Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/VBHN-VPQH

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2022

 

LUẬT

ĐIỆN LỰC

Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Luật số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013;

2. Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;

3. Luật số 03/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định về điện lực[1].

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực; tiết kiệm điện; thị trường điện lực; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện; bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực, sử dụng điện hoặc có các hoạt động khác liên quan đến điện lực tại Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động điện lực là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.

2. Đơn vị điện lực là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.

3. Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối.

4. Bán buôn điện là hoạt động bán điện của đơn vị điện lực này cho đơn vị điện lực khác để bán lại cho bên thứ ba.

5. Bán lẻ điện là hoạt động bán điện của đơn vị điện lực cho khách hàng sử dụng điện.

6. Khách hàng sử dụng điện là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng, không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.

7. Khách hàng sử dụng điện lớn là khách hàng sử dụng điện có công suất và sản lượng tiêu thụ lớn theo quy định của Bộ Công Thương[2] phù hợp với từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện.

8. Biểu giá điện là bảng kê các mức giá và khung giá điện cụ thể áp dụng cho các đối tượng mua bán điện theo các điều kiện khác nhau.

9. Khung giá điện là phạm vi biên độ dao động cho phép của giá điện giữa giá thấp nhất (giá sàn) và giá cao nhất (giá trần).

10. Hệ thống điện quốc gia là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả nước.

11. Điều tiết điện lực là tác động của Nhà nước vào các hoạt động điện lực và thị trường điện lực nhằm cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và bảo đảm tính công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.

12. Điều độ hệ thống điện là hoạt động chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia theo quy trình, quy chuẩn kỹ thuật[3] và phương thức vận hành đã được xác định.

13. Điều hành giao dịch thị trường điện lực là hoạt động quản lý và điều phối các giao dịch mua bán điện và dịch vụ phụ trợ trên thị trường điện lực.

14. Thiết bị đo đếm điện là thiết bị đo công suất, điện năng, dòng điện, điện áp, tần số, hệ số công suất, bao gồm các loại công tơ, các loại đồng hồ đo điện và các thiết bị, phụ kiện kèm theo.

15. Trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện, cố ý hoặc thông đồng ghi sai chỉ số công tơ và các hành vi lấy điện gian lận khác.

16. Công trình điện lực là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, mua bán điện; hệ thống bảo vệ công trình điện lực; hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; đất sử dụng cho công trình điện lực và công trình phụ trợ khác.

17.[4] Giá bán buôn điện là giá bán điện của đơn vị điện lực này bán cho đơn vị điện lực khác để bán lại.

18.[5] Giá bán lẻ điện là giá bán điện của đơn vị điện lực bán cho khách hàng sử dụng điện.

Điều 4. Chính sách phát triển điện lực

1. Phát triển điện lực bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia.

1a.[6] Ưu tiên phát triển điện phục vụ nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2.[7] Xây dựng và phát triển thị trường điện lực theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện; thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh và theo quy hoạch phát triển điện lực, hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điệntư vấn chuyên ngành điện lực.

Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước được vận hành lưới điện truyền tải do mình đầu tư xây dựng.

2a.[8] Nhà nước độc quyền trong các hoạt động sau đây:

a) Điều độ hệ thống điện quốc gia;

b) Xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;

c) Vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng.

3.[9] Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt động điện lực, sử dụng điện nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường; khuyến khích nghiên cứu, phát triển, sản xuất và sử dụng thiết bị hiện đại phục vụ yêu cầu phát triển điện lực.

4.[10] Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để phát điện; có chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

Điều 5. Hợp tác quốc tế trong hoạt động điện lực

Mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế về hoạt động điện lực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia và các bên cùng có lợi. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động điện lực tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân ở trong nước hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong hoạt động điện lực.

Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện lực

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị điện lực trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục và hướng dẫn nhân dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về điện lực.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về điện lực.

Điều 7. Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện

1. Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.

2. Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.

3. Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.

4. Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.

5. Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.

6. Trộm cắp điện.

7. Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.

8. Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.

9. Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.

10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.

11. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.

Chương II

QUY HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC

Điều 8. Quy hoạch phát triển điện lực [11]

1. Quy hoạch phát triển điện lực là quy hoạch ngành quốc gia làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư phát triển điện lực.

2. Việc lập quy hoạch phát triển điện lực phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:

a) Căn cứ vào chiến lược phát triển năng lượng quốc gia;

b) Phù hợp với định hướng phát triển các nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện gồm cả nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

3. Thời kỳ quy hoạch phát triển điện lực là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch phát triển điện lực từ 30 năm đến 50 năm.

Điều 8a.[12] (được bãi bỏ)

Điều 9. Lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực [13]

1. Bộ Công Thương tổ chức lập quy hoạch phát triển điện lực trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh.

3. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Điều 10. Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển điện lực [14]

Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển điện lực theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Điều 11. Đầu tư phát triển điện lực

1.[15] Đầu tư phát triển điện lực phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực. Dự án đầu tư chưa có trong quy hoạch phát triển điện lực chỉ được thực hiện khi cơ quan lập quy hoạch phát triển điện lực trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cho phép.

2. Chủ đầu tư dự án điện lực có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường.

3. Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện.

4. Tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng công trình điện lực phải sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật[16], tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

5. Bộ Công Thương[17], Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục các dự án điện lực thu hút đầu tư trong từng thời kỳ và các dự án đầu tư đã được cấp phép.

Điều 12. Sử dụng đất cho các công trình điện lực

1. Căn cứ quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các công trình điện lực.

2. Chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư công trình điện lực phải xác định rõ diện tích đất cần sử dụng và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.

3. Sau khi dự án đầu tư điện lực đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất để chủ đầu tư thực hiện dự án.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư dự án điện lực lập và thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư; bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản; bảo vệ diện tích đất dành cho dự án và hành lang an toàn của công trình điện lực.

Chương III

TIẾT KIỆM TRONG PHÁT ĐIỆN, TRUYỀN TẢI, PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN

Điều 13. Chính sách và biện pháp khuyến khích, thúc đẩy tiết kiệm điện

1. Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích tiết kiệm điện bằng các chính sách sau đây:

a) Khuyến khích sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, áp dụng ưu đãi về thuế đối với sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm tiết kiệm điện và trang thiết bị, vật tư, dây chuyền công nghệ nhập khẩu để sản xuất sản phẩm tiết kiệm điện;

b) Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm tiết kiệm điện hoặc dự án đầu tư nhằm mục đích tiết kiệm điện được vay vốn ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;

c) Dự án đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo được hưởng ưu đãi về đầu tư, giá điện và thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng các chương trình, dự án thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; bố trí kinh phí thích đáng cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ mục tiêu tiết kiệm điện.

3. Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Công Thương[18] phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 14. Tiết kiệm trong phát điện

1. Đơn vị phát điện có trách nhiệm lựa chọn công nghệ phát điện tiên tiến, có hiệu suất cao và thực hiện phương thức vận hành tối ưu thiết bị phát điện để tiết kiệm nhiên liệu và các nguồn năng lượng dùng phát điện, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

2. Hệ thống điện tự dùng trong nhà máy phát điện phải được thiết kế, lắp đặt hợp lý và phải bố trí sử dụng trong quá trình vận hành phù hợp với yêu cầu tiết kiệm điện tự dùng.

Điều 15. Tiết kiệm trong truyền tải, phân phối điện

Hệ thống đường dây tải điện và trạm điện phải bảo đảm các thông số và tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật tiên tiến, được vận hành với phương thức tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu tổn thất điện năng.

Điều 16. Tiết kiệm trong sử dụng điện

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng điện cho sản xuất có trách nhiệm:

a) Thực hiện chương trình quản lý nhu cầu điện để giảm chênh lệch công suất giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm của biểu đồ phụ tải hệ thống điện;

b) Cải tiến, hợp lý hóa quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ và trang thiết bị sử dụng điện có suất tiêu hao điện năng thấp để tiết kiệm điện;

c) Hạn chế tối đa việc sử dụng thiết bị điện công suất lớn vào giờ cao điểm của biểu đồ phụ tải hệ thống điện;

d) Bảo đảm hệ số công suất theo tiêu chuẩn kỹ thuật và hạn chế tối đa việc sử dụng non tải thiết bị điện;

đ)[19] Tổ chức kiểm toán năng lượng điện theo định kỳ và thực hiện các giải pháp điều chỉnh sau khi có kết luận kiểm toán theo quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

2. Việc định giá bán lẻ điện cho sản xuất, sinh hoạt và dịch vụ phải bảo đảm thúc đẩy tổ chức, cá nhân sử dụng tiết kiệm điện, khuyến khích sử dụng điện trong giờ thấp điểm, giảm sử dụng điện trong giờ cao điểm của biểu đồ phụ tải hệ thống điện.

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu trang thiết bị chiếu sáng, thông gió, điều hòa, bơm nước, cung cấp nước nóng, thang máy và các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt khác phải bảo đảm các chỉ tiêu tiêu hao điện năng tiên tiến nhằm giảm chi phí điện năng, góp phần thực hiện tiết kiệm điện.

4. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ban hành quy chế sử dụng tiết kiệm điện trong phạm vi cơ quan, tổ chức mình.

5. Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn tiêu hao điện năng cho các loại sản phẩm, hàng hóa sử dụng điện.

Chương IV

THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LỰC

Mục 1. NGUYÊN TẮC, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LỰC

Điều 17. Nguyên tắc hoạt động

1. Bảo đảm công khai, minh bạch[20], bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia thị trường điện lực.

2. Tôn trọng quyền được tự chọn đối tác và hình thức giao dịch của các đối tượng mua bán điện trên thị trường phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.

3. Nhà nước điều tiết hoạt động của thị trường điện lực nhằm bảo đảm phát triển hệ thống điện bền vững, đáp ứng yêu cầu cung cấp điện an toàn, ổn định, hiệu quả.

Điều 18. Hình thành và phát triển thị trường điện lực

1. Thị trường điện lực được hình thành và phát triển theo[21] các cấp độ sau đây:

a) Thị trường phát điện cạnh tranh;

b) Thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

c) Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

2.[22] Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực; quy định lộ trình phát triển thị trường điện lực, rà soát và điều chỉnh đẩy nhanh lộ trình phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ.

Điều 19. Đối tượng tham gia thị trường điện lực

1. Đơn vị phát điện.

2. Đơn vị truyền tải điện.

3. Đơn vị phân phối điện.

4. Đơn vị bán buôn điện.

5. Đơn vị bán lẻ điện.

6. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia.

7. Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.

8. Khách hàng sử dụng điện.

Điều 20. Mua bán điện trên thị trường điện lực

1. Đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực bao gồm:

a) Đơn vị phát điện;

b) Đơn vị bán buôn điện;

c) Đơn vị bán lẻ điện;

d) Khách hàng sử dụng điện.

2. Việc mua bán điện trên thị trường điện lực được thực hiện theo hai hình thức sau đây:

a) Mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn giữa bên bán điện và bên mua điện;

b) Mua bán giao ngay giữa bên bán điện và bên mua điện thông qua đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.

3. Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực chịu trách nhiệm điều hòa, phối hợp hoạt động giao dịch mua bán điện và dịch vụ phụ trợ trên thị trường điện lực.

Điều 21. Hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực

1. Các quy định chủ yếu về hoạt động giao dịch trên thị trường điện lực bao gồm:

a) Quyền và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia thị trường điện lực phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực;

b) Đặc tính kỹ thuật của các trang thiết bị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện;

c) Điều độ hệ thống điện quốc gia trong thị trường điện lực;

d) Quy trình xử lý sự cố;

đ) Mua bán điện giao ngay trên thị trường điện lực;

e) Chào giá và xác định giá thị trường;

g) Lập hóa đơn và thanh toán giữa các đối tượng mua bán điện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này và các đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ;

h) Cung cấp các dịch vụ phụ trợ và giá dịch vụ phụ trợ[23];

i) Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp, khiếu nại về hoạt động mua bán điện và các dịch vụ phụ trợ trên thị trường điện lực;

k) Cung cấp, công bố thông tin liên quan đến hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực.

2. Nội dung chủ yếu của điều hành giao dịch trên thị trường điện lực bao gồm:

a) Kiểm soát hoạt động giao dịch của các đối tượng tham gia thị trường điện lực để bảo đảm cho thị trường hoạt động theo đúng các quy định về điều hành giao dịch thị trường, thỏa thuận giữa các bên và các quy định khác của pháp luật;

b) Công bố giá điện giao ngay và giá dịch vụ phụ trợ[24] được quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Cung cấp các dịch vụ giao dịch và lập hóa đơn thanh toán đối với phần điện năng và công suất được mua bán theo hình thức giao ngay và các dịch vụ phụ trợ;

d) Tiếp nhận và xử lý các kiến nghị liên quan đến hoạt động giao dịch mua bán điện trên thị trường điện lực để bảo đảm sự ổn định, hiệu quả và ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

đ) Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực cho các bên liên quan;

e) Báo cáo về hoạt động giao dịch mua bán điện trên thị trường điện lực với cơ quan điều tiết điện lực.

3. Bộ Công Thương[25] quy định các nội dung tại khoản 1 và hướng dẫn các nội dung tại khoản 2 Điều này phù hợp với từng cấp độ phát triển của thị trường điện lực; quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.

Mục 2. MUA BÁN ĐIỆN VÀ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN THEO HỢP ĐỒNG CÓ THỜI HẠN

Điều 22. Hợp đồng mua bán điện có thời hạn

Hợp đồng mua bán điện có thời hạn phải được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau đây:

1. Chủ thể hợp đồng;

2. Mục đích sử dụng;

3. Tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ;

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên;

5. Giá điện, phương thức và thời hạn thanh toán;

6. Điều kiện chấm dứt hợp đồng;

7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

8. Thời hạn của hợp đồng;

9. Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.

Điều 23. Thanh toán tiền điện

1. Bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm thuận lợi do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.

2. Bên mua điện chậm trả tiền điện phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện.

3. Bên bán điện thu thừa tiền điện phải hoàn trả cho bên mua điện, kể cả tiền lãi của khoản tiền thu thừa.

4. Lãi suất của số tiền chậm trả hoặc thu thừa do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán.

5. Bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện xem xét lại số tiền điện phải thanh toán. Khi nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày. Trường hợp không đồng ý với cách giải quyết của bên bán điện, bên mua điện có thể đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hòa giải. Trong trường hợp không đề nghị hòa giải hoặc hòa giải không thành, bên mua điện có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong thời gian chờ giải quyết, bên mua điện vẫn phải thanh toán tiền điện và bên bán điện không được ngừng cấp điện.

6.[26] Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.

Điều 24. Đo đếm điện

1. Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt toàn bộ các thiết bị đo đếm điện và thiết bị phụ trợ cho việc đo đếm điện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật[27].

2.[28] Thiết bị đo đếm điện phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường và được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật về đo lường.

3. Công tơ phải được lắp đặt trong khu vực quản lý của bên mua điện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật[29]. Vị trí lắp đặt và việc lắp đặt công tơ phải bảo đảm an toàn, mỹ quan, thuận lợi cho bên mua điện kiểm tra chỉ số công tơ và bên bán điện ghi chỉ số công tơ.

4. Bên mua điện có trách nhiệm bảo vệ công tơ lắp đặt trong khu vực quản lý của mình và thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện công tơ bị mất hoặc bị hỏng. Bên bán điện có trách nhiệm bảo vệ công tơ lắp đặt ở ngoài khu vực quản lý của bên mua điện.

Điều 25. Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện [30]

1.[31] Chỉ những tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã đăng ký hoặc được chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường mới được phép kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện.

2.[32] Bên bán điện có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện theo đúng yêu cầu và thời hạn quy định của pháp luật về đo lường.

3. Khi có nghi ngờ thiết bị đo đếm điện không chính xác, bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện kiểm tra; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện phải kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế xong. Trường hợp không đồng ý với kết quả kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế của bên bán điện, bên mua điện có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương tổ chức kiểm định độc lập. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của bên mua điện, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định.

4. Chi phí cho việc kiểm định thiết bị đo đếm điện theo quy định tại khoản 3 Điều này được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động theo đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên mua điện phải trả phí kiểm định;

b) Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động không đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên bán điện phải trả phí kiểm định.

5. Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định chỉ số đo đếm của thiết bị đo đếm điện vượt quá số lượng điện sử dụng thực tế thì bên bán điện phải hoàn trả khoản tiền thu thừa cho bên mua điện.

Điều 26. Bảo đảm chất lượng điện năng

1. Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện phải bảo đảm điện áp, tần số dòng điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam, công suất, điện năng và thời gian cung cấp điện theo hợp đồng. Trường hợp không bảo đảm tiêu chuẩn điện áp, tần số dòng điện, công suất, điện năng và thời gian cung cấp điện theo hợp đồng đã ký mà gây thiệt hại cho bên mua điện thì bên bán điện phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.

2. Bên mua điện có trách nhiệm bảo đảm các trang thiết bị sử dụng điện của mình hoạt động an toàn để không gây ra sự cố cho hệ thống điện, không làm ảnh hưởng đến chất lượng điện áp của lưới điện.

Điều 27. Ngừng, giảm mức cung cấp điện

1. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật này, bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất năm ngày bằng cách thông báo trong ba ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thông tin khác.

2. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp do sự cố, do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện thì đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện được ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với bên mua điện để xử lý và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại.

3. Trường hợp đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trái các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp bên mua điện không thực hiện đúng các quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 46, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 47 của Luật này thì bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện.

Điều 28. Mua bán điện với nước ngoài

1. Việc mua bán điện với nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và được ghi trong giấy phép hoạt động điện lực.

2. Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Không làm ảnh hưởng đến độ an toàn, tin cậy và tính ổn định trong vận hành hệ thống điện quốc gia;

b) Đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật[33] quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia;

c)[34] Không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng sử dụng điện, lợi ích của Nhà nước và an ninh năng lượng quốc gia.

3. Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới được mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia nhưng phải bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Mục 3. GIÁ ĐIỆN

Điều 29. Chính sách giá điện

1. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, hải đảo.

1a.[35] Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.

2. Khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả.

3.[36] Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng; Nhà nước hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

4.[37] Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán điện trong khung giá, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định của các đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực.

5. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện.

Điều 30. Căn cứ lập và điều chỉnh giá điện

1. Chính sách giá điện.

2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thu nhập của người dân trong từng thời kỳ.

3. Quan hệ cung cầu về điện.

4. Các chi phí sản xuất, kinh doanh điện và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực.

5. Cấp độ phát triển của thị trường điện lực.

6.[38] Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm của đơn vị điện lực.

Điều 31. Giá điện và các loại phí

1.[39] Giá bán lẻ điện do đơn vị bán lẻ điện xây dựng căn cứ khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện phải được thực hiện công khai, minh bạch về sự biến đổi của các yếu tố cấu thành liên quan đến việc điều chỉnh giá. Nhà nước sử dụng các biện pháp để bình ổn giá bán điện phù hợp với quy định của pháp luật về giá.

2.[40] Khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực do đơn vị điện lực có liên quan xây dựng; cơ quan điều tiết điện lực thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt theo sự phân công của Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực.

3.[41] Giá phát điện theo hợp đồng mua bán điện có thời hạn, giá bán buôn điện do các đơn vị điện lực thỏa thuận nhưng không được vượt quá khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện đã được phê duyệt.

4. Giá mua bán điện giao ngay được hình thành theo thời điểm giao dịch trên thị trường điện lực và do đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực công bố phù hợp với quy định tại điểm e và điểm h khoản 1 Điều 21 của Luật này.

Chương V

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC

Điều 32. Đối tượng, điều kiện được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực

1.[42] Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực.

2. Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi;

b) Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực;

c) Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.

3. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

4.[43] Chính phủ quy định cụ thể điều kiện cấp giấy phép đối với từng lĩnh vực hoạt động điện lực.

5.[44] Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thời hạn giấy phép hoạt động điện lực đối với từng lĩnh vực hoạt động điện lực.

Điều 33. Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực

1. Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực.

2. Dự án hoặc phương án hoạt động điện lực.

3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hoạt động điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành đơn vị điện lực.

Điều 34. Trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực

1. Các trường hợp sau đây được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực:

a) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác;

b) Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công Thương[45];

c) Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo;

d) Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.

2. Tổ chức, cá nhân được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật[46] quản lý vận hành, các quy định về giá điện, điều kiện về kỹ thuật, an toàn của Luật này.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.

Điều 35. Nội dung của giấy phép hoạt động điện lực

1. Tên, địa chỉ trụ sở của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực.

2. Loại hình hoạt động điện lực.

3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực.

4. Phạm vi hoạt động điện lực.

5. Kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong hoạt động điện lực.

6. Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực.

Điều 36. Thời hạn cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực

Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 37. Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực

Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp sau đây:

1. Không triển khai hoạt động sau sáu tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động điện lực;

2. Không bảo đảm các điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của Luật này;

3. Không thực hiện đúng các nội dung ghi trong giấy phép hoạt động điện lực;

4. Cho thuê, cho mượn, tự ý sửa chữa giấy phép hoạt động điện lực.

Điều 38. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực

1. Bộ Công Thương[47] cấp giấy phép hoạt động điện lực cho các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công Thương[48].

3. Cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải phù hợp với khả năng thực hiện của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.

4. Việc cấp giấy phép hoạt động điện lực về phát điện, truyền tải, phân phối điện phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt.

Chương VI

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA ĐƠN VỊ ĐIỆN LỰC VÀ KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG ĐIỆN

Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phát điện

1. Đơn vị phát điện có các quyền sau đây:

a) Hoạt động phát điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực;

b) Đấu nối vào hệ thống điện quốc gia khi đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật;

c) Bán điện cho bên mua điện theo hợp đồng có thời hạn và chào giá bán điện giao ngay trên thị trường điện lực;

d) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động phát điện;

đ) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật[49], tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động phát điện;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị phát điện có các nghĩa vụ sau đây:

a)[50] Tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về vận hành nhà máy điện, lưới điện; đối với nhà máy thủy điện còn phải tuân thủ quy định về an toàn đập thủy điện và vận hành hồ chứa nước;

b) Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;

c) Xử lý sự cố;

d) Trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn của trang thiết bị phải ngừng hoặc giảm mức phát điện nếu không có giải pháp khác;

đ) Tuân thủ các quy định về thị trường điện lực của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Báo cáo về khả năng sẵn sàng phát điện, mức dự phòng công suất, tình hình thực hiện phương thức vận hành của nhà máy điện theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, cơ quan điều tiết điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động phát điện;

h) Thông báo ngay cho đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi có sự cố về phát điện;

i) Đầu tư trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện hoặc bên mua điện bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật[51];

k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện

1. Đơn vị truyền tải điện có các quyền sau đây:

a) Hoạt động truyền tải điện theo giấy phép hoạt động điện lực;

b) Xây dựng và trình duyệt giá truyền tải điện[52];

c) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động truyền tải điện;

d) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật[53], tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động truyền tải điện;

d1)[54] Đấu nối vào lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng khi đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị truyền tải điện có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị truyền tải điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy;

b) Bảo đảm cung cấp dịch vụ truyền tải và các dịch vụ phụ trợ cho các bên có liên quan, trừ trường hợp lưới điện bị quá tải theo xác nhận của cơ quan điều tiết điện lực;

c) Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;

d) Xử lý sự cố;

đ) Trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn của trang thiết bị phải ngừng hoặc yêu cầu đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia giảm mức truyền tải điện nếu không có giải pháp khác;

e) Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện truyền tải đáp ứng nhu cầu truyền tải điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư thiết bị đo đếm điện và các thiết bị phụ trợ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với đơn vị phát điện, đơn vị phân phối điện hoặc khách hàng sử dụng điện bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật[55];

g) Báo cáo về khả năng sẵn sàng truyền tải, độ dự phòng của trang thiết bị truyền tải điện theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, cơ quan điều tiết điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

h) Thông báo ngay cho đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi có sự cố về lưới điện truyền tải;

h1)[56] Bảo đảm quyền đấu nối của các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực vào lưới điện truyền tải do mình đầu tư xây dựng; trường hợp từ chối đấu nối thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện

1. Đơn vị phân phối điện có các quyền sau đây:

a) Hoạt động phân phối điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực;

b)[57] (được bãi bỏ)

c) Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để thao tác, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế mới trang thiết bị điện của đơn vị phân phối điện;

d) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động phân phối điện;

đ) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật[58], tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động phân phối điện;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị phân phối điện có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị phân phối điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy;

b) Bảo đảm cung cấp dịch vụ phân phối điện cho khách hàng sử dụng điện, đơn vị bán lẻ điện, đơn vị bán buôn điện đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, an toàn theo hợp đồng, trừ trường hợp lưới điện phân phối bị quá tải theo xác nhận của cơ quan điều tiết điện lực;

c) Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên mua điện bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật[59];

d) Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về quản lý nhu cầu sử dụng điện;

đ) Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;

e) Báo cáo về khả năng sẵn sàng vận hành, mức dự phòng của lưới điện và trang thiết bị phân phối điện, nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn hoạt động của mình theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, cơ quan điều tiết điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Xử lý sự cố;

h) Trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn của trang thiết bị phải ngừng hoặc giảm mức phân phối điện nếu không có giải pháp khác;

i) Khôi phục việc cấp điện chậm nhất là 2 giờ kể từ khi phát hiện sự cố hoặc nhận được thông báo của bên mua điện; trường hợp không thực hiện được trong thời hạn trên thì phải thông báo ngay cho bên mua điện về nguyên nhân và dự kiến thời gian cấp điện trở lại;

k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia

1. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có các quyền sau đây:

a) Chỉ huy, điều khiển các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện thực hiện phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia;

b) Được điều chỉnh kế hoạch, phương thức huy động công suất các nhà máy điện;

c) Chỉ huy xử lý các tình huống khẩn cấp hoặc bất thường trong hệ thống điện quốc gia; huy động công suất, điện năng của các nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia; chỉ huy việc thao tác lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối; ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến sự vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện quốc gia;

d) Yêu cầu các đơn vị điện lực có liên quan cung cấp thông tin về đặc tính kỹ thuật, khả năng sẵn sàng tham gia vận hành và mang tải của các trang thiết bị phát điện, truyền tải điện và phân phối điện; nhu cầu sử dụng điện của khách hàng để xác định phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, ổn định, kinh tế;

b) Bảo đảm các tiêu chuẩn tần số hệ thống điện quốc gia và điện áp trên lưới điện truyền tải quốc gia;

c) Tuân thủ các quy định về điều độ hệ thống điện quốc gia trong thị trường điện lực, lưới điện truyền tải và các hướng dẫn của cơ quan điều tiết điện lực, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực; không phân biệt đối xử trong việc huy động công suất, điện năng của các đơn vị phát điện trong hệ thống điện quốc gia;

d) Lập và thực hiện phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia trên cơ sở kế hoạch, phương thức huy động công suất các nhà máy điện và các dịch vụ phụ trợ do đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực công bố;

đ) Thông báo số lượng công suất, điện năng và các dịch vụ phụ trợ đã được huy động để đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực lập hóa đơn thanh toán;

e) Báo cáo kịp thời với cơ quan điều tiết điện lực và thông báo cho đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực về những tình huống khẩn cấp hoặc bất thường đe dọa nghiêm trọng đến sự vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện quốc gia;

g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 43. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán buôn điện

1. Đơn vị bán buôn điện có các quyền sau đây:

a) Hoạt động bán buôn điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực;

b) Mua điện trực tiếp của đơn vị phát điện theo hợp đồng có thời hạn hoặc mua điện giao ngay trên thị trường điện lực;

c) Định giá bán buôn điện trong khung giá bán buôn điện đã được duyệt để cạnh tranh mua, bán điện trên thị trường điện lực;

d) Sử dụng dịch vụ truyền tải, phân phối điện phù hợp với từng cấp độ của thị trường điện lực;

đ) Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng;

e) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động bán buôn điện;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị bán buôn điện có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bán điện theo đúng số lượng, chất lượng và giá điện đã được thỏa thuận trong hợp đồng;

b) Tuân thủ các quy định về thị trường điện lực của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên mua hoặc bên bán điện theo quy định của pháp luật;

d) Cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến lượng điện bán buôn theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện

1. Đơn vị bán lẻ điện có các quyền sau đây:

a) Hoạt động bán lẻ điện theo giấy phép hoạt động điện lực;

b) Cạnh tranh mua, bán điện trên thị trường điện lực;

c)[60] Định giá bán trên thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này;

d) Sử dụng dịch vụ truyền tải điện, phân phối điện phù hợp với từng cấp độ của thị trường điện lực;

đ) Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng;

e) Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động bán lẻ điện;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị bán lẻ điện có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bán điện theo đúng số lượng, chất lượng và giá điện đã được thỏa thuận trong hợp đồng;

b) Tuân thủ các quy định về thị trường điện lực của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá bán lẻ điện sinh hoạt nông thôn, miền núi, hải đảo ở những khu vực mà việc sản xuất, cung cấp điện theo cơ chế thị trường không đủ bù đắp chi phí cho đơn vị bán lẻ điện;

d) Niêm yết công khai tại trụ sở và nơi giao dịch biểu giá điện đã được duyệt; văn bản hướng dẫn thủ tục thực hiện cấp điện, đo đếm điện, ghi chỉ số công tơ, lập hóa đơn, thu tiền điện và kết thúc dịch vụ điện; nội dung giấy phép và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực về bán lẻ điện; văn bản quy định về thời gian và chi phí cần thiết để cấp điện cho khách hàng mới đấu nối vào hệ thống điện; các quy định về ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện theo quy định tại Điều 27 của Luật này;

đ) Hướng dẫn về an toàn điện cho khách hàng sử dụng điện;

e) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên mua hoặc bên bán điện theo quy định của pháp luật;

g) Cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến lượng điện bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực

1. Đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực có các quyền sau đây:

a) Hoạt động tư vấn theo giấy phép hoạt động điện lực;

b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy chuẩn kỹ thuật[61], tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực;

c) Đề nghị các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật phục vụ cho hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực;

d) Hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực có các nghĩa vụ sau đây:

a) Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật[62], tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật của Việt Nam liên quan đến công tác tư vấn quy hoạch và đầu tư xây dựng điện. Trường hợp áp dụng quy chuẩn kỹ thuật[63] và tiêu chuẩn của nước ngoài thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

b) Áp dụng công nghệ và phương pháp tính toán tiên tiến để lập đề án quy hoạch phát triển điện lực và hồ sơ, tài liệu về đầu tư xây dựng công trình điện lực phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa trong lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo đảm độ an toàn, tin cậy cao trong đầu tư xây dựng công trình điện lực;

c) Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện;

d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện

1. Khách hàng sử dụng điện có các quyền sau đây:

a) Được lựa chọn bên bán điện trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh;

b) Được cung cấp đủ số lượng công suất, điện năng, bảo đảm chất lượng điện đã được thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Yêu cầu bên bán điện kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện;

d) Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin liên quan đến việc mua bán điện và hướng dẫn về an toàn điện;

đ) Được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra theo quy định của pháp luật;

e) Yêu cầu bên bán điện kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền điện phải thanh toán;

g) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực của bên bán điện;

h) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Khách hàng sử dụng điện có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thanh toán tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thỏa thuận khác trong hợp đồng mua bán điện;

b) Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các quy định về quản lý nhu cầu sử dụng điện;

c) Kịp thời cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện khi nhận được thông báo của bên bán điện trong các trường hợp quy định tại Điều 27 của Luật này;

d) Thông báo cho bên bán điện biết trước năm ngày khi có nhu cầu tạm ngừng sử dụng điện, trước mười lăm ngày khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện;

đ) Thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện những hiện tượng bất thường có thể gây mất điện, mất an toàn cho người và tài sản;

e) Tạo điều kiện để bên bán điện kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng;

g) Bảo đảm các trang thiết bị sử dụng điện đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện;

h) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên bán điện theo quy định của pháp luật;

i) Chịu trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện;

k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện lớn

1. Khách hàng sử dụng điện lớn có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

b) Mua điện trực tiếp của đơn vị phát điện thông qua hợp đồng có thời hạn hoặc mua điện giao ngay trên thị trường điện lực;

c) Được đấu nối trực tiếp vào lưới điện truyền tải quốc gia.

2. Khách hàng sử dụng điện lớn có các nghĩa vụ sau đây:

a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này;

b) Thực hiện chế độ sử dụng điện theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, biện pháp bảo đảm tiêu chuẩn điện áp, an toàn điện và nội dung khác đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện, truyền tải điện;

c) Bảo đảm trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện để đấu nối vào lưới điện truyền tải quốc gia;

d) Thực hiện các lệnh thao tác của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia.

Chương VII

BẢO VỆ TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN, CÔNG TRÌNH ĐIỆN LỰC VÀ AN TOÀN ĐIỆN

Điều 48. Trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời với đơn vị điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện các hiện tượng mất an toàn điện, các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.

Điều 49. Trách nhiệm phối hợp thực hiện khi xây dựng, cải tạo, kết thúc sử dụng công trình điện lực và các công trình khác [64]

1. Khi xây dựng, cải tạo và mở rộng công trình công cộng hoặc công trình khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện, chủ đầu tư phải phối hợp với đơn vị điện lực để giải quyết.

2. Khi tu sửa, cải tạo, xây dựng và lắp đặt trang thiết bị điện và công trình điện lực có khả năng ảnh hưởng đến công trình công cộng hoặc công trình khác thì đơn vị điện lực phải phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan để giải quyết.

3. Trường hợp các bên liên quan không thỏa thuận được thì yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và triển khai thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4.[65] Khi không còn khai thác, sử dụng thì công trình điện lực phải được xử lý, quản lý bảo đảm an toàn theo quy định của Chính phủ.

Điều 50. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

1. Hành lang an toàn lưới điện cao áp là khoảng không gian giới hạn dọc theo đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện và được quy định cụ thể theo từng cấp điện áp.

2. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp bao gồm:

a) Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không;

b) Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;

c) Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện.

3. Chính phủ quy định cụ thể về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

Điều 51. Bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

1. Chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà ở, công trình đã được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không không được sử dụng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình vào những mục đích có thể vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp và phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình.

2. Trước khi cấp phép cho tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, cơ quan cấp phép phải yêu cầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện cao áp về các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng nhà ở, công trình này.

3. Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.

4. Cấm tiến hành mọi công việc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không nếu sử dụng thiết bị, dụng cụ, phương tiện có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu cấp bách của công tác quốc phòng, an ninh, phải có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết.

5. Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường bộ, đường sắt, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 4,5 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.

Trường hợp điểm cao nhất trên phương tiện vận chuyển có chiều cao lớn hơn 4,5 mét thì chủ phương tiện phải liên hệ với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp để thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết.

6. Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường sắt dành cho tàu chạy điện, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 7,5 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.

7. Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thủy nội địa, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Phương tiện vận tải thủy khi đi qua điểm giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thủy nội địa phải bảo đảm chiều cao không vượt quá chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa đó.

Khoảng cách an toàn của đường dây dẫn điện trên không giao chéo với tuyến giao thông đường biển được quy định cho từng trường hợp cụ thể.

8. Khi tiến hành các công việc trên mặt đất, dưới lòng đất ở gần hoặc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đường dây hoặc có nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện thì đơn vị tiến hành những công việc đó phải có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết.

Điều 52. Bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm

1. Cấm đào hố, chất hàng hoá, đóng cọc, trồng cây, xây dựng nhà ở và các công trình khác, thả neo tàu thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.

2. Cấm thải nước và các chất ăn mòn cáp, trang thiết bị vào hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.

3. Trường hợp thải nước và các chất khác ngoài hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm mà có khả năng xâm nhập, ăn mòn, làm hư hỏng cáp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng nhà ở, công trình có nước, chất thải phải có trách nhiệm xử lý để không làm ảnh hưởng tới cáp.

4. Khi thi công các công trình trong đất hoặc nạo vét lòng sông, hồ trong phạm vi hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm, bên thi công phải thông báo trước ít nhất mười ngày cho đơn vị quản lý công trình lưới điện và phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đường cáp điện ngầm.

Điều 53. Bảo vệ an toàn trạm điện

1. Không được xây dựng nhà ở, công trình và trồng các loại cây cao hơn 2 mét trong hành lang bảo vệ an toàn trạm điện; không xâm phạm đường ra vào của trạm.

2. Nhà ở, công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ của trạm điện phải bảo đảm không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm.

Điều 54. An toàn trong phát điện

1.[66] Nhà máy điện, trạm phát điện phải được bảo vệ nghiêm ngặt, xung quanh phải có tường rào bảo vệ, biển báo an toàn về điện, về phòng cháy, chữa cháy; những người không có nhiệm vụ không được phép vào nhà máy điện, trạm phát điện.

Hồ chứa nước, đập thủy điện và các công trình phụ trợ phục vụ nhà máy thủy điện phải được xây dựng, quản lý, bảo vệ bảo đảm an toàn vận hành nhà máy thủy điện và vùng hạ du. Nghiêm cấm các hành vi lấn chiếm đập thủy điện, lòng hồ, làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến khả năng phát điện.

2. Phòng đặt trang thiết bị điện phải được bảo đảm an toàn về phòng, chống cháy nổ; có biển báo khu vực nguy hiểm, đường thoát hiểm, hệ thống chiếu sáng đầy đủ, hệ thống thông gió làm mát thiết bị, cửa thông gió phải có lưới bảo vệ chống sự xâm nhập của các loài động vật, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của môi trường.

3. Tùy theo đặc tính kỹ thuật và yêu cầu bảo vệ của từng loại trang thiết bị điện, phải đặt lưới bảo vệ, vách ngăn và treo biển báo an toàn; phải bảo đảm khoảng cách an toàn từ lưới bảo vệ hoặc vách ngăn đến phần mang điện của trang thiết bị không được nhỏ hơn khoảng cách quy định và có các biện pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của môi trường đến hoạt động của trang thiết bị điện.

4. Tại các khu vực có chất dễ cháy, nổ, hệ thống điện phải được thiết kế, lắp đặt theo quy định về an toàn phòng, chống cháy nổ; chỉ được sử dụng loại thiết bị, dụng cụ phòng chống cháy, nổ chuyên dùng.

5. Hệ thống cáp điện trong nhà máy điện, trạm phát điện phải đáp ứng các quy định về an toàn sau đây:

a) Cáp điện phải được sắp xếp trật tự theo chủng loại, tính năng kỹ thuật, cấp điện áp và được đặt trên các giá đỡ. Cáp điện đi qua khu vực có ảnh hưởng của nhiệt độ cao phải được cách nhiệt và đi trong ống bảo vệ;

b) Hầm cáp, mương cáp phải có nắp đậy kín, thoát nước tốt, bảo quản sạch sẽ, khô ráo. Không được để nước, dầu, hóa chất, tạp vật tích tụ trong hầm cáp, mương cáp. Hầm cáp phải có tường ngăn để tránh hỏa hoạn lan rộng; có hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng điện áp an toàn phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật[67], tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.

6. Các trang thiết bị và hệ thống chống sét, nối đất trong nhà máy điện, trạm phát điện, trạm phân phối điện phải được lắp đặt đúng thiết kế và được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ theo đúng quy chuẩn kỹ thuật[68], tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.

Điều 55. An toàn trong truyền tải điện, phân phối điện

1. Chủ công trình lưới điện phải chịu trách nhiệm:

a) Đặt biển báo an toàn về điện tại các trạm điện, cột điện;

b) Sơn màu và đặt đèn tín hiệu trên đỉnh cột tại các cột có độ cao và vị trí đặc biệt để bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

2. Ở các vị trí giao chéo giữa đường dây dẫn điện cao áp trên không, đường cáp điện ngầm với đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa, việc đặt và quản lý biển báo, biển cấm vượt qua đối với phương tiện vận tải được thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Chủ đầu tư công trình xây dựng sau phải chịu chi phí cho việc đặt biển báo, biển cấm.

3. Khi bàn giao công trình lưới điện, chủ đầu tư công trình phải giao cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện đầy đủ các tài liệu kỹ thuật, biên bản nghiệm thu, quyết định giao đất, cho thuê đất và các tài liệu liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.

4. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện phải định kỳ tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật và đại tu lưới điện, bảo đảm cho hệ thống vận hành an toàn theo quy định; thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về an toàn điện, bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và phối hợp thực hiện các giải pháp kỹ thuật, vận hành tối ưu để giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải điện.

5. Khi sửa chữa, bảo dưỡng công trình lưới điện, đơn vị quản lý vận hành lưới điện và đơn vị thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng trình tự các biện pháp an toàn theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật[69] an toàn điện.

6. Đoạn đường dây cao áp vượt qua nhà ở, công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc phải sử dụng cột đỡ dây điện là loại cột thép hoặc cột bê tông cốt thép, dây điện không được phép có mối nối trong khoảng cột, trừ dây điện có tiết diện từ 240 milimét vuông trở lên thì cho phép không quá một mối nối cho một pha và phải bảo đảm các tiêu chuẩn khác của pháp luật về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện không được vận hành quá tải các đường dây này.

7. Các cáp điện đi ngầm trong đất, nằm trong kết cấu công trình khác hoặc đi chung với đường dây thông tin, phải bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật[70] trang bị điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Các thiết bị và hệ thống chống sét, nối đất của lưới điện truyền tải và phân phối phải được lắp đặt đúng thiết kế và được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ theo đúng quy chuẩn kỹ thuật[71], tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.

Điều 56. An toàn trong đấu nối vào hệ thống điện quốc gia

1. Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và khách hàng sử dụng điện đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật và thực hiện các thủ tục về đấu nối theo quy định của Bộ Công Thương[72] được đấu nối hệ thống điện của mình vào hệ thống điện quốc gia.

2. Lưới điện độc lập phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Công Thương[73] mới được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.

Điều 57. An toàn trong sử dụng điện cho sản xuất

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất phải thực hiện các quy định về an toàn điện, quy chuẩn kỹ thuật[74], tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam.

2. Các thiết bị, hệ thống thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nối đất phải được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường theo quy chuẩn kỹ thuật[75], tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện. Sơ đồ của các hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu giữ cùng với các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động.

3. Trạm điện, trang thiết bị điện cao áp và đường dây cao áp nội bộ phải được lắp đặt và quản lý vận hành theo quy chuẩn kỹ thuật[76], tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.

4. Các thiết bị điện phải phù hợp với “Tiêu chuẩn Việt Nam - Thiết bị điện hạ áp - Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật” và “Tiêu chuẩn Việt Nam - Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện” để chống tai nạn điện giật.

5. Các đường dẫn điện, dây điện phải được thiết kế, lắp đặt bảo đảm mặt bằng sản xuất thông thoáng, tránh được các tác động cơ học, hóa học có thể gây hư hỏng. Không dùng các kết cấu kim loại của nhà xưởng, máy móc, đường ống kim loại để làm dây “trung tính làm việc”, trừ trường hợp đặc biệt phải có thiết kế riêng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

6. Hệ thống điện tại các khu vực có chất dễ cháy, nổ phải được thiết kế, lắp đặt và sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 54 của Luật này.

7. Các thiết bị điện dùng trong khai thác khoáng sản, dụng cụ điện, thiết bị điện di động, máy hàn, điện phân, mạ điện phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật[77], tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn có liên quan.

Điều 58. An toàn trong sử dụng điện cho sinh hoạt, dịch vụ

1. Tổng công suất sử dụng của các trang thiết bị điện dùng trong văn phòng, phục vụ sinh hoạt và dịch vụ phải phù hợp với công suất thiết kế; dây dẫn điện phải có tiết diện và độ bền cách điện phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.

2. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt gần đồ vật dễ cháy, nổ.

3. Các trang thiết bị điện phải được kiểm tra, bảo trì theo quy định, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về điện và không gây nguy hiểm cho người sử dụng.

4. Tổ chức, cá nhân sử dụng điện có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn hệ thống điện của mình, kịp thời phát hiện và ngăn ngừa nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện.

5. Lưới điện hạ áp chỉ được xây dựng sau khi thiết kế đã được duyệt.

6. Các nhánh đường dây dẫn điện vào nhà ở, công trình phải bảo đảm các điều kiện về an toàn điện, mỹ quan và không cản trở hoạt động của các phương tiện giao thông, cứu thương, chữa cháy.

7. Trong mạch điện ba pha bốn dây, áp-tô-mát, cầu dao, cầu chì và các thiết bị đóng cắt điện khác không được đấu vào dây trung tính.

8. Trong mạch điện một pha hai dây, cầu chì và công tắc phải đấu vào dây pha, không được đấu vào dây trung tính. Khuyến khích lắp đặt áp-tô-mát, cầu dao hai cực để đóng cắt đồng thời cả hai dây.

Điều 59. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp

1. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.

2. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3. Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.

4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình quy định khu vực được phép sử dụng hàng rào điện.

5. Bộ trưởng Bộ Công Thương[78] quy định tiêu chuẩn và điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp.

Điều 59a. Xử lý sự cố điện [79]

1. Trường hợp xảy ra sự cố điện, đơn vị điện lực trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp xảy ra sự cố điện nghiêm trọng đến mức thảm họa lớn thì việc ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các biện pháp ứng phó phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Chương VIII

ĐIỆN PHỤC VỤ NÔNG THÔN, MIỀN NÚI, BIÊN GIỚI [80], HẢI ĐẢO

Điều 60. Chính sách phát triển điện nông thôn, miền núi, biên giới [81], hải đảo

1. Thu hút mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện lực, đẩy nhanh quá trình điện khí hóa nông thôn, miền núi, biên giới[82], hải đảo.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống.

3. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động phát điện, phân phối điện, kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, biên giới[83], hải đảo có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi về đầu tư, tài chính và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư.

4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lưới điện hoặc các trạm phát điện sử dụng năng lượng tại chỗ, năng lượng mới, năng lượng tái tạo để cung cấp điện cho vùng nông thôn, miền núi, biên giới[84], hải đảo.

5. Ưu tiên cung cấp điện đầy đủ, kịp thời cho các trạm bơm thủy nông phục vụ tưới tiêu, chống úng, chống hạn.

Điều 61. Đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi, biên giới [85], hải đảo

1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho đơn vị điện lực hoạt động tại khu vực mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế.

2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ đến nơi sử dụng điện cho các hộ dân thuộc diện chính sách xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo xác nhận của Ủy ban nhân dân địa phương.

3. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước bao gồm:

a) Hỗ trợ về vốn đầu tư;

b) Hỗ trợ về lãi suất vay vốn đầu tư;

c) Ưu đãi về thuế.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương[86] hướng dẫn việc thực hiện các chính sách hỗ trợ.

4. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, cải tạo, nâng cấp lưới điện ở nông thôn, miền núi, biên giới[87], hải đảo.

Điều 62. Giá bán điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo [88]

1. Giá bán điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo khu vực nối lưới điện quốc gia được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Luật này.

2. Giá bán điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia được thực hiện như sau:

a) Giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt do đơn vị điện lực có liên quan xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với cơ chế hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt tại khu vực này do Thủ tướng Chính phủ quy định;

b) Các loại giá điện khác do đơn vị điện lực có liên quan xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ chi phí, có lợi nhuận hợp lý cho đơn vị điện lực trên cơ sở tham khảo ý kiến của cơ quan điều tiết điện lực.

Điều 63. Thanh toán tiền điện thủy nông

1. Thời hạn thanh toán đối với điện năng được doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi sử dụng để tưới, tiêu cho lúa, rau, màu, cây công nghiệp trồng xen canh trong vùng lúa, rau, màu do hai bên mua, bán điện thỏa thuận nhưng tối đa không quá một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo thanh toán tiền điện.

2. Nhà nước cấp kinh phí thanh toán tiền điện bơm nước chống úng, chống hạn vượt định mức theo quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện quy định tại Điều này.

Điều 64. An toàn điện ở nông thôn, miền núi, biên giới [89], hải đảo

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện ở nông thôn, miền núi, biên giới[90], hải đảo phải thực hiện nghiêm túc các quy chuẩn kỹ thuật[91], tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.

2. Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới[92], hải đảo phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:

a) Đủ 18 tuổi trở lên;

b) Được cơ quan y tế chứng nhận đủ sức khỏe để làm việc;

c) Có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp chuyên ngành điện do cơ sở dạy nghề cấp;

d) Có thẻ an toàn do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện cấp tỉnh cấp.

3. Chỉ đơn vị điện lực vận hành lưới điện mới được tổ chức sửa chữa, lắp đặt các trang thiết bị điện, mạng điện trong phạm vi quản lý của mình.

4. Bộ Công Thương[93] quy định tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện, cấp thẻ an toàn và hướng dẫn các biện pháp an toàn điện ở nông thôn, miền núi, biên giới[94], hải đảo.

Chương IX

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN

Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Công Thương[95] chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương[96] trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương.

Điều 66. Điều tiết hoạt động điện lực

1. Nội dung điều tiết hoạt động điện lực:

a) Xây dựng các quy định về vận hành thị trường điện lực cạnh tranh và hướng dẫn thực hiện;

b) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp điều chỉnh quan hệ cung cầu và quản lý quá trình thực hiện cân bằng cung cầu về điện;

c) Cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 38 của Luật này;

d) Hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục ngừng cấp điện, cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện, điều kiện, trình tự, thủ tục đấu nối vào hệ thống điện quốc gia;

đ)[97] Xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về giá điện;

e)[98] (được bãi bỏ)

g)[99] Quy định khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, phê duyệt giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực;

h) Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và dự án đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối để bảo đảm phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được duyệt;

i) Xác định tỷ lệ công suất và tỷ lệ điện năng giữa hình thức mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn và mua bán giao ngay phù hợp với các cấp độ của thị trường điện lực;

k)[100] Kiểm tra, giám sát việc điều chỉnh và thực hiện giá điện;

l) Giải quyết khiếu nại và tranh chấp trên thị trường điện lực;

m)[101] Kiểm tra hợp đồng mua bán điện có thời hạn giữa đơn vị phát điện và đơn vị mua điện, hợp đồng mua bán buôn điện có thời hạn theo quy định của Chính phủ;

n)[102] Kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực điện lực theo quy định của pháp luật.

2.[103] Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tiết điện lực.

Điều 67. Thanh tra chuyên ngành điện lực [104]

Thanh tra chuyên ngành điện lực thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH [105]

Điều 68. Quy định đối với tổ chức, cá nhân đang hoạt động điện lực

1. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản liên quan đến hoạt động điện lực đã tồn tại trước thời điểm Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị thực hiện theo thời hạn đã được ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận đó.

2. Sau khi Luật này có hiệu lực, những sửa đổi, bổ sung trong hợp đồng hoặc thỏa thuận quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Chính phủ quy định điều kiện và thời gian tổ chức, cá nhân đang hoạt động điện lực tiến hành điều chỉnh cơ cấu, tổ chức và hoạt động phù hợp với quy định của Luật này.

Điều 69. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005.

Điều 70. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

CHỦ NHIỆM




Bùi Văn Cường

 



[1] Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 28/2004/QH11.”.

Luật số 28/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch của Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, Luật Công chứng số 53/2014/QH13, Luật Dược số 105/2016/QH13, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật Điện lực số 28/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 24/2012/QH13, Luật Hóa chất số 06/2007/QH12, Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá số 09/2012/QH13, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 và Luật Trẻ em số 102/2016/QH13.”.

Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2020/QH14 và Luật số 72/2020/QH14; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14; Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14; Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 40/2019/QH14, Luật số 61/2020/QH14, Luật số 62/2020/QH14 và Luật số 64/2020/QH14; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 40/2019/QH14 và Luật số 64/2020/QH14; Luật Điện lực số 28/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 24/2012/QH13 và Luật số 28/2018/QH14; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 70/2014/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13; Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014/QH13, Luật số 23/2018/QH14 và Luật số 67/2020/QH14.”.

[2] Cụm từ “Bộ Công nghiệp” được thay bằng cụm từ “Bộ Công Thương” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[3] Cụm từ “quy phạm kỹ thuật” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[5] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[6] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[7] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[8] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[9] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[10] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[11] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật số 28/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[12] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 như sau:

 “Điều 8a. Nội dung quy hoạch phát triển Điện lực

1. Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia bao gồm những nội dung chính sau đây:

a) Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống năng lượng quốc gia trong giai đoạn quy hoạch;

b) Dự báo nhu cầu Điện;

c) Đánh giá các nguồn năng lượng sơ cấp, khả năng khai thác, khả năng xuất nhập khẩu năng lượng; đánh giá khả năng trao đổi Điện giữa các vùng, miền; dự báo giá nhiên liệu cho sản xuất Điện;

d) Chương trình phát triển Điện lực quốc gia bao gồm chương trình chi tiết cho phát triển nguồn Điện, phát triển lưới Điện, liên kết lưới Điện với các nước trong khu vực, phát triển Điện nông thôn, phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các nội dung khác liên quan;

đ) Tổng hợp khối lượng xây dựng và vốn đầu tư cho chương trình phát triển Điện lực quốc gia, phân tích kinh tế - tài chính chương trình phát triển Điện lực quốc gia;

e) Bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai;

g) Dự kiến quỹ đất cho công trình Điện lực;

h) Cơ chế, chính sách, giải pháp bảo đảm thực hiện chương trình phát triển Điện lực quốc gia trong giai đoạn quy hoạch.

2. Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm những nội dung chính sau đây:

a) Quy hoạch, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn quy hoạch;

b) Dự báo nhu cầu Điện chi tiết cho các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong giai đoạn quy hoạch;

c) Đánh giá tiềm năng phát triển các nguồn Điện tại địa phương bao gồm cả nguồn Điện sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khả năng trao đổi Điện năng với các khu vực lân cận;

d) Đánh giá hiện trạng cung cấp Điện tại địa phương, đặc biệt là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

đ) Chương trình phát triển nguồn, lưới Điện của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho các giai đoạn lập quy hoạch; thiết kế sơ đồ phát triển lưới Điện chi tiết cho các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

e) Bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai;

g) Tổng hợp khối lượng xây dựng và vốn đầu tư cho phương án quy hoạch phát triển Điện được chọn, phân tích kinh tế - tài chính phương án được chọn;

h) Dự kiến quỹ đất cho công trình Điện lực;

i) Cơ chế chính sách, giải pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn quy hoạch.”

Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật số 28/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[13] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật số 28/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[14] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật số 28/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[15] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[16] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[17] Cụm từ “Bộ Công nghiệp” được thay bằng cụm từ “Bộ Công Thương” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[18] Cụm từ “Bộ Công nghiệp” được thay bằng cụm từ “Bộ Công Thương” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[19] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[20] Từ “minh bạch” được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[21] Từ “thứ tự” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[22] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[23] Cụm từ “phí dịch vụ phụ trợ” được thay bằng cụm từ “giá dịch vụ phụ trợ” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[24] Cụm từ “các loại phí dịch vụ” được thay bằng cụm từ “giá dịch vụ phụ trợ” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[25] Cụm từ “Bộ Công nghiệp” được thay bằng cụm từ “Bộ Công Thương” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[26] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[27] Cụm từ “bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật” được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[28] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[29] Cụm từ “bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật” được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[30] Tên Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[31] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[32] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[33] Cụm từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[34] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[35] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[36] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[37] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[38] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[39] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[40] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[41] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[42] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[43] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[44] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[45] Cụm từ “Bộ Công nghiệp” được thay bằng cụm từ “Bộ Công Thương” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[46] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[47] Cụm từ “Bộ Công nghiệp” được thay bằng cụm từ “Bộ Công Thương” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[48] Cụm từ “Bộ Công nghiệp” được thay bằng cụm từ “Bộ Công Thương” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[49] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[50] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[51] Cụm từ “bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật” được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[52] Cụm từ “phí truyền tải Điện” được thay bằng cụm từ “giá truyền tải Điện” theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[53] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[54] Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 của Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[55] Cụm từ “bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật” được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[56] Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[57] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[58] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[59] Cụm từ “bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật” được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[60] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[61] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[62] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[63] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[64] Tên Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[65] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[66] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[67] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[68] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[69] Cụm từ “quy phạm kỹ thuật” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[70] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[71] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[72] Cụm từ “Bộ Công nghiệp” được thay bằng cụm từ “Bộ Công Thương” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[73] Cụm từ “Bộ Công nghiệp” được thay bằng cụm từ “Bộ Công Thương” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[74] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[75] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[76] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[77] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[78] Cụm từ “Bộ Công nghiệp” được thay bằng cụm từ “Bộ Công Thương” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[79] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[80] Từ “biên giới” được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[81] Từ “biên giới” được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[82] Từ “biên giới” được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[83] Từ “biên giới” được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[84] Từ “biên giới” được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[85] Từ “biên giới” được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[86] Cụm từ “Bộ Công nghiệp” được thay bằng cụm từ “Bộ Công Thương” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[87] Từ “biên giới” được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[88] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 22 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[89] Từ “biên giới” được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[90] Từ “biên giới” được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[91] Từ “quy phạm” được thay bằng cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[92] Từ “biên giới” được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[93] Cụm từ “Bộ Công nghiệp” được thay bằng cụm từ “Bộ Công Thương” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[94] Từ “biên giới” được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[95] Cụm từ “Bộ Công nghiệp” được thay bằng cụm từ “Bộ Công Thương” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[96] Cụm từ “Bộ Công nghiệp” được thay bằng cụm từ “Bộ Công Thương” theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[97] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[98] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[99] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[100] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[101] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[102] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[103] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[104] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

[105] Điều 3 của Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 quy định như sau:

Điều 3

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

2. Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.”.

Điều 12 của Luật số 28/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 quy định như sau:

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019..

Điều 10 của Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 quy định như sau:

Điều 10. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2022..

OFFICE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 06/VBHN-VPQH

Hanoi, January 25, 2022

 

LAW

ON ELECTRICITY

The Law on Electricity No. 28/2004/QH11 dated December 02, 2004 of the National Assembly, which has been effective since July 01, 2005, is amended by:

1. The Law No. 24/2012/QH13 dated November 20, 2012 of the National Assembly on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013;

2. The Law No. 28/2018/QH14 dated June 15, 2018 of the National Assembly on Amendments to some Articles concerning planning of 11 Laws, which has been effective since January 01, 2019;

3. The Law No. 03/2022/QH15 dated January 11, 2022 of the National Assembly on Amendments to Certain Articles of the Law on Public Investment, the Law on Public-Private Partnership Investment, the Law on Investment, the Law on Housing, the Law on Procurement, the Law on Electricity, the Law on Enterprises, the Law on Special Excise Duties and the Law on Civil Judgment Enforcement, which has been effective since March 01, 2022.

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam amended under the Resolution No. 51/2001/QH10 dated December 25, 2001 of the 5th National Assembly, the 10th session;

This Law provides for electricity[1].

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Law provides for electricity development planning and investment in electricity development; electricity saving; electricity market; rights and obligations of organizations and individuals conducting electricity-related activities and using electricity; protection of electrical equipment and electricity works, and electric safety.

Article 2. Regulated entities

This Law applies to organizations and individuals conducting electricity-related activities, using electricity or engaged in other electricity-related activities in Vietnam. Where any treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory or accedes contain provisions different from those specified this Law, the former shall prevail.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Law, the terms below shall be construed as follows:

1. “electricity-related activities” mean activities of organizations or individuals in the fields of electricity development planning, investment in electricity development, electricity generation, electricity transmission, electricity distribution, load dispatching, regulation of electricity market transactions, electricity wholesaling and retailing, electrical consulting and other relevant activities.

2. “electric utility” means an organization or individual carrying out electricity generation, electricity transmission, electricity distribution, load dispatching, regulation of electricity market transactions, electricity wholesaling and retailing, electrical consulting and other relevant activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. “electricity wholesaling” means the sale of electricity by one electric utility to another for resale to a third party.

5. “electricity retailing” means the sale of electricity by one electric utility to electricity consumers.

6. “electricity consumer" means a retail purchaser of electricity who uses or consumes the electricity purchased and does not resell the electricity purchased to another organization or individual.

7. “large electricity consumer” means a consumer that uses electricity with large power and consumption as prescribed by the Ministry of Industry and Trade[2] in a manner that is appropriate to each period of power system development.

8. “electricity tariff” means a list of specific electricity prices and price brackets applicable to electricity buyers and sellers under different conditions.

9. “electricity price bracket” means the range of permissible electricity price fluctuations between the lowest price (floor price) and the highest price (ceiling price).

10. “national power system” means a system of electricity-generating equipment, electrical grids and auxiliary equipment which are connected and uniformly controlled nationwide.

11. “electricity regulation” means the impact exerted by the State on electricity-related activities and electricity market with a view to supplying electricity safely, stably and qualitatively, using electricity economically and efficiently and ensuring fairness, transparency and law compliance.

12. “load dispatching” means the commanding and control of the process of electricity generation, electricity transmission, electricity distribution within the national power system according to determined technical processes, regulations[3] and operation method.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



14. “electricity metering devices” means those used for measuring the power, amount of electric energy, electric current, voltage, frequency, power factor, including electricity meters, and accompanying equipment and accessories.

15. “electricity theft” means an act of illegally taking electricity without mater meters, tampering of an electricity meter and other electrical equipment related to electricity metering, deliberate or collaboration on recording of  in electricity meter readings and other fraudulent acts of taking electricity.

16. “electrical work” means a combination of facilities, machinery, equipment, construction structures in direct service of electricity generation, electricity transmission, electricity distribution, load dispatching, electricity purchase and sale; a system for protection of electrical works; electrical grid safety corridors; land used for electrical works and other auxiliary works.

17. [4]electricity wholesale price” means the price at which the electricity of an electric utility is sold to another for resale.

18. [5] “electricity retail price” means the price at which the electricity of an electric utility is sold to electricity consumers.

Article 4. Electricity development policies

1. Develop electricity in a sustainable manner on the basis of optimally tapping all resources, satisfying demands for electrical energy in service of people's life and socio-economic development with stable quality, safety and economy, civilized services, thus contributing to the maintenance of national defense, security and national energy security.

1a. [6] Prioritize development of electricity to service rural areas, mountainous areas, border areas, islands and extremely disadvantaged.

2. [7] Build up and develop the electricity market on the principle of publicity, equality, fair competition with the State's regulation to raise efficiency in electricity-related activities; protect legitimate rights and interests of electricity utilities and electricity consumers; attract all economic sectors to participate in investment in the construction of transmission grids on the basis of ensuring national defense and security and according to the planning for electricity development, electricity generation, electricity distribution, electricity wholesaling, electricity retailing and/or electrical consulting. 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2a. [8] The State holds monopoly in the following activities: 

a) National load dispatching;

b) Construction and operation of large power plants of socio-economic significance or in service of defense or security purpose;

c) Operation of distribution grids, except for the transmission grid built by non-state economic sectors.

3. [9] Apply scientific and technological advances to electricity-related activities and use with a view to saving, raising the efficiency in using various energy sources, and protecting the environment; encourage research, development, production and use of modern equipment to satisfy the requirement of electricity development.

4. [10] Step up the exploitation and use of sources of new energy sources and renewable energy for electricity generation; provide incentives for projects on investment in development of power plants using sources of new energy sources and renewable energy.

Article 5. International cooperation in electricity-related activities

Expand international cooperation and international economic integration in electricity-related activities on the basis of respect for each other’s national independence and sovereignty and mutual benefits. The State encourages and enables foreign organizations and individuals to participate in electricity-related activities in Vietnam; domestic organizations and individuals to cooperate with foreign organizations and individuals, and international organizations in electricity-related activities.

Article 6. Dissemination of and education about electricity law

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Vietnamese Fatherland Front and its member organizations shall, within their jurisdiction, cooperate with the agencies performing the state management of electricity-related activities and electricity use in mobilizing people to use electricity safely, economically and efficiently and to strictly comply with regulations of law on electricity.

Article 7. Prohibited acts in electricity-related activities and electricity use

1. Destroying electrical equipment, electricity metering devices and electrical works.

2. Conducting electricity-related activities without the license as prescribed by this Law.

3. Switching on or off electricity in contravention of law.

4. Violating regulations on safety in electricity generation, transmission, distribution and use.

5. Obstructing the inspection of electricity-related activities and electricity use.

6. Electricity theft.

7. Using electricity as animal traps or means of protection, except for the cases prescribed in Article 59 of this Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Providing untruthful information, thus causing harms to the legitimate rights and interests of organizations and individuals conducting electricity-related activities or using electricity.

10. Abusing positions and/or powers to cause troubles or earn illegal profits in electricity-related activities and electricity use.

11. Other violations prescribed by regulations of law on electricity.

Chapter II

PLANNING FOR AND INVESTMENT IN ELECTRICITY DEVELOPMENT

Article 8. Electricity development planning [11]

1. Electricity development planning is the national sector planning and serves as a basis for electricity development.

2. The electricity development planning shall be formulated as prescribed by the law on planning and conformable with:

a) the national energy development strategy;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The electricity development planning covers a period of 10 years.  The orientations of the electricity development planning cover a period of 30 - 50 years.

Article 8a. [12] (annulled)

Article 9. Formulating, appraising, announcing, organizing implementation of and adjusting the electricity development planning [13]

1. The Ministry of Industry and Trade shall organize the formulation of the electricity development planning and submit it to the Prime Minister for approval as prescribed by the law on planning.

2. People’s Committees of provinces shall organize the development of contents of electricity supply network development plan included in the provincial planning.

3. The electricity development planning shall be formulated, appraised, approved, announced, implemented and adjusted as prescribed by the law on planning.

Article 10. Costs of formulating, appraising, approving, announcing, adjusting and assessing implementation of the electricity development planning [14]

The costs of formulating, appraising, approving, announcing, adjusting and assessing implementation of the electricity development planning are prescribed by the law on planning.

Article 11. Investment in electricity development

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Every electricity project investor shall strictly comply with regulations of law on investment, construction and environmental protection.

3. Electricity generation units, electricity transmission units and electricity distribution units shall make investment in construction of electrical substations, meters and lines transmitting electricity to meters for the sale of electricity.

4. Organizations or individuals that build or renovate/expand electrical works must use modern technical equipment and technologies conforming to technical regulations[16], industry standards and Vietnam standards prescribed by competent authorities.

5. The Ministry of Industry and Trade[17] and provincial People’s Committees shall publish a list of electricity projects attracting investment from time to time and licensed investment projects.

Article 12. Use of land for electrical works

1. According to the electricity development planning and land use planning and plan which have been approved by the competent authority, People's Committees at all levels shall provide adequate land for construction of electrical works.

2. When setting up a project on electrical work construction, the investor must clearly determine the area of land to be used and the compensation and land clearance plan.

3. After the electricity project has been approved, the competent authority shall decide to allocate or lease out land to the investor for execution of the project.

4. People's Committees at all levels shall, within their jurisdiction, preside over and cooperate with electricity project investors in formulating and executing the relocation and land clearance; providing compensation for loss of land or property; protecting the area of land reserved for the project and electrical work safety corridor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



THRIFT PRACTICE IN ELECTRICITY GENERATION, TRANSMISSION, DISTRIBUTION AND USE

Article 13. Policies and measures to encourage and promote electricity saving

1. The State shall support and encourage electricity saving by adopting the following policies:

a) Encouraging domestic manufacture or import of, and application of tax incentives to products on the lists of electricity-saving products and equipment, supplies and technology lines imported for manufacture of electricity-saving products;

b) Granting preferential loans from the Development Assistance Fund and the Science and Technology Development Fund to projects on manufacture of electricity-saving products or investment projects serving the energy-saving purpose;

c) Providing investment, electricity price and tax incentives under the guidance of the Ministry of Finance to projects on development of power plants using new energy sources and renewable energy.

2. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and provincial People's Committees shall set up programs and projects on promotion of economical and efficient use of electricity; provide adequate funding for scientific research and technology development to achieve the electricity-saving objective.

3. According to the socio-economic development objective, the Ministry of Industry and Trade[18] shall cooperate with relevant ministries in designing a national energy efficiency programme and submit it to the Prime Minister for decision.

Article 14. Thrift practice in electricity generation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Self-consumption power systems in power plants must be appropriately designed and installed, and used during the operation process in a manner that is satisfies the requirements for self-consumption power saving.

Article 15. Thrift practice in electricity transmission and distribution

Transmission lines and electrical substations must meet advanced techno-economic parameters and standards and be operated by optimal methods in order to satisfy the requirements for stable, safe and constant supply of electricity and minimize the loss of electric energy.

Article 16. Thrift practice in electricity use

1. Organizations and individuals using electricity for production shall:

a) Execute the demand side management program in order to reduce power difference between peak hours and off-peak hours of the power system load profile;

b) Improve and rationalize the process for manufacture and application of technologies and equipment with low power consumption to save electricity;

c) Minimize the use of high-power electrical equipment at peak hours of the power system load profile;

dd) Maintain the power factor according to technical standards and minimize the underload use of electrical equipment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Retail prices of electricity for production, daily life and service provision must be set in a manner that stimulates organizations and individuals to use electricity economically and encourages the use of electricity at off-peak hours, reduce the use of electricity at peak hours of the electric system load profile.

3. Organizations and individuals that manufacture or import lighting and air-ventilating equipment, air conditioners, water pumps, water heaters, lifts and other equipment for domestic purposes must meet the advanced energy efficiency criteria so as to reduce the cost of electricity, thus contributing to electricity saving.

4. Agencies and organizations shall promulgate regulations on thrift practice in electricity use within their respective agencies and organizations.

5. The Government shall direct the establishment and promulgation of energy efficiency criteria applicable to electrical products and commodities.

Chapter IV

ELECTRICITY MARKET

Section 1. PRINCIPLES, ENTITIES AND FORMS OF AND ACTIVITIES ON ELECTRICITY MARKET

Article 17. Rules

1. Ensure publicity, transparency[20], equality, fair competition and non-discrimination among entities participating in the electricity market.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The state shall regulate activities on the electricity market in order to facilitate sustainable development of the power system and satisfaction of the requirements for safe, stable and efficient supply of electricity.

Article 18. Formation and development of electricity market

1. The electricity market is formed and developed[21] at the following levels:

a) Competitive electricity generation market;

b) Competitive wholesale electricity market;

c) Competitive retail electricity market.

2. [22] The Prime Minister shall provide for conditions and structure of electricity industry to form and develop levels of the electricity market; the roadmap for electricity market development, carry out review and adjustment so as to speed up the roadmap in a manner that suits the socio-economic situation from time to time.

Article 19. Entities participating in electricity market

1. Electricity generation units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Electricity distribution units.

4. Electricity wholesalers.

5. Electricity retailers.

6. National load dispatch units.

7. Electricity market transaction regulation units.

8. Electricity consumers.

Article 20. Purchasing and selling electricity on electricity market

1. Entities purchasing and selling electricity on the electricity market consist of:

a) Electricity generation units;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Electricity retailers;

d) Electricity consumers.

2. The purchase and sale of electricity on the electricity market shall be effected in the two following forms:

a) Under a fixed-term contract between the electricity seller and the electricity purchaser;

b) Under a spot contract between the electricity seller and the electricity purchaser through an electricity market transaction regulation unit.

3. Every electricity market transaction regulation unit shall regulate and coordinate transactions in purchase and sale of electricity and ancillary services on the electricity market.

Article 21. Transactions and regulation of transactions on electricity market

1. Main provisions on transactions on the electricity market include:

a) Rights and obligations of entities participating in the electricity market relevant to the levels of development of the electricity market;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) National load dispatching on the electricity market;

d) Fault handling process;

dd) Spot purchase and sale of electricity on the electricity market;

e) Offering prices and determining market prices;

g) Preparing invoices and making payment between the entities specified in clause 1 Article 20 of this Law and ancillary service providers;

h) Providing ancillary services and prices of ancillary services[23];

i) Imposing penalties for violations and settling disputes and complaints about electricity purchase and sale and ancillary services on the electricity market;

k) Providing and publicizing information relating to transactions and regulation of transactions on the electricity market.

2. Main provisions on regulation of transactions on the electricity market include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Publicizing spot prices of electricity and prices of ancillary services prescribed in clause 1 of this Article;

c) Providing transaction services and preparing payment invoices for the amount of electricity and power purchased and sold under a spot contract and ancillary services;

d) Receiving and handling proposals related to transactions in electricity purchase and sale on the electricity market in order to ensure the stability and efficiency and prevent unfair competition practices;

dd) Providing information relating to transactions and regulation of transactions on the electricity market to relevant parties;

e) Reporting transactions in the purchase and sale of electricity on the electricity market to the electricity regulatory agency.

3. The Ministry of Industry and Trade[25] shall elaborate on clause 1 and provide guidelines for implementation of clause 2 of this Article in conformity with each level of development of electricity market; prescribe the organizational structure, tasks and specific powers of each electricity market transaction regulation unit.

Section 2. ELECTRICITY PURCHASE AND SALE AND ELECTRICITY SUPPLY SERVICE UNDER FIXED-TERM CONTRACTS

Article 22. Fixed-term power purchase agreements

A fixed-term power purchase agreement (PPA) shall be made in writing and contain the following contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Intended uses;

3. Service standards and quality;

4. Rights and obligations of the parties;

5. Electricity prices, methods and time of payment;

6. Conditions for agreement termination;

7. Responsibility for breach of agreement;

8. Term of the agreement;

9. Other contents agreed upon by the two parties.

Article 23. Electricity bill payment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. If the electricity purchaser delays in paying electricity bills, they must also pay the late payment interest to the electricity seller.

3. If the electricity seller collects electricity bill overpayment, they must refund the excess to the electricity purchaser, including the interest on such overpayment.

4. The rate of interest on the late payment or overpayment shall be agreed upon by the parties under the agreement but shall not exceed the highest interest rate quoted at the time of payment by the bank where the electricity seller's account, as defined in the signed agreement, is opened.

5. The electricity purchaser may request the electricity seller to check the electricity bill payable. Upon receiving the electricity purchaser’s request, the electricity seller shall process it within fifteen days.  Where they disagree with the electricity seller, the electricity purchaser shall request the competent authority to initiate the conciliation procedure.  In case of no request for conciliation submitted or unsuccessful conciliation, the electricity purchaser shall file a lawsuit at the court in accordance with regulations of law on civil procedures. Pending conciliation results, the electricity purchaser still has to pay the electricity bill and the electricity seller must not disconnect the electricity supply.

6. [26] Where the electricity purchaser does not pay the electricity bill and has been notified of the payment twice by the electricity seller, the electricity seller is entitled to disconnect the electricity supply fifteen days after the first notification. The electricity seller must notify the time of electricity supply disconnection to the electricity purchaser 24 hours in advance and is not required to bear responsibly for the damage caused by the electricity supply disconnection.

Article 24. Electricity metering

1. Electricity generation units, electricity transmission units and electricity distribution units shall invest and install all electricity metering devices and auxiliary equipment for electricity metering, unless otherwise agreed upon by the parties to safeguard their interests in compliance with regulations of law[27].

2. [28] Electricity metering devices must satisfy technical requirements for measurement and be inspected, calibrated and tested in accordance with regulations of law on measurement.

3. Electricity meters must be installed on the electricity purchasers’ premises, unless otherwise agreed upon by the parties to safeguard their interests in compliance with regulations of law[29]. The meter installation positions and installation must ensure safety and aesthetic appearance, and prime electricity purchasers to check meter readings and electricity sellers to record meter readings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 25. Inspection, calibration and testing of electricity metering devices [30]

1. [31] Only inspection, calibration and testing organizations which have been registered or appointed as prescribed by law on measurement are entitled to inspect, calibrate and test electricity metering devices.

2. [32] Electricity sellers shall carry out inspection, calibration and testing of  electricity metering devices in accordance with the requirements and within the time limit specified by regulations of law on measurement.

3. If it is suspected that the electricity metering device operates inaccurately, the electricity purchaser is entitled to request the electricity seller to conduct a check; within three days from the date of receiving the request, the electricity seller must completely check, repair or replace it. In case of disagreeing with the result, the electricity purchaser may request the local authority in charge of state management of electricity-related activities and electricity use to carry out an independent inspection Within fifteen days from the date of receiving the request, the local authority in charge of state management of electricity-related activities and electricity use shall carry out the inspection.

4. The cost of electricity metering device inspection specified in clause 3 of this Article shall be paid as follows:

a) Where the independent inspection organization determines that the electricity metering device operates in accordance with Vietnam standard, the electricity purchaser shall pay the inspection cost.

b) Where the independent inspection organization determines that the electricity metering device fails to operate in accordance with Vietnam standard, the electricity seller shall pay the inspection cost.

5. Where the independent inspection organization determines that the electricity metering device’s readings recorded exceed the actual amount of electricity consumed, the electricity seller shall refund the overpayment to the electricity purchaser.

Article 26. Electric power quality assurance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The electricity purchaser shall ensure that their electrical equipment operate safely so as not to cause any breakdown to power system and not to affect voltage quality of the electrical grid.

Article 27. Electricity supply disconnection and reduction

1. In the case of disconnecting or reducing electricity supply in a non-emergency case, except for the case prescribed in clause 6 Article 23 of this Law, the electricity seller must notify the electricity purchaser thereof at least five days before the electricity supply disconnection or reduction by making an announcement for three consecutive days on the mass media or other means of communication.

2. In the case of disconnecting or reducing electricity supply due to an incident or force majeure event which is beyond the electricity seller's control, thereby seriously threatening safety of for human beings and equipment or due to a power shortage which threatens the safety of the power system, the electricity generation unit, electricity transmission unit or electricity distribution unit may disconnect or reduce the electricity supply to the electricity purchaser for handling purpose and must, within 24 hours, notify the electricity purchaser of the cause and the estimated time of electricity supply resumption.

3. Where the electric utility disconnects or reduces the electricity supply in contravention of regulations on electricity supply disconnection or reduction, they shall incur a penalty in accordance with regulations of law on penalties for administrative violations; if any damage is caused, it must pay compensation to the electricity purchaser according to regulations of law.

4. Where the electricity purchaser fails to comply with the regulations set forth in points a and b clause 2 Article 46, points b and c clause 2 Article 47 of this Law, the electricity seller may disconnect the electricity supply to the electricity purchaser.

Article 28. Sale and purchase of electricity with foreign countries

1. The purchase and sale of electricity with foreign countries must be permitted by a competent authority and stated in the electricity license.

2. The purchase or sale of electricity with a foreign country through the national power system must adhere to the following principles:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Satisfy techno-economic criteria, process and technical regulations[33] for operation of the national power system;

c)[34] Do not cause harm to the interests of electricity consumers and the State, and national energy security.

3. Electricity consumers in border areas may bypass the national power system to directly buy electricity from foreign countries but must satisfy electrical safety criteria and other relevant regulations of law.

Section 3. ELECTRICITY PRICES

Article 29. Electricity price policies

1. Enable economic sectors to invest in electricity development in a manner that earns reasonable profits, saves energy resource and uses new sources of energy or renewable energy without causing environmental pollution upon carrying out electricity-related activities, thereby contributing to boosting socio-­economic development, especially in rural areas, mountainous areas and islands.

1a. [35] Electricity prices shall be set according to the market mechanism and regulated by the State according to the level of development of the electricity market.

2. Encourage the economical and efficient use of electricity.

3. [36] Apply appropriate electricity retail tariff to groups of electricity consumers; provide state subsidies on electricity for domestic use to poor households and social policy households according to the criteria prescribed by the Prime Minister in appropriate response to the socio-economic situation from time to time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Protect legitimate rights and interests of electric utilities and electricity consumers.

Article 30. Bases for setting and adjusting electricity prices

1. Electricity price policies.

2. Socio-economic development conditions of the country and people's income from time to time.

3. Electricity supply and demand.

4. Electricity production and trading costs and reasonable profits of electricity utilities.

5. Level of development of the electricity market.

6. [38] Annually audited financial statements of electric utilities.

Article 31. Electricity prices and fees

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Industry and Trade shall preside over and cooperate with the Ministry of Finance in establishing the average electricity retail price bracket, price adjustment mechanism and electricity retail tariff and submit them to the Prime Minister for decision.

The adjustment of the electricity retail price must be made in a public and transparent manner regarding the change of the constituents relating to the price adjustment. The State shall adopt measures to stabilize the electricity selling price in conformity with regulations of law on prices.

2. [40] The brackets of electricity generation prices, electricity wholesale prices, electricity transmission prices, prices of ancillary services for power system, fees for operating and regulating the power system and fees for regulating electricity market transactions shall be established the related electricity utility; appraised by the electricity regulatory agency before they are submitted to the Minister of Industry and Trade and the Minister of Finance for approval as assigned by the Government, except for the case specified in clause 2 Article 62 of this Law.

The Ministry of Industry and Trade shall preside over and cooperate with the Ministry of Finance in providing guidance on the methods for establishing the brackets of electricity generation prices, electricity wholesale prices, electricity transmission prices, prices of ancillary services for the power system, fees for operating and regulating the power system and fees for regulating electricity market transactions.

3. [41] The electricity generation prices under fixed-term PPAs and electricity wholesale shall be approved by electric utilities but not exceed the approved brackets of electricity generation prices and electricity wholesale prices.

4. Electricity spot prices shall be fixed at the time of conducting a transaction on the electricity market and publicized by the electricity market transaction regulation unit accordance with points e and h clause 1 Article 21 of this Law.

Chapter V

ELECTRICITY LICENSES

Article 32. Eligible entities, eligibility requirements and modification of electricity licenses

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. An organization or individual shall be granted an electricity license or have their electricity license modified when fully satisfying the following eligibility requirements:

a) There is a feasible electricity-related activity project or plan;

b) There is an application for issuance or modification of the electricity license;

c) The manager has managerial capability and professional qualifications appropriate to the electricity fields.

3. Organizations and individuals applying for issuance or modification of the electricity license shall pay fees under regulations of law.

4. [43] The Government shall elaborate eligibility requirements for issuance of license to each electricity field.

5. [44] The Ministry of Industry and Trade shall prescribe procedures for issuance, extension and modification of electricity license for each electricity field and validity period thereof.

Article 33. Applications for issuance or modification of electricity licenses

1. An application form for issuance or modification of the electricity license.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Environmental impact assessment report of the electricity-related activity project approved by the competent authority.

4. List, profiles and diplomas proving capability and professional qualifications appropriate of the electric utility manager.

Article 34. Electricity license exemptions

1. Cases in which exemption from the electricity license is granted:

a) Organizations and individuals that invest in construction of electricity generation establishments for self-consumption purpose without selling electricity to any another organizations and individuals;

b) Organizations and individuals engaging in electricity generation with an installed power which is lower than the power prescribed by the Ministry of Industry and Trade[45];

c) Electricity traders in rural areas, mountainous areas or on islands purchases electricity with a power not exceeding 50 kVA from the distribution grid to sell electricity directly to consumers in such rural areas or mountainous areas or on such islands.

d) National load dispatch units and electricity market transaction regulation units.

2. Organizations and individuals exempted from electricity licenses under clause 1 of this Article must follow the procedures and technical regulations[46] on management and operation and regulations on electricity prices, technical conditions and safety prescribed in this Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 35. Contents of an electricity license

1. Name and address of the electricity license holder.

2. Business type.

3. Rights and obligations of the electricity license holder.

4. Scope.

5. Techniques and technologies used to carry out electricity-related activities.

6. Validity period of the electricity license.

Article 36. Time limit for issuance or modification of electricity licenses

Within thirty days from the receipt of a sufficient application, the competent authority shall issue or modify the electricity license; in case of rejection of the application, a written explanation shall be provided.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



An organization or individual shall have their electricity license revoked in the following cases:

1. Failure to carry out activities six months after being granted the electricity license;

2. Failure satisfy conditions for conducting electricity-related activities as prescribed by this Law;

3. Failure to comply with the regulations set out in the electricity license;

4. Leasing or lending their electricity license or modifying it without permission.

Article 38. Power to issue, modify or revoke electricity licenses

1. The Ministry of Industry and Trade[47] shall issue electricity licenses to electricity generation units, electricity transmission units and electricity distribution units establishing a connection to the national power system, electricity wholesalers, electricity retailers and electrical consulting service providers.

2. Provincial People's Committees shall grant electricity licenses to organizations and individuals engaged in small-scale electricity-related activities under the guidance of the Ministry of Industry and Trade[48].

3. The authority issuing electricity licenses is entitled to modify or revoke electricity licenses. The modification of an electricity license shall be appropriate to the capacity of the license holder.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF ELECTRIC UTILITIES AND ELECTRICITY CONSUMERS

Article 39. Rights and obligations of electric utilities

1. An electricity generation unit has the right to:

a) Generate electricity and carry out other activities under its electricity license;

b) Establish connection to the national power system when satisfying the technical conditions and criteria;

c) Sell electricity to electricity purchasers under a fixed term agreement and offer spot prices of electricity on the electricity market;

d) Obtain necessary information relating to electricity generation;

dd) Request a competent authority to make amendments to technical regulations[49], techno-economic standards and norms in service of electricity generation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. An electricity generation unit has the obligation to:

a)[50] Comply with procedures and technical regulations on operation of power plants and electrical grids; in the case of a hydropower plant, comply with regulations on safety of hydropower plants and operation of reservoirs;

b) Follow operation methods, command and control orders of the national load dispatch unit;

c) Handle incidents;

d) Where human life and safety of equipment are threatened, disconnect or reduce the electricity generation if no measure is taken;

dd) Abide by regulations on electricity market of this Law and other relevant regulations of law;

e) Report the readiness for electricity generation, reserve power and adoption of methods for power plant operation at the request of the national load dispatch unit, electricity market transaction regulation unit, electricity regulatory agency or competent authority;

g) Comply with regulations of law on environmental protection during electricity generation;

h) Immediately notify the national load dispatch unit and related organizations and individuals of any fault in electricity generation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



k) Other obligations prescribed by law.

Article 40. Rights and obligations of electricity transmission units

1. An electricity transmission unit has the right to:

a) Transmit electricity under its electricity license;

b) Set and submit electricity transmission prices for approval[52];

c) Obtain necessary information relating to electricity transmission;

d) Request a competent authority to make amendments to technical regulations[53], techno-economic standards and norms in service of electricity transmission;

d1)[54] Establish connection to the transmission grid built by economic sectors when satisfying the technical conditions and criteria;

dd) Other rights prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Ensure the transmission grid and electricity transmission equipment operate in a safe, stable and reliable manner;

b) Provide transmission services and ancillary services to relevant parties, except where the electrical grid is overloaded as certified by the electricity regulatory agency;

c) Follow operation methods, command and control orders of the national load dispatch unit;

d) Handle incidents;

dd) Where human life and safety of equipment are threatened, disconnect or request the national load dispatch unit to reduce the electricity supply if no measure is taken;

e) Formulate a plan for investment in transmission grid development and invest in the transmission grid development to satisfy the electricity transmission demands under the electricity development planning; invest in electricity metering devices and auxiliary equipment, unless otherwise agreed with the electricity transmission unit, electricity distribution unit or electricity purchaser to safeguard interests of the parties in compliance with regulations of law[55];

g) Report the readiness for electricity transmission and reserve capacity of  electricity transmission equipment at the request of the national load dispatch unit, electricity market transaction regulation unit, electricity regulatory agency or competent authority;

h) Immediately notify the national load dispatch unit and related organizations and individuals of any fault in the transmission grid;

h1)[56] Protect the right of organizations and individuals conducting electricity-related activities to establish connection to the transmission grid they build; in the case of refusing the connection, follow the regulations laid down by the Minister of Industry and Trade;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 41. Rights and obligations of electricity distribution units

1. An electricity distribution unit has the right to:

a) Distribute electricity and carry out other activities under its electricity license;

b)[57] (annulled)

c) Enter the electricity purchaser’s premises to operate, maintain, repair or replace electrical equipment of the electricity distribution unit;

d) Obtain necessary information relating to electricity distribution;

dd) Request a competent authority to make amendments to technical regulations[58], techno-economic standards and norms in service of electricity distribution;

e) Other rights prescribed by law.

2. An electricity distribution unit has the obligation to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Provide electricity distribution services for electricity consumers, electricity retailers and electricity wholesalers in compliance with technical standards, service quality and safety standards under the agreement, except where the distribution grid is overloaded as certified by the electricity regulatory agency;

c) Formulate a plan for investment in distribution grid development and invest in the distribution grid development to satisfy the electricity distribution demands under the electricity development planning; invest in electricity meters and lines transmitting electricity to meters for the electricity purchaser, unless otherwise agreed with the electricity purchaser to safeguard interests of the parties in compliance with regulations of law[59];

d) Execute the national target program for demand side management;

dd) Follow operation methods, command and control orders of the national load dispatch unit;

e) Report the readiness for operation, reserve capacity of the electrical grid and electricity distribution equipment, electricity demands in its operating area at the request of the national load dispatch unit, electricity market transaction regulation unit, electricity regulatory agency or competent authority;

g) Handle incidents;

h) Where human life and safety of equipment are threatened, disconnect or reduce the electricity distribution if no measure is taken;

i) Resume the electricity supply within 2 hours after detecting the fault or receiving the electricity purchaser’s notification; in case of failure to do so within the abovementioned time limit, immediately notify the electricity purchaser of the cause and estimated time of electricity supply resumption;

k) Other obligations prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The national load dispatch unit has the right to:

a) Command and control electricity generation units, electricity transmission units and electricity distribution units to follow the national power system operation method.

b) Adjust the plan and method for mobilizing capacity of power plants;

c) Command the handling of emergency or unusual situations in the national power system; mobilize capacity and electricity of power plants in the national power system; command the operation of transmission and distribution grids; disconnect or reduce the electricity supply in case the safe and reliable operation of the national power system is threatened;

d) Request relevant electricity utilities to provide information on technical specifications, readiness for participation in operation and load carriage of equipment for electricity generation, transmission and distribution; consumers’ electricity demands in order to determine the method for operation of the national power system;

dd) Other rights prescribed by law.

2. The national load dispatch unit has the obligation to:

a) Ensure safe, stable and economical operation of the national power system;

b) Satisfy standards in national power system frequency and voltage on the national transmission grid;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Devise and follow the method for national power system operation according to the plan and method for mobilizing power of power plants and ancillary announced by the electricity market transaction regulation unit;

dd) Notify the power, amount of electricity and ancillary services mobilized so as for the electricity market transaction regulation unit to prepare payment invoices;

e) Promptly report to the electricity regulatory agency and notify the electricity market transaction regulation unit of the emergency or unusual situations which seriously threaten safe and reliable operation of the national power system;

g) Other obligations prescribed by law.

Article 43. Rights and obligations of electricity wholesalers

1. An electricity wholesaler has the right to:

a) Selling electricity wholesale and carry out other activities under its electricity license;

b) Directly purchase electricity from electricity generation units under a fixed term agreement or under a spot agreement on the electricity market;

c) Fix electricity wholesale price within the electricity wholesale price bracket approved to compete to purchase and sell electricity on the electricity market;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Enter the electricity purchaser’s premises to check meters, and record their readings and contact consumers;

e) Obtain necessary information relating to electricity wholesaling;

g) Other rights prescribed by law.

2. An electricity wholesaler has the obligation to:

a) Sell electricity according to the quantity, quality and prices agreed upon in the agreement;

b) Abide by regulations on electricity market of this Law and other relevant regulations of law;

c) Pay compensation when causing damage to the electricity purchaser or electricity seller according to regulations of law;

d) Provide necessary information relating to the amount of electricity sold wholesale at the request of the national load dispatch unit or competent authority;

dd) Other obligations prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. An electricity retailer has the right to:

a) Retail electricity under its electricity license;

b) Compete to purchase and sell electricity on the electricity market;

c)[60] Fix prices on the competitive retail electricity market as prescribed in clause 1 Article 31 of this Law, except for the case specified in clause 2 Article 62 of this Law;

d) Use electricity transmission and distribution services appropriate to each level of the electricity market;

dd) Enter the electricity purchaser’s premises to check meters and record their readings, and contact consumers;

e) Obtain necessary information relating to electricity retail;

g) Other rights prescribed by law.

2. An electricity retailer has the obligation to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Abide by regulations on electricity market of this Law and other relevant regulations of law;

c) Formulate and submit to the provincial People's Committee for approval of the domestic electricity retail prices for rural areas, mountainous areas and islands where the electricity production and supply under the market mechanism fail to offset the costs incurred by the electricity retailer;

d) Openly post at its premises and transaction the approved electricity price tariff; documents providing guidance on the procedures for electricity supply, electricity metering, counting, recording of meter readings, invoice preparation, electricity bill collection and termination of electricity services; contents of the electricity license and technical standards applicable to holders of the electricity license covering electricity retail; documents specifying the time and necessary costs of supply of electricity to consumers establishing connection to the power system; regulations on electricity supply disconnection and reduction according to Article 27 of this Law;

dd) Provide electrical safety instructions for electricity consumers;

e) Pay compensation when causing damage to the electricity purchaser or electricity seller according to regulations of law;

g) Provide necessary information relating to the amount of retailed electricity at the request of the competent authority;

h) Other obligations prescribed by law.

Article 45. Rights and obligations of electrical consulting service providers

1. An electrical consulting service provider has the right to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Request a competent authority to make amendments to technical regulations[61], techno-economic standards and norms in service of electrical consulting;

c) Request relevant agencies to provide necessary information in accordance with regulations of law in favor of the provision of electrical consulting services;

d) Cooperate with foreign organizations and individuals in electrical consulting;

dd) Other rights prescribed by law.

2. An electrical consulting service provider has the obligation to:

b) Apply Vietnam’s technical regulations[62], techno-economic standards and norms in relation to electrical planning and construction consulting. In case a foreign technical regulation[63] or foreign standard is applied, it must be approved by a competent authority.

b) Apply advanced technologies and calculation methods in order to formulate an electricity development planning scheme, and files and documents on investment in construction of electrical works according to the requirements for modernization in the field of electricity generation, electricity transmission and electricity distribution, thereby increasing the economic efficiency and ensuring safety and high reliability in construction of electrical works;

c) Take responsibility for quality of the products and services provided;

d) Other obligations prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. An electricity consumer has the right to:

a) Select the electricity seller in the competitive retail electricity market;

b) Receive adequate amount of power and electricity of the quality agreed upon in the agreement;

c) Request the electricity seller to promptly resume the electricity supply after blackouts;

d) Obtain information relating to the sale of electricity and electrical safety instructions;

dd) Receive compensation for the damage caused by the electricity seller according to regulations of law;

e) Request the electricity seller to check quality of electricity services, accuracy of electricity metering equipment and electricity bill payable;

g) Complain about and denounce violations against regulations of law on electricity committed by the electricity seller;

h) Other rights prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Pay fully and on schedule electricity bills and adhere to other agreements in the PPA;

b) Use electricity in a safe, economical and efficient manner; comply with regulations on demand side management;

c) Promptly disconnect the electricity supply or reduce the electricity consumption upon receipt of the electricity seller’s notification in the cases prescribed in Article 27 of this Law;

d) Notify the electricity seller five days in advance of their need to suspend the PPA or fifteen days in advance of their need to terminate the PPA;

dd) Promptly notify the electricity seller of the abnormalities that may cause a blackout or threaten safety of people and property;

e) Prime the electricity seller to check meters and record their readings, and make contact;

g) Ensure electrical equipment satisfies technical standards and electrical safety requirements;

h) Pay compensation when causing damage to the electricity seller according to regulations of law;

i) Take responsibility for investing in transmission lines connecting meters to consumers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 47. Rights and obligations of large electricity consumers

1. A large electricity consumer has the right to:

a) The rights specified in clause 1 Article 46 of this Law;

b) Directly purchase electricity from electricity generation units under a fixed term agreement or under a spot agreement on the electricity market;

c) Establish direct connection to the national transmission grid.

2. A large electricity consumer has the obligation to:

a) The obligations specified in clause 2 Article 46 of this Law;

b) Implement the regime for electricity use at the request of the national load dispatch unit, measures to satisfy the voltage standards and ensure electrical safety and other regulations agreed upon in the PPA and electricity transmission agreement;

c) Ensure that electrical equipment and connection equipment satisfy technical regulations and electrical safety requirements for connection to the national transmission grid;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter VII

PROTECTION OF ELECTRICAL EQUIPMENT, ELECTRICAL WORKS AND ELECTRICAL SAFETY

Article 48. Responsibility for protection of electrical equipment, electrical works and electrical safety

1. Organizations and individuals shall comply with regulations of law on protection of electrical equipment, electrical works and electrical safety.

2. Organizations and individuals shall promptly notify electricity utilities or competent authorities of electrical unsafety and violations against regulations on protection of electrical equipment, electrical works and electrical safety upon the detection thereof.

3. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People's Committees at all levels shall organize and direct the observance of regulations of law on protection of electrical equipment, electrical works and electrical safety.

Article 49. Responsibility for cooperation upon construction, renovation and termination of operation of electrical works and other works [64]

1. If the construction, renovation or expansion of public works or other works potentially affects the safety of electrical equipment, electrical works and electrical safety, the investor must cooperate with electricity utilities for actions.

2. If the repair, renovation, construction and installation of electrical equipment and electrical works potentially affect public works or other works, the electricity utility must cooperate with organizations and individuals for actions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. [65] When an electrical work is no longer in operation, it must be handled and managed for safety as prescribed by the Government.”

Article 50. High voltage electrical grid safety corridors

1. A high voltage electrical grid safety corridor is the delimited space along an electricity transmission line or around an electrical substation and specified according to each voltage level.

2. High voltage electrical grid safety corridors include:

a) Safety corridors of overhead transmission lines;

b) Safety corridors of underground electric cables;

c) Safety corridors of transformer substations;

3. The Government shall elaborate on high voltage electrical grid safety corridors.

Article 51. Protection of safety corridors of overhead transmission line

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Before granting an organization or individual the license for construction, expansion or renovation of their house or work within the overhead transmission line safety corridor, the licensing authority must request the investor in such house or work to reach a written agreement with the unit in charge of management of high voltage electrical grids on the measures to assure the safety of the overhead transmission lines and the safety during the construction, expansion, renovation or use of such house or work.

3. Houses and works where people regularly live or work are not permitted to exist within safety corridors of overhead transmission lines of 500 kV or higher, except for specialized works in service of operation of such electrical grid.

4. All activities which involve the use of equipment, instruments or vehicles which may encroach upon the safety distance of electrical discharge by voltage level are banned from being carried out within safety corridors of overhead transmission lines. In case of emergency for national defense and security reasons, it is required to reach an agreement with the unit in charge of management of electrical grids on the necessary safety assurance measures.

5. At the intersection between a transmission line and a road or railway, the minimum height of the transmission line at the lowest point of the line in the maximum deflection is 4.5 meters plus the safety distance of electrical discharge by voltage level.

Where the highest point of the means of transport is more than 4.5 meters in height, its owner must contact the unit in charge of management of electrical grids means for adoption of necessary safety measures.

6. At the intersections between a transmission line and a railway reserved for electric trams, the minimum height of the transmission line at the lowest point of the line in the maximum deflection is 7.5 meters plus the safety distance of electrical discharge by voltage level.

7. At the intersections between a transmission line and inland waterway, the minimum height of the transmission line at the lowest point of the line in the maximum deflection equals the overhead clearance height according to technical class of the inland waterway plus the safety distance of electrical discharge by voltage level. The height of the waterway vehicle traveling through the intersections between a transmission line and inland waterway must not exceed overhead clearance height according to technical class of such inland waterway.

Safety distance of the overhead transmission line intersecting with a sea waterway shall be specified in each specific case.

8. If the activities carried out on land or underground near or within the overhead transmission line safety corridor potentially affect the normal operation of the transmission lines or threaten to cause electrical incidents or accidents, the unit carrying out such activities must agree with the unit in charge of management of electrical grids about necessary safety assurance measures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. It is forbidden to dig holes, load goods, drive piles, plant trees, build houses and other works, anchor vessels within safety corridors of underground electrical cables.

2. It is forbidden to discharge water and substances causing corrosion on electrical cables and equipment into safety corridors of underground electrical cables.

3. In case of discharging water and other substances outside safety corridors of underground electrical cables which may infiltrate, corrode and damage cables, the owners or managers/users of houses and works from which such water or substances are discharged shall treat them so as not to affect the cables.

4. When constructing works on land or dredging river and lake beds within safety corridors of underground electrical cables, the construction unit must notify the unit in charge of management of electrical grids at least ten days in advance and apply measures to assure the safety of underground electric cables.

Article 53. Assurance of safety of electrical substations

1. It is not permitted to build houses and works or plant trees with a height of more than 2 meters within safety corridors of electrical substations; not permitted to encroach upon entrances to electrical substations.

2. Houses and works built near safety corridors of electrical substations must not damage any part of the stations.

Article 54. Safety in electricity generation

1. [66] Power plants and power stations must be strictly protected and surrounded by protection walls, electric safety and fire signs; unauthorized persons are not permitted to enter power plants and power stations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Electrical equipment rooms must be safely protected against fire and explosion; have danger signs, exit signs, adequate lighting system, air cooling system and air ventilation louvers must be net-protected to prevent the entry of animals and minimize adverse impacts on environment.

3. Depending on technical specifications and protection requirements specific to each type of electrical equipment, it is required to put up protection nets, partitions and safety signs; the safety distance from the protection nets or partitions to the live parts of equipment must not be shorter than the prescribed distance and measures must be taken to minimize adverse environmental impacts on operation of electrical equipment.

4. In areas where inflammable substances exist, the power system must be designed and installed according regulations on fire and explosion prevention and fighting; only specialized equipment and tools for fire and explosion preventing and fighting shall be used.

5. An electrical cable system in a power plant or power station must comply with the following safety regulations:

a) Electrical cables must be arranged by their type, technical specifications and voltage level and placed on shelves. Electric cables running through areas affected by high temperature must be heat-insulated and placed in protection tubes;

b) Cable tunnels and ditches must be tightly covered with lids, well drained, kept clean and dry.  It is not permitted to let water, oil, chemicals and sundries be accumulated in cable tunnels and ditches. Cable tunnels must have walls intended for preventing rapid spread of fires; be equipped with automatic fire alarm system and lighting system using safe voltage in conformity with technical regulations[67] and technical standards on electrical safety.

6. Lightning protection and earthing equipment and systems in power plants, power stations and distribution substations must be installed according to their design, tested, commissioned and periodically inspected according to technical regulations[68], and technical standards on electrical safety.

Article 55. Safety in electricity transmission and distribution

1. Owners of electrical grids shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Paint and place signal lights on tops of poles with a special height and in special positions in order to safely protect high-voltage electrical grids.

2. At the intersections between overhead high-voltage transmission lines, underground electrical cables and railways, land and inland waterways, the placement and management of signs and “no overtaking” signs for means of transport shall comply with the regulations imposed by the Ministry of Transport. Investors in the subsequently built works must bear the costs of placement of such signs.

3. When transferring the electrical grid, the investor in such electrical grid must transfer the unit in charge of electrical grid operation all technical documentation, commissioning records, decision on land allocation or land lease and documents relating to compensation and land clearance according to regulations of law.

4. The unit in charge of operation of electrical grids must periodically organize the inspection, technical maintenance and overhaul of electrical grids, ensuring that the system operates safely according to; conduct regular checks, detect and prevent violations against regulations on electrical safety and assurance of safety of high voltage electrical grids and cooperate in implementation of technical solutions and optimal operation in order to reduce power loss in the course of electricity transmission.

5. When repairing or maintaining an electrical grid, the unit in charge of operation of electrical grids and unit in charge of repair or maintenance must fully and strictly follow procedures for implementing safety measures in accordance with technical regulations[69] on electrical safety.

6. The high voltage transmission line sections running over the houses and/or works where people permanently live or work must be supported with steel or concrete poles, and conductors must not have joints in a pole span, except for the conductors with a cross-section of at least 240 mm2 which may have a joint for one phase and must meet other standards on assurance of safety of high-voltage electrical grids. The unit in charge of operation of electrical grids must not overload such transmission lines.

7. Electrical cables running underground or lying in the structure of other works or running together with communications lines must maintain a safety distance prescribed by technical regulations[70] on electrical equipment and other relevant regulations of law.

8. Lightning protection and earthing equipment and systems of transmission and distributions grids must be installed according to their design, tested, commissioned and periodically inspected according to technical regulations[71], and technical standards on electrical safety.

Article 56. Safety in connection to national power system

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Independent electrical grids which satisfy conditions and technical standards prescribed by the Ministry of Industry and Trade[73] are entitled to connect their own power systems to the national power system.

Article 57. Safety in use of electricity for production

1. Organizations and individuals using electricity for production must comply with regulations on electrical safety, technical regulations[74] and technical standards on electrical safety in conformity with Vietnam standards.

2. Electrical equipment, electrical systems, lightning protection and earthing equipment and systems must be installed according to their design, tested, commissioned and periodically and extraordinarily inspected according to technical regulations[75], and technical standards on electrical safety. The diagrams of these systems must reflect their actual status and archived together with inspection records throughout their operation.

3. Internal electrical substations, high voltage equipment and high voltage transmission lines must be installed and managed according to technical regulations[76], and technical standards on electrical safety.

4. Electrical equipment must conform to “Vietnam standard - Low-voltage electrical equipment - General requirements for prevention of electric shock” and “Vietnam standard - Code of Practice of ground conection and “O” conection of electrical equipment” to prevent electric shocks.

5. Transmission lines and conductors must be designed and installed to ensure clear and airy production premises, thus avoiding mechanical or chemical impacts which may cause breakdowns.  Metal structures of factories, machinery and metal tubes must not be used as “neutral conductors”, except for special cases where separate designs approved by a competent authority are required.

6. The power system in areas where inflammable substances exist must be designed, installed and used as prescribed in clause 4 Article 54 of this Law.

7. Electrical equipment used for minerals exploitation, in electric instruments, mobile electrical equipment, welding machine, electrolysis and electroplating must conform to related technical regulations[77] and technical standards on safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The total power of electrical equipment used in offices, for domestic purposes and service provision must conform to the design power; the cross-sections and insulation of conductors must conform to technical standards.

2. Heat-generating electrical equipment must not be placed near inflammable items.

3. Electrical equipment must be checked and maintained according to regulations, satisfy electrical safety technical standards and not cause danger to users.

4. Electricity users shall inspect safety of their respective power systems, promptly detect and prevent the risk of electrical incidents or accidents.

5. Low-voltage electrical grids shall be built only after their designs are approved.

6. Transmission line branches conducting electricity to houses ad works must satisfy electrical safety conditions, ensure aesthetic appearance and not hinder means of transports, ambulances and fire engines.

7. In three-phase four-wire circuits, circuit breakers, knife-switches, fuses and other switchgears must not be connected to neutral conductors.

8. In one-phase two-wire circuits, fuses and switches must be connected to phase wires but not be connected to neutral conductors. It is recommended that circuit breakers and double-pole knife switches be installed so as to simultaneously switch on/off two wires.

Article 59. Using electricity as direct means of protection

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Electricity shall be used as a direct means of protection only when other protection measures have been applied inefficiently, and such must be permitted by a competent authority.

3. Electric fences must be designed and installed so as to avoid all accidental contacts with people and cattle, not to affect the operation of the power system and not to cause danger to vicinity and living environment. Danger signs are required to be erected. Electric fence managers and users must be provided with professional training in electricity.

4. The Minister of Public Security and the Minister of Defense shall, within their jurisdiction, prescribe areas where electric fences are permitted for erection.

5. The Minister of Industry and Trade shall prescribe standards and conditions for using electricity as direct means of protection.

Article 59a. Handling of electrical incidents [79]

1. In case an electrical incident occurs, the electric utilities shall, within their jurisdiction, handle it as prescribed by law.

2. In case of catastrophic electrical failure, the declaration of state of emergency and application of response measures must comply with regulations of law on state of emergency.

Chapter VIII

ELECTRICITY IN SERVICE OF RURAL AREAS, MOUNTAINOUS AREAS, BORDER AREAS [80] AND ON ISLANDS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Attract all resources for investment in construction of electricity infrastructures, accelerate the process of electrification in rural areas, mountainous areas[82], border areas and on islands.

2. Prime the people in remote and isolated areas, ethnic minority areas and extremely disadvantaged areas to use electricity for production and activities of daily living.

3. Organizations and individuals in all economic sectors involved in electricity generation, distribution and trading in rural areas, mountainous areas, border areas[83] and on islands which are disadvantaged and extremely disadvantaged are entitled to investment and financial incentives and other incentives under regulations of law on investment promotion.

4. Organizations and individuals are encouraged to invest in construction of electrical grids or power stations using local energy, new energy and renewable energy to supply electricity to rural areas, mountainous areas, border areas[84] and islands.

5. Prioritize the adequate and timely supply of electricity to water pumping stations in service of irrigation and prevention of waterlogging and drought.

Article 61. Investment in development of electricity in rural areas, mountainous areas, border areas[85], and on islands

1. The State shall adopt policies to assist electric utilities operating in areas where electricity investment and electricity-activities bring no economic efficiency.

2. The State shall adopt policies to provide assistance in investment in transmission lines connecting meters to consumers for disadvantaged households entitled to social policies certified by local People's Committees.

3. The State's assistance policies consist of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Assistance in investment loan interest rates;

c) Tax incentives.

The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in providing guidelines for implementation of assistance policies.

4. People's Committees at all levels shall have to prime organizations and individuals to invest in building, renovating or upgrading electrical grids in rural areas, mountainous areas, border areas[87], and on islands.

Article 62. Electricity prices in rural areas, mountainous areas, border areas[88], and on islands

1. Electricity prices in rural areas, mountainous areas, border areas, and on islands which are connected to the national power grid shall comply with the regulations laid down in Article 31 of this Law.

2. Electricity prices in rural areas, mountainous areas, border areas, and on islands which have yet to be connected to the national power grid shall comply with the following regulations:

a) Retail prices of electricity for domestic purpose shall be set by relevant electricity utilities and decided by the provincial People’s Committees in conformity with the mechanism for assistance in domestic electricity retail prices within their provinces which is decided by the Prime Minister;

b) Other electricity prices shall be set by relevant electric utilities and decided by provincial People's Committees in a manner that fully covers costs and generates reasonable profits for the electric utilities by conferring the electric utilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The deadline for payment of bills for electricity used by hydraulic structure operating enterprises for irrigation and water drainage for rice, vegetables, subsidiary food crops, industrial plants intercropped with rice, vegetables or subsidiary food plants shall be agreed upon by electricity purchasers and sellers but shall not exceed one hundred and twenty days from the date of receiving the electricity bills.

2. The State shall provide funding for payment of the excess bills for electricity used for waterlogging and drought prevention according to regulations of law on operation and protection of hydraulic structures.

3. The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in providing guidelines for implementing the regulations set out in this Article.

Article 64. Electrical safety in rural areas, mountainous areas, border areas[89], and on islands

1. Organizations and individuals conducting electricity-related activities and/or using electricity in rural areas, mountainous areas, border areas[90], and on islands shall strictly comply with technical regulations[91] and technical standards on electrical safety.

2. Any person carrying out electrical operation and repair in rural areas, mountainous areas, border areas[92], and on islands shall satisfy the following standards:

a) He/she is aged 18 or older;

b) He/is has been certified fit for work by a health facility;

c) He/she has a certificate or diploma in electrical engineering conferred by a vocational training school;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Only electricity utilities operating electrical grids may organize the repair and installation of electrical equipment and electricity supply systems in areas under their respective management.

4. The Ministry of Industry and Trade[93] shall prescribe technical standards on electrical safety, issue electrical safety cards and provide guidance on electrical safety measures in rural areas, mountainous areas, border areas[94], and on islands.

Chapter IX

STATE MANAGEMENT OF ELECTRICITY-RELATED ACTIVITIES AND ELECTRICITY USE

Article 65. Responsibility for state management of electricity-related activities and electricity use

1. The Government shall perform uniform management of electricity-related activities and electricity use nationwide.

2. The Ministry of Industry and Trade[95] shall be responsible to the Government for state management of electricity-related activities and electricity use.

3. Ministries and ministerial agencies shall, within their jurisdiction, cooperate with the Ministry of Industry and Trade[96] in performing state management of electricity-related activities and electricity use.

4. People’s Committees at all levels shall, within their jurisdiction, perform state management of electricity-related activities and electricity use in their provinces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Regulation of electricity-related activities shall include:

a) Formulating regulations on operation of competitive electricity market and providing guidelines for implementation thereof;

b) Considering and proposing solutions for adjusting electricity demand and supply and managing the process of electricity demand and supply balance;

c) Issuing, modifying and revoking electricity licenses as prescribed in clauses 1 and 3 Article 38 of this Law;

d) Providing guidance on conditions and procedures for electricity supply suspension and disconnection, electricity consumption reduction, conditions and procedures for connection to the national power system;

dd)[97] Establishing the average electricity retail price bracket, price adjustment mechanism and electricity retail tariff; organizing implementation of electricity price mechanisms and policies;

e)[98] (annulled)

g)[99] Prescribing the brackets of electricity generation prices, electricity wholesale prices, electricity transmission prices, prices of ancillary services for the power system, fees for operating and regulating the power system and fees for regulating electricity market transactions.

h) Monitoring the implementation of plans and projects on investment in development of electricity sources, transmission grids and distribution grids in order to ensure the development conforms to the approved electricity development planning;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



k)[100] Inspecting and supervising the adjustment and application of electricity prices;

l) Settling complaints and disputes on the electricity market;

m)[101] Inspecting fixed-term PPAs between electricity generation units and electricity purchasers and fixed-term wholesale power agreements as prescribed by the Government;

n)[102] Inspecting and imposing penalties for violations against regulations on electricity as prescribed by law.

2. [103] The Prime Minister shall elaborate on organizational structure, functions, tasks and powers of the electricity regulatory agency.

Article 67. Electricity inspectorate [104]

Electricity inspectorate shall comply with regulations of law on inspection.

Chapter X

IMPLEMENTATION CLAUSE [105]

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Validity period of the written contracts or written agreements related to electricity-related activities which have existed before the effective date of this Law remains unchanged.

2. After the effective date of this Law, the amendments to the contracts or agreements prescribed in clause 1 of this Article must made in compliance with the regulations enshrined in this Law.

3. The Government shall prescribe the conditions and time so as for organizations and individuals conducting electricity-related activities to adjust their organizational structures and activities in accordance with regulations of this Law.

Article 69. Effect

This Law comes into force from July 01, 2005.

Article 70. Guidelines for implementation

The Government shall elaborate and provide guidelines for implementation of this Law./.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



CHAIRMAN




Bui Van Cuong

 

 

[1] Preludes to the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity:

 “Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam amended under the Resolution No. 51/2001/QH10;

The National Assembly hereby promulgates the Law on Amendments to some Articles of the Law on Electricity No. 28/2004/QH11.”.

Preludes to the Law No. 28/2018/QH14 on amendments to some Articles concerning planning of 11 laws:

 “Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly hereby promulgates the Law on amendments to some Articles concerning planning of the Law on Food Safety No. 55/2010/QH12, Law on Notarization No. 53/2014/QH13, Law on Pharmacy No. 105/2016/QH13, Law on Investment No. 67/2014/QH13, Law on Public Investment No. 49/2014/QH13, Law on Electricity No. 28/2004/QH11 whose articles are amended by the Law No. 24/2012/QH13, Law on Chemicals No. 06/2007/QH12, Law on Science and Technology No. 29/2013/QH13, Law on Tobacco Control No. 09/2012/QH13, Law on Economical and Efficient Use Of Energy No. 50/2010/QH12 and Law on Children No. 102/2016/QH13.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 “Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly hereby promulgates the Law on amendments to certain articles of the Law on Public Investment No. 39/2019/QH14, which is amended by the Law No. 64/2020/QH14 and the Law No. 72/2020/QH14; the Law on Public-Private Partnership Investment No. 64/2020/QH14; the Law on Investment No. 61/2020/QH14, which is amended by the Law No. 72/2020/QH14; the Law on Housing No. 65/2014/QH13, which is amended by the Law No. 40/2019/QH14, Law No. 61/2020/QH14, Law No. 62/2020/QH14 and the Law No. 64/2020/QH14; the Law on Bidding No. 43/2013/QH13, which is amended by the Law No. 03/2016/QH14, the Law No. 04/2017/QH14, the Law No. 40/2019/QH14 and the Law No. 64/2020/QH14; the Law on Electricity No. 28/2004/QH11, which is amended by Law No. 24/2012/QH13 and the Law No. 28/2018/QH14; the Law on Enterprises No. 59/2020/QH14; the Law on Special Excise Duties No. 27/2008/QH12, which is amended by the Law No. 70/2014/QH13, Law No. 71/2014/QH13 and the Law No. 106/2016/QH13; the Law on Civil Judgment Enforcement No. 26/2008/QH12, which is amended by the Law No. 64/2014/QH13, Law No. 23/2018/QH14 and the Law No. 67/2020/QH14.

[2] The phrase “Bộ Công nghiệp” (“Ministry of Industry”) is replaced with the phrase “Bộ Công Thương” (“Ministry of Industry and Trade”) as prescribed in point e clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[3] The phrase “quy phạm kỹ thuật” (“Technical Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point dd clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[4] This clause is added by clause 1 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[5] This clause is added by clause 1 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[6] This clause is added by clause 2 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[7] This clause is amended by clause 1 Article 6 of the Law No. 03/2022/QH15 dated January 11, 2022 of the National Assembly on Amendments to Certain Articles of the Law on Public Investment, the Law on Public-Private Partnership Investment, the Law on Investment, the Law on Housing, the Law on Procurement, the Law on Electricity, the Law on Enterprises, the Law on Special Excise Duties and the Law on Civil Judgment Enforcement, which has been effective since March 01, 2022.

[8] This clause is added by clause 1 Article 6 of the Law No. 03/2022/QH15 dated January 11, 2022 of the National Assembly on Amendments to Certain Articles of the Law on Public Investment, the Law on Public-Private Partnership Investment, the Law on Investment, the Law on Housing, the Law on Procurement, the Law on Electricity, the Law on Enterprises, the Law on Special Excise Duties and the Law on Civil Judgment Enforcement, which has been effective since March 01, 2022.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[10] This clause is amended by clause 2 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[11] This Article is amended by clause 1 Article 6 of the Law No. 28/2018/QH14 on Amendments to some Articles concerning planning of 11 Laws, which has been effective since January 01, 2019

[12] This Article is added by clause 4 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013 as follows:

  “Article 8a. Contents of electricity development planning

1. The national electricity development planning contains the following main contents:

a) Overview on socio-economic development and national energy system during the planning period;

b) Forecasted electricity demand;

c) Assessment of sources of primary energy, capacity for exploitation, capacity for import and export of energy; assessment of capacity of electricity exchange among areas; forecast of fuel prices for electricity production;

d) National power development program including detailed programs for development of electricity sources, development of electrical grids, connection of electrical grids with countries in the region, development of rural electricity, and development of sources of new energy, renewable energy and other relevant contents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Environmental protection and natural disaster management;

g) Expected area of land for electrical works;

h) Mechanisms, policies and solutions for execution of the national power development program during the planning period.

2. The electricity development planning of provinces and central-affiliated cities contains the following main contents:

a) Planning, orientations and objectives for socio-economic development of provinces and central-affiliated cities during the planning period;

b)  Forecasted electricity demand of rural districts, urban districts, district-level towns and provincial-affiliated cities during the planning period;

c) Assessment of potential for development of electricity sources within provinces, including sources of electricity using new energy and renewable energy; capacity for electricity exchange with their vicinity;

d) Assessment of the current supply of electricity within provinces, especially extremely disadvantaged areas;

dd) Programs for development of electricity sources and electrical grids of provinces and central-affiliated cities for the planning periods; design of detailed diagrams for development of electrical grids for rural districts, urban districts, district-level towns and provincial-affiliated cities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Total volume of construction and investment capital for the selected national power development planning scheme, economic - financial analysis of the selected project;

h) Expected area of land for electrical works;

i) Mechanisms, policies and solutions for implementation of power development planning of provinces and central-affiliated cities during planning period.”

This Article is annulled by clause 4 Article 8 of the Law No. 28/2018/QH14 on Amendments to some Articles concerning planning of 11 Laws, which has been effective since January 01, 2019.

[13] This Article is amended by clause 2 Article 6 of the Law No. 28/2018/QH14 on Amendments to some Articles concerning planning of 11 Laws, which has been effective since January 01, 2019

[14] This Article is amended by clause 3 Article 6 of the Law No. 28/2018/QH14 on Amendments to some Articles concerning planning of 11 Laws, which has been effective since January 01, 2019

[15] This clause is amended by clause 6 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[16] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[17] The phrase “Bộ Công nghiệp” (“Ministry of Industry”) is replaced with the phrase “Bộ Công Thương” (“Ministry of Industry and Trade”) as prescribed in point e clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[19] This point is amended by clause 7 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[20] The word “minh bạch” (“transparency”) is added by clause 3 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[21] The word “thứ tự” (“order”) is annulled by clause 2 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[22] This clause is amended by clause 8 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[23] The phrase “phí dịch vụ phụ trợ” (“fees for ancillary services”) is replaced with the phrase “giá dịch vụ phụ trợ” (“prices of ancillary services”) as prescribed in point b clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[24] The phrase “các loại phí dịch vụ” (“types of fees for ancillary services”) is replaced with the phrase “giá dịch vụ phụ trợ” (“prices of ancillary services”) as prescribed in point b clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[25] The phrase “Bộ Công nghiệp” (“Ministry of Industry”) is replaced with the phrase “Bộ Công Thương” (“Ministry of Industry and Trade”) as prescribed in point e clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013;

[26] This clause is amended by clause 9 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[27] The phrase “bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật” (“safeguard their interests in compliance with regulations of law”) is added by clause 4 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[29] The phrase “bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật” (“safeguard their interests in compliance with regulations of law”) is added by clause 4 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[30] Title of this Article is amended by clause 11 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[31] This clause is amended by clause 11 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[32] This clause is amended by clause 11 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[33] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[34] This point is amended by clause 12 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[35] This clause is added by clause 13 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[36] This clause is amended by clause 13 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[37] This clause is amended by clause 13 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[39] This clause is amended by clause 15 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[40] This clause is amended by clause 15 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[41] This clause is amended by clause 15 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[42] This clause is amended by clause 16 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[43] This clause is amended by clause 16 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[44] This clause is added by clause 16 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[45] The phrase “Bộ Công nghiệp” (“Ministry of Industry”) is replaced with the phrase “Bộ Công Thương” (“Ministry of Industry and Trade”) as prescribed in point e clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013;

[46] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[47] The phrase “Bộ Công nghiệp” (“Ministry of Industry”) is replaced with the phrase “Bộ Công Thương” (“Ministry of Industry and Trade”) as prescribed in point e clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[49] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[50] This point is amended by clause 17 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[51] The phrase “bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật” (“safeguard their interests in compliance with regulations of law”) is added by clause 4 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[52] The phrase “phí truyền tải Điện” (“electricity transmission fees”) is replaced with the phrase “giá truyền tải Điện” (“electricity transmission prices”) as prescribed in point c clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[53] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[54] This point is added by point a clause 2 Article 6 of the Law No. 03/2022/QH15 dated January 11, 2022 of the National Assembly on Amendments to Certain Articles of the Law on Public Investment, the Law on Public-Private Partnership Investment, the Law on Investment, the Law on Housing, the Law on Procurement, the Law on Electricity, the Law on Enterprises, the Law on Special Excise Duties and the Law on Civil Judgment Enforcement, which has been effective since March 01, 2022.

[55] The phrase “bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật” (“safeguard their interests in compliance with regulations of law”) is added by clause 4 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[56] This point is added by point b clause 2 Article 6 of the Law No. 03/2022/QH15 dated January 11, 2022 of the National Assembly on Amendments to Certain Articles of the Law on Public Investment, the Law on Public-Private Partnership Investment, the Law on Investment, the Law on Housing, the Law on Procurement, the Law on Electricity, the Law on Enterprises, the Law on Special Excise Duties and the Law on Civil Judgment Enforcement, which has been effective since March 01, 2022.

[57] This point is annulled by clause 2 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[59] The phrase “bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật” (“safeguard their interests in compliance with regulations of law”) is added by clause 4 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[60] This point is amended by clause 18 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[61] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[62] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[63] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[64] Title of this Article is amended by clause 19 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[65] This clause is added by clause 19 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[66] This clause is amended by clause 20 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[67] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[69] The phrase “quy phạm kỹ thuật” (“Technical Code of practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point dd clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[70] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[71] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[72] The phrase “Bộ Công nghiệp” (“Ministry of Industry”) is replaced with the phrase “Bộ Công Thương” (“Ministry of Industry and Trade”) as prescribed in point e clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013;

[73] The phrase “Bộ Công nghiệp” (“Ministry of Industry”) is replaced with the phrase “Bộ Công Thương” (“Ministry of Industry and Trade”) as prescribed in point e clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013;

[74] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[75] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[76] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[77] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[79] This Article is added by clause 21 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013 as follows:

[80] The word “biên giới” (“border area”) is added by clause 5 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[81] The word “biên giới” (“border area”) is added by clause 5 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[82] The word “biên giới” (“border area”) is added by clause 5 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[83] The word “biên giới” (“border area”) is added by clause 5 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[84] The word “biên giới” (“border area”) is added by clause 5 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[85] The word “biên giới” (“border area”) is added by clause 5 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[86] The phrase “Bộ Công nghiệp” (“Ministry of Industry”) is replaced with the phrase “Bộ Công Thương” (“Ministry of Industry and Trade”) as prescribed in point e clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013;

[87] The word “biên giới” (“border area”) is added by clause 5 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[89] The word “biên giới” (“border area”) is added by clause 5 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[90] The word “biên giới” (“border area”) is added by clause 5 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[91] The phrase “quy phạm” (“Code of Practice”) is replaced with the phrase “quy chuẩn kỹ thuật” (“technical regulation”) as prescribed in point d clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[92] The word “biên giới” (“border area”) is added by clause 5 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[93] The phrase “Bộ Công nghiệp” (“Ministry of Industry”) is replaced with the phrase “Bộ Công Thương” (“Ministry of Industry and Trade”) as prescribed in point e clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013;

[94] The word “biên giới” (“border area”) is added by clause 5 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[95] The phrase “Bộ Công nghiệp” (“Ministry of Industry”) is replaced with the phrase “Bộ Công Thương” (“Ministry of Industry and Trade”) as prescribed in point e clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013;

[96] The phrase “Bộ Công nghiệp” (“Ministry of Industry”) is replaced with the phrase “Bộ Công Thương” (“Ministry of Industry and Trade”) as prescribed in point e clause 1 Article 2 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013;

[97] This point is amended by clause 23 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[99] This point is amended by clause 23 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[100] This point is amended by clause 23 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[101] This point is amended by clause 23 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[102] This point is amended by clause 23 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[103] This clause is amended by clause 23 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013.

[104] This Article is amended by clause 24 Article 1 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013 as follows:

[105] Article 3 of the Law No. 24/2012/QH13 on Amendments to some Articles of the Law on Electricity, which has been effective since July 01, 2013, stipulates that:

 “Article 3

1. This Law comes into force from July 01, 2013.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 12 of the Law No. 28/2018/QH14 on Amendments to some Articles concerning planning of 11 Laws, which has been effective since January 01, 2019, stipulates that:

 “Article 12. Effect

This Law comes into force from January 01, 2019.”.

Article 10 of the Law No. 03/2022/QH15 on Amendments to Certain Articles of the Law on Public Investment, the Law on Public-Private Partnership Investment, the Law on Investment, the Law on Housing, the Law on Procurement, the Law on Electricity, the Law on Enterprises, the Law on Special Excise Duties and the Law on Civil Judgment Enforcement, which has been effective since March 01, 2022, stipulates that:

 “Article 10. Effect

This Law comes into force from January 01, 2022.”.

;

Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Điện lực do Văn phòng Quốc hội ban hành

Số hiệu: 06/VBHN-VPQH
Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Văn phòng quốc hội
Người ký: Bùi Văn Cường
Ngày ban hành: 25/01/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [4]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Điện lực do Văn phòng Quốc hội ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…