hoạt động, khen thưởng và kỷ luật đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) và người quản lý công ty;

q. Thiết lập các bộ phận hoặc cử người thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro nhằm quy định chính sách chiến lược quản lý rủi ro trong hoạt động của Công ty và kiểm tra, đánh giá về sự phù hợp, hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro đã được thiết lập trong Công ty;

r. Thực hiện ngăn ngừa và giải quyết những xung đột có thể phát sinh giữa các cổ đông và Công ty. Hội đồng quản trị có thể bổ nhiệm cán bộ để triển khai các hệ thống cần thiết hoặc thành lập bộ phận chuyên trách để giải quyết xung đột trong Công ty hoặc phục vụ cho mục đích này;

s. (Điều khoản khuyến nghị) Phê chuẩn các giao dịch nằm ngoài phạm vi kế hoạch kinh doanh và tài chính do Giám đốc (Tổng Giám đốc) và Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) đệ trình (nếu có);

t. (Điều khoản khuyến nghị) Hội đồng quản trị có quyền phủ quyết quyết định của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) trong việc tiến hành bất kỳ một hoạt động quy chuẩn nào, với điều kiện phủ quyết đó có cơ sở;

u. (Điều khoản khuyến nghị) Hội đồng quản trị phải lập tức thông báo cho cổ đông trong những trường hợp sau đây:

- Công ty hoặc Ban lãnh đạo của Công ty bị nghi ngờ có liên quan đến các hoạt động phi pháp;

- Tình trạng tài chính của Công ty liên tục suy giảm và không đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật;

- Công ty kinh doanh bị thua lỗ từ...% trên vốn chủ sở hữu;

- Công ty đề xuất thay đổi Chủ tịch hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát;

- Xảy ra các trường hợp khẩn cấp làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích của Công ty và khác hàng.

v. .... (Các quyền và nghĩa vụ khác do công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

3. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc theo hình thức..... Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.

4. Hội đồng quản trị có thể ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện một phần quyền hạn và chức năng của Hội đồng quản trị trong thời gian Hội đồng quản trị không tổ chức cuộc họp. Nội dung ủy quyền phải được xác định rõ ràng, cụ thể. Đối với những vấn đề trọng yếu, liên quan đến lợi ích sống còn của Công ty thì không được ủy quyền cho Chủ tịch hội đồng quản trị quyết định.

5. Khi thực hiện chức năng, quyền và nghĩa vụ của mình, Hội đồng quản trị phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty, gây thiệt hại cho Công ty thì các thành viên tán thành thông qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân và phải đền bù thiệt hại cho Công ty; thành viên phản đối thông qua nghị quyết nói trên được miễn trừ trách nhiệm.

6. Trường hợp các nghị quyết đã được Hội đồng quản trị thông qua nhưng trái với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty thì cổ đông sở hữu cổ phần của Công ty liên tục trong thời hạn ít nhất 01 năm có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện nghị quyết nói trên.

7. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, thành viên Hội đồng quản trị có các quyền và trách nhiệm sau:

a. Quyền của thành viên Hội đồng quản trị:

- Quyền được cung cấp thông tin:

+ Thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) và người quản lý công ty cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của Công ty và của các đơn vị trong Công ty;

+ Người quản lý được yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên Hội đồng quản trị;

+ Trình tự, thủ tục yêu cầu và cung cấp thông tin:....(do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

- Quyền được nhận thù lao và lợi ích khác:

+ Công ty có quyền trả thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị theo kết quả và hiệu quả kinh doanh;

+ Thù lao của thành viên Hội đồng quản trị được trả theo quy định sau đây:....;

- .... (Quyền khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

b. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị:

- Thực hiện trách nhiệm của người quản lý công ty theo đúng quy định của pháp luật;

- Công khai hóa các lợi ích và người có liên quan theo quy định sau:...;

- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Điều 31. Số lượng, thành phần và nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị

1. Số lượng và thành phần thành viên Hội đồng quản trị

a. Hội đồng quản trị của Công ty có... thành viên (Lưu ý: Số lượng cụ thể do Công ty quy định phù hợp với Luật Doanh nghiệp và văn bản pháp luật hướng dẫn về quản trị Công ty). Trong đó, số lượng của thành viên Hội đồng quản trị độc lập là... thành viên.

b. Số thành viên Hội đồng quản trị thường trú ở Việt Nam phải có tối thiểu... thành viên.

(Lưu ý: Cơ cấu Hội đồng quản trị phải đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật, tài chính và chứng khoán; giữa các thành viên kiêm điều hành và các thành viên không điều hành, độ tuổi, giới tính....)

2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị

a. Thành viên Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ... năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ.... (số lượng, thời hạn cụ thể do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

b. Trường hợp tất cả thành viên Hội đồng quản trị cùng kết thúc nhiệm kỳ mà Đại hội đồng cổ đông chưa bầu được thành viên mới:.....

c. Nhiệm kỳ của thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị mất tư cách thành viên, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ:.....

Điều 32. Đề cử người vào Hội đồng quản trị và tiêu chuẩn, điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị

1. Việc đề cử người vào Hội đồng quản trị thực hiện theo cơ chế sau:.... (Lưu ý: Phải phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp).

2. Cơ chế đề cử hoặc cách thức Hội đồng quản trị đương nhiệm, Ban Kiểm soát, cổ đông khác đề cử người vào Hội đồng quản trị phải được công bố rõ ràng và phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua trước khi tiến hành đề cử.

3. (Điều khoản khuyến nghị) Thông tin về những người được đề cử vào Hội đồng quản trị phải được công bố trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông, gồm có: danh tính của ứng viên; danh tính của cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử ứng viên đó; độ tuổi và trình độ học vấn của ứng viên; kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của ứng viên; những vị trí công tác mà ứng viên đảm nhiệm trong vòng năm (05) năm qua; những vị trí công tác mà ứng viên đang đảm nhiệm; báo cáo đánh giá về đóng góp của ứng viên cho Công ty với tư cách là thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp ứng viên đó được tái bổ nhiệm; bản chất mối quan hệ của ứng viên với Công ty; các vị trí trong Hội đồng quản trị hoặc các vị trí chủ chốt khác mà ứng viên nắm giữ, được đề cử tại các công ty khác; quan hệ của ứng viên với người có liên quan trong Công ty; quan hệ của ứng viên với đối tác kinh doanh chính của Công ty; những thông tin liên quan đến tình hình tài chính của ứng viên và những vấn đề khác có thể ảnh hưởng tới nhiệm vụ, tính độc lập của ứng viên với tư cách là thành viên Hội đồng quản trị; việc ứng viên từ chối cung cấp thông tin theo yêu cầu của Công ty (nếu có).

4. (Điều khoản khuyến nghị) Không đề cử vào Hội đồng quản trị nhân viên của một đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán cho Công ty trong vòng... năm qua.

5. Những ứng viên vào Hội đồng quản trị phải thỏa mãn các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 6 Điều này.

6. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị:

a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán, tài chính, ngân hàng;

c. Không phải là Giám đốc (Tổng Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của công ty chứng khoán khác; không được đồng thời làm thành viên Hội đồng quản trị của trên năm (05) công ty khác (đối với công ty niêm yết);

d. Không từng là thành viên Hội đồng quản trị hoặc đại diện theo pháp luật của một công ty bị phá sản hoặc bị cấm hoạt động do những vi phạm pháp luật nghiêm trọng;

e. Thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh em rể, chị em dâu của Giám đốc (Tổng giám đốc) và người quản lý khác của Công ty; không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ (Đối với công ty chứng khoán mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ);

f. (Điều khoản khuyến nghị) Các thành viên Hội đồng quản trị cần có những phẩm chất và năng lực sau đây:

- Nhận được sự tin tưởng của các cổ đông (phản ánh qua việc các cổ đông biểu quyết ủng hộ), các thành viên khác trong Hội đồng quản trị, người quản lý và nhân viên của Công ty;

- Có khả năng cân bằng lợi ích của tất cả các bên có quyền lợi liên quan và đưa ra những quyết định hợp lý;

- Có kinh nghiệm chuyên môn và trình độ học vấn cần thiết để điều hành hoạt động Công ty một cách hiệu quả;

- Có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, am hiểu các vấn đề địa phương, hiểu biết về thị trường, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh;

- Có khả năng biến kiến thức và kinh nghiệm thành các giải pháp thực tiễn.

g. .... (Điều kiện và tiêu chuẩn khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

7. Tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều này đồng thời được áp dụng cho những thành viên Hội đồng quản trị được bầu chọn bổ sung, thay thế.

Điều 33. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị

1. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị là thành viên Hội đồng quản trị đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại các văn bản pháp luật quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán.

2. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị khi không còn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này và đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ điều kiện nêu trên. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên độc lập Hội đồng quản trị đó trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị.

3. (Điều khoản khuyến nghị) Nhiệm kỳ của thành viên độc lập Hội đồng quản trị giống với nhiệm kỳ của các thành viên khác nhưng không được bổ nhiệm lại trong nhiệm kỳ tiếp theo.

4. (Điều khoản khuyến nghị) Thành viên độc lập Hội đồng quản trị có các nhiệm vụ và quyền hạn giống thành viên Hội đồng quản trị khác, ngoài ra còn có các quyền hạn sau:

a. Đề xuất với Hội đồng quản trị tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường hoặc đề xuất với Ban Kiểm soát tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường trong trường hợp Hội đồng quản trị phản đối đề nghị này;

b. Thuê tổ chức tư vấn hoặc kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ của mình;

c. Đưa ra ý kiến độc lập về các vấn đề liên quan đến kế hoạch khen thưởng, trả thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị và người quản lý công ty;

d. Đưa ra các ý kiến độc lập về các giao dịch lớn có liên quan và báo cáo cơ quan quản lý khi xét thấy cần thiết.

5. Cách thức tổ chức và phối hợp hoạt động của các thành viên độc lập Hội đồng quản trị:....

Điều 34. Chủ tịch Hội đồng quản trị

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra trong số các thành viên Hội đồng quản trị.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm nhiệm chức Giám đốc (Tổng Giám đốc), trừ trường hợp được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chức Giám đốc (Tổng Giám đốc) điều hành phải được Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn hàng năm tại cuộc họp thường niên (Lưu ý: Điều khoản này không áp dụng đối với công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết).

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a. Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

b. Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị;

c. Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;

d. Giám sát quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị;

e. Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị;

f. Lãnh đạo và đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của Hội đồng quản trị;

g. Xây dựng, thực hiện và rà soát các thủ tục chi phối hoạt động của Hội đồng quản trị;

h. Thường xuyên gặp gỡ Giám đốc (Tổng Giám đốc) và đóng vai trò là người liên lạc giữa Hội đồng quản trị với Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc);

i. Đảm bảo việc trao đổi thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác và rõ ràng giữa các thành viên Hội đồng quản trị với Chủ tịch Hội đồng quản trị;

j. Đảm bảo việc truyền thông và liên lạc hiệu quả với các cổ đông;

k. Tổ chức đánh giá định kỳ công tác của Hội đồng quản trị, các bộ phận trực thuộc Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;

l. Tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên độc lập Hội đồng quản trị hoạt động một cách có hiệu quả và thiết lập mối quan hệ có tính chất xây dựng giữa các thành viên điều hành và những thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị;

m. Thực thi những nhiệm vụ và trách nhiệm khác theo yêu cầu của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị theo nhu cầu và hoàn cảnh thực tế;

n. .... (Quyền và nhiệm vụ khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật).

4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có) hoặc một thành viên khác để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ này. Trường hợp không có người được ủy quyền thì các thành viên còn lại bầu một (01) người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số.

5. Khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể tuyển dụng thư ký công ty để hỗ trợ Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thư ký công ty có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

6. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể bị bãi miễn theo quyết định của Hội đồng quản trị.

Điều 35. Cuộc họp Hội đồng quản trị và biên bản cuộc họp

1. Hội đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường. Cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập khi xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý tối thiểu phải họp một (01) lần.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu trong cuộc họp đầu tiên của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó. Cuộc họp này do thành viên có số phiếu bầu cao nhất hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất triệu tập và chủ trì. Trường hợp có nhiều hơn một thành viên có số phiếu bầu hoặc tỷ lệ bầu cao nhất và ngang nhau thì các thành viên bầu theo nguyên tắc đa số để chọn một (01) người trong số họ triệu tập họp Hội đồng quản trị.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong các trường hợp sau đây:

a. Nhận được đề nghị của Ban Kiểm soát hoặc thành viên độc lập;

b. Nhận được đề nghị của Giám đốc (Tổng Giám đốc) hoặc ít nhất năm (05) người quản lý khác;

c. Nhận được đề nghị của ít nhất hai (02) thành viên điều hành của Hội đồng quản trị;

d. ... (Trường hợp khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành và Điều lệ Công ty).

Đề nghị họp phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

4. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị không triệu tập họp theo đề nghị thì phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với Công ty và người đề nghị có quyền thay thế Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị.

5. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập họp Hội đồng quản trị phải gửi thông báo mời họp chậm nhất... ngày làm việc trước ngày họp cho các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc). Thông báo mời họp phải xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, chương trình, các vấn đề thảo luận và quyết định, kèm theo tài liệu sử dụng tại cuộc họp và phiếu biểu quyết của thành viên. Cách thức gửi thông báo thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

6. Kiểm soát viên có quyền dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, có quyền thảo luận nhưng không được biểu quyết.

7. Cuộc họp Hội đồng quản trị theo giấy triệu tập lần thứ nhất được tiến hành khi có từ ba phần tư (3/4) tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp cuộc họp được triệu tập lần thứ nhất không đủ số thành viên dự họp theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn... ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Trong trường hợp này, cuộc họp được tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp.

8. Thành viên Hội đồng quản trị được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:

a. Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

b. Ủy quyền cho người khác đến dự họp theo quy định tại khoản 10 điều này.

c. Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến hoặc hình thức tương tự khác;

d. Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử. Trường hợp gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến Chủ tịch Hội đồng quản trị chậm nhất một giờ trước khi khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những người dự họp.

9. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được... số thành viên dự họp tán thành. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

10. Thành viên phải tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Thành viên được ủy quyền cho người khác dự họp nếu được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận.

11. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải được lập biên bản và có thể ghi âm, ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác tại trụ sở Công ty. Biên bản họp lập bằng tiếng Việt và có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài, có đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có hiệu lực ngang nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung thì nội dung trong biên bản tiếng Việt có hiệu lực áp dụng. Chủ tọa và người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị.

Điều 36. Miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị

1. Các trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị:

a. Thành viên Hội đồng quản trị không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều... của Điều lệ này;

b. Thành viên Hội đồng quản trị không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong sáu (06) tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

c. Có đơn xin từ chức;

d. ... (Các trường hợp khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

2. Thành viên Hội đồng quản trị có thể bị bãi nhiệm theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

3. Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau:

a. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị bị giảm quá một phần ba (1/3) so với số lượng quy định tại Điều lệ công ty. Trong trường hợp này Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn không quá sáu mươi (60) ngày kể từ ngày số thành viên bị giảm quá một phần ba;

b. Số lượng thành viên độc lập Hội đồng quản trị giảm xuống, không đảm bảo tỷ lệ theo quy định tại Điều... Điều lệ này.

4. Các trường hợp khác, Đại hội đồng cổ đông bầu thành viên mới thay thế thành viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm tại cuộc họp gần nhất.

Điều 37. Ban Kiểm toán nội bộ và Quản trị rủi ro của Hội đồng quản trị (bắt buộc đối với công ty đại chúng hoặc công ty được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán)

1. Ban Kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng của mình trên nguyên tắc độc lập, trung thực, khách quan và bảo mật. Các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Ban Kiểm toán nội bộ như sau:

a. Đánh giá một cách độc lập về sự phù hợp và tuân thủ các chính sách pháp luật, Điều lệ công ty, các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị;

b. Kiểm tra, xem xét và đánh giá sự đầy đủ, hiệu quả và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) nhằm hoàn thiện hệ thống này;

c. Đánh giá việc tuân thủ của hoạt động kinh doanh đối với các chính sách và quy trình nội bộ;

d. Tham mưu thiết lập các chính sách và quy trình nội bộ;

e. Đánh giá việc tuân thủ các quy định pháp luật, kiểm soát các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản;

f. Đánh giá kiểm toán nội bộ thông qua thông tin tài chính và quá trình kinh doanh;

g. Đánh giá quy trình xác định, đánh giá và quản lý rủi ro kinh doanh;

h. Đánh giá hiệu quả của các hoạt động;

i. Đánh giá việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng;

j. Thực hiện kiểm soát hệ thống công nghệ thông tin;

k. Điều tra các vi phạm trong nội bộ Công ty;

l. Thực hiện kiểm toán nội bộ Công ty và các công ty con;

m. .... (Chức năng khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

2. Chức năng và nguyên tắc hoạt động của Bộ phận Quản trị rủi ro:

a. Quy định chính sách, chiến lược quản lý rủi ro; các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro; mức độ rủi ro tổng thể của Công ty và từng bộ phận trong Công ty;

b. Đánh giá một cách độc lập về sự phù hợp và tuân thủ các chính sách, quy trình rủi ro đã được thiết lập trong Công ty;

c. Kiểm tra, xem xét và đánh giá sự đầy đủ, hiệu quả và hiệu lực của hệ thống quản trị rủi ro trực thuộc Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) nhằm hoàn thiện hệ thống này;

d. .... (Chức năng khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

3. Yêu cầu về nhân sự của Ban Kiểm toán nội bộ:

a. Không phải là người đã từng bị xử phạt từ mức phạt tiền trở lên đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm trong vòng năm (05) năm gần nhất tính tới năm được bổ nhiệm;

b. Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ phải là người có trình độ chuyên môn về luật, kế toán, kiểm toán; Có đủ kinh nghiệm, uy tín, thẩm quyền để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao;

c. Không phải là người có liên quan đến các trưởng bộ phận chuyên môn, người thực hiện nghiệp vụ, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Giám đốc chi nhánh trong Công ty;

d. Có Chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc Chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

e. Không kiêm nhiệm các công việc khác trong Công ty.

III. Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc)

Điều 38. Thành phần, nhiệm kỳ của thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc); quyền và nghĩa vụ của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc)

1. Thành phần Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc) của Công ty gồm có: Giám đốc (Tổng Giám đốc), các Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và... (các chức danh quản lý quan trọng khác do Công ty quy định).

2. Thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) do Hội đồng quản trị thuê hoặc bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của Giám đốc (Tổng Giám đốc) không quá năm (05) năm và có thể bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

3. Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) phải thiết lập và duy trì hệ thống thực thi quản trị rủi ro nhằm đảm bảo ngăn ngừa các rủi ro có thể ảnh hưởng tới lợi ích của Công ty và khách hàng; thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm cơ cấu tổ chức, nhân sự độc lập và chuyên trách. Các quy trình, quy định nội bộ áp dụng đối với tất cả các vị trí, đơn vị, bộ phận và hoạt động của Công ty nhằm bảo đảm mục tiêu theo quy định của pháp luật.

4. Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) phải xây dựng các quy định làm việc để Hội đồng quản trị thông qua, quy định làm việc tối thiểu phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a. Trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc);

b. Quy định trình tự, thủ tục tổ chức và tham gia các cuộc họp;

c. Trách nhiệm báo cáo của Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) đối với Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát.

5. Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc (Tổng Giám đốc)

Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao, cụ thể như sau:

a. Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

b. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

c. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty;

d. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty;

e. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

f. Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

g. Tuyển dụng lao động;

h. Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong Công ty, kể cả các chức danh quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng Giám đốc);

i. (Điều khoản khuyến nghị) Giám đốc (Tổng Giám đốc) không tham gia vào bất cứ hoạt động kinh doanh nào ngoài những việc liên quan tới vai trò quản lý, điều hành Công ty và việc quản trị các công ty con của Công ty;

j. .... (Quyền và nghĩa vụ khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật).

6. Giám đốc (Tổng Giám đốc) phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với Công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho Công ty thì Giám đốc (Tổng Giám đốc) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho Công ty.

7. Quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc):

a. Quyền lợi của thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc):

- Thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) được quyền nhận tiền lương theo kết quả và hiệu quả kinh doanh. Tiền lương và quyền lợi khác của thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) được trả theo quy định sau:....

- Tiền lương của thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) được tính vào chi phí kinh doanh của Công ty theo quy định của pháp luật và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

b. Trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc):

- Thực hiện trách nhiệm của người quản lý công ty theo đúng quy định của pháp luật;

- Công khai hóa các lợi ích và người có liên quan theo quy định sau:... (Do công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành);

- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Điều 39. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc (Tổng Giám đốc)

1. Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.

2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc..... (Do công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

3. Không được đồng thời làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên cho công ty chứng khoán khác; không đồng thời làm việc cho doanh nghiệp khác.

4. Đáp ứng các điều kiện quy định đối với Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty chứng khoán theo quy định tại các văn bản pháp luật hướng dẫn về tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán.

5. Giám đốc (Tổng Giám đốc) không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty (Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ).

6. .... (Tiêu chuẩn và điều kiện khác do công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

Điều 40. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc (Tổng Giám đốc)

Giám đốc (Tổng Giám đốc) bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong các trường hợp sau:

1. Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) theo quy định tại Điều... của Điều lệ này.

2. Có đơn xin từ chức.

3. Theo quyết định của Hội đồng quản trị.

4. ... (Các trường hợp khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật).

Điều 41. Bộ phận Kiểm soát nội bộ và Quản trị rủi ro trực thuộc Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc)

1. Bộ phận Kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ kiểm soát tuân thủ những nội dung sau:

a. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, quyết định của Hội đồng quản trị, các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy trình quản trị rủi ro của Công ty, của các bộ phận có liên quan và của người hành nghề chứng khoán trong Công ty;

b. Giám sát thực thi các quy định nội bộ, các hoạt động tiềm ẩn xung đột lợi ích trong nội bộ Công ty, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh của bản thân Công ty và các giao dịch cá nhân của nhân viên Công ty; giám sát việc thực thi trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong Công ty, thực thi trách nhiệm của đối tác đối với các hoạt động đã ủy quyền;

c. Kiểm tra nội dung và giám sát việc thực hiện các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp;

d. Giám sát việc tính toán và tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn tài chính;

e. Tách biệt tài sản của khách hàng;

f. Bảo quản, lưu giữ tài sản của khách hàng;

g. Kiểm soát việc tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;

h. Nội dung khác theo nhiệm vụ Giám đốc (Tổng Giám đốc) giao.

2. Yêu cầu về nhân sự của Bộ phận Kiểm soát nội bộ:

a. Trưởng bộ phận Kiểm soát nội bộ phải là người có trình độ chuyên môn về luật, kế toán, kiểm toán; có đủ kinh nghiệm, uy tín, thẩm quyền để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao;

b. Không phải là người có liên quan đến các trưởng bộ phận chuyên môn, người thực hiện nghiệp vụ, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Giám đốc chi nhánh trong Công ty;

c. Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán; chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

d. Không kiêm nhiệm các công việc khác trong Công ty;

e. .... (Yêu cầu khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật).

3. Nhiệm vụ của hệ thống thực thi quản trị rủi ro:

a. Xác định chính sách thực thi và mức độ chấp nhận rủi ro của Công ty;

b. Xác định rủi ro của Công ty;

c. Đo lường rủi ro;

d. Giám sát, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý rủi ro.

IV. Ban Kiểm soát

Điều 42. Số lượng, nhiệm kỳ và thành phần của thành viên Ban Kiểm soát

1. Ban Kiểm soát của Công ty có... thành viên (Số lượng cụ thể do công ty quy định phù hợp với pháp luật).

2. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên là... năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.

3. Thành viên Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu chọn theo nguyên tắc.... (Lưu ý: nguyên tắc bầu ban kiểm soát phải phù hợp với các quy định tại Luật Doanh nghiệp). Các Kiểm soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số.

4. Ban Kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại Công ty (Lưu ý: Hoặc tiêu chuẩn do công ty phải quy định tiêu chuẩn khác cao hơn tiêu chuẩn trên). Quyền và nhiệm vụ của Trưởng Ban kiểm soát như sau:.....(Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

Điều 43. Quyền và nghĩa vụ của Ban Kiểm soát

1. Thẩm quyền của Ban Kiểm soát:

a. Ban Kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) trong việc quản lý và điều hành Công ty;

b. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính;

c. Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của Công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên;

d. Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của Công ty;

e. Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại Điều... của Điều lệ này;

f. Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại Điều... của Điều lệ này, Ban Kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong vòng mười lăm (15) ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban Kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu. Việc kiểm tra của Ban Kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị và không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty;

g. Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty;

h. Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc) vi phạm trách nhiệm của người quản lý công ty theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho Hội đồng quản trị và yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm đồng thời có giải pháp khắc phục hậu quả;

i. Trường hợp phát hiện thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc) vi phạm pháp luật, Điều lệ công ty dẫn đến xâm phạm quyền và lợi ích của Công ty, cổ đông hoặc khách hàng thì Ban Kiểm soát có trách nhiệm yêu cầu người có hành vi vi phạm giải trình trong thời hạn nhất định hoặc đề nghị triệu tập Đại hội đồng cổ đông để giải quyết. Đối với các vi phạm pháp luật, Ban Kiểm soát phải báo cáo bằng văn bản cho UBCK trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện vi phạm;

j. Xây dựng quy trình kiểm soát để Đại hội đồng cổ đông thông qua;

k. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

l. ... (Nhiệm vụ khác do công ty quy định phù hợp với pháp luật).

2. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, Ban Kiểm soát có các quyền và trách nhiệm sau:

a. Quyền của Ban Kiểm soát:

- Sử dụng tư vấn độc lập, Ban kiểm toán nội bộ của Công ty để thực hiện các nhiệm vụ được giao;

- Tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của Công ty;

- Có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông;

- Được cung cấp thông tin đầy đủ:

+ Thông báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị và các tài liệu kèm theo phải được gửi đến Kiểm soát viên cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị;

+ Các nghị quyết và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị phải được gửi đến cho các Kiểm soát viên cùng thời điểm và theo phương thức như đối với cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị;

+ Báo cáo của Giám đốc (Tổng Giám đốc) trình Hội đồng quản trị hoặc tài liệu khác do Công ty phát hành phải được gửi đến Kiểm soát viên cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị;

+ Kiểm soát viên có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của Công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm làm việc của người quản lý và nhân viên của Công ty trong giờ làm việc;

+ Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc), người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của Công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên hoặc Ban Kiểm soát.

- Được nhận tiền lương hoặc thù lao và hưởng các quyền lợi khác như sau:..... (Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

b. Trách nhiệm của thành viên Ban Kiểm soát:

- Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của Công ty;

- Trung thành với lợi ích của Công ty và cổ đông; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản của Công ty, địa vị, chức vụ của mình để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cho tổ chức, cá nhân khác;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

3. Trường hợp Kiểm soát viên vi phạm nghĩa vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, dẫn đến gây thiệt hại cho Công ty hoặc người khác thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó.

Mọi thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên có được phải hoàn trả Công ty.

4. Trường hợp phát hiện có Kiểm soát viên vi phạm trong khi thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao thì Hội đồng quản trị phải thông báo bằng văn bản đến Ban Kiểm soát, yêu cầu Kiểm soát viên có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

Điều 44. Cách thức hoạt động và cuộc họp của Ban Kiểm soát

1. Ban Kiểm soát phải ban hành các quy định về cách thức hoạt động và trình tự, thủ tục, cách thức tổ chức cuộc họp của Ban Kiểm soát để Đại hội đồng cổ đông thông qua.

2. Mỗi năm Ban Kiểm soát phải tổ chức họp tối thiểu... lần.

3. Cuộc họp của Ban Kiểm soát được tiến hành khi có từ... tổng số thành viên tham dự.

Điều 45. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Kiểm soát viên

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2. Không được giữ các chức vụ quản lý công ty.

3. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) và người quản lý khác.

4. Trưởng Ban Kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban Kiểm soát hoặc người quản lý của công ty chứng khoán khác.

5. (Điều khoản khuyến nghị) Có trình độ chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng khoán; có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành tài chính, ngân hàng.

6. (Trường hợp công ty niêm yết do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) Kiểm soát viên phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên.

7. ... (Điều kiện và tiêu chuẩn khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật).

Điều 46. Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban Kiểm soát

1. Kiểm soát viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau:

a. Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Kiểm soát viên theo quy định tại Điều... Điều lệ này;

b. Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong sáu (06) tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

c. Có đơn từ chức và được chấp thuận;

d. ... (Các trường hợp khác do công ty quy định phù hợp với pháp luật).

2. Thành viên Ban Kiểm soát bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau:

a. Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công;

b. Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty;

c. Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Mục 2. QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH)

Điều 47. Bộ máy quản trị điều hành của công ty

1. Hội đồng thành viên.

2. Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc).

3. Ban Kiểm soát.

I. Hội đồng thành viên

Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên

1. Đối với công ty TNHH chứng khoán hai thành viên trở lên:

a. Hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên Công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên.

b. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên:

- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty;

- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;

- Quyết định dự án đầu tư phát triển của Công ty;

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn ...% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của Công ty;

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban Kiểm soát; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc (Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng và những người quản lý sau:….;

- Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ này;

- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của Công ty;

- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Công ty;

- Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch;

- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

- Quyết định tổ chức lại Công ty;

- Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty;

- Thiết lập một quy trình chuẩn về triệu tập họp, bỏ phiếu và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên; xây dựng các quy định về trình tự, thủ tục lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng Giám đốc), người quản lý công ty và quy trình thủ tục phối hợp hoạt động giữa Hội đồng thành viên với Ban Kiểm soát và Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc); xây dựng cơ chế đánh giá hoạt động, khen thưởng và kỷ luật đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc) và người quản lý công ty;

- Thiết lập các bộ phận hoặc cử người thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro nhằm quy định chính sách chiến lược quản lý rủi ro trong hoạt động của Công ty và kiểm tra, đánh giá về sự phù hợp, hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro đã được thiết lập trong Công ty;

- Thực hiện ngăn ngừa và giải quyết những xung đột có thể phát sinh giữa các thành viên và Công ty. Hội đồng thành viên có thể bổ nhiệm cán bộ để triển khai các hệ thống cần thiết hoặc thành lập bộ phận chuyên trách để giải quyết xung đột trong Công ty hoặc phục vụ cho mục đích này;

- (Điều khoản khuyến nghị) Phê chuẩn các giao dịch nằm ngoài phạm vi kế hoạch kinh doanh và tài chính do Giám đốc (Tổng Giám đốc) và Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc) đệ trình (nếu có);

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và pháp luật liên quan.

2. Đối với công ty TNHH chứng khoán một thành viên:

a. Hội đồng thành viên gồm... thành viên do Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm với nhiệm kỳ... năm. Hội đồng thành viên nhân danh Chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc (Tổng Giám đốc); chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp và của pháp luật có liên quan.

b. Hội đồng thành viên nhân danh Chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu công ty, trừ các trường hợp pháp luật và Điều lệ công ty quy định phải được Chủ sở hữu công ty chấp thuận; nhân danh Công ty thực hiện các quyền của Công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

c. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên:

- Thiết lập một quy trình chuẩn về triệu tập họp, bỏ phiếu và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên; xây dựng quy trình, thủ tục phối hợp hoạt động giữa Hội đồng thành viên với Ban Kiểm soát và Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc); xây dựng cơ chế đánh giá hoạt động, khen thưởng và kỷ luật đối với Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc) và các cán bộ quản lý khác để Chủ sở hữu thông qua;

- Thiết lập các bộ phận hoặc cử người thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro nhằm quy định chính sách chiến lược quản lý rủi ro trong hoạt động của Công ty và kiểm tra, đánh giá về sự phù hợp, hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro đã được thiết lập trong Công ty;

- Xây dựng quy trình nội bộ về thủ tục, trình tự triệu tập và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên;

- ... (Các quyền và nghĩa vụ do Chủ sở hữu công ty quy định - có thể tham khảo các quy định đối với hội đồng thành viên của mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên).

Điều 49. Cuộc họp Hội đồng thành viên

1. Số lượng, thời gian, cách thức tổ chức, địa điểm họp

a. Hội đồng thành viên tổ chức họp ít nhất.... lần trong một năm;

b. Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được tổ chức tại trụ sở chính của Công ty hoặc.... (Do công ty quy định).

2. Triệu tập họp Hội đồng thành viên

a. Hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc của thành viên, nhóm thành viên quy định tại Điều... của Điều lệ này. Chủ tịch Hội đồng thành viên chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu và triệu tập họp Hội đồng thành viên. Thành viên có quyền kiến nghị bổ sung nội dung chương trình họp bằng văn bản. Kiến nghị phải có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chủ tịch Hội đồng thành viên phải chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương trình họp Hội đồng thành viên nếu kiến nghị có đủ nội dung theo quy định và được gửi đến trụ sở chính của Công ty chậm nhất 01 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng thành viên. Trường hợp kiến nghị được đệ trình ngay trước khi họp thì kiến nghị được chấp thuận nếu đa số các thành viên dự họp tán thành.

Thông báo mời họp Hội đồng thành viên có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax, telex hoặc các phương tiện điện tử khác.... (Do công ty quy định) và được gửi trực tiếp đến từng thành viên Hội đồng thành viên. Nội dung thông báo mời họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm và chương trình họp.

Chương trình và tài liệu họp phải được gửi cho thành viên Công ty trước khi họp. Tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến quyết định về sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, thông qua phương hướng phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổ chức lại hoặc giải thể công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày họp. Thời hạn gửi các tài liệu khác là.... ngày trước ngày họp.

b. Trường hợp thành viên, nhóm thành viên theo quy định tại Điều... của Điều lệ này yêu cầu họp Hội đồng thành viên, yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên phải bằng văn bản hoặc.... (Do công ty quy định) và có đầy đủ các nội dung chủ yếu sau đây:.....

Chủ tịch Hội đồng thành viên phải triệu tập họp trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu đảm bảo quy định. Nếu yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên không có đủ nội dung theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên phải thông báo bằng văn bản cho thành viên, nhóm thành viên có liên quan biết trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo quy định thì phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về thiệt hại xảy ra đối với Công ty và các thành viên có liên quan. Trường hợp này, thành viên hoặc nhóm thành viên đã yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên có quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên và được Công ty hoàn lại chi phí hợp lý cho việc triệu tập họp này.

Điều 50. Điều kiện họp và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên

1. Điều kiện tiến hành họp Hội đồng thành viên:

a. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất...% vốn điều lệ (Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc ít nhất 2/3 tổng số thành viên dự họp và mỗi thành viên số phiếu biểu quyết đối với các thành viên như sau:.... (Đối với công ty TNHH một thành viên).

b. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì triệu tập họp lần tiếp theo được quy định như sau (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên):....

2. Thể thức tiến hành cuộc họp Hội đồng thành viên, hình thức biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:... (Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

Điều 51. Thông qua quyết định của Hội đồng thành viên

1. Hội đồng thành viên thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc dưới hình thức sau:.... (Do công ty quy định).

2. Các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:.... (Do công ty quy định).

3. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua trong các trường hợp sau:.... (Do công ty quy định).

4. Thành viên được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên trong trường hợp sau đây:

a. Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

b. Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;

c. Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;

d. Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử.

5. Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên sở hữu ít nhất.... tán thành. Thủ tục thông qua nghị quyết của Hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản như sau:.... (Do công ty quy định).

6. Nghị quyết của Hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi rõ trong nghị quyết.

Điều 52. Biên bản họp Hội đồng thành viên

1. Các cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu trữ dưới hình thức điện tử khác.

2. Biên bản họp Hội đồng thành viên phải làm xong và thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có các nội dung chủ yếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

3. Người ghi biên bản và chủ tọa cuộc họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của nội dung biên bản họp Hội đồng thành viên.

Điều 53. Chủ tịch Hội đồng thành viên

1. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: Chủ tịch Hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên bầu ra trong số các thành viên.

2. Đối với công ty TNHH chứng khoán một thành viên: Chủ tịch hội đồng thành viên do Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc quá bán theo trình tự, thủ tục như sau:..... (Do công ty quy định).

3. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc (Tổng Giám đốc) Công ty.

4. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên là:... năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

5. Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên:

a. Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;

b. Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;

c. Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;

d. Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;

e. Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên;

f. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

(Lưu ý: Đối với công ty TNHH một thành viên: quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên do Chủ sở hữu quy định, có thể khác với các quy định nêu trên).

6. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt hoặc không đủ năng lực để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình thì Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo quy tắc quy định tại khoản 7 Điều này. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền thì một trong số các thành viên Hội đồng thành viên triệu tập họp các thành viên còn lại bầu một (01) người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số.

7. Quy tắc Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền cho thành viên Hội đồng thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình:.....

8. Chủ tịch Hội đồng thành viên phải thực hiện trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo quy định tại Điều 71 Luật Doanh nghiệp.

Điều 54. Bộ phận Kiểm toán nội bộ và Quản trị rủi ro của Hội đồng thành viên

(Quy định tương tự các quy định tại Điều 37 của Điều lệ mẫu).

II. Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc)

Điều 55. Thành phần, nghĩa vụ và quyền hạn của Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc)

1. Thành phần Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) gồm có: Giám đốc (Tổng Giám đốc), các Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và... (các chức danh quản lý quan trọng khác do Công ty quy định).

2. Thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) do Hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc thuê với nhiệm kỳ... năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

3. Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) phải thiết lập và duy trì hệ thống thực thi quản trị rủi ro nhằm đảm bảo ngăn ngừa các rủi ro có thể ảnh hưởng tới lợi ích của Công ty và khách hàng; thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm cơ cấu tổ chức, nhân sự độc lập và chuyên trách. Các quy trình, quy định nội bộ áp dụng đối với tất cả các vị trí, đơn vị, bộ phận và hoạt động của Công ty nhằm bảo đảm mục tiêu theo quy định của pháp luật.

4. Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) phải xây dựng các quy định làm việc để Hội đồng thành viên thông qua, quy định làm việc tối thiểu phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a. Trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc);

b. Quy định trình tự, thủ tục tổ chức và tham gia các cuộc họp;

c. Trách nhiệm báo cáo của Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) đối với Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát.

5. Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng thành viên, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền và nghĩa vụ sau:

a. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

b. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty;

c. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty;

d. Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty (trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác);

e. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

f. Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;

g. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức Công ty;

h. Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên;

i. Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

j. Tuyển dụng lao động;

k. Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại hợp đồng lao động ký với Công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

l. …. (Quyền và nghĩa vụ khác).

6. Quyền lợi và trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc) trong quá trình thực thi nhiệm vụ:... (Quy định tương tự khoản 7 Điều 38 của Điều lệ mẫu).

Điều 56. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc (Tổng Giám đốc)

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc..... (Do công ty quy định).

3. Không được đồng thời làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên cho công ty chứng khoán khác; không đồng thời làm việc cho doanh nghiệp khác.

4. Đáp ứng các điều kiện quy định đối với Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty chứng khoán theo quy định tại các văn bản pháp luật hướng dẫn về tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán.

5. Không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty (Đối với trường hợp công ty chứng khoán là công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ).

Điều 57. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc (Tổng Giám đốc)

Giám đốc (Tổng Giám đốc) bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong các trường hợp sau:

1. Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) theo quy định tại Điều... Điều lệ này;

2. Có đơn xin từ chức;

3. Theo quyết định của Hội đồng thành viên;

4. .... (Các trường hợp khác do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

Điều 58. Bộ phận Kiểm soát nội bộ và Quản trị rủi ro thuộc Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc)

(Quy định tương tự các quy định tại Điều 41 của Điều lệ mẫu).

III. Ban Kiểm soát

Điều 59. Số lượng thành viên, thành phần và nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát

1. Thành viên Ban Kiểm soát do Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm/do Hội đồng thành viên bầu chọn. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ sở hữu công ty/Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

2. Số lượng thành viên, thành phần và nhiệm kỳ của Kiểm soát viên:...

(Quy định tương tự Điều 42 của Điều lệ mẫu).

3. Nội dung và cách thức phối hợp hoạt động của các Kiểm soát viên:...

(Do công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của Ban Kiểm soát/Kiểm soát viên

1. Đối với Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên:

a. Ban Kiểm soát thực hiện giám sát Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng Giám đốc) trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình;

b. Các quyền và nghĩa vụ của Ban Kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát:... (Do công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành, có thể tham khảo các quy định về ban kiểm soát của mô hình công ty cổ phần tại Điều lệ mẫu).

2. Đối với Công ty TNHH một thành viên:

a. Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc (Tổng Giám đốc) trong tổ chức thực hiện quyền Chủ sở hữu, quản lý điều hành công việc kinh doanh của Công ty;

b. Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình Chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan Nhà nước có liên quan; trình Chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định;

c. Kiến nghị Chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của Công ty;

d. Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của Công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc) và người quản lý công ty có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền Chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của Công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên;

e. Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác trong Công ty;

f. Xây dựng quy trình kiểm soát để Hội đồng thành viên thông qua;

g. Trường hợp phát hiện thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc) vi phạm pháp luật, Điều lệ công ty dẫn đến xâm phạm quyền và lợi ích của Công ty, cổ đông hoặc khách hàng thì Ban Kiểm soát có trách nhiệm yêu cầu người có hành vi vi phạm giải trình trong thời hạn nhất định hoặc đề nghị triệu tập Đại hội đồng cổ đông để giải quyết. Đối với các vi phạm pháp luật, Ban Kiểm soát phải báo cáo bằng văn bản cho UBCK trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện vi phạm;

h. Các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của Chủ sở hữu công ty.

3. Nội dung và cách thức phối hợp hoạt động của các Kiểm soát viên:...

(Do Công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).

4. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, Kiểm soát viên được hưởng thù lao và lợi ích khác cũng như phải thực hiện trách nhiệm của Kiểm soát viên theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.

Điều 61. Cách thức hoạt động và cuộc họp của Ban Kiểm soát

(Quy định tương tự các quy định về Ban kiểm soát của mô hình công ty cổ phần tại Điều lệ mẫu)

Điều 62. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban Kiểm soát

(Quy định tương tự các quy định về Ban kiểm soát của mô hình công ty cổ phần tại Điều lệ mẫu)

Điều 63. Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban Kiểm soát

(Quy định tương tự các quy định về Ban kiểm soát của mô hình công ty cổ phần tại Điều lệ mẫu)

Lưu ý: Đối với công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, các quy định đối với Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Ban kiểm soát, Kiểm soát viên đồng thời phải phù hợp với các quy định tại Chương IV Luật Doanh nghiệp.

Chương IV

XỬ LÝ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN

Điều 64. Các tranh chấp có thể xảy ra

1. Các trường hợp được xem là tranh chấp giữa Công ty với các đối tác liên quan khi phát sinh tranh chấp hay khiếu nại giữa:

a. Cổ đông/thành viên/Chủ sở hữu với Công ty;

b. Cổ đông/thành viên với Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát/Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng Giám đốc) điều hành hay người quản lý công ty;

c. Khách hàng hoặc các đối tác khác liên quan với Công ty.

2. Nội dung của tranh chấp cần giải quyết: Các tranh chấp có liên quan tới hoạt động của Công ty, tới quyền của các cổ đông/thành viên/Chủ sở hữu phát sinh từ Điều lệ hoặc từ bất cứ quyền và nghĩa vụ nào do Luật Doanh nghiệp hoặc các luật khác hoặc các quy định hành chính quy định.

Điều 65. Cách xử lý, giải quyết tranh chấp

1. Thương lượng và hòa giải: Các bên liên quan sẽ cố gắng giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và hòa giải. Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ chủ trì việc giải quyết tranh chấp, trừ khi tranh chấp có liên quan tới Hội đồng quản trị hay Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên. Trường hợp tranh chấp liên quan tới Hội đồng quản trị hay Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên, bất cứ bên nào cũng có thể yêu cầu, chỉ định một chuyên gia độc lập để hành động với tư cách là trọng tài cho quá trình giải quyết tranh chấp.

2. Đưa ra Trọng tài kinh tế hoặc Tòa án kinh tế: Trường hợp không đạt được quyết định hòa giải trong vòng sáu (06) tuần từ khi bắt đầu quá trình hòa giải hoặc nếu quyết định của trung gian hòa giải không được các bên chấp nhận, bất cứ bên nào cũng có thể đưa tranh chấp đó ra Trọng tài kinh tế hoặc Tòa án kinh tế.

3. Chi phí thương lượng, hòa giải và chi phí của Tòa án:

a. Các bên sẽ tự chịu chi phí của mình có liên quan tới thủ tục thương lượng và hòa giải;

b. Các chi phí của Tòa án sẽ do Tòa phán quyết bên nào phải chịu.

Điều 66. Các hợp đồng, giao dịch phải được chấp thuận

1. Đối với công ty cổ phần

a. Hợp đồng, giao dịch giữa Công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

- Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của Công ty và những người có liên quan của họ;

- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc) và người có liên quan của họ;

- Doanh nghiệp khác theo quy định tại Luật Doanh nghiệp;

- .... (Do công ty quy định).

b. Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn....% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất. Trường hợp này, người đại diện Công ty ký hợp đồng phải thông báo cho các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; đồng thời kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn... ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Thành viên có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết;

c. Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng và giao dịch khác ngoài các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Trường hợp này, người đại diện Công ty ký hợp đồng phải thông báo cho Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; đồng thời kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị trình dự thảo hợp đồng hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Trong trường hợp này, cổ đông có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết. Hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện ít nhất....% tổng số phiếu còn lại đồng ý;

d. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được giao kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận theo quy định tại điểm b, c khoản này, gây thiệt hại cho Công ty. Người ký kết hợp đồng, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (Tổng Giám đốc) có liên quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho Công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

2. Đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên

a. Hợp đồng, giao dịch giữa Công ty với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:

- Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc (Tổng Giám đốc), người đại diện theo pháp luật của Công ty và người có liên quan của những đối tượng này;

- Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ và người có liên quan của những đối tượng này.

b. Người ký kết hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó. Đồng thời kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành. Hội đồng thành viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn... ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Trong trường hợp này, hợp đồng, giao dịch được chấp thuận nếu có sự đồng ý của số thành viên đại diện ít nhất 65% tổng số vốn có quyền biểu quyết. Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch không được biểu quyết.

c. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết không đúng quy định tại điểm a, b khoản này, gây thiệt hại cho Công ty. Người ký kết hợp đồng, giao dịch, thành viên có liên quan và người có liên quan của thành viên đó phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho Công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch được ký kết không đúng theo quy định hoặc gây thiệt hại cho Công ty.

3. Đối với công ty TNHH một thành viên

a. Hợp đồng, giao dịch giữa Công ty với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) và Ban Kiểm soát xem xét quyết định:.... (Do công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành);

b. Người ký kết hợp đồng phải thông báo cho Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc) và Ban Kiểm soát về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng giao dịch đó. Đồng thời gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung giao dịch đó;

c. Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Kiểm soát viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn... ngày kể từ ngày nhận được thông báo theo nguyên tắc..., mỗi người có một phiếu biểu quyết; người có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.

d. Hợp đồng, giao dịch quy định tại điểm a khoản này chỉ được chấp thuận khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt;

- Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện;

- Chủ sở hữu công ty tuân thủ đúng nghĩa vụ của chủ sở hữu quy định tại Luật Doanh nghiệp.

e. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật nếu được giao kết không đúng quy định tại điểm a, b, c khoản này, gây thiệt hại cho Công ty. Người ký kết hợp đồng, giao dịch và người có liên quan là các bên của hợp đồng phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại phát sinh và hoàn trả cho Công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

Điều 67. Chế độ báo cáo và công bố thông tin

1. Nghĩa vụ công bố thông tin

a. Công ty phải thực hiện chế độ công bố thông tin, báo cáo định kỳ và bất thường theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền một cách đầy đủ, kịp thời. Công ty chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin, số liệu công bố, báo cáo;

b. Việc công bố thông tin được thực hiện theo những cách thức nhằm đảm bảo cho cổ đông/thành viên và công chúng đầu tư có thể tiếp cận một cách công bằng tại cùng một thời điểm. Ngôn từ trong công bố thông tin cần rõ ràng, dễ hiểu, tránh gây nhầm lẫn cho cổ đông/thành viên và công chúng đầu tư.

2. Nội dung công bố thông tin

a. Công ty thực hiện công bố thông tin liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty gồm:

- Công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính, báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính và báo cáo khác theo quy định của pháp luật;

- Công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra hoặc phát hiện sự kiện theo quy định của pháp luật;

- Công bố thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

b. Công ty phải công bố thông tin về tình hình quản trị của Công ty trong các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên hàng năm, trong báo cáo thường niên của Công ty.

3. Tổ chức công bố thông tin: Công ty thực hiện xây dựng và ban hành các quy định về công bố thông tin theo quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn. Đồng thời, bổ nhiệm ít nhất một cán bộ chuyên trách về công bố thông tin đáp ứng yêu cầu sau:

a. Có kiến thức kế toán, tài chính, có kỹ năng nhất định về tin học;

b. Công khai tên, số điện thoại làm việc để các cổ đông/thành viên có thể dễ dàng liên hệ;

c. Có đủ thời gian để thực hiện chức trách của mình, đặc biệt là việc liên hệ với các cổ đông/thành viên, ghi nhận những ý kiến của cổ đông/thành viên và định kỳ công bố, giải đáp, trả lời những ý kiến đó và các vấn đề về quản trị công ty theo quy định.

4. Người công bố thông tin: Việc công bố thông tin phải do người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Người đại diện theo pháp luật của Công ty phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do Người được ủy quyền công bố.

Chương V

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN

Điều 68. Năm tài chính

1. Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch hàng năm.

2. Năm tài chính đầu tiên của Công ty bắt đầu từ ngày thành lập và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 của năm đó. Trường hợp năm tài chính đầu tiên của Công ty ít hơn bốn (04) tháng, Báo cáo tài chính của năm đó được kiểm toán gộp với Báo cáo của năm tài chính tiếp theo.

Điều 69. Hệ thống kế toán

1. Công ty sử dụng Hệ thống Kế toán Việt Nam (VAS) hoặc hệ thống kế toán được Bộ Tài chính chấp thuận, tuân thủ các chế độ kế toán dành cho công ty chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Công ty phải chịu sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước về việc thực hiện chế độ kế toán - thống kê.

2. Công ty lập sổ sách kế toán bằng tiếng Việt và lưu trữ hồ sơ, sổ sách kế toán theo loại hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Hồ sơ, sổ sách kế toán phải chính xác, cập nhật, có hệ thống và đầy đủ để có thể chứng minh và giải trình các giao dịch của Công ty.

Điều 70. Kiểm toán

1. Báo cáo tài chính năm, báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 31 tháng 12, báo cáo tài chính bán niên, báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 30 tháng 6 của Công ty phải được một tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán, soát xét theo đúng quy định.

2. Tổ chức kiểm toán độc lập và các nhân viên của công ty kiểm toán độc lập thực hiện việc kiểm toán cho Công ty phải được UBCK chấp thuận. Đại hội đồng cổ đông thường niên chỉ định một công ty kiểm toán độc lập hoặc thông qua danh sách các công ty kiểm toán độc lập và ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định lựa chọn một trong số các đơn vị này tiến hành các hoạt động kiểm toán Công ty cho năm tài chính tiếp theo dựa trên những điều khoản và điều kiện thỏa thuận với Hội đồng quản trị. Trong cùng năm tài chính, công ty chứng khoán không được thay đổi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, trừ trường hợp công ty mẹ thay đổi tổ chức kiểm toán được chấp thuận hoặc tổ chức kiểm toán được chấp thuận bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán.

3. Sau khi kết thúc năm tài chính, Công ty phải chuẩn bị và gửi báo cáo tài chính năm cho công ty kiểm toán độc lập. Công ty kiểm toán độc lập kiểm tra, xác nhận và báo cáo về báo cáo tài chính năm phản ánh các khoản thu chi của Công ty, lập báo cáo kiểm toán và trình báo cáo đó cho Hội đồng quản trị trong vòng... ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

4. Bản sao của báo cáo kiểm toán được gửi đính kèm báo cáo tài chính năm của Công ty.

5. Kiểm toán viên thực hiện việc kiểm toán Công ty sẽ được phép tham dự mọi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và được quyền nhận các thông báo và các thông tin khác liên quan đến Đại hội đồng cổ đông mà các cổ đông được quyền nhận và được phát biểu ý kiến tại Đại hội về các vấn đề có liên quan đến kiểm toán.

Điều 71. Nguyên tắc phân phối lợi nhuận

1. Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên quyết định mức chi trả cổ tức/lợi nhuận, thưởng và hình thức chi trả hàng năm từ lợi nhuận được giữ lại của Công ty.

2. Đối với công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp cổ tức/lợi nhuận, thưởng hay những khoản tiền khác liên quan tới một cổ phiếu được chi trả bằng tiền mặt, Công ty phải chi trả bằng tiền đồng Việt Nam. Việc chi trả có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua các ngân hàng trên cơ sở cổ đông/thành viên cung cấp. Việc thanh toán cổ tức có thể được tiến hành thông qua Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (Đối với công ty cổ phần).

4. Ngày chốt danh sách cổ đông/thành viên và ngày chi trả cổ tức, lợi nhuận, thưởng:

a. Đối với công ty cổ phần: Hội đồng quản trị quyết định ngày chốt danh sách cổ đông cụ thể và ngày chi trả cổ tức, thưởng theo phương án của Đại hội đồng cổ đông.

b. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: Hội đồng thành viên quyết định ngày chốt danh sách thành viên và ngày phân chia lợi nhuận, chia thưởng.

Điều 72. Xử lý lỗ trong kinh doanh

Lỗ năm trước sẽ được xử lý trong năm kế tiếp khi năm kế tiếp đó Công ty kinh doanh có lãi.

Điều 73. Trích lập các quỹ theo quy định

1. Hàng năm, Công ty trích từ lợi nhuận sau thuế để lập các quỹ sau đây:

a. Quỹ dự trữ bổ sung vốn Điều lệ;

b. Quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ;

c. Quỹ khen thưởng, phúc lợi;

d. Các quỹ khác theo quy định của pháp luật.

2. Tỷ lệ trích lập, giới hạn trích lập và việc quản lý, sử dụng các quỹ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương VI

GIA HẠN THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN CÔNG TY

Điều 74. Gia hạn thời hạn hoạt động

1. Hội đồng quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên ít nhất bảy (07) tháng trước khi kết thúc thời hạn hoạt động của Công ty để thông qua biểu quyết về việc gia hạn thời hạn hoạt động của Công ty.

2. Thời hạn hoạt động của Công ty sẽ được gia hạn thêm khi có từ sáu mươi lăm phần trăm (65%) trở lên trên tổng số phiếu của các cổ đông có quyền biểu quyết/thành viên có mặt trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền có mặt tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên thông qua.

Điều 75. Tổ chức lại công ty

1. Công ty thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi sau khi được UBCK chấp thuận.

2. Trình tự, thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán và pháp luật liên quan.

Điều 76. Giải thể

1. Công ty giải thể hoặc chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

a. Khi kết thúc thời hạn hoạt động của Công ty, kể cả sau khi đã gia hạn;

b. Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên/Chủ sở hữu quyết định giải thể Công ty trước thời hạn và được UBCK chấp thuận;

c. UBCK thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc bị Tòa án tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành;

d. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và Công ty không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

3. Trình tự, thủ tục, hồ sơ giải thể thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 77. Phá sản

Việc phá sản Công ty được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Chương VII

SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG ĐIỀU LỆ

Điều 78. Bổ sung và sửa đổi Điều lệ

1. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này phải được Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên/Chủ sở hữu công ty xem xét quyết định.

2. Trong trường hợp có những quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Công ty chưa được đề cập trong bản Điều lệ này hoặc có những quy định mới của pháp luật khác với những điều khoản trong bản Điều lệ này thì những quy định của pháp luật đó đương nhiên được áp dụng và điều chỉnh hoạt động của Công ty.

Chương VIII

HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU LỆ

Điều 79. Ngày hiệu lực

1. Bản điều lệ này gồm... Chương... Điều, được Chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần chứng khoán/Công ty TNHH chứng khoán ….. nhất trí thông qua ngày … tháng … năm … tại … và chấp thuận hiệu lực toàn văn của Điều lệ.

2. Điều lệ này được lập thành... bản, có giá trị như nhau.

3. Điều lệ này là duy nhất và chính thức của Công ty.

4. Các bản sao hoặc trích lục Điều lệ Công ty có giá trị khi có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên/Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc tối thiểu một phần hai (1/2) tổng số Hội đồng quản trị mới có giá trị.

5. Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm ….

6. Chữ ký của CHỦ SỞ HỮU/THÀNH VIÊN SÁNG LẬP/CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY (đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung điều lệ) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu).

 

PHỤ LỤC XII

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN/PHẦN VỐN GÓP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

....., ngày...... tháng...... năm......

GIẤY ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN/PHẦN VỐN GÓP

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Chúng tôi là:

- Công ty chứng khoán (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa)

- Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Điện thoại:.... Fax:...

Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho việc chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp như sau:

1. Bên chuyển nhượng

- Tên cá nhân, tổ chức:..........

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số............ (đối với tổ chức) do...........cấp ngày.....tháng....năm.....hoặc số chứng minh thư nhân dân/ số hộ chiếu...... do..... cấp ngày cấp..........

- Số lượng cổ phần/phần vốn góp đang nắm giữ:.........tỷ lệ.....

- Số lượng cổ phần/phần vốn góp chuyển nhượng:...... tỷ lệ.....

2. Bên nhận chuyển nhượng:

- Tên cá nhân, tổ chức:..........

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số............ (đối với tổ chức) do...........cấp ngày.....tháng....năm.....hoặc số chứng minh thư nhân dân/ số hộ chiếu...... do..... cấp ngày cấp..........

- Số lượng cổ phần/phần vốn góp đang nắm giữ:.........tỷ lệ.....

- Số lượng cổ phần/phần vốn góp nhận chuyển nhượng:...... tỷ lệ.....

Chúng tôi cam kết hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng cổ phần (phần vốn góp) theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.

 

Hồ sơ gửi kèm

(Liệt kê đầy đủ)

(Tổng) Giám đốc
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC XIII

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ CHUYỂN NHƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

....., ngày...... tháng...... năm......

BÁO CÁO KẾT QUẢ CHUYỂN NHƯỢNG

(Áp dụng cho trường hợp báo cáo kết quả giao dịch chuyển nhượng để trở thành cổ đông/thành viên góp vốn nắm giữ từ 10% trở lên vốn điều lệ đã góp của công ty chứng khoán)

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Chúng tôi là:

- Công ty chứng khoán (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa)

- Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán số:...... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... tháng... năm...

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Điện thoại:.... Fax:...

Chúng tôi xin báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả chuyển nhượng đã được chấp thuận như sau:

TT

Họ và tên (cá nhân)/Tên công ty (pháp nhân)

Số CMND/hộ chiếu/Giấy ĐKKD

Ngày cấp

Quốc tịch

Số lượng cổ phần/phần góp vốn

Tỷ lệ (%)

Trước chuyển nhượng

Sau chuyển nhượng

Trước chuyển nhượng

Sau chuyển nhượng

I

Bên chuyển nhượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Bên nhận chuyển nhượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung báo cáo./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của công ty
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC XIV

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

....., ngày...... tháng...... năm......

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Chúng tôi là:

- Công ty (tên đầy đủ và chính thức của công ty ghi bằng chữ in hoa)

- Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày..... tháng.... năm.....

- Địa chỉ trụ sở chính:................

- Điện thoại:.......                       Fax:............

Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho công ty được tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán như sau:

- Tên Công ty/chi nhánh/phòng giao dịch (tên đầy đủ) đề nghị tạm ngừng........

- Địa chỉ trụ sở chính/chi nhánh/phòng giao dịch.......

- Ngày dự kiến tạm ngừng:..........

- Ngày dự kiến trở lại hoạt động......................

- Lý do tạm ngừng:.....................................

Chúng tôi cam kết và liên đới chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.

 

Hồ sơ gửi kèm:

(Liệt kê đầy đủ)

(Tổng) Giám đốc
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC XV

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

GIẤY ĐỀ NGHỊ MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

I. Thông tin về khách hàng

1. Họ và tên:...............

2. Ngày........ tháng.... năm sinh                          Giới tính:.......

3. Quốc tịch:.....

4. Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu.......... ngày cấp........ nơi cấp........

5. Nơi làm việc....

6. Địa chỉ liên lạc....

7. Điện thoại liên lạc...............

8. Số tài khoản ngân hàng.............. nơi mở tài khoản......

9. Giấy tờ kèm theo (liệt kê chi tiết)

II. Thông tin liên quan đến giao dịch chứng khoán

1. Loại chứng khoán giao dịch

2. Phương thức giao dịch

3. Phương thức thông báo kết quả giao dịch

4. Phương thức nhận sao kê hàng tháng

5. Phương thức khấu trừ thuế thu nhập

III. Thông tin về chứng khoán và kiến thức đầu tư chứng khoán của khách hàng

1. Mục tiêu đầu tư

2. Mức độ chấp nhận rủi ro

3. Kinh nghiệm và kiến thức về đầu tư

4. Tài khoản tại công ty chứng khoán khác (số tài khoản giao dịch, nơi mở tài khoản)

5. Tên công ty đại chúng mà khách hàng nắm giữ chức danh quản lý

6. Tên công ty đại chúng mà khách hàng là cổ đông lớn

IV. Thông tin về người có quyền thụ hưởng liên quan

1. Họ và tên:.....

2. Ngày........tháng....năm sinh                           Giới tính:.......

3. Quốc tịch:.....

4. Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu.......... ngày cấp........ nơi cấp........

5. Mối quan hệ với khách hàng:..........

6. Điện thoại liên lạc...............

V. Thông tin về người ủy quyền giao dịch (nếu có):

1. Họ và tên:.....

2. Ngày........tháng....năm sinh                           Giới tính:.......

3. Quốc tịch:.....

4. Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu.......... ngày cấp........ nơi cấp........

5. Mối quan hệ với khách hàng:..........

6. Điện thoại liên lạc...............

7. Giấy tờ kèm theo (liệt kê chi tiết)

VI. Thông tin về người tư vấn mở tài khoản và giao dịch chứng khoán:

1. Họ và tên:.....

2. Số chứng chỉ hành nghề......loại.....

3. Quan hệ giữa người tư vấn và khách hàng.

 

PHỤ LỤC XVI

CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN GIỮA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ KHÁCH HÀNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

Các bên tham gia ký kết hợp đồng:

- Tên, địa chỉ công ty chứng khoán, tên người đại diện công ty;

- Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/số hộ chiếu/số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp của khách hàng;

Điều khoản về các thỏa thuận cụ thể:

- Các cách thức nhận lệnh của công ty;

- Tỷ lệ ký quỹ đặt mua/bán chứng khoán được áp dụng;

- Thỏa thuận về lãi suất trên số dư tiền gửi giao dịch chứng khoán;

- Thời hạn, cách thức xử lý tài sản trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán đúng hạn;

- Thỏa thuận về thời gian và phương thức chuyển đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam trong trường hợp chuyển tiền giao dịch chứng khoán bằng ngoại tệ.

Điều khoản về quyền và nghĩa vụ các bên tham gia:

- Quyền và nghĩa vụ của khách hàng (sở hữu tiền, chứng khoán và các khoản lợi nhuận, quyền và lợi ích hợp pháp khác gắn liền với số tiền, chứng khoán đó; cung cấp thông tin theo yêu cầu của công ty, trả phí giao dịch.....)

- Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán (thu phí giao dịch, lưu ký, thực hiện các ủy quyền hợp pháp khác theo thỏa thuận với khách hàng; lưu giữ, bảo quản tiền, chứng khoán cho khách hàng, thực hiện giao dịch, bảo mật thông tin, cung cấp thông tin theo yêu cầu của khách hàng....).

Điều khoản về các thỏa thuận khác:

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, điều khoản này nêu rõ:

▪ Khách hàng được bồi thường thiệt hại nếu công ty vi phạm nghĩa vụ quy định tại Hợp đồng này;

▪ Mức bồi thường thiệt hại: do các bên thỏa thuận cụ thể hoặc theo quy định của pháp luật.

- Cách thức xử lý tài khoản trong trường hợp công ty rút nghiệp vụ môi giới, giải thể hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động;

- Các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;

- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng;

- Giải quyết tranh chấp phát sinh;

- Các thỏa thuận khác theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

 

PHỤ LỤC XVII

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH TIỀN GỬI GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

Tên công ty chứng khoán
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:........(số công văn)
V/v báo cáo tình hình tài khoản và tiền gửi giao dịch chứng khoán

…, ngày… tháng… năm…..

 

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Công ty chứng khoán... báo cáo tình hình tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền gửi thanh toán giao dịch chứng khoán của khách hàng mở tài khoản tại Công ty vào thời điểm......

1. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư;

Loại khách hàng

Số lượng

Trong nước

Cá nhân

 

Tổ chức

 

Nước ngoài

Cá nhân

 

Tổ chức

 

Tổng

 

 

2. Tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư:

Đơn vị tính: đồng

STT

Ngân hàng nhận tiền gửi

Số dư trên tài khoản

1

Ngân hàng....

- Tài khoản số.....

...................

...................

2

Ngân hàng........

- Tài khoản số........

 

 

Tổng

..................

Ghi chú: 02 số liệu trên phải được chốt vào cùng thời điểm cuối ngày làm việc liền trước ngày báo cáo.

Chúng tôi cam kết về tính chính xác cũng như chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu nói trên.

 

Người lập báo cáo
(Ký, ghi rõ họ tên)

Phụ trách bộ phận kiểm soát nội bộ
(Ký, ghi rõ họ tên)

(Tổng) Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC XVIII

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

....., ngày...... tháng...... năm......

GIẤY ĐỀ NGHỊ CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Thông tin về công ty trước khi chuyển đổi:

- Công ty (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa)

- Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán số:..... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày.... tháng.... năm....

- Nghiệp vụ kinh doanh:......

- Hình thức pháp lý:.....

- Địa chỉ trụ sở chính:......

- Người đại diện theo pháp luật của Công ty:......

- Vốn điều lệ:......

- Điện thoại:.... Fax:...

Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho công ty chuyển đổi với nội dung như sau:

- Công ty (tên đầy đủ của công ty sau chuyển đổi ghi bằng chữ in hoa)...

- Hình thức pháp lý:....

- Nghiệp vụ kinh doanh:......

- Người đại diện theo pháp luật của Công ty:......

- Địa chỉ trụ sở chính:......

- Vốn điều lệ:......

Lý do đề nghị chuyển đổi công ty chứng khoán:..................................................

Chúng tôi cam kết sau khi công ty chúng tôi chuyển đổi công ty chứng khoán, chúng tôi sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan và thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán theo đúng pháp luật.

Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.

 

Hồ sơ kèm theo:

(Liệt kê đầy đủ)

Người đại diện theo pháp luật của công ty
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC XIX

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN HỢP NHẤT, SÁP NHẬP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

....., ngày...... tháng...... năm......

GIẤY ĐỀ NGHỊ HỢP NHẤT, SÁP NHẬP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Thông tin về các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập: (Tất cả các công ty chứng khoán tham gia hợp nhất, sáp nhập phải ghi đầy đủ các thông tin như sau)

- Công ty (tên đầy đủ và chính thức của công ty ghi bằng chữ in hoa)

- Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán số:..... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày.... tháng.... năm....

- Nghiệp vụ kinh doanh:......

- Hình thức pháp lý:.....

- Địa chỉ trụ sở chính:......

- Người đại diện theo pháp luật của Công ty:......

- Vốn điều lệ:......

- Điện thoại:....                           Fax:...

Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho công ty chúng tôi hợp nhất, sáp nhập với nội dung như sau:

- Tên công ty chứng khoán hình thành sau hợp nhất sáp nhập:……………

- Nghiệp vụ kinh doanh:......

- Hình thức pháp lý:.....

- Địa chỉ trụ sở chính:......

- Người đại diện theo pháp luật của Công ty:......

- Vốn điều lệ:......

Lý do hợp nhất, sáp nhập:...........

Người đại diện liên hệ:

1. Họ và tên ……………………………………………………..…

2. Số Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu….. ngày cấp…… nơi cấp……

3. Địa chỉ………………………………………………………..………….

4. Số điện thoại liên hệ……………………………………………………..

5. Email………………………………………………………..…

Chúng tôi cam kết sau khi chúng tôi hợp nhất, sáp nhập công ty chứng khoán, chúng tôi sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan và thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán theo đúng pháp luật.

Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.

 

Hồ sơ kèm theo:

(Liệt kê đầy đủ)

 

 

 

Công ty chứng khoán 1
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Công ty chứng khoán 2
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC XX

MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG HỢP ĐỒNG HỢP NHẤT, SÁP NHẬP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

1. Thông tin về các công ty chứng khoán tham gia hợp nhất, sáp nhập

- Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh, địa chỉ trụ sở chính; website; Họ tên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty; Tổng giám đốc, Người đại diện theo pháp luật;

- Vốn điều lệ, vốn điều lệ thực góp, số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành, các loại chứng khoán khác đã phát hành và số lượng từng loại (nếu có);

- Thông tin về các mối liên hệ giữa các tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập: quan hệ sở hữu chéo và các mối quan hệ người có liên quan; quan hệ kinh doanh và các quan hệ khác với bên thứ ba;

2. Thông tin về công ty chứng khoán sau hợp nhất, sáp nhập

- Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh, địa chỉ trụ sở chính; phạm vi hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh doanh sau hợp nhất, sáp nhập; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, hoặc Chủ tịch Công ty; Tổng Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật;

- Cơ cấu nguồn vốn và tài sản sau hợp nhất, sáp nhập; số lượng cổ phiếu dự kiến lưu hành, giá trị phần vốn góp dự kiến sau hợp nhất, sáp nhập;

3. Các điều khoản chi tiết của hợp đồng

- Hình thức hợp nhất, sáp nhập, phương pháp kế toán hợp nhất, sáp nhập; ngày hợp nhất, sáp nhập dự kiến; ngày bắt đầu tiếp nhận bàn giao mọi quyền, nghĩa vụ và tài sản từ các tổ chức hợp nhất, sáp nhập;

- Tỷ lệ chuyển đổi dự kiến, các trường hợp phải điều chỉnh và mức độ điều chỉnh tỷ lệ chuyển đổi và tổ chức được quyền ra quyết định điều chỉnh tỷ lệ chuyển đổi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty thông qua;

- Trình tự, thủ tục, tổ chức thực hiện việc chuyển đổi cổ phần, phần vốn góp; lập danh sách và xác nhận quyền sở hữu cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông, thành viên góp vốn;

- Phương án xử lý đối với giao dịch cổ phiếu quỹ; trường hợp phát hành tăng vốn hoặc các hoạt động làm thay đổi tình hình tài chính của công ty chứng khoán bị hợp nhất, sáp nhập; trường hợp có thêm công ty chứng khoán đăng ký tham gia hợp nhất, sáp nhập;

- Phương án xử lý trong trường hợp cổ đông, bao gồm cả cổ đông ưu đãi không có quyền biểu quyết, trái chủ, thành viên góp vốn yêu cầu mua lại chứng khoán; Trách nhiệm thông báo cho chủ nợ và phương án xử lý trong trường hợp chủ nợ yêu cầu hoàn trả các khoản vay hoặc yêu cầu thỏa thuận các điều khoản bảo đảm khả năng chi trả;

- Phương án sử dụng người lao động và các chức danh quản lý: điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu, Ban Kiểm soát;

- Trường hợp công ty chứng khoán hình thành sau hợp nhất, sáp nhập dự kiến không thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập đang thực hiện: Phương án và trách nhiệm bàn giao việc thực hiện các hợp đồng kinh doanh chứng khoán còn hiệu lực, điều kiện bàn giao hợp đồng cho các bên có liên quan (nếu có);

- Các hành vi bị cấm thực hiện trong thời gian kể từ ngày Đại hội cổ đông, hội đồng thành viên, chủ sở hữu thông qua nội dung Hợp đồng tới Ngày hợp nhất, sáp nhập;

- Các nội dung liên quan tới thuế và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;

- Thông tin về các tranh chấp, khiếu kiện và các vấn đề pháp lý khác liên quan tới công ty chứng khoán bị hợp nhất, sáp nhập;

- Các phương án xử lý và/hoặc bồi thường trong trường hợp một bên đơn phương hủy bỏ thỏa thuận hợp nhất, sáp nhập;

- Các vấn đề khác nếu có liên quan.

 

PHỤ LỤC XXI

MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG PHƯƠNG ÁN HỢP NHẤT, SÁP NHẬP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính)

1. Thông tin về các công ty chứng khoán tham gia hợp nhất/sáp nhập

- Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh, địa chỉ trụ sở chính; website của các công ty chứng khoán bị hợp nhất, sáp nhập; Danh sách thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu; Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Người đại diện theo pháp luật;

- Danh sách các cổ đông, thành viên góp vốn vào các công ty chứng khoán bị hợp nhất/ sáp nhập/ sáp nhập sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên (theo mẫu tại Phụ lục V);

- Tóm tắt tình hình tài chính và hoạt động của công ty chứng khoán bị hợp nhất, sáp nhập trong 03 năm gần nhất, hoặc trong suốt thời gian hoạt động (trường hợp công ty chứng khoán hoạt động dưới ba 03 năm);

- Cơ cấu nguồn vốn và tài sản; vốn điều lệ, số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành, các loại chứng khoán khác đã phát hành và số lượng từng loại (nếu có); số lượng cổ phiếu quỹ; số cổ phần, giá trị phần vốn góp vào các công ty chứng khoán khác cũng tham gia hợp nhất, sáp nhập;

2. Thông tin về công ty chứng khoán sau hợp nhất, sáp nhập

- Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch tiếng Việt, tiếng Anh, địa chỉ trụ sở chính; phạm vi hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh doanh hợp nhất, sáp nhập; Danh sách thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát; dự kiến nhân sự quản lý (Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc); cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản lý; danh sách các địa điểm kinh doanh bao gồm địa chỉ trụ sở chính, phòng giao dịch, văn phòng đại diện;

- Cơ cấu nguồn vốn và tài sản sau hợp nhất, sáp nhập; số lượng cổ phiếu dự kiến lưu hành, giá trị phần vốn góp dự kiến sau hợp nhất, sáp nhập;

- Thông tin về các mối liên hệ giữa các tổ chức bị hơp nhất bao gồm: quan hệ sở hữu chéo và quan hệ người có liên quan khác; quan hệ kinh doanh và các quan hệ khác với bên thứ ba.

3. Thông tin về việc hợp nhất, sáp nhập

- Mục đích hợp nhất, sáp nhập; hình thức hợp nhất, sáp nhập; chi phí hợp nhất, sáp nhập; phương pháp kế toán hợp nhất, sáp nhập;

- Các phương pháp xác định giá trị cổ phần, phần vốn góp và hạn chế của từng phương pháp (nếu có); giá trị cổ phần, phần vốn góp, trái phiếu chuyển đổi; tỷ lệ chuyển đổi dự kiến cổ phần, phần vốn góp, trái phiếu chuyển đổi; các trường hợp bắt buộc phải điều chỉnh tỷ lệ chuyển đổi và mức độ điều chỉnh tỷ lệ chuyển đổi; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản; tỷ suất lợi nhuận trên vốn mỗi cổ phần, phần vốn góp trước và sau hợp nhất, sáp nhập; so sánh giá thị trường, giá trị hợp lý với giá trị sau khi chuyển đổi;

- Lộ trình hợp nhất, sáp nhập: ngày dự kiến ký hợp đồng hợp nhất, sáp nhập, ngày hợp nhất, sáp nhập dự kiến; trình tự, thủ tục, điều kiện, tổ chức thực hiện chuyển đổi cổ phần, phần vốn góp, trái phiếu chuyển đổi;

- Thời hạn, thủ tục thực hiện việc hủy niêm yết chứng khoán (trong trường hợp công ty chứng khoán bị hợp nhất, sáp nhập có chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán); thủ tục hủy đăng ký, lưu ký (trường hợp tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập đã đăng ký, lưu ký);

- Phương án huy động vốn, trong trường hợp tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập không đủ năng lực tài chính để bảo đảm quyền lợi của các bên có liên quan phản đối, không đồng ý việc hợp nhất, sáp nhập;

- Thời điểm dự kiến mà các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán bị hợp nhất, sáp nhập bắt đầu được hạch toán tại sổ kế toán của công ty chứng khoán hợp nhất, sáp nhập.

4. Phương án bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan

- Đối với cổ đông, thành viên góp vốn: trách nhiệm mua lại cổ phần, phần vốn góp của cổ đông, thành viên góp vốn phản đối việc hợp nhất, sáp nhập; nguyên tắc xác định giá mua lại; thời gian dự kiến thực hiện mua lại; thủ tục, điều kiện mua lại, hình thức thanh toán, nguồn vốn thanh toán;

- Đối với trái chủ: trách nhiệm mua lại trái phiếu theo quy định tại điều kiện phát hành (nếu có);

- Đối với chủ nợ: cam kết và phương án thanh toán nợ;

- Đối với người lao động và các chức danh quản lý: điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu, Ban Kiểm soát;

- Đối với khách hàng: Phương án xử lý các hợp đồng kinh doanh chứng khoán còn hiệu lực, việc bàn giao thực hiện hợp đồng còn hiệu lực cho công ty chứng khoán thay thế, điều kiện bàn giao hợp đồng, nguồn vốn và chi phí bồi thường cho các bên có liên quan (nếu có).

5. Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán bị hợp nhất, sáp nhập về các vấn đề có thể ảnh hưởng tới giá trị tài sản doanh nghiệp và tỷ lệ chuyển đổi trong thời gian kể từ khi Hợp đồng được ký kết tới Ngày hợp nhất, sáp nhập: điều kiện giao dịch mua cổ phiếu quỹ, ngoại trừ trường hợp mua cổ phiếu từ các cổ đông phản đối việc hợp nhất, sáp nhập; bổ sung công ty chứng khoán tham gia việc hợp nhất, sáp nhập; thay đổi vốn điều lệ hoặc các hoạt động làm thay đổi tình hình tài chính của công ty chứng khoán bị hợp nhất, sáp nhập; thông tin về các tranh chấp, khiếu kiện và các vấn đề tương đương mà công ty chứng khoán bị hợp nhất, sáp nhập đang tham gia.

6. Thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên liên quan tới việc điều chỉnh tỷ lệ chuyển đổi, phê duyệt Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập và các vấn đề quan trọng khác có ảnh hưởng tới cổ đông, thành viên góp vốn; các trường hợp buộc phải lấy lại ý kiến Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên.

7. Các nội dung sửa đổi tại Điều lệ Công ty hợp nhất, sáp nhập.

8. Các nội dung liên quan tới thuế và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

9. Các phương án xử lý và/hoặc bồi thường trong trường hợp một bên bị hợp nhất, sáp nhập đơn phương hủy bỏ thỏa thuận hợp nhất, sáp nhập.

 

PHỤ LỤC XXII

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THÁNG 32
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TÊN CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:........(số công văn)
V/v báo cáo hoạt động tháng.... năm.....

…, ngày… tháng… năm…..

 

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

I. Tình hình nhân sự và cổ đông của công ty chứng khoán

1. Tình hình nhân sự:

Đối tượng

Số lượng người làm việc đầu tháng

Số lượng người làm việc cuối tháng

Số lượng người có chứng chỉ hành nghề đầu tháng

Số lượng người có chứng chỉ hành nghề tăng/giảm trong tháng

Số lượng người có chứng chỉ hành nghề cuối tháng

Tăng

Giảm

A. Trụ sở chính

1. Ban Giám đốc:

2. Bộ phận môi giới:

3. Bộ phận tự doanh

4. Bộ phận bảo lãnh phát hành

5. Bộ phận tư vấn đầu tư

 

 

 

 

 

 

B. Chi nhánh

1. Chi nhánh....(tên chi nhánh):

- Giám đốc chi nhánh

- Bộ phận môi giới

- Bộ phận tư vấn

2. Chi nhánh...(tên chi nhánh)

- Giám đốc chi nhánh

- Bộ phận môi giới

- Bộ phận tư vấn

 

 

 

 

 

 

C. Phòng giao dịch

1. Phòng giao dịch...(tên phòng giao dịch)

2. Phòng giao dịch...(tên phòng giao dịch)

 

 

 

 

 

 

Bộ phận khác

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

2. Tình hình cổ đông/thành viên góp vốn nắm giữ từ 5% vốn điều lệ của công ty chứng khoán*

TT

Thông tin về cổ đông

Thông tin về tỷ lệ nắm giữ

Họ và tên (cá nhân)/Tên công ty (pháp nhân)

Số giấy CMND/số Giấy ĐKKD

Ngày cấp

Địa chỉ

Quốc tịch

Đầu tháng

Cuối tháng

Số lượng cổ phần/phần vốn góp

Tỷ lệ nắm giữ so với vốn điều lệ

Số lượng cổ phần/phần vốn góp

Tỷ lệ nắm giữ so với vốn điều lệ

1.

...

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Công ty chứng khoán một thành viên không phải báo cáo mục này.

II. Mạng lưới hoạt động:

1. Mạng lưới:

TT

Mạng lưới

Tên gọi

Địa điểm

Ghi chú

I

Trong nước

 

 

 

1

Chi nhánh

 

 

 

2

Phòng giao dịch

 

 

 

3

Văn phòng đại diện

 

 

 

II

Ngoài nước

 

 

 

1

Chi nhánh

 

 

 

2

Văn phòng đại diện

 

 

 

2. Các thay đổi liên quan trong tháng:

TT

Thay đổi

Trụ sở chính

Chi nhánh

Phòng giao dịch

Văn phòng đại diện

1

Địa điểm

 

 

 

 

2

Đóng cửa (theo số lượng)

 

 

 

 

3

Lập mới (theo số lượng)

 

 

 

 

4

Tên gọi (theo số lần)

 

 

 

 

5

Người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu hoặc trưởng đại diện (theo số lần)

 

 

 

 

6

Tạm ngừng hoạt động

 

 

 

 

7

Thay đổi nghiệp vụ kinh doanh (số lần theo trụ sở chính, theo chi nhánh, theo phòng giao dịch)

 

 

 

 

III. Tình hình hoạt động của công ty chứng khoán

1. Hoạt động môi giới chứng khoán

1.1. Môi giới chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch

a) Số lượng tài khoản

Loại khách hàng

Đầu tháng

Phát sinh trong tháng

Cuối tháng

Số lượng tài khoản có phát sinh giao dịch trong tháng

Tăng

Giảm

Trong nước

Cá nhân

 

 

 

 

 

Tổ chức

 

 

 

 

 

Nước ngoài

Cá nhân

 

 

 

 

 

Tổ chức

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

b) Số dư tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng

đơn vị: đồng

Loại khách hàng

Dư đầu tháng

Phát sinh trong tháng

Dư cuối tháng

Tăng

Giảm

Trong nước

Cá nhân

 

 

 

 

Tổ chức

 

 

 

 

Nước ngoài

Cá nhân

 

 

 

 

Tổ chức

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

c) Ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân

Loại khách hàng

Tổng số tài khoản ủy thác đầu tháng

Phát sinh trong tháng

Cuối tháng

Giá trị ủy thác (triệu đồng)

Phí ủy thác thu được trong tháng (đồng)

Tăng

Giảm

Trong nước

 

 

 

 

 

 

Nước ngoài

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

d) Tình hình giao dịch

TT

Loại chứng khoán

Tổng mua từ đầu năm

Tổng bán từ đầu năm

Mua trong tháng

Bán trong tháng

Tổng mua cuối kỳ

Tổng bán cuối kỳ

KL

GT (Triệu đồng)

KL

GT (Triệu đồng)

KL

GT (Triệu đồng)

KL

GT (Triệu đồng)

KL

GT (Triệu đồng)

KL

GT (Triệu đồng)

I

Tổng cổ phiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tổng trái phiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Tổng chứng chỉ quỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Tổng chứng khoán khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng (I+II+III+IV)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2 Môi giới chứng khoán chưa niêm yết, đăng ký giao dịch

Chứng khoán

Thời gian thực hiện

Khối lượng

Giá trị (đồng)

1. Tổng cổ phiếu

 

 

 

Công ty...

 

 

 

2. Tổng trái phiếu

 

 

 

............

 

 

 

3. Tổng chứng chỉ quỹ

 

 

 

..........

 

 

 

4. Chứng khoán khác

 

 

 

.......

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

Ghi chú: báo cáo chi tiết theo từng tổ chức phát hành.

1.3 Tình hình giao dịch ký quỹ chứng khoán

Đơn vị tính: đồng

TT

Nội dung

Đầu tháng

Cuối tháng

1

Số lượng tài khoản giao dịch ký quỹ

 

 

2

Hạn mức tín dụng cho giao dịch ký quỹ

 

 

3

Dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ

 

 

4

Giá trị chứng khoán ký quỹ

 

 

5

5 (năm) mã chứng khoán có số dư nợ lớn nhất

 

 

6

Nguồn vốn tài trợ giao dịch ký quỹ

 

 

 

- Vốn chủ sở hữu

 

 

- Vốn vay

Trong đó:

+ Vay từ các tổ chức tín dụng

+ Vay từ các tổ chức khác

+ Vay từ các cá nhân

 

 

7

Doanh thu từ hoạt động giao dịch ký quỹ:

- Tiền lãi

- Phí giao dịch

- Các khoản thu khác

 

 

1.4 Tổng phí môi giới thu được:

TT

Phí môi giới

Giá trị (đồng)

1

Từ giao dịch chứng khoán tại Sở GDCK Tp. HCM

 

2

Từ giao dịch chứng khoán tại Sở GDCK Hà Nội

 

3

Từ giao dịch chứng khoán khác

 

 

Cộng

 

2. Hoạt động tự doanh, đầu tư

2.1 Tình hình giao dịch chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch trên tài khoản tự doanh

Đơn vị tính: triệu đồng

Loại CK

Tổng mua từ đầu năm

Tổng bán từ đầu năm

Mua trong tháng

Bán trong tháng

Tổng mua cuối kỳ

Tổng bán cuối kỳ

KL

GT

KL

GT

KL

GT

KL

GT

KL

GT

KL

GT

Cổ phiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trái phiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CC quỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2 Tình hình đầu tư ra nước ngoài, góp vốn vào công ty TNHH, dự án kinh doanh (đối với các khoản đầu tư không hình thành chứng khoán)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Tên tổ chức nhận đầu tư

Giá trị đầu kỳ

Tăng/giảm trong kỳ

Giá trị cuối kỳ

Tổng số vốn góp (giá trị dự án) tại tổ chức nhận đầu tư

Tỷ lệ đầu tư

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)=(5)/(6)

I

Trong nước

 

 

 

 

 

1

Công ty...

 

 

 

 

 

2

....

 

 

 

 

 

II

Ngoài nước

 

 

 

 

 

1

Công ty...(ghi rõ quốc tịch)

 

 

 

 

 

2

....

 

 

 

 

 

Lưu ý: giá trị đầu tư ghi nhận theo giá hạch toán mà công ty chứng khoán lựa chọn.

2.3 Tình hình đầu tư, góp vốn mua bất động sản

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Địa chỉ bất động sản đầu tư/tên tổ chức góp vốn

Hình thức đầu tư, góp vốn

Giá trị đầu tư cuối kỳ*

Giá trị Tăng/giảm trong tháng

Mục đích đầu tư, góp vốn

Tỷ lệ giá trị đầu tư so với tổng tài sản

 

(Liệt kê chi tiết...)

 

 

 

 

 

(*Giá trị góp vốn hoặc giá trị còn lại của bất động sản đầu tư)

2.4 Tình hình nắm giữ chứng khoán

TT

Loại chứng khoán

Chứng khoán nắm giữ vào thời điểm báo cáo

Tổng số chứng khoán đang lưu hành của tổ chức phát hành vào thời điểm báo cáo

Tỷ lệ đầu tư (%)

Số lượng

Tổng giá trị mua vào (triệu đồng)

Giá trị thị trường tại thời điểm báo cáo (triệu đồng)

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản đầu tư (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)=(5)/(4)*100

(7)

(8)=(3)/(7) *100

A

Chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch

 

 

 

 

 

 

I

Cổ phiếu

 

 

 

 

 

 

1

A

 

 

 

 

 

 

2

...

 

 

 

 

 

 

II

Chứng chỉ quỹ

 

 

 

 

 

 

1

A

 

 

 

 

 

 

2

...

 

 

 

 

 

 

III

Trái phiếu

 

 

 

 

 

 

1

Trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phương

 

 

 

 

 

 

 

A

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

2

Trái phiếu doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

A

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

VI

Chứng khoán phái sinh

 

 

 

 

 

 

1

A

 

 

 

 

 

 

2

....

 

 

 

 

 

 

V

Chứng khoán khác

 

 

 

 

 

 

1

A

 

 

 

 

 

 

2

....

 

 

 

 

 

 

II

Chứng khoán chưa niêm yết

 

 

 

 

 

 

I

Cổ phiếu

 

 

 

 

 

 

1

A

 

 

 

 

 

 

2

...

 

 

 

 

 

 

II

Chứng chỉ quỹ

 

 

 

 

 

 

1

A

 

 

 

 

 

 

2

...

 

 

 

 

 

 

III

Trái phiếu

 

 

 

 

 

 

1

Trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phương

 

 

 

 

 

 

 

A

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

2

Trái phiếu doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

A

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

VI

Chứng khoán phái sinh

 

 

 

 

 

 

1

A

 

 

 

 

 

 

2

....

 

 

 

 

 

 

V

Chứng khoán khác

 

 

 

 

 

 

1

A

 

 

 

 

 

 

2

....

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

..........

...........

................

 

................

..........

* Ghi chú:

Cột (2) loại chứng khoán được ghi cụ thể theo mã chứng khoán (đối với chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch).

Cột (3) là các chứng khoán hiện CTCK đang nắm giữ, không bao gồm chứng khoán đang về tài khoản.

Cột (4) tính theo giá mua vào/giá góp vốn theo hợp đồng;

Cột (5) tính theo giá đóng cửa hoặc giá giao dịch bình quân tại thời điểm báo cáo hoặc giá trị hợp lý đối với chứng khoán chưa niêm yết, đăng ký giao dịch.

Đối với trái phiếu, không phải tính cột (7), (8).

Phải loại trừ chứng khoán nắm giữ thuộc các giao dịch kỳ hạn chứng khoán khỏi mục này.

2.5 Tình hình tuân thủ hạn chế đầu tư

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Chỉ tiêu

Giá trị đầu tư cuối kỳ

Vốn chủ sở hữu tại thời điểm báo cáo

Tỷ lệ giá trị đầu tư so với tổng tài sản

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(3)/(4)

1

Tổng giá trị đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

 

 

 

2

Tổng giá trị đầu tư vào cổ phiếu, phần vốn góp, dự án kinh doanh

 

 

 

3

Tổng giá trị đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết, phần vốn góp, dự án kinh doanh

 

 

 

(Giá trị đầu tư được tính theo giá trị hạch toán của Công ty)

3. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

Đơn vị tính: đồng

TT

Tên tổ chức phát hành

Loại chứng khoán bảo lãnh

Hình thức bảo lãnh

Tổng giá trị bảo lãnh

Thời gian bảo lãnh (từ.... đến....)

Vốn chủ sở hữu*

Tổng giá trị vốn hoạt động ròng**

Phí bảo lãnh thu được (dự thu)

 

....

 

 

 

 

 

 

 

* Vốn chủ sở hữu, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn của công ty chứng khoán theo báo cáo tài chính quý gần nhất với thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh

** Tổng giá trị vốn hoạt động ròng = (tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn)x15

4. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán và tư vấn tài chính

Loại tư vấn

Số hợp đồng đã ký đầu tháng

Số hợp đồng đã thanh lý trong tháng

Số hợp đồng ký mới trong tháng

Số hợp đồng còn hiệu lực cuối tháng

Phí thu được trong tháng (đồng)

I. Tư vấn đầu tư chứng khoán

 

 

 

 

 

II. Tư vấn tài chính

 

 

 

 

 

1. Tư vấn..

 

 

 

 

 

2. Tư vấn..

 

 

 

 

 

3. Tư vấn..

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

III. Dịch vụ khác:

 

 

 

 

 

1......

 

 

 

 

 

2......

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

IV. Tình hình tài chính:

1. Tóm tắt trạng thái tài sản

Tài sản

Đầu tháng

Cuối tháng

Nguồn vốn

Đầu tháng

Cuối tháng

A. Tài sản ngắn hạn

 

 

A. Nợ phải trả

 

 

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

 

 

I. Nợ ngắn hạn

- Vay ngắn hạn

- Phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán

- Phải trả ngắn hạn khác

 

 

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

- Đầu tư ngắn hạn:

- Dự phòng đầu tư ngắn hạn:

 

 

II. Nợ dài hạn

- Nợ dài hạn

- Phải trả dài hạn

 

 

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

- Phải thu ngắn hạn có thời hạn thanh toán còn lại trên 90 ngày

- Phải thu ngắn hạn có thời hạn thanh toán còn lại từ 90 ngày trở xuống

- Dự phòng các khoản phải thu

 

 

IV. Vốn chủ sở hữu

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

- Thặng dư vốn cổ phần

- Cổ phiếu quỹ

- Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính

- Lợi nhuận chưa phân phối

 

 

V. Hàng tồn kho

 

 

 

 

 

VI. Tài sản ngắn hạn khác

 

 

 

 

 

B. Tài sản dài hạn

 

 

 

 

 

I. Các khoản phải thu dài hạn

 

 

 

 

 

II. Tài sản cố định

 

 

 

 

 

III. Bất động sản đầu tư

 

 

 

 

 

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

- Đầu tư vào công ty con

- Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

- Đầu tư tài chính dài hạn

- Đầu tư dài hạn khác

- Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn

 

 

 

 

 

V. Tài sản dài hạn khác

 

 

 

 

 

Tổng tài sản

 

 

Tổng nguồn vốn

 

 

2. Nguồn vốn sử dụng ngoài vốn chủ sở hữu

TT

Tên đối tượng cấp vốn

Giá trị vốn tài trợ (triệu đồng)

Phương thức cấp vốn (phát hành trái phiếu, hợp đồng tín dụng…) (Ghi cụ thể)

 

I. Tổ chức tín dụng

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

 

II. Tổ chức, cá nhân khác

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

3. Kết quả kinh doanh

STT

Khoản mục

Trong tháng

Lũy kế trong năm

1

Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh

 

 

2

Tổng chi phí:

- Chi phí cho hoạt động kinh doanh

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

 

3

Lợi nhuận trước thuế

 

 

V. Các vướng mắc phát sinh và kiến nghị:

 

NGƯỜI LẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)

KIỂM SOÁT NỘI BỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)

(TỔNG) GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC XXIII

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NĂM 33
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TÊN CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:........(số công văn)
V/v báo cáo hoạt động kinh doanh năm...

…, ngày… tháng… năm…..

 

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

I. Tổ chức và nhân sự công ty trong năm

1. Tổ chức công ty:

a) Mạng lưới:

TT

Mạng lưới

Tên gọi

Địa chỉ

1

Trụ sở chính

 

 

2

Chi nhánh

- Chi nhánh 1:

- Chi nhánh 2:

- ....................:

 

 

3

Phòng giao dịch:

- Phòng giao dịch 1

- Phòng giao dịch 2

- Phòng giao dịch...

 

 

4

Văn phòng đại diện

- Văn phòng đại diện 1

- Văn phòng đại diện....

 

 

5

Chi nhánh tại nước ngoài

- Chi nhánh 1:

- Chi nhánh 2:

 

 

6

Văn phòng đại diện tại nước ngoài

- Văn phòng đại diện 1

- Văn phòng đại diện....

 

 

Ghi chú: thông tin của bảng trên là thông tin tại thời điểm báo cáo

b) Các thay đổi về tổ chức liên quan trong năm:

- Triển khai mở hoặc đóng các chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện trong và ngoài nước (Liệt kê chi tiết);

- Thay đổi địa điểm trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện (Liệt kê chi tiết);

- Thay đổi tên gọi, nghiệp vụ Công ty, chi nhánh, phòng giao dịch (Liệt kê chi tiết);

- Thực hiện chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi công ty.

2. Tình hình nhân sự công ty

a) Tình hình nhân sự quản lý:

Đối tượng

Họ và tên/Chức danh đầu kỳ

Họ và tên/Chức danh cuối kỳ

Ngày thay đổi

Lí do thay đổi

Thành viên HĐQT/ HĐTV/Chủ tịch công ty

 

 

 

 

Thành viên Ban giám đốc

 

 

 

 

Thành viên Ban kiểm soát

 

 

 

 

b) Về người làm việc trong công ty:

Đối tượng (Liệt kê đầy đủ họ tên đối với người có CCHN tại thời điểm cuối kỳ)

Số lượng người có CCHN/ tổng số người làm việc tại thời điểm đầu năm

Số lượng người có CCHN thôi làm việc cho công ty trong năm

Số lượng người có CCHN tuyển mới trong năm

Số lượng người có CCHN/tổng số người làm việc tại thời điểm cuối năm

Số CCHN của người có CCHN cuối năm

Ban Giám đốc

 

 

 

 

 

Bộ phận môi giới

 

 

 

 

 

Bộ phận tự doanh

 

 

 

 

 

Bộ phận bảo lãnh phát hành

 

 

 

 

 

Bộ phận tư vấn đầu tư chứng khoán

 

 

 

 

 

Bộ phận khác

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

*Ghi chú: số liệu của bảng này là số liệu của toàn công ty (bao gồm tất cả các địa điểm kinh doanh của công ty).

II. Tỷ lệ sở hữu của cổ đông/thành viên góp vốn nắm giữ từ 5% vốn điều lệ của công ty chứng khoán*

TT

Họ và tên (cá nhân)/Tên công ty (pháp nhân)

Số giấy CMND/số Giấy CNĐKKD

Ngày cấp

Số lượng cổ phần/phần vốn góp

Tỷ lệ nắm giữ so với vốn điều lệ

Tăng/giảm

 

 

 

 

 

 

 

* Công ty chứng khoán một thành viên không phải báo cáo mục này.

III. Vốn điều lệ và các chỉ tiêu an toàn tài chính trong năm báo cáo

1. Báo cáo cụ thể về các đợt tăng, giảm vốn điều lệ trong năm;

2. Báo cáo về tình hình đảm bảo tỷ lệ vốn khả dụng trong năm;

3. Báo cáo về tình hình thay đổi nắm giữ cổ phiếu quỹ trong năm;

4. Các chỉ tiêu an toàn tài chính khác.

IV. Cơ sở vật chất trong năm báo cáo

Báo cáo cụ thể những thay đổi nâng cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật trong năm bao gồm:

- Mở rộng diện tích trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch (Liệt kê chi tiết);

- Đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc thuộc phần cứng (Giá trị đầu tư);

- Đầu tư nâng cấp phần mềm cho các hệ thống (Giá trị đầu tư);

- Đầu tư kho két cho lưu trữ hồ sơ, chứng từ (Giá trị đầu tư);

- Các đầu tư cơ sở vật chất khác.

V. Hoạt động của công ty chứng khoán trong năm báo cáo

1. Hoạt động môi giới chứng khoán

1.1. Số lượng tài khoản và số dư tiền gửi

a) Số lượng tài khoản:

Loại khách hàng

Đầu năm

Phát sinh trong năm

Cuối năm

Số lượng tài khoản có giao dịch trong năm

Tăng

Giảm

Trong nước

Cá nhân

 

 

 

 

 

Tổ chức

 

 

 

 

 

Nước ngoài

Cá nhân

 

 

 

 

 

Tổ chức

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

b) Số dư tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng:

Đơn vị: triệu đồng

Loại khách hàng

Dư đầu năm

Phát sinh trong năm

Dư cuối năm

Trong nước

Cá nhân

 

 

 

Tổ chức

 

 

 

Nước ngoài

Cá nhân

 

 

 

Tổ chức

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

1.2. Ủy thác giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân

Loại khách hàng

Đầu năm

Phát sinh trong năm

Cuối năm

Giá trị ủy thác (triệu đồng)

Phí ủy thác thu được trong năm (đồng)

Tăng

Giảm

Trong nước

 

 

 

 

 

 

Nước ngoài

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

1.3. Tình hình giao dịch chứng khoán trong năm

a) Tình hình giao dịch chứng khoán niêm yết

Đơn vị tính: triệu đồng

Chứng khoán

Tổng khối lượng chứng khoán mua trong năm

Tổng khối lượng chứng khoán bán trong năm

Tổng giá trị mua trong năm

Tổng giá trị bán trong năm

1. Cổ phiếu

 

 

 

 

Trong nước

 

 

 

 

Nước ngoài

 

 

 

 

2. Trái phiếu

 

 

 

 

Trong nước

 

 

 

 

Nước ngoài

 

 

 

 

3. Chứng chỉ quỹ

 

 

 

 

Trong nước

 

 

 

 

Nước ngoài

 

 

 

 

4. Chứng khoán khác

 

 

 

 

Trong nước

 

 

 

 

Nước ngoài

 

 

 

 

Tổng:

 

 

 

 

b) Môi giới chứng khoán chưa niêm yết

Đơn vị tính: triệu đồng

Chứng khoán

Tổng khối lượng chứng khoán mua trong năm

Tổng khối lượng chứng khoán bán trong năm

Tổng giá trị mua trong năm

Tổng giá trị bán trong năm

1. Cổ phiếu

 

 

 

 

2. Trái phiếu

 

 

 

 

3. Chứng chỉ quỹ

 

 

 

 

4. Chứng khoán khác

 

 

 

 

Tổng:

 

 

 

 

1.4. Tổng phí môi giới thu được trong năm hoạt động:

TT

Phí môi giới

Giá trị (đồng)

1

Từ giao dịch chứng khoán tại Sở GDCK Tp. HCM

 

2

Từ giao dịch chứng khoán tại Sở GDCK Tp. Hà Nội

 

3

Từ giao dịch chứng khoán khác:

 

 

Cộng

 

1.5. Tình hình sửa lỗi giao dịch môi giới:

- Tổng số lỗi giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh và tình hình khắc phục lỗi;

- Tổng số lỗi giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và tình hình khắc phục lỗi.

2. Hoạt động tự doanh, đầu tư

a) Tình hình giao dịch chứng khoán

Đơn vị tính: Triệu đồng

Loại CK

Số dư đầu năm

Tổng mua trong năm

Tổng bán trong năm

Dư cuối năm

KL

GT

KL

GT

GT

KL

KL

GT

CK niêm yết

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Cổ phiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Trái phiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

3. CCQ

 

 

 

 

 

 

 

 

4. CK phái sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

5. CK khác

 

 

 

 

 

 

 

 

CK chưa niêm yết

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Cổ phiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Trái phiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

3. CCQ

 

 

 

 

 

 

 

 

4. CK phái sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

5. CK khác

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

* Giá trị tính theo giá giao dịch.

b. Tình hình đầu tư ra nước ngoài, góp vốn vào công ty TNHH, dự án kinh doanh (đối với các khoản đầu tư không hình thành chứng khoán)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Tên tổ chức nhận đầu tư

Giá trị đầu kỳ

Tăng trong năm

Giảm trong năm

Giá trị cuối kỳ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Trong nước

 

 

 

 

1

Công ty...

 

 

 

 

2

....

 

 

 

 

II

Ngoài nước

 

 

 

 

1

Công ty...

(ghi rõ quốc tịch)

 

 

 

 

2

....

 

 

 

 

Lưu ý: giá trị đầu tư ghi nhận theo giá hạch toán mà công ty chứng khoán lựa chọn.

c. Tình hình đầu tư, góp vốn mua bất động sản

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Địa chỉ bất động sản đầu tư/tên tổ chức góp vốn

Hình thức đầu tư, góp vốn

Giá trị đầu tư đầu kỳ*

Giá trị tăng trong năm

Giá trị giảm trong năm

Giá trị cuối

kỳ

 

(Liệt kê chi tiết...)

 

 

 

 

 

4. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

TT

Tên tổ chức phát hành

Loại chứng khoán bảo lãnh

Hình thức bảo lãnh

Khối lượng bảo lãnh

Giá bảo lãnh

Tổng giá trị bảo lãnh

Thời gian bảo lãnh (từ.... đến....)

Phí bảo lãnh

 

....

 

 

 

 

 

 

 

5. Các hoạt động tư vấn và các hoạt động khác

Loại hoạt động

Số hợp đồng đã ký đầu năm

Số hợp đồng đã thanh lý trong năm

Số hợp đồng ký mới trong năm

Số hợp đồng còn hiệu lực cuối năm

Phí thu được trong năm (đồng)

I. Tư vấn đầu tư chứng khoán

 

 

 

 

 

II. Tư vấn tài chính

 

 

 

 

 

1. Tư vấn..

 

 

 

 

 

2. Tư vấn..

 

 

 

 

 

III. Dịch vụ khác:

 

 

 

 

 

1......

 

 

 

 

 

2......

 

 

 

 

 

VI. Báo cáo hoạt động giám sát tuân thủ

TT

Nội dung báo cáo

Số lần vi phạm trong năm

Hình thức xử lý

Ghi chú

I

Vi phạm quy định về số lượng người hành nghề chứng khoán

 

 

 

II

Về tài chính

 

 

 

1

Không tuân thủ hạn mức vay

 

 

 

2

Không tuân thủ hạn chế đầu tư

 

 

 

III

Vi phạm chế độ công bố thông tin

 

 

 

1

Chậm công bố thông tin

 

 

 

2

Không công bố thông tin

 

 

 

IV

Vi phạm chế độ báo cáo

 

 

 

1

Nộp chậm báo cáo

 

 

 

2

Không nộp báo cáo

 

 

 

V

Về hoạt động giám sát tuân thủ

 

 

 

1

Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật

 

 

 

2

Thực hiện các văn bản của UBCKNN

 

 

 

3

Thực hiện Nghị quyết đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên, Chủ sở hữu

 

 

 

4

Thực hiện Nghị quyết Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty

 

 

 

5

Thực hiện các Quyết định của Giám đốc/Tổng Giám đốc

 

 

 

6

Thực hiện Hợp đồng ký kết với các đối tác

 

 

 

VII. Chỉ tiêu an toàn tài chính:

TT

Chỉ tiêu

Giá trị

Tỷ lệ

1

Vốn điều lệ (đồng)

 

(2)/(1)*100

2

Lãi (Lỗ) lũy kế (đồng)

 

3

Tài sản cố định (đồng)

 

(3)/(10)*100

4

Cổ phiếu quỹ (cổ phiếu)

 

(4)/(5)*100

5

Cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu)

 

6

Tổng nợ (đồng)

 

(6)/(7)

7

Vốn chủ sở hữu (đồng)

 

8

Nợ ngắn hạn (đồng)

 

(8)/(9)

9

Tài sản ngắn hạn (đồng)

 

10

Tỷ lệ vốn khả dụng (%)

 

 

11

Tổng tài sản

 

 

VIII. Kiến nghị với các cơ quan quản lý

 

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)

KIỂM SOÁT
(Ký, ghi rõ họ tên)

(TỔNG) GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)



1 Văn bản này được hợp nhất từ 2 văn bản sau:

- Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2013;

- Thông tư số 07/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 văn bản nêu trên.

2 Thông tư số 07/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán.”

3 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016

4 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016

5 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

6 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

7 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016

8 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

9 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

10 Mục này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

11 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TTBTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

12 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TTBTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

13 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

14 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

15 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

16 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

17 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

18 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016

19 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

20 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

21 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

22 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

23 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

24 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

25 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

26 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

27 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

28 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016

29 Điều 2 Thông tư số 07/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán quy định như sau:

“Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ.

2. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu thấp hơn mức vốn pháp định theo các nghiệp vụ kinh doanh được cấp phép, công ty chứng khoán phải thực hiện các biện pháp cần thiết, đúng quy định để đảm bảo vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định theo quy định tại Thông tư này; công ty chứng khoán phải thực hiện sửa đổi Điều lệ mẫu theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư này do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.”

30 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

31 Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

32 Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

33 Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 07/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

MINISTRY OF FINANCE
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No.: 07/VBHN-BTC

Hanoi, April 05, 2016

 

CIRCULAR 1

GUIDANCE ON ESTABLISHMENT AND OPERATION OF SECURITIES COMPANIES

The Circular No. 210/2012/TT-BTC dated November 30, 2012 by Minister of Finance providing guidance on establishment and operation of securities companies and coming into force as of January 15, 2013, was amended by:

The Circular No. 07/2016/TT-BTC dated January 18, 2016 by Minister of Finance on amendments to the Circular No. 210/2012/TT-BTC dated November 30, 2012 providing guidance on establishment and operation of securities companies, and coming into as of March 15, 2016.

Pursuant to the Law on Securities dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law dated November 24, 2010 on amendments to the Law on Securities;

Pursuant to the Law on Enterprises dated November 29, 2005;

Pursuant to the Government's Decree No. 58/2012/ND-CP dated July 20, 2012 elaborating and guiding the implementation of the Law on Securities and the Law on amendments to the Law on Securities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



At the request of Chairman of the State Securities Commission of Vietnam;

Minister of Finance promulgates a Circular providing guidance on the establishment and operation of securities companies 2

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. Scope: This Circular provides guidance on the establishment and operation of securities companies in Vietnam.

2. Regulated entities:

a) Securities companies;

b) Organizations and individuals involved in the establishment and operation of securities companies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For the purpose of this document, terms herein shall be construed as follows:

1. “securities company” means an enterprise that engages in securities business with one, some or all kinds of the following securities operations: securities brokerage, proprietary trading, securities underwriting, and securities investment consultancy.
2. “securities practitioner” refers to a person who has a securities practicing certificate and works in securities brokerage, proprietary trading, securities underwriting or securities investment consultancy department under a labour contract concluded with a securities company.

3. “valid copy” refers to a copy which is duly notarized or authenticated by a competent authority of Vietnam.

4. “valid application” refers to an application containing a full set of documents which are stipulated by this Circular and include contents properly and sufficiently declared in accordance with law regulations.

5. “working capital” means the difference between current assets and current liabilities at the time of calculation.

6. 3 “consolidation” means two or some securities companies (referred to as “consolidating securities companies”) consolidating into one new securities company (hereinafter referred to as “consolidated securities company”), which terminates the existence of consolidating securities companies.

7. 4 “merger” means one or some securities companies (hereinafter referred to as “acquired securities companies”) merging into another securities company (hereinafter referred to as “acquiring securities company”) by transferring all assets, legitimate rights, obligations and interests to the acquiring securities company, which terminates the existence of acquired securities companies.

8. 5 “loan” refers to a securities company’s provision or undertaking to provide a beneficiary or user with an amount of money, assets or securities for a defined length of time on agreed principles for repayment of the loan principal with or without interest(s).

9. 6 “approved audit organization” refers to an audit firm that has obtained an approval from the State Securities Commission of Vietnam (hereinafter referred to as the “SSC”) to conduct audits and examination of financial statements, financial data and other reports made by public interest entities in the securities sector.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



LICENSE FOR ESTABLISHMENT AND OPERATION

Section 1. ISSUANCE OF LICENSE FOR ESTABLISHMENT AND OPERATION

Article 3. License eligibility requirements

To be eligible for applying for an license for establishment and operation, a securities company must satisfy the following requirements:

1. The securities company must have the head office and facilities to conduct securities transactions in accordance with guidance of the SSC upon obtaining approval from the Ministry of Finance.

2. Its charter capital which is the paid-up capital must be not lower than the legal capital as required by law.

3. Director (General Director) of the securities company must satisfy requirements mentioned in Clause 3 Article 34 herein.

4. There are at least three securities practitioners available for each securities operation to be provided.

5. Structure of shareholders/ capital contributing members of a securities company:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) If a securities company is established in the form of a single-member limited liability company, its owner must be a commercial bank or an insurance company that must satisfy the requirements in Clause 7 of this Article or a foreign organization meeting the requirements in Clause 8 of this Article;

c) Founding shareholders or founding members of the securities company must hold at least 65% of its charter capital in which the commercial bank, insurance company or foreign organization meeting the requirements in Clause 8 of this Article must hold at least 30%.

d) The shareholder or member that holds 10% or more of the share capital or paid-in capital of a securities company and persons related to such shareholder or member are not allowed to hold more than 5% of the share capital or paid-in capital of another securities company;

dd) A securities company that is duly established and operating in Vietnam is not allowed to make capital contribution to another securities company in Vietnam.

6. An individual shall be eligible to make capital contribution to a securities company if he/she satisfies the following requirements:

a) He/she is not forbidden from establishing and managing enterprises in Vietnam in accordance with applicable law regulations and must be financially capable of making capital contribution to a securities company;

b) He/she must use his/her own money to make capital contribution; he/she is not allowed to use borrowed fund or trust fund to make capital contribution;

c) He/she must prove his/her financial capacity by providing the bank’s certification of his/her account balance in VND or a freely convertible currency. This balance must be at least equal to the estimated amount of capital contributed to the securities company. The bank’s certification must be issued within thirty days before the date on which the application for establishment of a securities company is certified sufficient and valid.

7. An organization shall be eligible to make capital contribution to a securities company if it satisfies the following requirements:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) It has a profitable business for two straight years preceding the year in which it is going to contribute money to the securities company and incurs no accumulated loss at the time of making capital contribution to the securities company;

c) A commercial bank or insurance company or another securities company that wants to make capital contribution must also satisfy the following requirements:

- It must not be under the operational control, special control or another warning state;

- It must satisfy all of requirements for making capital contribution or investments as regulated in specialized legislative documents.

d) An economic organization must also satisfy the following requirements:

- It has been in existence and continuously operating for at least five years before making capital contribution to a securities company;

- Its owner’s equity, exclusive of long-term assets, must not be smaller than the estimated amount of money to be contributed;

- Its working capital must not be smaller than the estimated amount of money to be contributed.

dd) It shall only use its owner’s equity and other legal sources of capital as defined by specialized law regulations to make capital contribution; it is not allowed to use trust funds to make capital contribution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) It must engage in banking or securities or insurance business sector and has been operating for at least two straight years preceding the year in which it intends to make capital contribution to the securities company;

b) It must bear the regular inspection by foreign regulatory securities authority and obtain a written approval from this authority for its contribution of capital to a securities company in Vietnam;

c) The foreign regulatory securities authority and the SSC have concluded a bilateral or multilateral cooperation agreement on exchange of information and cooperation in managing and inspecting securities transactions and securities market;

d) It must satisfy relevant requirements in Clause 7 of this Article;

dd) The ratio of capital contributed by foreign organizations shall abide by applicable law regulations.

Article 4. Application for license for establishment and operation

1. An application for the license to establish and operate a securities company includes:

a) The application form for an license for establishment and operation (using the form stated in the Appendix I enclosed herewith);

b) The written statement about its facilities available for conduct of securities operations (using the form stated in the Appendix II enclosed herewith), enclosed with documentary evidence of its right to use the head office;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Name of securities company and business operations;

- Charter capital and ownership structure;

- Contents about the approval for drafted charter and business plan of securities company;

- Representative for founding shareholders or founding members who shall carry out procedures for establishment of the securities company.

d) The list of Director (General Director) and securities practitioners (using the form stated in the Appendix III enclosed herewith), enclosed with valid copies of their securities practicing certificates; personal profile of Director (General Director) (using the form stated in the Appendix IV enclosed herewith);

dd) The list of shareholders or capital contributing members which specifies ownership percentages (using the form stated in the Appendix V enclosed herewith);

e) The list of members of the Board of directors, the Board of members, the Board of Control (if any), enclosed with valid copies of their ID cards or unexpired Passports, criminal records and personal profile of each member (using the form stated in the Appendix IV enclosed herewith);

g) Documents proving capacity to make capital contribution by shareholders or capital contributing members of the securities company:

- For an individual: Valid copy of ID Card or unexpired Passport, personal profile (using the form stated in the Appendix IV enclosed herewith) and documents proving his/her financial capacity and satisfaction of the requirements in Clause 6 Article 3 herein; A shareholder or member who contributes ten percent or more of the charter capital is required to submit a criminal record too;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Valid copies of the license for establishment and operation or business registration certificate or document having equivalent validity; the charter of company; the meeting minutes and decision made by the Board of directors or the Board of members or the Owner on capital contribution and appointment of representative for contributed capital, enclosed with valid copies of ID Card or unexpired Passport, criminal records, and personal profile of this representative (using the form stated in the Appendix IV enclosed herewith) and other documents proving its satisfaction of the requirements in Clause 7 Article 3 herein. An organization that plans to own more than ten percent of the charter capital of the securities company must also submit the criminal record of its legal representative;

If a parent company makes capital contribution, it must also submit consolidated financial statements of the past year which have been audited in accordance with regulations of the law on accounting and auditing;

A commercial bank or an insurance company must also submit valid copies of its regular reports on prudential ratios or capital adequacy ratio in the past two years as provided for by specialized law regulations.

h) The written approval for capital contribution granted by a regulatory authority to the commercial bank or insurance company or other documents proving that the capital contribution made to the securities company has been approved;

i) The draft Charter of company thoroughly approved by founding shareholders or founding members;

k) The business plan for the first three years for business operations specified in the application (using the form stated in the Appendix VI enclosed herewith), enclosed with operational procedures, internal control procedures and risk management procedures.

2. If a foreign organization makes capital contribution to the securities company, it must submit documents which have been issued by foreign regulatory authorities and legalized by appropriate consulates within 06 months before the date of the application. If a document written in a foreign language is submitted, it must be submitted with a Vietnamese translation attached. It must be provided by a registered translation service provider under the law of Vietnam.

3. The documents prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be made in one (01) set of originals, enclosed with their files. The set of originals shall be submitted by hand or by post to the SSC.

Article 5. Procedures for issuance of license for establishment and operation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Founding shareholders or founding members of the securities company must complete the application for license for establishment and operation within 30 days from the receipt of the request from SSC. Over the abovementioned time limit, if founding shareholders or founding members fail to supplement documents as required, SSC may refuse that application for license for establishment and operation.

3. Founding shareholders or founding members must complete the construction of facilities and deposit paid-in capital to an escrow account within 90 days from the receipt of the written request from SSC. Charter capital of the securities company must be deposited to an escrow account opened at a commercial bank designated by SSC and shall be released and transferred to its account upon the issuance of the license for establishment and operation. Over the abovementioned time limit, SSC may refuse the application for license for establishment and operation.

4. Before issuing the license for establishment and operation, SSC must visit the head office of the securities company to inspect its facilities.

5. SSC shall issue the license for establishment and operation to the securities company within 07 days from the receipt of certification of capital escrow account as prescribed in Clause 3 of this Article, inspection results of facilities and other valid documents. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

6. Within 12 months from the issuance of the license for establishment and operation, the licensed securities company must conduct securities business as regulated.

Article 6. Name of a securities company

1. Name of a securities company shall include the following components:

a) Type of enterprise;

b) The phrase “chứng khoán” (“securities”);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. A securities company must be named in conformity with the Law on Enterprises.

Article 7. Announcement about the license for establishment and operation

Within 07 days from the issuance of the license for establishment and operation, the licensed securities company must announce information about the License in accordance with regulations in Article 66 of the Law on Securities.

Section 2. AMENDMENTS TO A LICENSE FOR ESTABLISHMENT AND OPERATION

Article 8. Amendments to a license for establishment and operation

1. When adding or removing securities operations, changing company’s name or address of the head office, increasing or reducing the charter capital or changing the company’s legal representative, the securities company must submit an application for amendments to the license for establishment and operation to SSC.

2. An application for amendments to the license for establishment and operation shall be made in one (01) set of originals of required documents and submitted to SSC by hand or by post.

3. If an application is insufficient or invalid, the securities company must supplement documents as required within 30 days from the receipt of the written request from SSC. If the securities company fails to supplement documents as required within the abovementioned time limit, its application submitted to SSC shall be implicitly invalid.

4. If an application is approved, the securities company must announce information about the amended license for establishment and operation within the time limit and under the method as prescribed in Article 66 of the Law on Securities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. When submitting an application for addition of securities operations, the securities company must satisfy the following requirements:

a) Its facilities must satisfy the requirements in Clause 1 Article 3 herein if an application for addition of securities brokerage and/or proprietary trading;

b) Its charter capital or owner’s equity must be not smaller than the legal capital required by law to conduct licensed securities operations and the ones to be conducted as specified in the application;

c) It must have enough securities practitioners to take charge of existing securities operations and hire at least three securities practitioners to take charge of securities operations to be conducted as specified in the application;

d) It must not be under an ordinary or special control or suspension as regulated by law within three months prior to the date of submission of the application.

2. An application for addition of securities operations includes:

a) The application form for amendments to the license for establishment and operation (using the form stated in the Appendix VII enclosed herewith);

b) The written statement about its facilities available for conduct of additional securities brokerage and/or proprietary trading as specified in the application (using the form stated in the Appendix II enclosed herewith);

c) The Decision on addition of securities operation issued by the General Shareholders Meeting, the Board of members or the Owner;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) The business plan for the first three years for additional securities operations as specified in the application (using the form stated in the Appendix VI enclosed herewith), enclosed with corresponding operational procedures, internal control procedures and risk management procedures;

e) The list of securities practitioners working at the securities company (using the form stated in the Appendix III enclosed herewith); The list and valid copies of securities practicing certificates and labour contracts of securities practitioners being in charge of additional securities operations;

g) The amended Charter approved by the General Shareholders Meeting, the Board of members or the Owner.

3. SSC shall conduct a physical inspection of facilities if an application for addition of securities brokerage and/or proprietary trading is submitted.

4. SSC shall grant an amended license for establishment and operation within 20 days from the receipt of a valid application as prescribed in Clause 2 of this Article and inspection results of facilities (if any). SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

Article 10. Removal of securities operations

1. Procedures for removal of securities brokerage:

a) The securities company shall submit an application for removal of securities brokerage. The application includes:

- The application form for amendments to the license for establishment and operation (using the form stated in the Appendix VII enclosed herewith);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The plan for settlement of accounts of clients.

b) The securities company shall adopt and implement the plan and process for removal of securities brokerage as regulated by SSC;

c) Within 07 days from the receipt of the report on completion of the plan for settlement of clients’ accounts, SSC shall grant an amended license for establishment and operation and decision on revocation of Certificate of securities depository if the securities company does not carry out proprietary trading. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

2. Procedures for removal of securities investment consultancy, securities underwriting and proprietary trading:

a) An application for removal of securities investment consultancy, securities underwriting and proprietary trading includes:

- The application form for amendments to the license for establishment and operation (using the form stated in the Appendix VII enclosed herewith);

- The Decision on removal of securities operations issued by the General Shareholders Meeting, the Board of members or the Owner;

- Report on settlement of contracts signed with clients if securities underwriting or securities investment consultancy is removed; the plan for settlement of proprietary trading accounts if the proprietary trading is removed.

b) Within 07 working days from the receipt of a valid application as prescribed in Clause 2 of this Article, SSC shall issue an amended license for establishment and operation to the securities company. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. An application for change of company’s name includes:

a) The application form for amendments to the license for establishment and operation (using the form stated in the Appendix VII enclosed herewith);

b) The Decision on change of company’s name issued by the General Shareholders Meeting, the Board of members or the Owner;

c) The amended Charter approved by the General Shareholders Meeting, the Board of members or the Owner.

2. An application for change of head office’s address includes:

a) The application form for amendments to the license for establishment and operation (using the form stated in the Appendix VII enclosed herewith);

b) The written statement about facilities available for conduct of securities operations at the new head office (using the form stated in the Appendix II enclosed herewith), enclosed with documentary evidence of the right to use the head office;

c) The Decision on change of the head office’s address issued by the General Shareholders Meeting, the Board of members or the Owner.

3. The new head office of the securities company must satisfy the facilities requirements specified in Clause 1 Article 3 herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Within 20 working days from the receipt of a valid application and inspection results of facilities (if any), SSC shall grant an amended license for establishment and operation to the securities company. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

Article 12. Change in charter capital 7

1. An application for increase in the charter capital includes:

a) The application form for amendments to the license for establishment and operation (using the form stated in the Appendix VII enclosed herewith);

b) The written confirmation of the capital increment issued by the bank where the escrow account is opened or the approved audit organization or the financial statements made upon the securities company’s completion of the augmentation of its charter capital, which have been audited by an approved audit organization. This clause does not apply to securities companies that raise charter capital with funds from their equity;

c) The report on ownership structure before and after the increase in the charter capital; the documents stated in Point d Section 2 Article 30 herein in case the increase in the charter capital results in the addition of new shareholders or members who hold 5% or more of the charter capital.

2. An application for decrease in the charter capital includes:

a) The application form for amendments to the license for establishment and operation (using the form stated in the Appendix VII enclosed herewith);

b) The report on repurchase and cancellation of stocks or decrement of contributions for diminution of charter capital, which has been endorsed by an approved audit organization, or the financial statements audited by an approved audit organization upon the securities company’s completion of its repurchase and cancellation of stocks or decrement of contributions for diminution of charter capital;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Within twenty (20) days from the receipt of a valid application including the documents as defined in Section 1 and 2 of this Article, SSC shall amend the license for establishment and operation of the securities company. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

Article 13. Change of legal representative

1. The application for change of the securities company’s legal representative includes:

a) The application form for amendments to the license for establishment and operation (using the form stated in the Appendix VII enclosed herewith);

b) The Decision, made by the Board of directors or the Board of members or the Owner, on appointment of Chairperson of the Board of directors or Chairperson of the Board of members or Director (General Director), enclosed with personal profile (using the form stated in the Appendix IV enclosed herewith), valid copies of ID Card and securities practicing certificate of the new representative (if any);

c) The amended Charter approved by the General Shareholders Meeting, the Board of members or the Owner if there is a change in the title of the company’s legal representative.

2. Within twenty (20) days from the receipt of a valid application including the documents as defined in Section 1 of this Article, SSC shall amend the license for establishment and operation of the securities company. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

Section 3. SUSPENSION AND REVOCATION OF THE LICENSE FOR ESTABLISHMENT AND OPERATION

Article 14. Suspension of a securities company 8

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) There is intentionally distorted information in the application for issuance of or amendments to the license for establishment and operation;

b) Upon the expiration of the warning period (under ordinary or special control) as per regulations on prudential ratio and measures against securities institutions that fail to achieve the prudential ratio, the securities company fails to provide evidences of its rectification of alert situations (liquid capital ratio has reached at least one hundred eighty percent (180%) in three (03) consecutive months and such ratio in the last reporting period has been audited by an approved audit organization) and of annual gross loss on fifty percent (50%) or more of the charter capital or of the inferiority of the equity in the latest financial statement audited or examined to the legal capital as per business operations licensed;

c) Its operations are contrary to purposes or inconsistent with contents as defined in the license for establishment and operation;

d) It does not continuously abide by one of the requirements for licensing of establishment and operation as per Section 1, 2, 3 and 4 Article 3 herein;

dd) Other situations of suspension as per the laws on administrative sanctions in the sector of securities and stock market.

2. In situations of suspension as per Point a, b, c, d, Section 1 of this Article, SSC considers the formation and degree of violations to suspend one, some or all securities-related activities including brokerage, proprietary trading, investment consultancy, underwriting and depository services. Moreover, suspension period and scope must be clarified.

3. A securities company under suspension is not permitted to make or extend contracts related to business operations suspended. It shall bear the obligation to settle and transfer accounts at clients’ requests (if any), to have rectification plans and to report its execution of such plans at the request of SSC. A securities company, if suspended from proprietary trading, has permission to only sell but not to increase business investments, except for indispensable purchases, which rectify transaction errors, odd-lot transactions or acquisition of interests from securities in its holding as per current laws.

Article 7. Revocation of license for establishment and operation 9

1. A securities company's license for establishment and operation shall be revoked in the following events:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Violations as prescribed in Point a, c, d Section 1 Article 14 of this Circular have not been rectified in sixty (60) days upon the suspension of operations;

c) Situations as stated in Point b Section 1 Article 14 of this Circular have not been rectified in six (06) months upon the suspension of operations;

d) The securities company's period of operation expires as per its Charter or it undergoes voluntary dissolution;

dd) The securities company goes bankrupt;

e) The securities company consolidates or is merged.

2. During the progress of dissolution or bankruptcy, the securities company must conform to these principles:

a) Members of the Board of Directors or Board of members, Owner, Director or General Director, and the legal representative of the securities company shall be held liable for the integrity and accuracy of documents on dissolution as per Point h Section 3 of this Article;

b) If documents on settlement of clients’ securities trading accounts and on dissolution are inaccurate or falsified, the individuals as defined in Point a of this Section shall be jointly liable for settling outstanding debts, taxes and workers’ benefits and assume personal liabilities for consequences arising in five (05) years’ time upon the submission of dissolution documents to SSC.

3. The formalities for revocation of a license for establishment and operation in situations as stated in Point a, b, c, Section 1 of this Article shall include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) In twenty four (24) hours from the receipt of SSC’s decision, the securities company is held responsible for announcing such decision. The securities company is responsible for discontinuing all business operations licensed and not engaging in new contracts related to its business operations;

c) Within seven (07) working days upon the securities company’s receipt of SSC’s decision, the former’s Board of Directors or Board of members must convene an extraordinary General Shareholders Meeting or Board of Members’ extraordinary conclave to ratify the dissolution and decide settlement solutions for creditors and bearers of relevant interests and duties. In twenty four (24) hours upon the decision by the General Shareholders Meeting, Board of members or Owner on the dissolution of the securities company, such company shall be responsible for announcing its dissolution and settlement plans for creditors and bearers of relevant interests and duties;

d) Within fifteen (15) days from the receipt of SSC's decision, the securities company must report to SSC about the plans for settlement of proprietary trading accounts and clients' contracts in effect in connection with securities trading operations in progress and clients’ securities trading accounts (if any) at such company. Basic details of the said plans include:

- Time and methods of dissemination of information and notice to every client about the termination of all securities-related business operations licensed;

- The expected and minimum time for final settlement of transaction accounts (to be closed or transferred) at clients’ requests shall be thirty (30) days;

- The time for desistance of new accounts;

- The expected time for discontinuance of transactions on stock exchanges;

- The time for stoppage of clients’ withdrawal or deposit of money;

- The expected time for finalization of the balance of clients’ accounts not due for final settlement;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Plans for settlement of proprietary trading accounts;

- Plans for clients’ contracts in effect in relation to securities business operations in progress.

dd) Within forty five (45) days upon SSC’s expression to the plans as defined in Point d of this Section, the securities company must implement such plans in the following order:

- Publish information and give notice to every client according to plan;

- Settle accounts and remit (transfer) money and securities in full at clients' requests;

- At the end of the time limit for final settlement of accounts, a full list of clients' accounts, whose owners have not appeared for final settlement, and of each account's current balance of money and securities shall be made;

- Within five (05) working days upon the expiration of the time limit for final settlement of accounts at clients’ requests, the securities company shall report to SSC about the accounts settled and not settled, plus each unsettled account's balance of money and securities, the implementation of plans for closure of proprietary trading accounts and clients’ contracts in effect in relation to securities business operations in progress;

- The securities company can negotiate the transfer of clients’ accounts unresolved to other securities companies.

In situations of license revocation as stated in Point b Section 2 Article 70 of the Law on Securities, SSC is entitled to designate an alternative securities company to acquire clients’ accounts unresolved from the securities company stripped of the license for establishment and operation. In this event, a proxy between two companies mentioned above is automatically enacted.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Within five (05) working days upon the completion of the return of all clients’ accounts, the securities company reports to SSC about the settlement of clients’ securities trading accounts unresolved. This clause does not apply to securities companies settling all clients' accounts within the time limit for final settlement of accounts at clients’ requests;

g) Within five (05) working days upon SSC’s notice of its receipt of the report as prescribed in Point dd and e of this Section, the securities company shall go through dissolution formalities as per the Law on enterprises. SSC shall publish its notice on its website;

h) Within seven (07) working days after such formalities complete, the securities company shall have its legal representative or another individual, according to Point dd of this Section, to submit the following documents on dissolution to SSC:

- The report on dissolution process and settlement of debts and payables, plus the original of the license for establishment and operation of the securities company;

- Papers on police’s revoking the corporate seal, on fulfillment of taxes and duties with tax authorities, and on affirmation of debts and payables fully settled;

- The financial statement audited by an approved audit organization upon the fruition of the dissolution process.

i) Within seven (07) working days from the receipt of all valid documents as defined in Point h of this Section, SSC shall issue a decision to revoke the license for establishment and operation and announce information as per regulations.

4. The following formalities apply to the revocation of a license for establishment and operation in the event stated in Point d Section 1 of this Article:

a) In twenty four (24) hours upon the decision by the General Shareholders Meeting, Board of Members or Owner on the dissolution of the securities company, such company shall be responsible for announcing the information on its dissolution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Within ten (10) working days, SSC shall respond in writing about such plans;

d) The securities company, when receiving SSC’s reply, shall settle clients' accounts as per Point dd Section 3 of this Article;

dd) After settling and transferring clients' accounts to other securities companies on written agreements, the securities company shall submit the application for approval for dissolution. Such application shall be made in one (01) set of originals and presented to SSC by hand or by post, including:

- The application form for approval for dissolution (using the form stated in the Appendix VIII enclosed herewith);

- The decision issued by the General Shareholders Meeting, Board of Members or Owner on the dissolution of the securities company;

- The report on final settlement of clients’ securities trading accounts and plans for finalization and settlement of contracts, interests and financial liabilities of the company.

e) Within seven (07) working days from the receipt of the application as defined in Point dd of this Section, SSC shall issue a decision to approve the securities company’s proceedings of dissolution. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications;

g) In twenty four (24) hours from the receipt of SSC’s decision, the securities company is held responsible for announcing the approval for its dissolution;

h) The formalities for dissolution are subject to the Law on Enterprises;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



k) Within seven (07) working days from the receipt of an application including valid documents as defined in Point h Section 3 of this Article, SSC shall issue a decision to revoke the license for establishment and operation and announce information as per regulations.

5. The following formalities apply to the revocation of a license for establishment and operation in the event stated in Point dd Section 1 of this Article:

a) In twenty four (24) hours upon a securities company’s obtainment of a decision to initiate or declare bankruptcy through summary procedures as per Section 1 Article 105 of the Law on Bankruptcy, such company must announce such decision;

b) Within five (05) working days from the date of announcement as stated in Point a of this Section, the securities company having licensed brokerage shall set up plans for settlement of clients’ securities trading accounts as per Point d Section 3 of this Article;

c) The securities company shall settle clients’ accounts as per Point dd Section 3 of this Article;

d) The securities company shall execute the bankruptcy formalities according to the Law on Bankruptcy;

dd) Within thirty (30) days from the receipt of the decision to declare the securities company’s bankruptcy, SSC shall issue its decision to revoke such company’s license for establishment and operation and announce information as per regulations.

6. The following formalities apply to the revocation of a license for establishment and operation in the event stated in Point e Section 1 of this Article:

SSC shall decide to revoke the license for establishment and operation of consolidating securities company or acquired securities company while reissuing the aforesaid license to the consolidated securities company or the acquiring securities company as per Section 6 Article 67 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



ORGANIZATION OF A SECURITIES COMPANY

Section 1. GENERAL PROVISIONS

Article 16. Principles of organization

1. Branches, transaction offices and representative offices are affiliates of a securities company. The securities company must take responsibility for the operation of its branches, transaction offices and representative offices.

2. Names of branches, transaction offices and representative offices must contain the securities company's name, phrases such as "branch, transaction office or representative office", and proper name.

Article 17. General procedures

1. A securities company must obtain an approval from SSC when establishing, shutting down or changing address of its branch, transaction office or representative office. A securities company, when changing name of its branch or transaction office, making change in securities operations carried out at its branch or changing the branch manager, must submit an application to SSC for amendments to the Decision on establishment of branch or transaction office.

2. The application for approval or amendments to the Decision on establishment or branch or transaction office in cases mentioned in Clause 1 of this Article shall be made in one (01) set of originals and submitted to SSC by hand or by post.

3. In case of insufficient or invalid application, the securities company must supplement documents as required within thirty (30) days from the receipt of the written request from SSC. If the securities company fails to supplement documents as required within the abovementioned time limit, its application submitted to SSC shall be implicitly invalid.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 18. Establishing a branch

1. Branches are affiliates of a securities company. These branches are permitted to carry out securities operations as assigned or authorized by the securities company. A branch is not allowed to carry out operations other than the licensed ones of the securities company.

2. When establishing a branch, the following requirements must be satisfied:

a) At the time of submission of application for branch establishment, the securities company must not be under an ordinary or special control or suspension as regulated by applicable laws;

b) It does not incur any incur administrative penalties for violations against regulations on securities and securities market within six (06) months prior to the date of submission of application for branch establishment to SSC;

c) Branch office and facilities must be available to carry out authorized securities operations;

d) Branch manager must satisfy the requirements mentioned in Point a, d Clause 3 Article 34 herein, possess a securities practicing certificate in conformity with the branch’s operations, have at least two (02) years of experience in financial, banking or securities sector and at least one (01) year of experience in executive position;

dd) The securities company must have enough securities practitioners to carry out securities operations at its head office, branch and/or transaction office and at least two (02) persons for each securities operation carried out at its branch to be established.

3. An application for branch establishment includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The decision by the Board of Directors, the Board of Members or the Owner of the securities company on the establishment of branch and securities operations to be carried out at its branch;

c) The written operational procedures, internal control procedures and/or risk management procedures to be followed at the branch;

d) The written statement about facilities available for conduct of securities operations as assigned or authorized by the securities company (using the form stated in the Appendix II enclosed herewith), enclosed with documentary evidence of the right to use the branch office;

dd) The list of all securities practitioners of the securities company; the list of branch manager and securities practitioners working at the branch to be established, enclosed with valid copies of their securities practicing certificates and labour contracts signed by and between the securities company and securities practitioners working at the branch; the decision on appointment and personal profile of the branch manager (using the form stated in the Appendix IV enclosed herewith).

4. Before granting a decision on approval for the branch establishment, SSC shall conduct a physical inspection of facilities at the securities company's branch that plans to carry out securities brokerage and/or proprietary trading.

5. Within fifteen (15) working days from the receipt of a valid application and inspection results of facilities (if any), SSC shall grant a decision on approval for branch establishment. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

6. The securities company’s branch must be put into official operation within three (03) months as from the receipt of approval for branch establishment from SSC. Over the abovementioned time limit, SSC shall revoke its decision on approval for branch establishment.

Article 19. Closing a branch

Procedures for closure of a branch:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The application form for branch closure (using the form stated in the Appendix IX enclosed herewith);

b) The decision issued by the Board of Directors, the Board of Members or the Owner of the securities company on closure of its branch;

c) Plan for settlement of clients’ contracts in effect, including service contracts for provision of securities brokerage, investment consultancy and underwriting. Such plan must specify the announcement of information to clients about the branch closure and the time limit for closing accounts by clients which must be not less than fifteen (15) days.

2. Within fifteen (15) working days from the receipt of the valid application including all documents as prescribed in Section 1 of this Article, SSC shall make a decision on approval for branch closure. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

3. The securities company shall shut down its branch according to the plan submitted to SSC.

4. Securities company is required to submit the report on branch closure. Within five (05) days from the receipt of the report on branch closure submitted by the securities company, SSC shall make decision on revocation of the decision on approval for branch establishment.

Article 20. Changing branch address and amending decision on approval for branch establishment

1. The application for change of branch address includes:

a) The application form for change of branch address (using the form stated in the Appendix IX enclosed herewith);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The decision made by the Board of Directors, the Board of Members or the Owner on change of branch address.

2. The application for addition of securities operations of a branch includes:

a) The application form for amendments to the decision on approval for branch establishment (using the form stated in the Appendix X enclosed herewith);

b) The written statement about its facilities available for conduct of additional securities operations which are securities brokerage and/or proprietary trading as specified in the application (using the form stated in the Appendix II enclosed herewith);

c) The Decision made by the Board of Directors, the Board of Members or the Owner on addition of securities operations of a branch;

d) The list of securities practitioners working at departments of the securities company, its branches/ transactions offices and those taking charge of additional securities operations of the branch, enclosed with valid copies of their securities practicing certificates and labour contracts signed with the securities company.

3. The application for removal of securities operations of a branch includes:

a) The application form for amendments to the decision on approval for branch establishment (using the form stated in the Appendix X enclosed herewith);

b) The Decision made by the Board of Directors, the Board of Members or the Owner on removal of securities operations of a branch;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The application for change of branch name includes:

a) The application form for amendments to the decision on approval for branch establishment (using the form stated in the Appendix X enclosed herewith);

b) The decision made by the Board of Directors, the Board of Members or the Owner on change of branch name.

5. The application for change of branch manager includes:

a) The application form for amendments to the decision on approval for branch establishment (using the form stated in the Appendix X enclosed herewith);

b) The Decision made by the Board of Directors, the Board of Members or the Owner on change of branch manager;

c) The personal profile of the branch manager (using the form stated in the Appendix IV enclosed herewith), enclosed with valid copies of ID Card, labour contract and securities practicing certificate in conformity with securities operations carried out at the branch.

6. If changing the branch address, the securities company must satisfy the facilities requirements as specified in Point c Clause 2 Article 18 herein. Before giving approval for change of branch address, SSC must conduct a physical inspection of facilities of the new branch office if such branch carries out securities brokerage and/or proprietary trading.

7. Within fifteen (15) working days from the receipt of a valid application and inspection results of facilities, if available, in case of addition of securities operations of a branch or change of branch address, SSC shall grant a decision on amendments to the decision on approval for branch establishment. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 21. Establishing a transaction office

1. Transaction office is an affiliate of the head office or the branch of a securities company. A transaction office must be located in the same province or city where the securities company’s head office or branch is located. The transaction office shall assist the securities company’s head office or branch to which it is affiliated in carrying out securities brokerage, investment consultancy and depository.

2. When establishing a transaction office, the following requirements must be satisfied:

a) At the time of submission of application for establishment of transaction office, the securities company must not be under an ordinary or special control or suspension as regulated by applicable laws;

b) It does not incur any incur administrative penalties for violations against regulations on securities and securities market within six (06) months prior to the date of submission of application for establishment of transaction office to SSC;

c) Location and necessary facilities of the transaction office must be available to carry out authorized securities operations;

d) The securities company must have enough securities practitioners to carry out securities operations at its head office, existing branches and transaction offices and at least two (02) securities practitioners working at the transaction office to be established.

3. The application for establishment of transaction office includes:

a) The application form for establishment of transaction office (using the form stated in the Appendix IX enclosed herewith);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The written statement about facilities available for conduct of authorized securities operations by the transaction office (using the form stated in the Appendix II enclosed herewith), enclosed with documentary evidence of its right to use location of the transaction office;

d) The Decision made by the Board of Directors, the Board of Members or the Owner of the securities company on establishment of transaction office;

dd) The list of securities practitioners working at the securities company; the list of securities practitioners working at the transaction office to be established, enclosed with valid copies of their securities practicing certificates and labour contracts signed with the securities company.

4. Before granting a decision on approval for establishment of transaction office, SSC must conduct a physical inspection of its facilities.

5. Within fifteen (15) working days from the receipt of a valid application and inspection results of facilities (if any), SSC shall grant a decision on approval for branch establishment. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

6. The securities company’s transaction office must be put into official operation within three (03) months as from the receipt of decision on approval for establishment of transaction office from SSC. Over the abovementioned time limit, SSC shall revoke its decision on approval for establishment of transaction office.

Article 22. Closing a transaction office

1. The application for closure of transaction office includes:

a) The application form for closure of transaction office (using the form stated in the Appendix IX enclosed herewith);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Plan for settlement of clients’ contracts in effect, which must specify the announcement of information to clients about the closure of transaction office and the time limit for closing accounts by clients which must be not less than fifteen (15) days.

2. Within fifteen (15) working days from the receipt of the valid application including all documents as prescribed in Section 1 of this Article, SSC shall make a decision on approval for closure of transaction office. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

3. The securities company shall shut down its transaction office according to the plan submitted to SSC.

4. Securities company is required to submit the report on closure of transaction office. Within five (05) days from the receipt of the report on closure of transaction office submitted by the securities company, SSC shall make decision on revocation of the decision on approval for establishment of transaction office.

Article 23. Changing address of transaction office and amending decision on approval for establishment of transaction office

1. The application for change of transaction office’s address includes:

a) The application form for change of transaction office’s address (using the form stated in the Appendix IX enclosed herewith);

b) The written statement about facilities of the new location of transaction office for conduct of authorized securities operations (using the form stated in the Appendix II enclosed herewith), enclosed with documentary evidence of its right to use location of the transaction office;

c) The decision made by the Board of Directors, the Board of Members or the Owner on change of transaction office’s address.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The application form for amendments to the decision on approval for establishment of transaction office (using the form stated in the Appendix X enclosed herewith);

b) The decision made by the Board of Directors, the Board of Members or the Owner on change of transaction office’s name.

3. If changing the transaction office’s address, the securities company must satisfy the facilities requirements as specified in Point c Clause 2 Article 21 herein. SSC must conduct a physical inspection of facilities at the new location of transaction office.

4. Within fifteen (15) working days from the receipt of a valid application and inspection results of facilities, SSC shall grant a decision on amendments to the decision on approval for establishment of transaction office. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

Section 4. REPRESENTATIVE OFFICES OF A SECURITIES COMPANY

Article 24. Establishing a representative office

1. Representative offices are affiliates of a securities company. Location of a representative office must not be in the same province or city where the securities company’s head office or branch is located.

2. A representative office may perform one, some or all activities mentioned below:

a) Performing functions of a liaison office and conducting market research activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Promoting and supervising the implementation of projects, contracts and/or agreements signed with relevant parties in connection with the securities company’s operations.

3. A representative office is not allowed to perform business operations as well as transactional operations relating securities. It is not allowed to directly or indirectly conclude any economic contracts.

4. When establishing a representative office, the following requirements must be satisfied:

a) At the time of submission of application for establishment of representative office, the securities company must not be under an ordinary or special control or suspension as regulated by applicable laws;

b) It does not incur any incur administrative penalties for violations against regulations on securities and securities market within six (06) months prior to the date of submission of application for establishment of representative office to SSC;

c) There is a location available for the representative office.

5. The application for establishment of representative office includes:

a) The application form for establishment of representative office (using the form stated in the Appendix IX enclosed herewith);

b) The Decision made by the Board of Directors, the Board of Members or the Owner of the securities company on the establishment of representative office, which must specify operations of the representative office;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Within fifteen (15) working days from the receipt of a valid application, SSC shall grant a decision on approval for establishment of representative office. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

Article 25. Closing a representative office

1. Representative office of a securities company shuts down in the following cases:

a) The securities company voluntarily shuts down its representative office;

b) There is a branch is established in or the head office of the securities company is moved to the province or city where the representative office is located.

2. The application for closure of representative office includes:

a) The application form for closure of representative office (using the form stated in the Appendix IX enclosed herewith);

b) The decision issued by the Board of Directors, the Board of Members or the Owner of the securities company on closure of its representative office;

3. Within fifteen (15) working days from the receipt of the valid application including all documents as prescribed in Section 2 of this Article, SSC shall make a decision on approval for closure of representative office. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The application for change of representative office’s address includes:

a) The application form for change of representative office’s address (using the form stated in the Appendix IX enclosed herewith);

b) The decision made by the Board of Directors, the Board of Members or the Owner of the securities company on change of its representative office’s address.

c) Documentary evidence of the right to use the location of representative office.

2. The application for change of representative office’s name includes:

a) The application form for amendments to the decision on approval for establishment of representative office (using the form stated in the Appendix X enclosed herewith);

b) The decision made by the Board of Directors, the Board of Members or the Owner of the securities company on change of its representative office’s name.

3. Within fifteen (15) working days from the receipt of a valid application, SSC shall grant a decision on amendments to the decision on approval for establishment of representative office. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

Section 5. OUTWARD INVESTMENT 10

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. A securities company, when setting up a branch or representative office abroad or making an outward investment, must fulfill these requirements:

a) It carries out a project to open an overseas branch or representative office or to make an outward investment, which was approved in writing by the General shareholders Meeting, Board of Members or Owner;

b) It achieves the prudential ratio after it has allocated funds for the overseas branch or outward investment;

c) It maintains the equity’s balance, less the funds allocated to its overseas branch or outward investment, not to go beneath the legal capital as defined for its licensed business operations;

d) Scope of operations and investment fields must abide by the license for establishment and operation of the securities company in Vietnam.

2. The securities company’s application for approval for overseas branch or representative office or outward investment shall be executed in one set of originals and submitted to SSC by hand or by post. The application includes:

a) The application form for approval for overseas branch or representative office or outward investment by the securities company (using the form stated in the Appendix X(a) enclosed herewith);

b) The meeting minutes and resolution made by the General Shareholders Meeting, the Board of Members or Owner on the establishment of the overseas branch or representative office or on the outward investment in conformity to the securities company’s Charter;

c) The plan for overseas operations or outward investments, that states the expected amount of investment, funding sources, business partners (if any), investment fields, details and scope of operations, business operation schemes and other relevant information in the first three years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The securities company, after obtaining a written approval from SSC, shall proceed to set up the overseas branch or representative office or make the outward investment as per the laws on investment and foreign exchange management.

5. Within fifteen (15) days upon the foreign authorities’ consent to the establishment of the branch or representative office or their approval for the foreign investment project, the securities company must report to SSC. Such report shall include:

a) The address and personnel of the branch or representative office, investment value, date of opening, enclosed with written approvals by Vietnamese authorities in charge of investment and foreign exchange management;

b) Documents submitted to foreign authorities, enclosed with valid copies of licenses, written approvals or equivalent papers that have been issued by foreign competent authorities.

6. Within fifteen (15) days upon the securities company’s closure of the overseas branch or representative office or revocation of the outward investments, such company must send a report thereof to SSC. Such report shall include:

a) The name and address of the overseas branch or representative office and reasons for shutdown;

b) The securities company’s liabilities for assets, rights, duties and interests related to the overseas branch or representative office or the investment, enclosed with valid copies of written approvals or equivalent papers, if available, granted by foreign competent authorities.

Chapter IV

MANAGEMENT OF SECURITIES COMPANIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Securities companies must comply with regulations of the Law on securities, the Law on Enterprises and other laws on corporate management. Each securities company must formulate its own Charter in conformity with the template of the Charter stated in the Appendix XI enclosed herewith.

2. Securities companies must be honest with their clients, not infringe upon assets, legitimate rights and interests of their clients.

3. Each securities company must clearly assign duties of the General Shareholders Meeting, the Board of Members, the Owner, the Board of Directors, the Board of Control and the Board of Management in accordance with regulations of the Law on Securities, the Law on Enterprises and other relevant laws;

4. Each securities company must establish a communication system with the aim of sufficiently providing information to all shareholders/ members as well as ensuring their legitimate rights and interests.

Article 28. Management system of a securities company

1. The management system of a securities company which is a joint-stock company shall be comprised of the General Shareholders Meeting, the Board of Directors, the Board of Control and the Board of Management.

2. The management system of a securities company which is a single-member or multi-member limited liability company shall be comprised of the Board of Members, the Board of Control and the Board of Management.

3. 11 A securities company can have one (01) or many legal representatives according to its Charter. The Charter of the securities company shall define responsibilities, quantity, titles, rights and duties of each legal representative. If a securities company changes its legal representative, it shall submit an application for amendments to the license for establishment and operation to SSC according to Article 13 herein. The following are specific circumstances regarding a securities company’s legal representative:

a) The legal representative of a securities company where one (01) legal representative exists shall be the chairman of the Board of Directors or the Board of Members, or the Director or General Director. Unless otherwise stated in the Company’s Charter, its legal representative shall be the chairman of the Board of Directors or the Board of Members;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 29. Shareholders, members

1. Founding shareholders or members of a securities company are not allowed to transfer their shares or initial capital contributions within a period of three (03) years from the issued date of the license for establishment and operation, except shares/ capital contributions are transferred between founding shareholders or members. Commercial banks, insurance companies or foreign organizations as defined in Clause 7, Clause 8 Article 3 herein, during the above-mentioned period, must hold at least thirty percent (30%) of the charter capital of such securities company.

2. The shareholder or member that holds ten percent (10%) or more of the share capital or paid-in capital of a securities company and persons related to such shareholder or member are not allowed to hold more than five percent (5%) of the share capital or paid-in capital of another securities company.

3. The shareholder or member that holds ten percent (10%) or more of the charter capital of a securities company is not allow to take unfair advantage of this situation to harm rights and interests of such securities company or other shareholders.

4. The shareholder or member that holds ten percent (10%) or more of the charter capital of a securities company is required to inform the securities company within twenty four (24) hours from the occurrence of one of the following events:

a) Shares or capital contributions are blockaded, pledged or handled according to a court's ruling;

b) That shareholder or member being an organization decides to change its name or merger, divide, dissolve or declare bankrupt.

5. The securities company must report to SSC of the events stated in Clause 4 of this Article within five (05) days from the receipt of the relevant shareholder or member's notice thereof.

Article 30. Transactions that alter the ownership of shares or capital contributions making up 10% of more of the existing charter capital of a securities company

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. An application for approval for such transaction includes:

a) The application for approval for transfer of shares or capital contributions (using the form stated in the Appendix XII enclosed herewith);

b) The valid copy of the written request for transfer made by and between the parties;

c) The principle agreement on the transfer as approved by the transferor and the transferee;

d) The personal profile (using the form stated in the Appendix IV enclosed herewith), enclosed with the valid copy of ID Card if the new shareholder is an individual or the business registration certificate if the new shareholder is a legal entity;

dd) The Decisions on transfer issued by the Board of Directors, the Board of Members or the Owners of the transferor and the transferee if they are entities;

e) The written confirmation of the securities company of the validity of such transfer.

g) In case a transaction alters the ownership of shares or capital contributions with a foreign party, documents written in a foreign language must be submitted with their Vietnamese translations attached. Such translations must be provided by a registered translation service provider under the law of Vietnam. Documents issued by foreign regulatory authorities must be legalized by appropriate consulates in accordance with relevant laws.

3. The application for approval for transaction shall be made in one (01) set of originals and presented to SSC by hand or by post.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Relevant parties must complete transfer procedures within ninety (90) days from the receipt of the effective date of SSC's written approval. If relevant parties fail to complete transfer procedures within the abovementioned time limit, SSC’s written approval shall be implicitly invalid.

6. Within five (05) days from the completion of transfer procedures, the securities company must send a report on transfer results to SSC (using the form stated in the Appendix XIII enclosed herewith);

Article 31. General Shareholders Meeting, Board of Members

1. A securities company must formulate internal procedures for convening and voting at the meetings of the General Shareholders Meeting or the Board of Members. Such internal procedures must be approved by the General Shareholders Meeting or the Board of Members.

2. The securities company which is a joint-stock company is required to convene the annual general meeting of shareholders within four (04) months from the end of a fiscal year. If failing to convene a meeting within the abovementioned period, the securities company must report in writing to SSC and convene the annual general meeting of shareholders within the period of the succeeding two (02) months.

3. The securities company must send a written report on meeting results of the General Shareholders Meeting or the Board of Members, enclosed with the resolution and relevant documents, to SSC within five (05) working days from the end of the meeting.

4. 13 General Shareholders Meeting, Board of Members or Owner of a securities company shall have financial statements and prudential ratio statements audited by an approved audit organization. The securities company cannot replace such approved audit organization with another in one fiscal year unless such replacement is appointed by the parent company or the approved audit organization being employed is suspended or stripped of the permission to conduct audits.

Article 32. Board of Directors, Board of Members

1. Members of the Board of Directors or the Board of Members of a securities company shall not concurrently participate in the Board of Directors or the Board of Members or hold position of Director (General Director) in another securities company.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Functions and duties of each member of the Board of Directors or the Board of Members must be also specified.

4. The Board of Directors or the Board of Members must formulate internal procedures for convening and voting at the meetings of the Board of Directors or the Board of Members.

5. The Board of Directors or the Board of Members must establish a specialized department in charge of or appoint employees to take charge of risk management as regulated in Clause 1 Article 35 herein and internal control as regulated in Clause 1 Article 36 herein.

Article 33. Board of Control

1. Head of the Board of Control is not allowed to act as a member of the Board of Control or as a manager in another securities company.

2. The Board of Control must formulate the control procedures which must be approved by the General Shareholders Meeting or the Board of Members.

3. The Board of Control that is comprised of two (02) members or more shall meet at least two (02) times per year. Meeting contents should be sufficiently and accurately recorded and kept in accordance with applicable regulations.

4. If a member of the Board of Directors, the Board of Members or the Board of Management is found to have transgressed the laws and/or the company’s Charter and resulted in transgressions of the rights and interests of the securities company, its shareholders, owner or clients, the Board of Control shall be responsible for demanding the transgressor to generate report(s) within a limited time or for convening the General Shareholders Meeting, the Board of Members or the Owner for settlement. The Board of Control must inform SSC in writing of violations of laws within seven (07) working days from the detection of such violations.

Article 34. Board of Management

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Director (General Director) and Deputy Director (Deputy General Director) are not allowed to concurrently work for another securities company or a fund management company or another enterprise. Director (General Director) of a securities company is not allowed to participate in the Board of Directors or the Board of Members of another securities company.

3. Director (General Director) of a securities company must meet the following criteria:

a) He/she has never faced criminal prosecution, imprisonment or revocation of his/her practicing certificate in accordance with law regulations;

b) He/she must have at least three (03) years of experience in financial, securities and/or securities sector and at least three (03) years of experience in executive position;

c) He/she must possess a practicing certificate in financial analysis or fund management;

d) He/she did not incur any penalties imposed by SSC for violations against regulations on securities and securities market within the last two (02) years.

4. A Deputy Director (or Deputy General Director) in charge of professional divisions of the securities company must satisfy the requirements mentioned in Point a, d Clause 3 of this Article, possess securities practicing certificate conformable to securities operations undertaken, have at least two (02) years of experience in financial, banking and/or securities sector and at least two (02) years of experience in executive position.

5. The securities company must formulate regulations on operation of the Board of Management which must be approved by the Board of Directors or the Board of Members. Regulations on operation of the Board of Management must include the following contents:

a) Particular duties and missions of each member of the Board of Management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Responsibilities of the Board of Management for reporting to the Board of Directors and the Board of Control.

Article 35. Risk management

1. In course of risk management, the Board of Directors or the Board of Members of a securities company shall discharge the following duties:

a) Promulgate risk management policies and strategies in the Company's operations;

b) Inspect and assess the congruity and performance of the existing risk management system of the securities company.

2. The Board of Management must institute and maintain a risk management system in order to preclude probable risks against the interests of the securities company and clients. The risk management system has the following missions:

a) Determine the securities company’s risk policies;

b) Determine the securities company’s risk tolerance;

c) Identify the securities company’s risks;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Supervise, prevent, detect and handle risks;

e) Report on risk management.

3. SSC shall provide regulations on risk management systems of securities companies.

Article 36. Internal audit

1. The securities company which is a public joint stock company or which is licensed to carry out securities brokerage activities must establish an internal audit committee of the Board of Directors (or the Board of Members). An internal audit committee shall carry the following functions and missions:

a) Carry out independent assessment of the conformity and compliance by the securities company with applicable laws and policies, the company’s Charter, decisions by General Shareholders Meeting, the Owner, the Board of Directors or the Board of Members;

b) Inspect, examine and evaluate the adequacy, efficiency and upshot of the internal control system of the Board of Management so as to improve that system;

c) Assess business activities’ abidance by internal policies and procedures;

d) Provide counsels for the establishment of internal policies and procedures;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Undertake internal assessments and audits through financial information and business operations;

g) Appraise procedures for identifying, evaluating and managing risks in operations of the securities company;

h) Assess the effectiveness of the securities company’s operations;

i) Evaluate the observance of contracted undertakings;

k) Carry out information technology controls;

l) Investigate internal violations in the securities company;

m) Perform internal audits in the securities company and its subsidiaries.

2. Operational principles of the internal audit committee:

a) Independence: the internal audit committee is independent from other departments of the securities company, including executive committee; internal audit activities are independent from the management activities and operations of the securities company; employees in charge of internal audit are not allowed to perform duties relating to internal audit subjects and work in professional departments of the securities company such as brokerage, proprietary trading, analysis, investment consultancy, underwriting and risk management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Members of the internal audit committee must demonstrate the objectivity in the process of gathering, assessing and communicating information about their activities or processes or systems being audited. They should make a fair assessment of all relevant issues and not be dominated by private interests or goals by anyone else when giving their opinions or assessment results;

c) Honesty: members of the internal audit committee must perform their duties in an honest, diligent and responsible manner; comply with the laws and carry out their duties publicly in accordance with the law and code of professional ethics;

d) Security: members of the internal audit committee should respect the value and ownership of information received, shall be not allowed to disclose received information without a valid authorization unless they are obliged to disclose information in accordance with the law and internal regulations of the securities company.

3. Requirements to be satisfied by members of the internal audit committee:

a) They have not incurred pecuniary fines or severe penalties for violations against regulations on securities, banking or insurance within the last five (05) years before the year of appointment;

b) Head of the internal audit committee must possess expertise in law, accounting and/or auditing. Moreover, the holder of this position must have sufficient experience, prestige and authority to carry out assignments in an efficient manner;

c) A member of the internal audit committee must have no intimacy with heads of specialized divisions, securities practitioners, Director (General Director), Deputy Directors (Deputy General Directors), or branch managers of the securities company;

d) They must possess credentials in fundamental knowledge of securities and securities market, and certificates of completion of courses in laws on securities and securities market or practicing certificates for securities practitioners;

dd) They must not hold concurrent positions in the securities company.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The securities company must establish an internal control committee of the Board of Management (or the Board of Senior Management). An internal control system of a securities company includes processes, organizational structure, independent and specialized personnel.

2. The internal control committee of the Board of Management shall be responsible for:

a) Inspecting the compliance by relevant divisions and securities practitioners of the securities company with the laws, the company’s Charter, decisions by the General Shareholders Meeting or the Board of Directors, operational regulations and procedures and corporate risk management procedures;

b) Supervising the execution of internal regulations and monitoring the Company’s internal activities with latent conflicts of interests, particularly business operations for the Company's interests and its employees' personal transactions; supervising the fulfillment of responsibilities of the securities company's personnel and partners regarding mandated activities;

c) Inspecting details of the code of professional ethics and supervising the implementation of such details;

d) Supervising calculations and conformity to financial security regulations;

dd) Separating clients' property;

e) Maintaining and retaining clients' possessions;

g) Administrating the abidance by the laws on anti-money laundering;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The securities company is required to set up the internal control system which includes organizational structure, internal procedures and regulations governing every position, unit, division and activity of the securities company with the aim of ensuring the following objectives:

a) The securities company operates in compliance with regulations of the Law on Securities and relevant legislative documents;

b) Clients’ rights and interests are guaranteed;

c) The securities company operates in a safe and efficient way; its assets and resources are managed and used safely and effectively;

d) Financial information and management information systems must timely provide truthful, rational and sufficient information; the securities company’s financial statements shall be produced accurately and faithfully.

4. Requirements to be satisfied by members of the internal control committee:

a) Head of the internal control committee must possess expertise in law, accounting and/or auditing. Moreover, the holder of this position must have sufficient experience, prestige and authority to carry out assignments in an efficient manner;

b) A member of the internal control committee must have no intimacy with heads of specialized divisions, securities practitioners, Director (General Director), Deputy Directors (Deputy General Directors), or branch managers of the securities Company;

c) They must possess credentials in fundamental knowledge of securities and securities market, and certificates of completion of courses in laws on securities and securities market or practicing certificates for securities practitioners;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 38. 14 (abrogated)

Chapter V

FINANCIAL SAFETY MANAGEMENT

Article 39. Charter capital increase, swap of stocks or capital contributions 15

1. Increase of charter capital

a) A securities company cannot increase its charter capital before undertaking securities operations in official manner;

b) A securities limited liability company can raise its charter capital in these manners:

- The owner or contributing members contribute additional finances to the charter capital of a single-member limited liability company or multi-member limited liability company, respectively;

- Mobilize investments from new contributing members. If a securities single-member limited liability company augments its charter capital by gaining investments from other entities, such company must convert its legal type according to Article 64 and Article 65 herein;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Convert debts to capital contributions according to agreements between the securities company and relevant creditors: Debts eligible for conversion shall be those specified in the latest financial statement, as audited or examined, and ratified by the Owner or the Board of Members.

c) A securities joint-stock company augments its charter capital in these manners:

- Sell shares to existing shareholders and other entities through an offering passed by the General Shareholders Meeting;

- Deliver undistributed profits and other valid funds for the increment of the charter capital: If the charter capital is increased by undistributed profits and other valid funds from the equity, the securities company must maintain sufficient finances for such increase after setting up adequate provisions as per the laws on financial policy for securities companies. The securities company cannot utilize financial reserves and differentials arising from asset revaluation for the increase of the charter capital. If the securities company uses share premium composed of differentials between the selling price and purchase price of treasury stocks, such method shall only be permissible upon the company's selling all treasury stocks. If the securities company uses share premium composed of differentials between the face value and the selling price in an offering, such method shall only be permissible one year after the end of the offering;

- Convert debts to capital contributions according to agreements between the securities company and relevant creditors: Debts eligible for conversion shall be those specified in the latest financial statement, as audited or examined, and ratified by the General Shareholders Meeting;

- The securities company shall have convertible bonds converted to stocks upon the fulfillment of requirements for conversion as per the laws.

d) Prior to the increase of the charter capital as per Point b Section 1 of this Article, the securities company must apply for registration with SSC. Such application includes:

- The application form for charter capital increase which includes details of the method and value of capital increase;

- The decision by the company’s Board of Members or the Owner on the capital increase and the capital mobilization plan approved by the Board of Members or the Owner;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The latest financial statement audited or examined in case undistributed profits and valid funds are spent on the increase of the charter capital or in case such increment derives from the restructuring of debts converted to capital contributions according to agreements between the company and creditors. If a single-member limited liability company converts debts to capital contributions, such conversion must abide by Article 64 and Article 65 herein;

dd) Prior to the increase of the charter capital as per Point c Section 1 of this Article, the securities company must apply for registration with SSC. The application and procedures shall be as follows:

- Sale of shares to existing shareholders and other entities: If stocks are offered to one hundred (100) or more defined shareholders, the securities company must abide by regulations on public offering. If stocks are offered to less than one hundred (100) defined shareholders, the securities company must abide by regulations on private placement;

- Delivery of undistributed profits and other valid funds for the increment of the charter capital: Requirements, documents and formalities shall be governed by regulations on public offering of additional stocks;

- If the charter capital is increased by restructuring of debts that are converted to capital contributions as per agreements between the securities company and creditors: The securities company shall conform to regulations on private placement for debt swap in public companies;

- Conversion of bonds to shares: Within three (03) working days upon the complete conversion of bonds to shares, the securities company must report to SSC about the result of such conversion.

2. Swap of share capital or capital contributions or private placement for equitization:

a) A securities company issues stocks to swap shares or capital contributions for its consolidation or merger with another securities company or its acquisition of a fund management company:

- If a securities company issues stocks to swap shares or capital contributions with one hundred (100) or more defined shareholders: Requirements, documents, and formalities shall be governed by regulations on public offering for stock swap subject to contracts for consolidation or merger;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Private placement for equitization: A securities company must obtain the Decision by its Owner or Board of Members on approval for its equitization and private placement for such purpose, and plans for swap and offering ratified by the Owner or the Board of Members. Formalities of private placement for equitization by a securities company shall be governed by regulations on private placement by public companies.

3. SSC shall give a written response to the securities company within fifteen (15) days from the receipt of valid application for approval for charter capital increase, swap of share capital or capital contributions, or private placement for equitization as per Point d and dd Section 1 and Section 2 of this Article.

4. Within seven (07) working days upon the complete increase of the charter capital, the securities company shall go through formalities for amendments to the license for establishment and operation according to Article 12 herein.

Article 40. Prudential ratio 16

1. Securities companies must achieve prudential ratio as defined by the Ministry of Finance’s regulations on prudential ratio and measures against securities institutions that fail to achieve the prudential ratio.

2. The minimum equity of a securities company must be equal to the legal capital as defined by the Government for each line of business. If the equity is lower than the legal capital (according to the latest month's operating statement), the Board of Directors or the Board of Members of the securities company, within thirty (30) days upon the inferiority of the equity to the legal capital, shall be responsible for:

a) Developing and implementing response plans (capital increase and/or removal of securities operations) to maintain the equality of the minimum equity and the legal capital;

b) Reporting to SSC in writing about response plans as stated in Point a of this Section and the undertaking to implement such plans. Such report must at least indicate:

- The value of the equity at the reporting time;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Measures that keep the equity on par with the legal capital and achieve the prudential ratio as required by laws.

3. Within six (06) months upon the inferiority of the equity to the legal capital as shown in the monthly operating statement, the securities company’s equity must at least be equal to the legal capital. If the equity is still lower the legal capital after six (06) months, the securities company shall suffer prohibitions on:

a) Profit distribution, establishment of branches, transaction offices or representative offices, outward investments, addition of securities operations and registration of margin trading;

b) If the securities company continues or fails to rectify situations that lead to ordinary or special control or gross loss below fifty percent (50%) of its charter capital, SSC shall, within fifteen (15) days from the expiry date of the six (06) months’ time for capital increase or removal of securities operations as per this Section, decide to suspend one or some operations of such company on the basis of the equality of the minimum equity and the legal capital in corresponding to remaining securities operations. Formalities for suspension of one or some operations of a securities company shall be governed by regulations in Article 14 herein. If the securities company’s equity does not match its legal capital after the suspension period, SSC shall, within five (05) working days, decide to remove its securities operations suspended.

4. Annual financial statements and liquidity ratio statement as of June 30 and those as of December 31 must be, respectively, examined or audited by an approved audit organization.

5. SSC shall be responsible for publishing information about securities companies under ordinary or special control and relevant information on its website within twenty four (24) hours upon its decision to exercise ordinary or special control.

Article 41. Treasury stocks 17

1. A securities joint-stock company can buy back at most ten percent (10%) of ordinary shares issued for its own treasury, except for odd lot purchases requested by clients or purchases for error correction as per regulations by Vietnam Securities Depository or repurchase of stocks at shareholders’ requests as per Article 129 of the Law on Enterprises.

2. A securities company can purchase treasury stocks with finances from undistributed net profits, share premium and other funds from the equity, which are permissible contributions to the charter capital (excluding financial reserve funds) according to the laws. The securities company, after purchasing treasury stocks, must maintain the equality of the minimum equity and the legal capital as per the laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Requirements, documents and formalities for securities companies’ repurchase and sale of treasury stocks shall be governed by regulations on public companies.

4. If a securities company completes its repurchase of treasury stocks or cancellation of treasury stocks for charter capital decrease, it must make adjustments to reduce the charter capital in accordance with regulations in Article 12 herein.

Article 42. Debt limits

1. The debt/equity ratio of a securities company is not allowed to exceed 03. Total liabilities prescribed herein exclude:

a) Clients’ pecuniary deposits for securities transactions;

b) Welfare funds;

c) Provisions for redundancy pay;

d) Damage compensation fund.

2. Current liabilities of a securities company are not greater than its current assets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The securities company shall prepare and submit the application for private placement of convertible bonds to SSC by hand or by post. The application includes:

- The application form for private placement of convertible bonds, which indicates the offering value and target buyers;

- The Decision made by the General Shareholders Meeting giving approval for the plans for offering of convertible bonds, use of net proceeds from the offering and bond conversion. The bond conversion plan must indicate requirements, time limit and ratio of conversion and price formula;

- The written undertaking by the securities company to conduct its duties to investors regarding conditions for issuance and payment, assurance of investors' legitimate rights and interests and other conditions;

- The scheme for issuance of stocks upon convertible bond’s maturity and the plan for recompense for owners of convertible bonds.

b) Within fifteen (15) days from the receipt of the sufficient and valid application, SSC shall publish on its website and relate to the securities company the information on the former's admission of sufficient application for registration of the company’s private placement of convertible bonds;

c) The securities company must implement and complete the offering according to the registered plan within ninety (90) days from the receipt of SSC’s notice of its admission of sufficient application for registration of private placement of convertible bonds;

d) The securities company must open an escrow account, which receives net proceeds from the offering, at a commercial bank that has no connection with such company or with the offering according to the regulations in Section 3 Article 21 of the Law on Securities;

dd) Within five (05) working days upon the completion of the offering, the securities company must send the offering report to SSC, enclosed with the written confirmation granted by the bank where its escrow account is opened of finances raised from the offering.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) From the receipt of SSC’s assent to the result of the offering, the issuer can request the release of net proceeds from the offering.

Article 43. Lending limits 19

1. Securities companies cannot lend money or securities in any manner, except for the cases stated in Section 4 and Section 5 of this Article.

2. A securities company cannot use its or its clients’ money or assets to guarantee a third party’s payments.

3. A securities company cannot give loan in any manner to its Owner, major shareholders, members of the Board of Control, the Board of Directors, the Board of Members or the Board of Management, chief accountant, other managerial individuals appointed by the Board of Directors and people related to such persons.

4. A securities company which is permitted to carry out margin transactions as per the laws can lend clients money for purchase of securities on margin according to the Ministry of Finance’s guidelines.

5. A securities company can lend securities for correction of transaction errors or for trading of exchange-traded funds certificates or other forms as per relevant laws.

Article 44. Investment restrictions

1. Securities companies are not allowed to purchase or invest in the purchase of real estates, except cases where the real estate is purchased to establish the head office, branch, or transaction office serving securities operations of a securities company.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. 20 The sum of investments in a securities company's corporate bonds must not exceed seventy percent (70%) of its equity. A securities company licensed for proprietary trading of securities can resell and repurchase listed bonds according to regulations on resale and repurchase of bonds.

4. A securities company cannot directly or commission other entities to:

a) Make investments in stocks or capital contributions to a company that owns more than fifty percent (50%) of the charter capital of the securities company, excluding odd lot purchases as requested by its clients;

b) Make investments together with its related persons in five percent (5%) or more of the charter capital of another securities company;

c) Make investments in more than twenty percent (20%) of a listed organization’s stocks and fund certificates in circulation;

d) 21 Make investments in more than fifteen percent (15%) of an unlisted organization’s stocks and fund certificates in circulation. This clause does not apply to certificates from private funds, exchange-traded funds and open funds;

dd) Make investments or capital contributions whose value exceeds ten percent (10%) of total paid-in capital of a limited liability company or business project;

e) 22 Make investments or capital contributions whose value exceeds fifteen percent (15%) of the equity to an organization or business project.

g) 23 Make investments whose value exceeds seventy percent (70%) of the equity in stocks, capital portion and business projects. Moreover, only investments valued less than twenty percent (20%) of the equity can be poured into unlisted stocks, capital portion and business projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The equity, upon the capital contribution or purchase of asset management company, must be at least equal to the legal capital defined for its existing securities operations;

b) The liquidity ratio, upon the capital contribution or purchase of asset management company, must reach at least one hundred eighty percent ((180%);

c) The securities company, upon the capital contribution or purchase of asset management company, must abide by regulations on debt limits in Article 42 herein and investment restrictions in Clause 3 and Point e Clause 4 of this Article.

6. If a securities company makes investments in excess of permitted limits because of firm commitment underwriting, consolidation, merger or significant changes in assets and/or equity of the securities company or a contributing member, it must implement necessary measures to achieve portfolio limits prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of this Article within a period of one (01) year.

Chapter VI

OPERATIONS OF A SECURITIES COMPANY

Section 1. GENERAL PROVISIONS

Article 45. Principles of operation

1. Securities companies must formulate and promulgate operational procedures, internal control procedures and risk management procedures in corresponding to licensed operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Each securities company must ensure the separation of working offices, personnel, data and reporting systems between its operational divisions so as to prevent conflict of interest between the securities company and its clients or between clients themselves. Clients of a securities company should be informed of latent conflicts of interest that may arise between the securities company or its securities practitioners and clients.

4. 24 Securities companies must assign securities practitioners who possess professional certificates conformable to professional activities. Securities practitioners, who provide brokerage and investment consultancy services, cannot concurrently perform tasks for proprietary trading, underwriting or management of accounts for entrusted transactions.

5. Securities companies are not allowed to make ​​the judgment or commitments to clients on earnings or profits attainable from their investments or to guarantee clients’ safety against losses, except for investments in securities that generate fixed incomes.

6. Securities companies are permitted to disclose clients’ information without their permission or without requests from competent governmental authorities.

7. Securities companies are not permitted to perform actions that lead to clients’ and investors’ misapprehending securities prices.

8. Securities companies must provide elucidation of analysis grounds and information sources for price forecast or recommendations on transactions related to a particular security, given on mass media.

9. 25 Securities companies, when conducting securities operations, must directly conclude contracts with clients via its legal representative or an individual authorized by the legal representative. Securities companies must assume all liabilities and execute contracts as per their provisions and in conformity to the laws on securities, contracting and securities business activities that are stipulated in such contracts.

10. 26 Clients’ possessions under securities companies' management shall comprise pecuniary deposits for securities transactions as per Article 50 of this Circular and securities deposited and retained at securities companies as per Article 51 of this Circular, including those held in specialized accounts under the company's name. When securities companies undergo dissolution or bankruptcy, clients’ possessions must be returned after clients’ payables to the securities company have been settled.

11. 27 Securities companies and their personnel are not allowed to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Make investments on clients' behalf, except for mandated management of individual investors’ securities trading accounts as per Article 61 of this Circular.

Article 46. Suspension of a securities company

1. Suspending operations at the head office, branch or transaction office of a securities company requires an approval from SSC. Suspension period shall not exceed ninety (90) days. Over the abovementioned period, if a securities company fails to resume its operation, SSC shall revoke its license for establishment and operation or establishment decision.

2. The application for approval for suspension of operations shall be made in one (01) set of originals and presented to SSC by hand or by post. Such application shall include:

a) The application form for approval for suspension of operations (using the form stated in the Appendix XIV enclosed herewith);

b) The decision issued by the Board of Directors, the Board of Members or the Owner of the securities company on suspension of operations;

c) The plan for settlement of clients’ contracts in effect.

3. Within fifteen (15) working days from the receipt of the valid application including all documents as prescribed in Section 2 of this Article, SSC shall make a decision on approval for suspension of operations of the head office, branch or transaction office of the securities company. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

4. The securities company is responsible for reporting to SSC within twenty four (24) hours from the resumption of operations of its head office, branch or transaction office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 47. Responsibility for securities brokerage

1. A securities company must assign securities practitioners to perform the following duties:

a) Provide consultancy, explain contract terms and provisions, and carry out procedures for opening of trading accounts for clients;

b) Provide consultancy for clients about securities transactions;

c) Receive and monitor trading orders from clients;

d) Hold leading positions at divisions relating to securities brokerage.

2. Securities companies must strictly comply with regulations on anti-money laundering of applicable laws.

3. Data about clients’ brokerage accounts opened at the securities company must be managed by a central management system. Backup files thereof must be also stored.

4. A securities company that provides brokerage services is not permitted to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Negotiate or fix interest rate or share profit/ loss with clients to attract them into transactions;

c) Directly or indirectly establish locations rather than those approved by the SSC for signing of contracts, receipt and processing of securities trading orders or settling payments for securities with clients;

d) Take orders and process payments with individuals who do not own the related accounts without clients’ written proxy;

dd) Disclose details of clients' orders or other information collected during the processing of clients’ trading orders for the purposes other than the compulsory information announcement or inspections as regulated by laws;

e) Use clients’ names or accounts to register or trade securities;

g) Make violation of clients’ possessions, legitimate rights and benefits.

Article 48. Opening trading accounts

1. Securities company must carry out procedures for opening trading account for each client according to the written request and contract for opening of trading account signed with the client. The written request for opening of trading account must include basic contents prescribed in the Appendix XV enclosed herewith. The contract for opening of trading account must include basic contents prescribed in the Appendix XVI enclosed herewith.

2. Securities company is obliged to explain terms and provisions of contracts for opening of trading accounts and procedures relating securities transactions to its clients, and find out financial capacity, risk tolerance and expected profits of clients.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Agreement that arranges the securities company’s evasion of legal liabilities without giving legitimate reasons;

b) Agreement that limits the securities company’s compensations without giving legitimate reasons or shifts risks from the securities company to clients;

c) Agreement that forces clients to incur unfair liabilities for compensation;

d) Agreements that stipulate clients’ unjust disadvantages.

4. Investors opening accounts at securities company must complete the information on contracts for opening of trading accounts.

Article 49. Responsibility towards clients

1. When giving counsels to clients, the securities company must gather adequate information about clients and not ensure value of securities invested by clients according to the securities company’s recommendations.

2. Securities company is obliged to update clients’ information at their requests.

3. Securities company must directly conclude contracts for opening of trading accounts for clients, directly perform securities transactions for clients and be responsible before the law for these activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Securities company is obliged to specifically monitor money and securities of clients, and provide information on the balance, arisen amounts (if any) and securities for clients according to their requests.

6. Securities company must establish a unit specialized in communicating with clients and handling their inquiries and complaints.

Article 50. Managing money for clients

1. Securities company must manage deposits for securities trading separately for each client and separately from clients' money and that of the securities company.

2. Securities company is not allowed to directly receive and pay cash for client’s securities trading. Any payments must be made through commercial banks.

3. Securities company is not allowed to misuse clients’ money in any forms. Transactions related to clients’ money shall be made in accordance with applicable law regulations.

4. Securities company must set up a system for managing clients’ money separately as mentioned in Point a of this Clause. Moreover, the securities company may set up additional systems according to the method mentioned in Point b of this Clause.

a) A client shall directly open an account at a commercial bank designated by the securities company to manage money for trading securities. According to this method, such client, securities company and commercial bank shall come into an agreement on methods for confirmation, blockage of account balance and money transfer for settling client’s transactions. After a client's buy order is matched, the securities company is entitled to request the bank where the investor’s account is opened to transfer money in proportion to the matching value into the securities settlement account opened by the securities company at a commercial bank. The securities company is obliged to make settlement for securities transaction, on behalf of the client, to relevant parties;

b) The securities company shall open a specialized account at a commercial bank to manage clients’ money deposited for trading securities. Such specialized account must be opened separately from other accounts of the securities company.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Client’s payment or transfer of money to securities trading account;

- Client’s withdrawal or transfer of money from securities trading account;

- Client’s settlement for securities transactions;

- Client’s payment of deposit for a transaction or money for buying securities at auction;

- Client’s payment for a call option;

- Other payments made at the client’s request and as required by laws.

The securities company is obliged to set up an accounting system for managing deposits for each investor. The securities company is obliged to clearly determine the account balance (if any) at any time for each client and provide the account statement for each client at any time at the request of a client or the competent authority.

The securities company shall comply with any requests for withdrawal or transfer of money made by a client provided that such requested amount does not exceed the client’s account balance and such client has fulfilled all liabilities towards the securities company.

The securities company is not allowed to make internal transfer of money among accounts of clients.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Within three (03) working days from the date on which the securities company and a commercial bank enter into the contract as specified at Points a and b Clause 4 of this Article, the securities company is required to send a report thereof to the SSC, enclosed with the valid copy of such together with a valid copy of such contract.

7. By sixteen (16) o’clock of Monday weekly or the first working day of the week, the securities company opening specialized accounts must send a report to SSC on the number of clients and client’s balance on specialized accounts of the securities company opened at commercial banks (using the form stated in the Appendix XVII enclosed herewith). Reporting figures must be closed at the end of the working day before the reporting day.

Article 51. Managing securities for clients

1. Management of securities centrally registered or deposited:

a) The securities company must manage clients' securities separately from those of the securities company;

b) The securities company must re-deposit client’s securities at the Vietnam Securities Depository within one (01) working day from the receipt of the client’s valid request for securities deposit;

c) The securities company shall promptly and fully notify clients of the rights and benefits arisen from their securities;

d) Securities may be deposited, withdrawn or transferred only at the client’s request and in accordance with regulations on registration, depository, clearing and settlement for securities.

2. With regard to securities which are not yet centrally registered or deposited, the securities company is entitled to register and deposit clients’ securities at the securities company under contracts signed with such clients and in conformity with regulations in Article 58 and Article 59 herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Securities company may receive trading orders from its clients in the following forms:

a) Receiving trading orders directly at trading counters; or

b) Receiving distance orders via telephone, fax, internet or other transmission lines.

2. Securities company may receive online trading orders if this form has been registered with the SSC in accordance with applicable regulations.

3. The securities company, when receiving trading orders online, via telephone, fax or other transmission lines, must:

a) strictly comply with the Law on Electronic Transactions and its instructional documents;

b) ensure that information concerning trading orders is sufficiently recorded at the time of receiving trading orders, and keep evidence of clients’ order placing;

c) ensure that trading orders must be confirmed with clients before they are entered into the trading system;

d) implement measures for ensuring safety and security of transmission lines and suitable remedial measures against failure to enter clients’ trading orders into the trading system because of the company’s mistakes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Securities company must promptly and accurately process clients’ trading orders.

6. Securities company may receive a client's order to buy or sell securities only when having one hundred percent (100%) of cash or securities and taking necessary measures to ensure the client’s capacity for making settlement for transaction.

7. Securities company must inform order processing results to the client as soon as the order is matched upon the method as agreed upon between the securities company and the client.

8. In case a client opens a depository account at a depository member who is not a trading member, the trading member and the depository member must conclude an agreement on division of two parties’ liabilities according to the principle that the trading member shall be liable for processing trading orders and the depository member shall be liable for checking rate of margins in cash or securities of such client and making payments for the client in accordance with the law.

Section 3. PROPRIETARY TRADING

Article 53. Proprietary trading of securities

1. Securities company must have enough cash and securities so as to make settlements for trading orders made on its account.

2. Securities company must use its own name to perform proprietary trading operations. It is not allowed to perform proprietary trading operations in the name of another person or in an individual name or let other persons use its proprietary trading account.

3. The following operations are not considered as proprietary trading of securities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Buying or selling treasury stocks.

4. Securities company must prioritize clients’ orders over its ones.

5. Securities company must notify its client of the case where it is a partner of a transaction agreed upon with such client.

6. If a client’s buy or sell order can significantly influence the price of a certain securities type, securities company is not allowed to itself buy or sell such securities type or provide information for a thirty party to buy or sell such type of securities.

7. When a client makes a limit order, securities company is not allowed to buyer or sell on the same side of that securities type at a price equal to or better than the client’s price before such client's limit order is processed.

Section 4. SECURITIES UNDERWRITING

Article 54. Underwriting requirements

A securities company may provide firm commitment underwriting when it satisfies the following requirements:

1. It is licensed to perform underwriting operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) not be greater than one hundred percent (100%) of the equity defined in the financial statement of the last quarter;

b) not exceed fifteen (15) times the difference between current assets and current liabilities as defined in the financial statement of the last quarter.

3. The securities company has not been under an ordinary or special control within three (03) months prior to the time of signing the underwriting agreement.

Article 55. Limitations on underwriting

1. A securities company is not allowed to grant a firm commitment underwriting or act as the main underwriter in the following cases:

a) The securities company, independently or together with its subsidiaries or related persons, owns 10% or more of the charter capital of the issuer, or is entitled to govern the issuer, or entitled to appoint the Director (General Director) of the issuer;

b) An individual or an organization concurrently owns 30% of the charter capital of the securities company and the same of the issuer;

c) The issuer, independently or together with its subsidiaries or related persons, owns 20% or more of the charter capital of the securities company, or is entitled to govern the securities company, or entitled to appoint the Director (General Director) of the securities company;

d) A member of the Board of Directors, Director (General Director) or a person related to a securities company is also the member of the Board of Directors or Director (General Director) of the issuer;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) The securities company and the issuer share the same legal representative.

2. The securities company that provides underwriting must open a specific account at a commercial bank for receiving deposits for buying securities paid by investors.

Section 5. SECURITIES INVESTMENT CONSULTANCY

Article 56. Responsibility of securities companies

1. In order to provide investment consulting services, the securities company is required to conclude a service contract with the client. Such service contract must contain the followings:

a) Rights, obligations and responsibilities of the contracting parties;

b) Scope of investment consultancy;

c) Method of providing consulting services;

d) Service fee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Client’s financial situation;

b) Client’s investment goals;

c) Client’s risk tolerance;

d) Client’s investment experience and knowledge.

3. Securities company must provide well-grounded and reasonable investment advice for clients based on reliable information and logical analysis. Investment recommendations must be given in connection and conformity with securities analysis and securities market analysis. The report on securities analysis, securities market analysis, and investment recommendations must specify data sources cited and name of the person in charge of such report.

4. Securities company providing investment consulting service must provide sufficient information for the client to make investment decision, including contents and risks of its product or service.

5. Securities company is liable to keep secret of information provided by its client during the process of providing consulting service, except information is disclosed with client's consent or as required by law.

6. Securities company must provide counsels on investments in corresponding to clients’ investment goals and financial situations and shall assume responsibility for analytical results and reliability of information provided for such clients.

Article 57. Prohibited acts

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Making decisions on securities investments on behalf of a client.

2. Negotiating with a client to share profit or loss.

3. Advertising or stating that its contents, efficiency or methods of securities analysis are better than those of the others.

4. Providing false information for clients to attract or entice them to buy a certain securities type.

5. Providing false, fraud or misleading information for clients.

6. Making other acts in violation of law provisions.

Section 6. SECUDITIES DEPOSITORY

Article 58. Scope of depository operations

A securities company that possesses a Certificate of depository registration is entitled to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Make settlement for securities transactions made on Stock Exchanges for clients.

3. Manage shareholder books and act as a transfer agent as requested by an issuer which is not a public company.

Article 59. Rights and obligations of securities company providing depository service

1. Open depository accounts for clients at the securities company, and manage such clients’ depository accounts in accordance with the law regulations. Clients’ depository accounts must be managed separately from those of the securities company.

2. Record and update information about clients who open depository accounts and their securities deposited at the securities company.

3. Collect, keep and process data relating to depository and clearing activities of clients.

4. Formulate procedures for securities registration and depository, clearing, shareholder book management and transfer agent, and internal control procedures with the aims of managing and protecting legitimate interests of clients or securities owners.

5. Collect securities registration and depository service fees and other fees as prescribed by laws.

Section 7. FINANCIAL CONSULTANCY

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Securities company is allowed to provide financial consultancy. To be specific:

a) Giving advice about restructuring, merger, consolidation, re-organization and sale of enterprises;

b) Giving advice about business management and strategies;

c) Giving advice about securities offering and listing;

d) Giving advice about equitization and business valuation;

dd) Providing other financial consulting services in accordance with law.

2. A securities company is not allowed to provide the service mentioned in Point c, Point d Clause 1 of this Article to another company in which it holds ten percent (10%) or more of charter capital.

3. Securities companies providing financial consultancy must comply with regulations of the Law on Securities and relevant laws.

Section 8. OTHER FINANCIAL SERVICES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. General principles:

a) The securities company that is licensed to carry out both securities brokerage and investment consultancy is entitled to accept trusteeship for managing trading accounts by means of trust contracts for managing trading accounts signed with individual investors;

b) A securities company is not allowed to accept trusteeship for deciding all securities transactions performed via trading accounts on behalf of individual investors. Individual investors must specify entrusted contents in conformity with Clause 2 of this Article;

c) Trust securities are stocks and fund certificates listed on Stock Exchanges, excluding securities registered for trading on UpCom (the unlisted public company market);

d) Securities company shall appoint securities practitioners who hold certificates in financial analysis or fund management to manage entrusted trading accounts.

2. Trust scope includes the following contents:

a) Types of securities to be traded;

b) Maximum volume of securities bought and sold of each type;

c) Maximum value for each trading order;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Trading method and type of trading order.

3. Securities company shall collect information about financial capacity, investment period, investment goals, risk tolerance, investment restrictions, list of investment securities (if any) and other requirements laid down by an individual investor before entering into trust contract. Securities company is entitled to reject trusteeship in case the investor provides insufficient or inaccurate information.

4. Trust contract:

a) Validity of a trust contract shall not exceed one (01) year from the date on which it is signed.

b) A trust contract includes:

- Investor’s particulars;

- Particulars of securities practitioner who is assigned to manage the investor’s trading account (if any);

- Entrusted contents;

- Rights and duties of contracting parties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Methods of payment and contract liquidation;

- Methods of dispute resolution.

5. In case a securities company commits breach of the trust contract signed with the investor, which causes loss or damage to the investor, it is liable to make compensation to the investor according to written agreement made by the two parties. Profits generate during the validity of the trust contract shall belong to the trustor.

6. Rights and duties of the securities company being a trustee:

a) Honestly act in best interests of the investor; the securities company is not allowed to use information provided by the investor to seek for its private interests and cause damage to the investor;

b) Request the investor to provide necessary information;

c) To buy/ sell securities within the trust scope;

d) Clearly explain and provide sufficient information about all risks incurring during the management of the investor's trading account in trust;

dd) Provide the investor with the statement of securities transactions on a monthly basis or at the request of the investor;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Send monthly report (using the form stated in the Appendix XXII enclosed herewith) or ad hoc report to SSC on management of trading accounts in trust;

h) Provide the list of qualified securities practitioners for investors so that they can choose the ones to manage their trading accounts;

i) Establish an independent supervisory division to take charge of supervising securities practitioners’ management and conduct of securities transactions via entrusted trading accounts in order to ensure that these transactions shall be made in conformity with terms and conditions of trust contracts and investment goals of investors;

k) Any trading orders processed under a trust contract must be timely and properly recorded;

l) Securities company is required to inform and obtain a written consent from the investor before making investment in securities issued with its underwriting during the underwriting period.

Article 62. Other financial services

1. Securities company may provide other financial services only when Ministry of Finance’s guidance thereof is available.

2. Financial services provided according to Clause 1 of this Article must be related to and facilitate licensed operations of the securities company, and must not adversely influence benefits of clients, of the securities company itself and the market.

Chapter VII

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 1. CONVERSION OF SECURITIES COMPANIES

Article 63. Conversion forms of securities companies

1. A securities company may be converted from a single-member limited liability company to a multi-member limited liability company and vice versa.

2. A securities company may be also converted from a limited liability company to a joint stock company and vice versa.

Article 64. Requirements for conversion of a securities company

1. The conversion of a securities company and the plan of conversion must be approved by the General Shareholders Meeting, the Board of Members or the Owner of such securities company.

2. The converted securities company must satisfy the requirements mentioned in Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 3 herein.

3. If a securities company is converted to a single-member limited liability company, it must abide by the requirements in Point b Clause 5 Article 3 herein.

4. The conversion of a securities company shall not affect interests of its clients (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 65. Conversion procedures

1. The securities company must obtain an approval from SSC for its conversion. The application for approval for company conversion shall be made in one (01) set of originals and presented to SSC by hand or by post. The application includes:

a) The application form for approval for company conversion (using the form stated in the Appendix XVIII enclosed herewith);

b) The meeting minutes or the decision issued by the General Shareholders Meeting, the Board of Members or the Owner on approval for company conversion;

c) The plan of conversion approved by the General Shareholders Meeting, the Board of Members or the Owner of the converting securities company;

d) The application for approval for transfer of ten percent (10%) or more of the paid-in charter capital (if any) as prescribed in Clause 2 Article 30 herein;

dd) The documents proving the securities company’s fulfillment of the requirements in Clause 3 Article 64 herein.

2. Within thirty (30) working days from the receipt of the valid application including all documents as prescribed in Section 1 of this Article, SSC shall make a decision on approval for company conversion. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

3. The securities company shall carry out the conversion in accordance with regulations of the Law on Enterprises. The securities company that combines the company conversion and private placement or public offering of shares must also comply with relevant regulations on offerings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The application form for the license for establishment and operation (using the form stated in the Appendix I enclosed herewith);

b) The report on implementation of the conversion plan, including the list of shareholders or capital contributing members of the converted company (using the form stated in the Appendix V enclosed herewith), results of the transfer of ten percent (10%) or more of the charter capital (if any) (using the form stated in the Appendix XIII enclosed herewith), and offering results (if any);

b) The written statement about facilities at the company’s head office available for conduct of securities operations (using the form stated in the Appendix II enclosed herewith);

d) The list of Director (General Director) and securities practitioners who shall work at the company’s head office (using the form stated in the Appendix III enclosed herewith), enclosed with valid copies of their securities practicing certificates, personal profiles of Director (General Director) (using the form stated in the Appendix IV enclosed herewith);

dd) The written confirmation of capital increase (if any) made by the bank where the securities company’s escrow account is opened or an audit organization approved by SSC;

e) The draft Charter of the converted securities company;

g) The original copy of the License for establishment and operation of the converting securities company.

5. SSC shall conduct a physical inspection of facilities of the converted securities company if there is a change of its head office or such inspection is deemed necessary to clarify any issues relating facilities of the converted securities company.

6. Within thirty (30) days from the receipt of the valid application including all documents prescribed in Clause 4 of this Article and inspection results of facilities (if any), SSC shall re-issue a license for establishment and operation. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. The converted securities company is required to make information announcement in accordance with applicable law regulations.

9. Branches and/or transaction offices of a securities company that continue their operations after conversion must apply for amendments to decisions on approval for establishment of branch or transaction office as prescribed in Articles 20, 30 herein. Branches and/or transaction offices that shut down must carry out procedures for closure of branch or transaction office in accordance with regulations in Articles 19, 22 herein.

Section 2. CONSOLIDATION AND MERGER OF SECURITIES COMPANIES

Article 66. Requirements for consideration and merger

1. Consolidated securities companies and acquired securities companies must satisfy the requirements mentioned in Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 3 herein.

2. The consolidation or merger and the plan of consolidation or merger of a securities company must be approved by its General Shareholders Meeting, Board of Members or Owner.

3. The consolidation or merger of a securities company shall not affect interests of its clients (if any).

4. Securities companies involved in a consolidation or merger must strictly comply with regulations of the Law on Competition and relevant laws.

Article 67. Consideration and merger procedures

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The application form for approval for consolidation or merger (using the form stated in the Appendix XIX enclosed herewith);

b) The meeting minutes or the decisions on approval for consolidation or merger, issued by the General Shareholders Meetings, the Boards of Members or the Owners of consolidating or acquired securities companies;

c) The principle contract for consolidation or merger (which must include basic contents specified in the Appendix XX enclosed herewith);

d) The plan of consolidation or merger approved by the General Shareholders Meetings, the Boards of Members or the Owners of consolidating or acquired securities companies, which must include the plan for settlement of clients' brokerage accounts (if any) (including basic contents prescribed in the Appendix XXI enclosed herewith);

dd) The application for approval for transfer of ten percent (10%) or more of the paid-in charter capital (if any) as prescribed in Clause 2 Article 30 herein.

2. Within thirty (30) working days from the receipt of the valid application including all documents as prescribed in Section 1 of this Article, SSC shall make a decision on approval for consolidation or merger of securities companies. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

3. Upon the approval by SSC, relevant securities companies shall make consolidation or merger in accordance with regulations of the Law on Enterprises.

4. Upon the completion of business consolidation or merger, the consolidated or acquiring securities company is required to go through procedures for re-issuance of the license for establishment and operation. The application for re-issuance of the license for establishment and operation shall be signed by legal representatives of securities companies involved in the consolidation or merger, made in one (01) set of originals and presented to SSC by hand or by post. The application includes:

a) The application form for issuance of the license for establishment and operation (using the form stated in the Appendix I enclosed herewith);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The list of shareholders or capital contributing members of the consolidated or acquiring securities company; the written results of transfer of ten percent (10%) or more of the charter capital (if any);

d) The written statement about facilities at the consolidated or acquiring securities company’s head office available for conduct of securities operations (using the form stated in the Appendix II enclosed herewith);

dd) The list of Director (General Director) and securities practitioners who shall work at the head office of the consolidated or acquiring securities company (using the form stated in the Appendix III enclosed herewith), enclosed with valid copies of their securities practicing certificates, personal profiles of Director (General Director) (using the form stated in the Appendix IV enclosed herewith);

e) The draft Charter of the consolidated or acquiring securities company;

g) The original copies of licenses for establishment and operation of consolidating or acquired securities companies.

5. SSC shall conduct a physical inspection of facilities of the consolidated or acquiring securities company if there is a change of its head office or such inspection is deemed necessary to clarify any issues relating facilities of the consolidated or acquiring securities company.

6. Within thirty (30) days from the receipt of the valid application including all documents prescribed in Clause 4 of this Article and inspection results of facilities (if any), SSC shall re-issue a license for establishment and operation. SSC, if rejecting the application, must respond in writing and specify its justifications.

7. The consolidated or acquiring securities company shall inherit all rights and obligations of consolidating or acquired securities companies.

8. The consolidated or acquiring securities company is required to make information announcement in accordance with applicable law regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter VIII

REPORTING, RETENTION AND ANNOUNCEMENT OF INFORMATION

Article 68. Reporting 28

1. Securities companies’ reports must be sufficient, timely and reflective of their actual circumstances.

2. Securities companies must send periodic reports in electronic format to SSC by the time and rules below:

a) Securities companies must send a month’s operating statement by the fifth (5th) day of the following month (using the form stated in the Appendix XXII enclosed herewith);

b) Securities companies must submit quarter's financial statements within twenty (20) days from the last day of that quarter. If a securities company has to make consolidated quarterly financial statement, it must submit such quarter's consolidated financial statement within thirty (30) days from the final day of that quarter;

c) Securities companies must submit the half-year financial statement and the prudential ratio statement made at June 30 and examined by an approved audit organization within forty five (45) days from the end of the first six months of the fiscal year. If a securities company has to make consolidated half-year financial statement, it must submit such consolidated half-year financial statement within sixty (60) days from the end of the first six months of the fiscal year;

d) Annual reports:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Securities companies must submit the year’s financial statements and prudential ratio statement made at December 31 and audited by an approved audit organization to SSC by March 31 of the subsequent year. If a securities company has to make consolidated yearly financial statements, it must submit such year’s consolidated financial statements within one hundred (100) days from the last day of the fiscal year.

dd) Financial statements, which securities companies send to SSC according to Point b, c, d of this Section, must contain all parts and details as per articles of the Law on Accounting applicable to securities companies;

e) If a financial statement bears the auditor’s qualified opinions that do not indicate qualified sections and justifications, the securities company must provide explanations in writing, with the auditor’s endorsement, to SSC in no later than thirty (30) days from the statement's date of sending as per Point c and d of this Section.

3. Within three (03) working days upon the following occurrences, securities companies must report to SSC in writing:

a) Loans or investments exceed the limits defined in Article 42 and Article 44 herein;

b) Securities companies' head offices, branches or transaction offices commence operations.

4. Reports upon requests:

SSC is entitled to request securities companies to make written reports, if deemed necessary. The request must specify the content and time limit of such reports.

Article 69. Retention of documents

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Securities companies must properly retain documents concerning their clients and others reflecting accurate details about their clients’ transactions and securities companies’ operations.

3. Documents prescribed in Clause 2 of this Article must be retained for a period of at least ten (10) years.

Article 70. Announcement of information

Securities companies must announce information as regulated by the laws on securities, securities markets and other relevant laws.

Chapter IX

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 71. Enforcement 29

1. This Circular shall come into force as from January 28, 2013 and supersede the Minister of Finance's Decision No. 27/2007/QD-BTC dated April 24, 2007 on promulgation of Regulation on organization and operation of securities companies and the Minister of Finance's Decision No. 126/2008/QD-BTC dated December 26, 2008 on amendments to the “Regulation on organization and operation of securities companies” enclosed with the Decision No. 27/2007/QD-BTC.

2. Securities companies must, within one (01) year from the date of entry into force of this Circular, amend their Charters according to the template of Charter stated in the Appendix XI enclosed herewith; implement risk management, internal audit and internal control systems as prescribed in Article 35, Article 36 and Article 37 herein; and manage their clients' money in accordance with regulations in Article 50 herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Public securities companies and listed securities companies must comply with regulations herein and current laws applicable to public companies and listed companies. If regulations herein are inconsistent with laws applicable to public companies and listed companies, public securities companies and listed securities companies shall be governed by regulations herein.

5. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for consideration./.

 

 

CERTIFIED BY

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Xuan Ha

 

1 This document is integrated by the following two documents:

- The Circular No. 210/2012/TT-BTC dated November 30, 2012 by Minister of Finance providing guidance on establishment and operation of securities companies and coming into force as of January 15, 2013;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This integrating document shall not supersede the two documents mentioned above.

2 The Circular No. 07/2016/TT-BTC dated January 18, 2016 by Minister of Finance on amendments to the Circular No. 210/2012/TT-BTC dated November 30, 2012 providing guidance on establishment and operation of securities companies is promulgated pursuant to:

The Law on Securities dated June 29, 2006;

The Law dated November 24, 2010 on amendments to a number of articles of the Law on Securities;

The Law on Enterprises dated November 26, 2014;

The Government's Decree No. 58/2012/ND-CP dated July 20, 2012 elaborating and guiding the implementation of the Law on Securities and the Law on amendments to the Law on Securities;

The Government’s Decree No. 60/2015/ND-CP dated June 26, 2015 on amendments to the Government’s Decree No. 58/2012/ND-CP dated July 20, 2012 elaborating and guiding the implementation of some articles of the Law on securities and the Law on amendments to some articles of the Law on securities;

The Government’s Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 defining the Functions, Tasks, Powers and Organizational Structure of Ministry of Finance;

The request of Chairman of the State Securities Commission of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4 This Clause is amended in accordance with Clause 1 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

5 This Clause is supplemented in accordance with Clause 1 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

6 This Clause is supplemented in accordance with Clause 1 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

7 This Article is amended in accordance with Clause 2 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

8 This Article is amended and supplemented in accordance with Clause 3 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

9 This Article is amended and supplemented in accordance with Clause 4 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

10 This Section is supplemented in accordance with Clause 5 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

11 This Clause is amended in accordance with Clause 6 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

12 This Clause is amended in accordance with Clause 7 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



14 This Article is abrogated in accordance with Clause 18 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

15 This Article is amended and supplemented in accordance with Clause 9 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

16 This Article is amended and supplemented in accordance with Clause 10 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

17 This Article is amended and supplemented in accordance with Clause 11 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

18 This Article is supplemented in accordance with Clause 12 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

19 This Article is amended and supplemented in accordance with Clause 13 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

20 This Clause is amended in accordance with Clause 14 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

21 This Point is amended in accordance with Clause 14 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

22 This Point is amended in accordance with Clause 14 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



24 This Clause is amended in accordance with Clause 15 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

25 This Clause is supplemented in accordance with Clause 15 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

26 This Clause is supplemented in accordance with Clause 15 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

27 This Clause is supplemented in accordance with Clause 15 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

28 This Article is amended and supplemented in accordance with Clause 16 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

29 Article 2 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC dated January 18, 2016 by Minister of Finance on amendments to the Circular No. 210/2012/TT-BTC dated November 30, 2012 providing guidance on establishment and operation of securities companies stipulates that:

“Article 2. Enforcement

1. This Circular comes into force as of March 15, 2016. Previous regulations contrary to this Circular are nullified.

2. Within 01 year as of the date of entry into force of this Circular, securities companies whose equity is lower than the legal capital specified for business operations being licensed must implement measures necessary and legitimate to sustain the equity on par with the legal capital as defined in this Circular. Moreover, securities companies must revise their Charters according to the template of Charter stated in the Appendix XI of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



30 This Appendix is supplemented in accordance with Clause 17 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

31 This Appendix is amended in accordance with Clause 17 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

32 This Appendix is amended in accordance with Clause 17 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

33 This Appendix is amended in accordance with Clause 17 Article 1 of the Circular No. 07/2016/TT-BTC, becoming effective as of March 15, 2016.

 

;

Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BTC năm 2016 về hợp nhất Thông tư hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 07/VBHN-BTC
Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 05/04/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [2]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BTC năm 2016 về hợp nhất Thông tư hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…