BỘ TÀI CHÍNH-BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC |
Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2007 |
|
Căn cứ Điều 20 và Điều 21 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006, Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định và hướng dẫn mức trần tiền môi giới, việc quản lý và sử dụng tiền môi giới; mức trần tiền dịch vụ và cách thức thu nộp tiền dịch vụ trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Đối tượng áp dụng
a) Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp);
b) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp dịch vụ (sau đây gọi tắt là người lao động).
3. Doanh nghiệp chỉ được thu tiền môi giới và tiền dịch vụ sau khi ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp visa.
1. Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tiền môi giới không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng mới.
Các doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động đối với những thị trường, những hợp đồng mà bên đối tác nước ngoài không có yêu cầu về tiền môi giới.
2. Mức tiền môi giới.
a) Mức trần tiền môi giới cho các thị trường không vượt quá một tháng lương/ người lao động cho một năm hợp đồng. Trường hợp do yêu cầu của thị trường đòi hỏi mức tiền môi giới cao hơn mức trần quy định thì doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định cụ thể mức tiền môi giới cho phù hợp sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính;
b) Doanh nghiệp đàm phán, quyết định mức tiền môi giới phù hợp với từng hợp đồng nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm (a), khoản này;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp phù hợp với từng thị trường;
d) Tiền lương (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền môi giới là tiền lương cơ bản theo hợp đồng không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác. Riêng đối với sĩ quan, thuyền viên tàu vận tải biển, tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền môi giới là tiền lương bao gồm tiền lương cơ bản và tiền lương phép.
3. Loại tiền thu nộp và tỷ giá áp dụng
Doanh nghiệp thu tiền môi giới do người lao động hoàn trả bằng đồng Việt Nam.
Tỷ giá áp dụng: Nếu tiền môi giới được tính trên cơ sở đồng đô là Mỹ thì áp dụng tỷ giá giao dịch bình quân của đồng đô la Mỹ so với đồng Việt Nam trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu nộp. Nếu tiền môi giới được tính trên cơ sở các loại ngoại tệ khác thì áp dụng tỷ giá tính chéo giữa đồng đô la Mỹ so với ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo tại thời điểm thu nộp.
4. Quản lý và sử dụng tiền môi giới
a) Tiền môi giới phải được thể hiện trong hợp đồng cung ứng lao động hoặc hợp đồng riêng về tiền môi giới được ký giữa doanh nghiệp và bên môi giới;
b) Tiền môi giới phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng được hưởng. Nếu lợi dụng quy định về tiền môi giới để thu, chi sai mục đích, không đúng đối tượng, trục lợi thì người ra quyết định thu, chi phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
c) Phần tiền môi giới mà người lao động hoàn trả (nếu có) phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp thu một lần tiền môi giới của người lao động trước khi người lao động xuất cảnh ra nước ngoài làm việc. Khi thu tiền môi giới của người lao động, doanh nghiệp phải cấp biên lai thu tiền cho người lao động. Khoản tiền môi giới mà người lao động hoàn trả không tính vào doanh thu của doanh nghiệp và doanh nghiệp không phải nộp thuế;
d) Phần tiền môi giới mà doanh nghiệp chi (nếu có) được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Hoàn trả tiền môi giới
Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản) hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới người lao động đã nộp theo nguyên tắc: người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc từ 50% thời gian theo hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới.
Trường hợp không thể đòi được của bên môi giới thì doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người lao động theo nguyên tắc trên và được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tiền dịch vụ không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp (kể cả thời gian gia hạn theo hợp đồng) và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới.
2. Mức tiền dịch vụ
a) Mức trần tiền dịch vụ: Người lao động nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp không quá một tháng tiền lương (hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) theo hợp đồng cho một năm làm việc; riêng sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá một tháng rưỡi tiền lương theo hợp đồng cho một năm làm việc. Tổng mức tiền dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng;
b) Mức tiền dịch vụ phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động;
c) Tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền dịch vụ là tiền lương cơ bản không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác. Riêng đối với sĩ quan, thuyền viên tàu vận tải biển, tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền dịch vụ là tiền lương bao gồm lương cơ bản và lương phép.
3. Cách thức thu nộp và hoàn trả tiền dịch vụ
a) Doanh nghiệp thoả thuận với người lao động để thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp chỉ được thu tiền dịch vụ theo thời gian (số tháng) thực tế người lao động làm việc ở nước ngoài;
c) Trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật nước đến làm việc mà phải về nước trước hạn hoặc tự ý bỏ hợp đồng ở lại bất hợp pháp thì doanh nghiệp được thu tiền dịch vụ của người lao động theo thời hạn hợp đồng đã ký.
4. Loại tiền thu nộp và tỷ giá áp dụng
a) Trường hợp doanh nghiệp thoả thuận với người lao động thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh thì thực hiện bằng đồng Việt Nam.
Tỷ giá áp dụng: nếu tiền dịch vụ được tính trên cơ sở đồng đô la Mỹ thì áp dụng tỷ giá giao dịch bình quân của đồng đô la Mỹ so với đồng Việt Nam trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu nộp. Nếu tiền dịch vụ được tính trên cơ sở các loại ngoại tệ khác thì áp dụng tỷ giá tính chéo giữa đồng đô la Mỹ so với ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo tại thời điểm thu nộp;
b) Trường hợp doanh nghiệp thoả thuận với người lao động thu tiền dịch vụ nhiều lần trong quá trình thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp thu tiền dịch vụ bằng đồng tiền mà người lao động được trả lương. Nếu thu một phần tiền dịch vụ trước khi người lao động xuất cảnh thì thực hiện bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá nêu trên.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ các Thông tư liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội số 107/2003/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 07/11/2003 hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và số 59/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/6/2006, hướng dẫn về phí môi giới trong xuất khẩu lao động.
Riêng đối với các hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký tại Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiền dịch vụ thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 107/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 07/11/2003 và tiền môi giới thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 59/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/6/2006.
2. Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các doanh nghiệp do mình quản lý.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
Nơi nhận: |
|
MINISTRY
OF FINANCE –MINISTRY OF WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 16/2007/TTLT-BLDTBXH-BTC |
Hanoi, September 04, 2007 |
JOINT CIRCULAR
SPECIFIC REGULATION ON BROKERAGE AND SERVICE FEE IN THE OPERATION OF SENDING VIETNAMESE LABOURERS TO WORK ABROAD UNDER CONTRACTS
Pursuant to Article 20 and Article 21 of the Vietnamese Alien Labor Law under contract dated November 29, 2006, the Ministry of Labour – War Invalids and Social Affairs - Ministry of Finance stipulate and make guidance on the brokerage and service fee in the operation of sending Vietnamese laborors to work abroad under contracts as follows:
I. GENERAL REGULATION
1. Scope of adjustment
This Circular stipulates and makes guidance on the ceiling brokerage, the management and use of brokerage; the ceiling service fee and the mode of collection and payment of the service fee in the operation of sending laborers to work abroad.
2. Subject of application
a) The enterprises operating the services of sending the laborers to work abroad as prescribed in the Vietnamese Alien Labor Law under contract (hereafter referred to as enterprises);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. The enterprises are only permitted to collect the brokerage and service fee after signing contract on sending laborers to work abroad with the laborers and the laborers are admitted to work or granted visa by the foreign party.
II. THE BROKERAGE
1. The brokerage is the cost that the enterprise must pay the broker to sign and implement the contract of labor supply. The laborers shall refund the enterprise one part or the entire brokerage as prescribed of the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs.
The brokerage does not apply to the case the laborers have completed the contract with the enterprises and are extended or renewed the contract by the employers.
The enterprises are not permitted to collect the brokerage of the laborers for the markets and contracts in which the foreign partners have no requirements on the brokerage.
2. The brokerage rate.
a) The ceiling brokerage rate for the markets does not exceed one month’s salary/laborer for one year contract. In case of the market demand for the higher brokerage rate than the prescribed ceiling rate, the enterprises shall make report to the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs in order to decide the appropriate specific brokerage rate after agreement with the Ministry of Finance;
b) The enterprises shall negotiate and decide on the brokerage rate appropriate with each contract but not exceeding the rate as prescribed at point (a) of this Clause;
c) The Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs stipulates the brokerage rate that the laborers refund to the enterprises suitable for each market;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Type of money collected and paid and applicable exchange rate
The enterprises collect the brokerage refunded by the laborers in Vietnam dong.
The applicable exchange rate: If the brokerage is calculated on the basis of the U.S. dollar, the average exchange rate of the U.S. dollar against the Vietnam dong on the inter-bank foreign currency market shall apply as announced by the State Bank of Vietnam at the time of collection and payment. If the brokerage is calculated on the basis of other foreign currencies, the cross rate between the U.S. dollar against those foreign currencies shall apply as announced by the State Bank of Vietnam at the time of collection and payment.
4. Management and use of the brokerage
a) The brokerage must be indicated in the contract of labor supply or the private contract on the brokerage signed between the enterprises and the brokers;
b) The brokerage must be used for the proper purpose and with the right subject. If taking advantage of provisions on brokerage for wrong collection and expenditure for improper purposes, not with the right subjects and for profit making, the person making a decision on collection and expenditure shall take responsibility as prescribed by law;
c) The portion of brokerage that the laborers refund (if any) must be specified in the contracts on sending laborers to work abroad; the enterprises shall collect the laborers’ brokerage one time before they go abroad to work. Upon collection of the laborers’ brokerage, the enterprises must issue receipt to the laborers. The brokerage that the laborers refund is not included in the profit of the enterprises and they do not pay tax on it;
d) The brokerage that the enterprises pay out (if any) will be recorded into the rational cost upon calculating taxable income as prescribed by the Law on enterprise income tax.
5. Refunding the brokerage
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Where the laborers can not recover the brokerage from the broker, the enterprises are responsible for making payment to the workers on the above principle and permitted to record into the rational cost upon calculating taxable income as prescribed by the Law on enterprise income tax.
III SERVICE FEE
1. The service fee is the expenditure that the laborers must pay the enterprises for the implementation of the contract on sending laborers to work abroad.
The service fee does not apply to the case the laborers have completed the contract signed with the enterprises (including the time of the contract extension) and are extended or renewed the contract by the employers.
2. Rate of service fee
a) The ceiling rate of service fee: The laborers make the payment of service fee to the enterprises with an amount not exceeding one month's salary (or refreshing allowance) under contract for one working year, and not exceeding one month and a half month's salary under a contract for one working year for officers and crewmen working on sea carrier; The total maximal rate of service fee shall not exceed three month’s salary under the contract / person / contract;
b) The rate of service fee must be indicated in the contract on sending laborers to work abroad signed between the enterprises and the laborers;
c) The salary which, under contract (calculated by month) serves as a basis to determine the rate of service fee is the basic salary excluding: Overtime working, bonuses and other benefits. For the officers and crewmen of the sea carrier, the salary which, under the contract (calculated by month) serves as a basis to determine the rate of service fee, is the salary including the basic salary and leave salary.
3. The mode of collection, payment and refund of the service fee
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) In case the laborers must return home ahead of schedule due to force majeure or not due to the laborers’ fault, the enterprises are permitted to collect the service fee by the actual time (number of months) the laborers work abroad.
c) In case the laborers violate the contract or the law of the country where they are working and must return home ahead of schedule or cancel the contract and illegally stay, the enterprises are permitted to collect the laborers’ service fee under the time limit signed in the contract.
4. Type of money collected and paid and applicable exchange rate
a) In case the enterprises agree with the laborers to collect the service fee one time before they go abroad to work, the collection shall be made in Vietnam dong.
The applicable exchange rate: If the service fee is calculated on the basis of the U.S. dollar, the average exchange rate of the U.S. dollar against the Vietnam dong shall apply on the inter-bank foreign currency market announced by the State Bank of Vietnam at the time of collection and payment. If the service fee is calculated on the basis of other foreign currencies, the cross rate between the U.S. dollar against those foreign currencies shall apply as announced by the State Bank of Vietnam at the time of collection and payment.
b) In case the enterprise agree with the laborers to collect the service fee many times during the course of contract execution, the enterprises shall collect the service fee in the currency the laborers are paid. If the collection of a partial service fee is made before the laborers go abroad to work, the service fee shall be collected by Vietnam dong at the exchange rate above mentioned
IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
1. This Circular shall take effect after 15 days from the date of its publication on the official Gazette. Annulling the Joint Circulars of the Ministry of Finance - the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs No. 107/2003/TTLT-BTC-BLDTBXH dated November 07, 2003 guiding the implementation of the financial regulations for the laborers and the enterprises sending laborers to work abroad with term and the No. 59/2006/TTLT-BTC-BLDTBXH dated June 26, 2006 guiding the brokerage in labor export.
As for the contracts of labor supply registered at the Department of Overseas Labour (Ministry of Labour – War Invalids and Social Affairs) before the effective date of this Circular, the service fee shall comply with the provisions specified in the Joint Circular No. 107/TTLT-BTC-BLDTBXH dated November 07, 2003 and the brokerage shall comply with the provisions specified in joint Circular No. 59/2006/TTLT-BTC-BLDTBXH dated June 26, 2006.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Any problem arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs, Ministry of Finance for study and settlement
PP.
MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER
Tran Xuan Ha
MINISTER
OF LABOUR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
DEPUTY MINISTER
Nguyen Thanh Hoa
;
Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ Lao động, Thương binh và xã hội-Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính |
Người ký: | Trần Xuân Hà, Nguyễn Thanh Hòa |
Ngày ban hành: | 04/09/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ Lao động, Thương binh và xã hội-Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video