BỘ CÔNG AN-BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2005/TTLT-BCA-BLĐTBXH |
Hà Nội , ngày 18 tháng 1 năm 2005 |
Thi hành Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định số 81/2003/NĐ-CP), Liên tịch Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thống nhất hướng dẫn công tác phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động như sau:
1. Công tác phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là trách nhiệm chung của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp và mọi công dân; trong đó nòng cốt là ngành Công an và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động phải chấp hành đúng pháp luật, chịu sự quản lý, kiểm tra của các cơ quan chức năng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động đều thuộc đối tượng phòng chống, trong đó tập trung vào một số hoạt động dưới đây:
a. Lợi dụng danh nghĩa xuất khẩu lao động để lừa đảo;
b. Lợi dụng danh nghĩa xuất khẩu lao động tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài;
c. Tuyển chọn lao động, đào tạo, thu tiền và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trái quy định của pháp luật;
d. Người lao động Việt
đ. Người lao động Việt
e. Giả mạo giấy tờ hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn chứng nhận sai các loại giấy tờ để đi làm việc nước ngoài;
g. Người lao động Việt
h. Hoạt động của một số cá nhân,
tổ chức Việt
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Trách nhiệm của ngành Công an:
1.1. Trách nhiệm của Bộ Công an:
a. Chỉ đạo lực lượng công an các cấp nắm tình hình các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến xuất khẩu lao động nhằm phát hiện kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động.
- Giao cho Tổng cục An ninh (Cục Bảo vệ An ninh kinh tế) và Tổng cục Cảnh sát (Cơ quan Cảnh sát điều tra) tiếp nhận các thông tin, tài liệu do các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp về hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động để phối hợp với các lực lượng công an từ Trung ương đến địa phương tổ chức điều tra và xử lý theo thẩm quyền;
- Giao cho Tổng cục V nắm tình hình lao động Việt Nam ở nước ngoài, kịp thời báo cáo Bộ Công an và trao đổi với các Bộ, ngành có liên quan về chủ trương, chính sách của các nước tiếp nhận lao động Việt Nam; phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam ở nước ngoài; tham mưu cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết những vấn đề lao động Việt Nam liên quan đến pháp luật của nước sở tại;
- Giao cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh cung cấp (định kỳ hoặc đột xuất) cho Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thông tin về số lượng người lao động của các doanh nghiệp xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu và các vấn đề phát sinh có liên quan.
b. Phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tuyên truyền, phát động phong trào quần chúng tham gia phòng, chống, tố giác tội phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
c. Cung cấp và trao đổi thông tin với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về:
- Những vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã bị phát hiện và xử lý;
- Tình hình, kết quả xử lý các vụ việc vi phạm phát luật về xuất khẩu lao động của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi thẩm quyền giải quyết;
- Phương thức, những thủ đoạn lừa đảo của các tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất khẩu lao động do Bộ Công an phát hiện và xử lý có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội.
- Những bất cập, hạn chế trong cơ chế, chính sách cần được xem xét, điều chỉnh; những thiếu sót, tiêu cực trong công tác quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
1.2. Trách nhiệm của cơ quan công an địa phương:
a. Thông qua công tác quản lý hành chính về hộ tịch hộ khẩu, xác nhận lý lịch tư pháp và quản lý xuất nhập cảnh nhằm phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
b. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động có hình thức và biện pháp tuyên truyền, phát động phong trào quần chúng tham gia phòng, chống, tố giác tội phạm và những hành vi tiêu cực liên quan đến xuất khẩu lao động.
c. Phát hiện, điều tra và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân, đường dây lừa đảo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
d. Tổng hợp, báo cáo định kỳ (3 tháng, 6 tháng và 1 năm) và báo cáo đột xuất gửi Bộ Công an về những hành vi phạm pháp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trên địa bàn
2. Trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội:
2.1. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a. Chỉ đạo các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động tuân thủ pháp luật, quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp, cũng như tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
b. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với Bộ Công an kiểm tra việc chấp hành pháp luật, quy định về xuất khẩu lao động của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
c. Phối hợp với Bộ Công an tiến hành xác minh, thu thập thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác điều tra, xử lý các vụ án liên quan đến xuất khẩu lao động.
d. Xử lý kịp thời theo thẩm quyền những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
đ. Chủ động về kinh phí và phương tiện để phối hợp với lực lượng Công an trong những trường hợp cần thiết.
e. Cung cấp cho Bộ Công an các thông tin, tài liệu sau đây:
- Danh sách các doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp được giao nhiệm vụ xuất khẩu lao động;
- Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị xử lý về hành chính, tạm đình chỉ hợp đồng, tạm đình chỉ hoạt động xuất khẩu lao động và bị thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động;
- Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động;
- Thông tin về đơn thư tố giác hành vi lừa đảo và các dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động.
2.2. Trách nhiệm của cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội địa phương:
a. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền công khai tại địa phương về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, thông tin về các doanh nghiệp được cấp giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông báo về các vụ lừa đảo xuất khẩu lao động, các đối tượng lừa đảo và thủ đoạn hoạt động đã bị phát hiện tại địa phương để các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người dân nâng cao cảnh giác.
b. Thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động, các cơ sở đào tạo người lao động để đưa đi làm việc ở nước ngoài tại địa phương.
c. Phối hợp với cơ quan Công an địa phương thường xuyên kiểm tra phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động tại địa phương mình.
d. Tăng cường công tác quản lý người nước ngoài có hoạt động liên quan đến xuất khẩu lao động trên địa bàn.
đ. Cung cấp cho cơ quan Công an đơn thư tố giác và thông tin khác liên quan đến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên địa bàn có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
c. Xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có những vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức phối hợp giữa ngành Công an và ngành Lao động - Thương binh và xã hội:
- Bộ Công an giao cho Tổng cục An ninh (trực tiếp và Cục Bảo vệ An ninh kinh tế), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao cho Cục Quản lý lao động ngoài nước là cơ quan Thường trực giúp lãnh đạo hai Bộ tổ chức thực hiện Thông tư này.
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Phòng Bảo vệ An ninh kinh tế, Sở Lao động - Thương binh và xã hội giao cho đơn vị có chức năng thuộc sở là cơ quan thường trực giúp lãnh đạo hai ngành thực hiện Thông tư này.
Cơ quan Thường trực của hai Bộ có trách nhiệm thường xuyên phối hợp thông báo tình hình, kiểm điểm rút kinh nghiệm, đề xuất với lãnh đạo hai Bộ xem xét, chỉ đạo thực hiện các nội dung công tác cần thiết. Định kỳ hai năm một lần, hai Bộ tổ chức sơ kết công tác phối hợp trong phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
- Việc phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu giữa hai ngành Công an và Lao động - Thương binh và xã hội nêu tại Thông tư này được tiến hành thường xuyên và trên cơ sở yêu cầu của mỗi bên.
Các cơ quan chủ quản chỉ đạo và quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực thuộc thực hiện đúng các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trong việc phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an, cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội địa phương phối hợp tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động theo nội dung Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây của Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Công an, Bộ Lao động - thương binh và xã hội để xem xét hướng dẫn giải quyết.
Nguyễn Lương Trào (Đã ký) |
Nguyễn Văn Hưởng (Đã ký) |
MINISTRY OF
PUBLIC SECURITY – THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 01/2005/TTLT-BCA-BLDTBXH |
Hanoi , January 18, 2005 |
JOINT CIRCULAR
NO. 01/2005/TTLT-BCA-BLDTBXH OF THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY – THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS DATED JANUARY 18, 2015 ON PROVIDING GUIDANCE ON PREVENTION AND ACTIONS AGAINST OFFENCES IN THE LABOR EXPORT SECTOR
Pursuant to the Government’s Decree No. 81/2003/ND-CP dated July 17, 2003 on adopting specific provisions and providing guidance on implementation of the Labor Code under which Vietnamese overseas workers are governed (hereinafter referred to as the Decree No. 81/2003/ND-CP), the Ministry of Public Security and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs have agreed about guidance on prevention and actions against offences in the labor export sector as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Ministries, departments and the People’s Committees of all levels, organizations and enterprises shall be obliged to share the same responsibility for preventing and controlling offences in the labor export sector, out of which both departments of Public Security and Labor, War Invalids and Social Affairs shall take up the key role.
2. Organizations or individuals engaged in the labor export sector must comply with laws, be subject to management and inspection carried out by competent affiliates of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Public Security and other competent authorities as stipulated by laws.
3. All of the offences in the labor export sector shall be prevented and suppressed with particular attention paid to the following acts:
a. False use of labor export activities for the purpose of committing fraudulent acts;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c. Illegal selection of employees, training, money collection and acts of sending Vietnamese employees abroad;
d. Unilateral termination of valid employment contracts that Vietnamese employees working abroad have carried out;
dd. Acts of enticing Vietnamese employees working overseas to leave their workplaces without permission;
e. Counterfeiting of documents or abuse of power to falsely certify documents required to apply for permit for overseas labor export;
g. Vietnamese employee’s commission of violations against laws adopted by host countries, which can cause impact on political and diplomatic relationship between two countries;
h. Illegal acts of protesting against labor export policies of Vietnam's government, committed by several Vietnamese individuals or organizations in overseas countries;
4. All of the offences against regulations of law on labor export shall face disciplinary actions, administrative penalties, or criminal prosecution, depending on the nature and severity of such offences.
II. SPECIFIC PROVISIONS
1. Responsibility of the Public Security agencies:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a. Direct police forces of all levels to thoroughly grasp the current status of specific enterprises, organizations and individuals engaged in the labor export with the intent to immediately detect any organization or individual committing violations against the labor export.
- Designate the General Department of Security (Department of Economic Security Protection) and General Department of Police (Bureau of Investigation Police) to receive information and documents provided by institutions, organizations and individuals about any offence relating to the labor export which are aimed at cooperating with police forces from the central to local level in investigation and solution within their delegated power;
- Designate the General Department V to thoroughly grasp the current status of Vietnamese employees working overseas, send a report to the Ministry of Public Security in a timely manner and confer with Ministries and agencies concerned about applicable laws and policies in countries where these Vietnamese employees are working; cooperate with competent authorities in excelling at the work of protecting lawful rights and interests of Vietnamese employees working overseas; advise Vietnam’s overseas representative offices on dealing with any issue that Vietnamese employees have to face to cope with the host country’s laws;
- Designate the Department of Immigration Management to provide information (on the periodical or on-demand basis) about the number of employees that enterprises have exported or imported through bordergates and any relevant matter to the Department of Overseas Labor – the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
b. Cooperate with Ministries, departments and governmental bodies in propagating and developing the campaign for the public involvement in prevention, control and denunciation of crimes in the labor export.
c. Confer with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs about:
- Any offence against regulations on labor export activities of enterprises that obtain permits for export of employees to overseas countries after having been detected and subject to legal actions;
- Current assessment and result of performing legal actions against offences in the labor export that organizations or individuals under their delegated authority have committed;
- Frauds or deceptive methods practiced by labor export organizations or individuals after being detected and subject to legal actions by the Ministry of Public Security, which are connected with the power of departments of Labor, War Invalids and Social Affairs to carry out their state management tasks.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.2. Responsibility of local police departments:
a. Detect offences against regulations on the labor export by means of their management of household records, confirmation of police reports and management of immigration
b. In cooperation with relevant governmental bodies, agencies and enterprises that have obtained permits for labor export, generate forms and methods of propagating and developing campaigns for people's participation in prevention, control and denunciation of criminals and illegal acts relating to the labor export.
c. Detect, inspect and take legal actions against any organization or individual, network of fraudsters who illegally send Vietnamese employees abroad.
d. Aggregate and compile data for a periodic report (on tri-monthly, biannual and annual basis) and spontaneous reports on offences against regulations on the labor export in the areas under their management, which shall be then submitted to the Ministry of Public Security.
2. Responsibility of competent authorities of Labor, War Invalids and Social Affairs:
2.1. Responsibility of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs:
a. Direct enterprises, who have obtained permits for labor export, to comply with laws; strictly supervise activities relating to an enterprise’s labor export; detect, prevent and take immediate legal actions against offences that staff and employees of an enterprise as well as other organizations or individuals concerned have committed in the labor export sector.
b. Regularly examine and inspect enterprises who have obtained permits for labor export, and organizations or institutions that get involved in sending Vietnamese employees overseas.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c. Liaise with the Ministry of Public Security while verifying and collecting information and documents necessary for investigation and handling of any case relating to the labor export.
d. Handle any violation against laws on the labor export within their delegated authority.
dd. Keep sufficient budget and equipment available to cooperate with police forces upon request.
e. Provide the Ministry of Public Security with the following information and documents:
- List of enterprises that have obtained permits for labor export from the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs as well as their subsidiaries that are directly charged with the task of labor export;
- Labor export enterprises that are subject to administrative penalties, contract or operation suspension, or permit revocation;
- Legal documents and directives issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs about labor export activities;
- Letters of denunciation of fraudulent acts and signs of violation against laws on labor export.
2.2. Responsibility of the local authority of Labor, War Invalids and Social Affairs:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b. Regularly examine and grasp operating activities of enterprises who have obtained permits for labor export, and training centers for overseas employees located at their localities.
c. Work closely with the local police to regularly inspect, detect and prevent any offence against laws on labor export that takes place at their localities.
d. Intensify the work of managing foreigners who get involved in the labor export at their localities.
dd. Provide the police departments with denunciation letters and any other information relating to domestic or overseas organizations or individuals who commit any offence in the labor export field at their localities.
c. Impose any proper penalty on organizations or individuals committing offences in the labor export field within their delegated authority as stipulated by laws.
3. Cooperation between the Public Security and Labor, War Invalids and Social Affairs:
- The Ministry of Public Security shall assign the General Department of Security (directly and the Department of Economic Security Protection) and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assign the Department of Overseas Labor to become the Standing Agency to assist the management of both Ministries in implementing this Circular.
The Police of a centrally-affiliated city or province shall assign the Division of Economic Security Protection and the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assign their competent affiliates to become the Standing Agency to assist both managements in implementing this Circular.
The Standing Agency of both Ministries shall be responsible for cooperating with each other in making report on current situations, exchanging experience and requesting both managements to provide their guidance on doing any necessary work. Both Ministries shall organize preliminary meeting about cooperation in preventing and controlling offences in the labor export every two years.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Responsibility of Ministries, departments and People’s Committee of centrally-affiliated cities or provinces and unions of labor export enterprises (hereinafter referred to as governing agencies):
These governing agencies shall direct and manage labor export affiliates to ensure that they comply with laws on the labor export; closely cooperate with the Ministry of Public Security and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in prevention and control of offences in the labor export sector.
The People’s Committee of a centrally-affiliated city or province shall be responsible for directing local Police departments and agencies of Labor, War Invalids and Social Affairs to cooperatively take preventive and controlling measures against offences in the labor export sector in accordance with regulations laid down in this Circular.
III. IMPLEMENTATION
1. This Circular shall become effective after 15 days from the date on which this Circular is published on the Official Gazette. All of the previous regulations introduced by the Ministry of Public Security and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in breach of this Circular shall be invalidated.
2. In the course of implementation, if there is any difficulty that may arise, agencies or organizations concerned shall be advised to consult with the Ministry of Public Security and the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs about any possible solution.
Nguyen Luong Trao
(Signed)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(Signed)
;
Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn công tác phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động do Bộ Công an - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 01/2005/TTLT-BCA-BLĐTBXH |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Công An, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Nguyễn Lương Trào, Nguyễn Văn Hưởng |
Ngày ban hành: | 18/01/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn công tác phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động do Bộ Công an - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Chưa có Video